Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel II tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.36 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

…………/…………

……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ THU THẢO

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƯỚC
BASEL II TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
Mã số

: 8 34 02 01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

HÀ NỘI - NĂM 2018


Cơng trình được hồn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Văn Giao

Phản biện 1: PGS. TS. Trang Thị Tuyết



Phản biện 2: TS. Nguyễn Thị Thái Hưng

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính
Quốc gia.
Địa điểm: Phòng

nhà A, Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ Học viện Hành

chính Quốc gia.
Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - TP. Hà Nội.
Thời gian: vào hồi

giờ

phút ngày

tháng

năm 2018.

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang
Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia.


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Về cơ sở lý luận của việc chọn đề tài:
Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, do vậy không thể tránh

khỏi việc đối mặt với rất nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình,
từ rủi ro tín dụng đến rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro
hoạt động. Trong đó, hoạt động Tín dụng là hoạt động chủ yếu và quan
trọng nhất của ngân hàng , vì vậy quản trị rủi ro tín dụng là một trong
những vấn đề sống còn bảo đảm thu nhập và hiệu quả của của các ngân
hàng trong nền kinh tế thị trường;
Để tồn tại, phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả thì
vấn đề nghiên cứu lý luận cũng như kinh nghiệm tiên tiến về quản trị ruỉ ro
tín dụng của các nước tiên tiến trên thế giới là cấp thiết và có ý nghĩa hết
sức quan trọng nhất là trong bối cảnh tồn cầu hóa ngày càng sâu rộng,
phải thích ứng với những diễn biến mới của môi trường kinh tế vĩ mô trong
nước và quốc tế.
Về cơ sở thực tiễn của việc chọn đề tài:
Với mục tiêu chiến lược là Ngân hàng số 1 tại Việt Nam, Ngân hàng
Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (VCB) đã luôn tiên phong áp
dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất trong cơng tác quản trị rủi ro. Theo đó,
Basel II, một chuẩn mực quản trị rủi ro hiện đại, đã sớm được VCB nghiên
cứu và từng bước triển khai ngay từ năm 2012, trước khi có những u cầu
chính thức đối với hệ thống ngân hàng về triển khai Basel II. Trong thời
gian qua, VCB đã đạt được những thành tựu to lớn trong quản trị rủi ro tín
dụng nói chung và đặc biệt trong việc thực hiện thí điểm phương pháp


quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II như : Tăng cường mơ hình
quản trị rủi ro theo 3 tuyến phòng thủ (3 line of defenses: Kinh doanh –
Quản lý rủi ro – Kiểm toán nội bộ); Nâng cao vai trò, hoạt động của một số
bộ phận tham gia vào quản trị rủi ro; Rà soát, cập nhật các văn bản, chính
sách, quy trình nội bộ nhằm đáp ứng yêu cầu của Basel II; Nghiên cứu xây
dựng các mơ hình xếp hạng định lượng;…
Bên cạnh những thành tựu đã đạt dược, việc thực hiện thí điểm

phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II của VCB vẫn
còn những tồn tại và thách thức như: khuôn khổ pháp lý liên quan chưa
đồng bộ; nguồn nhân lực và năng lực tài chính cịn hạn chế; bộ máy quản
lý rủi ro hoạt động chưa thực sự hiệu quả; cơ sở dữ liệu, hệ thống công
nghệ thông tin chưa đáp ứng được các yêu cầu quản lý theo Basel II…
Căn cứ từ những vấn đề trên, tác giả đã chọn đề tài “Quản trị rủi ro
tín dụng theo hiệp ước Basel II tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại
thương Việt Nam” làm đề tài luận văn cao học là phù hợp với chuyên
ngành đào tạo đồng thời có những ý nghĩa khoa học và thực tiễn nhất định
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Cho đến nay có khá nhiều cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước
về quản trị rủi ro hay liên quan trực tiếp đến quản trị rủi ro theo Basel II
trong hoạt động kinh doanh của NHTM, trong khuôn khổ của luận văn, tác
giả xin đề cập đến một số cơng trình chủ yếu sau đây:
- Luận án Tiến sỹ, với đề tài: “Những giải pháp chủ yếu hạn chế rủi
do tín dụng ngân hàng thương mại giai đoạn hiện nay” của Nghiên cứu
sinh: Nguyễn Hữu Thuỷ, bảo vệ tại Đại học Kinh tế quốc dân năm 1996.
- Luận án tiến sỹ kinh tế, với đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng của
Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” của nghiên


cứu sinh: Nguyễn Tuấn Anh, công tác tại Agribank, bảo vệ tại Đại học
Kinh tế quốc dân năm 2011.
- Luận án tiến sĩ “Quản trị rủi ro của ngân hàng Thương mại cổ phần
ngoại thương Việt Nam” của nghiên cứu sinh Trần Thị Ngọc Trâm bảo vệ
tại Học viện ngân hàng vào tháng 01/2017.
Nhìn chung chưa có cơng trình nào nghiên cứu chuyên sâu về quản
trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại VCB trong giai đoạn hiện nay
và đề xuất giải pháp hoàn thiện cho khoảng thời gian tới với định hướng
phát triển đến 2020. Vì vậy việc chọn đề tài của tác giả là không trùng lặp

và là cơng trình khoa học độc lập.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
* Mục đích:
Dựa trên cơ sở khoa học về quản trị rủi ro tín dụng nói chung và
phương pháp quản trị vốn và rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II nói
riêng, Luận văn đi vào phân tích, đánh giá được thực trạng, làm rõ các ưu
điểm, hạn chế và nguyên nhân để từ đó đề xuất được những giải pháp, kiến
nghị nhằm áp dụng thành công phương pháp quản trị rủi ro tín dụng theo
Hiệp ước Basel II tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt
Nam (VCB).
* Nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa và góp phần làm rõ hơn những cơ sở khoa học về
quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn của Hiệp ước Basel II trong các
ngân hàng thương mại
- Phân tích và làm rõ thực trạng về năng lực quản trị rủi ro tín dụng
của VCB trong giai đoạn 2012-2017. Từ đó đánh giá các ưu điểm, hạn chế


so với thông lệ quốc tế và nguyên nhân của các hạn chế đó. Phân tích thực
trạng triển khai dự án Basel II cấu phần Rủi ro tín dụng tại VCB và đánh
giá các thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị có tính khả thi, có cơ sở khoa
học, có tính thuyết phục nhằm áp dụng thành cơng quản trị rủi ro theo Hiệp
ước Basel II tại VCB đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel II tại ngân hàng thương
mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt

Nam (VCB);
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu
chuẩn của Hiệp ước an toàn vốn Basel II tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Ngoại thương Việt Nam (VCB) từ năm 2012 đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp luận: Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận
Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê nin;
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Phương pháp nghiên cứu định tính: phân tích, tổng hợp,…
+ Phương pháp định lượng: thống kê, so sánh…
6. Kết cấu của luận văn


Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn
của Hiệp ước an toàn vốn Basel II trong các ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn của
Hiệp ước an toàn vốn Basel II tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại
thương Việt Nam
Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm áp dụng thành cơng quản
trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại ngân hàng thương mại cổ
phần Ngoại thương Việt Nam


Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO
TIÊU CHUẨN CỦA HIỆP ƯỚC AN TỒN VỐN BASEL II TRONG
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


1.1 Tổng quan về hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong
các ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái quát về hoạt động tín dụng trong các ngân hàng thương mại
(NHTM)
Luận văn đã trình bày 1 số khái niệm, các chủ thể tham gia trong
quan hệ tín dụng ngân hàng, các hình thức tín dụng ngân hàng ở việt Nam
hiện nay, căn cứ theo quyết định số 324/1998/QĐ-NHNN1 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam ngày 30/09/1998 về việc ban
hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng
1.1.2. Nguyên tắc tín dụng
Tín dụng ngân hàng được thực hiện trên 3 nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc tiền cho vay phải được hoàn trả sau một thời gian nhất định
cả vốn lẫn lãi
- Nguyên tắc vốn vay phải có giá trị tương đương làm đảm bảo
- Nguyên tắc cho vay theo kế hoạch thoả thuận trước (vốn vay phải được
sử dụng đúng mục đích)
1.1.3. Lãi suất tín dụng
Luận văn trình bày về khái niệm và các giới hạn liên quan đến lãi
suất tín dụng


1.1.4. Quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng là yếu tố quan trọng, để đảm bảo hiệu quả tín
dụng quy trình tín dụng thường gồm có 10 bước: Khai thác khách hàng,
tìm kiếm dự án, Hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và lập hồ sơ
vay vốn, Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng, Phân tích,
thẩm định khách hàng và phương án vay vốn, Quyết định cho vay, Kiểm
tra hoàn chỉnh hồ sơ cho vay và hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh,
Phát tiền vay, Kiểm tra sau khi cho vay, thu hồi nợ, gia hạn nợ, Xử lý rủi
ro, Thanh lý hợp đồng và đánh giá kết quả cho vay

1.1.5. Rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại
Luận văn đã khái quát được các vấn đề liên quan đến rủi ro tín dụng
trong ngân hàng thương mại, bao gồm các nội dung chính như sau: Khái
niệm, Phân loại rủi ro tín dụng, Những căn cứ chủ yếu để xác định mức độ
rủi ro tín dụng
1.1.6. Quản trị rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại
* Nội dung quản trị rủi ro tín dụng:
Nội dung QTRR tín dụng bao gồm: Chính sách tín dụng, Quy trình
tín dụng, Nhận diện rủi ro liên quan đến khách hàng vay thơng qua q
trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, Chấm điểm khách hàng,
Phân loại nợ, Hệ thống kiểm tra kiểm sốt tín dụng, Chính sách trích lập
dự phòng và xử lý rủi ro
* Quan điểm hiện đại về quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng
* Sự cần thiết của công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân
hang thương mại


* Phương pháp quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương
mại
Hiện nay trên thế giới có hai kỹ thuật rất phát triển về dự báo và đo
lường rủi ro tín dụng:
 Mơ hình định tính về rủi ro tín dụng - Mơ hình 6C
 Các mơ hình lượng hố rủi ro tín dụng
* Chính sách quản trị rủi ro tín dụng: Giới hạn hoặc giảm giá rủi ro
tín dụng, Phân loại nợ, Trích lập dự phịng rủi ro
1.2. Một số nội dung chính trong Hiệp ước an toàn vốn Basel II liên
quan đến quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại
1.2.1. Lịch sử ra đời của Ủy ban Basel và Hiệp ước an toàn vốn Basel II
Luận văn nêu khái quát hoàn cảnh ra đời và các mốc phát triển
chính của Ủy ban Basel và Hiệp ước Basel II

1.2.2. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn của Hiệp ước an
tồn vốn Basel II trong các ngân hàng thương mại
Basel II bao gồm một loạt các chuẩn mực giám sát nhằm hoàn thiện
các kỹ thuật quản lý rủi ro và được cấu trúc theo 3 trụ cột sau: Trụ cột 1
của Basel II – yêu cầu vốn tối thiểu; Trụ cột 2 của Basel II – thanh tra,
giám sát ngân hàng; Trụ cột 3 của Basel II – nguyên tắc thị trường và minh
bạch thông tin
- Phương pháp xác định RRTD Basel II
Theo Basel II, để đo lường và tính tốn hệ số rủi ro đối với các khoản
mục tài sản trong QTRRTD có 2 phương pháp cơ bản đó là: Phương pháp
chuẩn đánh giá RRTD; Phương pháp xếp hạng nội bộ (IRB)


1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn
của Hiệp ước an tồn vốn Basel II trong các ngân hàng thương mại
Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
thương mại bao gồm 2 nhóm chính: Nhóm nhân tố khách quan, Nhóm nhân tố
chủ quan của NHTM
1.3. Kinh nghiệm áp dụng Hiệp ước an toàn vốn Basel II tại một số
ngân hàng thương mại trên thế giới và bài học kinh nghiệm rút ra cho
ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
1.3.1. Kinh nghiệm áp dụng Hiệp ước an toàn vốn Basel II tại một số ngân
hàng thương mại trên thế giới
Luận văn trình bày lộ trình và kết quả áp dụng Basel II tại các
nước phát triển và đang phát triển, trong và ngoài khu vực
1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam
Qua việc nghiên cứu việc áp dụng hiệp ước Basel II tại các nước trên
thế giới, đưa ra các kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung và ngân hàng VCB
nói riêng



Tiểu kết Chương 1
Chương 1 của luận văn đã trình bày các khái niệm cơ bản về hoạt
động tín dụng và rủi ro tín dụng cũng như cơng tác quản trị rủi ro tín dụng
trong các ngân hàng thương mại, giới thiệu sơ lược về Hiệp ước an toàn
vốn Basel II, đặc biệt đi sâu vào các phần nội dung liên quan đến quản trị
rủi ro tín dụng. Từ đó, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản
trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước an tồn vốn Basel II trong các ngân hàng
thương mại và đúc kết bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung và
ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam nói riêng.


Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO TIÊU
CHUẨN CỦA HIỆP ƯỚC AN TOÀN VỐN BASEL II TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.1. Giới thiệu khái qt về tình hình hoạt động tín dụng của Ngân
hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
2.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt
Nam
Luận văn giới thiệu khái quát về lịch

ra đời và phát triển c ng

như 1 vài thành tựu của ngân hàng VCB trong nh ng năm gần đây
2.1.2. Kết quả và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần
ngoại thương Việt Nam từ năm 2012-2017
Tác giả đã phân tích một số chỉ tiêu cơ bản như: Quy mô tổng tài sản

và vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế,…
2.1.3. Hoạt động tín dụng của VCB
Trong giai đoạn 2012 – 2017, hoạt động tín dụng của VCB nằm
trong bối cảnh chung: diễn biến kinh tế vĩ mô khó khăn, NHNN điều hành
chính sách tiền tệ thắt chặt. Tuy nhiên với các biện pháp điều hành chủ
động, linh hoạt, nên hàng năm VCB đều đạt được kế hoạch tăng trưởng dư
nợ đề ra, đảm bảo chất lượng tín dụng, đảm bảo vị thế cạnh tranh trên thị
trường.
2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại VCB trước khi triển khai
Basel II
2.2.1. Khung quản trị rủi ro tín dụng tại VCB trước khi triển khai Basel II


Thành tựu:
VCB đã áp dụng một hệ thống quản trị rủi ro tín dụng tập trung,
được phân lập rõ ràng theo quy trình, chức năng giữa quản lý rủi ro, kinh
doanh và tác nghiệp. VCB chú trọng quản trị rủi ro theo nhóm khách hàng,
ngành hàng, kết hợp với nâng cao chất lượng công tác thẩm định để ngăn
chặn rủi ro tín dụng ngay từ bước thẩm định, giải ngân, đồng thời tăng
cường và thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho
vay. Bên cạnh đó, VCB cũng tăng cường cơng tác giám sát từ xa tất cả các
chi nhánh, công ty trực thuộc, đưa ra các cảnh báo sớm nhằm ngăn chặn rủi
ro đồng thời tiến hành hậu kiểm đối với một số chương trình tín dụng
nhằm phát hiện các giao dịch khơng tn thủ điều kiện, quy trình.
Hạn chế:
Một là, trong quản trị rủi ro tín dụng quá chú trọng về đảm bảo tỷ lệ
nợ xấu nên tăng trưởng tín dụng của VCB chưa thực sự bền vững. Hai là,
chất lượng tín dụng đối với một số nhóm khách hàng và tại một số chi
nhánh VCB còn thấp, thu nợ đã xử lý dự phòng vẫn còn thấp so với kế
hoạch

2.2.2. Đánh giá khoảng cách giữa năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại
VCB và các tiêu chuẩn theo yêu cầu của Basel II
- Một là, mơ hình quản trị rủi ro của VCB chưa hoàn thiện, chưa thực sự
phù hợp với thông lệ quốc tế và chưa thực sự phát huy hiệu quả.
- Hai là, hệ thống văn bản và quy định nội bộ của VCB chậm được chỉnh
sửa và bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.


- Ba là, các quy trình nghiệp vụ về quản trị rủi ro nói riêng và tác nghiệp
trong các hoạt động kinh doanh nói chung được ban hành khá chi tiết,
đầy đủ nhưng khó thực hiện, mang tính hình thức
- Bốn là, hệ thống thông tin, công nghệ sử dụng trong hoạt động kinh
doanh nói chung, trong quản trị rủi ro nói riêng cịn chưa đáp ứng được
u cầu.
- Năm là, chất lượng kiểm sốt nội bộ cịn hạn chế.
- Sáu là, chất lượng nguồn nhân lực cũng còn một số bất cập so với yêu
cầu thực tiễn cũng như yêu cầu hội nhập.
- Bảy là, năng lực tài chính cần được nâng lên theo yêu cầu hội nhập.
- Tám là, hệ thống kế tốn chưa hồn thiện.
- Chín là, cơng tác dự báo và phân tích thị trường của VCB còn nhiều
hạn chế, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quản trị rủi ro
2.2.3. Phân tích nguyên nhân của các hạn chế về năng lực quản trị
rủi ro tín dụng hiện nay tại VCB
Luận văn đã tập trung làm rõ các nguyên nhân khách quan và chủ
quan dẫn đến các hạn chế về năng lực quản trị rủi ro tín dụng hiện nay tại
VCB so với các thông lệ quốc tế.
2.3. Thực trạng triển khai dự án Basel II – cấu phần Rủi ro tín dụng
tại VCB
2.3.1. Các nội dung chính trong lộ trình triển khai dự án Basel II –
cấu phần Rủi ro tín dụng tại VCB

Việc triển khai quản trị rủi ro theo Basel II chia làm 2 giai đoạn
chính như sau:


a. Phương pháp tiêu chuẩn (Standardized Approach):
Theo lộ trình, VCB sẽ cơ bản đáp ứng triển khai Basel II theo
phương pháp tiêu chuẩn vào năm 2018. Sau rất nhiều nỗ lực, hiện nay
chương trình tính CAR của VCB đã dần hoàn thiện và đang ở những bước
test dữ liệu cuối cùng trước khi nghiệm thu.
b. Phương pháp dựa trên xếp hạng tín dụng nội bộ (Internal Rating
Based approach)
Dự án Basel II PMO & Credit Model của VCB dự kiến kéo dài 14
tháng, bao gồm 2 hợp phần chính:
- Quản lý Chương trình Basel II với sự phối hợp, tư vấn của Oliver
Wyman để việc triển khai theo đúng tiến độ, chất lượng, và đảm bảo
chắc chắn trong tuân thủ Basel II ở mức tốt nhất;
- Xây dựng mơ hình định lượng rủi ro tín dụng – với mục tiêu xây dựng
một cách bài bản hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đáp ứng tiêu chuẩn
quốc tế và áp dụng vào hoạt động kinh doanh của VCB nhằm nâng cao
chất lượng quản lý.
Sau cấu phần này, VCB sẽ tiếp tục thực hiện các sáng kiến khác
trong số các sáng kiến về tín dụng nhằm đưa VCB ngày càng tiệm cận với
yêu cầu của Basel II cũng như các chuẩn mực về quản lý rủi ro tín dụng
theo thơng lệ quốc tế theo kết quả đánh giá khoảng cách mà Oliver Wyman
đã tư vấn
2.3.2. Đánh giá thực trngj triển khai dự án Basel II – cấu phần Rủi
ro tín dụng tại VCB
Luận văn đưa ra đánh giá 1 số kết quả bước đầu của 1 số sáng kiến
chính như sau:
a. Hồn thiện các khung chính sách liên quan đến quản trị rủi ro



Oliver Wyman đã rà sốt tồn bộ khung chính sách liên quan đến
quản trị rủi ro tín dụng tại VCB và phối hợp với các phòng/ban nghiệp vụ
để chỉnh sửa và ban hành mới nhiều quy trình/ quy định.
b. Xây dựng mơ hình định lượng rủi ro tín dụng
Mơ hình ước tính xác uất vỡ nợ (PD model)
Khoảng 90% danh mục tín dụng hiện tại của VCB đã được xây dựng
mơ hình ước tính xác suất vỡ nợ tương ứng với phân khúc.
Mơ hình EAD và LGD cho bán lẻ
Hiện tại OW đã tư vấn, đào tạo cho cán bộ phân tích định lượng của
VCB về phương pháp luận xây dựng mơ hình, đồng thời thiết kế các biểu
mẫu về cấu trúc dữ liệu, các biểu mẫu để thu thập dữ liệu bổ sung.
c. Kiểm định mơ hình đo lường rủi ro tín dụng:
Hiện nay VCB đang tích cực nghiên cứu các nội dung của Basel II
về kiểm định mô hình đưa ra yêu cầu chi tiết, đầy đủ nhất cho các đơn vị
tham gia chào thầu.
d. Xây dựng khung quản lý danh mục tín dụng
Oliver Wyman cũng đã tiến hành phân tích thực trạng về quản trị
danh mục tại VCB, nghiên cứu các hạn mức theo yêu cầu của NHNN, kỳ
vọng về tăng trưởng cũng như khẩu vị rủi ro của VCB để lập kế hoạch chi
tiết cho cấu phần này, dự kiến chính thức bắt đầu vào đầu năm 2018.
e. Xây dựng và triển khai hệ thống cảnh báo sớm
Trong năm 2018 VCB sẽ tiếp tục hợp tác với Oliver Wyman xây
dựng lại.


f. Triển khai các mơ hình đo lường rủi ro tín dụng lên hệ thống cơng
nghệ thơng tin của ngân hàng
VCB vẫn đang chủ trương xây dựng hệ thống với nguồn nhân lực

sẵn có tại VCB, khơng th ngồi nhằm phát huy năng lực nội bộ cũng như
vấn đề an tồn bảo mật thơng tin.
g. Chuẩn bị và xin phê duyệt của NHNN về việc tuyên bố đáp ứng
chuẩn Basel II theo phương pháp IRB
Cấu phần này được thực hiện sau khi VCB đã cơ bản triển khai đầy
đủ các yêu cầu của Basel II IRB.
2.3.3. Các thuận lợi và khó khăn khi triển khai dự án Basel II – cấu phần
Rủi ro tín dụng tại VCB
* Thuận lợi:
- Thứ nhất, VCB luôn xác định Basel II là một ưu tiên quan trọng hàng
đầu nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng, tiệm cận chuẩn
quốc tế.
- Thứ hai, Có sự tham gia sâu rộng của Oliver Wyman xuyên suốt quá
trình triển khai
- Thứ ba, đội ngũ nhân lực dự án có chất lượng cao, có kiến thức và
kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ tốt.
- Thứ tư, có các kế hoạch truyền thơng về dự án Basel II tương đối tốt
đi kèm với các chính sách khuyến khích phù hợp
* Khó khăn:
- Thứ nhất, Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF cho rằng sự áp dụng sớm Basel II
ở những nước có nguồn lực hạn chế sẽ làm phân tán các nguồn lực dành
cho các ưu tiên cấp bách, làm lỗng thay vì củng cố sự giám sát.


- Thứ hai, áp dụng thành cơng Basel II địi hỏi phải có số liệu chính
xác, đáng tin cậy và kịp thời.
- Thứ ba, tuy nguồn nhân lực nhìn chung có chất lượng cao nhưng
Basel II vẫn là 1 khái niệm mới, cần có thời gian dài để nghiên cứu, thấm
nhuần và vận dụng được linh hoạt trong bối cảnh thực tế ở VCB.
- Thứ tư, thực thi Basel II sẽ không hề rẻ.

Tiểu kết Chương 2
Trong khuôn khổ chương 2 của luận văn, tác giá đã giới thiệu sơ
lược về VCB, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh nói chung và tín
dụng nói riêng của nhà băng này. Cơng tác quản trị rủi ro tín dụng của
VCB tuy đạt được nhiều thành tựu song vẫn có nhiều khoảng cách so với
các thơng lệ quốc tế nói chung và Basel II nói riêng. Trong chương này, tác
giả cũng trình bày về lộ trình triển khai các sáng kiến về quản trị rủi ro tín
dụng trong dự án Basel II, giới thiệu các nội dung cơ bản, 1 số kết quả bước
đầu cũng như các thuận lợi, khó khăn của VCB trong quá trình triển khai


Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ÁP DỤNG THÀNH CƠNG
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO TIÊU CHUẨN BASEL II
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM

3.1 Định hướng chiến lược của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam
3.1.1 Định hướng hoạt động kinh doanh chung tại Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam
Bên cạnh hoạt động kinh doanh, VCB tiếp tục triển khai đồng bộ các
Dự án chuyển đổi nhằm nâng cao năng lực quản trị điều hành hướng tới
chuẩn mực quốc tế. Tiếp tục quán triệt quan điểm chỉ đạo điều hành “Đổi
mới - Kỷ cương - Trách nhiệm”, phương châm hoạt động cho năm 2017
được VCB xác định là “Chuyển đổi - Hiệu quả - Bền vững”
3.1.2 Định hướng về quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam
VCB luôn chủ động nghiên cứu và áp dụng các phương pháp quản trị
rủi ro tín dụng hiện đại, phù hợp với thơng lệ quốc tế tốt nhất

3.2 Một số giải pháp nhằm áp dụng thành cơng quản trị rủi ro tín
dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại VCB
3.2.1 Nhóm giải pháp chung
- Tái cấu trúc tài sản Có
- Thường xuyên nâng cao năng lực tài chính


- Tăng cường hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ, kiểm tốn nội bộ
3.2.2 Nhóm giải pháp nhằm áp dụng tiêu chuẩn Basel II trong quản trị rủi
ro tín dụng tại VCB
- Xây dựng và áp dụng mơ hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung
- Tuân thủ các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II theo yêu
cầu của Ngân hàng Nhà nước
3.2.3 Nhóm giải pháp điều kiện
- Hồn thiện hệ thống kế tốn
- Hồn thiện và hiện đại hóa hệ thống cơng nghệ thông tin
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
3.3 Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý
3.3.1 Đối với Chính phủ
Chính phủ cần hồn thiện hệ thống pháp lý về ngân hàng theo xu
hướng hội nhập với quốc tế, nghĩa là các điều luật về ngân hàng phải phù
hợp với thơng lệ quốc tế, từ đó giúp các NH Việt Nam có thể tham gia thị
trường quốc tế một cách dễ dàng. Xây dựng một NHTW độc lập và đủ
mạnh: nâng cao vị thế và tính độc lập của NHNN với Chính phủ.
Tiếp tục thực hiện chặc chẽ, có hiệu quả đề án tái cơ cấu hệ thống
ngân hàng Việt Nam theo mục tiêu đề ra.
3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước
- Hoàn thiện hành lang pháp lý
- Tăng cường thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng và xây dựng hệ
thống cảnh báo sớm



- Nâng cao vai trị của Trung tâm thơng tin tín dụng quốc gia
3.3.3 Đối với các Bộ ngành
Trong hoạch định chính sách bên cạnh việc cân đối giữa các mục tiêu
phát triển kinh tế, ổn định tiền tệ cần quan tâm đến sự phát triển bền vững
của các NHTM. Tăng cường thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp về việc
thực hiện chế độ kế toán kiểm toán, chế độ báo cáo thống kê giúp ngân
hàng đánh giá đúng thực chất năng lực tài chính của khách hàng.
Tiểu kết Chương 3
Chương 3 của luận văn trình bày định hướng chiến lược của VCB
trong hoạt động kinh doanh nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng
với tầm nhìn đến năm 2020. Tác giả đề xuất các giải pháp nhằm áp dụng
thành cơng quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại VCB bao
gồm 3 nhóm giải pháp: giải pháp chung, giải pháp trực tiếp liên quan đến
triển khai dự án và nhóm giải pháp điều kiện hỗ trợ cho sự thành công của
dự án. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra 1 số kiến nghị đối với các cơ quan
chủ quản như Chính phủ, NHNN và các bộ ngành liên quan


KẾT LUẬN
Trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng là một lĩnh vực hoạt động
nhạy cảm và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt, trước xu thế hội nhập, các
NHTM phải đối phó với nhiều loại hình rủi ro khác nhau. Tuy nhiên, tại
Việt Nam, do xuất phát điểm của các NHTM khá thấp so với trung bình
trong khu vực nên việc phải tập trung phát triển và quan tâm đến lợi nhuận
được xem là ưu tiên số một. Chính vì thế, hệ thống quản trị rủi ro của các
NHTM Việt Nam nói chung, của VCB nói riêng hầu như vẫn đang còn
nhiều hạn chế, bất cập, chưa được đầu tư xây dựng một cách thỏa đáng và
chuyên nghiệp. Việc tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh

đang được NHNN và các NHTM đặc biệt quan tâm. Do vậy, tìm giải pháp
nâng cao năng lực quản trị rủi ro, hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro là vấn
đề cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng của các NHTM Việt Nam nói chung
và của VCB nói riêng. Luận văn lựa chọn đề tài nói trên và sử dụng các
phương pháp nghiên cứu thích hợp đã hồn thành những nội dung chủ yếu
sau:
Một là, hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng trong
ngân hàng thương mại, bao gồm các khái niệm, nội dung, phương pháp đánh
giá rủi ro, nội dung quản trị rủi ro tín dụng, các nhân tố ảnh hưởng đến quản
trị rủi ro tín dụng
Hai là, khái quát về nội dung Hiệp ước an toàn vốn Basel II và ứng
dụng trong quản tri rủi ro tín dụng, phân tích, lựa chọn kinh nghiệm quốc
tế về quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn Basel II của NHTM tại các nước
phát triển và đang phát triển để trên cơ sở đó rút ra các bài học cần thiết
cho các NHTM Việt Nam nói chung và VCB nói riêng đã được luận văn
thực hiện một cách khoa học và đồng bộ.


Ba là, luận văn đã làm rõ thực trạng hoạt động kinh doanh cũng như
quản trị rủi ro tại VCB trong giai đoạn 2009-2015. Từ thực tế đó, luận văn
đã lựa chọn phân tích đánh giá rõ thực trạng quản trị rủi ro, trong đó đi sâu
vào quản trị rủi ro tín dụng trong hệ thống VCB từ đó rút ra được những
kết quả, nguyên nhân, hạn chế đối với hoạt động này. Đồng thời, luận văn
đã phân tích rõ khoảng cách về thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại VCB
so với tiêu chuẩn Basel II
Bốn là, luận văn đã trình bày các nội dung chính trong cấu phần quản
trị rủi ro tín dụng thuộc dự án Basel II, tiến độ triển khai, các thuận lợi
cũng như khó khăn thách thức trong quá trình triển khai dự án tại nhà băng
này
Năm là, trên cơ sở lý luận và thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín

dụng, tình hình triển khai dự án Basel II cũng như định hướng phát triển
của VCB, luận văn đã đưa ra hệ thống các giải pháp bao gồm nhóm giải
pháp chung, nhóm giải pháp trực tiếp nhằm áp dụng thành công Basel II
trong quản trị rủi ro tín dụng tại VCB và nhóm giải pháp điều kiện. Để các
giải pháp này có tính khả thi, luận văn cũn đề xuất một số kiến nghị có liên
quan với Chính phủ, NHNN và các bộ ngành liên quan.
Luận văn đã làm rõ, VCB là NHTM hàng đầu tại Việt Nam về quản
trị rủi ro, đảm bảo chất lượng tín dụng. VCB khơng ngừng hồn thiện và
nâng cao hiệu quả quản trị các hoạt động của mình và là ngân hàng đi đầu
trong tiến trình nâng cao năng lực quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn của Hiệp
ước Base II. Luận văn cũng đã phân tích và làm rõ trong giai đoạn 2009 –
2015 với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính
tồn cầu, khủng hoảng nợ cơng ở châu Âu, thị trường bất động sản tăng
cao và sau đó sụt giảm mạnh, hệ thống NHTM Việt Nam có nhiều thời


điểm rơi vào khủng hoảng nhưng VCB vẫn tiếp tục phát triển ổn định,
không ngừng nâng cao được năng lực tài chính và giữ uy tín. Tuy nhiên
trong thời gian tới, hội nhập sâu rộng với quốc tế và khu vực cũng như từ
phân tích thực trạng cho thấy, quản trị rủi ro của VCB đang tiếp tục đặt ra
nhiều vấn đề cần giải quyết đặc biệt là về rủi ro tín dụng. Vì vậy, VCB
đang tích cực thực hiện các dự án chuyển đổi, nâng cao năng lực nhằm
quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn Basel II….Luận văn đã đề xuất hệ thống
giải pháp đồng bộ, sát thực tiễn phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế
góp phần tăng cường quản trị rủi ro trong toàn hệ thống của VCB theo mục
tiêu đề ra.


×