Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Pháp luật về cơ chế phát triển sạch ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN HOÀNG TRANG

PHÁP LUẬT VỀ CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH
Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN HOÀNG TRANG

PHÁP LUẬT VỀ CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH
Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Thu Hạnh

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính
xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh
toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tơi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

i


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
STT CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

1

BĐKH

Biến đổi khí hậu

2

CDM

Clean Development Mechanism (Cơ chế phát

triển sạch)

3

CERs

Certified Emission Reduction (Chứng chỉ giảm
phát thải)

4

CNECB

Clean Development Mechanism Executive and
Consultative (Ủy Ban tƣ vấn và điều hành quốc
gia về CDM)

5

DNA

Designated National Authority (Cơ quan có
thẩm quyền quốc gia về CDM)

6

DOE

Tổ chức tác nghiệp


7

EB

Executive Board (Ban điều hành CDM)

8

IET

International Emissions Trading (Mua bán
quyền phát thải quốc tế)

9

IFC

(Công ty Tài chính Quốc tế)

10

IPCC

11

JI

12

KNK


13

KP

14

LOA

Phê duyệt dự án

15

PDD

Văn khiện thiết kế dự án

16

PIN

Ý tƣởng dự án

17

POA

Programme of Activities (Chƣơng trình hoạt
động)


18

PVN

Tập đồn Dầu khí Việt Nam

(Ban liên chính phủ về BĐKH)
Joint Implementation (Đồng thực hiện)
Khí nhà kính
Kyoto Protocol (Nghị định thƣ Kyoto)

ii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ......................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ........................................................ v
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH VÀ
PHÁP LUẬT VỀ CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH Ở VIỆT NAM ............. 8
1.1. Tổng quan về Cơ chế phát triển sạch ......................................................... 8
1.1.1. Khái niệm về Cơ chế phát triển sạch ...................................................... 8
1.1.2. Nguồn gốc ra đời của Cơ chế phát triển sạch ....................................... 11
1.1.3. Những nguyên tắc chung của Cơ chế phát triển sạch ........................... 15
1.1.4. Các mục tiêu của Cơ chế phát triển sạch .............................................. 16
1.1.5. Cách thức vận hành Cơ chế phát triển sạch .......................................... 19

1.2. Pháp luật về Cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam ..................................... 26
1.2.1. Cơ sở hình thành pháp luật về Cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam ...... 26
1.2.2. Những nội dung cơ bản của pháp luật về Cơ chế phát triển sạch ở
Việt Nam ......................................................................................................... 28
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .............................................................................. 37
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN
SẠCH QUA THỰC TIỄN XÂY DỰNG, TRIỂN KHAI CÁC DỰ ÁN
CDM Ở VIỆT NAM ...................................................................................... 38
2.1. Thực trạng xây dựng, triển khai các dự án CDM ở Việt Nam ................ 38
2.1.1. Tình hình xây dựng, triển khai các dự án CDM ở Việt Nam ............... 38
2.1.2 Quan hệ giữa Việt Nam và các đối tác................................................... 45
iii


2.2. Những thuận lợi trong việc áp dụng pháp luật về Cơ chế phát triển sạch ở
Việt Nam ......................................................................................................... 49
2.2.1. Cơ chế hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp triển khai CDM ................ 50
2.2.2. Cơ chế tài chính CERs .......................................................................... 52
2.2.3. Đóng góp của các doanh nghiệp với việc phát triển kinh tế - xã hội ở
địa phương ....................................................................................................... 53
2.3.4. CDM là cơ hội kinh doanh cho ngành dịch vụ tư vấn và tài chính ...... 54
2.3. Những khó khăn trong việc áp dụng pháp luật về Cơ chế phát triển sạch ở
Việt Nam ......................................................................................................... 56
2.3.1. Thủ tục hành chính ................................................................................ 56
2.3.2. Quy định về pháp luật thuế ................................................................... 61
2.3.3. Vấn đề xác định đường cơ sở ................................................................ 62
2.3.4. Quy định pháp luật về tài chính CERs .................................................. 63
2.3.5. Rủi ro tài chính của dự án CDM ........................................................... 65
2.4. Nguyên nhân của những khó khăn trong việc áp dụng pháp luật về Cơ
chế phát triển sạch ở Việt Nam ....................................................................... 66

2.4.1. Nguyên nhân khách quan ...................................................................... 66
2.4.2. Nguyên nhân chủ quan .......................................................................... 70
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .............................................................................. 77
CHƢƠNG 3 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRONG
THỰC HIỆN CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH VÀ MỘT SỐ KHUYẾN
NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
PHÁP LUẬT VỀ CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH Ở VIỆT NAM ........... 78
3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong việc xây dựng khung
pháp lý và triển khai Cơ chế phát triển sạch ................................................... 78
3.1.1. Trung Quốc ........................................................................................... 78
3.1.2. Brazil ..................................................................................................... 80
iv


3.1.3. Ấn Độ .................................................................................................... 83
3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về Cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam... 84
3.2.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về thủ tục cấp phép và triển khai dự
án CMD ........................................................................................................... 85
3.2.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật thuế và tài chính về CDM ............. 88
3.2.3. Hồn thiện các quy định pháp luật về thương mại CERs .................... 89
3.2.4. Thiết lập thị trường CDM ..................................................................... 92
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về Cơ chế phát triển sạch
ở Việt Nam ...................................................................................................... 93
3.3.1. Hoàn thiện pháp luật, chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển CDM... 93
3.3.2. Nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của dự án CDM với
nền kinh tế và môi trường ............................................................................. 100
3.3.3. Xây dựng chính sách và chương trình để chuyển giao hiệu quả công
nghệ môi trường ............................................................................................ 101
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................ 103
KẾT LUẬN .................................................................................................. 104

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 106

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Danh sách các PoA của Việt Nam được EB công nhận ................. 39
Bảng 2.2: Danh sách các dự án CDM được EB cấp CERs tại Việt Nam ....... 40
( tính đến ngày 31/10/2012) ............................................................................ 40
Bảng 2.3: Các hoạt động dự án CDM của Việt Nam đã được EB cho ........... 41
đăng ký theo lĩnh vực (tính đến 31/10/2012) .................................................. 41
Bảng 2.4: Lĩnh vực dự án CDM đang chờ thư phê duyệt PDD từ DNA Việt Nam 42

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1 : Sơ đồ Chu trình dự án ................................................................... 22
Hình 1.2: Sơ đồ giai đoạn thiết kế dự án......................................................... 24
Hình 1.3 : Sơ đồ giai đoạn vận hành dự án ..................................................... 25
Hình 2.1 : Các hoạt động dự án được đăng ký theo khu vực trên thế giới ..... 39

vii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Biến đổi khí hậu (BĐKH) tác động ngày càng mạnh mẽ tới tự nhiên và
đời sống xã hội, gây ra những tổn thất rất nặng nề cho nhiều quốc gia trên thế
giới. Trong nhiều năm gần đây, BĐKH đang là một thách thức lớn đối với

quá trình phát triển của Việt Nam khi tác động của BĐKH hình thành ngày
càng rõ nét, đe dọa tiến trình phát triển của đất nước hiện nay cũng như trong
tương lai. Hệ quả là gia tăng mức độ cạn kiệt tài nguyên, mức độ lây lan các
dịch bệnh, tác động tiêu cực đến sức khỏe con người cũng như cây trồng, vật
nuôi, sự cố môi trường,… Đặc biệt, hiện tượng hiệu ứng nhà kính được cho là
tác nhất lớn nhất gây ra BĐKH đang làm xáo trộn môi trường sinh thái và gây
ra nhiều hệ lụy với đời sống con người. Hiểm họa từ BĐKH toàn cầu đã được
cộng đồng quốc tế hết sức quan tâm, thể hiện bằng việc đưa Nghị định thư
Kyoto (1997) làm văn kiện pháp lý quan trọng nhằm ràng buộc 165 quốc gia
trên thế giới, bằng các biện pháp hữu hiệu, phải giảm lượng khí thải gây ra
hiệu ứng nhà kính và làm chậm tốc độ nóng lên của khí hậu. Đặc biệt ba cơ
chế trong Nghị định thư Kyoto đưa ra bao gồm: mua bán quyền phát thải quốc
tế (IET), đồng thực hiện (JI) và cơ chế phát triển sạch (CDM) thì cơ chế phát
triển sạch (CDM) được quan tâm hơn cả bởi đạt được tiêu chí giảm phát thải
khí nhà kính với chi phí thấp nhất, nhưng vẫn tăng cường hiệu quả cải thiện
môi trường.
Việt Nam là quốc gia chịu nhiều tác động của BĐKH, bên cạnh đó các
sự cố môi trường xảy ra ngày càng trầm trọng, công tác xử lý và làm giảm
thiểu ô nhiễm môi trường còn gặp nhiều lúng túng. Nhiều doanh nghiệp, nhất
là doanh nghiệp vừa và nhỏ khơng có đủ tiềm lực để thay thế các công nghệ
lạc hậu, hệ thống xử lý chất thải đạt hiệu quả chưa cao. Do vậy, khi tham gia
1


xây dựng và thực hiện các dự án CDM sẽ mở ra cơ hội to lớn cho Việt Nam
trên nhiều phương diện: Một mặt giảm nhẹ những vấn đề môi trường đang tồn
tại bằng việc tiếp nhận các công nghệ hiện đại và nguồn tài chính bền vững;
mặt khác thúc đẩy phát triển kinh tế, gia tăng cơ hội đầu tư, thương mại, tiết
kiệm năng lượng, tạo ra công ăn việc làm và nâng cao phúc lợi xã hội. Chính
vì mà vậy nhiều năm gần đây, Chính phủ Việt Nam tích cực thúc đẩy việc

thực hiện CDM khơng thể chậm trễ.
Mặc dù hệ thống văn bản hướng dẫn ra đời nhanh chóng và ngày càng
hồn thiện, tuy nhiên việc gia nhập thị trường CDM vẫn khá mới mẻ đối với
Việt Nam, do vậy khi triển khai, thực hiện các dự án cịn gặp nhiều khó khăn,
lúng túng. Trong đó việc thiếu kiến thức và thông tin về cơ chế áp dụng CDM
là thách thức lớn nhất của Việt Nam khi tham gia vào một sân chơi rộng mở
như vậy. Bên cạnh đó, do những biến động khơng nhỏ của thị trường CDM
tồn cầu làm ảnh hưởng nhiều đến q trình mua bán các sản phẩm của CDM.
Bởi những hạn chế chủ quan và khách quan như vậy, cần có một sự
nghiên cứu cụ thể, kỹ lưỡng về các chính sách pháp luật về cơ chế CDM ở
Việt Nam, đánh giá sát thực những lợi thế và rủi ro khi thực hiện các dự án
CDM đối với các doanh nghiệp của Việt Nam để đưa ra phương hướng hoàn
thiện nhất cho yêu cầu phát triển cơ chế CDM hiện nay. Do vậy tôi chọn đề
tài: “ Pháp luật về Cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam” làm đề tài nghiên
cứu luận văn của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích tình hình BĐKH trên thế
giới, những vấn đề lý luận và thực tiễn thực thi cam kết quốc tế mà Việt Nam
tham gia ký kết, luận văn nêu và phân tích những quan điểm, giải pháp nhằm
hồn thiện các quy định pháp luật về Cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam.
2


- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích mục đích nghiên cứu
nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
+ Làm rõ cơ sở lý luận và những vấn đề pháp lý quốc tế về Cơ chế phát
triển sạch.
+ Làm rõ nội dung pháp luật Việt Nam về Cơ chế phát triển sạch.
+ Đánh giá thực trạng triển khai các dự án CDM ở Việt Nam, tìm hiểu
những vướng mắc trong quá trình xây dựng, thực hiện các dự án, những hạn

chế trong thực trạng pháp lý ở Việt Nam hiện nay.
+ Đề xuất một số kiến nghị có tính định hướng cho việc xây dựng, áp
dựng Cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố cấu thành nội dung Cơ chế phát
triển sạch, cơ cấu tổ chức và cách thức vận hành trong thực tiễn.
Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống các văn kiện quốc tế là tiền đề hình
thành Cơ chế phát triển sạch, kinh nghiệm pháp luật của một số quốc gia có
thị trường CDM phát triển mạnh và năng lực cạnh tranh CERs cao. Các văn
bản quy phạm pháp luật quốc gia làm cơ sở, tiền đề cho Cơ chế phát triển
sạch được thực hiện trên thực tế ở Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được triển khai trên cơ sở lý luận là quan điểm của Chủ nghĩa
Mác - Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, trên các
quan điểm và đường lối của Đảng và chính sách của nhà nước về phát triển
bền vững, thúc đẩy kinh tế đồng thời bảo vệ môi trường, chống BĐKH. Luận
văn được giải quyết dựa trên phương pháp phân tích văn kiện pháp lý quốc tế,
so sánh với hệ thống pháp luật Việt Nam để đánh giá mức độ tương thích. Có
tham khảo, tổng hợp một số cơng trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này.
3


Cùng với đó là sử dụng một số phương pháp đặc thù của luật học để
nghiên cứu đề tài như phương pháp phương pháp mơ tả, hệ thống hóa các quy
phạm pháp luật, phương pháp lịch sử, phương pháp khái quát hóa, sơ đồ hóa…
Cụ thể:
Trong chương 1: Luận văn đã sử dụng phương pháp phân tích các cơng
ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên đặc biệt là Nghị định Thư Kyoto là cơ
sở pháp lý quan trọng nhất để hình thành nên cơ chế CDM, áp dụng phương
pháp lịch sử giải thích nguyên do dẫn đến sự ra đời của cơ chế CDM, vai trò,

ý nghĩa của CDM đối với cộng đồng quốc tế nói chung và Việt Nam nói
riêng, đánh giá, so sánh sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật
quốc tế. Hệ thống các chính sách pháp luật của nhà nước để đảm bảo triển
khai dự án CDM trên thực tiễn, đánh giá những tiềm năng to lớn mà CDM
mang lại cho quốc gia
Chương 2: Sử dụng phương pháp khái quát hóa, sơ đồ hóa tình hình
triển khai cơ chế CDM trong nhiều năm trở lại đây, những thuận lợi mà hệ thống
pháp luật mang lại cho cơ chế CDM, đặc biệt mô tả một số dự án CDM tiêu biểu
mà Việt Nam đã thực hiện thành cơng khẳng định CDM hồn tồn có cơ sở trở
thành lĩnh vực kinh tế đầy tiềm năng. Phân tích những vấn đề khó khăn đang
mắc phải khi thực hiện cơ chế trong môi trường ở Việt Nam cũng như dẫn giải
những nguyên nhân cụ thể giải thích lý do vì sao áp dụng cơ chế CDM
Chương 3: Tổng hợp một số kinh nghiệm từ các quốc gia đã xây dựng
thành công CDM, so sánh với pháp luật ở Việt Nam hiện tại cần tiếp thu, học
hỏi những nội dung gì để giải quyết các vấn đề còn tồn tại làm cản trở sự phát
triển của cơ chế CDM.
5. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Mặc dù cơ chế CDM vẫn còn là cụm từ khá mới mẻ và lạ lẫm ở Việt
Nam tuy nhiên, cũng đã có khơng ít các cơng trình khoa học nghiên cứu về đề

4


tài này, đặc biệt là các cơng trình nghiên cứu về khoa học công nghệ, nghiên
cứu về năng lượng, môi trường, đánh giá tài chính cho các dự án của CDM...
Tuy nhiên trong lĩnh vực pháp luật, đặc biệt là việc nghiên cứu các cơ sở
pháp lý quan trọng để tổ chức, vận hành được cơ chế này trong phạm vi lãnh
thổ Việt Nam phần nào bị hạn chế. Công trình nghiên cứu tiêu biểu trong thời
điểm hiện nay là: “Sách về CDM” xuất bản bởi TŨV Rheinland Hong Kong
Ltd và RCEE – Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và môi trường ra đời tháng

vào tháng 12/2004 được coi như cuốn cẩm nang hữu hiệu để tìm hiểu về tồn
bộ cơ chế CDM trên mọi phương diện về tổ chức, vận hành, quản lý, pháp
luật thực dụng... tuy sách đã đưa ra đầy đủ thông tin về Cơ chế CDM nhưng
phần đánh giá pháp luật vẫn còn sơ sài và nhiều thiếu sót. Thứ hai là luận văn
thạc sĩ: “Việt Nam với việc thực hiện điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu,
hướng hồn thiện các quy định của pháp luật về cơ chế phát triển sạch và
xuất khẩu chứng nhận giảm phát thải khí nhà kính” của Phạm Văn Hảo,
Chuyên ngành Luật Quốc tế trường đại học Quốc gia Hà Nội, bảo vệ năm
2012 cũng đã chỉ ra các cơ sở pháp lý, đánh giá pháp luật và có đưa ra một số
phương hướng cơ bản hồn thiện cho cơ chế CDM ở Việt Nam. Tuy nhiên
việc phân tích pháp luật hồn tồn dựa trên các Điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên, nghiên cứu tập trung vào sự phù hợp của pháp luật quốc tế
và pháp luật Việt Nam. Hơn nữa phạm vi đề tài rất rộng, chưa tập trung đánh
giá hết các quy định pháp luật của Việt Nam. Bên cạnh đó cịn rất nhiều các
cơng trình nghiên cứu khác cũng đề cập đến CDM nhưng chỉ ở một góc độ
nhất định, chưa tìm hiểu sâu hơn và cụ thể hơn về lĩnh vực này.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hệ thống lại toàn bộ các
văn bản pháp luật quốc gia và văn kiện pháp luật quốc tế cơ chế CDM, góp
phần hình thành một cái nhìn bao qt, đa chiều về CDM (nguyên nhân hình
5


thành CDM,vai trị, ý nghĩa hình thành, ngun tắc tổ chức, cách thức vận
hành cơ chế, điều kiện hình thành thị trường…) từ đó thừa nhận về vị trí, vai
trị quan trọng của cơ chế CDM đối với không chỉ quốc gia mà cịn trên phạm
vi tồn cầu, u cầu cần có sự nhận thức cao hơn, quan tâm, ưu tiên phát triển
hơn nữa đối với các dự án CDM ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ đóng góp những ý kiến mang tính xây
dựng, góp phần hồn thiện pháp luật về cơ chế CDM ở Việt Nam, giúp việc

triển khai các dự án CDM có hiểu quả hơn nữa trên thực tế, mang lại giá trị
thiết thực về kinh tế cũng như những đóng góp cải thiện về môi trường, tạo ra
nguồn lợi to lớn cho đất nước.
7. Tính mới của đề tài
Thị trường CDM hình thành ở Việt Nam trong khoảng thời gian khá
ngắn, năm 2005 khi Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị 35/2005/CT-TTg về việc
tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc công ước khung của Liên hợp
quốc về Biến đổi khí hậu thì từ CDM mới bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam
nhưng còn rất hạn chế, mãi đến năm 2007 khi Quyết định 130/2007/QĐ-TTg
ra đời mới và trở thành cơ sở pháp lý quan trọng cho các dự án đầu tư CDM ở
Việt Nam. Như vậy đối với một thị trường mới ra đời và còn rất non trẻ, việc
phát triển hệ thống luật đã phần nào bị hạn chế. Bên cạnh đó, để vận hành
được cơ chế này hiệu quả còn cần rất nhiều sự nỗ lực nghiên cứu về lĩnh vực
khoa học công nghệ, lĩnh vực phát triển năng lượng, sử dụng năng lượng, bảo vệ
môi trường... và đặc biệt là cần nhìn nhận dưới góc độ pháp luật, cần các quan
điểm, đường lối chính sách của nhà nước trong tổ chức cũng như thực hiện.
Vì những lý do như vậy, dựa trên việc hệ thống hóa các quy định của
pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế về cơ chế CDM cũng như quá trình
nghiên cứu, tổng hợp các thành tựu khoa học về lĩnh vực này, luận văn có
những đóng góp như sau:
6


- Cung cấp các thông tin cơ bản về cơ chế CDM, đưa ra một bức tranh
pháp luật hoàn chỉnh về pháp luật cơ chế CDM ở Việt Nam.
- Chỉ ra một số hạn chế trong quá trình triển khai các dự án CDM để từ
đó đề xuất phương hướng hồn thiện các quy định pháp luật có liên quan để
đảm bảo CDM phát triển hiệu quả nhất, đem lại giá trị kinh tế và môi trường
thiết thực cho quốc gia.
7. Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài
có bố cục gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về cơ chế phát triển sạch và pháp luật về Cơ chế
phát triển sạch ở Việt Nam.
Chương 2. Thực trạng pháp luật về Cơ chế phát triển sạch qua thực tiễn
xây dựng, triển khai các dự án CDM ở Việt Nam.
Chương 3. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc thực hiện Cơ
chế phát triển sạch và một số khuyến nghị hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu
quả áp dụng pháp luật về Cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam.

7


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH VÀ PHÁP LUẬT VỀ
CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH Ở VIỆT NAM
1.1. Tổng quan về Cơ chế phát triển sạch
1.1.1. Khái niệm về Cơ chế phát triển sạch
Ngày nay chúng ta bắt gặp từ “cơ chế” trên rất nhiều các phương tiện
thông tin khác nhau như: Cơ chế thị trường, Cơ chế ba bên, Cơ chế xin cho,
Cơ chế tài chính... cơ chế cũng được sử dụng trong hầu hết các ngành khoa
học, trong hoạt động nghiên cứu và trong cách điều hành, quản lý.Vậy “cơ
chế” nghĩa là gì? Từ “cơ chế ” là chuyển ngữ của từ mécanisme theo tiếng
nước ngoài. Theo Từ điển Le Petit Larousse (1999) giảng nghĩa: "mécanisme"
là "cách thức hoạt động của một tập hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau". Từ
điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học 1996) định nghĩa cơ chế là "cách thức
theo đó một q trình thực hiện [39]”. Trong cuốn Sổ tay về phát triển,
thương mại và WTO, các nhà khoa học cho rằng “cơ chế là một phương thức,
một hệ thống các yếu tố làm cơ sở, đường hướng cho sự vận động của một sự
vật hay hiện tượng”.

Như vậy, về cả phương diện từ điển học và phương diện khoa học, dù
cách tiếp cận của các nhà khoa học khơng hồn tồn giống nhau, nhưng có thể
nhận thấy các quan điểm này đều chỉ ra hai yếu tố cơ bản tạo thành cơ chế.
Đó là: yếu tố tổ chức (cơ cấu) và yếu tố hoạt động (vận hành). Yếu tố tổ chức
đề cập đến các thành viên (chủ thể) tham gia, cách thức hình thành tổ chức
(cơ cấu) và cách thức tổ chức hệ thống nội tại. Yếu tố hoạt động thể hiện mối
quan hệ tác động qua lại giữa các thành viên (sự phân công và hợp tác giữa
các thành viên) trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của tổ chức;
nguyên tắc vận hành của cơ chế và nội dung hoạt động của nó.
8


Vậy Cơ chế phát triển sạch là gì? Cơ chế phát triển sạch - Clean
Development Mechanism (viết tắt là CDM) là một phương thức hợp tác quốc
tế mới trong lĩnh vực môi trường giữa các quốc gia đang phát triển và các
quốc gia đã cơng nghiệp hố. Thực tế trong hệ thống các văn bản hiện nay
khơng có bất kỳ một định nghĩa nào về CDM được đưa ra, người ta thường
nhận định về CDM theo một cách chung nhất: Đó là một cơ chế hợp tác được
thiết lập trong khn khổ KP với mục đích trợ giúp các nước đang phát triển
đạt được mục tiêu phát triển bền vững bằng việc hỗ trợ, khuyến khích đầu tư
các dự án thân thiện với mơi trường từ phía Chính phủ và nhà đầu tư của các
nước công nghiệp. Tuy nhiên liên hệ với khái niệm cơ chế đã đề cập ở trên,
CDM cũng thể hiện hai yếu tố cấu thành cơ bản yếu tố tổ chức (cơ cấu) và
yếu tố hoạt động (vận hành). Cơ cấu của CDM được tạo nên bởi ba đối tác
quan trọng đó là: nước đầu tư ( Các bên thuộc Phụ lục I), nước chủ nhà ( Các
bên không thuộc Phụ lục I) và Ban điều hành CDM (EB). Trong đó Ban điều
hành CDM giữa vai trò quan trọng là cơ quan điều hành, quản lý cũng như tạo
ra sự tương tác, hỗ trợ hai bên khi tham gia CDM. Q trình vận hành của
CDM chính là quá trình hợp tác giữa ba tổ chức này theo một quy trình khép
kín và chặt chẽ, nhằm đi đến mục đích cuối cùng là tạo ra được một sản phẩm

có giá trị về cả mặt kinh tế trên thực tiễn cũng như đóng góp cho mục tiêu
giảm phát thải nhà kính và chống BĐKH.
CDM được ghi trong Điều 12 của KP, cho phép Chính phủ hoặc tổ
chức, các nhân ở các nước phát triển được thực hiện dự án giảm phát thải ở
các nước đang phát triển để nhận được “Chứng chỉ giảm phát thải” - viết tắt
là CERs, đóng góp cho mục tiêu giảm phát thải ở quốc gia đó. Nếu như vài
thập kỷ trước đây, phương thức viện trợ phát triển chính thức (ODA) là phổ
biến và được coi là một biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước
đang và kém phát triển, thì hiện nay trước vấn đề ơ nhiễm mơi trường đang
9


được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, CDM trở thành một cơng cụ triển
khai chính sách quốc gia về mơi trường ở nhiều nước tham gia KP.
Giải thích một cách cụ thể hơn, CDM cho phép các bên thuộc Phụ Lục
I (các nước được đầu tư) thực hiện các dự án giảm phát thải tại các bên không
thuộc Phụ Lục I (nước đang phát triển) và đổi lại, các doanh nghiệp này nhận
được chứng chỉ dưới dạng CERs, là mức giảm Cacbon được chứng nhận do
các dự án CDM tạo ra và được tính vào chỉ tiêu giảm phát thải của các nước
cơng nghiệp hố. Các chủ dự án CDM là người sở hữu CERs có thể bán cho
các nước thuộc Phụ lục I. Xem một ví dụ như sau: Một công ty Pháp cần phải
giảm lượng phát thải của mình được phân bổ trong tổng mục tiêu giảm phát
thải của Pháp theo Nghị định thư Kyoto. Thay vì giảm phát thải từ các hoạt
động của chính các công ty ở Pháp, công ty sẽ cung cấp tài chính, kĩ thuật,
máy móc... để xây dựng một nhà máy điện ở Ấn Độ. Điều này tránh được
việc phải xây dựng nhà máy điện sử dụng năng lượng hóa thạch hoặc điện
năng từ các nhà máy điện khác (nếu theo phương án kinh doanh thông
thường) do vậy giảm phát thải khí nhà kính ở Ấn Độ. Nhà đầu tư Pháp này sẽ
được nhận một chứng chỉ giảm phát thải, góp phần thực hiện mục tiêu giảm
phát thải của Pháp [41, tr.39].

Như vậy, thay vì cố gắng thực hiện giảm phát thải ngay tại nước mình
bằng các biện pháp như đầu tư, đổi mới, cải tiến cơng nghệ… với chi phí tốn
kém hơn và hiệu quả thường không cao; các nước phát triển sẽ tiến hành các
dự án CDM đầu tư vào các nước đang phát triển chưa bị ô nhiễm mơi trường
nặng, trình độ cơng nghệ chưa cao để giảm phát thải với hiệu quả cao hơn.
Nhờ thế, các nước cơng nghiệp hố triển khai các dự án CDM cũng được coi
là đã thực hiện các cam kết của mình về giảm phát thải định lượng theo KP,
góp phần vào mục tiêu chung là giảm nồng độ khí nhà kính trong khí quyển,
hạn chế sự biến đổi khí hậu trái đất theo hướng bất lợi cho loài người, đồng

10


thợi cũng tạo ra điều kiện cho các nước đang phát triển nhận được lợi ích từ
các dự án CDM như: chuyển giao công nghệ tiên tiến, đầu tư tài chính giúp
cho các nước này đạt được sự phát triển bền vững.
1.1.2. Nguồn gốc ra đời của Cơ chế phát triển sạch
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với
trung bình và dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài,
thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH hiện nay được xếp vào hàng “An
ninh phi truyền thống” và được dự báo là có thể trở thành thách thức lớn nhất
với hịa bình và an ninh thế giới. Hậu quả của BĐKH (các thảm họa thiên
nhiên, các vấn đề mơi trường…) có thể làm thay đổi nguồn phân bổ tài
nguyên, dẫn đến tình trạng mất an ninh lương thực, an ninh năng lượng và
làm bùng nổ các làn sóng di cư, gây xung đột và làm bất ổn chính trị xã hội.
BĐKH do 2 nguyên nhân gây ra: đó là q trình biến đổi của tự nhiên
và do ảnh hưởng bởi tác động của con người. Phần lớn các nhà khoa học đều
khẳng định rằng hoạt động của con người đã và đang làm BĐKH toàn cầu.
Nguyên nhân chủ yếu của sự biến đổi đó là sự tăng nồng độ khí nhà kính
trong khí quyển dẫn đến tăng hiệu ứng nhà kính [25]. Các khí nhà kính tự

nhiên đóng vai trị như một tấm mái kính giữ cho Trái đất ở nhiệt độ đủ ấm và
có ý nghĩa sống còn đối với mọi sự sống trên Trái đất. Khơng có tấm mái kính
tự nhiên này, nhiệt độ bề mặt Trái đất sẽ giảm xuống nhiều so với hiện tại.
Giống tác động của mái nhà kính, hiệu ứng giữ nhiệt này được gọi là hiệu ứng
nhà kính Tuy nhiên các hoạt động của con người đang làm tấm mái kính này
thay đổi.
Từ thời kỳ tiền cơng nghiệp (1870) đến nay, cùng với sự phát triển
công nghiệp mạnh mẽ, con người thơng qua các hoạt động của mình như đốt
nhiên liệu hóa thạch, khai thác mỏ, khai phá rừng, chuyển đổi sử dụng đất,
sản xuất lương thực, chăn nuôi, xử lý chất thải và các hoạt động sản xuất công
nghiệp… đã và đang làm tăng nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển và
gây nên sự BĐKH.
11


1.1.2.1. Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC)
Trước những bằng chứng khoa học về sự can thiệp của con người đối
với hệ thống khí hậu toàn cầu ngày càng tăng lên cùng mối quan tâm của
cộng đồng về môi trường đã dẫn đến việc đưa vấn đề BĐKH vào chương
trình nghị sự. Năm 1988, Chương trình Mơi trường Liên hợp quốc và Tổ chức
Khí tượng Thế giới đã thành lập Ban liên chính phủ về BĐKH (gọi tắt là
IPCC) nhằm cung cấp các thông tin khoa học chính xác cho các nhà lập chính
sách. IPCC đã đưa ra báo cáo khẳng định rằng BĐKH là mối đe doạ và kêu
gọi cần phải có điều ước quốc tế giải quyết vấn đề này. Đại hội đồng Liên hợp
quốc đã hưởng ứng lời kêu gọi thông qua các cuộc đàm phán chính thức liên
quan đến Cơng ước khung về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) và thành lập "Uỷ
ban Đàm phán Liên chính phủ" nhằm thúc đẩy Công ước này [5]. Đến tháng
5 năm 1992, UNFCCC đã được chấp thuận. Cho đến tháng 12 năm 2009
Công ước đã có 192 Bên tham gia.
Mục tiêu cuối cùng của UNFCCC là ổn định nồng độ khí nhà kính

trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con
người đối với hệ thống khí hậu. Mức đó phải được đạt tới trong một khung
thời gian đủ để cho phép các hệ sinh thái thích nghi một cách tự nhiên với
biến đổi khí hậu, đảm bảo sản xuất lương thực không bị đe doạ và cho phép
phát triển kinh tế theo hướng bền vững.
Công ước phân chia các nước thành 2 nhóm:
- Các Bên thuộc Phụ lục I (AnnexI): các nước cơng nghiệp hóa là các
nước chủ yếu gây ra biến đổi khí hậu.
- Các Bên không thuộc Phụ lục I (Non - Annex I): gồm phần lớn là các
nước đang phát triển.
1.1.2.2. Nghị định thư Kyoto
Hướng tới tăng cường hơn nữa cơ sở pháp lý về trách nhiệm thực hiện
UNPCCC, các bên tham gia UNFCCC nhận thức sự cần thiết phải có những
12


cam kết cụ thể để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Hội nghị các Bên lần thứ
ba của UNFCCC tại Kyoto, Nhật Bản, tháng 12 năm 1997 đã thông qua Nghị
định thư Kyoto (KP). Nghị định thư xây dựng các chỉ tiêu mang tính ràng
buộc pháp lý 6 khí nhà kính được kiểm sốt bởi Nghị định thư Kyoto bao
gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs, SF6.
Nghị định thư là một thỏa thuận quốc tế riêng biệt nhưng nó cũng liên
quan đến một thỏa thuận khác đang tồn tại. Điều đó có nghĩa là Nghị định thư
về khí hậu sẽ giải quyết những mối lo ngại và kế thừa các nguyên tắc đã được
đưa ra trong Công ước. Nghị định thư được xây dựng trên cơ sở Công ước
này và bổ sung một số cam kết mới mạnh hơn, chi tiết và phức tạp hơn so với
bản Công ước. Sự phức tạp này thể hiện ở chỗ nó phải phản ánh những thách
thức rất lớn về việc kiểm soát phát thải KNK. Để đạt được một thỏa thuận
chung chúng ta cần xem xét, cân đối tính đa dạng về lợi ích chính trị và kinh
tế của mỗi quốc gia khác nhau. “Một điều có thể nhận thấy là những ngành

công nghiệp hàng tỷ USD sẽ được tái cấu trúc và một số ngành có thể tạo ra
lợi nhuận từ việc chuyển đổi sang nền kinh tế thân thiện với mơi trường và
một số ngành khác thì khơng ” [10].
Thực tế chỉ ra rằng, để thực hiện các mục tiêu một cách tự giác là
không đủ để ngăn chặn việc tăng phát thải khí nhà kính và do đó cần phải có
một quy ước ràng buộc các nước. Trong KP đối với các Bên thuộc Phụ lục I
của Công ước, trong thời kỳ cam kết đầu tiên 2008-2012 các nước này phải
giảm phát thải khí nhà kính thấp hơn mức năm 1990 khoảng 5,2% lượng phát
thải của họ so với mức phát thải năm 1990 trong đó, EU phải giảm 8%, Nhật
Bản 6%, Mỹ 7%. Đây là một gánh nặng đối với các nước này, do tình hình
phát thải gắn liền với sự phát triển trong các ngành công nghiệp, để giảm phát
thải họ cũng cần có sự giúp đỡ, mà một trong những con đường là dựa trên
các cơ chế linh hoạt mà KP đã đưa ra nhằm thực hiện giảm phát thải GHG
bên ngoài phạm vi địa lý quốc gia với chi phí thấp nhất, đó là:
13


- Cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism – CDM)
- Cơ chế đồng thực hiện (Joint Implementation – JI)
- Cơ chế buôn bán phát thải (International Emissions Trading – IET)
Nhờ các biện pháp này, các quốc gia có thể linh hoạt trong việc thực
hiện và đo đếm mức giảm thiểu phát thải. Đặc biệt là khi hệ thống “Buôn bán
phát thải” ra đời, cho phép các nước công nghiệp mua bán quyền phát thải.
Họ sẽ có thể có được “những đơn vị giảm phát thải” bằng việc cấp tài chính
cho một số loại dự án thực hiện ở các nước phát triển (CDM). Ngồi ra, CDM
sẽ khuyến khích phát triển bền vững và cho phép các nước công nghiệp phát
triển cấp tài chính cho những dự án giảm thiểu phát thải ở các nước đang phát
triển và họ nhận được chứng chỉ cho việc làm này.
Nghị định thư Kyoto năm 1997 đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ
lực tồn cầu về bảo vệ mơi trường và phát triển bền vững, lần đầu tiên chính

phủ của các nước đã chấp nhận về mặt pháp lý ràng buộc về mức phát thải
KNK của mình. Nghị định thư cũng đưa ra sáng kiến về cơ chế hợp tác nhằm
mục đích giảm chi phí cho việc giảm thiểu phát thải. Nếu đạt được mục tiêu
giảm phát thải, khí hậu tồn cầu sẽ khơng bị tác động, vì vậy một cơ chế kinh
tế hợp tác có hiệu quả giữa các quốc gia sẽ giúp cho họ có đạt được mục tiêu
giảm phát thải với chi phí thấp nhất và hiệu quả nhất.
1.1.2.3. Thỏa thuận Marrakech
Những nguyên tắc cuối cùng về CDM đã được thống nhất tại Hội nghị
thành viên lần thứ 7 trong khuôn khổ UNFCCC tại Marakech năm 2001. Thỏa
thuận Marrakech đã thiết lập một Ban điều hành theo dõi các hoạt động của
CDM. Ban này được giao nhiệm vụ cụ thể hoá các luật lệ hiện hành và cung
cấp những hướng dẫn cần thiết về phê chuẩn, thẩm định các dự án CDM. Ban
điều hành cũng sẽ là người ra quyết định cuối cùng về việc có được đăng ký
dự án CDM hay không để nhận được chứng nhận giảm phát thải [39, tr.35].
14


Thỏa thận Marrakech ra đời và được mọi người biết đến đã chỉ ra độ
chắc chắn của các dự án CDM để nó có thể bắt đầu sớm nhất. Người ta hy
vọng rằng trong thời gian gần, sẽ có hàng trăm dự án xếp hàng chờ phê duyệt
CDM. Thỏa thuận Marrakech không giới hạn công nghệ sử dụng trong các dự
án CDM, trừ dự án điện nguyên tử mà chỉ giới hạn loại dự án bể chứa có thể
phát triển và lượng bể chứa có thể được sử dụng như là chứng nhận. CDM là
phương tiện thúc đẩy phát triển bền vững ở nước chủ nhà và nước chủ nhà
được quyền lựa chọn loại hình, mục đích của các dự án CDM
1.1.3. Những nguyên tắc chung của Cơ chế phát triển sạch
Để tham gia CDM, các nước phải đáp ứng 3 nguyên tắc cơ bản theo
Nghị định thư Kyoto là:
Thứ nhất, sự tự nguyện tham gia của các bên liên quan tán thành: Bao
gồm các quốc gia phê chuẩn Nghị định thư Kyoto và các quốc gia không phê

chuẩn nhưng tự nguyện tham gia CDM và thành lập cơ quan quốc gia về CDM.
Thứ hai, các nước cơng nghiệp hóa phải thuộc danh sách các nước
trong Phụ lục I và đáp ứng đủ một số điều kiện cụ thể theo Điều 3 của Nghị
định thư Kyoto.
Thứ ba, “chịu sự điều hành và hướng dẫn của Hội nghị các Bên tức là
cuộc họp các Bên của Nghị định thư này và sẽ được giám sát bởi một ban
chấp hành về cơ chế phát triển sạch” Theo Khoản 4 Điều 12 Nghị định thư
Kyoto [6, tr.4]. Để triển khai và giám sát dự án CDM ở mỗi quốc gia, sẽ thành
lập Ban chấp hành quốc tề về CDM (gọi tắt là EB) thực hiện chức năng duy
trì việc đăng ký và giám sát CDM. EB công nhận và ủy nhiệm cho các tổ
chức độc lập, các tổ chức tác nghiệp - phê duyệt các đề xuất dự án CDM,
thẩm tra kết quả giảm phát thải và chứng nhận các giảm phát thải. Đối với
mỗi quốc gia thành viên, trước khi tham gia CDM phải thành lập một cơ quan
quốc gia về CDM để đánh giá, phê duyệt các dự án, đồng thời là đầu mối để
phối hợp với quốc tế gọi là cơ quan có thẩm quyền quốc gia về CDM (DNA).
15


1.1.4. Các mục tiêu của Cơ chế phát triển sạch
1.1.4.1. Mục tiêu chung
Khoản 3, Điều 12, Nghị định thư ghi nhận:
“a) Các Bên không phụ thuộc Phụ lục I sẽ được lợi nhờ các hoạt động
dự án đưa đến những sự giảm phát thải được chứng nhận; và
b) Các Bên thuộc Phụ lục I có thể sử dụng sự giảm phát thải được
chứng nhận đạt được nhờ các hoạt động dự án như vậy để đóng góp vào việc
tuân thủ một phần cam kết của mình về giảm và hạn chế phát thải định lượng
theo Điều 3, như đã xác định bởi Hội nghị các Bên là cuộc họp các Bên của
Nghị định thư này”[6, tr.16]
Trong số những mục đích của các hoạt động dự án CDM, mục tiêu
chính do Hội nghị các bên trong UNFCCC công bố là “giúp các bên không

thuộc phụ lục I phát triển bền vững”. Tuy nhiên, mục tiêu đầy đủ của các hoạt
động dự án CDM là:
- Giảm nhẹ sự BĐKH trên trái đất. Đây là mục đích quan trọng nhất
cũng là đích đến cuối của Công ước.
- Giúp các Bên không thuộc phụ lục I đạt được sự phát triển bền vững
và góp phần vào mục tiêu cuối cùng của Công ước. CDM đưa các nước đang
phát triển đạt đến mục tiêu phát triển bền vững, giảm phát thải tồn cầu thơng
qua các dự án triển khai tại các nước này.
- Giúp các Bên thuộc phụ lục I thực thi các cam kết giảm và hạn chế
phát thải đã được ấn định.
Cơ chế phát triển sạch (CDM) là một trong những công cụ linh hoạt
trong Nghị định thư Kyoto cho phép nhận dạng được những cách thức bảo vệ
khí hậu một cách có hiệu quả về mặt chi phí bằng việc tạo ra một thị trường
tồn cầu cho bn bán chứng chỉ về khí hậu khuyến khích việc sử dụng tiềm
năng sử dụng hiệu quả năng lượng và những phương pháp bảo toàn năng
16


×