Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Triển khai mạng di động 4g vinaphone tại hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 26 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
-------------------------------

Nguyễn Q Khanh

TRIỂN KHAI MẠNG DI ĐỘNG 4G VINAPHONE
TẠI HÀ NỘI

Chuyên ngành: Kỹ thuật Viễn thơng
Mã số: 8.52.02.08

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2018


Luận văn được hồn thành tại:
HỌC VIÊN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Trung Hiếu

Phản biện 1: ......................................................................................

Phản biện 2: ......................................................................................

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn
thơng
Vào lúc: ……..giờ…….ngày ……..tháng……..năm …….

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng




1
MỞ ĐẦU
Trong tiến trình phát triển của xã hội lồi người, sự ra đời của thông tin di động là một bước ngoặt lớn
và thông tin di động đã nhanh chóng trở thành một ngành cơng nghiệp viễn thơng phát triển, là lĩnh vực tiên
phong, điều kiện kiên quyết cũng như cơ hội để mỗi quốc gia, mỗi dân tộc thu hẹp khoảng cách phát triển,
tránh nguy cơ lạc hậu, tăng cường năng lực cạnh tranh. Cho đến nay, thông tin di động đã trải qua nhiều thế
hệ. Thế hệ thứ nhất là thế hệ thông tin di động tương tự sử dụng công nghệ đa truy nhập phân chia theo tần
số (FDMA). Thông tin di động thế hệ thứ hai sử dụng kỹ thuật số với các công nghệ đa truy nhập phân chia
theo thời gian (TDMA) và theo mã (CDMA). Ngày nay, công nghệ thông tin di động 3G đã được đưa vào
thương mại hóa, nhưng nhu cầu về chất lượng dịch vụ cũng như tốc độ dữ liệu vẫn ngày càng tăng. Do đó,
sự phát triển sau 3G đang được các tổ chức đặc biệt là 3GPP nghiên cứu triển khai. Tiêu biểu cho công nghệ
thông tin di động sau 3G là sự phát triển dài hạn (LTE) của 3GPP.
Chuẩn 3GPP LTE (Long Term Evolution) phát hành 8 xác định chức năng cơ bản của một giao diện
vô tuyến mới cung cấp hiệu năng lớn mang lại tốc độ dữ liệu cao cho người sử dụng cùng với độ trễ thấp
chủ yếu dựa trên MIMO, OFDMA (Đa truy nhập phân chia theo tần số trực giao) và một sự phát triển kiến
trúc hệ thống (SAE) tối ưu. Đồng thời, trong một tương lai gần, sẽ ngày càng có nhiều người sử dụng yêu
cầu truy nhập dữ liệu băng rộng di động ở khắp mọi nơi – ví dụ, để sử dụng e-mail, truy nhập Internet, các
ứng dụng đặc trưng, tải file về thiết bị di động … 4G – thế hệ kế tiếp của mạng vô tuyến di động 3G sẽ làm
hài lòng khách hàng hơn bao giờ hết. Nhu cầu về vùng phủ vô tuyến sẽ là mục tiêu chính trong giai đầu ra
mắt, trong khi đó dung lượng cao trên tồn bộ ơ vơ tuyến sẽ là mục tiêu dài hạn. Hiệu quả phổ cao đóng vai
trị quan trọng trong việc hỗ trợ nhu cầu tốc độ lưu lượng dữ liệu cao trong khi phổ sẵn sàng hiện tại vẫn là
một tài nguyên khan hiếm và bị giới hạn tại mỗi vùng địa lý.
LTE (Long Term Evolution) được hãng NTT DoCoMo của Nhật Bản đề xuất đầu tiên vào năm 2004,
các nghiên cứu về tiêu chuẩn mới chính thức bắt đầu vào năm 2005. Tháng 5 năm 2007, liên minh Sáng kiến
thử nghiệm LTE/SAE (LSTI) được thành lập, liên minh này là sự hợp tác toàn cầu giữa các hãng cung cấp
thiết bị và hãng cung cấp dịch vụ viễn thông với mục tiêu kiểm nghiệm và thúc đẩy tiêu chuẩn mới để đảm
bảo triển khai cơng nghệ này trên tồn cầu càng hợp càng tốt. Tiêu chuẩn LTE được hoàn thành vào tháng 12
năm 2008 và dịch vụ LTE đầu tiên được hãng TeliaSonera khai trương ở Oslo và Stockholm vào ngày 14

tháng 12 năm 2009. Các nước đã triển khai 4G như: New Zealand, Singapore, Hàn Quốc, Đan Mạch, Nhật
Bản, Mỹ, …
Tại Việt Nam đã có những nghiên cứu về 4G/ LTE, như: đề tài “Nghiên cứu định hướng xây dựng các
tiêu chuẩn phục vụ thiết lập, triển khai mạng di động công nghệ LTE tại Việt Nam” (mã số 12-15-KHKTTC) do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thơng thực hiện năm 2015;
đề tài “Nghiên cứu thiết kế triển khai mạng thông tin di động 4G LTE và phương án xây dựng các hệ thống
quy hoạch, quản lý mạng và cung cấp dịch vụ 4G LTE ở Việt Nam” (mã số KC.01.17/11-15) do Công ty
Dịch vụ Viễn thông thực hiện năm 2014.
Các mạng di động tại Việt Nam gồm: Viettel, VinaPhone, MobiFone đang thực hiện triển khai 4G
Tháng 10/2016, Tập đồn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã được Bộ Thông tin và Truyền
thông cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông 4G. Theo đó, Tập đồn VNPT đã phê duyệt dự án cung
cấp trạm 4G để triển khai trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Xuất phát từ nhu cầu và công tác của cá nhân, mong muốn nghiên cứu lý thuyết để tham gia triển khai.
Với những lý do nêu trên, đề tài được chọn là “Triển khai mạng di động 4G VinaPhone tại Hà Nội”. Luận
văn bao gồm các nội dung chính như sau:
Chương I: Tổng quan về mạng 4G/ LTE
Chương II: Các kỹ thuật trong 4G/ LTE Advanced
Chương III: Triển khai mạng di động 4G VinaPhone tại Hà Nội


2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG 4G/ LTE
Giới thiệu về công nghệ LTE, LTE Advanced
LTE là thế hệ thứ tư tương lai của chuẩn UMTS do 3GPP phát triển. UMTS thế hệ thứ ba dựa trên
WCDMA đã được triển khai trên tồn thế giới.
Các mục tiêu của cơng nghệ này là:
- Tăng tốc độ truyền dữ liệu: trong điều kiện lý tưởng hệ thống hỗ trợ tốc độ dữ liệu đường xuống
đỉnh lên tới 326Mbit/s.
- Dải tần co giãn được: có khả năng mở rộng từ 1,4MHz; 3MHz; 5 MHz; 10 MHz; 15MHz và 20
MHz cả chiều lên và xuống. Điều này dẫn đến sự linh hoạt sử dụng được hiệu quả băng thông.
Mức công suất cao hơn.

- Đảm bảo hiệu suất khi di chuyển: chức năng hỗ trợ từ 120 đến 350km/h hoặc thậm chí là 500km/h
tùy thuộc vào băng tần.
Giảm độ trễ trên mặt phẳng người sử dụng: giảm thời gian để một thiết bị chuyển từ trạng thái
nghỉ sang nối kết với mạng và bắt đầu truyền thông tin trên một kênh truyền. Thời gian này phải
nhỏ hơn 100ms.
- Sẽ khơng cịn chuyển mạch kênh: tất cả sẽ dựa trên IP. Chúng cho phép cung cấp các dịch vụ linh
hoạt hơn và đơn giản với các mạng di động.
- Độ phủ sóng từ 5-100km: trong vịng bán kính 5-100km LTE cung cấp tối ưu về lưu lượng người
dùng.
- Kiến trúc mạng sẽ đơn giản hơn so với mạng 3G hiện thời. Tuy nhiên mạng LTE vẫn có thể tích
hợp một cách dễ dàng với mạng 3G và 2G hiện tại. Điều này hết sức quan trọng cho nhà cung cấp
mạng triển khai LTE vì khơng cần thay đổi tồn bộ cơ sở hạ tầng mạng đã có.
- Giảm chi phí: là độ phức tạp thấp, các thiết bị đầu cuối tiêu thụ ít năng lượng.
- Cùng tồn tại với các chuẩn và hệ thống trước: LTE phải cùng tồn tại và có thể phối hợp hoạt động
với các hệ thống 3GPP khác. Người sử dụng LTE sẽ có thể thực hiện các cuộc gọi từ thiết bị đầu
cuối của mình và thậm chí khi họ khơng nằm trong vùng phủ sóng của LTE.
1.1


3
Mục tiêu thiết kế mạng di động 4G
Những yêu cầu cho LTE được chia thành 5 phần khác nhau như sau:
- Tiềm năng hệ thống
- Hiệu suất hệ thống
- Các vấn đề liên quan đến việc triển khai
- Kiến trúc và sự di chuyển
- Quản lý tài nguyên vô tuyến
1.2.1 Tiềm năng hệ thống
Yêu cầu được đặt ra là việc đạt tốc độ dữ liệu đỉnh cho đường xuống 100Mbit/s và đường lên
50Mbit/s, khi hoạt động trong phân bố phổ 20MHz.

Yêu cầu về độ trễ được chia thành: yêu cầu độ trễ mặt phẳng điều khiển và yêu cầu độ trễ mặt phẳng
người dùng..
Yêu cầu độ trễ mặt phẳng người dùng được thể hiện qua thời gian để truyền một gói IP từ thiết bị
đầu cuối tới biên RAN hoặc ngược lại được đo từ lớp IP.
1.2.2
Hiệu suất hệ thống
Các mục tiêu thiết kế công năng hệ thống LTE sẽ xác định lưu lượng người dùng, hiệu suất phổ, độ
linh động, vùng phủ sóng và MBMS nâng cao.
Những mục tiêu thiết kế này được tổng hợp trong bảng 1.1.
Bảng 1.1 Các yêu cầu về hiệu suất phổ và người dùng
Phương pháp đo hiệu suất
Mục tiêu đường xuống so với Mục tiêu đường lên so với
cơ bản
cơ bản
Lưu lượng người dùng trung bình (trên 1
3 lần – 4 lần
2 lần – 3 lần
MHz)
Lưu lượng người dùng tại biên tế bào (trên
2 lần – 3 lần
2 lần – 3 lần
1MHz phân vị thứ 5)
Hiệu suất phổ bit/s/Hz/ô
3 lần – 4 lần
2 lần – 3 lần
Yêu cầu về độ linh động chủ yếu tập trung vào tốc độ di chuyển của các thiết bị đầu cuối di động.
Tại tốc độ thấp, 0-15km/h thì hiệu suất đạt được tối đa, và cho phép giảm đi một ít đối với tốc độ cao hơn.
Yêu cầu về vùng phủ sóng chủ yếu tập trung vào phạm vi ơ (bán kính), nghĩa là khoảng cách tối đa
từ tâm ô đến thiết bị đầu cuối di động trong ô.
Các yêu cầu liên quan đến việc triển khai bao gồm các kịch bản triển khai, độ linh hoạt phổ, trải phổ,

sự cùng tồn tại và làm việc với nhau giữa LTE với các công nghệ truy cập vô tuyến khác của 3GPP như
GSM và WCDMA/HSPA.
Bảng 1.2 liệt kê những yêu cầu về sự gián đoạn, đó là, thời gian gián đoạn dài nhất trong liên kết vô
tuyến khi phải di chuyển giữa các công nghệ truy cập vô tuyến khác nhau, bao gồm cả dịch vụ thời gian thực
và phi thời gian thực.
1.2

Bảng 1.2 Yêu cầu về thời gian gián đoạn, LTE-GSM và LTE-WCDMA
Phi thời gian thực (ms)
Thời gian thực
LTE tới WCDMA
500
300
LTE tới GSM
500
300
Yêu cầu về việc cùng tồn tại và có thể làm việc với nhau cũng xác định việc chuyển đổi lưu lượng đa
phương từ phương pháp quảng bá trong LTE thành phương pháp đơn hướng trong cả GSM hoặc WCDMA,
mặc dù khơng có số lượng cho trước.
1.2.3 Kiến trúc mạng lưới và khả năng mở rộng, nâng cấp
Một vài nguyên tắc cho việc thiết kế kiến trúc LTE RAN được đưa ra bởi 3GPP:


4
Một kiến trúc đơn LTE RAN được chấp nhận
Kiến trúc LTE RAN phải dựa trên gói, tuy vậy lưu lượng lớp thoại và thời gian thực vẫn được hỗ trợ.
Kiến trúc LTE RAN có thể tối thiểu hóa sự hiện diện của “những hư hỏng cục bộ” mà không cần
tăng chi phí cho đường truyền.
- Kiến trúc LTE RAN có thể đơn giản hóa và tối thiểu hóa số lượng giao tiếp đã được giới thiệu.
- Tương tác lớp mạng vơ tuyến và lớp mạng truyền tải có thể được loại trừ nếu chỉ cần quan tâm đến

vấn đề cải thiện hiệu suất hệ thống.
- Kiến trúc LTE RAN có thể hỗ trợ QoS từ đầu cuối đến đầu cuối. TNL có thể cung cấp QoS thích
hợp khi được u cầu bởi RNL.
Các cơ cấu QoS có thể tính tốn đến các dạng lưu lượng đang tồn tại khác nhau để mang lại hiệu
suất sử dụng băng thông cao: lưu lượng mặt phẳng điều khiển, lưu lượng mặt phẳng người dùng , lưu
lượng O&M, v.v…
- LTE RAN có thể được thiết kế để làm giảm thiểu các thay đổi trễ cho thơng tin gói TCP/IP.
1.2.4 Quản lý tài ngun vơ tuyến
Những yêu cầu về quản lý tài nguyên vô tuyến được chia ra như sau: hỗ trợ nâng cao cho QoS đầu
cuối đến đầu cuối, hỗ trợ hiệu quả cho truyền dẫn ở lớp cao hơn và hỗ trợ cho việc chia sẻ tải cũng như là
quản lý chính sách thông qua các công nghệ truy cập vô tuyến khác nhau.
1.3 Các thông số lớp vật lý của LTE Advanced
Bảng 1.3 Các thơng số lớp vật lý LTE
Khoảng cách sóng mang con
15 KHz
Chiều dài CP
Ngắn
4,7 µs
dài
16,7 µs
Điều chế
QPSK, 16QAM, 64QAM
Ghép kênh không gian
1 lớp cho UL/UE
Lên đến 4 lớp cho DL/UE
Sử dụng MU-MIMO cho UL và DL
Kỹ thuật truy cập
UL
DTFS-OFDM (SC-FDMA)
DL

OFDMA
Băng thông
1,4MHz; 3MHz; 5MHz; 10MHz; 15MHz; 20MHz.
TTI tối thiểu
1 ms
-

Bảng 1.4 Tốc độ đỉnh của LTE theo lớp
Lớp
1
2
3
4
5
Tốc độ đỉnh Mbps
DL
10
50
100
150
500
UL
5
25
50
50
75
Dung lượng cho các chức năng lớp vật lý
Băng thông RF
20MHz

Điều chế
DL
QPSK, 16QAM, 64QAM
QPSK,16QAM, 64QAM
UL
QPSK, 16QAM


5
Dịch vụ trên nền LTE Advanced
Qua việc kết nối đường truyền tốc độ rất cao, băng thông linh hoạt, hiệu suất phổ cao và giảm thời
gian trễ gói, LTE cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng hơn.
Bảng 1.5 So sánh dịch vụ của 3G và LTE
Dịch vụ
Môi trường 3G
Môi trường 4G (LTE)
Thoại
Âm thanh thời gian thực
VoIP, video hội nghị chất lượng cao
Tin nhắn
SMS, MMS, các email ưu tiên thấp
Các tin nhắn photo, IM, email di động, tin
P2F
nhắn video
1.4

Lướt web

Thông tin
cước phí

Riêng tư
Games

Truy cập đến các dịch vụ online, trực
tuyến, trình duyệt WAP thông qua
GPRS và mạng 3G
Người dùng trả qua mạng cước tính
chuẩn. Chủ yếu là dựa trên thơng tin
văn bản
Chủ yếu là âm thanh chng, cũng
bao gồm màn hình chờ và nhạc chờ

Duyệt siêu nhanh, tải các nội dung lên các
mạng xã hội
Tạp trí trực tuyến, dịng âm thanh chất
lượng cao
Âm thanh thực (thu âm gốc từ người nghệ
sĩ), các trang web cá nhân

Tải về và chơi trực tuyến

Kinh nghiệm game trực tuyến vững chắc
qua cả mạng cố định và mạng di động
Video/TV Chạy và có thể tải video
Các dịch vụ quảng bá TV, Tivi theo đúng
theo yêu cầu
yêu cầu dòng video chất lượng cao
Nhạc
Tải đầy đủ các track và các dịch vụ Lưu trữ và tải nhạc chất lượng cao
âm thanh

Nội dung
tin nhắn
Mcomerce
(thương mại
qua điện
thoại)
Mạng dữ
liệu di động

Tin nhắn đồng cấp sử dụng ba thành
phần cũng như tương tác với các
media khác
Thực hiện các giao dịch và thanh toán
qua mạng di động

Phân phối tỷ lệ rộng của các video, clip,
dịch vụ karaoke, video cơ bản quảng cáo di
động
Điện thoại cầm tay như thiết bị thanh toán,
với các chi tiết thanh toán qua mạng tốc độ
cao để cho phép các giao dịch thực hiện
nhanh chóng
Truy cập đến các mạng nội bộ và cơ Chuyển đổi file P2P, các ứng dụng kinh
sở dữ liệu cũng như cách sử dụng các doanh, ứng dụng chia sẻ, thông tin M2M, di
ứng dụng như CRM
động intranet/extranet

Tình hình triển khai 4G tại Việt Nam
Ngay từ năm 2010, Bộ Thông tin và truyền thông đã cấp giấy phép thử nghiệm LTE cho 5 nhà khai
thác bao gồm: VNPT, Viettel, FPT Telecom, CMC và VTC. Trong đó, VNPT là đơn vị đầu tiên thử nghiệm

LTE, hồn thành lắp đặt trạm LTE đầu tiên vào 10/10/2010 cho phép truy cập Internet tốc độ là 60 Mbps,
sau đó mở rộng lắp đặt 15 trạm trên địa bàn Hà Nội. Tiếp đó, Viettel cũng đã thử nghiệm LTE ở Hà Nội và
Hồ Chí Minh với số lượng lắp đặt mỗi địa bàn là 40 trạm phát sóng.
1.6 Tổng kết
Chương 1 đã giới thiệu tổng quan được hệ thống LTE bao gồm mục tiêu thiết kế, tiềm năm công nghệ,
hiệu suất hệ thống, các thông số lớp vật lý, dịch vụ của LTE,… rồi từ đó đưa ra các so sánh với cơng nghệ
WiMax trước đó. Phần cuối của chương đã đề cập đến triển vọng và tình hình phát triển của công nghệ LTE
tại Việt Nam.
1.5


6
CHƯƠNG 2. CÁC KỸ THUẬT TRONG 4G/ LTE ADVANCED
2.1

Cấu trúc mạng 4G
LTE được thiết kế để hỗ trợ cho các dịch vụ chuyển mạch gói, đối lập với chuyển mạch kênh truyền
thống. Nó hướng đến cung cấp các kết nối IP giữa các UE và PDN mà khơng có bất kỳ sự ngắt quãng nào
đối với những ứng dụng của người dùng trong suốt quá trình di chuyển. Hình 2.1 cho thấy sự khác nhau về
cấu trúc của UMTS và LTE.

Hình 2.1 So sánh cấu trúc UMTS và LTE
Mạng truy nhập vô tuyến RAN (Radio Access Network): mạng truy nhập vô tuyến của LTE được gọi
là E-UTRAN và một trong những đặc điểm chính của nó là tất cả các dịch vụ, bao gồm dịch vụ thời gian
thực, sẽ được hỗ trợ qua những kênh gói được chia sẻ.
Có nhiều loại chức năng khác nhau trong mạng tế bào. Dựa vào chúng, mạng có thể được chia thành
hai phần: mạng truy nhập vô tuyến và mạng lõi.
2.1.1

Cấu trúc cơ bản SAE của LTE


Hình 2.2 Kiến trúc mạng 4G LTE/SAE


7


Mạng lõi EPC:
Chịu trách nhiệm điều khiển tổng thể UE và thiết lập các kênh mạng. EPC gồm một vài thực thể
chức năng:
- MME: chịu trách nhiệm xử lý những chức năng mặt bằng điều khiển, liên quan đến quản lý thuê bao
và quản lý phiên.
- S-GW: là vị trí kết nối của giao tiếp dữ liệu gói với E-UTRAN. Nó cịn hoạt động như một node định
tuyến đến những kỹ thuật 3GPP khác.
- P-GW: là điểm đầu cuối cho những phiên hướng về mạng dữ liệu gói bên ngồi. Nó cũng là Router
đến mạng Internet.
- PCRF: điều khiển việc tạo ra bảng giá cấu hình hệ thống con đa phương tiện IP IMS (the IP
Multimedia Subsystem) cho mỗi người dùng.
- HSS: là nơi lưu trữ dữ liệu của thuê bao cho tất cả dữ liệu người dùng. Nó là cơ sở dữ liệu chủ tâm
trong trung tâm của nhà khai thác.

Mạng truy nhập E-UTRAN
E-UTRAN chịu trách nhiệm cho tất cả các chức năng liên quan đến vô tuyến dưới đây:
- Nén tiêu đề: các tiêu đề của gói IP chiếm băng thông khá lớn nhất là đối với VoIP, vì thế nén tiêu đề
cho phép sử dụng hiệu suất giao diện vô tuyến.
- An ninh: tất cả các số liệu được phát trên giao diện vô tuyến đều phải được mật mã hóa.
- Kết nối đến EPC: bao gồm báo hiệu đến MME và đường truyền kênh mang đến S-GW
2.1.2 Cấu trúc của LTE liên kết với các mạng khác
Kiến trúc hệ thống 4G LTE/SAE tương tác với các mạng 2G và 3G GPRS/UMTS được cho trên hình
2.3. Trong kiến trúc này S-GW hoạt động như một neo di động cho tương tác với các công nghệ 3GPP như

GSM và UMTS. Kiến trúc này đưa ra hai giao diện: S3 và S4.

Hình 2.3 Cấu trúc hệ thống 4G LTE/SAE tương tác với các mạng 3GPP khác


8

Hình 2.4 Cấu trúc hệ thống 4GLTE/SAE tương tác với các mạng khơng phải 3GPP khác

Hình 2.5 Cấu trúc hệ thống cho mạng truy cập 3GPP và liên mạng với CDMA2000


9
2.2 Các kênh trên giao diện vô tuyến 4G
2.2.1 Kênh logic
Được định nghĩa bởi thơng tin nó mang bao gồm:
Kênh điều khiển quảng bá (BCCH)
Kênh điều khiển tìm gọi (PCCH)
Kênh điều khiển riêng (DCCH)
Kênh điều khiển chung (CCCH).
Kênh lưu lượng riêng (DTCH).
Kênh điều khiển đa phương (MCCH).
Kênh lưu lượng đa phương (MTCH).
2.2.2 Kênh truyền tải
Bao gồm các kênh sau:
Kênh quảng bá (BCH).
Kênh tìm gọi (PCH).
Kênh chia sẻ đường xuống (DL-SCH).
Kênh đa phương (MCH).
Kênh truy nhập ngẫu nhiên (RACH).

Kênh chia sẻ đường lên (UL-SCH).
2.2.3 Kênh vật lý
Các kênh vật lý sử dụng cho dữ liệu người dùng bao gồm:
Kênh vật lý chia sẻ đường xuống (PDSCH).
Kênh vật lý điều khiển đường xuống (PDCCH).
Kênh vật lý quảng bá (PBCH).
Kênh vật lý chỉ thị khuôn dạng điều khiển (PCFICH).
Kênh vật lý chỉ thị HARQ (PHICH).
Kênh vật lý đa phương (PMCH.
Kênh vật lý truy nhập ngẫu nhiên (PRACH).
Kênh vật lý chia sẻ đường lên (PUSCH).
Kênh vật lý điều khiển đường lê (PUCCH).
Kiến trúc giao thức 4G


Mặt phẳng người sư dụng, UP


10

Hình 2.6 Ngăn xếp giao thức mặt phẳng người sử dụng



Mặt phẳng điều khiển, CP

Hình 2.7 Ngăn xếp giao thức mặt phẳng điều khiển


11

2.3

Chuyển giao
Chuyển giao là phương tiện cần thiết để thuê bao có thể di chuyển trong mạng. Khi thuê bao chuyển
động từ vùng phủ sóng của ơ này sang một ô khác thì kết nối với ô mới phải được thiết lập và kết nối với ô
cũ phải được hủy bỏ.
2.3.1 Mục đích chuyển giao
Lý do cơ bản của chuyển giao là kết nối vô tuyến không thỏa mãn một bộ tiêu chuẩn nhất định và do
đó hoặc UE hoặc UTRAN sẽ thực hiện các công việc để cải thiện kết nối đó. Khi thực hiện các kết nối
chuyển mạch gói, chuyển giao được thực hiện khi cả UE và mạng đều thực hiện truyền gói khơng thành
cơng. Các điều kiện chuyển giao thường gặp là: điều kiện chất lượng tín hiệu, tính chất di chuyển của thuê
bao, sự phân bố lưu lượng, băng tần….
2.3.2 Trình tự chuyển giao
Trình tự chuyển giao gồm 3 pha: pha đo lường, pha quyết định và pha thực hiện.
 Pha đo lường
 Pha quyết định
 Pha thực hiện
2.3.3 LTE Advanced đa sóng mang và MIMO siêu cao
Trung tâm của LTE là ý tưởng của kỹ thuật đa anten, được sử dụng để tăng vùng phủ sóng và khả
năng của lớp vật lý. Thêm vào nhiều anten hơn với một hệ thống vô tuyến cho phép khả năng cải thiện hiệu
suất bởi vì các tín hiệu phát ra sẽ có các đường dẫn vật lý khác nhau. Có ba loại chính của kỹ thuật đa anten.
Đầu tiên nó giúp sử dụng trực tiếp sự phân tập đường dẫn trong đó một sự bức xạ đường dẫn có thể bị mất
mát do fading và một cái khác có thế khơng. Thứ hai là việc sử dụng kỹ thuật hướng búp sóng(beamforming)
bằng cách điều khiển mối tương quan pha của các tín hiệu điện phát ra vào các anten với năng lượng truyền
lái theo tự nhiên. Loại thứ ba sử dụng sự phân tách không gian ( sự khác biệt đường dẫn bằng cách tách biệt
các anten ) thông qua việc sử dụng ghép kênh theo không gian và sự tạo chùm tia, còn được gọi là kỹ thuật
đa đầu vào, đa đầu ra (MIMO ).


12

2.3.4

Mơ hình đường xuống của LTE trong kịch bản đa ô

Hình 2.8 Mô hình đường xuống của LTE trong kịch bản đa ô
Kỹ thuật chuyển giao cũng như các thuật toán chuyển giao hay các quyết định chuyển giao đều được
thực hiện tại mơ hình đường xuống của LTE trong kịch bản đa ô cho các người dùng di chuyển giữa các
eNodeB. Hai thành phần có liên quan đến là: bộ xử lý chuyển giao và MME/Gateway
a.
Thiết bị người dùng (UE)
b.
eNodeB
2.4

Tổng kết
Chương 2 đã khái quát được cấu trúc mạng 4G, các đặc tính kỹ thuật cũng như giới thiệu về khái
niệm, mục đích và trình tự chuyển giao trong mạng 4G. Ngồi ra cịn khái qt hóa được mơ hình đa ơ (mơ
hình chính được sử dụng để xét chuyển giao). Mạng 4G có ưu điểm vượt trội so với 3G về tốc độ, thời gian
trễ nhỏ, hiệu suất sử dụng phổ cao cùng với việc sử dụng băng thông linh hoạt, cấu trúc đơn giản nên giảm
được giá thành.


13
CHƯƠNG 3. TRIỂN KHAI MẠNG DI ĐỘNG 4G VINAPHONE TẠI HÀ NỘI
3.1

Khái qt về tình hình chính trị, kinh tế và xã hội của Việt Nam
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng năm 2017 ước tính tăng 6,41% so với cùng kỳ năm trước,
trong đó quý I tăng 5,15%, quý II tăng 6,28% và ước tính quý III tăng 7,46%. Mức tăng trưởng của 9 tháng
năm nay cao hơn mức tăng 5,99% của cùng kỳ năm 2016, khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các giải

pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng thực hiện, đây
cũng là tín hiệu tích cực để nền kinh tế hướng tới mục tiêu tăng trưởng 6,7% của cả năm 2017.
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành thủy sản đạt mức tăng cao nhất với 5,42% so với
cùng kỳ năm 2016.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 6,95%, thấp hơn mức tăng 9,86% và
7,40% của cùng kỳ năm 2015 và năm 2016.
Trong khu vực dịch vụ, mức tăng của một số ngành có tỷ trọng lớn như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng
8,16% so với cùng kỳ năm trước, là ngành có đóng góp cao nhất vào mức tăng trưởng chung (0,75 điểm
phần trăm); dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 9,00%, đóng góp 0,35 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân
hàng và bảo hiểm tăng 7,89% (mức tăng cao nhất trong 7 năm gần đây), đóng góp 0,40 điểm phần trăm; hoạt
động kinh doanh bất động sản tăng 3,99% (mức tăng cao nhất từ năm 2012 trở lại đây), đóng góp 0,22 điểm
phần trăm.
Về cơ cấu nền kinh tế 9 tháng năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,66%;
khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 32,50%; khu vực dịch vụ chiếm 42,67%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp
sản phẩm chiếm 10,17% (cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2016 là: 15,52%; 32,52%; 41,77%; 10,19%).
Xét về góc độ sử dụng GDP 9 tháng, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,30% so với cùng kỳ năm 2016.
3.2 Khái quát về mạng di động 2G/ 3G/ 4G của VinaPhone tại Hà Nội
Bảng 3.1 Hiện trạng hệ thống vô tuyến mạng Vinaphone tại Hà Nội
Tên tỉnh/tp
2G
3G
4G
Số trạm
Hãng
Số trạm
Hãng
Số trạm
Hãng
Hà Nội
2282

Huawei
2603
Huawei, NSN
2143
NSN
Năm 2017, việc cạnh tranh để thu hút phát triển thuê bao di động giữa các nhà mạng sẽ tiếp tục diễn ra
quyết liệt, cuộc đua này sẽ càng nóng hơn khi các mạng di động VinaPhone, MobiFone, Viettel đã được Bộ
Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ 4G..
Theo Báo cáo “Khảo sát mức độ hài lòng của người dùng 3G tại các Tp lớn trong năm 2015, có tới
92% người dùng 3G tham gia khảo sát cho rằng tốc độ đường truyền là yếu tố quan trọng nhất của dịch vụ
3G (khảo sát năm ngối cho thấy vùng phủ sóng là yếu tố quan trọng nhất ). Đặc biệt, có tới 26% người dùng
khơng hài lịng và 19% người dùng rất khơng hài lịng về tốc độ đường truyền, 56% người dùng 3G vẫn
mong muốn nhà mạng cải thiện hơn nữa tốc độ kết nối và chất lượng mạng. Vì vậy, với vị thế là một trong
những mạng thông tin di động lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Để đáp ứng yêu cầu về tăng tốc độ truy cập
vô tuyến băng rộng của khách hàng, VNPT sẽ triển khai Hệ thống thông tin di động thế hệ mới 4G-LTE rộng
khắp 63/63 Tỉnh/Tp.
3.3 Triển khai mạng di động 4G LTE VinaPhone tại Hà Nội
Đồng bộ với việc triển khai 4G, Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam đã phê duyệt các quyết
định về kế hoạch phát triển mạng di động Vinaphone. Tại thành phồ Hà Nội năm 2018, Tập đoàn Bưu chính
Viễn thơng Việt Nam đầu tư lắp đặt mới thêm các trạm vô tuyến 3G/4G LTE-A nhằm nâng cao năng lực
mạng 4G LTE, nâng cao năng lực hệ thống vơ tuyến mạng Vinaphone hiện có tại khu vực Hà Nội, đáp ứng
nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh.
Hãng Nokia cung cấp thiết bị 4G LTE để triển khai trên địa bàn Hà Nội.


14
3.3.1 Quy hoạch băng tần và triển khai refarming băng tần DCS1800 cho sử dụng chung GSM1800
và LTE1800
Thực hiện quy hoạch tần số Refarming GL1800 trên mạng vô tuyến GSM1800 Vinaphone cần đảm
bảo một số nguyên tắc:

+ Về phạm vi triển khai: Tối đa việc triển khai các trạm L1800@15MHz.
+ Về thiết kế vùng refarm & buffer: Thông thường là vùng buffer rộng 6km hoặc 2-3 lớp trạm tùy theo
điều kiện nào đảm bảo hơn..
+ Về kiểm soát nhiễu GL1800: Đảm bảo và kiểm soát can nhiễu giữa GSM1800 và LTE1800; đảm
bảo và kiểm soát nhiễu nội bộ GSM1800 do tần số tái sử dụng sau khi hạ cấp để refarming.
+ Về dung lượng GSM1800: Đảm bảo duy trì lưu lượng sau khi hạ cấu hình.
+ Về GUL Inter-Working: Đảm bảo tương tác smooth giữa GSM/UMTS/LTE.
+ Căn cứ việc rà sốt cấu hình, HSSD hiện tại mạng GSM đề xuất phương án quy hoạch tần số
GSM1800@15MHz cho thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội như sau:
Bảng 3.2 Quy hoạch tần số GSM1800@15Mhz cho TP Hồ Chí Minh, Hà Nội
Freq Type

BCCH_1800
(Outdoor)

ARFCN DL

Hopping
Type

587-595
NO

10 BCCH

SFH 1:1

12 TCH cấu hình tối đa
3/3/3 cho G1800Only và
2/2/2 cho G900/1800


596 (dự phòng và bảo vệ vs TCH)

TCH_1800

597-606 &

HSN 1 – 63

(Outdoor)

512, 586 (khoảng bảo kệ 550KHz)

MAIO
{0,2,4...12}

BCCH-IBS-1800

Note

607-611

NO

Loading Factor = 16.7%
05 BCCH

607-611 &
513, 585 (khoảng bảo kệ 350KHz)
TCH-IBS-1800


514, 584 (khoảng bảo kệ 150KHz)
(cấu hình q cao có thể tinh chọn từ
dải BCCH_1800 Outdoor)

+ Cho khu vực các tỉnh được quy hoạch như sau:

07 TCH
BBH or SFH
Ad-hoc

BBH (H// + E//) hoặc SFH
Ad-Hoc (Moto)


15

Freq Type
BCCH_1800
(Outdoor)
TCH_1800
(Outdoor)

BCCH-IBS-1800
TCH-IBS-1800

3.3.2

Bảng 3.3. Quy hoạch tần số GSM1800@15Mhz cho các tỉnh
Hopping

ARFCN DL
Note
Type
587-596,
NO
10 or 15 BCCH
607 – 611 (k.vực khơng có IBS)
SFH 1:1
12 TCH cấu hình tối đa
597-606
HSN 1 – 63
3/3/3 cho G1800Only và
512, 586 (khoảng bảo kệ 550KHz)
MAIO
2/2/2 cho G900/1800
{0,2,4...12}
Loading Factor = 16.7%
607-611
05 BCCH, 07 - 09 TCH
607-611 &
BBH or SFH
BBH (H// + E//) hoặc SFH
513, 585 (khoảng bảo kệ 350KHz)
Ad-hoc
Ad-Hoc (Moto)
514, 584 (khoảng bảo kệ 150KHz)

Quy hoạch, định cỡ mạng truyền tải, vơ tuyến cho 4G

PCRF

eNodeB
L2SW

MME/SGW

UPE

PE

Internet
PE-AGG

MAN-E

VN2

PE

PE

UPE

PGW

eNodeB

HSS
Hình 3.1 Hạ tầng mạng truyền tải IP khuyến nghị cho mạng 4G
Quy hoạch và định cỡ mạng truyền tải, vô tuyến 4G được thể hiện trong hình 3.1, trong đó:
- Các eNodeB trong cùng một tỉnh sẽ kế nối với nhau thông qua mạng MAN-E sử dụng E-LAN.

- Các eNodeB giáp danh giữa 2 tỉnh có thể được kết nối E-LINE hoặc E-LAN.
- MME/SGW cũng sẽ được coi như một node trong E-LAN khi kết nối đến các eNode.
- Các phần tử trong mạng Core của LTE được kết nối với nhau thông qua một hoặc nhiều VLAN
trong VN2.
Hiện trạng truyền tải mạng di động 3G của VNPT
Hiện tại, 99% số lượng các NodeB mạng 3G của VNPT đang được thu gom qua giao diện GE/FE của
hệ thống L2 Switch, kết nối với mạng MANE tại các VNPT tỉnh/thành. Hệ thống Switch hỗ trợ cả hai chế độ
100Mbps (FE) hoặc 1Gbps (GE) tùy theo cấu hình tại trạm NodeB. Mơ hình truyền tải được thiết kế theo nội
tỉnh và liên tỉnh:


16

PE
Vn2

PE
Vn2
VN2

PE
Vn2

GE .1Q

PE
Vn2

L2 Switch


IP NodeB
FE/GE

vpn

UPE

vpn

AGG

X3

76x
MGW
SGSN

IP NodeB
vpn

FE/GE

vpn

UPE

RNC
X3

76x


MANE VNPT Tỉnh/TPAGG
GE .1Q
VNP IP CORE
Hình 3.2 Mơ hình kết nối IuB RNC đặt tại cùng 1 Tỉnh/TP hoặc trung tâm vùng
Mơ hình mạng thu gom di động 3G/4G trong nội tỉnh:
Hạ tầng mạng truyền tải di động sẽ được xây dựng theo các yêu cầu:
- Trạm 4G dùng chung với 3G
- Các thiết bị thu gom sẽ thu gom chung cho cả các trạm 3G, 4G.
- Cáp quang truy nhập, tạo ring sẽ sử dụng hạ tầng mạng cáp quang đã được đầu tư trong nội tỉnh.
- Truyền tải nội tỉnh, liên tỉnh sử dụng hạ tầng mạng MANE & VN2.
Trường hợp 1: Tại các Tỉnh/TP có đặt Core EPC ví dụ Hà Nội, Hồ Chí Minh:
Lưu lượng từ eNodeB sẽ được thu gom trên MAN E sử dụng L3 VPN sau đó được định tuyến trực
tiếp sang các router M-PE &Core EPC vùng, không cần qua mạng VN2 để giảm số hop tồn trình.


17

P
Gateway
INTERNET

MAN E VNPT HNI/HCM/DNG

Core EPC vùng

EPC
S
Gateway


MME

PE
Mobile

PE
Mobile

PE
Agg

Vrf

Vrf

PE
Agg

L3 VPN1 L3 VPN2 L3 VPN3

UPE

Vrf

2xGE
.1Q

UPE
vrf


2xGE
.1Q

GE

Optical

L2 Switch

GE

L2 Switch

L3 VPN1 : Dành cho traffic
Voice và Data
L3 VPN2 : dành cho lưu lượng
báo hiệu điều khiển
L3 VPN 3: dành cho lưu lượng
quản lý NMS, OSS

MAN E tại TP HNI/HCM.
Nơi đặt Core EPC
Kết nối trực tiếp Core
EPC ko qua VN2

kết nối giao diện X2
kết nối giao diện S1-U
kết nối giao diện S1MME

eNodeB


eNodeB

Hình 3.3 Mơ hình truyền tải 4G LTE tại các tỉnh/ thành phố có đặt Core EPC


18
Trường hợp 2: Tại các tỉnh/ thành phố không đặt Core EPC :
Lưu lượng từ eNodeB sẽ được thu gom trên MAN E Tỉnh/TP sử dụng L3 VPN sau đó được định tuyến
qua mạng PE/VN2 để về Core EPC vùng, đặt tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
P
Gateway
INTERNET

Core EPC HNI

EPC

PE
Mobile

VN2 VNPT

PE
VN2

PE
Mobile

Vrf


PE
VN2

Vrf

L3 VPN1 L3 VPN2 L3 VPN3

PE
Mobile

MAN E VNPT T/TP

MME

S
Gateway

PE
Agg

Vrf

Vrf

PE
Mobile

Vrf


Vrf

PE
Agg

L3 VPN1 L3 VPN2 L3 VPN3

UPE

Vrf
vrf

UPE

2xGE
.1Q

2xGE
.1Q

GE

Optical

L2 Switch

GE

L2 Switch


L3 VPN1 : Dành cho traffic
Voice và Data
L3 VPN2 : dành cho lưu lượng
báo hiệu điều khiển
L3 VPN 3: dành cho lưu lượng
quản lý NMS, OSS

VN2/VNPT

kết nối giao diện X2
kết nối giao diện S1-U
kết nối giao diện S1MME

eNodeB

eNodeB

Hình 3.4 Mơ hình truyền tải 4G LTE tại các tỉnh/ thành phố không đặt Core EPC


19
3.3.3

Thiết kế cell chi tiết cho các e-NodeB
Mục tiêu:
Thống nhất phương án phân tải và inter-working giữa mạng 4G/LTE mới và các lớp mạng UMTS,
GSM hiện hữu trên mạng vô tuyến Vinaphone.
Tăng hiệu quả sử dụng thiết bị 4G/LTE mới và thiết bị vô tuyến 2G/3G hiện hữu đồng thời nâng cao
trải nghiệm dịch vụ công nghệ mới 4G tốt nhất cho người dùng.
Thuận lợi trong quản lý, thiết kế và vận hành khai thác mạng lưới (quy tắc khai báo neighbor, thiết lập

tham số, tính năng,...).
Xây dựng phương án đo kiểm đánh giá thực thi chính sách phân tải và inter-working.
Nguyên tắc thiết lập mức ưu tiên các lớp mạng:
Trên mạng vơ tuyến Vinaphone hiện hữu gồm có nhiều lớp mạng:
Mạng 2G GSM gồm GSM900 và DCS1800;
Mạng 3G UMTS gồm:
+ 3G UMTS2100 ưu tiên dành cho dung lượng gồm 03 tần số: F1, F2, F3.
+ 3G UMTS900 ưu tiên dành cho vùng phủ gồm 01 tần số F4.
+ Ưu tiên phục vụ thuê bao ở công nghệ cao nhất 4G rồi đến 3G và sau cùng là 2G (đầu cuối thuê bao
hỗ trợ công nghệ tương ứng).
+ 4G LTE: LTE2600 – ưu tiên dành cho dung lượng có mức ưu tiên cao hơn LTE1800 - dành cho
vùng phủ kế tiếp là LTE700.
+ Dự kiến mức ưu tiên các lớp mạng như sau: LTE2600  LTE1800  LTE700  UMTS2100 
UMTS900  GSM900/1800.
+ Quy định chung giá trị tuyệt đối mức ưu tiên lớn hơn sẽ được ưu tiên cao hơn.
Nguyên tắc phân lớp mạng ở chế độ Idle:
Nguyên tắc thiết lập mức ưu tiên các lớp mạng vô tuyến Vinaphone ở chế độ Idle như sau: LTE2600
 LTE1800  LTE700  UMTS2100  UMTS900  GSM900/1800.
Bảng 3.4 Nguyên tắc phân lớp mạng ở chế độ Idle
Các lớp mạng (Layer)

Priority
7

Dự phòng cho lớp mạng ưu tiên cao hơn (IBS, Smallcell, ...)

6

LTE2600


5

LTE1800

4

Cho lớp mạng LTE khác (LTE700, LTE850,...)

3

WCDMA2100 (F1, F2, F3) & WCDMA900

2

Dự phòng

1

GSM 900-1800

0

Dự phòng cho mạng, khu vực ưu tiên thấp


20
Nguyên tắc phân lớp mạng ở chế độ Connected:
Nguyên tắc thiết lập mức ưu tiên các lớp mạng di động VNPT-Net ở chế độ Connected như sau:
LTE2600  LTE1800  LTE700  UMTS2100  UMTS900  GSM900/1800.
Bảng 3.5 Nguyên tắc phân lớp mạng ở chế độ Connected

Các lớp mạng (Layer)

Priority
7

Dự phòng cho lớp mạng ưu tiên cao hơn (IBS, Smallcell, ...)

6

LTE2600

5

LTE1800

4

Cho lớp mạng LTE khác (LTE700, LTE850,...)

3

WCDMA2100 (F1, F2, F3) & WCDMA900

2

Dự phòng

1

GSM 900-1800


0

Dự phòng cho mạng, khu vực ưu tiên thấp

Lắp đặt trạm e-NodeB tận dụng hạ tầng 2G/ 3G có sẵn
Để việc triển khai lắp đặt trạm e-NodeB tận dụng hạ tầng 2G/3G sẵn có đạt hiệu quả tốt phải tiến
hành thực hiện các bước cơ bản sau:
3.3.4

Hình 3.5 Sơ đồ khối các bước triển khai
3.3.5

3.3.6

Phát sóng trạm e-NodeB
Sau khi hoàn thành việc lắp đặt thiết bị, các bước để phát sóng trạm sẽ được triển khai như sau:
- Cài đặt phần mềm - thiết lập cấu hình (Commissiong) trạm dựa theo cấu hình của trạm SRAN
BTS sử dụng chức năng của trạm SRAN BTS cấu hình trạm.
- Phát sóng trạm e-NodeB.
- Sửa lỗi trạm e-NodeB.
Đo kiểm vùng phủ sóng, đánh giá chất lượng mạng lưới sau khi phát sóng trạm e-NodeB
Sau khi phát sóng trạm e-NodeB, tiến hành đo kiểm vùng phủ sóng để đánh giá chất lượng dịch
vụ. Các bước thực hiện như sau:
- Đo kiểm vùng phủ sóng (DriveTest)
- Thơng tin thu thập được qua DriveTest
- Vai trị của DriveTest.
- Một số cơng cụ cần thiết:



21

Hình 3.6 Sơ đồ kết nối thiết bị đo kiểm


22
Bảng 3.6 Kết quả các thông số kỹ thuật đo kiểm 4G LTE tại quận Hoàn Kiếm - Hà Nội:

STT

Coverage

Unit

VinaPhone

%

85.3

1

RSRP >=-95dBm

2

RSRP Average

dBm


-84.01

3

RSRQ >=-14dB

%

87.63

4

RSRQ Average

dB

-9.9

5

SINR >=5

%

96.64

6

SINR Average


dB

16.5

KPI DT
1

CSFB CSSR

%

99.65

2

CSFB Call Setup Time

ms

4050

3

Time return to LTE from UMTS

ms

0.41

4


Data connection setup time (average)

ms

26

5

PS Access Successful Rate – PS ASR

%

99.16

6

PS Drop Rate – PS DR

%

3.3

7

Intra-LTE HOSR

%

100


8

Inter-LTE HOSR

%

NA

9

Application throughput DL (Single user –
MIMO 2x2) (Average)

Mbps

42

10

Application throughput DL (Single user –
MIMO 2x2) (Max)

Mbps

132

11

Application throughput UL (Single user –

MIMO 2x2) (Average)

Mbps

25

12

Application throughput UL (Single user –
MIMO 2x2) (Max)

Mbps

45

13

DL/UL Max theo lý thuyết

Mbps

132/47

14

LTE Bandwidth

MHz

15


15

Cell Count

787

16

TAC Count

13


23
3.4

Tổng kết
Chương này chủ yếu nghiên cứu việc triển khai thực tế mạng di động 4G LTE VinaPhone tại thành

phố Hà Nội, từ khâu quy hoạch, định cỡ, lắp đặt, phát sóng và đo kiểm chất lượng mạng 4G LTE.
Thực tế, tính đến thời điểm hiện nay, gần 3.000 trạm e-NodeB đã được phát sóng trên địa bàn thành
phố Hà Nội.


×