Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

TIỂU LUẬN về ưu điểm và KHUYẾT tật của KINH tế THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.52 KB, 11 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: Kinh tế chính trị

ĐỀ TÀI: ƯU ĐIỂM VÀ KHUYẾT TẬT CỦA KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện
:
Lớp
:
Mã sinh viên
:
Sinh viên thực hiện
:

Lê Thị Anh
Phan Thanh Sơn
CityU8E
CA8-092
Phan Thanh Sơn

Hà Nội, ngày 19 tháng 03 năm 2021


Mục lục
I.

MỞ ĐẦU.............................................................................................1



II. NỘI DUNG.........................................................................................1
1.

Khái niệm kinh tế thị trường.......................................................1

2.

Đặc điểm kinh tế thị trường.........................................................2
2.1. Các đặc điểm của yếu tố thị trường trong nền kinh tế thị
trường ………………………………………………………………..2
2.2. Các đặc điểm của yếu tố nhà nước trong nền kinh tế thị
trường .................................................................................................3

3.

Ưu điểm và khuyết tật của kinh tế thị trường ...........................4
3.1.

Ưu điểm....................................................................................4

3.2.

Khuyết tật................................................................................5

III. Liên hệ.................................................................................................5

1. Điểm qua tình hình kinh tế Việt Nam..…………………5
2. Những ưu điểm và khuyết tật của kinh tế thị trường Việt Nam.
………………………………………………………………………6

2.1.
Ưu điểm …………………………………………………….6
2.2.
Nhược điểm…..……………………………………………...7
IV.

Kết luận……………………………………………………………..8


I.

MỞ ĐẦU

Kinh tế thị trường là bộ máy tinh vi để phối hợp một cách không tự
giác hoạt động của người tiêu dùng với nhà sản xuất. Cơ chế thị trường tự
phát sinh và phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường. Ở đâu
có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có thị trường và có cơ chế thị
trường hoạt động.
Kinh tế thị trường có những ưu điểm và tác dụng mà khơng có cơ chế nào
hồn tồn có thể thay thế được. Kinh tế thị trường là cơ chế tốt nhất điều tiết
nền kinh tế thị trường, tuy nhiên kinh tế thị trường cũng có những khuyết tật
vốn có của nó. Để nghiên cứu những vấn đề này, tôi - sinh viên của lớp
CityU8E thuộc chương trình cử nhân quốc tế của Học Viện Ngân Hàng xin
trình bày một số ý kiến về ưu điểm và khuyết tật của Kinh tế thị trường và
liên hệ tới Kinh tế thị trường tại Việt Nam.

II. NỘI DUNG
1. Khái niệm kinh tế thị trường.
Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà ở đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế,
nhiều loại hình sở hữu cùng tham gia, cùng vận động và phát triển trong một cơ

chế cạnh tranh bình đẳng và ổn định.
Kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại, là kết quả phát triển lâu
dài của lực lượng sản xuất và xã hội hóa các quan hệ kinh tế. Xã hội loài người
đã trải qua các giai đoạn kinh tế thị trường sơ khai, kinh tế thị trường tự do và
kinh tế thị trường hiện đại. Khơng có mơ hình chung cho mọi quốc gia và mọi
giai đoạn phát triển. Mỗi nền kinh tế thị trường lại có những đặc trưng tất yếu
của nền kinh tế thị trường nói chung, vừa có những đặc trưng phản ánh những
điều kiện lịch sử, chính trị, kinh tế - xã hội riêng của quốc gia đó.
Trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về kinh tế thị trường. Theo Xmit
(Adam Smith), với lí thuyết “bàn tay vơ hình" thì nền kinh tế thị trường là nền
kinh tế tự điều tiết, vận động theo quy luật của thị trường, hầu như không có sự
can thiệp của Nhà nước. Kinh tế thị trường được hiểu dưới góc độ khác là có sự
can thiệp trực tiếp của Nhà nước “bàn tay hữu hình" mà đại diện cho thuyết này
là Kâynơ (J. M. Keynes) với “Lí thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ".

2. Đặc điểm của kinh tế thị trường
1


2.1.

Các đặc điểm của yếu tố thị trường trong kinh tế thị
trường.

Thứ nhất, là có đầy đủ tất cả các loại thị trường, gồm thị trường
các nhân tố sản xuất, thị trường hàng hóa và dịch vụ…; các loại thị trường
đều phát triển; về cơ bản là thị trường cạnh tranh công bằng, kết nối các nền
kinh tế khu vực và tồn cầu. Các loại thị trường ln trong q trình vận
động, phát triển rất nhanh về quy mơ và hình thức (thị trường kỳ hạn, thị
trường giao ngay, thị trường các loại tài sản, hàng hóa phái sinh…).

Thứ hai, sở hữu tài sản và quyền sở hữu tài sản rõ ràng, được xác định cụ
thể; được bảo vệ một cách chắc chắn với độ tin cậy cao. Các loại tài sản
luôn biến động, biến đổi, liên tục xuất hiện các loại tài sản mới; mỗi tài sản
(dù thuộc công hữu hay tư hữu) đều có chủ sở hữu, và chủ sở hữu có đầy đủ
các quyền sở hữu; sở hữu tư nhân và tài sản thuộc sở hữu tư nhân được thừa
nhận là phổ biến và chiếm đa số trong nền kinh tế.
Thứ ba, các chủ thể thị trường phải độc lập về pháp lý và đa dạng về loại
hình; có quyền tự chủ và tự do kinh doanh; tức là tự do quyết định sản xuất
cái gì, sản xuất bao nhiêu, sản xuất như thế nào, tự do quyết định giá và trao
đổi theo cung cầu thị trường.
Thứ tư, thị trường tất cả các loại đều có cạnh tranh công bằng và trật tự; độc
quyền kinh doanh được kiểm sốt có hiệu quả; cạnh tranh khơng cơng bằng,
khơng lành mạnh bị loại trừ. Mỗi chủ thể thị trường (người sở hữu vốn, tài
sản, người lao động, người sản xuất, người tiêu dùng… thuộc khu vực công
hay khu vực tư) đều phải đối mặt với cạnh tranh công bằng, bình đẳng trong
lựa chọn có tính đánh đổi, trao đổi và mua bán với chủ thể khác.
Thứ năm, tự do kinh doanh, cạnh tranh thị trường cơng bằng và có trật tự là
hai yếu tố cơ bản chi phối phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế, chi phối sự
lựa chọn của các chủ thể thị trường.
Thứ sáu, giá cả tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố sản xuất
(vốn, đất đai, lao động, tài nguyên thiên nhiên…) đều được quyết định dựa
trên sự khan hiếm, cạnh tranh và quan hệ cung - cầu của thị trường.
Thứ bảy, cuối cùng là cạnh tranh thị trường một cách cơng bằng và có trật
tự sẽ lựa chọn “người thắng cuộc”. Cạnh tranh dựa trên năng suất, chất
lượng và hiệu quả. Doanh nghiệp, cá nhân hay quốc gia năng động, sáng tạo,
tăng được năng suất lao động, hiệu quả sử dụng các nguồn lực, thì doanh
nghiệp, cá nhân hay quốc gia đó sẽ vượt lên. Các doanh nghiệp khơng cạnh
tranh được sẽ bị thị trường đào thải để nhường chỗ, nhường cơ hội kinh
2



doanh cho các doanh nghiệp khác. Quốc gia không gia tăng được năng suất
lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế, thì quốc gia đó sẽ tụt hậu so với
các quốc gia khác có năng suất lao động cao hơn.
2.2.

Các đặc điểm của yếu tố nhà nước trong kinh tế thị trường.

Trong nền kinh tế hiện đại và toàn cầu hóa, nhà nước có những đặc
điểm, tiêu chí và thực hiện tốt vai trò và chức năng sau đây:
Thứ nhất, quản lý và duy trì ổn định kinh tế vĩ mô.
Thứ hai, xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ và bảo đảm hiệu lực thực thi,
trong đó, các điểm nổi bật là xác lập rõ ràng, cụ thể các loại tài sản, quyền
sở hữu tài sản, bảo vệ có hiệu quả quyền sở hữu tài sản; bảo đảm quyền tự
do hợp đồng và thực thi các hợp đồng; bảo đảm cạnh tranh cơng bằng, bình
đẳng và kiểm sốt hiệu quả độc quyền kinh doanh dưới mọi hình thức; kiểm
sốt loại bỏ được cạnh tranh khơng cơng bằng, khơng lành mạnh dưới mọi
hình thức,…
Thứ ba, khắc phục khiếm khuyết, thất bại của thị trường; đồng thời, không
làm cho thị trường hoạt động một cách méo mó, sai lệch, khơng tạo ra
những tín hiệu thị trường sai lệch đối với các chủ thể thị trường.
Thứ tư, làm đối tác và tạo cơ hội phát triển đối với khu vực tư nhân và các
tổ chức xã hội khác. Về chức năng phát triển, vai trò của nhà nước là khá đa
dạng và khác nhau ở các nền kinh tế. Trước đây, chức năng phát triển
thường được thực hiện một cách trực tiếp thơng qua doanh nghiệp nhà nước
và các chương trình cơng nghiệp hóa, chính sách phát triển ngành. Trong
thời gian gần đây có những thay đổi theo hướng nhà nước khơng kinh
doanh, khơng tìm kiếm lợi nhuận, khơng cạnh tranh với khu vực kinh tế tư
nhân, mà chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi, tạo cơ hội, khuyến khích và thúc
đẩy và làm đối tác công tư,…

Thứ năm, tạo điều kiện và đảm bảo công bằng về cơ hội phát triển đối với
tất cả công dân; thực hiện phân phối lại thu nhập nhằm giảm bớt bất cơng,
bất bình đẳng trong xã hội và hỗ trợ, nâng đỡ nhóm xã hội yếu thế, các
vùng, địa phương kém phát triển.
Thứ sáu, đảm bảo hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, tổ chức cung ứng các
loại dịch vụ công, dịch vụ xã hội thiết yếu và thực hiện các nhiệm vụ xã hội
khác.

3


Trong khi thực hiện các chức năng nói trên, Nhà nước cũng phải bị ràng
buộc bởi giới hạn ngân sách cứng (kỷ luật tài chính) và trách nhiệm giải
trình đầy đủ trước dân chúng. Nói cách khác, nhà nước hoạt động theo thị
trường và can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế cũng không trái với các
nguyên tắc thị trường, mà phải thuận theo thị trường.
3. Ưu điểm và khuyết tật của nền kinh tế thị trường.
3.1. Ưu điểm.
Thúc đẩy sản xuất và gắn sản phẩm với tiêu dung – thực hiện
mụctiêu sản xuất. Do đó người sản xuất tìm mọi cách rút ngắn chu kỳ sản
xuất, thực hiện tái sản xuất mở rộng, áp dụng nhanh chóng những thành tựu
khoa học – cơng nghệ,

Thúc đẩy và địi hỏi các nhà sản xuất năng động, thích nghi với các điều
kiện biến động của thị trường. Thay đổi mẫu mã sản xuất, tìm mặt hàng mới
và thị trường tiêu thụ, mở rộng quan hệ trong kinh doanh.

Thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học công nghệ đa năng vào sản xuất, kích
thích tang năng suất lao động, nâng cao trình độ xã hội hóa sản xuất và nâng
cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của

khách hàng và thị trường.

Thúc đẩy quá trình tăng trưởng dồi dào sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, thúc
đẩy và kích thích sản xuất phát triển, đề cao trách nhiệm với người mua
hàng.

Đẩy nhanh q trình tích tụ và tập trung sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất.
Các đơn vị chủ thể sản xuất kinh doanh phải làm ăn giỏi có hiệu quả cao cho
phép tích tụ sản xuất và tập trung. Mặt khác, do quá trình cạnh tranh làm cho

4


sản xuất được tập trung vào các đơn vị kinh tế có chỗ đứng trên thị trường,
loại bỏ những đơn vị làm ăn kém hiệu quyar
3.2.

Khuyết tật.

Nền kinh tế thị trường mang tính tự phát, tìm kiếm lợi nhuận bất kỳ
giá nào, không đi đúng hướng của kế hoạch Nhà nước. Tính tự phát của thị
trường cịn dẫn đến tập trung hóa cao, sinh ra độc quyền, thủ tiêu cạnh tranh,
làm giảm hiệu quả chung và tính tự điều chỉnh của nền kinh tế.

Dẫn đến tình trạng phân hóa đời sống dân, phân hóa giàu nghèo, dẫn đến
khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp, lạm phat.

Xã hội phát sinh nhiều tiêu cực, tệ nạn xã hội, gây rối loạn xã hội.

Vì chạy theo lợi nhuận tối đa dẫn đến sử dụng bừa bãi, tàn phá tài nguyên và

hủy diệt môi trường, sinh thái.

III.

Liên hệ.
1. Điểm qua tình hình kinh tế thị trường Việt Nam.

Ở Việt Nam, xây dựng và phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường
có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã được đặt ra
từ Đại hội lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1986), được chính thức
ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 và các văn kiện của Đảng và Nhà nước.
Từ việc phát triển kinh tế trong cơ chế cũ - cơ chế kế hoạch hoá tập trung,
bao cấp trước đây với hai thành phần kinh tế là kinh tế Nhà nước và kinh tế
tập thể (kinh tế tư bản, tư nhân không được thừa nhận), đến nay, trong nền
kinh tế Việt nam đã có nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển
với những hình thức sở hữu khác nhau, trong đó, đáng chú ý là sự hiện diện
của thành phần tư bản nước ngoài đang đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Nhà
nước Việt Nam khuyến khích và bảo đảm bằng hệ thống pháp luật, chính

5


sách để các thành phần ` kinh tế cùng có cơ hội phát triển trong một môi
trường cạnh tranh lành mạnh.
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, làm gián đoạn hoạt động kinh tế – xã hội
của các quốc gia trên thế giới; xung đột thương mại Mỹ – Trung vẫn tiếp
diễn. Trong nước, thiên tai, dịch bệnh tác động không nhỏ tới các hoạt động
của nền kinh tế và cuộc sống của người dân; tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm
ở mức cao. Tuy nhiên, với những giải pháp quyết liệt và hiệu quả trong việc
thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế –

xã hội”, kinh tế Việt Nam vẫn đạt kết quả tích cực với việc duy trì tăng
trưởng
2. Những ưu điểm và khuyết tật của nền kinh tế thị trường Việt
Nam.
2.1. Ưu điểm.
- Xuất phát từ đặc điểm của nền kinh tế nước ta: Cùng với sự phát
triển của kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta phát triển nhờ có sự chuyển
đổi từ kinh tế hàng hóa lên kinh tế thị trường.
- Thỏa mãn được hai điều kiện để tồn tại:
+ Phân công lao động xã hội ở nước ta: với tư cách là cơ sở
chung của sản xuất hàng hóa chẳng những khơng mất đi, mà trái lại
cịn được phát tiển mạnh về cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Phân công
lao động trong từng khu vực, từng địa phương ngày càng phát triển.
Sự phát triển của phân công lao động được thể hiện ở tính đa dạng và
chất lượng ngày càng cao của sản phẩm đưa ra trao đổi trên thị
trường. Việc chun mơn hóa sản xuất khơng chỉ ở các sản phẩm với
nhau mà còn ở các chi tiết của một sản phẩm.
+ Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa các chủ thể: Trong
nền kinh tế nước ta tồn tại nhiều loại hình sở hữu khác nhau về tư liệu
sản xuất. Do đó tồn tại nhiều chủ thể kinh tế độc lập, có lợi ích riêng
nên quan hệ kinh tế giữa họ chỉ được thực hiện bằng quan hệ hàng
hóa – tiền tệ.

6


2.2.

Nhược điểm.


Thể chế kinh tế thị trường của Việt Nam vẫn chưa đồng bộ, đầy đủ
để bảo đảm thị trường vận hành thông suốt; chưa thực sự đáp ứng yêu cầu
thúc đẩy nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập.
Một số quy định trong hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách và quản lý,
điều hành cịn chồng chéo, thiếu chặt chẽ, nhanh bị thay đổi. Trong nhiều
trường hợp, những quy định đó có những cách hiểu khác nhau, dẫn đến tình
trạng khó thực hiện. Hệ thống văn bản luật chủ yếu vẫn mang tính chất định
khung, khó áp dụng trực tiếp. Có khoảng cách lớn giữa tuyên bố chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng với việc thể chế hóa và thực thi trên thực tế.
Thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh trên một số lĩnh vực còn chồng
chéo, rườm rà, phức tạp. Sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương thiếu
chặt chẽ, làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý tập trung thống nhất của Trung
ương và tính năng động, chịu trách nhiệm của địa phương.
Vấn đề về sở hữu và quyền sở hữu tài sản, bảo đảm quyền tự do kinh doanh
ở Việt Nam còn hạn chế; hiệu quả giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm chưa
cao. Điều này được thể hiện rõ nét ở vấn đề đất nông nghiệp/quyền sử dụng
đất nơng nghiệp, sở hữu trí tuệ... Quyền tự do kinh doanh chưa được tôn
trọng đầy đủ khi việc cắt giảm điều kiện kinh doanh chưa thực chất, chưa
minh bạch.
Môi trường đầu tư kinh doanh chưa thực sự thơng thống, cơng bằng, minh
bạch; cạnh tranh bất bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp, thành phần
kinh tế vẫn diễn ra.
Một số thị trường vẫn còn chậm phát triển, vận hành còn nhiều vướng mắc,
kém hiệu quả, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất, thị trường khoa học
công nghệ.
Giá cả một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu và các yếu tố sản xuất chưa phản
ánh đúng quan hệ cung – cầu thị trường, dẫn đến việc phân bổ nguồn lực
nhà nước chưa thực sự theo thị trường, sử dụng kém hiệu quả, thất thốt,
lãng phí.


7


IV.

Kết luận.

Trên đây là một số vấn đề cơ bản về kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Do đây là một mơ hình phát triển mới, đang trong giai đoạn thử nghiệm và
định hình bản chất nên sự nhận thức về nó vẫn cịn nhiều thiếu sót và chưa
mang tính hệ thống đầy đủ. Tình hình này đặt ra yêu cầu phải tiếp tục nghiên
cứu lý luận một cách cơ bản, tích cực tổng kết thực tiễn sống động của thế
giới và của nước ta để nhanh chóng xây dựng khung lý luận về mơ hình phát
triển này. Chỉ trên cơ sở đó, q trình hoạch định đường lối, chiến lược và
chính sách phát triển nền kinh tế thị trường cũng như tổ chức thực hiện
chúng mới nhanh chóng thốt khỏi sự mị mẫm, kinh nghiệm và đối phó kéo
dài, đưa nền kinh tế tiến những bước vững chắc trên con đường đã chọn.
Đây là bài viết đầu tiên của em trong học phần hơn nữa lại là vấn đề khá
rộng lớn. Vì vậy em khơng thể tránh khỏi những thiếu xót và hạn chế. Em
rất mong sự đóng góp ý kiến của cô để bài viết sau này của em được tốt hơn.

8


9



×