Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Nghiên cứu kết quả điều trị phẫu thuật thay khớp háng toàn phần không xi măng tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN VĂN BẢY

NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT
THAY KHỚP HÁNG TỒN PHẦN KHƠNG XI MĂNG
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

THÁI NGUYÊN - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan tồn bộ số liệu và kết quả thu được trong luận văn là
trung thực và không từng được sử dụng hay công bố trong bất kỳ tài liệu nào
khác. Nếu sai tôi xin chịu mọi trách nhiệm về những thông tin và số liệu đã đưa
ra.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2017
Học viên

Nguyễn Văn Bảy


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi xin chân


thành cảm ơn Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Bộ môn
Ngoại trường Đại học Y Dược- Đại học Thái Ngun, đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tơi hồn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban giám đốc Bệnh viện Trung
Ương Thái Nguyên, và các khoa phịng đã tạo điều kiện tốt nhất cho tơi được
học tập và thực hành trong hai năm qua tại viện.
Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban giám đốc Sở y tế, Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã tạo mọi điều kiện về thời gian, vật chất giúp đỡ tơi
trong q trình học tập và hồn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã giảng dạy, hướng dẫn tạo điều
kiện thuận lợi cho tơi trong suốt thời gian học tập, hồn thành chương trình
đào tạo chun khoa
Tơi xin bày tỏ sự biết ơn và kính trọng tới PGS.TS Trần Đức Qúy, TS
Nguyễn Văn Sơn, Bác sỹ CKII Nguyễn Văn Sửu, những người thầy đã tận tình
giúp đỡ chỉ bảo tơi, cung cấp cho tơi những kiến thức, kinh nghiệm trong suốt q
trình học tập và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ trong hội
đồng chấm luận văn đã đóng góp cho tơi những ý kiến q báu để hồn thiện
luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể khoa Chấn thương chỉnh hình I và các
khoa phịng bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Phú Thọ đã giúp đỡ tơi trong suốt q
trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp và những người
thân đã động viên giúp đỡ tơi trong q trình học tập. Những kết quả ngày hôm
nay sẽ là nguồn động viên to lớn đối với tơi, gia đình và những người thân yêu
nhất của tôi.
Trân trọng!
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2017
Học viên


Nguyễn Văn Bảy


CHỮ VIẾT TẮT

ASA

: American Sociaty of Anesthesiologist.

BC

: Biến chứng.

BN

: Bệnh nhân.

BVĐKTPT

: Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.

HA

: Hy droxyapatite.

KH

: Khớp háng

KXM


: Không xi măng

LM

: Large metaphyseal.

Nm

: Newton met.

PT

: Phẫu thuật

SL

: Số lượng

TK

: Thay khớp.

TKHTP

: Thay khớp háng toàn phần xi măng.

TKHTPKXM : Thay khớp háng tồn phần khơng xi măng.
TPKXM


: Tồn phần khơng xi măng.

TPXM

: Tồn phần xi măng.

VĐK

: Vận động khớp


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................................................................................................................... 1

Chương 1. TỔNG QUAN.................................................................................................................................................................. 3
1.1. Đặc điểm giải phẫu sinh lý khớp háng ........................................................................................................... 3
1.2. Chức năng khớp háng ............................................................................................................................................................. 4
1.3. Một số đặc điểm khớp háng không xi măng .......................................................................................... 5
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị phẫu thuật ............................................................ 13
1.5. Kết quả phẫu thuật thay khớp háng trên thế giới và Việt Nam ............................... 22
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu. ....................................................................................................................................................... 25
2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................................................................ 26
2.3. Các biến số và chỉ số nghiên cứu ....................................................................................................................... 27
2.4. Kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu ................................................................................................................. 32
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................................................................................................ 35
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. ......................................................................................................................... 36
3.1. Kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần không xi măng................................ 36
3.2. Một số yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật thay khớp háng tồn phần
khơng xi măng............................................................................................................................................................................................. 44

Chương 4. BÀN LUẬN. .................................................................................................................................................................. 51
4.1. Kết quả phẫu thuật thay khớp háng tồn phần khơng xi măng................................ 51
4.2. Một số yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật thay khớp háng tồn phần
khơng xi măng............................................................................................................................................................................................. 63
KẾT LUẬN. ....................................................................................................................................................................................................... 69
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................................................................................................................. 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1. Hình ảnh minh họa
PHỤ LỤC 2. Hình ảnh phẫu thuật
PHỤ LỤC 3. Bệnh án nghiên cứu
PHỤ LỤC 4. Thang điểm Harris
PHỤ LỤC 5. Danh sách bệnh nhân


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3. 1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi và giới tính.......................................................36
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng theo nhóm tuổi và nguyên nhân thay khớp
háng......................................................................................................................................................................... 36
Bảng 3.3. Phân bố đối tượng lý do dẫn vào viện thay khớp và giới tính ...............37
Bảng 3.4. Phân bố đối tượng theo mức độ lỗng xương theo giới tính....................37
Bảng 3.5. Đánh giá theo thang điểm Harris trước phẫu thuật theo nguyên nhân
........................................................................................................................................................................................

38

Bảng 3.6. Kết quả ngày điều trị trung bình và tổng thời gian nằm viện. ......................38
Bảng 3.7. Kết quả đánh giá theo thang điểm Harris sau mổ 1 tháng theo
nguyên nhân. .............................................................................................................................................. 39

Bảng 3.8. Kết quả độ áp khít của chuôi khớp với loại ống tủy ............................................40
Bảng 3.9. Sau mổ 6 tháng đánh giá theo Harris theo nhóm tuổi........................................42
Bảng 3.10. Đặc điểm mức độ đau đùi sau phẫu thuật .......................................................................43
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa kết quả phâu thuật và giới tinh sau 1 tháng
phẫu thuật ....................................................................................................................................................... 44
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa kết quả phẫu thuật sau 1 tháng theo Haris
và nhóm tuổi ............................................................................................................................................... 44
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa kết quả phẫu thuật sau 1 tháng theo Haris
và nhóm nguyên nhân ................................................................................................................... 45
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa kết quả phẫu thuật sau 1 tháng với tiền sử
bệnh ........................................................................................................................................................................ 45
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa kết quả phẫu thuật sau 1 tháng với biến
chứng sau mổ ............................................................................................................................................ 46
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa kết quả phẫu thuật sau 6 tháng với giới
tính ........................................................................................................................................................................... 46


Bảng 3.17. Mối liên quan giữa kết quả phẫu thuật sau 6 tháng theo Haris
và nhóm tuổi ............................................................................................................................................... 47
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa kết quả phẫu thuật sau 6 tháng với tiền sử
bệnh ........................................................................................................................................................................ 47
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa kết quả phẫu thuật sau 6 tháng với nhóm
bệnh lý khớp háng .............................................................................................................................. 48
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa kết quả phẫu thuật sau 6 tháng với biến
chứng sau mổ ............................................................................................................................................ 48
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa kết quả phẫu thuật sau 6 tháng với kích
thước chỏm khớp ................................................................................................................................. 49
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa lệch chi tới kết quả phẫu thuật thời điểm 6
tháng sau mổ............................................................................................................................................... 49



DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ liền vết mổ thì đầu.......................................................................................................................39
Biểu đồ 3.2. Mơ tả tỷ lệ kích cỡ chuôi khớp thường dùng..........................................................40
Biểu đồ 3.3.Tỷ lệ giữa các nhóm ổ cối thường dùng ..........................................................................41
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ góc nghiêng ổ cối .........................................................................................................................41
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ các biến chứng trong phẫu thuật TKHTPKXM ................................42
Biểu đồ 3.6. So sánh điểm Harris tại các thời điểm ..............................................................................43
Biểu đồ 4.1. So sánh kết quả giữa các nghiên cứu .................................................................................57


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội phát triển, đi kèm với nó là tăng cường độ lao động, sinh hoạt, thể
thao, giao thơng… làm tăng nguy cơ bệnh tật trong đó có thối hóa khớp háng,
gãy cổ xương đùi và các tổn thương khác vùng khớp háng. Nhưng tổn thương
này có thể để lại nhiều di chứng khả năng tàn phế cao. Phẫu thuật thay khớp
háng tồn phần khơng xi măng (TKHTPKXM) là phương pháp điều trị triệt để
nhất, cho kết quả lâm sàng và chức năng dài hạn tốt. Nhu cầu thay khớp háng
ngày càng tăng. Trên thế giới với 1,5 triệu khớp háng được thay hàng năm.
Riêng tại Mỹ, có 300.000 người được thay khớp háng toàn phần mỗi năm. Dự
báo hơn 4 triệu khớp háng sẽ được thay hàng năm vào

năm 2030

[14], [42], [58].
Thay khớp háng toàn phần là phẫu thuật thay thế toàn bộ bề mặt một khớp
háng bằng chất liệu nhân tạo, là phương pháp phẫu thuật thành cơng trong lĩnh
vực chấn thương chỉnh hình hiện nay, đem lại sự cải thiện chất lượng cuộc sống

trong hơn 50 năm qua [6], [16], [32], [56], [57]. TKHTPKXM ổ cối và chuôi
khớp nhân tạo, được cố định vào xương không cần dùng xi măng [16], [23].
Thực tế phẫu thuật thay khớp háng đã được tiến hành từ 1925 của thế kỷ
trước bởi Thomas Smith Peterson. Nhưng phải đến 1938 sau khi hợp kim
Cobalt- Chrome ra đời và được ứng dụng chế tạo khớp bán phần bởi Federick
Thomson và Austin T Moore. Loại khớp này phổ biến trong những năm 1950,
còn khá nhiều hạn chế [16], [32].
Vào những năm 1958 bác sỹ Jon Charnley người Anh thay thế ổ cối bằng
nhựa polyethylen, gắn với xương bằng xi măng sinh học. Khớp này đã đem lại
kết quả tốt hơn, đánh dấu kỷ ngun thay khớp háng tồn phần có xi măng. Từ
đó đến nay rất nhiều thế hệ khớp ra đời với nhiều cải tiến [13], [16].
Mặc dù kết quả phẫu thuật thay khớp háng nói chung là tốt, tuy nhiên tỷ
lệ thất bại vẫn còn, tại Mỹ, tỷ lệ thất bại của thay khớp lần đầu xấp xỉ gần 1%.


2
Nhiều trường hợp phải thay lại khớp háng lần hai theo thống kê của nhiều tác
giả, nguyên nhân phải thay lại khớp thường do lỏng khớp vô khuẩn, nhiễm
khuẩn sâu, trật khớp nhân tạo, gãy xương, sai về kỹ thuật, gãy chuôi khớp nhân
tạo [17].
Tại Việt Nam, phẫu thuật thay khớp háng toàn phần được thực hiện từ
những năm 70 của thế kỷ 20 nhưng với số lượng ít và không thường xuyên[13].
Khoảng trên 10 năm trở lại đây, phẫu thuật thay khớp háng toàn phần đã trở
thành thường qui hơn. Cho đến nay, cơ bản có hai loại khớp háng tồn phần,
đó là loại dùng xi măng hoặc khơng cần xi măng để cố định khớp. Đã có nhiều
nghiên cứu đánh giá về hiệu quả sử dụng của cả hai loại khớp này nhưng khơng
có sự thống nhất chung, xu hướng hiện nay là sử dụng loại khớp không xi măng
phổ biến, do có nhiều tính ưu việt hơn [6], [16].
Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Phú Thọ đã phát triển thay khớp từ 2008,
TKHTPKXM chính thức triển khai từ 2011. Kết quả bước đầu rất khả quan.

Tuy nhiên để đánh giá kết quả cụ thể như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng
đến kết quả TKHTPKXM? Những yếu tố đó ảnh hưởng như thế nào đến kết
quả TKHTPKXM? tại bệnh viện cho đến nay khơng có nghiên cứu nào được
thực hiện. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để xây dựng kế hoạch cải thiện
kết quả phẫu thuật này tại bệnh viện. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện
đề tài: “Nghiên cứu kết quả điều trị phẫu thuật thay khớp háng tồn phần
khơng xi măng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ từ 1/2014 đến 1/2017 ”
với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá kết quả của phẫu thuật thay khớp háng tồn phần khơng xi
măng tại bệnh viện đa khoa Tỉnh Phú Thọ từ 1/2014 đến 1/2017.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thay khớp háng tồn
phần khơng xi măng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.


3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm giải phẫu sinh lý khớp háng
Khớp háng là khớp lồi cầu ổ chảo lớn nhất cơ thể, cấu trúc đặc biệt về
giải phẫu và nằm sâu trong cơ thể. Do vậy mà khớp có sự cử động cũng như sự
vững chắc, đảm bảo được vai trò quan trọng trong các hoạt động hằng ngày
cũng như các hoạt động thể dục thể thao liên quan đến chi dưới như chạy, nhảy,
đá cũng như sự truyền lực của cơ thể lên chi trên cho công việc hằng ngày hay
hoạt động thể thao. Khớp háng chịu lực tác động rất lớn trong đi đứng chạy
nhảy [11].
1.1.1. Ổ cối
Ổ cối chiếm 2/5 khối cầu lõm, do một phần xương chậu, ngành chậu mu,
ngồi mu và sụn viền tạo thành. Ổ cối hướng xuống dưới ra ngoài và hơi ra
trước. Bờ dưới của ổ cối hơi vát tạo thành vành khuyết ổ cối, đây là nơi xuất
phát của dây chằng trịn đáy ổ cối. [3]

Sụn ổ cối: lót bên trong ổ cối trừ hố ổ cối.
Sụn viền ổ cối: là một vòng sợi bám vào viền ổ cối làm sâu thêm ổ cối
để ơm lấy chỏm xương đùi (Hình 1.1- Phụ lục 1) [3].
1.1.2. Chỏm xương đùi
Chỏm hình 2/3 khối cầu, đỉnh chỏm có một chỗ lõm khơng có lớp sụn
bao phủ gọi là hố dây chằng tròn, đây là nơi bám của dây chằng chỏm đùi.
Đường kính của chỏm xương đùi từ 38 – 60 mm (Hình 1.2- Phụ lục 1)[3].
1.1.3. Cổ xương đùi
Cổ xương đùi là phần tiếp nối giữa chỏm xương đùi và khối mấu chuyển,
có hình ống dẹt trước sau, dài khoảng 30 – 40 mm, (Hình 1.3 - Phụ lục 1) [3].
Cổ tạo với thân xương đùi bởi 2 góc.


4
- Góc hợp bởi trục của cổ xương đùi và trục của thân xương đùi (góc cổ
thân), bình thường là 125o – 130o...
- Góc hợp bởi trục cổ xương đùi và mặt phẳng qua hai lồi cầu đùi, bình
thường khoảng 10o – 30o [3].
Nắm rõ vai trị các góc cổ thân xương đùi rất cần thiết trong phẫu thuật
thay khớp háng nhân tạo (Hình 1.3- Phụ lục 1).
Cổ xương đùi được cấu tạo bởi hai hệ thống xương, đó là hệ thống các
bố xương và hệ thống vỏ xương đặc
1.1.4. Mạch máu nuôi vùng cổ chỏm xương đùi
- Động mạch mũ đùi ngoài, mũ đùi trong. Tất cả các nhánh nhỏ này đều
nằm dưới bao hoạt dịch.
- Động mạch dây chằng chỏm đùi, xuất phát từ động mạch bịt.
Vùng cổ chỏm là vùng nghèo mạch máu nuôi dưỡng, đây là một ngun
nhân gây nên thối hóa khớp háng vơ khuẩn, sau chấn thương [3] (Hình 1.5 Phụ lục 1).
1.1.5. Hệ thống nối khớp
Hệ thống này bao gồm bao khớp và những chỗ dày lên gọi là dây chằng.

Các dây chằng bố trí chéo, xoắn có tác dụng giữ chặt chỏm khi duỗi háng và
thả lỏng chỏm khi gấp háng. Dây chằng bên trong ( dây chằng chỏm đùi) đi từ
hố dây chằng trịn đến khuyết ổ cối [3] ( Hình 1.6 - Phụ lục 1). Dây chằng bên
ngoài gồm dây chằng chậu đùi, mu đùi, ngồi đùi.
Bao khớp Là một bao sợi dày, chắc, bọc quanh khớp bám vào xương
chậu và xương đùi [3].
1.2. Chức năng khớp háng
1.2.1. Chức năng chịu lực
Khớp háng hai bên chịu toàn bộ trọng lực phần trên cơ thể, góc tối đa
giữa sức chịu lực của khớp háng và trục dọc của xương khoảng 10o. Tuy
nhiên có sự phân chia mức độ chịu lực ở chỏm, và xương đùi qua cấu tạo
hình cung cổ bịt.


5
- Nếu đi với vận tốc 0,8 - 1,6m/s thì lực tối đa tác động lên khớp háng ở
giai đoạn cuối của chu kỳ đi là 4,1 tới 6,9 lần trọng lượng cơ thể [21].
- Còn ở tư thế đứng thì Mc Leish và Charnley cho rằng lực tác động lên
khớp háng gấp hai lần trọng lượng cơ thể.
- Khi chuyển từ tư thế ngồi sang tư thế đứng, lên xuống cầu thang hay
chạy nhảy thì lực này có thể gấp 10-12 lần trọng lượng cơ thể. Ở trạng thái này
khớp háng không chỉ chịu lực ép mà sự tác động lên vùng cổ chỏm còn tạo ra
một lực xoắn vặn[13].
Xác định mức độ chịu lực của khớp háng giúp ta lựa chọn nguyên liệu,
kĩ thuật điều trị đạt kết quả tốt, đặc biệt cần thiết trong phẫu thuật thay khớp
háng.
1.2.2. Chức năng vận động
Biên độ vận động khớp háng tính theo chiều gấp duỗi, dạng khép, xoay
trong, xoay ngồi. Theo Robert Judet thì biên độ vận động khớp háng bình
thường của người lớn là: Gấp/Duỗi: 130o/0o/10o; Dạng / Khép: 50o/0o/30o; Xoay

trong / Xoay ngoài: 50º/0o/45o [43].
Chức năng vận động của khớp háng còn bị ảnh hưởng bởi tư thế cột sống
thắt lưng và tầm vận động của khớp gối kế cận. Khớp háng gấp được 120o với
khớp gối co và chỉ gấp được 90o khi khớp gối duỗi. Khi tuổi càng cao, tầm hoạt
động của khớp càng giảm. (Bảng 1.1.)
Bảng 1.1. Vận động thụ động của khớp háng theo tuổi

Gấp

25 - 39 (n = 433)
122  12

Nhóm tuổi
40 - 59 (n = 727)
120  14

60 - 74 (n = 523)
118  13

Duỗi

22  8

18  7

17  8

Dạng

44  11


42  11

39  12

Xoay trong

33  7

31  8

30  7

Xoay ngoài

34  8

32  8

39  9

Vận động

Nguồn: Kaufman Kenton.R; Chao Edmund.Y; Stauffer Richard.N)[43]


6
1.3. Một số đặc điểm khớp háng không xi măng

Để giống với khớp háng thật, một khớp háng nhân tạo có 3 phần: chi

để gắn vào ống tủy xương đùi, chỏm thay thế chỏm xương đùi và ổ cối. Khớp
có nhiều kích cỡ khác nhau, phù hợp với từng người bệnh [20].
Ngày nay phần chuôi được làm bằng hợp kim titan hoặc cobalt/crom,
có nhiều hình dáng, kích thước khác nhau. Bề mặt chuôi thô nhám để xương
phát triển vào[11].
Chỏm được làm bằng cobalt/crom hoặc chất liệu gốm (oxid nhôm), bề
mặt chỏm được đánh bóng giúp giảm tối đa lực ma sát, hạn chế mài mòn khi
chỏm chuyển động trong Cup.
Cup gắn vào ổ cối được làm bằng kim loại. Lót mặt trong Cup là hợp
chất cao phân tử polyethylene hoặc gốm ( Hình 1.7.).
Tổng trọng lượng của khớp nặng từ 14-18 ouns (400-510 gram) tùy
thuộc kích cỡ của từng loại.Các vật liệu tham gia cấu tạo nên khớp háng có
4 đặc điểm chung:
- Tương thích sinh học: có thể tồn tại trong cơ thể mà không gây ra một
phản ứng tồn thân nào với cơ thể.
- Có khả năng chống mài mịn và suy thối, vì vậy khớp nhân tạo có
độ bền theo thời gian.
- Chịu được những tác động cơ học do quá trình hoạt động của con
người gây ra như lực tải trọng, lực nén, lực vặn xoắn.
Bề mặt khớp khơng xi măng thơ ráp, có nhiều hốc nhỏ. Để xương phát
triển và bám dính. Một số khớp nhân tạo còn được phủ lên bề mặt những hợp
chất có khả năng kích thích sự mọc xương gọi là chất HA (Hình 1.11) [20].
Để xương phát triển vào bề mặt khớp nhân tạo, bệnh nhân sau thay
khớp háng loại này khơng đi lại có tỳ trọng lượng ngay sau mổ như loại khớp
có xi măng mà phải dùng nạng trợ đỡ trong thời gian đầu.


7
1.3.1. Các kiểu chi khớp
- Kiểu chi thẳng hình trụ.

Là kiểu dáng đầu tiên nhưng đến nay vẫn mang lại kết quả tốt. Sự ổn
định của khớp có được nhờ nguyên tắc phải doa ống tuỷ thân xương đùi cho
vừa chặt với chi hình trụ dài, đảm bảo chi khớp được giữ chặt. Chi có
thiết kế thẳng hình trụ khơng làm giảm được stress chắn và lực tác dụng lên
đầu gần xương đùi, nhưng giảm được lực bẻ xung quanh đoạn cuối chi khớp,
chính là ngun nhân gây đau dọc theo đùi, nhưng với điều kiện chi phải
được đặt khít chặt trong ống tủy xương đùi (Hình 1.9)
- Kiểu chi giải phẫu (Hình 1.8)
Kiểu chi này được thiết kế theo hình dáng tương đối phù hợp với ống
tủy phía đầu trên xương đùi. Chi có dạng hơi cong, bất đối xứng cho bên trái
và bên phải nhằm mục đích đạt được bề mặt tiếp xúc phù hợp tối đa. Theo các
tác giả thì hình dáng cong theo đúng ống tủy là để tạo sự cố định cơ học tốt nhất
tại vùng đầu trên xương đùi. Chuôi khớp này được mong đợi sẽ chịu được các lực
tác dụng dọc theo trục, lực bẻ, lực xoay một cách tối ưu [36], [42]
- Kiểu chi hình nêm.
Được thiết kế cho kiểu cố định đầu gần, đạt được cố định cơ học nhờ cấu
trúc hình nêm chặt ở vùng đầu trên xương đùi. Loại này nếu có viền cổ có thể
cản trở sự lún và nêm xuống tiếp tục của chi (Hình 1.11).
- Kiểu chi nén ép (Hình 1.10).
Kiểu chi này dựa vào ngun lý tạo lực tỳ ép bề mặt lên xương để cố
định và nhờ sự giãn nở tương đối của xương. Phẫu thuật viên không cần phải
chuẩn bị phần xương đùi hồn tồn vừa khít như kiểu chi thẳng hình trụ. Loại
chi có thiết kế cố định đầu gần và loe rộng ra phía ngồi có phủ hạt hoặc phủ
HA. Tạo ra mặt tiếp xúc ở đầu trên xương đùi lớn hơn, lực tác dụng được dàn
đều ra cả thành trong và ngoài xương tạo ra kiểu cố định mới.
Một số loại chi khớp có kết hợp một số đặc điểm của các loại chuôi đã


8
nêu ở trên, được thiết kế theo kiểu module có thể thay đổi kích thước của từng

đoạn chi khớp như chi S-ROM [16].
- Chi Wagner [52] (Hình 1.12), (Hình 1.13)
Năm 1987: Gs Heinz Wagner là người đầu tiên đưa ra kiểu chuôi cố định
đầu xa mang tên Wagner - Cố định cuống khớp vào xương bởi những đường
gân chạy dọc theo chi [52].
+ Thay đổi dễ dàng hướng góc cổ
+ Chỉ cần doa – không cần ráp giúp bảo tồn xương
+ Phân bố đều lực tải tránh tập trung lực vào một điểm giảm nguy cơ nứt
vỡ xương khi đặt chuôi.
+ Sự kết hợp giữa chất liệu, lớp phủ và thiết kế tạo điều kiện lý tưởng
cho sự hình thành xương nhanh. Xương mọc vào bề mặt của chuôi khớp.
+ Sự cố định vững chắc ở phía đầu xa. Sự liền xương và các gờ xương
cũng xuất hiện ở phía đầu gần.
Các loại chi ít phổ biến như Mayo, Metha, Proxima, Nanos là loại
chuôi ngắn được thiết kế với một quan điểm mới bảo tồn tối đa vùng cổ và đầu
trên xương đùi. Các loại chi này cũng vẫn có sự khác biệt về hình dạng, vật
liệu bề mặt và mức độ bảo tồn xương đùi.
1.3.2. Liên quan giữa chuôi khớp nhân tạo và xương đùi
Trên thực tế, hình dạng của ống tủy xương đùi giữa người này và người
kia là hoàn toàn khác nhau và ngay cả ở một người cũng có sự khác nhau giữa
xương đùi phải và trái. Ngay cả với những thiết kế mới nhất của chi khớp
cũng khó để đạt được sự tiếp xúc phù hợp giữa bề mặt chuôi khớp và bề mặt
xương ống tủy. Chính vì vậy, điều kiện lý tưởng là lựa chọn được loại chuôi
khớp phù hợp với xương đùi bệnh nhân và kinh nghiệm của phẫu thuật viên
góp phần tạo nên sự phù hợp đó.
Noble P.C. và cộng sự nghiên cứu 200 xương đùi trên xác đã nhận thấy
sự khác biệt về hình học đầu trên xương đùi thơng qua các số đo ống tuỷ, vỏ


9

xương, tại nhiều khu vực khác nhau. Noble đã dựa trên tỷ số độ rộng của ống
tuỷ trên tâm của mấu chuyển nhỏ 2cm và phần dưới mấu chuyển nhỏ 10cm để
phân loại đầu trên xương đùi làm 3 loại (gọi là tỷ số loe): hình ống khói có tỷ
số loe < 3,0; bình thường 3,0 - 4,7; hình nút champagne hay cịn gọi là hình
phễu có tỷ số loe >4,7.
Dorr L.D. và cộng sự dựa trên tỷ lệ độ dày của vỏ xương so với thân xương
đùi (gọi là chỉ số vỏ xương-CI), (Hình 1.16) tỷ lệ độ rộng ống tủy dưới mấu
chuyển nhỏ 10cm so với độ rộng ống tủy ngang mức mấu chuyển nhỏ (tỷ số loe
- CC). Trên cơ sỏ đó phân loại xương đùi ra các loại A, B, C. (Bảng 1.2)
Bảng 1.2. Phân loại xương đùi theo các chỉ số của Dorr [38]
Loại xương đùi
Loại A

Loại B

Loại C

Chỉ số CI (trong-ngoài)

0,58 ± 0,01

0,50 ± 0,0

0,42 ± 0,01

Chỉ số CI (trước-sau)

0,48 ± 0,01

0,39 ± 0,01


0,30 ± 0,02

Chỉ số CC

0,57 ± 0,02

0,59 ± 0,02

0,64 ± 0,02

Chỉ số

+ Loại A (ống tủy hình phễu) thường gặp ở nam, tuổi trẻ, nặng cân, chất
lượng xương tốt, vỏ xương dày.
+ Loại B (ống tủy hình bình thường) cũng gặp nhiều ở nam hơn nữ, vỏ
xương mỏng hơn loại A.
+ Loại C (ống tủy hình ống khói) hay gặp ở phụ nữ cao tuổi, nhẹ cân, vỏ
xương mỏng.
Phân loại của Noble và Dorr gần giống nhau, người ta hay sử dụng phân
loại đầu trên xương đùi theo 3 loại A, B, C của Dorr. [38]
Như vậy để đạt được sự tiếp xúc phù hợp giữa chuôi khớp và bề mặt trong
xương đùi cần phải chọn lựa chi khớp có thiết kế và kích thước phù hợp cho
từng loại xương đùi. Nếu lựa chọn khơng phù hợp thì tiếp xúc hồn hảo cho sự


10
phát triển của xương lên bề mặt khớp chỉ đạt được tại từng phần riêng rẽ của
chuôi khớp.
Sức bền và độ cứng của lớp xương xốp ở đầu trên xương đùi tăng đột

ngột ở khoảng cách 2mm đến 5mm so với vỏ xương. Vì vậy khi chi khớp
tiếp xúc cách vỏ xương ở khoảng cách như trên thì khả năng chịu các tác dụng
sinh cơ học lên chuôi khớp sẽ cao hơn so với sự tiếp xúc ở khoảng cách xa hơn.
Mối tương quan giữa kích thước đầu xa và đầu gần xương đùi khơng phải lúc
nào cũng hồn tồn hợp lý cho một chuôi khớp không xi măng, do đó khi lựa
chọn loại chi khớp có thiết kế cố định đầu gần cần dựa trên cơ sở kích thước
đầu gần xương đùi chứ khơng phải kích thước của đầu xa xương đùi. Lớp phủ
hạt của chuôi khớp càng rộng thì sự tiếp xúc giữa chi và xương đùi càng
nhiều, càng chống lại các lực tác dụng lên vỏ xương đùi. [45]
+ Độ vững cơ học của chuôi khớp háng
Độ bền hay tuổi thọ của khớp nhân tạo phụ thuộc vào sự cố định và ổn
định của các thành phần cấu thành. Để đạt được điều này cần đảm bảo được
tính cố định vững chắc cơ học ngay từ đầu và tính ổn định sinh học sau đó. Mức
độ ổn định sinh học phụ thuộc vào sự phát triển của xương liền kề vào bề mặt
khớp KXM và phụ thuộc chất liệu, cấu trúc bề mặt và mức độ tiếp xúc với bề
mặt xương tạo nên độ vững cơ học. Độ vững chắc này cũng phụ thuộc vào kỹ
thuật của phẫu thuật viên, thiết kế của khớp phù hợp với hình thể giải phẫu của
riêng từng khớp háng và xương đùi cho từng bệnh nhân.
Phẫu thuật viên cần hiểu điều này để góp phần tạo nên sự phù hợp tối đa
nhất. Đối với các cử động thông thường, chuôi khớp phải chịu lực xoay, xoắn
vặn cao hơn so với các lực nén, kéo... Do đó để đảm bảo độ vững cơ học của
chuôi khớp cần thiết phải đảm bảo độ chịu lực xoay của chuôi khớp. Nghiên
cứu trên thực nghiệm của Hua J. và cộng sự về độ di lệch của 3 loại chi khớp
có các thiết kế đối xứng, bất đối xứng, tùy chỉnh bất đối xứng, cho thấy khơng
có sự khác biệt về độ di lệch dọc theo trục, nhưng có sự khác biệt về độ di lệch


11
xoay quanh trục dọc của chuôi khớp. Loại chuôi đối xứng có độ di lệch xoay
cao hơn 2 loại chi còn lại [35].

Độ chịu lực xoay được coi là vững cho chuôi khớp là di lệch dưới 100
micromet với lực tác dụng 20Nm [53]. Nếu độ vững cơ học không đảm bảo, sự
phát triển của xương lên bề mặt khớp nhân tạo có thể bị thay thế bằng sự phát
triển của tổ chức xơ, tạo nên lớp màng xơ giữa xương và khớp nhân tạo gây
lỏng khớp. Thông thường các phẫu thuật viên dựa trên kinh nghiệm và sử dụng
test xoay chuôi thử cuối cùng để xác định độ vững của chi khớp nhân tạo dù
rằng cách này khơng hồn tồn chính xác.
Độ vững cơ học ban đầu có thể đánh giá thêm trên phim X-quang. Ở tư
thế chụp thẳng xác định mức độ áp khít của chi khớp với ống tủy xương đùi
tính theo 3 mốc: ngang mức bờ trên mấu chuyển nhỏ, giữa chuôi khớp, trên
đuôi khớp 1cm. Nếu chuôi khớp lấp đầy ống tủy xương đùi từ 80% trở lên được
coi là vững, nếu chuôi khớp chỉ lấp đầy dưới 80% thì khơng đạt được độ vững
cơ học ban đầu (Hình 1.17).
1.3.3. Một số đặc điểm của ổ cối không xi măng
Ổ cối không xi măng cũng ngày càng được thay đổi, cách cố định khớp
vào xương theo chiều hướng sinh lý hơn.
- Ổ cối không xi măng sử dụng ren để cố định (thread cup) (Hình1.19).
Trong một số thiết kế ban đầu khả năng cố định chỉ dựa vào sự cài cơ
học giữa xương ổ cối và ren xoáy. Lâm sàng ban đầu rất khả quan nhưng lại có
tỷ lệ lỏng khớp dẫn đến phải thay lại sớm rất cao và không thể chấp nhận được
[33].
- Loại ổ cối nhân tạo khơng xi măng có ren kèm theo lớp phủ hạt hoặc
hydroxyapatite. Bề mặt khớp đã được cải thiện nhờ vậy sự phát triển của xương
lên bề mặt khớp nhân tạo tốt hơn, làm giảm các nhược điểm của loại có bề mặt
nhẵn. Tuy nhiên loại ổ cối này chủ yếu được sử dụng ở một vài trung tâm của
Châu Âu, không phổ biến ở các vùng lãnh thổ khác.


12
- Loại ổ cối press-fit

Thường có bề mặt tiếp xúc chặt với xương liền kề và có thể cố định thêm
cho đạt được độ vững cơ học chắc ngay từ đầu bằng vít, chốt, hay đầu đinh
nhọn. Loại ổ cối này thường được cố định bằng cách đặt ổ cối có đường kính
nhỉnh hơn so với số doa cuối cùng 1 cỡ, [22]. Bề mặt tiếp xúc với xương có cấu
hình kim loại dạng sợi, dạng hạt hoặc tổ ong nhằm kích thích xương phát triển
cố định vững ổ cối về sau (Hình 1.18).
Đối với loại ổ cối này, lực tiếp xúc giữa xương và ổ cối tạo ra một độ
vững cơ học nhất định ban đầu và có ảnh hưởng đến độ vững chắc lâu dài. Các
nghiên cứu của Schmalzried TP về loại ổ cối không xi măng press-fit có bề mặt
phủ dạng sợi đan cho thấy nếu đặt ổ cối nhân tạo cùng đường kính với số doa
cuối cùng sẽ không tạo được lực tỳ nén lên phần xương ngoại vi quanh ổ cối,
làm tăng nguy cơ lỏng ổ cối. Dấu hiệu lỏng khớp được thể hiện trên X-quang
là đường thấu xạ xung quanh ổ cối nhân tạo. Nếu đặt ổ cối nhân tạo có đường
kính nhỉnh hơn so với số doa cuối cùng 1mm đến 2mm thì sự xuất hiện đường
thấu xạ quanh ổ cối giảm rõ rệt. Như vậy cách cố định tối ưu cho loại ổ cối
press-fit là tạo được lực tỳ nén và cố định chặt ngay từ đầu ra phần ngoại vi của
ổ cối, đảm bảo độ tiếp xúc bề mặt lớn nhất giữa ổ cối nhân tạo và xương liền
kề. Nếu số doa cuối cùng nhỏ hơn so với ổ cối nhân tạo dự kiến đặt trên 2mm sẽ
tạo ra áp lực quá lớn đối với xương ổ cối và có nguy cơ gãy xương ổ cối, hoặc
không thể đặt được ổ cối nhân tạo với sự tiếp xúc tối ưu [39]. Có thể tăng cường
độ vững cơ học ban đầu của ổ cối nhân tạo không xi măng bằng cách bắt thêm
vít. Tuy nhiên các vít và lỗ vít của ổ cối nhân tạo có thể liên quan đến tiêu
xương quanh ổ cối. Các vít và lỗ vít bắt qua ổ cối nhân tạo vào xương chậu có
thể là con đường xâm nhập của các mảnh vỡ polyethylene, kích thích quá trình
tiêu xương quanh ổ cối, gây lỏng khớp và phải thay lại
1.3.4. Lót ổ cối và chỏm nhân tạo

ổ cối



13
1.3.4.1. Lót ổ cối
Có tác dụng như phần sụn khớp. lót được cố định vào ổ cối bằng các gờ
khóa. Ngày nay thường dùng có 3 loại Loại nhựa polyethylene với chỏm metal,
độ bền không cao. Nhựa siêu bền polyethylene liên kết chéo chỏm metal hoặc
ceramic đạt được độ bền cơ học và khơng có cọ sát cơ học. Gốm (Ceramic) với
chỏm ceramic độ bền cao song vận động của bệnh nhân có thể có tiếng kêu cọ
sát cơ học. Sử dụng vật liệu nào phụ thuộc vào tuổi đời bệnh nhân, kinh nghiệm
của thầy thuốc.
1.3.4.2. Chỏm khớp nhân tạo
Với khớp không xi măng hiện nay hay dùng 2 loại chỏm: chỏm metal, và
chỏm ceramic. Kết hợp giữa chỏm và lót ổ cối rất quan trọng có ý nghĩa trong
độ bền của khớp nhân tạo. Lực ma sát giữa chỏm và liner phụ thuộc vào nhiều
yếu tố:
- Độ trơn láng của chỏm và ổ chảo kém.
- Sự bôi trơn khớp
- Lực tải nặng.
- Kích thước chỏm nhỏ ít bị bào mịn, nhưng biên độ vận động hẹp hơn,
dàn lực ít hơn.
- Sự hoạt động, ứng lực nhiều.
- Độ bền cứng của lót ổ chảo, chỏm khớp nhân tạo.
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị phẫu thuật
1.4.1. Yếu tố tuổi, giới
Theo nghiên cứu của các tác giả Thủy Điển, tỷ lệ thất bại sau thay khớp
trong 2 năm đầu tăng cao hơn có nghĩa thơng kê ở nam giới bất chấp tuổi, tình
trạng bệnh lý. Tuổi càng trẻ tỷ lệ thay lại càng cao. Nam giới, tuổi dưới 50, thay
khớp do ngun nhân thối hóa, chấn thương hay hoại tử vơ khuẩn chỏm xương
đùi, có tỷ lệ lỏng dụng cụ vô khuẩn sau mổ tăng cao. Nguyên nhân được lý giải



14
là do bệnh nhân thuộc lứa tuổi này thường sớm quay trở lại các hoạt động thể
thao, lao động nặng, nên lỏng dụng cụ thường xẩy ra sớm (trong vòng 5-10
năm sau mổ), chiếm 80-85% trong số các nguyên nhân. Nữ giới, tuổi dưới 55,
tổn thương khớp do viêm đa khớp dạng thấp, tỷ lệ lỏng khớp chiếm 25% trong
15 năm đầu. Sự thay đổi hoạt tính sinh học của xương trên bệnh nhân viêm đa
khớp dạng thấp thường gây nên tình trạng chảy máu trong mổ, được cho là
tác nhân góp phần gây lỏng khớp sau mổ trên nhóm đối tượng này, tuy nhiên
quan điểm này đến nay vẫn không được chứng minh rõ ràng [25].
1.4.2. Yếu tố thuộc về biến chứng phẫu thuật
1.4.2.1. Tai biến trong mổ
- Tử vong: do các tai biến gây mê, sốc phản vệ,…
- Tắc mạch: hiếm gặp, nguyên nhân thường gặp là tắc mạch mỡ. Do vậy
trong quá trình phẫu thuật cần chú ý đến vấn đề này, nhất là ở thì chuẩn bị doa
ống tủy trong kỹ thuật thay khớp háng toàn phần.
- Vỡ, nứt hoặc thủng thân xương đùi do khoan, doa: xảy ra khi khơng
đánh giá được tình trạng chất lượng xương của bệnh nhân, quá trình đo đạc
trước mổ thiếu chính xác hay các thao tác trong mổ quá mạnh bạo. Về điều trị,
có thể dùng các phương tiện kết hợp xương đồng thời với thay khớp háng nhân
tạo.
- Thủng ổ cối: như trên đã nói, khi khơng đánh giá chính xác chất lượng
của ổ cối (nhất là trong trường hợp bệnh nhân có các tổn thương thối hóa kèm
theo) hay đo đạc khơng chính xác. Phẫu thuật viên cần nắm rõ giải phẫu và hết
sức tôn trọng lớp xương dưới sụn để làm nền móng vững chắc cho ổ cối nhân
tạo. Nếu có tai biến thủng ổ cối trong mổ, có thể ghép xương hoặc đặt các loại
rổ nhân tạo.
1.4.2.2. Một số biến chứng gần sau mổ ảnh hưởng KHTPKXM
+ Biến chứng trật khớp.



15
Tỷ lệ thường gặp từ 1-9%. tuổi từ trên 65 tỷ lệ là 3-9% [23]
Trên thực tế chiếm 5%. Trong số này chủ yếu là trật một bên và chỉ cần
xử lý bằng nắn kín. Cứ 30 trường hợp phải mổ lại do thất bại thì có một trường
hợp do trật khớp tái diễn. Tỷ lệ trật khớp sau mổ tăng lên ở những bệnh nhân
trên 80 tuổi. Tình trạng loạn dưỡng cơ, loạn sản xương chậu, bệnh nhân gãy cổ
xương đùi, sa sút trí tuệ, bại não đều là những yếu tố dễ gây trật khớp sau mổ.
Trật khớp nhân tạo sớm sau mổ [12], [23].
Trật khớp nhân tạo là một biến chứng có thể gặp sớm sau thay khớp háng
tồn phần. Thường xảy ra trong vịng 3 tuần đầu sau mổ, tuy nhiên cũng có thể
xảy ra rất muộn hằng năm sau mổ.
Có nhiều nguyên nhân của trật khớp nhân tạo sớm sau mổ: khi mổ đặt
khớp nhân tạo không đúng trục, khối cơ mông yếu, tư thế của khớp háng… Có
tác giả cho rằng đường mổ phía trước có tỉ lệ trật khớp ít hơn đường mổ phía
sau. Bỏ qua những yếu tố sai sót trong khâu vận chuyển bệnh nhân sau mổ, về
mặt kỹ thuật Jesse C. Delle đưa ra một số yếu tố có ảnh hưởng [23]. Ổ cối quá
ngửa, hướng ra sau. Vị trí của chỏm quá nghiêng ra trước hoặc ra sau. Cắt bỏ
bao khớp phía sau nhưng khơng được phục hồi lại chắc. Do gấp hoặc xoay ở tư
thế khép háng sau mổ.
Chẩn đoán xác định bệnh nhân trật khớp nhân tạo khi thấy hình ảnh trên
Xquang, chỏm nhân tạo khơng nằm đúng vị trí so với ổ cối. Về lâm sàng, bệnh
nhân có ngắn chi và hạn chế vận động khớp háng so với kiểm tra trong mổ.
+ Chảy máu sau mổ.
Nguyên nhân của biến chứng này là do những sơ suất trong quá trình
phẫu thuật, phạm vào những mạch máu quanh khớp háng. Dẫn lưu vết mổ ra
máu tươi, nếu bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ gây rối loạn đơng máu thì càng
nặng nề. Ở mức độ nhẹ hơn, những chảy máu sau mổ gây ứ đọng dịch trong ổ
khớp, nếu khơng được dẫn lưu ra ngồi kịp thời sẽ là điều kiện thuận lợi của
nhiễm khuẩn và ảnh hưởng đến sự liền vết mổ [14].



16
+ Nhiễm trùng là 1 yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự vững chắc của
khớp nhân tạo [23].
Được phân chia làm 2 loại: nhiễm khuẩn nông và nhiễm khuẩn sâu
- Nhiễm khuẩn nơng: thường dễ chẩn đốn, sau mổ bệnh nhân có sốt cao,
sưng nóng đỏ đau vùng mổ, tại chỗ có thể thấy vết mổ viêm tấy, nề, ứ đọng
dịch. Có thể chảy dịch mủ qua dẫn lưu. Điều trị bằng cách mở rộng vết mổ, dẫn
lưu mủ và dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ.
- Nhiễm khuẩn sâu: chẩn đốn khó khăn hơn, nhất là khi xuất hiện muộn
bởi triệu chứng nghèo nàn. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào các phương tiện chẩn
đốn hình ảnh.
+ Liệt thần kinh hông to là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới kết quả thay
khớp, làm bệnh nhân đau tê buốt hoặc khơng đi lại được lâu dần dẫn tới lỗng
xương lỏng khớp.
Trong quá trình phẫu thuật, nhất là ở những bệnh nhân có sử dụng đường
mổ tối thiểu, để bộc lộ phẫu trường cần có những dụng cụ chuyên biệt. Tuy
nhiên, nếu sử dụng khơng chính xác các dụng cụ này, động tác q thơ bạo…
có thể gây tổn thương đến thần kinh hơng to ở phía sau [12], [23].
1.4.2.3. Biến chứng xa sau mổ
+ Lỏng khớp nhân tạo.
Một trong những biến chứng hay gặp sau thay khớp háng toàn phần là
lỏng khớp nhân tạo. Đây là hậu quả của nhiều phản ứng xảy ra giữa khớp nhân
tạo và tổ chức xung quanh là hậu quả của nhiễm khuẩn, loãng xương...
Một yếu tố chính liên quan đến q trình này là sự cố định không tốt của
khớp nhân tạo và các di lệch thứ phát sau đó. Nhiều bằng chứng cho thấy tình
trạng lỏng khớp có liên quan đến độ lệch khi đặt khớp nhân tạo, đơi khi cịn
gây trật khớp hoặc vỡ liner.
Việc đặt khớp khơng chính xác đã làm thay đổi lớn các lực tỳ nén trên
toàn bộ khớp đồng thời là nguyên nhân chính tạo ra các mảnh hạt vỡ từ quá



17
trình mài mịn khơng mong muốn [37]. Theo Charnley nếu lập lại cân bằng cơ
sinh học, cánh tay đòn trong bằng cánh tay đòn cơ dạng, lực tải của khớp háng
tồn phần có thể giảm tới 30%.
Chẩn đốn lỏng khớp nhân tạo trên lâm sàng thường khó khăn do triệu
chứng nghèo nàn, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khớp háng đã gặp trước đó.
Bệnh nhân chủ yếu thấy đau háng, dọc xương đùi hoặc đầu gối, đau tăng lên
khi vận động nhiều. Có thể có ngắn chi làm cho người bệnh đi khập khiễng. Để
chẩn đoán xác định cần dựa vào Xquang và so sánh với phim chụp ngay sau
mổ. Martin B Gringras (1980) đã đưa ra 4 dấu hiệu chính trên Xquang để chẩn
đốn lỏng khớp nhân tạo: Vùng sáng xung quanh cán chuôi, ổ cối. So sánh lệch
ổ cối, cán chi so với phim sau mổ. Có vùng sáng ở đầu xa của chuôi. Lún
chỏm vào vùng mấu chuyển và tiêu xương vùng trên mấu chuyển bé.

Tuy nhiên, phần lớn chẩn đoán dựa vào đường sáng giữa xương và khớp
nhân tạo. Nếu nó xuất hiện sau mổ 6 tháng mà trước đó khơng có hoặc ngày càng
rộng ra trên 2mm là dấu hiệu của lỏng khớp. Ngoài ra nếu ổ cối lệch, xoay so
với sau mổ là lỏng ổ cối, chuôi lún di lệch so với sau mổ là lỏng chuôi.
+ Đau khớp háng và dọc xương đùi.
Đau là triệu chứng chủ quan do người bệnh cảm nhận thấy và có thể được
biểu hiện thơng qua những hậu quả của triệu chứng đau mang lại. Ở người bệnh
có bệnh lý khớp háng, đau là biểu hiện đầu tiên và xuyên suốt quá trình tiến
triển của bệnh.
Các tổn thương viêm mạn tính, thối hóa khớp kéo dài gây ra những
thay đổi ở tại khớp và quanh khớp, các tổ chức thối hóa bất thường cũng có
thể gây ra triệu chứng đau cho bệnh nhân. Giải quyết triệu chứng này cũng
là một trong những mục đích điều trị của chỉ định phẫu thuật thay khớp háng
toàn phần.

+ Tiêu xương quanh khớp nhân tạo.
Tiêu xương là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sự tồn tại của khớp


×