Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Thực trạng hoạt động quản lý người bệnh tâm thần phân liệt dựa vào cộng đồng tại tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

TRẦN ĐỨC QUÂN

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

THÁI NGUYÊN - NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

TRẦN ĐỨC QUÂN

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT
DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH YÊN BÁI
Chuyên ngành : Y tế công cộng


Mã số

: CK 62777601

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. TS. Đàm Thị Bảo Hoa
2. TS. Hạc Văn Vinh

THÁI NGUYÊN - NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn do
tôi thực hiện là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình
nghiên cứu khoa học nào.
Tơi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan này.

Thái Nguyên, ngày 22 tháng 9 năm 2017
HỌC VIÊN

Trần Đức Quân


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Trường đại học Y Dược Thái Nguyên đã truyền đạt những kiến thức quý giá, giúp đỡ và tạo
điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong thời gian học tập tại trường.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Đàm Thị Bảo Hoa, thầy
Hạc Văn Vinh đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tơi trong suốt thời
gian nghiên cứu và hồn chỉnh luận văn.
Tơi xin được cảm ơn Sở Y tế tỉnh Yên Bái, Bệnh viện Tâm thần Yên
Bái đã tạo điều kiện thuân lợi cho tôi trong suốt quá trình tơi học tập.
Tơi xin chân thành cảm ơn các cộng tác viên, các cơ sở Y tế đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi tiến hành thu thạp số liệu.
Tôi xin được cảm ơn bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, ủng hộ và
tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu hoàn thành
luận văn này.
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 9 năm 2017
HỌC VIÊN

Trần Đức Quân


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

A

Aminazine

ATK

An thần kinh

BFT

Liệu pháp hành vi gia đình (Behavioral Family Therapy)


BN

Bệnh nhân

CT

Can thiệp

CTVYT

Cộng tác viên y tế

CS

Cộng sự

CSSKTT

Chăm sóc sức khoẻ tâm thần

CSSK ND

Chăm sóc sức khỏe nhân dân

DA

Dopamine

DSM


Chẩn đoán rối loạn tâm thần của Hiệp hội tâm thần học Mỹ
(American Psychiatric association Diagnostic and Statistical
Manual of Mental Disorder)

DTH

Dịch tễ học

DTHLS/TTPL

Dịch tễ học lâm sàng bệnh tâm thần phân liệt

H

Haloperidol

L

Levomepromazin

LPLĐ

Liệu pháp lao động

LPTLCN

Liệu pháp tâm lý cá nhân

OPC


Chăm sóc bệnh nhân ngoại trú (Out patients care)

RLTT

Rối loạn tâm thần

TTPL

Tâm thần phân liệt.

WHO

Tổ chức y tế thế giới

TLXH

Tâm lý xã hội

PHCN

Phục hổi chức năng


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN........................................................................................................................................ 3
1.1. Các hiểu biết chung về bệnh tâm thần phân liệt ............................................................... 3
1.1.1. Khái niệm ....................................................................................................................................................... 3
1.1.2. Nguyên nhân và bệnh sinh bệnh tâm thần phân liệt ......................................... 4

1.1.3. Biểu hiện lâm sàng bệnh tâm thần phân liệt ............................................................. 5
1.2. Hoạt động quản lý điều trị bệnh nhân tâm thần phân liệt....................................... 6
1.2.1. Mơ hình quản lý, điều trị bệnh nhân tâm thần phân liệt trên thế giới........6
1.2.2. Hoạt động quản lý, điều trị bệnh nhân TTPL tại Việt Nam..................... 9
1.2.3. Hoạt động quản lý, điều trị bệnh nhânTTPL tại tỉnh Yên Bái .......... 12
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý bệnh nhân tâm thần
phân liệt hiện nay ....................................................................................................................................................... 15
1.3.1. Nhân lực ....................................................................................................................................................... 15
1.3.2. Vật lực............................................................................................................................................................ 16
1.3.3. Các hoạt động của chương trình ........................................................................................ 17
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................................................ 20
2.1.1. Nghiên cứu định lượng ................................................................................................................ 20
2.1.2. Nghiên cứu định tính...................................................................................................................... 20
2.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................................................................................. 20
2.3. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................................................................. 20
2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................................................... 21
2.4.1. Nghiên cứu định lượng ................................................................................................................ 21
2.4.2. Nghiên cứu định tính...................................................................................................................... 21
2.5. Các chỉ số nghiên cứu ............................................................................................................................... 22
2.5.1. Các chỉ số của mục tiêu 1 ......................................................................................................... 22
2.5.2 .Các chỉ số của mục tiêu 2 ......................................................................................................... 23


2.5.3. Định nghĩa một số biến................................................................................................................ 24
2.6. Công cụ và vật liệu sử dụng trong nghiên cứu ............................................................... 26
2.6.1. Công cụ nghiên cứu......................................................................................................................... 26
2.6.2. Vật liệu sử dụng trong nghiên cứu .................................................................................. 26
2.7. Kỹ thuật thu thập thông tin .................................................................................................................. 26
2.8. Khống chế sai số ............................................................................................................................................. 27

2.9. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................................................. 27
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu ................................................................................................................. 27
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................................ 28
3.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu ................................................................................................................ 28
3.2. Thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người bệnh tâm
thần phân liệt tại tỉnh Yên Bái ..................................................................................................................... 31
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý người bệnh tâm thần
phân liệt ở tỉnh Yên Bái và đề xuất giải pháp ............................................................................. 44
3.3.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý người bệnh tâm
thần phân liệt ............................................................................................................................................................ 44
3.3.2. Đề xuất giải pháp ............................................................................................................................... 50
Chương 4: BÀN LUẬN .......................................................................................................................................... 55
4.1. Một số đăc điểm đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 55
4.2. Thực trạng hoạt động quản lý người bệnh tâm thần phân liệt tại tỉnh
Yên Bái ................................................................................................................................................................................. 55
4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý người bệnh tâm thần
phân liệt ở tỉnh Yên Bái và đề xuất giải pháp ............................................................................. 63
4.3.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý người bệnh tâm
thần phân liệt ở tỉnh Yên Bái.................................................................................................................. 63
4.3.2. Một số giải pháp .................................................................................................................................. 67
KẾT LUẬN ........................................................................................................................................................................... 69
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................................................................................. 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................................. 72


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1. Sơ đồ tổ chức hệ thống Y tế tỉnh Yên Bái..................................................................... 13
Sơ đồ 2. Sơ đồ hệ thống quản lý bệnh nhân tâm thần phân liệt tại tỉnh Yên Bái .....14
Biểu đồ 1. Đặc điểm về tuổi của bệnh nhân........................................................................................ 29

Biểu đồ 2. Đặc điểm về dân tộc của bệnh nhân ............................................................................... 29
Biểu đồ 3. Đặc điểm về giới tính của cán bộ tham gia chương trình. ...................... 31
Biểu đồ 4. Phân bố bệnh nhân quản lý tại các địa phương. ................................................. 32
Biểu đồ 5. Hoạt động của công tác viên y tế thôn bản. ............................................................ 40
Biểu đồ 6. Sự tuân thủ uống thuốc liên quan tình trạng tái phát ................................... 43


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi, giới tính, dân tộc của bệnh nhân ...................................... 28
Bảng 3.2. Đặc điểm về tuổi, giới tính, dân tộc của người chăm sóc BN .............. 30
Bảng 3.3. Đặc điểm về tuổi, giới tính, dân tộc của cán bộ tham gia chương
trình chăm sóc sức khỏe tâm thần ở các tuyến .................................................... 30
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân quản lý ở các địa phương nghiên cứu ....................... 31
Bảng 3.5. Các hoạt động quản lý, chăm sóc BN TTPL của tuyến tỉnh .................. 32
Bảng 3.6. Kinh phí cho hoạt động của chương trình (nghìn đồng) ............................ 33
Bảng 3.7. Hoạt động đào tạo, tập huấn cho cán bộ tham gia chương trình...... 34
Bảng 3.8. Hoạt động quản lý chăm sóc BN TTPL của tuyến huyện ........................ 35
Bảng 3.9. Hoạt động của Ban chăm sóc sức khỏe nhân dân tại các xã phường ........37
Bảng 3.10. Hoạt động quản lý, chăm sóc bệnh nhân TTPL của tuyến xã........... 38
Bảng 3.11. Các hoạt động cung cấp kiến thức về bệnh TTPL cho người chăm
sóc bệnh nhân........................................................................................................................................ 39
Bảng 3.12. Thực trạng nhân lực và hoạt động của CTV thôn bản .............................. 40
Bảng 3.13. Các thuốc cấp cho bệnh nhân sử dụng tại cộng đồng ................................ 41
Bảng 3.14. Hoạt động cấp phát thuốc, quá trình lĩnh thuốc cho bệnh nhân ................ 42
Bảng 3.15. Sự tuân thủ uống thuốc và tình trạng tái phát của BN............................. 42
Bảng 3.16. Kết quả hoạt động, quản lý điều trị bệnh nhân ................................................. 43
Bảng 3.17. Thực trạng nhân lực tham gia hoạt động quản lý bệnh nhân TTPL
tại các tuyến ............................................................................................................................................ 44
Bảng 3.18. Thời gian tham gia hoạt động chương trình của cán bộ chuyên
trách tuyến huyện, tuyến xã và cộng tác viên .................................................... 45

Bảng 3.19. Kiến thức của người chăm sóc bệnh nhân về bệnh TTPL .................... 46
Bảng 3.20. Nhận định của người nhà bệnh nhân về việc phát hiện sớm, can
thiệp các dấu hiệu tái phát. ...................................................................................................... 47


Bảng 3.21. Sự quan tâm, theo dõi của người chăm sóc bệnh nhân đối với các
hoạt động của bệnh nhân .......................................................................................................... 48
Bảng 3.22. Những việc làm của người chăm sóc BN khi có dấu hiệu tái phát. ..........48
Bảng 3.23. Những việc làm hỗ trợ NB của người thân trong gia đình ................. 49
Bảng 3.24. Khả năng dung nạp của gia đình với bệnh nhân .............................................. 49
Bảng 3.25. Nhận thức của người chăm sóc BN về vai trị của các thành viên
trong gia đình đối với BN ........................................................................................................ 50


DANH MỤC HỘP

Hộp 1. Phỏng vấn sâu cán bộ tuyến tỉnh về hoạt động chăm sóc bệnh nhân
tâm thần phân liệt trên địa bàn ..................................................................................................... 33
Hộp 2. Phỏng vấn sâu cán bộ chuyên trách về hoạt động đào tạo ............................... 34
Hộp 3. Phỏng vấn sâu cán bộ chuyên trách tuyến huyện về hoạt động của
chương trình ..................................................................................................................................................... 36
Hộp 4. Phỏng vấn sâu lãnh đạo Trung tâm Y tế về hoạt động chăm sóc sức
khỏe tâm thần trên địa bàn ............................................................................................................... 36
Hộp 5. Thảo luận nhóm cán bộ chuyên trách tuyến xã về hoạt động của
chương trình ..................................................................................................................................................... 39
Hộp 6. Thảo luận nhóm CTV về các hoạt động của chương trình .............................. 41
Hộp 7. Một số ý kiến về việc lĩnh thuốc .................................................................................................. 42
Hộp 8. Phỏng vấn sâu cán bộ tuyến tỉnh về nhân lực tham gia chương trình............ 44
Hộp 9. Một số ý kiến về nhân lực tuyến cơ sở.................................................................................. 46
Hộp 10. Phỏng vấn sâu cán bộ tham gia hoạt động tại các tuyến về giải pháp

nâng cao chất lượng hoạt động quản lý bệnh nhân ........................................... 50
Hộp 11. Một số ý kiến về việc dùng thuốc ........................................................................................... 51
Hộp 12. Thảo luận nhóm đối với người chăm sóc bệnh nhân về giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý, chăm sóc bệnh nhân ................................................. 52
Hộp 13. Phỏng vấn sâu cán bộ Ban CSSK nhân dân ................................................................. 53
Hộp 14. Thảo luận nhóm CTV về kỹ năng của người chăm sóc BN ....................... 54


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tâm thần phân liệt (Schizophrenia) là một bệnh loạn thần nặng, căn
nguyên chưa rõ ràng, bệnh có khuynh hướng tiến triển mạn tính, hay tái phát,
làm giảm và mất sức lao động. Bệnh không chỉ gây tổn hại cho chính người
bệnh mà cịn mà cịn gây nhiều tác hại cho gia đình và cộng đồng cả về kinh
tế và an ninh trật tự cơng cộng. Có thể nói rằng những phức tạp về bệnh
nguyên, bệnh sinh, lâm sàng và vấn đề điều trị cho người bệnh tâm thần phân
liệt là một thách thức rất lớn, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà tâm thần học
trên thế giới cũng như sự quan tâm của nhiều quốc gia [2],[12].
Theo số liệu của tổ chức Y tế thế giới thì tỷ lệ mắc bệnh tâm thần phân
liệt chiếm khoảng 1% dân số. Ở Việt Nan theo thống kê của một số tác giả thì
tỷ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt chiếm 0,3 – 0,8% dân số; Ước tính cả nước
hiện nay có khoảng 300.000. người bệnh tâm thần phân liệt [2],[3].
Việc điều trị cho người bệnh tâm thần phân liệt cần được tiến hành
thường xuyên, kết hợp nhiều liệu pháp. Do đó điều trị cho người bệnh tại
cộng đồng là xu hướng tích cực và đúng đắn và trở thành một trong những
giải pháp có tính chiến lược ở nhiều nước trên thế giới.
Ở nước ta, ngày 10/10/1998, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Dự án
bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng vào chương trình mục tiêu quốc gia

phòng chống một số bệnh xã hội – bệnh dịch nguy hiểm HIV/AIDS [15].
Đó là cơ sở cho ngành tâm thần triển khai mơ hình chăm sóc người
bệnh tâm thần phân liệt dựa vào cộng đồng. Tính đến hết năm 2015 triển khai
quản lý tại 9.465 xã, phường, đạt 85% số xã phường trên toàn quốc.
Yên Bái là tỉnh miền núi địa hình đi lại khó khăn, với nhiều đồng bào
sinh sống cùng với đó là những phong tục tập quán mang tính đặc trưng, nhận
thức của cộng đồng, gia đình về cơng tác chăm sóc sức khỏe tâm thần cho
người bệnh tâm thần phân liệt tại cộng đồng còn hạn chế. Hệ thống Y tế cơ sở


2

đã được phủ khắp song nguồn nhân lực tại các trạm y tế cịn bất cập, cán bộ
chun trách cơng tác chăm sóc sức khỏe tâm thần tại một số huyện thị luôn
bị thay đổi, cán bộ tại các trạm y tế cũng luôn biến động và kiêm nhiệm nhiều
công việc do đó chưa dành nhiều thời gian cho cơng tác chăm sóc sức khỏe
tâm thần tại cộng đồng.
Trong những năm qua với sự nỗ lực của Bệnh viện tâm thần tỉnh Yên
Bái cũng như các TTYT, công tác chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân tâm thần
phân liệt tại cộng đồng ở tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả tích cực. Số
người bệnh được quản lý, điều trị tại cộng đồng ở Yên Bái tăng qua các năm.
Số bệnh nhân phục hồi tái hòa nhập cộng đồng được quản lý góp phần ổn
định an ninh chính trị ở các địa phương. Tính đến hết năm 2015, Yên Bái đã
triển khai quản lý, điều trị bệnh nhân tâm thần phân liệt tại 164/180 xã, phường
đạt 91% xã, phường trong tồn tỉnh. Tuy nhiên, đến nay vẫn cịn một số tồn tại
đó là một số bệnh nhân uống thuốc không đều, một số bệnh nhân tái phát chưa
được can thiệp và kiểm soát kịp thời. Cho đến nay, chưa có một cơng trình
nghiên cứu nào về vấn đề này được tiến hành trên địa bàn tỉnh. Điều đó cho
thấy sự cần thiết có nghiên cứu để có bức tranh thực trạng về hoạt động quản lý
bệnh nhân tâm thần phân liệt tại Yên Bái và những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt

động này. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp cải
thiện hoạt động quản lý bệnh nhân TTPL tại tỉnh Yên Bái. Chính vì vậy chúng
tơi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Thực trạng hoạt động quản lý người bệnh
tâm thần phân liệt dựa vào cộng đồng tại tỉnh Yên Bái”.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1. Mô tả thực trạng hoạt động quản lý người bệnh tâm thần phân liệt
dựa vào cộng đồng tại tỉnh Yên Bái năm 2016.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý người
bệnh tâm thần phân liệt tại tỉnh Yên Bái và đề xuất giải pháp .


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Các hiểu biết chung về bệnh tâm thần phân liệt
1.1.1. Khái niệm
Bệnh tâm thần phân liệt (TTPL) đã xuất hiện từ rất lâu, nhưng đến thế
kỷ XVIII thì bệnh tâm thần phân liệt mới được mơ tả trong các y văn. Sự hiểu
biết về bệnh tâm thần phân liệt bắt đầu bằng quan niệm của Griesinger, ông
gọi là chứng điên loạn tiên phát; Morel B.(1857) mô tả một loại bệnh tâm
thần ở người trẻ tuổi dẫn đến mất trí; Hecker E (1871) mơ tả thể thanh xn
thường xuất hiện ở người trẻ tuổi với những triệu chứng dữ dội và bệnh nhân
nhanh chóng đi vào tình trạng sa sút trí tuệ, tan rã nhân cách. Kahlbaum K
(1874) mô tả thể căng trương lực (Catatonie), một hội chứng mà chủ yếu rối
loạn tâm lý vận động; Mangan V (1893) mơ tả bệnh hoang tưởng mạn tính
trong đó một số trường hợp bệnh nhân kết thúc bằng mất trí vô cảm;
Korsakov S.S (1891) mô tả một bệnh nhân tâm thần tiến triển cấp tính như là
một thể độc lập, về mặt lâm sàng có nhiều nét phù hợp với bệnh tâm thần
phân liệt tiến triển cấp tính. Kraepelin E (1898) thống nhất các bệnh độc lập

được các tác giả mô tả ở trên thành bệnh riêng biệt gọi là mất trí sớm, bệnh
phát sinh ở tuổi trẻ và dẫn đến sa sút. Bleuler E (1911), khi phân tích diễn
biến lâm sàng của bệnh thấy đặc điểm nổi bật lên là tính chia cắt, mất thống
nhất tồn vẹn trong các hoạt động tâm thần và gọi là “Schizophrenia” (Tâm
thần phân liệt) từ đó thuật ngữ “Tâm thần phân liệt” nhanh chóng được các
tác giả ở nhiều nước trên thế giới chấp nhận. Nhìn chung các nhà tâm thần
học cổ điển đều có chung quan điểm nhận xét là bệnh tâm thần phân liệt tiến
triển dẫn đến sa sút [2],[12].


4

Ngày nay, bệnh tâm thần phân liệt được coi là bệnh tâm thần nặng,
khuynh hướng tiến tiển từ từ, làm biến đổi nhân cách bệnh nhân một cách sâu
sắc, làm cho họ dần tách khỏi cuộc sống bên ngoài, thu dần vào thế giới nội
tâm bên trong (thế giới tự kỷ), cảm xúc ngày càng cùn mịn khơ lạnh, tư duy
ngày càng nghèo nàn, khả năng học tập, lao động ngày một sút kém, người
bệnh có những hành vi tác phong dị kỳ khó hiểu [2],[12],[14].
1.1.2. Nguyên nhân và bệnh sinh bệnh tâm thần phân liệt
Cho đến nay trong tâm thần học cịn nhiều quan điểm, giả thuyết khác
nhau đơi khi còn trái ngược nhau về bệnh nguyên và bệnh sinh về các bệnh
tâm thần nói chung, bệnh tâm thần phân liệt nói riêng. Andreasen.N.c (1999)
khẳng định bệnh tâm thần phân liệt do nhiều yếu tố gây nên như: Yếu tố di
truyền, thay đổi cấu trúc của não, biến đổi sinh hóa não, mơi trường sống,
nhiễm virus. Theo Trút J.R.M (1996) dường như có nhiều yếu tố liên quan tới
bệnh tâm thần phân liệt, nhưng không một yếu tố nào đóng vai trị quyết định
tự nó gây ra bệnh [2],[12],[34].
Hiện nay hai lĩnh vực được tập trung quan tâm nghiên cứu nhiều nhất
đó là: Những bất thường về gen và những biến đổi về các chất dẫn truyền thần
kinh. Gần đây những cơng trình nghiên cứu đã có những bằng chứng về vai

trò của gen như là một nguyên nhân gây bệnh tâm thần phân liệt. Một số
nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt ở những người cùng
thế hệ (Bố, mẹ, anh chị em ruột) là 10%, những người thuộc thế hệ thứ hai
(Cơ, dì, chú, bác) là 3%. Nghiên cứu ở những cặp sinh đơi cho thấy: Những
cặp sinh đơi cùng trứng thì tỷ lệ lên đến 50% trong khi sinh đôi khác trứng
cho tỷ lệ tương tự cùng thế hệ.
Theo Kallmann: mẹ, hoặc bố bị bệnh tâm thần phân liệt thì khả năng
con bị bệnh là 16,4%. Kenldler K (1993) nghiên cứu ở Ireland cho thấy nguy
cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt ở những người thuộc thế hệ 1 gấp 10 lần so


5

với quần thể chung. Theo James C (2000), nguy cơ mắc TTPL khác nhau theo
mức độ của gen cùng trứng là 48%, khác trứng là 11,7% [34] .
Một số nghiên cứu cho thấy bệnh tâm thần phân liệt có liên quan đến
rối loạn chuyển hóa Dopamin và hệ thống Dopaminergic. Các triệu chứng rối
loạn tâm thần liên quan đến sự tăng hoạt động của hệ Dopaminergic.
Dpaminergic trong giai đoạn cấp tính của bệnh tâm thần phân liệt và giảm đi
khi bệnh ổn định. Tác dụng của các loại thuốc hướng tâm thần làm cho nồng
độ Dopamin trở lại bình thường và làm ổn định các triệu chứng rối loạn tâm
thần [1],[2].
Một số tác giả cho rằng cấu trúc bất thường của não bộ gây ra bệnh tâm
thần phân liệt. Nghiên cứu trên phim chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng
từ ở bệnh nhân tâm thần phân liệt cho thấy có giãn rộng não thất bên và não
thất III ở 10 – 50% bệnh nhân và thấy teo vỏ não ở 10 – 35% bệnh nhân, tuy
nhiên câu hỏi đặt ra là những biến đổi cấu trúc ở não gây bệnh tâm thần phân
liệt hay bệnh tâm thần phân liệt gây biến đổi cấu trúc não còn chưa được giải
đáp [2],[12],[34].
Một số tác giả cho rằng rối loạn chức năng não có liên quan đến bệnh

tâm thần phân liệt. Theo Kaplan H.I và cộng sự (1994), phần lớn bệnh nhân
tâm thần phân liệt có tăng độ nhạy cảm trên điện não đồ, đồng thời thấy có
nhiều bất thường hơn bán cầu phải ở người thuận tay phải. Nghiên cứu của
nhều tác giả cho thấy thời gian bị bệnh càng lâu các biến đổi dạng nhịp alpha
càng nhiều. Ngô Ngọc Tản (1996), nghiên cứu điện não đồ ở 116 bệnh nhân
tâm thần phân liệt nhận thấy biến đổi diện não đồ ở bệnh nhân tâm thần phân
liệt là rất đa dạng, tỷ lệ điện não đồ bệnh lý là 33,62% [2], [12].
1.1.3. Biểu hiện lâm sàng bệnh tâm thần phân liệt
Các triệu chứng của bệnh TTPL là vô cùng phong phú, đa dạng và
phức tạp, nhưng đa số các tác giả đều thống nhất chia làm hai nhóm triệu


6

chứng đó là nhóm triệu chứng âm tính và nhóm triệu chứng dương tính. Các
triệu chứng âm tính thể hiện sự tiêu hao mất mát các hoạt động tâm thần sẵn
có, mất sự thống nhất, tồn vẹn của các hoạt động tâm thần. Các triệu chứng
dương tính xuất hiện trong quá trình bị bệnh , chúng rất phong phú và luôn
biến đổi, xuất hiện nhất thời rồi mát đi hay được thay thế bằng các triệu chứng
dương tính khác. Trong rối loạn tư duy hai nét đặc trưng nhất là hội chứng
tâm thần tự động và hoang tưởng bị chi phối. Trong rối loạn tri giác, thường
gặp là các ảo thanh, rối loạn cảm giác bản thể và giải thể nhân cách. Trong rối
loạn cảm xúc, nét đặc trưng là cảm xúc ngày càng cùn mịn, khơ lạnh, bệnh
nhân mất tình cảm dần với mọi người xung quanh và cảm xúc khơng thích
hợp. Rối loạn về tâm lý, vận động dặc trưng là trạng thái căng trương lực,
biểu hiện trạng thái sững sờ, giữ nguyên dáng, uốn sáp, tạo hình. Rối loạn
hoạt động có ý chí biểu hiện bệnh nhân mất sáng kiến, mất động cơ, hoạt
động không hiệu quả, thói quen nghề nghiệp cũ mất dần, bệnh nhân khơng
thiết làm việc, không quan tâm đến các sinh hoạt cá nhân. Các triệu chứng âm
tính, dương tinh đều biểu hiện trong các mặt hoạt động tâm thần và có mốt

liên hệ mật thiết với nhau [2],[12].
1.2. Hoạt động quản lý điều trị bệnh nhân tâm thần phân liệt
Bệnh TTPL là bệnh có khuynh hướng tiến triển ngày càng nặng và trở
thành mãn tính. Khi bệnh ở giai đoạn cấp tính thì cần phải được điều trị tại các
bệnh viện chuyên khoa tâm thần. Thời gian điều trị cấp tính ở bệnh viện chỉ chiếm
một khoảng thời gian rất ngắn so với q trình điều trị bệnh TTPL chính vì lẽ đó
việc người bệnh được điều trị lâu dài tại cộng đồng là hết sức quan trọng.
1.2.1. Mơ hình quản lý, điều trị bệnh nhân tâm thần phân liệt trên thế giới
Bệnh TTPL có từ khi lồi người xuất hiện nhưng trong một thời gian
rất dài công tác quản lý, chăm sóc và điều trị cho người bệnh khơng đựoc
quan tâm hồn tồn khơng có gì.


7

Cuối thế kỷ XVIII và thế kỷ XIX, việc chăm sóc và điều trị bệnh nhân
tâm thần bắt đầu được thực hiện, sự xuất hiện các cơ sở điều trị chuyên khoa
tâm thần đã được hình thành, tuy nhiên việc giam giữ, đối xử tàn bạo và vô
nhân đạo đối với bệnh nhân vẫn còn tồn tại.
Thế kỷ XX, hàng loạt các bệnh viện tâm thần với quy mô từ 1000 đến
3000 giường ra đời ở các nước phát triển và người bệnh tâm thần được giải
phóng tới mức tối đa.
Cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, quan điểm về chăm sóc và điều trị
bệnh nhân có xu hướng thay đổi đó là các bệnh viện chuyên khoa tâm thần
chuyển quy mơ giường bệnh lớn, mang tính khu vực sang quy mô giường
bệnh nhỏ tại các địa phương và nhiều chính sách quốc gia tập trung ưu tiên
cho chăm sóc và điều trị bệnh nhân tại cộng đồng.
Tại Australias: Năm 1992, một chính sách quốc gia về chăm sóc sức
khỏe bệnh nhân tâm thần đã được ra đời trong đó đã nhấn mạnh cần tăng
cường chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng. Nhiều bệnh viện tâm thần

lớn ở xa khu dân cư đã đã đóng cửa thay vào đó là nhiều khoa tâm thần tại các
bệnh viện đa khoa được hình thành với quy mơ từ 20-50 giường. Tại đây, các
bệnh nhân tâm thần giai đoạn cấp tính được điều trị và sau khi ổn định sẽ tiếp
tục được điều trị ngoại trú tại cộng đồng. Chăm sóc bệnh nhân tại cộng đồng
có đội chăm sóc sức khỏe tâm thần [2],[24].
Thời kỳ này những hiểu biết về bệnh đã khá hồn chỉnh, chính vì vậy
ngồi vai trị của cán bộ y tế thì vai trị của cộng đồng xã hội và đặc biệt là gia
đình bệnh nhân là khơng thể thiếu. Gia đình bệnh nhân và cộng đồng xã hội
được tuyên truyền, phổ biến những kiến thức về bệnh để họ có thể giúp người
bệnh trong quá trình điều trị một cách tốt nhất.
Hiện nay trên thế giới nhiều mơ hình quản lý, điều trị bệnh nhân TTPL
được triển khai bao gồm điều trị tại các bệnh viện chuyên khoa, các Khoa tâm


8

thần của các bệnh viện đa khoa, bệnh viện ban ngày, điều trị tại các trung tâm
bảo trợ xã hội và điều trị tại cộng đồng. Xu hướng hiện nay trên thế giới phát
triển mạnh các cơ sở điều trị ngoại trú, điều trị ban ngày và điều trị tại cộng
đồng. Ở Bhutan, có nhiều mơ hình quản lý, điều trị cho bệnh nhân TTPL như
các cơ sở điều trị ngoại trú, cơ sở điều trị ban ngày, các đơn vị điều trị nội trú
tại cộng đồng [12],[28].
Tại Nepal, về mơ hình điều trị cơ bản giống Bhutal trong đó số bệnh
nhân tâm thần điều trị tại các cơ sở điều trị ngoại trú chiếm 98% và trong số
đó bệnh nhân TTPL chiếm 21%. Tại Nepal chỉ có 01 bệnh viện Tâm thần và
số bệnh nhân điều trị tại đây chỉ chiếm 1% tổng số bệnh nhân tâm thần.
Tại Island, cũng có mơ hình quản lý bệnh nhân tâm thần như 2 nước
trên trong đó chủ yếu bệnh nhân tâm thần được điều trị tại các cơ sở điều trị
ngoại trú chiếm tới 92 %, số bệnh nhân được điều trị tại các cơ sở điều trị ban
ngày chiếm 5%, còn tại các cơ sở điều trị nội trú chiếm 3%.

Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra 10 khuyến cáo cho cơng tác chăm sóc
sức khỏe Tâm thần như sau:
- Điều trị thực hiện ở tuyến ban đầu.
- Thuốc trị liệu tâm thần có sẵn tại cộng đồng.
- Chăm sóc thực hiện tại cộng đồng.
- Giáo dục cơng chúng.
- Đưa cộng đồng, gia đình và người bệnh cùng tham gia kiểm sốt bệnh.
- Xác lập chính sách quốc gia, chương trình quốc gia và luật chăm sóc
sức khỏe tâm thần.
- Phát triển nguồn nhân lực.
- Phối hợp với các ngành khác.
- Giám sát dịch tễ học sức khỏe tâm thần.
- Hỗ trợ nghiên cứu [66],[68]


9

1.2.2.Hoạt động quản lý, điều trị bệnh nhân TTPL tại Việt Nam
Trước năm 1954, những hiểu biết của người dân về bệnh tâm thần nhìn
chung khơng có gì. Người ta cho rằng nguyên nhân mắc bệnh là do ma quỷ,
thần thánh, thất tình… nên phương pháp chữa trị chủ yếu là cúng bái, yểm
bùa, phù phép xiềng xích và đánh đập.
Sau năm 1954, cùng với việc chăm lo sức khỏe cho nhân dân được
Đảng, Chính phủ, Bộ Y tế quan tâm thì Ngành tâm thần học cũng từng bước
phát triển. Những hiểu biết về bệnh tâm thần dần được tuyên truyền rộng rãi
trong cộng đồng xã hội. Lúc đầu là các bệnh viện tâm thần, Trạm tâm thần được
thành lập với mục đích điều trị nội trú cho bệnh nhân tâm thần giai đoạn cấp tính
và quản lý, điều trị ngoại trú cho bệnh nhân tâm thần giai đoạn ổn định.
Về phương diện điều trị, do được thừa hưởng những nghiên cứu về bệnh
tâm thần của thế giới mà ngay từ khi triển khai Ngành Y tế đã áp dụng hệ thống

mở, giải phóng cho người bệnh đến mức tối đa. Bệnh nhân được chăm sóc và
điều trị ngày càng hoàn thiện, nhiều thuốc mới được áp dụng điều trị, liệu pháp
tâm lý, lao động và tái hòa nhập cộng đồng được chú ý ngày càng nhiều. Hai
bệnh TTPL và động kinh được Ngành tập trung nhiều nhất.
Từ năm 1990 đến nay nhiều nghiên cứu về bệnh tâm thần nói chung,
bệnh TTPL nói riêng về các biện pháp chăm sóc điều trị, PHCN cho bệnh
nhân và việc triển khai các giải pháp đồng bộ cho việc chăm sóc bệnh nhân tại
cộng đồng đã được thực hiện và cho kết quả tốt [6],[7],[28].
Ngày 10/10/1998, Thủ tướng Chính phủ ký bổ sun chương trình mục
tiêu quốc gia về y tế . Qua 17 năm triển khai, đến nay mạng lưới chuyên khoa
tâm thần phủ khắp từ Trung ương đến địa phương, tỷ lệ người bệnh tâm thần
được quản lý, điều trị chiếm trên 70%. Các hoạt động của dự án như: Khám
sàng lọc phát hiện bệnh nhân mới, khám và cấp phát thuốc điều trị ngoại trú
hàng tháng cho bệnh nhân tâm thần tại các địa phương, đặc biệt là vùng sâu,


10

vùng xa, phối hợp điều trị bằng thuốc, liệu pháp tâm lý, liệu pháp lao động và
tái hòa nhập cộng đồng được thực hiện đồng bộ giúp bệnh nhân nhanh chóng
ổn định, đỡ tốn kém về kinh tế khi điều trị bệnh. Chuyên môn của cán bộ y tế
cơ sở qua dự án được tập huấn, đào tạo nâng cao kiến thức tâm thần và tay
nghề ngày một vững vàng. Qua công tác thông tin tuyên truyền, nhận thức
của cộng đồng về sức khỏe tâm thần cũng được nâng lên rõ rệt, nếu trước đây
còn e ngại tin vào cúng bái, thì nay nhiều đã hiểu và đưa bệnh nhân tâm thần
đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế.
Về mơ hình điều trị bệnh nhân TTPL nói riêng và các bệnh tâm thần
nói chung cơ bản được triển khai như các nước trên thế giới đó là bệnh nhân
được điều trị tại các bệnh viện chuyên khoa, khoa tâm thần của các bệnh viện
đa khoa trong giai đoạn cấp sau đó được điều trị tại cộng đồng hoặc tại các

trung tâm bảo trợ xã hội.
- Dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng, thuộc chương trình mục
tiêu Quốc gia phịng chống các bệnh khơng lây nhiễm của Bộ Y tế: Dự án có
mục tiêu đảm bảo bệnh nhân TTPL và động kinh qua chẩn đoán xác định của
bệnh viện tâm thần tỉnh hoặc trung ương, được tiếp tục điều trị tại cộng đồng;
Tại Việt Nam hiện nay đang duy trì nhiều mơ hình quản lý, chăm sóc
bệnh nhân TTPL, tuy nhiên mơ hình quản lý bệnh nhân tại cộng đồng do
ngành Y tế triển khai thực hiện đang quản lý, việc triển khai mơ hình quản
lý bệnh nhân tại cộng đồng về cơ bản được triển khai đồng bộ trên toàn quốc
và thống nhất [8],[10].
- Một số nhiệm vụ chính của nghành Y tế trong chăm sóc sức khỏe cho
người bệnh tâm thần là:
+ Thành lập một mạng lưới chăm sóc tâm thần cộng đồng từ tuyến tỉnh
cho tới tận xã, phường.


11

+ Điều tra dịch tễ học để nắm vững số bệnh nhân TTPL trong vùng dân
cư mà mình phụ trách.
+ Lập hồ sơ cho mỗi bệnh nhân bao gồm: Bệnh án chi tiết, phiếu theo
dõi hàng tháng trong đó ghi chép đầy đủ về thuốc, tiến triển của bệnh, tình
trang hiện tại, hoàn cảnh kinh tế, xã hội của bệnh nhân.
+ Khám bệnh định kỳ cáp thuốc hàng tháng cho bệnh nhân.
+ Giám sát tại gia đình bệnh nhân để có điều kiện hiểu rõ hồn cảnh
sống của bệnh nhân cũng như việc tuân thủ uống thuốc cũng như các hoạt
động phục hồi chức năng giúp bệnh nhân ổn định tái hòa nhập cộng đồng.
+ Liên hệ chặt chẽ với người thân của bệnh nhân để cùng họ giải quyết
những khó khăn của bệnh nhân.
+ Liên hệ chặt chẽ vớ các tổ chức xã hội để chăm sóc bệnh nhân một

cách toàn diện tạo cho bệnh nhân các điều kiện tái hòa nhập với xã hội.
+ Tổ chức các lớp tập huấn cho gia đình bệnh nhân về các kỹ năng
chăm sóc người bệnh, theo dõi bệnh nhân để có thể phát hiện kịp thời các
triệu cứng cấp cứu cần phải nhập viện, cho bệnh nhân uống thuốc, giúp bệnh
nhân tái hòa nhập vào cuộc sống xã hội, tạo cho bệnh nhân một môi trường
thoải mái về tâm lý, kinh tế, xã hội [12],[26].
- Gia đình và cộng đồng đối với bệnh nhân TTPL.
Người bệnh TTPL có nhiều rối loạn hành vi, cảm xúc và ý nghĩ bất
thường nhiều khi gây thiệt thịi khơng chỉ cho riêng người bệnh mà cịn cho
cả gia đình và xã hội, chính vì vậy mọi người trong đó có cả gia đình và cộng
đồng phải phối hợp với nhân viên chăm sóc sức khỏe tâm thần nhằm:
+ Phát hiện được sớm người bệnh đưa vào danh sách quản lý và điều trị
tại cộng đồng, cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần.
- Chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt tại nhà.
Bệnh TTPL là một bệnh mãn tính cần phải điều trị và theo dõi lâu dài,
nhiều khi suốt cả cuộc đời, do đó chăm sóc bệnh nhân TTPL tại nhà rất quan


12

trọng trong quá trình điều trị của bệnh nhân, vai trò của người nhà là rất lớn
trong việc cho bệnh nhân uống thuốc, theo dõi, hướng dẫn bệnh nhân dùng
thuốc, tạo tâm lý tốt cho bệnh nhân, hỗ trợ giúp đỡ, hướng dẫn bệnh nhân
thực hiện các sinh hoạt cá nhân, lao động nghề nghiệp từ đó giúp bệnh nhân
tái hòa nhập cộng đồng tốt hơn. Tham gia điều trị bệnh nhân tại gia đình bao
gồm mạng lưới chăm sóc tâm thần cộng đồng và người thân của bệnh nhân. Ở
Việt Nam hiện nay mạng lưới chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng về
cơ bản đảm bảo theo quy định tuy nhiên còn thiếu và yếu đặc biệt từ tuyến
huyện đến xã [18],[28].
1.2.3. Hoạt động quản lý, điều trị bệnh nhânTTPL tại tỉnh Yên Bái

Yên Bái là tỉnh miền núi nằm phía Tây Bắc, với diện tích tự nhiên là
6.900. km², dân số xấp xỉ 770.000. người gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 7
huyện trong đó có 2 huyện đặc biệt khó khăn. Hệ thống Y tế được kiện toàn
với 180/180 trạm y tế xã, phường trong tồn tỉnh. Cơng tác chăm sóc sức
khỏe bệnh nhân tâm thần tại cộng đồng được triển khai lồng ghép với các
hoạt động y tế tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn từ năm 1999, từ đó đến hết
năm 2015 đã triển khai quản lý điều trị bệnh nhân tại 9/9 huyện thị với 164/180
xã, phường, thị trấn.
Về tổ chức hệ thống quản lý bệnh nhân TTPL được bố trí ở tất cả các
tuyến từ tuyến tỉnh, tuyến huyện, đến xã, thơn đến tại gia đình bệnh nhân.
Cùng với cán bộ y tế các Ban, Ngành, Đoàn thể cùng tham gia quản lý bệnh
nhân tại cộng đồng. Tuy nhiên cơng tác chăm sóc sức khỏe cho người bệnh
tâm thần nói chung, tâm thần phân liệt nói riêng chưa được quan tâm đúng
mức, những bất cập hạn chế về nhân lực, đầu tư hỗ trợ kinh phí cho hoạt động
của Dự án rất thấp đã ảnh hưởng không nhỏ đến cơng tác chăm sóc sức khỏe
cho người bệnh tâm thần phân liệt tại cộng đồng.


13

Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức hệ thống Y tế tỉnh Yên Bái

SSSsowr
SỞ Y TẾ

CÁC TRUNG TÂM
Y TẾ
(Hai chức năng)

BỆNH VIỆN

TÂM THẦN
CÁC ĐƠN VỊ Y TẾ
TUYẾ TỈNH

BAN CSSKND
TRẠM Y TẾ

CÁC BAN NGÀNH

CTVYT

BỆNH NHÂN

NGƯỜI CHĂM
SÓC BỆNH NHÂN


14

Sơ đồ 2. Sơ đồ hệ thống quản lý bệnh nhân tâm thần phân liệt tại
tỉnh Yên Bái

BỆNH VIỆN
TÂM THẦN

Hồ sơ

TT Y TẾ

Bệnh án, thuốc


Bệnh nhân
Sổ cấp thuốc
Hồ sơ, bệnh án, thuốc

TRẠM Y TẾ

CỢNG TÁC VIÊN

GIA ĐÌNH
BỆNH NHÂN

Người bệnh sau khi điều trị tại bệnh viện tâm thần được lập hồ sơ quản
lý; bàn giao theo hệ thống cho án bộ huyện, bàn giao cho trạm y tế, dự trù
thuốc cấp cho bệnh nhân. Trạm y tế trực tiếp triển khai hoạt động quản lý
bệnh nhân


×