Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Phân hóa trách nhiệm hình sự trong các quy định của quốc triều hình luật bài học lịch sử cho hoàn thiện các quy định của bộ luật hình sự việt nam hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐÀO PHƢƠNG THANH

PH¢N HãA TRáCH NHIệM HìNH Sự
TRONG CáC QUY ĐịNH CủA QUốC TRIềU HìNH LUậT BàI HọC LịCH Sử CHO HOàN THIệN CáC QUY ĐịNH
CủA Bộ LUậT HìNH Sự VIệT NAM HIệN HàNH

LUN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐÀO PHƢƠNG THANH

PH¢N HãA TRáCH NHIệM HìNH Sự
TRONG CáC QUY ĐịNH CủA QUốC TRIềU HìNH LUậT BàI HọC LịCH Sử CHO HOàN THIệN CáC QUY ĐịNH
CủA Bộ LUậT HìNH Sự VIệT NAM HIệN HàNH
Chuyờn ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. HOÀNG VĂN HÙNG

HÀ NỘI - 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tơi. Các kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác. Các ví dụ và trích dẫn trong Luận văn
đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã hồn thành tất
cả các mơn học và đã thanh tốn tất cả các nghĩa vụ tài chính theo
quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tơi có thể bảo vệ Luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Đào Phƣơng Thanh


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH
SỰ VÀ PHÂN HĨA TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ.......................... 9
1.1.

Một số vấn đề chung về trách nhiệm hình sự và phân hóa
trách nhiệm hình sự........................................................................... 9


1.2.

Căn cứ phân hóa trách nhiệm hình sự .......................................... 16

1.3.

Những u cầu của ngun tắc phân hóa trách nhiệm hình
sự trong việc quy định tội phạm và hình phạt .............................. 20

1.3.1.

Yêu cầu của phân hóa trách nhiệm hình sự đối với các quy định
về phân loại tội phạm ........................................................................ 20

1.3.2.

Yêu cầu của ngun tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với quy
định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm
hình sự ................................................................................................ 21

1.3.3.

Yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với
quy định về hệ thống hình phạt ......................................................... 23

1.3.4.

Yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với
quy định về quyết định hình phạt ...................................................... 25


1.3.5.

Yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với
quy định về cấu thành tội phạm......................................................... 29

1.3.6.

Yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với
quy định về chế tài đối với tội phạm cụ thể ...................................... 31

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 33


Chƣơng 2: CƠ SỞ VÀ BIỂU HIỆN PHÂN HÓA TRÁCH NHIỆM
HÌNH SỰ TRONG QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT........................ 34
2.1.

Cơ sở phân hóa trách nhiệm hình sự trong Quốc triều
Hình luật .......................................................................................... 34

2.1.1.

Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội ....... 34

2.1.2.

Nhân thân ngƣời phạm tội ................................................................. 41

2.2.


Biểu hiện của phân hóa trách nhiệm hình sự trong Quốc
triều Hình luật.................................................................................. 45

2.2.1.

Phân hóa trách nhiệm hình sự qua phân loại tội phạm ..................... 45

2.2.2.

Phân hóa trách nhiệm hình sự trong các biện pháp tha miễn ............ 51

2.2.3.

Phân hóa trách nhiệm hình sự qua phân loại hình phạt..................... 55

2.2.4.

Phân hóa trách nhiệm hình sự qua các quy định về quyết định
hình phạt ............................................................................................ 64

2.2.5.

Phân hóa trách nhiệm hình sự trong việc xây dựng cấu thành tội
phạm và quy định chế tài đối với các tội phạm cụ thể ...................... 79

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 85
Chƣơng 3: BÀI HỌC LỊCH SỬ TỪ PHÂN HĨA TRÁCH NHIỆM
HÌNH SỰ TRONG QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT........................ 88
3.1.


Bài học thứ nhất, về các loại hình phạt ......................................... 88

3.2.

Bài học thứ hai, về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự ....... 89

3.3.

Bài học thứ ba, về kĩ thuật xây dựng cấu thành tội phạm .......... 91

3.4.

Bài học thứ tƣ, về quy định chế tài cụ thể trong từng cấu
thành tội phạm ................................................................................. 91

3.5.

Bài học thứ năm, về phân hóa trách nhiệm hình sự trong
Đồng phạm ....................................................................................... 92

3.6.

Bài học thứ sáu, về việc sử dụng hình phạt thay thế .................... 95

3.7.

Bài học thứ bẩy, về việc mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt
tiền đối với các tội phạm về chức vụ .............................................. 96



3.8.

Bài học thứ tám, về tăng mức phạt tiền đối với các tội phạm
về chức vụ ......................................................................................... 97

3.9.

Bài học thứ chín, về quy định bồi thƣờng thiệt hại ...................... 98

3.10.

Bài học thứ mƣời, về trách nhiệm hình sự của pháp nhân ......... 98

KẾT LUẬN .................................................................................................. 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 102


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải

BLHS

Bộ luật hình sự

LHS

Luật hình sự


NXB

Nhà xuất bản

QTHL

Quốc triều Hình luật

TAND

Tịa án nhân dân

Tạp chí NN và PL

Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật

TNHS

Trách nhiệm hình sự

Viện NN và PL

Viện Nhà nƣớc và pháp luật


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
“Quốc triều Hình luật” ra đời trong triều đại Hậu Lê – thời kì phát triển
cực thịnh của nhà nƣớc phong kiến ở Việt Nam. Do nhu cầu phát triển của
chế độ Trung ƣơng tập quyền, các vua triều Lê sớm đã ban hành những quy

định và luật lệ để quản lí đất nƣớc.
Ngay từ lúc mới lên ngơi, vua Lê Lợi đã giao cho một số đại thần soạn
luật lệ về kiện tụng, về phân chia ruộng đất, về hình phạt, ân xá,… Đến thời
Lê Thái Tông đã xây dựng những nguyên tắc xử các vụ án kiện cáo, hối lộ
và về những giao dịch với ngƣời nƣớc ngoài. Đời vua Lê Nhân Tông đã ban
hành 14 điều luật về quyền tƣ hữu ruộng đất [22, tr. 28]. Và đỉnh cao của
quá trình xây dựng hệ thống luật pháp của nhà Lê chính là việc ban hành
“Quốc triều Hình luật” (còn gọi là “Bộ luật Hồng Đức” hoặc “Lê triều Hình
luật”) dƣới triều vua Lê Thánh Tơng năm 1483. Điều đáng nói là Quốc triều
Hình luật cũng chính là bộ luật cổ xƣa nhất còn lƣu giữ đƣợc đầy đủ cho tới
nay. Văn bản gốc của Bộ luật này hiện nay khơng cịn. Bản “Quốc triều
Hình luật” đƣợc giữ lại cho đến ngày nay đã đƣợc các vua thời Lê mạt bổ
sung ít nhiều, ban hành năm 1777 (Cảnh Hƣng thứ 38). Bộ Quốc triều Hình
luật bao gồm 6 quyển, 722 điều.
Quốc triều Hình luật là một trong những bộ luật quan trọng và giá trị
nhất trong thời kì phong kiến. Nói đến Quốc triều Hình luật ngƣời ta nghĩ
ngay đến một bộ cổ luật có kĩ thuật lập pháp cao, nội dung phong phú, toàn
diện với nhiều giá trị nổi bật trong lịch sử pháp luật Việt Nam nói chung và
pháp luật về hình sự nói riêng. Quốc triều Hình luật khơng những đƣợc đánh
giá cao hơn hẳn so với những thành tựu pháp luật của các triều đại trƣớc đó
mà cịn chứa đựng nhiều ý nghĩa quan trọng đối với việc biên soạn những bộ

1


luật khác của các triều đại phong kiến sau này cũng nhƣ đối với pháp luật
hình sự Việt Nam thời hiện đại. Một trong những giá trị nổi bật của Quốc
triều Hình luật đó là phân hóa trách nhiệm hình sự đƣợc thể hiện nhƣ một
nguyên tắc quan trọng.
Đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về ngun tắc phân hóa

TNHS, về Quốc triều Hình luật. Ở các cơng trình này, những vấn đề lí luận cơ
bản, hay chun sâu về nguyên tắc phân hóa TNHS; nội dung cơ bản, vị trí và
vai trị của Quốc triều hình luật; pháp luật hình sự Việt Nam dƣới góc độ so
sánh các thời kì… đều đã đƣợc đề cập tới. Tuy nhiên, chƣa có một cơng trình
nào nghiên cứu chun sâu ở cấp độ một luận văn thạc sĩ về nguyên tắc phân
hóa trách nhiệm hình sự đƣợc thể hiện trong Quốc triều Hình luật cũng nhƣ
những giá trị của nó trong việc nghiên cứu hồn thiện Luật hình sự Việt Nam
Ở Việt Nam cũng nhƣ các nƣớc trên thế giới hiện nay, ngun tắc phân
hóa trách nhiệm hình sự có vai trò hết sức quan trọng trong chỉ đạo, định
hƣớng xây dựng và hồn thiện pháp luật hình sự. Trong Bộ luật hình sự 1999,
nguyên tắc này cũng đã đƣợc thể hiện rõ ràng. Tuy nhiên qua nhiều năm thi
hành, những quy định cụ thể của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự
trong Bộ luật cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế cần đƣợc sửa đổi.
Hiện nay, khi mà tình hình kinh tế xã hội trong nƣớc và trên thế giới đã
có nhiều thay đổi so với thời điểm BLHS 1999 ra đời, nƣớc ta đã và đang hội
nhập mạnh mẽ, thì những u cầu về việc hồn thiện pháp luật hình sự cũng
có những sự thay đổi nhất định. Những u cầu đó, ngồi việc phải đáp ứng
đƣợc nhu cầu đấu tranh phòng và chống tội phạm, phù hợp với các Điều ƣớc
quốc tế mà Việt Nam đã kí kết hoặc gia nhập, cịn là giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc theo quan điểm của Nghị quyết số 49 của Bộ chính trị về chiến lƣợc
cải cách tƣ pháp đến năm 2020 “cải cách tư pháp phải kế thừa truyền thống
pháp lí của dân tộc”.

2


Vì những lí do trên, học viên lựa chọn đề tài “Phân hóa trách nhiệm
hình sự trong các quy định của Quốc triều Hình luật – bài học lịch sử cho hồn
thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành” làm đề tài luận
văn thạc sĩ. Nội dung của luận văn sẽ nhằm giải đáp các câu hỏi: Phân hóa

trách nhiệm hình sự là gì; phân hóa trách nhiệm hình sự đã đƣợc thể hiện nhƣ
thế nào trong các quy định của Quốc triều hình luật; và Luật hình sự Việt Nam
hiện đại sẽ học hỏi đƣợc gì từ Quốc triều hình luật trong phân hóa TNHS.
2. Tình hình nghiên cứu
Ở trong và ngồi nƣớc đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về ngun tắc
phân hóa TNHS, về luật hình sự Việt Nam thời phong kiến và luật hình sự
Việt Nam hiện đại. Cụ thể:
Nhóm các cơng trình nghiên cứu về ngun tắc phân hóa TNHS và
những biểu hiện của nguyên tắc này mà tiêu biểu là: Phạm Văn Báu (2000),
Ngun tắc cá thể hóa hình phạt trong luật Hình sự Việt Nam, Luận văn thạc
sĩ luật học, trƣờng đại học Luật Hà Nội; Lê Cảm (2005), Chế định miễn hình
phạt và các chế định về chấp hành hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, tạp
chí Nhà nƣớc và Pháp luật, số 4; Lê Cảm (2005), Chế định án treo và mơ hình
lí luận của nó trong luật hình sự Việt Nam, tạp chí Tịa án nhân dân, số 2; Lê
Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung),
sách chuyên khảo sau đại học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội; Trần Văn Độ
(1995), Các hình phạt khơng phải phạt tù, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội;
Trần Văn Độ (1999), Vấn đề phân loại tội phạm, tạp chí Nhà nƣớc và Pháp
luật, số 4; Phạm Hồng Hải (2004), Chế định thời hiệu truy cứu trách nhiệm
hình sự và vấn đề áp dụng chế định này trong thực tiễn, sách Trách nhiệm
hình sự - cơ sở lí luận và thực tiễn, trƣờng đại học Luật Hà Nội; Nguyễn Ngọc
Hòa (1991), Tội phạm trong Luật hình sự Việt Nam, Nxb. Cơng an nhân dân;
Nguyễn Ngọc Hịa chủ biên (1997), Luật Hình sự Việt Nam – những vấn đề lí

3


luận và thực tiễn, Nxb. Công an nhân dân; Nguyễn Ngọc Hịa (2000), Ngun
tắc phân hóa Trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự 1999, tạp chí Luật
học, số 2; Nguyễn Ngọc Hịa chủ biên (2001), Trách nhiệm hình sự và hình

phạt, Nxb. Cơng an nhân dân; Nguyễn Ngọc Hịa (2004), Cấu thành tội
phạm, lí luận và thực tiễn, sách chuyên khảo, Nxb. Tƣ pháp; Nguyễn Ngọc
Hòa (2006), Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb. CAND; Uông Chu Lƣu
(1995), Một số vấn đề lí luận và thực tiễn nâng cao hiệu quả hình phạt bổ
sung, sách Hình phạt trong LHS Việt Nam, Nxb. CTQG; Trƣơng Minh Mạnh
(2003), Phân loại tội phạm theo LHS Việt Nam, luận án tiến sĩ luật học, Viện
Nhà nƣớc và pháp luật; Dƣơng Tuyết Miên (2004), Định tội danh và quyết
định hình phạt, Nxb. CAND. Nxb. Khoa học (1963); Cao Thị Oanh (2006),
Sự thể hiện của nguyên tắc phân hóa TNHS trong việc xây dựng các cấu
thành tội phạm cụ thể, tạp chí NN và PL, số 2. Cao Thị Oanh (2006), Biểu
hiện của nguyên tắc phân hóa TNHS trong các quy định về chế tài hình sự
thuộc phần các tội phạm, tạp chí NN và PL, số 7; Cao Thị Oanh (2008),
Nguyên tắc phân hóa TNHS trong luật hình sự Việt Nam, luận án tiến sĩ luật
học, trƣờng Đại học Luật Hà Nội; Đỗ Thị Minh Phƣợng (2002), Nguyên tắc
phân hóa TNHS và sự thể hiện của nó trong BLHS năm 1999, luận văn thạc sĩ
luật học, Viện NN và PL; Nguyễn Sơn (2002), Các hình phạt chính trong
LHS Việt Nam, luận án tiến sĩ luật học, Viện NN và PL; Lê Thị Sơn chủ biên
(2004), Quốc triều Hình luật, nội dung và giá trị, Nxb. Khoa học - xã hội, Hà
Nội; Kiều Đình Thụ (1996), Tìm hiểu LHS Việt Nam, Nxb. Tp HCM. Chính
trị quốc gia; Đào Trí Úc (1995), Chính sách hình sự và hình phạt, sách hình
phạt trong LHS Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia; Đào Trí Úc (1999), Bản
chất và vai trò của các nguyên tắc LHS Việt Nam, tạp chí NN và PL, số 1;
Phạm Hùng Việt (1998), Nguyên tắc phân hóa và cá thể hóa TNHS trong
LHS Việt Nam, luận văn thạc sĩ luật học, viện NN và PL; Trịnh Tiến Việt

4


(2013), Tội phạm và TNHS, Nxb. Chính trị quốc gia; Võ Khánh Vinh (1990),
Nguyên tắc cá thể hóa việc quyết định hình phạt, tạp chí TAND, số 8… Nhìn

chung, các cơng trình này đã nghiên cứu một cách đầy đủ và tồn diện về
ngun tắc phân hóa trách nhiệm hình sự cũng nhƣ những biểu hiện của
nguyên tắc này trong Bộ luật hình sự Việt Nam 1999. Trong các cơng trình
nghiên cứu đã liệt kê, luận án tiến sĩ luật học “Ngun tắc phân hóa TNHS
trong luật hình sự Việt Nam” của tác giả Cao Thị Oanh là một công trình
khoa học có giá trị tham khảo lớn, luận án đã làm rõ các nội dung cơ bản của
nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự: lịch sử, cơ sở phân hóa, nội dung,
yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với các quy định
trong Bộ luật hình sự, đồng thời, luận văn cũng làm rõ mỗi quan hệ giữa
ngun tắc phân hóa trách nhiệm hình sự và một số nguyên tắc cơ bản khác
của luật hình sự.
Nhóm các cơng trình nghiên cứu về Luật hình sự Việt Nam thời phong
kiến mà chủ yếu là thông qua 2 bộ cổ luật Quốc triều Hình luật (cịn gọi là Bộ
luật Hồng Đức, Lê triều Hình luật) và Hồng Việt luật lệ, về lịch sử pháp luật
hình sự Việt Nam qua các thời kì nhƣ: Nguyễn Ngọc Hịa (2004), Vấn đề tội
phạm trong Quốc triều Hình luật, sách Quốc triều Hình luật – lịch sử hình
thành, nội dung và giá trị, chủ biên TS. Lê Thị Sơn, Nxb. Khoa học – Xã hội;
Cao Thị Oanh (2007), Sự thể hiện của nguyên tắc phân hóa TNHS trong các
tội xâm phạm tính mạng con người trong Hồng Việt luật lệ, tạp chí NN và
PL, số 3; Lê Thị Sơn (2004), Quốc triều hình luật – lịch sử hình thành, nội
dung và giá trị, Nxb. Khoa học – xã hội, Hà Nội; Lê Thị Sơn (2010), Quốc
triều hình luật và các ngun tắc của Luật hình sự hiện đại, tạp chí NN và
PL; Trần Quang Tiệp (2003), Lịch sử luật hình sự Việt Nam, Nxb. Trong đó,
sách Quốc triều hình luật – lịch sử hình thành, nội dung và giá trị của tác giả
Lê Thị Sơn (2010) là một cơng trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu về

5


Quốc triều Hình luật dƣới nhiều góc độ, trong đó có một số nội dung về phân

hóa trách nhiệm hình sự trong Quốc triều Hình luật.
Một số cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học nƣớc ngồi về
phân hóa TNHS nhƣ: Về khái niệm phân hóa và cá thể hóa TNHS của G.N.
Magomedov, Phân hóa TNHS của T.A. Lesvievski và Kostare… về Quốc
triều Hình luật nhƣ Luật và xã hội Việt Nam thế kỉ 17 – 18 của tác giả
Insun Yu (1994)...
Có thể thấy, đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về nguyên tắc
phân hóa TNHS, về Quốc triều hình luật. Ở các cơng trình này những vấn đề
lí luận cơ bản, hay chuyên sâu về nguyên tắc phân hóa TNHS; nội dung, vị trí
và vai trị của Quốc triều hình luật; pháp luật hình sự Việt Nam dƣới góc độ
so sánh các thời kì… đều đã đƣợc đề cập tới. Tuy nhiên, chƣa có một cơng
trình nào nghiên cứu chuyên sâu ở cấp độ một luận văn thạc sĩ về ngun tắc
phân hóa trách nhiệm hình sự đƣợc thể hiện trong Quốc triều Hình luật cũng
nhƣ những giá trị tri thức của nó trong việc hồn thiện Bộ luật hình sự Việt
Nam hiện hành.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm chứng minh phân hóa trách nhiệm đã đƣợc thể
hiện nhƣ một ngun tắc trong Quốc triều Hình luật, qua đó rút ra những bài
học lịch sử cho việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam
hiện hành.
Để đạt đƣợc mục đích nói trên, luận văn đặt ra những nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất, nghiên cứu các vấn đề lí luận của ngun tắc phân hóa TNHS;
Thứ hai, vận dụng các vấn đề lí luận đó vào việc nghiên cứu các quy
định của Quốc triều Hình luật;
Thứ ba, trên cơ sở những kết quả thu đƣợc từ nghiên cứu Quốc triều
Hình luật, nghiên cứu trong mối quan hệ so sánh, đối chiếu với các quy định

6



của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện đại. Từ đó, kiến nghị hồn thiện pháp luật
hình sự dựa trên việc kế thừa và phát huy thành tựu phân hóa TNHS của Quốc
triều Hình luật.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các quan điểm khoa học về
nguyên tắc phân hóa TNHS, các quy định của Quốc triều Hình luật, các quy
định của Bộ luật hình sự 1999 và của luật hình sự một số nƣớc trên thế giới.
Phạm vi nghiên cứu: hiện nay có rất nhiều vấn đề liên quan đến Quốc
triều Hình luật đang đƣợc quan tâm, tuy nhiên, tác giả chỉ thực hiện luận văn
trong phạm vi những vấn đề đƣợc nhìn nhận từ góc độ luật hình sự.
5. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp luận: Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng
và Nhà nƣớc ta về phòng ngừa và chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay.
Phƣơng pháp nghiên cứu: phƣơng pháp hệ thống, phƣơng pháp lịch
sử cụ thể, phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp
thống kê…
6. Những đóng góp mới của đề tài
Đây là luận văn thạc sĩ luật học đầu tiên trong khoa học luật hình sự
nghiên cứu một cách đầy đủ, tồn diện về phân hóa trách nhiệm hình sự trong
Quốc triều Hình luật. Luận văn có một số đóng góp mới sau:
Thứ nhất, chứng minh Phân hóa TNHS đƣợc thể hiện nhƣ một nguyên
tắc trong Quốc triều hình luật;
Thứ hai, phân tích, so sánh và chỉ ra những điểm mang tính kế thừa từ
Quốc triều hình luật trong phân hóa TNHS của Luật hình sự Việt Nam hiện đại;
Thứ ba, kiến nghị sửa đổi, bổ sung BLHS Việt Nam 1999 trên cơ sở
thực tiễn cũng nhƣ truyền thống pháp lí của đất nƣớc.

7



7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm có 2 chƣơng.
Chương 1: Những vấn đề chung về phân hóa trách nhiệm hình sự và
phân hóa trách nhiệm hình sự.
Chương 2: Cơ sở, biểu hiện và bài học lịch sử của việc phân hóa trách
nhiệm hình sự trong Quốc triều Hình luật.

8


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ
PHÂN HĨA TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
1.1. Một số vấn đề chung về trách nhiệm hình sự và phân hóa trách
nhiệm hình sự
Trong các loại trách nhiệm pháp lí, trách nhiệm hình sự là dạng trách
nhiệm pháp lí nghiêm khắc nhất. Hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm
khác nhau trong khoa học luật hình sự về khái niệm “trách nhiệm hình sự” nhƣ:
Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lí, là trách
nhiệm của ngƣời khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đƣợc
quy định trong pháp luật hình sự bằng một hậu quả bất lợi do Tòa án
áp dụng tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi
mà ngƣời đó đã thực hiện [36, tr.14]; Trách nhiệm hình sự là hậu quả
pháp lí của việc phạm tội, thể hiện ở chỗ ngƣời đã gây ra tội phải
chịu trách nhiệm về hành vi của mình trƣớc Nhà nƣớc [47, tr.41];
Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lí, bao gồm:
nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình
sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cƣỡng chế của trách nhiệm hình sự

(hình phạt, biện pháp tƣ pháp) và chịu mang án tích [44, tr.21]; …
Các quan điểm đó tuy có sự khác nhau về một số nội dung nhƣ thời
điểm bắt đầu trách nhiệm hình sự, các yếu tố của trách nhiệm hình sự…
nhƣng tựu chung lại, đa số các quan điểm đều phản ánh thống nhất một số
đặc điểm của trách nhiệm hình sự nhƣ sau: 1) Trách nhiệm hình sự là hậu
quả pháp lí của việc thực hiện hành vi phạm tội; 2) Trách nhiệm hình sự chỉ
có thể đƣợc xác định bằng trình tự đặc biệt theo quy định của pháp luật mà
các cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ phải thực hiện; 3) Trách nhiệm

9


hình sự đƣợc biểu hiện tập trung nhất ở việc ngƣời phạm tội phải chịu biện
pháp cƣỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nƣớc là hình phạt; 4) Trách
nhiệm hình sự mà ngƣời phạm tội phải gánh chịu là trách nhiệm trƣớc nhà
nƣớc; 5) Trách nhiệm hình sự phải đƣợc phản ánh trong bản án hay quyết
định có hiệu lực pháp luật.
Nhƣ vậy, hình phạt là yếu tố thể hiện tập trung nhất trách nhiệm hình
sự của ngƣời phạm tội. Hình phạt là biện pháp cƣỡng chế nghiêm khắc nhất
của nhà nƣớc đối với một ngƣời có hành vi vi phạm pháp luật. Việc áp dụng
hình phạt đối với ngƣời phạm tội là:
Không chỉ nhằm trừng trị ngƣời phạm tội mà cịn giáo dục họ
trở thành ngƣời có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và
các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội
mới. Hình phạt cịn nhằm giáo dục ngƣời khác tơn trọng pháp luật,
đấu tranh phịng ngừa và phịng chống tội phạm [37, Điều 27].
Vì vậy, hình phạt vừa có tác động tới chính bản thân ngƣời bị áp dụng,
vừa có ảnh hƣởng răn đe đối với xã hội, qua đó có ý nghĩa trong cơng cuộc
đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đối với một ngƣời phạm tội, trong một
trƣờng hợp phạm tội cụ thể, nếu hình phạt đƣợc áp dụng q nhẹ, khơng

tƣơng xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi cũng
nhƣ những yếu tố nhân thân ngƣời phạm tội thì khơng đạt đƣợc mục đích
trừng trị ngƣời phạm tội, khơng có tác dụng trong việc phịng ngừa chung.
“Khi đó, các chế tài hình sự khơng phát huy được hết khả năng răn đe, giáo
dục, lòng tin vào sự nghiêm minh, cơng bằng của pháp luật bị xói mịn, thậm
chí có thể phát sinh tư tưởng bất mãn, khinh nhờn pháp luật” [34, tr.12].
Ngƣợc lại, nếu hình phạt đƣợc áp dụng quá nghiêm khắc cũng gây ra những
tác động tiêu cực tƣơng tự:

10


Bất kì một sự nghiêm khắc thái quá nào đều có thể tạo ra sự
phẫn uất, bi quan, mất lịng tin và động cơ tự cải tạo, giáo dục của
ngƣời phạm tội; tạo ra sự thƣơng xót khơng đáng có của ngƣời khác
đối với ngƣời phạm tội [10, tr.101], sự khắc nghiệt… làm cho hình
phạt trở nên khơng có kết quả [2, tr.123].
Tuy nhiên, trong thực tế các trƣờng hợp phạm tội rất đa dạng, khác
nhau về tính chất và mức độ nguy hiểm cũng nhƣ các yếu tố nhân thân của
chủ thể. Vì vậy:
Việc tạo ra cơ sở pháp lí trong luật hình sự để có thể quyết
định trách nhiệm hình sự ở mức phù hợp với mỗi trƣờng hợp
phạm tội cụ thể cũng nhƣ việc xây dựng và áp dụng luật tuân thủ
nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự là một u cầu mang
tính khách quan [34, tr.6].
Trong đời sống xã hội, thuật ngữ “phân hóa” nói chung đƣợc hiểu là
“tính khác biệt, sự khác nhau, sự phân chia, sự chia tách cái tổng thể ra từng
bộ phận, các hình thức và các mức độ khác nhau”, hoặc “chia ra thành nhiều
bộ phận khác hẳn nhau” [34, tr.6]. Nhƣ vậy, phân hóa nói chung đƣợc hiểu là
sự phân loại một sự vật thành các bộ phận khác nhau dựa trên những tiêu chí

nhất định. Từ khái niệm phân hóa đó, phân hóa trách nhiệm hình sự có thể
đƣợc hiểu là “sự phân chia các trường hợp phạm tội thành những nhóm khác
nhau dựa vào tính nguy hiểm cho xã hội của chúng và các đặc điểm nhân
thân loại người phạm tội, đồng thời, quy định và áp dụng với chúng “liều
lượng” trách nhiệm hình sự phù hợp” [34, tr.6 – 7].
Về vấn đề có coi phân hóa trách nhiệm hình sự là một nguyên tắc của
luật hình sự hay khơng, tuy cịn có những quan điểm khác nhau về tên gọi của
nguyên tắc, về việc xác định ngun tắc phân hóa trách nhiệm hình sự là
ngun tắc đặc trƣng của luật hình sự hay là nguyên tắc liên ngành… nhƣng

11


nhìn chung, các nhà khoa học đều thống nhất cho rằng phân hóa trách nhiệm
hình sự là một ngun tắc của luật hình sự. Có thể kể đến một số nhà khoa
học nhƣ: các tác giả G.A.Zlôbin, S.G.Kelina, A.M.Jakovlev khẳng định
“Ngun tắc phân hóa trách nhiệm hình sự là một trong những ngun tắc
của chính sách hình sự” [34, tr.9]; GS.TSKH. Lê Cảm cho rằng luật hình sự
Việt Nam bao gồm bảy ngun tắc, trong đó có “Ngun tắc cơng minh, hay
cịn gọi là ngun tắc cơng bằng hoặc ngun tắc phân hóa và cá thể hóa
trách nhiệm hình sự” [5, tr.203]; GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa cho rằng “vấn đề
phân hóa và cá thể hóa trách nhiệm hình sự được đặt ra và được coi là một
nguyên tắc của luật hình sự” [18, tr.28]; TS. Đỗ Thị Minh Phƣợng cho rằng
“Phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt là hai ngun tắc có
quan hệ biện chứng với nhau” [35, tr.21]… Nhƣ vậy, đa số các tác giả đều
thống nhất trong việc thừa nhận phân hóa trách nhiệm hình sự là một
nguyên tắc của luật hình sự. Phân hóa trách nhiệm hình sự đƣợc thừa nhận
là một ngun tắc của luật hình sự vì các lí do sau:
Thứ nhất: phân hóa trách nhiệm hình sự có cơ sở là sự đa dạng về mức
độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và nhân thân ngƣời phạm tội trong

thực tiễn, gắn với yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm.
Tội phạm đƣợc thực hiện trong thực tiễn rất đa dạng và khác nhau về
tính nguy hiểm cho xã hội. Theo GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa, những hành vi
phạm tội cụ thể khơng những có sự khác nhau về nguyên nhân và điều kiện
phát sinh, về tính chất của các quan hệ xã hội bị xâm hại mà còn có sự khác
nhau ngay ở tính chất và mức độ nguy hiểm của hậu quả do hành vi phạm tội
gây ra hoặc đe dọa gây ra cũng nhƣ ở nhiều tình tiết khác quan và chủ quan
khác. Nguyên nhân của sự khác biệt có thể là sự khác biệt về tầm quan trọng
của quan hệ xã hội đƣợc luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại, về hậu
quả của tội phạm, về tính chất và mức độ lỗi (lỗi cố ý hay lỗi vô ý, cố ý trực

12


tiếp hay cố ý gián tiếp, vơ ý vì cẩu thả hay vơ ý vì q tự tin), về hồn cảnh
thực hiện tội phạm, về chủ thể thực hiện tội phạm (các yếu tố nhân thân khác
nhau nhƣ độ tuổi, giới tính, tái phạm…), về hình thức thực hiện tội phạm (tội
phạm đơn lẻ hay đồng phạm, phạm tội có tổ chức), về các giai đoạn thực hiện
tội phạm (chuẩn bị phạm tội, phạm tội chƣa đạt hay tội phạm hoàn thành)…
Những khác biệt về các yếu tố cụ thể của tội phạm dẫn đến sự khác biệt về tính
nguy hiểm cho xã hội của các trƣờng hợp phạm tội khác nhau. “Cơ sở này giữ
vai trò quyết định trong việc đặt ra yêu cầu xử lí theo hướng phân hóa các
hành vi phạm tội bởi vì việc xử lí tội phạm chỉ thực sự có hiệu quả khi chế tài
tương xứng với tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm” [34, tr.11].
Nhân thân ngƣời phạm tội cũng có thể tạo ra sự khác biệt giữa các
trƣờng hợp phạm tội. Có những yếu tố nhân thân ngƣời phạm tội ảnh hƣởng
đến tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm nhƣ trình độ học vấn, ý thức chính
trị, ý thức pháp luật của ngƣời phạm tội,…. Đồng thời, một số đặc điểm nhân
thân có thể phản ánh khả năng giáo dục khác nhau hoặc phản ánh hoàn cảnh
đặc biệt của ngƣời phạm tội nhƣ tuổi của ngƣời phạm tội, ngƣời phạm tội là

phụ nữ có thai, ngƣời phạm tội là ngƣời chƣa thành niên,… Những đặc điểm
khác biệt này cũng cần đƣợc xem xét khi áp dụng trách nhiệm hình sự, vì hiệu
quả của biện pháp xử lí hình sự đƣợc áp dụng phần nào phụ thuộc vào mức độ
phù hợp của biện pháp đó với các đặc điểm nhân thân ngƣời phạm tội.
Nhƣ vậy, sự đa dạng về tính nguy hiểm cho xã hội tội phạm
và nhân thân ngƣời phạm tội đặt ra yêu cầu xử lí tội phạm theo
hƣớng phân hóa để đảm bảo biện pháp xử lí đối với mỗi trƣờng hợp
phạm tội tƣơng xứng với tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và
phù hợp với nhân thân ngƣời phạm tội. Đó chính là điều kiện để
những ngƣời bị xử lí tự giáo dục ý thức tự giác chấp hành pháp luật
cũng nhƣ để mọi ngƣời tin tƣởng vào sự nghiêm minh của pháp luật

13


và nhờ đó lợi ích của nhà nƣớc, của xã hội, của cá nhân đƣợc đảm
bảo ở mức độ tốt nhất. Ngƣợc lại, nếu phân hóa trách nhiệm hình sự
khơng trở thành một nguyên tắc của luật hình sự thì việc quy định
và áp dụng trách nhiệm hình sự đối với ngƣời phạm tội có thể
khơng tƣơng xứng với tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm
hoặc không phù hợp với các đặc điểm nhân thân ngƣời phạm tội.
Khi đó, các chế tài hình sự khơng phát huy đƣợc hết khả năng răn
đe, giáo dục, lòng tin vào sự nghiêm minh, cơng bằng của pháp luật
bị xói mịn, thậm chí có thể phát sinh tƣ tƣởng bất mãn, khinh nhờn
pháp luật. Tất cả các hiện tƣợng đó đều ảnh hƣởng tiêu cực đối với
trật tự pháp luật. Nói cách khác, phân hóa trách nhiệm hình sự cần
phải trở thành tƣ tƣởng chỉ đạo, định hƣớng đối với toàn bộ quá
trình quy định tội phạm và trách nhiệm hình sự và việc phân hóa
trách nhiệm hình sự trở thành một nguyên tắc của luật hình sự là
một yêu cầu khách quan [34, tr.11 – 12].

Thứ hai: phân hóa trách nhiệm hình sự đƣợc thể hiện trên ba phƣơng
diện là phƣơng diện nhận thức, phƣơng diện lập pháp hình sự và phƣơng diện
áp dụng pháp luật hình sự.
Ở phƣơng diện nhận thức, phân hóa trách nhiệm hình sự thể hiện qua
sự nhận thức của Nhà nƣớc, của các nhà làm luật về sự cần thiết của việc xử lí
theo hƣớng phân hóa với các trƣờng hợp phạm tội khác nhau và đƣợc biểu
hiện qua các chính sách hình sự của Nhà nƣớc. Sự thể hiện của nguyên tắc
phân hóa trách nhiệm hình sự ở phƣơng diện này tác động trực tiếp đến sự thể
hiện nguyên tắc này ở hai phƣơng diện cịn lại. Chính sách phân hóa trách
nhiệm hình sự giữ vai trò định hƣớng, chỉ đạo trong hoạt động xây dựng và
hoạt động áp dụng luật hình sự.
Ở phƣơng diện lập pháp hình sự, các nhà làm luật trong quá trình xây

14


dựng luật hình sự sẽ thể chế hóa chính sách phân hóa trách nhiệm hình sự.
Nhƣ vậy, việc phân hóa trách nhiệm hình sự ln ln phụ thuộc vào chính
sách hình sự của nhà nƣớc, vào quan điểm của nhà nƣớc về tội phạm và yêu
cầu đấu tranh phòng chống tội phạm. Đây là nguyên nhân của sự khác biệt về
nội dung và mức độ phân hóa trách nhiệm hình sự trong luật hình sự của các
Nhà nƣớc khác nhau, trong mỗi giai đoạn khác nhau.
Ở phƣơng diện áp dụng luật hình sự, phân hóa trách nhiệm hình sự tạo
ra cơ sở định hƣớng để chủ thể áp dụng luật hình sự thực hiện tốt u cầu cá
thể hóa trách nhiệm hình sự. Trên cơ sở nhận thức về phân hóa trách nhiệm
hình sự và cụ thể hóa nhận thức đó trong việc xây dựng luật hình sự bằng các
biểu hiện nhƣ: phân hóa tội phạm thành các loại khác nhau, quy định hệ thống
hình phạt thành nhiều loại hình phạt có tính nghiêm khắc khác nhau, quy định
chế tài khác nhau đối với các tội phạm khác nhau về tính nguy hiểm cho xã
hội… Đây chính là cơ sở để cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong những

trƣờng hợp phạm tội cụ thể. Khi tiến hành xác định trách nhiệm hình sự cho
từng trƣờng hợp phạm tội, các cơ quan áp dụng luật vận dụng đƣờng lối phân
hóa trách nhiệm hình sự vào từng trƣờng hợp cụ thể để giải quyết vấn đề trách
nhiệm hình sự cho từng ngƣời phạm tội cụ thể.
Nhƣ vậy, phân hóa trách nhiệm hình sự vừa xuất phát từ cơ sở thực tiễn
là sự đa dạng về tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, vừa ln thể hiện
vai trị định hƣớng, chỉ đạo quá trình xây dựng và áp dụng luật hình sự. Phân
hóa trách nhiệm hình sự là “tư tưởng chủ đạo và là định hướng cơ bản được
thể hiện trong pháp luật hình sự, cũng như trong giải thích và trong áp dụng
pháp luật hình sự” [5, tr.201]. Do đó, nó hồn tồn thỏa mãn u cầu đối với
một nguyên tắc của luật hình sự - nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự,
với nội dung là: trách nhiệm hình sự đƣợc quy định và áp dụng phải mang
tính phân hóa để đảm bảo tƣơng xứng với tính nguy hiểm cho xã hội của tội
phạm và phù hợp với nhân thân ngƣời phạm tội.

15


1.2. Căn cứ phân hóa trách nhiệm hình sự
Căn cứ phân hóa trách nhiệm hình sự chính là tiêu chí đƣợc nhà làm
luật sử dụng để phân tội phạm thành những nhóm khác nhau. Những tiêu chí
này phải đáp ứng đƣợc yêu cầu là khi đƣợc sử dụng để phân chia các trƣờng
hợp phạm tội thì có thể tạo ra những nhóm trƣờng hợp phạm tội cần đƣơc xử
lí một cách khác biệt. Thực tiễn lập pháp hình sự cho thấy, luật hình sự sử
dụng hai căn cứ phân hóa trách nhiệm hình sự là tính nguy hiểm cho xã hội
của tội phạm và nhân thân ngƣời phạm tội.
Căn cứ phân hóa trách nhiệm hình sự thứ nhất: tính nguy hiểm cho xã
hội của tội phạm
Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, về khách quan, là “gây ra hoặc
đe dọa gây ra những thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được luật hình

sự bảo vệ” [20, tr.52]. Tính nguy hiểm cho xã hội là đặc tính thể hiện bản chất
của tội phạm, mà trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra đối với một ngƣời khi ngƣời đó
phạm tội. Vì vậy, gắn liền với vấn đề trách nhiệm hình sự, nhà làm luật bao giờ
cũng phải quan tâm đến tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.
Tuy nhiên, tội phạm đƣợc thực hiện trong thực tiễn rất khác nhau về tính
nguy hiểm cho xã hội. Sự khác biệt đó khơng chỉ tồn tại giữa những trƣờng hợp
thực hiện tội phạm khác nhau mà còn tồn tại ngay cả trong trƣờng hợp thực
hiện cùng một loại tội phạm. Những hành vi phạm tội cụ thể không những có
sự khác nhau về nguyên nhân và điều kiện phát sinh, về tính chất của các quan
hệ xã hội bị xâm hại mà cịn có sự khác nhau ngay ở tính chất và mức độ nguy
hiểm của hậu quả do hành vi phạm tội gây ra hoặc đe dọa gây ra cũng nhƣ ở
nhiều tình tiết khác quan và chủ quan khác. Sự khác biệt có thể xuất phát từ sự
khác biệt về tầm quan trọng của quan hệ xã hội đƣợc luật hình sự bảo vệ và bị
tội phạm xâm hại, về hậu quả của tội phạm, về tính chất và mức độ lỗi, về hồn
cảnh thực hiện tội phạm, về chủ thể thực hiện tội phạm, về hình thức thực hiện

16


tội phạm, về các giai đoạn thực hiện tội phạm… Những khác biệt về các yếu tố
cụ thể của tội phạm dẫn đến sự khác biệt về tính nguy hiểm cho xã hội của các
trƣờng hợp phạm tội khác nhau. Về vấn đề này, C. Mác cho rằng việc trừng trị
tội phạm phải là sự trừng trị chính hành vi của ngƣời đó, nhƣng sự trừng trị
cũng phải có giới hạn, có “mức độ” nhất định. Giới hạn của sự trừng phạt
ngƣời phạm tội phải là giới hạn hành vi của họ:
Nếu nhƣ khái niệm tội phạm giả định phải có sự trừng phạt,
thì tội phạm thực tế lại giả định phải có một mức độ trừng phạt nhất
định. Tội phạm thực tế là có giới hạn, dầu chỉ là để cho nó có tính
chất thực tế, nó phải đƣợc hạn chế bởi nguyên tắc của pháp luật để
trở thành hợp pháp. Vấn đề là ở chỗ làm cho sự trừng phạt trở thành

hậu quả thực tế của việc phạm tội. Dƣới con mắt của kẻ phạm tội,
sự trừng phạt phải là kết quả tất yếu của hành vi của chính ngƣời đó
– do đó phải là hành vi của chính ngƣời đó. Giới hạn của hành vi
của y phải là giới hạn của sự trừng phạt [2, tr.169].
Nhƣ vậy, tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đƣợc sử dụng là căn
cứ phân tội phạm thành những nhóm khác nhau là yêu cầu khách quan, bởi: 1)
Tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu thể hiện bản chất của tội phạm; 2) Tội
phạm trên thực tế rất khác nhau về tính nguy hiểm cho xã hội.
Với vai trị quan trọng đặc biệt, căn cứ tính nguy hiểm cho xã hội của
tội phạm phải đƣợc sử dụng trong mọi trƣờng hợp cần tiến hành phân hóa
trách nhiệm hình sự. “Ngay cả trong những trường hợp đặc điểm nhân thân
người phạm tội ảnh hưởng đáng kể đến mức độ trách nhiệm hình sự được quy
định và áp dụng thì căn cứ nhân thân người phạm tội không thể thay thế được
vai trị của tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm” [34, tr.23].
Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đƣợc phản ánh qua những yếu
tố khác nhau nhƣ: tính chất của quan hệ xã hội bị xâm hại, tính chất của hành

17


vi phạm tội, hình thức của tội phạm, hồn cảnh, thời gian, địa điểm phạm tội,
mức độ hậu quả của tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra, tính chất và mức độ
lỗi… Do đó, để xác định đúng mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của tội
phạm cần phải đánh giá một cách tổng hợp tất cả các yếu tố có liên quan.
Trong việc phân hóa trách nhiệm hình sự dựa trên cơ sở tính nguy hiểm
cho xã hội của hành vi, nhà làm luật cần lựa chọn những trƣờng hợp phạm tội
có tính nguy hiểm tƣơng đƣơng nhau để xếp chúng vào cùng một nhóm và
tách những trƣờng hợp có sự khác biệt đáng kể về tính nguy hiểm cho xã hội
thành các nhóm khác nhau. Tuy nhiên, nhà làm luật không nên chia tách các
hành vi có tình nguy hiểm cho xã hội tƣơng đƣơng nhau thành các nhóm khác

nhau vì sẽ gây nên tình trạng quy phạm pháp luật trở nên vụn vặt, sự phân hóa
trách nhiệm hình sự trở thành q chi tiết. Tƣơng tự, nhà làm luật cũng không
nên nhập những tƣờng hợp phạm tội có sự khác biệt rõ rệt về tính nguy hiểm
cho xã hội vào cùng một nhóm vì sự phân hóa nhƣ vậy sẽ là q khái qt,
gây khó khăn trong cá thể hóa trách nhiệm hình sự khi áp dụng pháp luật. Với
mỗi nhóm trƣờng hợp phạm tội đã đƣợc phân hóa, nhà làm luật cần quy định
loại và mức độ trách nhiệm hình sự phù hợp; xác định rõ nhóm đƣợc miễn
hoặc có thể đƣợc miễn trách nhiệm hình sự, nhóm cần áp dụng hình phạt và
nhóm có thể đƣợc miễn hình phạt… sao cho đảm bảo tƣơng xứng giữa trách
nhiệm hình sự và tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm cụ thể đã thực hiện.
Trong việc phân hóa biện pháp xử lí nêu trên, nhà làm luật không nên quy
định trong luật một khung chế tài có biên độ dao động lớn vì điều đó sẽ tạo ra
những quy phạm pháp luật có tính phân hóa khơng cao, dễ dẫn đến việc áp
dụng pháp luật tùy tiện hoặc không thống nhất.
Căn cứ phân hóa trách nhiệm hình sự thứ hai: nhân thân người phạm tội
Nhân thân ngƣời phạm tội trong luật hình sự đƣợc hiểu là “tổng hợp
những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội có ý nghĩa đối với việc giải

18


×