Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tục thờ thần lúa yàng xơri và các nghi lễ liên quan đến yàng xơri của người xơ teng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 10 trang )

TỤC THỜ THẦN lú n (VfiNG XƠIÌI) VA cốc NGHI l I
LIỄN QUAN ĐỄN VANGXƠRIÒlb n g ư ờ i XƠ TÍN G
A Tuấn

1. Quan niệm về Yàng Xơri
Xơ Teng là nhóm địa phương có dân số đơng của dân tộc Xơ Đăng, cư
trú tập trung ở các xã: Ngok Yêu, Ngok Lây, Tê Xăng, Măng Ri, Đăk Na...
huyện Tu Mơ Rông và các xã, Văn Lem, Đăk Trâm, Ngok Tụ, Đăk Rơ
Nga.... huyện Đăk Tô của tỉnh Kon Tum. Là cư dân nông nghiệp với việc
canh tác nương rẫy là chủ yếu nên đời sống của họ gắn liền với văn hóa
rừng, họ tin vào sức mạnh siêu nhiên của các thần linh (pu yang). Chính vì
thế, trong đời sống của người Xơ Teng có rất nhiều nghi lễ cúng bái đối với
các lực lượng siêu nhiên tập trung vào mục đích cầu mùa, cầu an, tránh rủi
ro cho cá nhân và cả cộng đồng. Đối với người Xơ Teng thì mọi vật từ gốc
cây, hịn đá, con suối... cho đến các vật dụng trong gia đình đều có linh hồn.
Do vậy hệ thống các thần linh của người Xơ Teng rất đa dạng như: trời
(pling) và đất (ni) là hai vị thần gần gũi nhất với người Xơ Teng, trong tất cả
các nghi thức cúng bái tên hai vị thần nay dều được nhắc đến. Ngồi ra cịn
có các thần song đôi khác như: noa - ja, mặt trăng (khê) - mặt trời (hi) bên
cạnh đó cịn có các vị thần khác như: thần sấm sét (xiăng tơ rốc), thần núi
(xiăng ngọk), thần nước (xiăng tác)...tuỳ theo từng vị thần mà người Xơ
Teng gắn cho họ cái tên tương ứng.
Với quan niệm “vạn vật hữu linh”, người Xơ Teng và các dân tộc ờ
Tây Nguyên cho rằng mọi vật đều có linh hồn. Từ những vật dụng trong nhà,
đến các loại vật, kể cả những vật mà thế giới bên ngồi họ cho là vơ tri vơ
giác như: tảng đá, ngọn núi, cái cây, ngọn cỏ... đều có linh hồn. Trong phần

* ThS., Viện Nghiên cứu văn hóa


/



258

Van h ó a t h ờ

N ữ t h ắ n - MẪU ở V lỆT NAM VẢ CHÂU

A

này, chúng tơi xin đề cập về thần lúa, đây có thể xem là nữ thần tiêu biểu
trong tâm thức của người Xơ Teng. Theo truyền thuyết kể lại: “Ngày xưa,
hạt lúa to lắm nó biết tìm theo sợi chỉ mà tìm đường về kho lúa, con người

khi ấy nhàn hạ lắm nhưng cũng chỉnh thói địng đành nảy sinh từ sự nhàn hạ
ấy đã làm phật lòng khiến hồn lúa giật mình mà vỡ vụn thành những hạt li ti
(hạt lúa nhị như ngày nay). Từ đó hồn lúa khơng tự về nữa, hồn lúa cử rong
chơi theo mây và gió. Chỉnh vì thế con người phải vất vả bởi sự lười nhác
cùa mình. Và để lẩy lịng hồn lúa, người Xơ Teng phải làm nghi thức mời
thần lúa về cư ngụ ừong pu peang trong nghi lễ tria lúa, và nghi thức rước
hồn lúa về kho trong nghi lễ ăn cơm mới”. Hay câu chuyện ngụ ngôn của
người Xơ Teng ở làng Tu Mơ Rông, xã Tu Mơ Rông, huyện Tu Mơ Rông:
“Câu chuyện kể rằng: “Ngày xưa, xưa lắm mn lồi đều có linh hồn. Hạt
lúa biết theo sợi chỉ mà ra rẫy hay về kho lúa. Cái rựa, cái niêc...biết tự đi

làm lấy công việc của chúng. Con người an nhàn như bao vị thần khác.
Nhưng sự ngớ ngẫn của một bà gia khi nấu cơm đã khiến cho hạt lúa vỡ
thành muôn mảnh li ti mà không thể tự đi được. Người đàn ông lười nhác và
bẩn thỉu khơng thơi được tật xấu tị mị, đã vi phạm cấm kỵ theo cái niếc, cái
rựa ra tận rẫy. Thấy chúng làm việc và chuyện trị ơng ta chẳng thể nhịn
được cười. Ông ta nghĩ sẽ doạ chúng một phen. Tiếng hú vang rừng hết sức

bất ngờ của đàn ơng đã làm chúng giật mình, hồn bay mất và thân xác ở lại
cứ như vậy ngã lăn ra đất. Từ đẩy; nếu khơng có tay người chúng khơng thể
làm gì được nữa, con người phải vất vá...
Câu chuyện khơng hề là một
ngụ ngơn thơng thường, bản thân nó, như đã nói, chứa đựng một nguyên lý
đầy chất thơ về mọi sự sống trên thế giới này: vạn vật hữu linh, một kiểu tư
duy “hiện thực huyền ảo” (chữ dùng của Giáo sư Ngô Đức Thịnh) làm nên
cái tinh thần tín ngưỡng sống động độc đáo của người Xơ Teng. Nó thấm
sâu vào mọi phương diện, nâng chúng lên tầm linh thiêng kỷ ảo”1. Trong câu
chuyện của người Ca Dong (nhánh khác của tộc người Xơ Đăng) kể rằng:

"Xua kia, người Ca Dong thu hoạch lúa trên rẫy không phải tuốt lấy từng
bông bỏ vào gùi cõng về như ngày nay mà hạt lúa tự đi về nhà. Con người
chi việc làm gạo nấu cơm. Yang Xơri giống như con người nhưng thân hình
nhỏ nhắn xinh đẹp và rất vui tính. Khi tro bơng (mauxơrơk) bụng cịn lép
kẹp nên phải thường xuyên há miệng để ăn nắng mặt trời trong nhiều ngày
mới no và thành hạt lúa mẫy. Khi được ăn nắng mặt trời no căng bụng rồi
những hạt lúa tự động rủ nhau về với con người. Trên đường từ rẫy về làng,
1. Phạm Thị Trung, Quan niệm về linh hồn người và các nghi ỉễ liên quan tới linh hồn cùa
người X ơ Teng ở Tu Mơ Rông. Luận vãn Thạc sĩ (2006), tr.30.


Tục thờ thần Lúa (Yầng Xơri)..

259

Yàng Xơri vừa đi vừa ca hát, cười nói nơ đùa vang cả một đoạn đường. Bầy
chó trong làng đang nằm ngủ giật mình tinh giấc thấy Yàng Xơri, liền sủa
ầm ì cả làng và xông ra đuổi cắn. Yàng Xơri liền tháo chạy trở về rẫy nhập
lại vào bơng lúa như cũ và khóc rầu rĩ. Con người gọi mãi, dỗ mãi nhưng

hạt lúa vẫn không chịu rời khỏi bông lúa để trở về kho lúa. Cuối cùng con
người hỉ quả đành phải tuốt từng bông lúa bỏ vào gùi cõng về”1. Những câu
chuyện kể khác nhau, nhung đều liên quan đến thần lúa và hồn lúa. Chính vì
vậy, các tộc người ở Tây Nguyên nói chung và người Xơ Teng nói riêng
Yàng Sori (Thần lúa) và hồn lúa (mơ hoa pau) rất được coi trọng, sự sinh
trưởng và phát triển của cây lúa đều do hồn lúa quyết định. Vì thế, họ coi lúa
như con người và không bao giờ dám làm mất lịng thần lúa điều gì. Và để
gọi hồn lúa về kho, và ra rẫy người ta phải làm nghi lễ để cúng.
Với người Xơ Teng cũng như các tộc người khác, người ta ít quan tâm
và chú ý đến hình dáng của YàngXơri, mà họ chỉ chú ý và quan tâm đến hồn
lúa. Mơ hoa pau chính là hồn của thần lúa, hồn lúa thường trú ngụ trong
bông lúa. Trong kho lúa hnâm pau của người Xơ Teng bao giờ cũng có treo
những bơng lúa có màng nhện quấn lại xung quanh, người ta gọi đó là Pu
Peang. Họ cho rằng hồn lúa đang ngủ trong đó, chính vì thế trước khi diễn ra
nghi lễ trỉa lúa người Xơ Teng lại gọi hồn lúa về, nếu không gọi hồn lúa về
thì khi tria lúa, lúa sẽ khơng mọc, nếu có mọc thì khơng nhiều, cây yếu ớt,
lúa sẽ mất mùa. Vì thế khi vào kho lúa thấy mạng nhện bị rách hoặc thủng
thì người Xơ Teng cho rằng hồn lúa ờ trong kho lâu ngày buồn nên thoát ra
đi chơi. Vì vậy khi trỉa lúa người Xơ Teng phải gọi hồn lúa trở về. Khi người
Xơ Teng gieo hạt thì lúc này hồn lúa vẫn quanh quẩn trên khu rẫy, chỉ đến
khi lúa trổ bơng làm hạt thì hồn lúa mới tìm nơi trú ngụ. Trong thời gian lúa
làm bơng, người Xơ Teng kiêng khơng được phép vào rẫy vì sợ làm ảnh
hường đến hồn lúa, sợ hồn lúa bỏ đi. Đến vụ thu hoạch, người Xơ Teng làm
nghi lễ ăn com mới để rước hồn lúa từ rẫy về nhà. Và cứ thế theo chu kỳ này
người Xơ Teng làm những nghi thức để cúng hồn lúa.

2. Các nghi lễ liên quan đến Yàng Xơri
*
Nghi lễ tria lúa (mân chui pau) : Trong thời gian trỉa lúa, người Xơ
Teng giăng dây sirh jrông ừên khắp các con đường vào làng, trên cổng làng


1. ÌNhiều tác giả (2008), Phác thào văn hóa dân gian các dân tộc thiểu sổ tinh Kon Tum, Nxb
Giao thông Vận tải. Hà Nội, tr. 222.


260

Van h ó a th ờ NữTHÁN - MẴU ở V iệ t NAM VÀ CHÂU Á

được dắt lá xanh đó là dấu hiệu làng có việc kiêng cữ, họ kiêng khơng trao
đổi hay bn bán bất cứ thứ gì. Chỉ đến khi công việc trỉa lúa kết thúc, họ
mới được trao đổi bn bán bình thường. Trong ngày trỉa lúa đầu tiên, các
gia đình đều cắm cây gâng knuộì chẹc] gồm có 9 tua rua (dạng như cột gâng
trong nghi lễ ăn trâu nhưng nhỏ và đon giản hơn). Cây gâng knuội chẹc
thường được đặt ở phần sàn trước cửa chính của nhà và được đặt cạnh cối
giã gạo. Các vật phẩm dùng để cúng gồm : một ống cơm rượu nếp, ít vừng
rang, và một con gà. Mọi thứ đã chuẩn bị xong xuôi Mơ ngai zăk xiêm nghê
đến cạnh cây gàng knuội chẹc mặt hướng về phía rẫy nhà mình và bắt đầu
khấn để đánh thức hồn lúa:

(... Hôm nay là ngày trỉa lúa. Chủng tôi cầm con gà, xin cúng các
thần. Xin hồn lúa của Thần Lúa đừng sợ, đừng đi theo gió, theo nước. Hãy
trở về bên gié lúa. Chúng tôi mời các thần tối cao trên đinh Ngọk Linh2.
Mời thần rừng, thần lừa, thần nước. Các thần hãy chấp nhận và xuống đây
để ăn cơm rượm và máu gà. Xin hồn cùa Thần lúa hẫy về mau đế chủng tôi
trỉa hạt....)
Trong lễ cúng này, người Xơ Teng cúng để gọi hồn lúa trở về ngụ
trong kho lúa, nếu không hồn lúa mãi đi chơi hoặc khơng về kịp thì ngày
mai khơng thể tiến hành nghi thức cúng giống để tria hạt. Trong ngày trỉa
lúa đầu tiên, người phụ nữ chiln là người mở kho lúa để lấy tất cả các loại

giống lúa và hoa màu khác, khi bước xuống kho lúa, bà lấy cây đót khơ
treo bên kho lúa và đặt ngọn xuống đất, gốc đặt trên của kho lúa với mục
đích làm cầu thang cho hồn lúa theo ra rẫy. Trong ngày này, tùy thuộc vào
điều kiện của từng gia đinh mà người Xơ Teng cúng bằng lễ vật khác nhau,
nhà nào có thì cùng cả heo và gà (chuẩn bị thực phẩm cho những ngày trỉa
iúa), nhà khơng có thì chỉ cần cúng bằng gà. Máu của vật hiến sinh được
đựng trong một ống to, người ta lấy nước trong ống nứa chuẩn bị sẵn hơm
trước trộn đều lên sau đó người phụ nữ chiln tưới vào các gùi lúa giống và
gùi các loại hoa màu khác.

1. Gâng knuội chẹc: một dạng cây nêu nhưng nhỏ hơn, trang trí đom giàn và không cầu kỳ
như cây gâng trong lễ ăn trâu. Cây được dùng trong các nghi lễ nhỏ của người X ơ Teng.
2. Đây là ngọn núi nằm ờ phía bắc của huyện Tu Mơ Rơng có độ cao trên 2000m, với người
X ơ Teng đây là ngọn núi thiêng vì đó là nơi trú neụ của các Pu Yàng trong tôn giáo cùa
người X ơ Teng. Theo truyền thuyết kế lại, chưa một người Xơ Teng nào dám đặt chân lên
ngọn núi này vì sự linh thiêng cùa nó.


Tục thờ thần Lúa (Y àn g X ơ ri)..

261

Khi lúa bắt đầu trổ bông, người Xơ Đăng Xơ Teng lại tổ chức nghi
thức cầu an cho lúa (mân kaipau). Đây là nghi lễ cầu mong cho lúa trổ nhiều
bông, chắc hạt, chim chuột và thú rừng không được phá. Nghi lễ này chỉ làm
ờ nhà với nghi thức đơn giản vì trong thời gian này người ta khơng lên rẫy vì
đây là lúc hồn lúa tìm nơi trú ngụ. Trong thời giân lúa làm địng người Xơ
Teng kiêng khơng lên hoặc vào trong rẫy.
*


Nghi lễ ăn lúa mới (mân cả pau nao): Ngày đầu tiên, mơ ngai zăk

xiêm nghê] phân công các thành viên trong gia đỉnh sửa sang lại nhà cửa,
dựng cây gâng knuội cá pau nao có trang trí hoa văn thật đẹp dựng ngay sân
trước cùa chính của nhà mình. Người phụ nữ chiln chuẩn bị gùi thiêng (knọ
mân), nồi nấu com cúng (rôh tịl) ; dây sirh jrơng, hoặc dây chỉ (sirh prệh)
với mục đích để giăng qua cầu, hoặc khe suối để rước YàngXơri về nhà.
Ngày thứ hai, người phụ nữ chiln sẽ có trách nhiệm cúng tế. Trước khi
tiến hành, người ta chuẩn bị một cái nia ; trong đó có đặt chiếc gùi thiêng có
đựng dây sirh jrơng, hoặc dây chỉ (sirhprệh) cùa người phụ nữ chiln ; một ít
tàu lá chuối đã được hơ nóng qua lửa; một đoạn cây ngắn được làm bằng le
hoặc sâm lũ dùng để đập đầu con vật hiến sinh; sau đó người ta đặt nia ngay
trước cây găng knuội chẹc. Vật hiến sinh sẽ được người phụ nữ chiln đập
chết để lấy máu (nếu là heo có sự ữợ giúp của mơ ngai zăkxiêm nghê và con
trai của người phụ nữ chiln ). Sau đó, bà lấy tất cả dây sirh jrơng, hoặc dây
chi (sìrh prệh) trong gùi thiêng ra thấm đều vào máu heo (hoặc máu gà) và
gói tất cả trong lá chuối rồi bỏ vào lại trong gùi thiêng. Công việc xong xuôi,
mơ ngai zăk xiêm nghê và người phụ nữ chiln cùng một số người trong gia
đình lên khu rẫy nhà mình.
Đến noi, tại khu vườn păk geang, mơ ngai zăk xiêm nghê giúp người
phụ nữ chiln trồng một cây găng /muội rột pau YàngXơri (cây xin lúa của
thần lúa), những khác sẽ làm cây keep loh tiu pe nao để đánh dấu một vùng
nhỏ tại khu vực lúa chín đều và đẹp nhất (trong nghi thức này người Xơ
Teng kiêng không tuốt lúa trong khu rẫy thiêng vì rẫy thiêng thường là nơi
trú ngụ của thần lúa trông coi lúa giống). Lúc này tại khu vườn păk geang
người phụ nữ lấy máu của vật hiến sinh sau đó bà bơi phép lên những bông
lúa tại khu rẫy thiêng và tại nơi chuẩn bị tuốt lúa. Bôi xong bà quay trở về
vườn păk geang và bắt đầu khấn:

1. M ơ ngai zăk xiêm nghê: Chù nóc, hay chủ nhà của nhà sàn, ông là người chịu trách nhiệm

làm các nghi lễ diễn ra trong phạm vị cùa gia đinh minh.


262

Van h ó a t h ờ

N ữ THẮN - MẪU ở

Việt NAM VÀ CHÂU Á

(... Hỡi các thần xin hãy chứng kiến. Sau nhiều ngày làm cỏ, giữ rẫy ■
Hôm nay nhà tôi lên rẫy . Chúng tôi đem máu heo (gà) lên cúng các thần.
Chúng tôi làm cây xin lúa của Yàng X ơri. Xin thần lúa cho phép chúng tôi
được tuốt lúa để làm nghi lễ ăn lúa mới....)
Sau khi khấn xong, người phụ nữ chiln là người tuốt những bông lúa
đầu tiên bỏ vào gùi thiêng của mình cứ thế đến các thành viên khác cũng bắt
tay vào cơng việc tuốt lúa. Trong q trình tuốt lúa để làm nghi lễ ăn lúa mới
người Xơ Teng chỉ tuốt với số lượng vùa đủ để nấu cơm cúng. Công việc
tuốt lúa đã xong mọi người cùng nhau ra về. Đi đầu là mơ ngai zăk xiêm
nghê, theo sau là người phụ nữ chiln và các thành viên khác. Trên đường về,
trước khi ra khỏi rẫy người phụ nữ chiln sẽ cột dây dây sirh jrông, hoặc dây
chi (sirh prệh) từ rẫy thiêng đến cổng rẫy, tại cổng rẫy mơ ngai zăk xiêm
nghê sẽ cắm một bơng đót làm dấu. Cứ thế trên đường về khi đi qua cầu,
hoặc khe suối người phụ nữ chiỉn1và mơ ngai zăk xiêm nghê cũng làm cơng
việc tương tự với mục đích dẫn đường và bắc cầu cho hồn lúa biết đường về
nhà với con người. Tại các con đường rẽ khác, hay ngã ba, ngã tư mơ ngai
zăk xiêm nghê chặt cây le làm keep loh tiu pe nao để đánh dấu đường cho
hồn lúa khỏi lạc đường về nhà. Cũng như các dân tộc khác ở Tầy Nguyên,
người Xơ Teng khi tổ chức nghi lễ ăn lúa mới, lúa được tuốt về vì chưa khơ

nên họ phải rang cho khơ rồi đem giã, sau đó đem bỏ vào nồi thiêng để nấu
cơm làm lễ cúng Pu Yàng.
*
Nghi thức đỏng kho lúa (xăng hnâm pau) : Trong ngày thu hoạch đầu
tiên, người Xơ Teng thường thu hoạch số lúa giống trước, sau đó mới thu
hoạch sổ lúa cịn lại. Trước tiên, người phụ nữ chiln sẽ vào khu rẫy thiêng để
hái những bơng lúa có màng nhện bao quanh (pu peang) nơi mà người Xơ
Teng quan niệm rằng hồn lúa trú ngụ trong đó cho vào chiếc gùi thiêng rồi
cất tại một góc trên kho lúa tại rẫy, sau đó người ta mới bắt đầu thu hoạch
đại trà. Khi lúa đã thu hoạch xong người Xơ Teng bắt đầu công việc chuyển
lúa về kho tại nhà. Trong ngày cuối cùng của việc vận chuyển lúa, người phụ
nữ chiln sẽ cõng chiếc gùi đựng những gié lúa có pupeang về kho lúa (hnâm
pau). Để thực hiện nghi thức này, mơ ngai zăh xiêm nghê sẽ dựng một cây

1. Chiln: đây là một người phụ nừ có uy tín trong gia đình được mọi người trong nóc nhà bầu
ra, thường là vợ của mơ ngai zãkxiẽm. Bà là người có nhiệm vụ nấu cơm và đồ cúng trong
nghi lễ, phân phối lương thực cho các bếp và thành viên trong gia đình. Bà cịn có nhiệm
vụ trong coi kho lúa giống, là người mở, đóng và rước hồn lúa ra rẫy và về kho lúa giống.


Tục thờ thần Lúa (Yầng Xơri)..

263

găng knuội trước hnâm pau đồng thời ơng lấy một đoạn cây đót già ngọn đặt
trên cửa kho lúa, gốc đặt dưới đất cạnh cầu thang để rước hồn lúa lên kho.
Sau đó người mơ ngai zăh xiêm nghê bắt đầu làm thủ tục. Ông cầm con gà
đã được chuẩn bị trước và cắt cổ cho máu gà nhỏ xuống cửa kho, sau đó ơng
lấy máu gà bơi lên cây đót, cây gâng knuội, gùi đựng pu peang để cho hồn
lúa vào kho. Sau đó ông bắt đầu khấn, nội dung đại ý như sau:


(... Ôh YàngXơri! Hôm nay nhà tôi cúng máu gà, mờiyàngxơri về nơi
ờ mới. Xin yàng xơri hãy trông giữ hồn lúa, đừng cho hồn lúa đi đâu. Xin
đừng cho mọt ăn lúa, chuột đừng phá kho. Xin hồn lúa hãy ngủ yên trong
kho. Đừng sợ hãi mà đi nơi khác ....)
Sau khi mơ ngai zăh xiêm nghê khấn xong người phụ nữ chiln đưa gùi
thiêng lên kho lúa, sau đó bà dùng dây sirh jrơng cột các gié lúa có pu peang
treo về phía đơng trên nóc kho lúa, đồng thời bà cầm cây đót dựng thẳng
cạnh cửa kho (với ý nghĩa để cho hồn lúa ờ lại trong kho mà khơng thể theo
cây đót đi nơi khác). Cơng việc của bà hoàn tất, lúc này người ta bắt đầu đưa
số lúa còn lại vào kho. Khi lúa được vận chuyển hết xong, người phụ nữ
chiln là người đóng kho lúa. Sau đó, gà cúng được đem đi chế biến, rượu ghè
đã được đổ mọi người cùng nhau ăn thịt gà uống rượu ghè theo lễ tục truyền
thống. Trong nghi thức này, đây cũng là lúc người Xơ Teng cất giữ những
hạt lúa giống tốt nhất để chuẩn bị cho mùa vụ sắp tới.
*
Nghi thức mở kho lúa (lộl'h hnâm pau): Nghi thức này diễn ra đơn
giản cũng giống như nghi thức đóng kho lúa. Mơ ngai zăh xiêm nghê cũng
cúng gà (gà được chặt lông cánh) nhưng chỉ đập đầu xé mỏ lấy tiết nhỏ
xuống cửa kho lúa, sau đó người phụ nữ chiln mở kho lấy ít lúa đem giã
thành gạo rồi nấu chung với gan gà băm nhỏ. Việc chặt lơng cánh gà có ý
nghĩa cho gà khỏi bay, đồng thời là cầu xin YàngXơri cho lúa đừng vơi. Sau
khi đóng cửa kho lại người phụ nữ chiln lấy một sợi dây sirh jrông cột từ
kho lúa và kéo vào nhà minh. Với mục đích để cho hồn lúa chỉ có thể dạo
chơi và quanh quẩn từ kho lúa lên nhà sàn mà ít đi nơi khác được.
Như vậy, các nghi lễ liên quan tới thần lúa (YàngXơri) và hồn lúa của
người Xơ Teng không chỉ là nghi lễ liên quan đến nơng nghiệp, mà cịn liên
quan đến vận mệnh chung của cả cộng đồng, nó thể hiện đầy đủ phong tục
tập quán của cư dân nơi đây, mà vị thần tối cao đó chính và ngXơri (vị nữ
thần trơng coi và chăm sóc mùa màng trong đời sống nông nghiệp của người

Xơ Teng).


264

V an hố a th ờ n ữ th ắ n - MẪU ở V iệ t NAM VÀ CHÂU Á

3. Lòi kết
Tất cả các nghi lễ liên quan tới YàngXơri, là cầu nối biểu hiện niềm tin
của người Xơ Teng đối với thần lúa và hồn lúa, thông qua các nghi thức
trong từng nghi lễ con người có thể thông quan với Yàng Xơri để cầu mong
sự bảo vệ và che chờ cho con, bảo vệ mùa màng. Thông qua nghi lễ, vật hiến
sinh, con người đã sử dụng tất cả những gì có được để làm ngơn ngữ “đối
thoại” với Pu Yàng và Yàng Xơri. Vì vậy, trong các nghi lễ nông nghiệp
người Xơ Teng bao giờ cũng hiến tế để thể hiện lịng tơn kính của mình.
Tương ứng với mỗi nghi lễ là một con vật hiến sinh khác nhau. Đó là cách
con người giao tiếp với thần linh, đưa đến cho thần linh những ước vọng
giản dị nhưng đầy ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Chẳng hạn khi làm nghi lễ trỉa
lúa, hay nghi lễ ăn cơm mới người ta phải giăng dây chỉ hoặc dây sirh jrông
để rước hồn lúa về kho và đưa hồn lúa ra rẫy. Vì người Xơ Teng tin rằng có
hồn lúa, làm như vậy để hồn lúa biết đường theo con người ra rẫy và về kho
lúa. Và để làm hài lòng hồn lúa, người Xơ Teng hiến máu gà, heo trước khi
đem trỉa và đưa lúa về kho. Tuy nhiên không phải lúc nào người cũng gặp
thuận lợi trong q trình sản xuất, đơi khi đến mùa gieo trồng lúa không
mọc, hay lúa không phát ữiển tốt. Lúc này người Xơ Teng lại co những hành
động ứng xử khôn khéo với hồn lúa. Lúc khơng mọc vì có thể hồn lúa ngủ
quên nên người Xơ Teng đem hạt giống ra đập bằng tấm dồ, hoặc ngắt lá lúa
khi lúa khơng mọc đều, khơng phát triển tốt. Đó là những nghi thức mang
tính dọa nạt nhưng chứa đựng những giá ừị đầy tính nhân văn.
Hay trong nghi lễ tria lúa, người Xơ Teng giăng dây sirh jrông trên

khắp các con đường vào làng, trên cổng làng dắt lá xanh đó là dấu hiệu làng
có việc kiêng cử, người làng khác khi thấy dấu hiệu này phải quay trở về vì
biết làng đó đang trỉa lúa, họ khơng muốn sẽ làm cho hồn lúa sợ. Nhưng nếu
người nào có ý bước vào làng mà bỏ qua những tín hiện cấm kỵ, thì người
đó sẽ bị ng Xơri trừng phạt thích đáng vì đã làm suy yếu hồn lúa và làm
ảnh đến vận mệnh của cả làng. Như vậy niềm tin về các đấng thần linh được
người Xơ Teng trân trọng trong các nghi lễ nông nghiệp. Không phải tự
nhiên mà người ta tổ chức các nghi lễ liên quan đến nông nghiệp, bời trong
tâm thức và tư duy của người Xơ Teng ln có sự tồn tại của hồn lúa (mơ
hoa pau) và thần lúa (Yàng Xơri). Đây là nhận thức trong tư duy, vạn vật
hữu linh của người Xơ Teng. Chính vị vậy người Xơ Teng cho rằng lúa sinh
trưởng và phát triển được là nhờ có sự bao bọc của hồn lúa, có thể nói hồn
lúa quyết định tất cả cho q trình phát triển cùa cây. Chính vì thế người Xơ


Tục thờ thần Lúa (YàngXơri)..

265

Teng luôn trân trọng hồn lúa, trong những nghi thức của nghi lễ nông nghiệp
họ luôn bảo vệ hồn lúa của gia đình mình ln khỏe mạnh. Khi tiến hành
những nghi thức liên quan đến hồn lúa, người Xơ Teng luôn chú ý đến các
hành động của mình dù to hay nhỏ đều có thể gây tiêu cực hoặc tích cực đến
hồn lúa. Họ khơng bao giờ cho lúa dín vào nước khi tiến hành các nghi thức
liên quan đến hồn lúa, trừ những lúc đun nấu. Lúa giống thì phải được trồng
ở khu rẫy thiêng, và đây cũng là nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng liên quan
đến YàngXơri và hồn lúa (mơ hoa pau), quy tắc này phải được chú ý để đảo
bảo cho sự sinh trưởng cùa cây lúa. Lúa giống phải được cất giữ tại nhũng
nơi khô ráo, đảm bảo các yếu tố về việc cất giữ tự nhiên cũng như yếu tố tâm
linh. Khi làm lễ mân cá tông, người Xơ Teng chi được ăn lúa giống thừa khi

mà lúa trên rẫy đã phát tiển tốt. Chính vì thế những công việc như, rước hồn
lúa về kho, đưa hồn lúa ra rẫy đều do người phụ nữ chiln làm đảm nhận. Bởi
trong gia đình truyền thống của người Xơ Teng, người phụ nữ chiln là người
mẫu mực, có khả năng cai quản và phân phát lương thực trong gia đình.
Những nghi lễ liên quan đến YàngXơri và hồn lúa bao trùm nhiều giá
trị nhân văn cao đẹp, nó là nơi con người bày tỏ niềm tin, tình cảm cùa mình
đối với YàngXơri và hồn lúa. Ngược lại YàngXơri sẽ phù hộ cho con người
sức khỏe, không ốm đau bệnh tật, cầy trồng tươi tốt, mùa màng bội thu. Tất
cả những hành động của con người trong các nghi thức liên quan đến Yàng
Xari và hồn lúa phản ánh đầy đù nhu cầu tâm linh của con người, ở đây
khơng có sự đối xử nặng nhẹ, hay phân biệt sự cao thấp, mà đó là cách ứng
xử một cách cơng bằng và dân chủ giữa con người với YàngXơri và hồn lúa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bảo tằn lễ hội dân gian các dân tộc thiếu số thời kỳ đổi mới (2007), Kỷ
yếu hội thảo, Nxb Văn hố thơng tin, Hà Nội.
2. Dambo (2003), Miền đất huyền ào, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
3. Bùi Minh Đạo (2002), Trồng trọt truyền thống của các dân tộc tại chỗ
Tây Nguyên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
4. Lê Văn Kỳ (2002), Lễ hội nơng nghiệp Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc,
Hà Nội.


266

V ă n h ó a t h ờ N ữ t h ẳ n - MẪU ở V iệ t NAM VẢ CHAu á

5. Vũ Đình Lợi, Bùi Minh Đạo, Vũ Thị Hồng (2000), Sở hữu và sử dụng đất
đai ờ Tây Nguyên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
6. Henri Maitre (2008), Rừng người Thượng, Nxb Tri thức, Hà Nội.

7. Nhiều tác giả, Phác thảo văn hoá dân gian các dân tộc thiểu số tinh Kon
Tum (2008), Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
8. Trần Từ (1986), Một lần gặp gỡ hoa văn Thượng, Sở Văn hóa - Thơng tin
tình Gia Lai - Kon Tum phát hành.
9. Phạm Thị Trung (2006), Quan niệm về linh hồn người và cá nghi ỉễ liên
quan tới linh hồn cùa người Xơ Teng ở Tu Mơ Rông, Luận văn thạc sỹ.
10. Đặng Nghiệm Vạn chù biên (1998), Người Xơ Đăng ở Việt Nam, Nxb
Vằn hoá, Ha Nội.
11. Nguyễn Thị Kim Vân (2007), Đến với lịch sừ văn hoá bắc Tây Nguyên,
Nxb Đà Nang.
12. Viện Nghiên cứu văn hóa tuyển chọn và giới thiệu (2006), Nghi lễ và
phong tục các tộc người ở Tây Nguyên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.



×