Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của luật thương mại việt nam năm 2005 và các quy định của pháp luật quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 139 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

VŨ KHẮC THƢ

HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THƢƠNG MẠI VIỆT
NAM
NĂM 2005 VÀ CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUT
QUC T

luận văn thạc sĩ luật học

Hà nội - 2009


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
MỞ ĐẦU

Chương 1:

1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỢP

6


ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

1.1.

Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế

6

1.1.1.

Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

6

1.1.2.

Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

11

1.1.2.1. Về chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

12

1.1.2.2. Về đối tƣợng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

12

1.1.2.3. Về đồng tiền thanh tốn


15

1.2.

Vai trị của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và sự
điều chỉnh của pháp luật đối với loại hợp đồng này

15

1.2.1.

Vai trò của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

15

1.2.2.

Luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

16

1.2.2.1. Điều ƣớc quốc tế trong thƣơng mại quốc tế

17

1.2.2.2. Luật quốc gia

20


1.2.2.3. Tập quán quốc tế về thƣơng mại

22

Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

25

2005 VÀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ HỢP ĐỒNG MUA
BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

2.1.

Những tập quán thƣơng mại thƣờng hay sử dụng trong

1

25


hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế quy định tại
Incoterms
2.1.1.

FOB (Free on board) - Giao hàng lên tàu

26

2.1.2.


FCA (Free Carrier) - Giao cho ngƣời chuyên chở

28

2.1.3.

CFR (Cost and Freight) - Tiền hàng và cƣớc phí

29

2.1.4.

CPT (Cariage paid to) - Cƣớc phí đã trả tới

30

2.1.5.

CIF (Cost - Insurance - Freight) - Tiền hàng, bảo hiểm và
cƣớc phí

31

2.1.6.

CIP (Carriage insurance Paid to) - Cƣớc phí và bảo hiểm
đã trả tới

33


2.1.7.

EXW (EX works) - Giao tại xƣởng

34

2.1.8.

FAS (Free alongside ship) - Giao dọc mạn tàu

34

2.1.9.

DAF (Delivered at frontier) - Giao hàng tại biên giới

35

2.1.10.

DES (Delivered ex ship) - Giao hàng trên tàu

36

2.1.11.

DEQ (Delivered ex quay) - Giao hàng trên cầu cảng

36


2.2.

Ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

37

2.2.1.

Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

37

2.2.1.1. Chủ thể của hợp đồng

37

2.2.1.2. Đối tƣợng của hợp đồng

40

2.2.1.3. Nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

41

2.2.1.4. Hình thức của hợp đồng

43

Thủ tục ký kết hợp đồng


45

2.2.2.

2.2.2.1. Chủ thể có quyền ký hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

45

2.2.2.2. Trình tự đàm phán và ký hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

45

2.3.

Một số nội dung thƣờng quy định trong hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế

50

2.3.1.

Tên hàng (đối tƣợng của hợp đồng mua bán)

51

2


2.3.2.


Số lƣợng

52

2.3.2.1. Đơn vị tính số lƣợng

52

2.3.2.2. Phƣơng pháp quy định số lƣợng và phƣơng pháp tính trọng
lƣợng

53

2.3.3.

Quy cách, phẩm chất

54

2.3.4.

Giá cả

55

2.3.4.1. Đồng tiền tính giá

56

2.3.4.2. Phƣơng pháp quy định giá


56

2.3.5.

Phƣơng thức thanh toán

58

2.3.6.

Địa điểm và thời hạn giao nhận hàng

59

2.3.6.1. Địa điểm giao hàng

59

2.3.6.2. Thời hạn giao nhận hàng

59

2.4.

Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

60

2.4.1.


Các yếu tố cấu thành trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế

60

2.4.2.

Các căn cứ miễn trách của thụ trái

60

2.4.3.

Chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế

61

2.5.

giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế

63

2.5.1.

Thƣơng lƣợng


63

2.5.2.

Hòa giải

64

2.5.3.

Trọng tài

64

2.6.

Xung đột pháp luật và giải quyết xung đột pháp luật về
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

66

Chương 3: NHỮNG KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT

70

NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP

3



LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP
ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM

3.1.

Thực trạng áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế ở Việt Nam và các giải pháp cần
thực hiện

71

3.1.1.

Thực trạng áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế

71

3.1.2.

Những vấn đề cần chú ý trong q trình đàm phán hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế

73

3.1.3.

Những vấn đề cần chú ý trong quá trình soạn thảo và
ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế


76

3.1.4.

Những vấn đề cần chú ý trong khi thực hiện hợp đồng nhập
khẩu

87

3.1.4.1. Những vấn đề cần chú ý đối với nghĩa vụ mà ngƣời mua (ngƣời
nhập khẩu) phải thực hiện theo hợp đồng

87

3.1.4.2. Những vấn đề cần chú ý đối với việc thực hiện nghĩa vụ
của ngƣời xuất khẩu nƣớc ngoài

94

3.2.

Một số giải pháp hạn chế rủi ro trƣớc khi ký kết, thực hiện
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đối với các chủ thể
hợp đồng phía Việt Nam

95

3.2.1.

Trong phƣơng thức đàm phán trực tiếp để ký kết hợp

đồng nhập khẩu

95

3.2.2.

Trong phƣơng thức đàm phán gián tiếp thông qua thƣ
từ, điện tín, telex, fax...

95

3.2.3.

Những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong việc ký kết hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế

99

3.2.4.

Những giải pháp hạn chế rủi ro trong thực hiện hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế (chủ yếu đối với hợp đồng xuất
khẩu, nhập khẩu)

110

4


3.2.4.1. Những giải pháp đối với nghĩa vụ mà ngƣời mua (ngƣời

nhập khẩu) thực hiện theo hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế

110

3.2.4.2. Những giải pháp đối với việc thực hiện nghĩa vụ xuất
khẩu của ngƣời bán hàng (ngƣời xuất khẩu) phía nƣớc
ngồi

114

3.3.

Các giải pháp hồn thiện về khung pháp lý về hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế

121

3.3.1.

Việc hồn thiện chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế phải hƣớng tới việc tăng cƣờng quyền
tự do hợp đồng của các chủ thể

121

3.3.2.

Có chiến lƣợc xây dựng và kiện toàn chế độ pháp lý về
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phù hợp và song

song với đƣờng lối đổi mới kinh tế nói chung của đất
nƣớc

122

3.3.3.

Việc hoàn thiện khung pháp lý về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế phải đảm bảo sự phù hợp với xu
hƣớng quốc tế hóa của các quan hệ kinh tế thƣơng mại,
phù hợp với các Điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam đã và sẽ
ký kết hoặc tham gia

123

3.3.4.

Tham gia các công ƣớc quốc tế về thƣơng mại, các cơng
ƣớc quốc tế hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

124

KẾT LUẬN

127

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

130


5


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tên tiếng Anh

APEC

Asia – Pacific Economic Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á –
Cooperation
Thái bình dƣơng

ASEAN

Association

of

Tên tiếng Việt

Southeast Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Asian Nations
Vận đơn đƣờng biển

B/L

Bill of lading


CIF
CIP

Cost - Insurance - Freight Tiền hàng, bảo hiểm và cƣớc phí
Carriage insurance Paid to Cƣớc phí và bảo hiểm đã trả tới

CFR
CFS

Cost and Freight
Container Freight Station

Tiền hàng và cƣớc phí
Đóng gói Cơngtenơ

CPT
COR

Cariage paid to
Cargo Outturn Report

Cƣớc phí đã trả tới
Biên bản hàng đổ vỡ hƣ hỏng

CY
DAF

Container yard
Delivered at frontier


Cho hàng vào bãi côngtenơ
Giao hàng tại biên giới

DDP
DDU

Delivered duty paid
Delivered duty unpaid

Giao hàng thuế đã trả
Giao hàng thuế chƣa trả

DEQ
DES

Delivered ex quay
Delivered ex ship

Giao hàng trên cầu cảng
Giao hàng trên tàu

EXW

EX works

Giao tại xƣởng

FAS


Free alongside ship

Giao dọc mạn tàu

FCA
FCL
FOB

Free Carrier
Full container load
Free on board

Giao cho ngƣời chuyên chở
Giao hàng nguyên
Giao hàng lên tàu

HĐMBHHQT

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

HĐXNK
L/C
LCL
MBHHQT

Letter of credit
Less than Container load

Hợp đồng xuất nhập khẩu
Thƣ tín dụng

Giao hàng lẻ
Mua bán hàng hóa quốc tế

MT
NOR
ROROC
WTO

Metric ton
Notice Of Readiness
Report on Receipt Cargo
World Trade Organization

Mét tấn
Thông báo sẵn sang xếp dỡ
Biên bản kết toán nhận hàng vơi tàu
Tổ chức thƣơng mại thế giới

6


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề
Trong quá trình hội nhập sâu và rộng của nền kinh tế nƣớc ta với các
nên kinh tế thế giới hiện nay, đặc biệt là sau thời điểm Việt Nam gia nhập Tổ
chức Thƣơng mại Thế giới (WTO). Quan hệ thƣơng mại toàn diện giữa các tổ
chức, cá nhân Việt Nam với các tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài ngày càng mở
rộng, nhất là trong lĩnh vực thƣơng mại hàng hóa và thƣơng mại dịch vụ. Do
đó, hoạt động kinh tế đối ngoại của nƣớc ta rất đa dạng bao gồm mua bán

hàng hóa quốc tế (MBHHQT), đầu tƣ quốc tế, chuyển giao công nghệ, hợp
tác lao động quốc tế... Trong đó, MBHHQT là hoạt động phổ biến và quan
trọng nhất trong bối cảnh Việt Nam đã, đang và sẽ ký kết nhiều điều ƣớc quốc
tế về thƣơng mại trong khuôn khổ của WTO và của nhiều tổ chức quốc tế
khác nhƣ: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác
kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng (APEC)…
Các quan hệ MBHHQT giữa các chủ thể hiện nay đƣợc thể hiện dƣới
hình thức pháp lý là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (HĐMBHHQT) hay
cịn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu (HĐXNK). Quan hệ HĐMBHHQT là
quan hệ pháp lý quan trọng trong việc xác lập căn cứ pháp lý cho các hoạt
động MBHHQT của các chủ thể. Hoạt động thƣơng mại hàng hóa chủ yếu
thơng qua các hợp đồng mua bán hàng hóa và giữ vị trí trung tâm trong các
giao dịch thƣơng mại quốc tế, HĐMBHHQT là dạng hợp đồng đƣợc các chủ
thể của quan hệ thƣơng mại quốc tế sử dụng phổ biến và thƣờng xuyên nhất
trong trong các hoạt động thƣơng mại của mình. Do đó, các quan hệ này đã
đƣợc pháp điển hóa thành các quy phạm pháp luật của Việt Nam cũng nhƣ
pháp luật các nƣớc trên thế giới, các điều ƣớc quốc tế, tập quán quốc tế...

7


Đối với Việt Nam, đã xác định xây dựng và hoàn thiện chế độ pháp lý
về HĐMBHHQT là một vấn đề rất quan trọng trong tiến trình xây dựng và
hồn thiện pháp luật thƣơng mại quốc tế ở nƣớc ta. Trong điều kiện cạnh
tranh gay gắt hiện nay, các quan hệ MBHHQT chỉ mang lại hiệu quả kinh tế
xã hội khi nó đƣợc thiết lập dựa trên chế độ pháp lý về HĐMBHHQT chặt
chẽ, hợp lý và sự hiểu biết sâu sắc của các chủ thể tham gia về pháp luật nói
chung, pháp luật HĐMBHHQT nói riêng. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng
này, nhà nƣớc đã ban hành Bộ luật Dân sự và Luật Thƣơng mại năm 2005
trong đó các quy định về hợp đồng và HĐMBHHQT đã đƣợc quy định chi tiết

cho phù hợp hơn các các quy phạm pháp luật quốc tế.
Tuy nhiên, chỉ trong thời gian ngắn sau khi Việt Nam gia nhập WTO
trƣớc những thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế đối
ngoại và những tác động và ảnh hƣởng sâu sắc của nền kinh tế thế giới, pháp
luật về HĐMBHHQT của Việt Nam đã bộc lộ những hạn chế, gây khó khăn
cho các chủ thể kinh doanh khi tham gia quan hệ MBHHQT. Thêm vào đó,
hiểu biết về luật pháp nói chung, pháp luật về HĐMBHHQT nói riêng của các
chủ thể kinh doanh còn hạn chế làm giảm hiệu quả của hoạt động MBHHQT.
Luật Thƣơng mại năm 2005 về cơ bản đã có các quy định về hoạt động
mua bán hàng hóa và HĐMBHHQT đã đƣợc sửa đổi tồn diện cho phù hợp
với thực tiễn quan hệ kinh tế đã đáp ứng đƣợc những yêu cầu đòi hỏi đặt ra về
mặt pháp lý. Tuy nhiên, việc triển khai thực thi, áp dụng có hiệu quả quy định
này trong hoạt động MBHHQT mới là vấn đề quan trọng giúp cho các quy
định này thực sự đi vào cuộc sống và phát huy vai trị của mình.
Đồng thời cũng cần phải tìm hiểu và nghiên cứu trong quan hệ so sánh
với các quy định của pháp luật các nƣớc, điều ƣớc quốc tế, tập quán

quốc tế

về HĐMBHHQT mới mang lại nhận thức toàn diện và sâu sắc về những vấn
chế độ pháp lý của quan hệ hợp đồng.
Do vậy, việc nghiên cứu để làm sáng tỏ nội dung và hoàn thiện chế độ
pháp lý nâng cao khả năng nhận thức và vận dụng pháp luật Việt Nam và pháp

8


luật quốc tế vào các quan hệ pháp lý về HĐMBHHQT là nhiệm vụ quan trọng
và cần thiết hiện nay nhằm ổn định các quan hệ HĐMBHHQT và đảm bảo sự
tham gia có hiệu quả của các chủ thể kinh doanh vào quan hệ MBHHQT hạn

chế thấp nhất những rủi ro và tranh chấp.
Những điều dẫn ở trên là lý do chúng tôi chọn đề tài "Hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế theo quy định của Luật Thương mại Việt Nam năm
2005 và các quy định của pháp luật quốc tế" để nghiên cứu trong khuôn khổ
luận văn thạc sĩ của mình.
Với đề tài này, chúng tơi đi sâu phân tích về lý luận và thực tiễn, những
vấn đề pháp lý cần lƣu ý trong quá trình ký kết và thực hiện HĐMBHHQT,
đồng thời làm rõ những hạn chế của các chủ thể kinh doanh trong việc
nhận thức và áp dụng pháp luật về HĐMBHHQT qua đó góp phần nhỏ bé vào
việc đổi mới và hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực thi của pháp luật trong
thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
2.1. Mục đích
Trên cơ sở những tri thức đã tiếp thu đƣợc trong học tập, nghiên cứu
và thực tiễn công tác, đề tài góp phần làm sáng tỏ vấn đề pháp lý trong việc
thực thi áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế
trong quá trình ký kết và thực hiện HĐMBHHQT, giải quyết tranh chấp phát
sinh có liên quan. Qua đó tìm ra những giải pháp thiết thực và hữu hiệu nhất
để từng nâng cao nhận thức, kỹ năng vận dụng có hiệu quả pháp luật về
HĐMBHHQT trong thực tiễn kinh doanh ở nƣớc ta.
2.2. Nhiệm vụ
Việc nghiên cứu đề tài là nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận
về nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về
HĐMBHHQT và thực tiễn áp dụng các quy định này, từ đó phát hiện những

9


tồn tại và nguyên nhân của nó từ đó đƣa ra những kiến nghị nhằm nâng cao
nhận thức và kỹ năng áp dụng pháp luật về HĐMBHHQT.

3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu đề tài giới hạn trong những quy định của pháp
luật Việt Nam, pháp luật một số quốc gia có quan hệ thƣơng mại song phƣơng
với Việt Nam, một số điều ƣớc quốc tế, tập quán quốc tế vê HĐMBHHQT
đƣợc áp dụng phổ biến hiện nay trong quan hệ MBHHQT.
4. Cơ sở phƣơng pháp luận nghiên cứu
Cơ sở phƣơng pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là dựa trên phép
biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh.
Việc nghiên cứu đề tài đƣợc tiến hành bằng các phƣơng pháp nghiên
cứu nhƣ:
- Phƣơng pháp phân tích.
- Phƣơng pháp so sánh.
- Phƣơng pháp quy nạp.
- Phƣơng pháp tổng hợp, phản ánh thực tiễn và rút ra kết luận.
5. Tình hình nghiên cứu, những điểm mới và ý nghĩa thực tiễn của
đề tài
Cho đến nay, vấn đề HĐMBHHQT đã có một số cơng trình, bài báo,
tạp chí nghiên cứu. Các cơng trình này đã đề cập đến khái niệm, bản chất,
những lƣu ý khi ký kết và thực hiện, những hạn chế của pháp luật Việt Nam
về HĐMBHHQT... ở những mức độ khác nhau. Điều này đƣợc thể hiện trong
các cơng trình của một số nhà khoa học nhƣ: Giáo trình trình pháp luật trong
hoạt động kinh tế đối ngoại - Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng, 1997; Giáo trình
Luật Thương mại Việt Nam - Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, 2006; Tư pháp
quốc tế Việt Nam và vấn đề dẫn chiếu trong lĩnh vực hợp đồng, của tác giả Đỗ

10


Văn Đại... Tuy nhiên, những cơng trình này nhìn chung mới chỉ tháo gỡ, giải
quyết những vấn đề mang tính lý luận, nhiều vấn đề có tính chất tổng thể liên

quan đến thực tiễn áp dụng pháp luật và thực hiện HĐMBHHQT cịn chƣa
đƣợc giải quyết. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề này một cách cơ bản là rất
thiết thực, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO và một số
tổ chức quốc tế khác.
Với mong muốn đƣa ra một sự phân tích sâu và rộng về mặt lý luận và
thực tiễn, những vấn đề pháp lý cần lƣu ý khi ký kết, thực hiện và giải quyết
tranh chấp HĐMBHHQT, đồng thời làm rõ những bất cập trong thực tiễn
nhận thức và áp dụng của pháp luật về HĐMBHHQT, tác giả rút ra những
kiến nghị, đổi mới tƣ duy, kỹ năng áp dụng, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực
hiệu quả thực thi chế độ pháp lý về HĐMBHHQT.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về HĐMBHHQT.
Chương 2: Các quy định của Luật Thƣơng mại Việt Nam 2005 và pháp
luật quốc tế về HĐMBHHQT.
Chương 3: Những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về
HĐMBHHQT nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động MBHHQT ở
Việt Nam.

11


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỢP ĐỒNG
MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG
HÓA QUỐC TẾ


1.1.1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Luật Thƣơng mại Việt Nam năm 2005 chƣa định nghĩa về HĐMBHHQT,
nhƣng HĐMBHHQT trƣớc hết là hợp đồng mang đầy đủ những đặc điểm của
hợp đồng mua bán tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam năm
2005: hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên
bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa
vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán.
Đồng thời, HĐMBHHQT còn mang các đặc trƣng cơ bản của hợp đồng
thƣơng mại quốc tế. Tính quốc tế của quan hệ chính là điểm khác biệt của
HĐMBHHQT với hợp đồng mua bán hàng hóa thơng thƣờng. Tính quốc tế có
thể đƣợc quy định khác nhau trong pháp luật của các quốc gia, pháp luật quốc
tế nhƣng tựu chung lại đó là các yếu tố nƣớc ngồi liên quan đến quốc tịch,
nơi cƣ trú hoặc trụ sở của các chủ thể, liên quan đến nơi xác lập quan hệ hợp
đồng, nơi thực hiện hợp đồng hoặc nơi có tài sản là đối tƣợng của hợp đồng.
HĐMBHHQT mang những đặc trƣng cơ bản của hợp đồng mua bán
tài sản, tức là có sự thỏa thuận giữa bên bán và bên mua, nhằm xác lập, thay
đổi hoặc chấm dứt quan hệ mua bán, hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng
song vụ, có đền bù [28, tr. 207] Về bản chất, hợp đồng mua bán tài sản là sự
thỏa thuận giữa ít nhất là hai bên. Sự thỏa thuận này có thể bằng lời nói hoặc
bằng văn bản. Chủ thể của hợp đồng mua bán tài sản là ngƣời bán và ngƣời
mua. Ngƣời bán và ngƣời mua có thể là thể nhân, pháp nhân hoặc cũng có thể
là Nhà nƣớc. Nội dung của hợp đồng là toàn bộ nghĩa vụ của các bên xung

12


quanh việc chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa từ ngƣời bán sang ngƣời
mua, xung quanh việc làm thế nào để ngƣời bán lấy đƣợc tiền và ngƣời mua
nhận đƣợc hàng… Xét về tính chất pháp lý, hợp đồng mua bán tài sản là loại
hợp đồng song vụ, có bồi hoàn và là hợp đồng ƣớc hẹn. Những đặc trƣng này

là điểm phân biệt giữa HĐMBHHQT với các loại hợp đồng đƣợc ký kết trong
các lĩnh vực khác của thƣơng mại quốc tế nhƣ dịch vụ, đầu tƣ... Luật pháp của
các nƣớc trên thế giới đều có quan điểm thống nhất với nhau về những điểm
nêu trên.
HĐMBHHQT đƣợc thực hiện dƣới các hình thức hợp đồng xuất khẩu,
nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu. HĐMBHHQT
là sự thỏa thuận giữa các chủ thể có trụ sở kinh doanh ở các nƣớc khác nhau,
theo đó một bên gọi là bên bán có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu tài sản
cho một bên khác gọi là bên mua một tài sản nhất định gọi là hàng hóa; bên
mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng. Định nghĩa trên nêu rõ bản chất
của hợp đồng này là sự thỏa thuận của các bên ký kết.
Các chủ thể của HĐMBHHQT là bên bán và bên mua. Họ có trụ sở
kinh doanh ở các nƣớc khác nhau. Bên bán giao một giá trị nhất định, và để
đổi lại, bên mua phải trả một đối giá cân xứng với giá trị đã đƣợc giao.
Ðối tƣợng của hợp đồng này là tài sản; do đƣợc đem ra mua bán tài
sản này trở thành hàng hóa. Khách thể của hợp đồng này là sự di chuyển
quyền sở hữu hàng hóa (chuyển chủ hàng hóa). Ðây là sự khác biệt so với hợp
đồng thuê mƣớn (vì hợp đồng thuê mƣớn không tạo ra sự chuyển chủ sở hữu),
so với hợp đồng tặng cho (vì hợp đồng tặng cho khơng có sự cân xứng giữa
nghĩa vụ và quyền lợi).
Tính chất quốc tế của HĐMBHHQT đƣợc hiểu không giống nhau tùy
theo quan điểm của luật pháp các nƣớc.
Do đó, để xác định một hợp đồng mua bán là hợp đồng mua bán quốc
tế, các luật gia thƣờng dựa trên một số tiêu chí nhƣ sau:

13


Thứ nhất, hợp đồng mua bán có tính quốc tế nếu trụ sở kinh doanh của
bên mua và bên bán đƣợc đăng ký tại hai quốc gia khác nhau.

Thứ hai, hợp đồng mua bán có tính chất quốc tế nếu đối tƣợng của
hợp đồng là hàng hóa phải đƣợc giao tại một nƣớc khác với nƣớc mà hàng
hóa đó đang đƣợc tồn trữ hoặc sản xuất ra khi hợp đồng đƣợc ký kết.
Thứ ba, đƣợc coi là HĐMBHHQT khi:
+ Có sự vận chuyển hàng hóa là đối tƣợng của hợp đồng từ lãnh thổ
của quốc gia này sang lãnh thổ của quốc gia khác.
+ Tất cả các hành vi cấu thành sự chào hàng và sự ƣng thuận không
đƣợc thực hiện trên lãnh thổ của cùng một quốc gia.
+ Sự giao hàng đƣợc thực hiện trên lãnh thổ của một quốc gia khác với
quốc gia mà ở đó các hành vi cấu thành sự chào hàng và sự ƣng thuận đã đƣợc
hoàn thành. Quan điểm trên đã đƣợc đề nghị trong dự thảo luật Roma 1956.
Công ƣớc Viên ngày 11/04/1980 đã không chấp nhận quan điểm trong
dự thảo luật Roma và chấp thuận tiêu chuẩn thứ nhất: Hợp đồng mua bán có
tính chất quốc tế khi hai bên có trụ sở tại hai quốc gia khác nhau. Dấu hiệu
quốc tịch của các bên không phải là yếu tố để phân biệt.
+ Theo Công ƣớc Lahay năm 1964 về mua bán quốc tế những động sản
hữu hình, HĐMBHHQT là tất cả các hợp đồng mua bán trong đó các bên ký
kết có trụ sở thƣơng mại ở các nƣớc khác nhau và hàng hóa đƣợc chuyển từ
nƣớc này sang nƣớc khác, hoặc là việc trao đổi ý chí ký kết hợp đồng giữa các
bên ký kết đƣợc lập ở những nƣớc khác nhau (Điều 1 Công ƣớc) [27, tr. 144].
Nhƣ vậy, tính chất quốc tế, theo Cơng ƣớc này gồm có:
- Chủ thể ký kết là các bên có trụ sở thƣơng mại ở các nƣớc khác nhau.
- Hàng hóa là đối tƣợng của hợp đồng đƣợc chuyển hoặc sẽ đƣợc chuyển
từ nƣớc này sang nƣớc khác.
- Chào hàng và chấp nhận chào hàng có thể đƣợc lập ở những nƣớc
khác nhau.

14



Nếu các bên ký kết khơng có trụ sở thƣơng mại thì sẽ dựa vào nơi cứ
trú của họ. Vấn đề quốc tịch của các bên khơng có ý nghĩa trong việc xác định
yếu tố nƣớc ngồi của HĐMBHHQT.
Cơng ƣớc Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế (United Nations Convention on Contracts for international
sale of goods, Vienna 1980) chỉ đƣa ra một tiêu chuẩn để khẳng định tính chất
quốc tế của HĐMBHHQT, đó là các bên ký kết hợp đồng có trụ sở thƣơng
mại đặt ở các nƣớc khác nhau. Cũng giống nhƣ Công ƣớc Lahay 1964, Công
ƣớc Viên 1980 cũng không quan tâm đến vấn đề quốc tịch của các bên khi
xác định yếu tố nƣớc ngoài của HĐMBHHQT.
Pháp luật một số nƣớc Châu Âu, khi xác định tính chất quốc tế của
HĐMBHHQT, ngƣời ta căn cứ vào hai tiêu chuẩn kinh tế và pháp lý.
- Theo các tiêu chuẩn kinh tế, một hợp đồng quốc tế là hợp đồng tạo
ra sự di chuyển qua lại biên giới các giá trị trao đổi tƣơng ứng giữa hai nƣớc,
nói cách khác, hợp đồng đó thể hiện quyền lợi của thƣơng mại quốc tế.
- Theo tiêu chuẩn pháp lý, một hợp đồng mua bán hàng hóa đƣợc coi
là HĐMBHHQT nếu nó bị chi phối bởi các tiêu chuẩn pháp lý của nhiều quốc
gia nhƣ quốc tịch của các bên, nơi cƣ trú của các bên, nơi thực hiện nghĩa vụ
hợp đồng, đồng tiền thanh toán...
Theo quy định pháp luật về hợp đồng của Pháp, một hợp đồng mua
bán hàng hóa mang tính quốc tế khi các bên ký hợp đồng này ở các nƣớc khác
nhau, hoặc quá trình đàm phán hợp đồng diễn ra ở một nơi khác với ký kết
hợp đồng đó, hoặc có một khoản nộp quốc tế, dịch vụ chuyển khoản hay
chuyển hàng hóa từ một nƣớc này đến một nƣớc khác, tựu chung lại một hợp
đồng đƣợc gọi là HĐMBHHQT khi nó bao hàm các điều khoản gắn liền với
nhiều hệ thống luật.
Theo quy định tại Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thƣơng
mại quốc tế 2004 thì tính chất quốc tế của một hợp đồng có thể đƣợc xác định

15



bằng nhiều cách. Nếu nhƣ pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế đƣa ra
nhiều phải pháp, từ việc căn cứ vào trụ sở hay nơi cƣ trú thƣờng xuyên của
các bên tại các quốc gia khác nhau đến việc áp dụng những tiêu chí tổng quát
hơn nhƣ việc hợp đồng có các mối liên hệ mật thiết với hơn một quốc gia, hay
hợp đồng đòi hỏi sự lựa chọn giữa pháp luật của các quốc gia khác nhau, hay
hợp đồng có ảnh hƣởng đến các lợi ích trong thƣơng mại quốc tế. Trong quy
định của Bộ nguyên tắc UNIDROIT khơng nhấn mạnh bất cứ tiêu chí nào trong
các tiêu chí trên, theo Bộ ngun tắc UNIDROIT thì quan niệm về các hợp
đồng thƣơng mại quốc tế cần đƣợc giải thích theo nghĩa rộng nhất có thể, chỉ
loại trừ những trƣờng hợp tất cả các yếu tố cơ bản của hợp đồng chỉ liên quan
đến một quốc gia, tức là khơng có bất kỳ một yếu tố quốc tế nào [17, tr. 32].
Đối với Việt Nam, khái niệm về HĐMBHHQT chƣa đƣợc quy định
chính thức trong bất kỳ một văn bản pháp luật nào. Tuy nhiên, trong Quy chế
tạm thời số 4794 TN-XNK ngày 31/7/1991 của Bộ Thƣơng nghiệp (nay là Bộ
Công thƣơng) hƣớng dẫn việc ký kết HĐMBHHQT hay cịn gọi là HĐXNK,
trong đó đƣa ra ba tiêu chuẩn để hợp đồng mua bán đƣợc thừa nhận là
HĐMBHHQT, đó là:
Thứ nhất, chủ thể của hợp đồng là các bên có quốc tịch khác nhau.
Thứ hai, hàng hóa là đối tƣợng của hợp đồng thông thƣờng đƣợc di
chuyển từ nƣớc này qua nƣớc khác.
Thứ ba, đồng tiền thanh toán trong hợp đồng là ngoại tệ đối với một
hoặc hai bên ký hợp đồng.
Khái niệm và cách hiểu này đã đƣợc thừa nhận trong thực tiễn hoạt
động MBHHQT của Việt Nam trong nhiều năm. Tuy nhiên, quy định trên khi
áp dụng vào thực tiễn hoạt động MBHHQT bộc lộ nhiều hạn chế và khơng
phù hợp.
Ví dụ 01: Một cơng ty ở Việt Nam ký hợp đồng bán hàng hóa cho một
thƣơng nhân ở Nhật. Thƣơng nhân này có trụ sở đặt ở Nhật nhƣng vẫn mang


16


quốc tịch Việt Nam. Nếu theo quan điểm mà lâu nay thực tiễn hoạt động
MBHHQT chúng ta vẫn thừa nhận, tức là quan điểm cho rằng chủ thể
HĐMBHHQT là các bên có quốc tịch khác nhau thì hợp đồng này khơng phải
là HĐMBHHQT mặc dù về bản chất nó chính là HĐMBHHQT.
Ví dụ 02: một trƣờng hợp khác là hợp đồng mua bán hàng hóa đƣợc
ký kết và thực hiện giữa hai công ty cùng nằm trên lãnh thổ Việt Nam nhƣng
công ty bán hàng nằm trong khu chế xuất và cơng ty mua hàng nằm ngồi khu
chế xuất, về mặt pháp lý khi thực hiện hợp đồng này vẫn đƣợc coi là hợp
đồng nhập khẩu vì vẫn phải làm thủ tục hải quan và chịu thuế nhập khẩu nếu
thuộc danh mục hàng không đƣợc miễn thuế. Nhƣ vậy, trƣờng hợp này cả 02
bên chủ thể đều cùng quốc tịch Việt Nam, hàng hóa khơng có sự di chuyển từ
nƣớc này qua nƣớc khác nhƣng quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa giữa hai
chủ thể về bản chất là HĐMBHHQT.
Luật Thƣơng mại Việt Nam 2005 không đặt vấn đề quốc tịch hay sự
dịch chuyển của hàng hóa là đối tƣợng của HĐMBHHQT mà nêu cụ thể tại
Điều 27 các hình thức MBHHQT đƣợc thực hiện dƣới các hình thức xuất khẩu,
nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu [11, tr. 23].
Việc MBHHQT phải đƣợc thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc
bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tƣơng đƣơng. So với các quy định của
pháp luật Việt Nam trƣớc khi ban hành Luật Thƣơng mại năm 2005 thì quy
định này gián tiếp khẳng định việc không coi dấu hiệu quốc tịch của chủ thể
hoặc dấu hiệu về phạm vi lãnh thổ quốc gia là căn cứ xác định HĐMBHHQT
mà chủ yếu dựa vào tính chất của quan hệ hợp đồng. Quy định này phù hợp
với thực tiễn thƣơng mại hiện nay, đặc biệt là việc phát triển các khu chế xuất,
đặc khu kinh tế, khu kinh tế mở.
1.1.2. Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

So với các hợp đồng mua bán hàng hóa trong nƣớc, HĐMBHHQT có
những đặc điểm khác biệt thể hiện ở những khía cạnh sau:

17


1.1.2.1. Về chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Theo pháp luật của một số nƣớc trên thế giới (Anh, Mỹ...) hoặc theo
quy định của các văn bản pháp luật quốc tế về MBHHQT (Công ƣớc Lahay
1964, Cơng ƣớc Viên 1980...) thì chủ thể của HĐMBHHQT là các thƣơng
nhân có trụ sở ở các quốc gia khác nhau. Theo quy định của Luật Thƣơng mại
Việt Nam 2005, chủ thể tham gia là những thƣơng nhân mang quốc tịch khác
nhau. Nếu thƣơng nhân là pháp nhân thì thƣơng nhân mang quốc tịch quốc
gia nơi pháp nhân đƣợc thành lập. Quốc tịch của thƣơng nhân nƣớc ngoài
đƣợc xác định theo pháp luật của quốc gia mà thƣơng nhân mang quốc tịch.
Pháp luật của các nƣớc khác nhau thì quy định khác nhau về điều kiện
chủ thể tham gia HĐMBHHQT. Tuy nhiên, theo pháp luật của hầu hết các
nƣớc trên thế giới thì mọi thƣơng nhân có đủ năng lực tài chính để chịu trách
nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình đều có thể trở thành chủ thể của
HĐMBHHQT, khơng kể thƣơng nhân đó tồn tại dƣới hình thức pháp nhân hay
cá nhân. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì chủ thể có quyền tham gia
ký kết HĐMBHHQT có sự thay đổi theo từng thời kỳ phù hợp với tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế cũng nhƣ q trình hồn thiện hệ thống pháp luật về
thƣơng mại theo hƣớng mở rộng phạm vi chủ thể của HĐMBHHQT, cụ thể là:
Trƣớc năm 1986 Nhà nƣớc độc quyền trong lĩnh vực ngoại thƣơng
nên việc ký kết HĐMBHHQT cũng do Nhà nƣớc độc quyền, những điều kiện
để một doanh nghiệp đƣợc cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu phải đáp
ứng các điều kiện về vốn, nhân lực, lĩnh vực ngành nghề rất khắt khe.
Để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các chủ thể kinh doanh trong việc
ký kết và thực hiện HĐMBHHQT trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của

WTO, Luật Thƣơng mại Việt Nam 2005, tại Điều 6 và Điều 3 Nghị định số
12/2006/NĐ - CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
Luật Thƣơng mại 2005 về hoạt động MBHHQT và các hoạt động đại lý mua,
bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nƣớc ngồi đã mở rộng phạm vi chủ
thể có quyền ký kết và thực hiện HĐMBHHQT bằng việc chỉ hạn chế hoặc

18


cấm ký kết các HĐMBHHQT đối với những mặt hàng thuộc danh mục cấm
của Nhà nƣớc, việc ký kết HĐMBHHQT không bị hạn chế bởi tƣ cách chủ
thể(cá nhân, pháp nhân), quốc tịch, ngành nghề kinh doanh của thƣơng nhân
nhƣ các văn bản trƣớc đó. Đây là điểm mới quan trọng so với quy định của
Luật Thƣơmg mại 1997 phù hợp với thực tiễn thƣơng mại và góp phần thúc
đẩy các hoạt động thƣơng mại phát triển với nƣớc ngoài.
1.1.2.2. Về đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Đối tƣợng của hợp đồng là yếu tố quan trọng nhất trong một hợp đồng
mua bán hàng hóa. Khơng có đối tƣợng của hợp đồng thì khơng thể có một
hợp đồng mua bán hàng hóa bởi vì mọi sự thỏa thuận giữa các bên tham gia
hợp đồng đều nhằm đến việc chuyển quyền sở hữu đối tƣợng của hợp đồng từ
bên bán sang bên mua và chuyển tiền từ bên mua sang bên bán. Tuy nhiên,
không phải mọi tài sản mà các bên mua bán với nhau đều là đối tƣợng của
HĐMBHHQT bởi vì nếu nó khơng đáp ứng đƣợc những yêu cầu mà pháp luật
đặt ra thì sự thỏa thuận giữa các bên là bất hợp pháp và hợp đồng đó bị vơ hiệu.
Đối tƣợng của HĐMBHHQT phải thỏa mãn đƣợc các điều kiện sau đây:
- Đối tƣợng của HĐMBHHQT phải đƣợc phép mua bán giữa thƣơng
nhân Việt Nam với thƣơng nhân nƣớc ngoài theo quy định của pháp luật Việt
nam và của pháp luật nƣớc ngồi có liên quan.
- Đối tƣợng của HĐMBHHQT phải xác định, tồn tại thực tế và có thể
dịch chuyển đƣợc từ nƣớc này sang nƣớc khác hoặc từ thị trƣờng nội địa vào

khu chế xuất. Điều kiện này tuy không đƣợc quy định rõ ràng trong các văn
bản pháp luật nhƣng chúng ta có thể suy ra từ bản chất và đặc điểm của
HĐMBHHQT. Nhƣ vậy, bất động sản thì khơng thể trở thành đối tƣợng của
HĐMBHHQT hoặc các loại hàng hóa đặc thù nhƣ: Các cổ phiếu, cổ phần,
chứng khoán đầu tƣ, các chứng từ lƣu thông hoặc tiền tệ; tàu thủy, máy bay và
các chạy trên đệm khơng khí; điện năng (Điều 2 Công ƣớc Viên 1980) [21, tr. 57].
- Đối với mỗi quốc gia, việc trao đổi hàng hóa quốc tế đều ảnh hƣởng
trực tiếp đến lợi ích của cộng đồng. Do vậy, mỗi quốc gia đều có quy định về

19


mặt hàng đƣợc phép mua bán với thƣơng nhân nƣớc ngồi. Tại Việt Nam
hàng năm Chính phủ đều ban hành các văn bản điều hành xuất nhập khẩu
trong đó quy định danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và các
mặt hàng xuất nhập khẩu có điều kiện.
Nhìn chung, việc quy định những mặt hàng xuất nhập khẩu của Việt
Nam nhằm mục đích bảo đảm hịa bình, an toàn trật tự và sức khỏe con ngƣời,
ngăn chặn việc di chuyển các tài nguyên thiên nhiên đang bị khai thác cạn
kiệt hoặc những động vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng ra nƣớc
ngồi. Với tinh thần đó, hiện nay Việt Nam cấm xuất khẩu các mặt hàng sau:
Vũ khí, đạn dƣợc, trang thiết bị quân sự, đổ cổ, các loại chất ma túy, hóa chất
độc, các loại gỗ theo quy định cụ thể của Chính phủ tại các văn bản pháp luật
liên quan, các loại động vật hoang, động thực vật quý hiếm…
Đồng thời, đảm bảo trật tự, an tồn xã hội, an ninh quốc phịng, truyền
thống văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Pháp luật Việt Nam cấm
nhập khẩu các mặt hàng sau:
+ Vũ khí, đạn dƣợc, trang thiết bị qn sự.
+ Hóa chất độc
+ Các loại ma túy

+ Các loại văn hóa phẩm phản động, đồi trụy
+ Pháo các loại và đồ chơi trẻ em có ảnh hƣởng xấu đến giáo dục nhân
cách, trật tự an toàn xã hội.
+ Thuốc lá điếu
+ Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng….
Về các nguyên tắc thì không đƣợc ký kết các hợp đồng mua bán các
loại mặt hàng trên. Tuy nhiên, trong những trƣờng hợp đặc biệt nếu đƣợc
phép của Thủ tƣớng Chính phủ thì các mặt hàng này có thể trở thành đối
tƣợng của HĐMBHHQT.

20


Các mặt hàng ngoài danh mục các mặt hàng xuất nhập khẩu thì Nhà
nƣớc điều tiết chủ yếu bằng biện pháp thuế quan. Tuy nhiên, đối với một số
mặt hàng quan trọng Nhà nƣớc phải quản lý hoạt động xuất nhập khẩu bằng
hạn gạch, giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu để bảo vệ sản xuất trong nƣớc.
+ Đối với các mặt hàng nhà nƣớc quản lý bằng hạn gạch (gạo, phân
bón...) hoặc bằng giấy phép xuất nhập khẩu (thuốc chữa bệnh, giống cây
trồng...) khi ký kết HĐMBHHQT phải tuân theo các quy định cụ thể của
Chính phủ về việc xuất nhập khẩu các mặt hàng này. Các mặt hàng này chỉ
trở thành đối tƣợng của HĐMBHHQT nếu bên Việt Nam đã xin đƣợc hạn
ngạch hoặc giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu.
Nhƣ vậy, hàng hóa muốn trở thành đối tƣợng của HĐMBHHQT là
những hàng hóa đƣợc phép mua bán với thƣơng nhân nƣớc ngoài theo pháp
luật của nƣớc bên bán và nƣớc bên mua. Đồng thời phải là hàng hóa mà
doanh nghiệp đƣợc phép kinh doanh theo ngành nghề đa dạng ký tại giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh.
1.1.2.3. Về đồng tiền thanh toán
Đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa trong nƣớc, các bên thƣờng

sử dụng nội tệ làm đồng tiền thanh tốn. Trong HĐMBHHQT thì đồng tiền
thanh tốn cho các bên thỏa thuận nhƣng thơng thƣờng là ngoại tệ đối với một
bên hoặc cả hai bên. Theo quy định của Chính phủ về quản lý ngoại hối tại
Pháp lệnh ngoại hối thì đồng tiền chung của các quốc gia thuộc Liên minh
Châu Âu - EU (ví dụ đồng Euro) cũng đƣợc coi là ngoại tệ.
1.2. VAI TRỊ CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HĨA QUỐC TẾ VÀ SỰ
ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI LOẠI HỢP ĐỒNG NÀY

1.2.1. Vai trò của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
HĐMBHHQT có vai trị quan trọng trong đời sống xã hội hiện đại,
đặc biệt là trong xu thế tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới hiện nay. Vai trị của
HĐMBHHQT thể hiện ở những khía cạnh sau đây:

21


Thứ nhất: HĐMBHHQT là cơng cụ thể hiện ý chí của các chủ thể
tham gia quan hệ MBHHQT bởi vì bản chất của hợp đồng là sự bày tỏ và
thống nhất ý chí giữa các chủ thể. Thơng qua HĐMBHHQT các bên bày tỏ và
thống nhất ý chí giữa các chủ thể. Thông qua HĐMBHHQT các bên bày tỏ
mong muốn thiết lập quan hệ mua bán hàng hóa với nhau, cụ thể là bên bán
đồng ý bán hàng cho bên mua và bên mua đồng ý nhận hàng và trả tiền cho
bên bán theo đúng các điều kiện mà hai bên đã thỏa thuận.
Thứ hai: HĐMBHHQT là công cụ để bảo vệ lợi ích của các bên chủ
thể, một HĐMBHHQT đƣợc thành ký kết hợp pháp có giá trị bắt buộc đối với
các bên giao kết. Nếu một bên có hành vi vi phạm những điều khoản đã cam
kết trong hợp đồng thì bên đó phải chịu trách nhiệm vật chất trƣớc bên bị vi
phạm. Mặt khác, khi có tranh chấp xảy ra HĐMBHHQT là bằng chứng quan
trọng để cơ quan giải quyết tranh chấp đƣa ra phản quyết đúng đắn, phù hợp
với thực tế khách quan, đảm bảo quyền lợi của các bên đƣơng sự.

Thứ ba: HĐMBHHQT là một trong những cơ sở để xây dựng và thực
hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh doanh xuất nhập khẩu.
Thứ tư: HĐMBHHQT cũng là công cụ để thực hiện các kế hoạch, chỉ
tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.
1.2.2. Luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
HĐMBHHQT mặc dù đƣợc pháp luật Việt Nam cũng nhƣ pháp luật
quốc tế quy định rất chặt chẽ, trong quá trình ký kết thực hiện cũng đƣợc các
bên thỏa thuận chi tiết, nhƣng dù đƣợc ký kết hồn chỉnh, chi tiết đến đâu bản
thân nó cũng khơng thể dự kiến, chứa đựng, bao gồm tất cả những vấn đề,
những tình huống có thể phát sinh trong thực tế. Vì vậy, cần phải bổ sung cho
HĐMBHHQT một cơ sở pháp lý cụ thể bằng cách lựa chọn luật áp dụng cho
hợp đồng đó. Điều này có nghĩa là mỗi một HĐMBHHQT đã đƣợc ký kết là
một cơ sở pháp lý quan trọng để các bên dựa vào đó xác định quyền, nghĩa vụ
và trách nhiệm của mình, để các bên tự kiểm tra lại mình và kiểm tra đối tác.

22


Nhƣng, trong thực tế lại thƣờng xảy ra những trƣờng hợp mà tranh chấp phát
sinh giữa các bên lại không đƣợc quy định hoặc quy định không đầy đủ trong
hợp đồng. Trƣờng hợp này, các bên phải dựa vào luật điều chỉnh hợp đồng,
tức là dựa vào luật đƣợc áp dụng cho hợp đồng đó để giải quyết tranh chấp.
Khơng chỉ các bên chủ thể phải tìm hiểu luật áp dụng cho hợp đồng mua bán
đã ký kết mà cả tòa án (hoặc trọng tài), đƣợc giao giải quyết tranh chấp phát
sinh, cũng phải nghiên cứu vấn đề luật áp dụng cho hợp đồng đó thì mới có
thể làm tốt đƣợc chức năng, nhiệm vụ của mình.
Theo nguyên tắc chung của tƣ pháp quốc tế trong MBHHQT, các bên
đƣơng sự hồn tồn có quyền tự do thảo thuận chọn nguồn luật áp dụng cho
quan hệ hợp đồng của mình. Nguồn luật đó có thể là luật quốc gia, điều ƣớc
quốc tế về thƣơng mại, hợp đồng thƣơng mại hoặc tập quán thƣơng mại quốc

tế và cả các án lệ (tiền lệ xét xử).
Song, điều quan trọng là ở chỗ nên chọn nguồn luật nào, làm thế nào để
chọn luật thích hợp nhất để có thể bảo vệ đƣợc quyền lợi của mình. Vấn đề này thật
khơng đơn giản. Cần phải nghiên cứu tất cả các nguồn luật nói trên và cách áp
dụng cũng nhƣ vai trò giá trị pháp lý của từng nguồn luật đối với HĐMBHHQT.
1.2.2.1. Điều ước quốc tế trong thương mại quốc tế
Khi có tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT liên quan đến vấn đề
không đƣợc quy định hoặc quy định không đầy đủ trong hợp đồng, các bên ký
kết hợp đồng có thể dựa vào các điều ƣớc quốc tế trong thƣơng mại. Do đó,
điều ƣớc quốc tế về thƣơng mại quốc tế là nguồn luật đầu tiên của
HĐMBHHQT.
Điều ƣớc quốc tế về thƣơng mại là sự thỏa thuận bằng văn bản đƣợc
các quốc gia ký kết trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng nhằm ấn định, thay đổi
hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với nhau trong quan hệ buôn bán quốc tế.
Điều ƣớc quốc tế về thƣơng mại, xét về mặt chủ thể ký kết, có thể có
hai loại là điều ƣớc quốc tế có tính chất song phƣơng và điều ƣớc quốc tế có

23


tính chất đa phƣơng. Xét về mặt phạm vi, quy mơ ảnh hƣởng, có thể có điều
ƣớc quốc tế về thƣơng mại có tính chất khu vực và điều ƣớc thƣơng mại có
tính chất tồn cầu. Xét về mặt nội dung, có điều ƣớc quốc tế chuẩn tắc (là
điều ƣớc định ra các quy tắc có tính chất bắt buộc đối với các bên ký kết cũng
nhƣ với tự nhiên nhân, pháp nhân của họ) và điều ƣớc mang tính thực chứng
(là điều ƣớc thể chế hóa hoạt động của các tổ chức quốc tế, các hội nghị quốc
tế, các văn phịng, ủy ban mà điều ƣớc có đủ thẩm quyền đƣa ra nghị quyết,
chỉ thị, quy tắc).
Vai trò, hiệu lực, tác dụng cũng nhƣ mối quan hệ qua lại giữa các điều
ƣớc quốc tế về thƣơng mại thế giới với luật quốc gia thƣờng do tính chất của

các loại điều ƣớc nói trên quyết định.
Về tên gọi, các điều ƣớc quốc tế về thƣơng mại có thể đƣợc gọi là
Hiệp định thƣơng mại, Công ƣớc, Hiệp ƣớc...
Một trong những điều ƣớc quốc tế quan trọng điều chỉnh lĩnh vực ký
kết và thực hiện HĐMBHHQT là Công ƣớc Viên 1980 về Hợp đồng MBHHQT.
Công ƣớc gồm 3 phần 101 điều quy định rõ những vấn đề liên quan tới việc
ký kết và thực hiện HĐMBHHQT. Công ƣớc là kết quả của một quá trình cố
gắng, là một thành tựu đáng kể của Liên hợp quốc nhằm tiến tới việc nhất thể
hóa luật về mua bán quốc tế, loại bỏ những cản trở do những quy định quá
khác xa nhau trong hệ thống pháp luật quốc gia về những vấn đề liên quan
đến thủ tục ký kết và thực hiện hợp đồng giữa ngƣời mua với ngƣời bán.
Tuy nhiên, Công ƣớc Viên chỉ đƣơng nhiên áp dụng cho những hợp
đồng mua bán giữa những nƣớc là thành viên tham gia Công ƣớc. Cho đến
nay Việt Nam vẫn chƣa tham gia Công ƣớc Viên 1980, vì vậy, Cơng ƣớc này
chỉ đƣợc áp dụng để điều chỉnh những HĐMBHHQT mà các chủ thể Việt
Nam đã ký với các thƣơng nhân hoặc pháp nhân nƣớc ngồi nếu trong
HĐMBHHQT có các điều khoản sẽ áp dụng Công ƣớc Viên 1980, hoặc hai
bên thỏa thuận với nhau sẽ dựa vào Công ƣớc Viên để giải quyết những tranh
chấp về HĐMBHHQT. Nếu khơng có thỏa thuận đó Công ƣớc viên 1980 sẽ

24


×