Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú tại trung tâm y tế thành phố thái nguyên năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.7 KB, 28 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC

MA THỊ THU HUYỀN

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
CỦA BỆNH NHÂN HIV/AIDS ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN NĂM 2017

CHUYÊN NGÀNH: Y HỌC DỰ PHÒNG
MÃ SỐ: 87.20.163

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Thái Nguyên - Năm 2018


Cơng trình được hồn thành tại
Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Hạc Văn Vinh
2. TS. Nguyễn Thị Phương Lan

Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Quý Thái
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn họp
tại: Trường Đại học Y – dược Thái Nguyên
Vào hồi 08 giờ 00 ngày 22 tháng 11 năm 2018


Có thể tìm hiểu luận văn tại trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên
và Thư viện Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với
tính mạng, sức khỏe con người và tương lai nòi giống của các quốc
gia, các dân tộc trên tồn cầu.
Theo ước tính của Chương trình phịng chống AIDS Liên hợp
quốc, số người nhiễm hiện đang còn sống trên toàn cầu là 36,7 triệu
người (dao động từ 34,0 triệu - 39,8 triệu người), 2,1 triệu ca nhiễm
mới (dao động từ 1,8 triệu - 2,4 triệu người), 1,1 triệu người (dao
động từ 940.000 - 1,3 triệu người) tử vong do các bệnh liên quan đến
AIDS [30], [31].
Chất lượng cuộc sống là một chỉ số đầu ra quan trọng trong
đánh giá hiệu quả của các can thiệp và chương trình y tế. Trong
nghiên cứu về HIV, đo lường chất lượng cuộc sống đang được sử
dụng ngày càng nhiều trong những năm gần đây, đặc biệt HIV/AIDS
đang dần được nhìn nhận như một căn bệnh mạn tính cần được điều
trị lâu dài. Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu đa dạng thực hiện
để tìm hiểu về lĩnh vực này. Còn tại Việt Nam, các nghiên cứu vấn
đề này còn khiêm tốn, tồn tại nhiều lỗ hổng đặc biệt là việc tìm hiểu
các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống còn hạn chế do
HIV/AIDS vẫn còn là một vấn đề nhạy cảm và khó tiếp cận ở nước
ta. Cùng chung thực trạng đó, chất lượng cuộc sống của người
HIV/AIDS hầu như chưa được quan tâm thực hiện. Mặt khác, Thái
Nguyên là vùng núi, có tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS/100.000 dân
cao, đứng thứ 4 cả nước (tính đến hết ngày 31/12/2015) [2]. Vậy, câu
hỏi đặt ra là chất lượng cuộc sống của bệnh nhân HIV/AIDS hiện tại

như thế nào, có những yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
sống của những người bệnh HIV/AIDS ở khu vực này. Để trả lời vấn
đề này, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Thực trạng chất


2
lượng cuộc sống của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại
Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên năm 2017” nhằm mục
tiêu:
1. Mô tả chất lượng cuộc sống của bệnh nhân HIV/AIDS điều
trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên, năm 2017.
2. Phân tích mối tương quan giữa đặc điểm của người bệnh,
quá trình điều trị với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân HIV/AIDS
điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên.


3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Khái niệm HIV
HIV (Human Immunodeficieny Virus) dùng để chỉ loại vi rút
gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Khi HIV xâm nhập vào
cơ thể sẽ phá hủy hệ thống miễn dịch làm cho cơ thể con người mất
khả năng chống lại các bệnh tật [1].
1.1.1.2. Khái niệm AIDS
AIDS “Acquired immunodenficiency syndrom” là hội chứng
suy giảm miễn dịch mắc phải. Đây là giai đoạn cuối cùng của quá
trình nhiễm HIV, giai đoạn này hệ thống miễn dịch của cơ thể suy

giảm nên người nhiễm HIV dễ mắc nhiễm trùng cơ hội hoặc ung thư,
các bệnh này diễn biến ngày càng nặng dần dẫn đến tử vong cho
người bệnh [1].
1.1.1.3. Phân loại giai đoạn nhiễm HIV/ AIDS
1.1.1.4. Phân loại giai đoạn miễn dịch
1.1.2. Tình hình nhiễm HIV trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.2.1. Trên thế giới
1.1.2.2. Tại Việt Nam
1.1.3. Hậu quả và gánh nặng bệnh tật do HIV/AIDS
1.2. Chất lượng cuộc sống
1.2.1. Khái niệm về chất lượng cuộc sống
Tổ chức y tế thế giới định nghĩa Chất lượng cuộc sống “là
những cảm nhận của các cá nhân về cuộc sống của họ trong bối cảnh
văn hóa và các hệ thống giá trị mà họ đang sống, liên quan đến các


4
mục đích, nguyện vọng, tiêu chuẩn và các mối quan tâm của họ”
[32].
1.2.2. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe
Trung tâm Kiểm sốt và phịng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ đã xác
định HRQoL là “sức khỏe thể chất và tinh thần của một cá nhân hoặc
nhóm theo thời gian” [10].
1.2.3. Độ thỏa dụng về sức khỏe
Độ thỏa dụng về sức khỏe được đo lường dựa trên công cụ đo
lường CLCS. Đo lường CLCS liên quan đến sức khỏe bằng các cơng
cụ khác nhau nhưng các cơng cụ đó đưa ra chỉ số tổng hợp, có giá trị
trong khoảng từ 0 đến 1 gọi là giá trị độ thỏa dụng về sức khỏe
(Health Utility). Giá trị độ thỏa dụng bằng 1 tương đương trạng thái
sức khỏe hoàn hảo, độ thỏa dụng có giá trị bằng 0 tương đương trạng

thái chết [22].
1.2.4. Ứng dụng của đo lường chất lượng cuộc sống trong điều trị
và hoạch định chính sách
1.2.5. Phương pháp đo lường CLCS
Có hai loại cơng cụ đo lường CLCS: cơng cụ đo lường ứng
dụng trong các tình trạng sức khỏe cụ thể (specific) và công cụ đo
lường chung cho nhiều tình huống (generic).
Nghiên cứu của chúng tơi sử dụng bộ công cụ EQ-5D-5L để
thu thập số liệu về CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS do đã được sử
dụng như một công cụ đánh giá CLCS phổ biến. Ở Việt Nam, EQ5D-5L cũng đã được chuẩn hóa và ứng dụng để đo lường các nghiên
cứu trên bệnh nhân HIV/AIDS [30]. Ngoài ra, bộ công cụ này khá dễ
để thực hiện đo lường, đánh giá.
1.3. Chất lượng cuộc sống trên bệnh nhân HIV/AIDS
1.3.1. Trên thế giới


5
Ngày nay việc tối đa hóa CLCS là trọng tâm chính của chiến
lược chăm sóc và điều trị cho người sống chung với HIV/AIDS.
Nghiên cứu thực hiện trên các bệnh nhân HIV/AIDS ở giai
đoạn lâm sàng 3 hoặc 4 tại Nam Phi của tác giả Jelsma đã chỉ ra,
CLCS đã có sự tăng lên sau 12 tháng điều trị. Sử dụng công cụ EQ5D, kết quả nghiên cứu cho thấy, ở tất cả 5 khía cạnh vận động, tự
chăm sóc, hoạt động thường ngày, đau đớn, trầm cảm đều giảm có ý
nghĩa từ thời điểm ban đầu đến sau 12 tháng điều trị [17].
Tác giả Meng và cộng sự cũng có kết quả tương tự liên quan
đến tác động của đặc điểm nhân khẩu học xã hội lên CLCS của bệnh
nhân HIV/AIDS. CLCS của 114 người sống chung với HIV đã được
đánh giá dựa trên 1604 cư dân nông thôn ở tỉnh Tứ Xuyên. Các điểm
số trung bình của những người sống chung với HIV trong tám khía
cạnh dao động từ 21,4 đến 61,0, thấp hơn đáng kể so với mức độ

thơng thường của quần thể nói chung [24].
1.3.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, các nghiên cứu CLCS trên bệnh nhân sống
chung với HIV nói chung và các bệnh nhân điều trị ARV nói riêng
tại Việt Nam cịn hạn chế. Nghiên cứu của tác giả Trần Xuân Bách
thực hiện năm 2012 trên gần 1016 bệnh nhân nghiện chích ma tuý
nhiễm HIV tại Hải Phịng và thành phố Hồ Chí Minh sử dụng cơng
cụ EQ-5D cho thấy, điểm trung bình chất lượng theo EQ-5D và EQVAS lần lượt là 0,65 và 70,3 [30]. Trong nghiên cứu thực hiện năm
2011 của Trần Xuân Bách và các cộng sự trên hơn 800 người nhiễm
HIV tại 6 tỉnh thành của Việt Nam, kết quả thoả dụng cuộc sống cao
hơn so với nghiên cứu trên (0,9) [28].
Kết quả nghiên cứu của Lã Thị Nguyệt Minh năm 2016 trên
những bệnh nhân HIV/AIDS điều trị nội trú tại bệnh viện Nhiệt đới


6
Trung ương cho thấy: sức khỏe thể chất: đạt mức trung bình (60,9 ±
13,3 điểm). Sức khỏe tâm thần: đạt mức kém (46,3 ± 14,6 điểm. Mối
quan hệ xã hội: đạt mức trung bình (54,3 ± 14,1 điểm). Nguồn lực:
đạt mức kém (43,2 ± 9,7 điểm) [5]. Theo nghiên cứu của Nông
Minh Vương trên những bệnh nhân điều trị ARV tại Hà Nội và Nam
Định, sử dụng công cụ EQ-5D-5L cho kết quả: Độ thỏa dụng sức
khỏe của bệnh nhân ở mức cao cho thấy hiệu quả của chương trình
điều trị ARV (EQ-5D: 0,7918; VAS: 68,53) [6].
1.4. Một số yếu tố liên quan đến CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS
 Các yếu tố nhân khẩu học – kinh tế – xã hội
Yếu tố đầu tiên là giới tính: nữ giới vẫn tiếp tục có điểm số
CLCS thấp hơn nam giới, ngoại trừ khía cạnh sức khỏe tổng qt
[25], [23]. Ngồi ra, CLCS có sự liên quan với giáo dục, thu nhập,
nghề nghiệp, hỗ trợ gia đình và tình trạng lâm sàng của bệnh nhân

[33].
Trong khi đó, nghiên cứu của Ekaterine Karkashadze và các
cộng sự trên 201 bệnh nhân HIV tại Georgia (2016) đã chỉ ra, bệnh
nhân đang điều trị bằng ARV, có trình độ học vấn cao hơn, có tế bào
CD4 ≥200 tế bào/mm3 và tuổi ≥40 thì có CLCS cao hơn, tốt hơn
[12]. Tương tự, nghiên cứu của Kalpana Srivastava trên 182 bệnh
nhân mắc HIV cũng đã chỉ ra, có mối liên quan đồng biến, có ý
nghĩa thống kê giữa CLCS và số lượng tế bào CD4 [18] .
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Lê Minh Giang năm 2015
trên 320 bệnh nhân điều trị Methadone tại Hải Phòng cho thấy: Chất
lượng cuộc sống về thể chất cao hơn ở những bệnh nhân có cơng
việc ổn định (p < 0,05), chất lượng cuộc sống về tâm lý cao hơn ở
những bệnh nhân trẻ, bệnh nhân có thu nhập cao (p < 0,05). Bệnh
nhân có thu nhập cao đồng thời cũng có chất lượng cuộc sống về mơi


7
trường tốt hơn (p < 0,05). Bệnh nhân đang kết hơn hoặc tái hơn có
chất lượng cuộc sống về mặt xã hội tốt hơn (p < 0,05) [3].
Các yếu tố lâm sàng và điều trị
Các yếu tố lâm sàng bao gồm giai đoạn lâm sàng, nhiễm trùng
cơ hội, số lượng tế bào CD4, thời gian điều trị hay việc tuân thủ điều
trị đã được chứng minh là có sự liên quan chặt chẽ đến CLCS của
bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ARV trên thế giới [21], [26], [27], [8].
 Các yếu tố về hành vi sử dụng chất gây nghiện
Sử dụng các chất gây nghiện bao gồm ma túy dạng opioid,
thuốc lá và rượu bia rất phổ biến ở các đối tượng sống chung với
HIV/AIDS. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các tác động tiêu cực của
tình trạng lạm dụng chất gây nghiện đến đáp ứng điều trị ARV cũng
như CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS [11, 20], [19].

 Các yếu tố kỳ thị và phân biệt đối xử
Kỳ thị, lo sợ về tình trạng bệnh tật, phân biệt đối xử từ gia
đình và cộng đồng có sự liên quan đến tiếp cận điều trị muộn, tuân
thủ và đáp ứng điều trị kém và CLCS thấp ở người nhiễm HIV/AIDS
[16], [15], [7], [34], [30], [5].


8
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS đang
đăng ký khám và điều trị ARV tại Trung tâm Y tế thành phố Thái
Nguyên trong thời gian nghiên cứu.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn vào nghiên cứu
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.2.1. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 5 năm 2017 đến tháng 10 năm 2018.
Thời gian thu thập số liệu: Từ ngày 14 tháng 8 đến ngày 27
tháng 8 năm 2017.
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu: Tại Trung tâm Y tế thành phố Thái
Nguyên.
2.3. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu
mô tả.
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang.
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Tính theo cơng thức nghiên cứu mơ tả ước lượng một tỷ lệ,
thêm 10% ước tính số bệnh nhân bỏ cuộc. Cỡ mẫu là 277 bệnh nhân.
2.3.3. Chọn mẫu nghiên cứu

Chọn mẫu toàn bộ bệnh nhân HIV/AIDS đang điều trị ngoại
trú tại Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên:
2.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu
2.4.1. Các biến số nghiên cứu
2.4.2. Các chỉ số nghiên cứu
2.4.2.1. Nhóm chỉ số về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu


9
2.4.2.2. Nhóm chỉ số về thực trạng chất lượng cuộc sống
- Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe theo nhân
khẩu học, kinh tế-xã hội, mối quan hệ gia đình và đặc điểm điều trị
ARV.
2.4.2.3. Nhóm chỉ số về mối tương quan giữa một số yếu tố với chất
lượng cuộc sống
- Mối tương quan giữa yếu tố nhân khẩu học, kinh tế-xã hội,
mối quan hệ gia đình, đặc điểm điều trị với độ thỏa dụng về sức khỏe
của bệnh nhân HIV/AIDS.
2.5. Công cụ thu thập số liệu
2.5.1. Đặc điểm chung và đặc điểm điều trị
2.5.2. Đo lường chất lượng cuộc sống
Qua bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp qua sử dụng bộ công cụ
thang đo EQ-5D-5L [22] và thang đo trực quan (Visual Analog Scale
– VAS) có điểm số từ 0 đến 100 [22].
2.6. Quy trình thu thập số liệu:
- Thiết kế bộ câu hỏi, thử nghiệm, chỉnh sửa bộ công cụ
- Tập huấn điều tra viên
- Tiến hành thu thập thông tin
- Phiếu điều tra do nghiên cứu viên chính lưu trữ, bảo quản,
nhập và xử lý số liệu.

2.7. Phương pháp phân tích số liệu
- Số liệu sau khi thu thập được làm sạch, nhập vào máy tính và
được xử lý bằng phần mềm Stata 14.0.
2.8. Vấn đề đạo đức nghiên cứu
2.9. Sai số và hạn chế sai số


10
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu
3.2. Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân HIV/AIDS
3.1.1. Đánh giá mức độ chất lượng cuộc sống theo từng nhóm vấn
đề
,100%
,80%
,60%
,40%
,20%
,00%

92.3%

6.8%

0.3%

0.6%

0.0%


Khơng Một chút Khó khăn Rất khó Khơng
khó khăn khó khăn mức vừa
khăn
thực hiện
phải
được

Biểu đồ 3.1. Tình trạng về sự đi lại của đối tượng nghiên cứu
(n=311)
Nhận xét: Hầu hết bệnh nhân đều không gặp phải khó khăn về
đi lại (92,3%).
99.1%
,100%
,80%
,60%
,40%
,20%

0.6%

0.3%

0.0%

0.0%

,00%
Khơng Một chút Khó khăn Rất khó Khơng
khó khăn khó khăn mức vừa

khăn
thực hiện
phải
được


11
Biểu đồ 3.2. Tình trạng về tự chăm sóc bản thân của đối tượng
nghiên cứu (n=311)
Nhận xét: Về vấn đề tự chăm sóc bản thân: hầu hết bệnh nhân khơng
gặp phải khó khăn khi tự chăm sóc bản thân (chiếm tới 99,1%).
94.8%
,100%
,80%
,60%
,40%
,20%
,00%

4.2%

1.0%

0.0%

0.0%

Khơng Một chút Khó khăn Rất khó Khơng
khó khăn khó khăn mức vừa khăn thực hiện
phải

được

Biểu đồ 3.3. Tình trạng về sinh hoạt thường ngày của đối tượng
nghiên cứu (n=311)
Nhận xét: Hầu hết bệnh nhân đều đánh giá không gặp phải khó
khăn về sinh hoạt thường ngày, chiếm 94,8%.
64.6%
,70%
,60%
,50%
,40%
23.5%
,30%
,20%
9.7%
,10%
2.2%
0.0%
,00%
Khơng Đau/khó Đau/khó Đau/khó
Rất
đau/khó chịu 1 chịu mức chịu đau/khó
chịu
chút vừa phải nhiều
chịu
Biểu đồ 3.4. Tình trạng đau và khó chịu của đối tượng nghiên
cứu (n=311)


12

Nhận xét: Về tình trạng đau và khó chịu, có 64,6% bệnh nhân
đánh giá khơng bị đau/khó chịu. Tuy nhiên, có tới 23,5% bệnh nhân
bị đau/khó chịu một chút, 9,7% đau/khó chịu ở mức vừa phải, cịn lại
là đau/khó chịu nhiều.
46.3%
,50%
,40%
,30%
,20%
,10%
,00%

37.3%

11.9%
2.9%

1.6%

Không lo Lo lắng/u Lo lắng/u Lo lắng/u Cực kỳ lo
lắng/u sầu sầu 1 chút sầu vừa sầu nhiều lắng/u sầu
phải

Biểu đồ 3.5. Tình trạng về sự lo lắng, u sầu của đối tượng nghiên
cứu (n=311)
Nhận xét: Tỷ lệ mức độ lo lắng/u sầu của bệnh nhân giảm dần
theo các mức độ, không lo lắng chiếm tỷ lệ cao nhất 46,3%.
3.1.2. Độ thỏa dụng về sức khỏe của đối tượng nghiên cứu phân
theo một số đặc điểm
Bảng 3.1. Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe của đối

tượng nghiên cứu (n=311)
Kết quả theo thang

Kết quả theo thang

EQ-5D

VAS

Trung bình

0,82

74,77

Độ lệch chuẩn

0,15

14,05

Giá trị nhỏ nhât

0,26

20

Giá trị lớn nhất

1,00


100


13
Nhận xét: Điểm số trung bình độ thỏa dụng về sức khỏe của
nhóm đối tượng nghiên cứu là 0,82 ± 0,15 tương ứng với giá trị VAS
là 74,77 ± 14,05 điểm.
3.2. Mối tương quan giữa một số yếu tố với chất lượng cuộc sống
của bệnh nhân HIV/AIDS
Bảng 3.2. Mối tương quan đa biến giữa một số yếu tố với độ thỏa
dụng về sức khỏe của đối tượng nghiên cứu
CLCS EQ-5D
Yếu tố

Hệ số tương
quan

Tuổi

95%CI

p

-0,15

(-0,24)-(-0,06)

0,002


-0,07

(-0,11) - (0,03)

0,001

(-0,05) - (0,05)

0,897

Giới tính (so với nam)
Nữ (2)

Nơi ở (so với thành thị)
Nông thôn

-0,003

Nghề nghiệp (so với nhóm Khơng có nghề nghiệp)
Cán bộ/Cơng, Viên

0,05

(-0,06) - (0,16)

0,355

Lao động tự do

0,03


(-0,05) - (0,10)

0,454

Làm ruộng

-0,009

(-0,10) - (0,08)

0,843

Công nhân

0,05

(-0,04) - (0,14)

0,271

-0,06

(-0,10) - (-0,02)

0,005

-0,06

(-0,12) - (0,003)


0,062

chức

Kinh tế (Hoàn toàn tự chủ)
Một phần tự chủ
được
Phụ thuộc hồn tồn

Tình hình sử dụng chất gây nghiện (so với không sử dụng chất
gây nghiện)


14


0,009

(-0,03) - (0,05)

0,636

Tình trạng kỳ thị (so với Khơng bị kỳ thị)


-0,09

(-0,14) - (-0,04)


<0,001

Người sống cùng (so với Sống một mình)
Gia đình có 2 thế hệ
Gia đình có nhiều
thế hệ

0,11

(0,04) - (0,17)

0,001

0,13

(0,06) - (0,20)

<0,001

Chỉ số xét nghiệm CD4 (so với ≥ 500)
350 -499

0,04

(0,002) - (0,08)

0,041

200-349


0,003

(-0,04) - (0,04)

0,879

<200

-0,03

(-0,08) - (0,01)

0,205

Tuân thủ điều trị (so với khơng tn thủ)
Có tn thủ
Hằng số
(R2 = 33,6%)

0,06

(0,01) - (0,12)

0,84

0,68 – 1,001

0,015

Nhận xét: Sau khi phân tích đơn biến, đưa tất cả các biến độc

lập có ý nghĩa thống kê vào mơ hình hồi quy đa biến để phân tích,
kết quả cho thấy, các yếu tố: nhóm tuổi, giới tính, kinh tế của bản
thân, tình trạng kỳ thị, người sống cùng, chỉ số xét nghiệm CD4 và
tuân thủ điều trị ARV vẫn có mối tương quan có ý nghĩa thống kê
với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Ta có phương trình Hồi quy tuyến tính đa biến:
Điểm độ thỏa dụng về sức khỏe = 0,84 - 0,15(Tuổi) –
0,07(Giới tính) – 0,06(Kinh tế) – 0,09(Sự kỳ thị) + 0,11(Người sống


15
cùng_2 thế hệ) + 0,13(Người sống cùng_nhiều thế hệ) + 0,04(Chỉ số
xét nghiệm CD4) + 0,06(Tuân thủ điều trị ARV).
Nhận xét: Từ phương trình trên ta thấy, bệnh nhân tuổi càng
cao, giới tính nữ, tình trạng kinh tế khó khăn, có bị kỳ thị thì có độ
thỏa dụng về sức khỏe (hay CLCS) thấp hơn (tức là mối tương quan
nghịch biến). Ngược lại, người bệnh có người sống cùng, có tuân thủ
điều trị ARV, chỉ số xét nghiệm CD4 ít hơn thì có độ thỏa dụng sức
khỏe cao hơn (mối tương quan đồng biến với CLCS). Về mức độ
tương quan thì các yếu tố đều chỉ có tương quan yếu với CLCS. Yếu
tố tuổi, người sống cùng có mối tương quan với CLCS mạnh hơn so
với những yếu tố còn lại.


16
Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. Thực trạng CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại
trú tại Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, hầu hết bệnh nhân

đều khơng gặp khó khăn về lĩnh vực sự đi lại, tự chăm sóc bản thân,
sinh hoạt thường ngày, lần lượt chiếm tỷ lệ là: 92,3%, 99,1% và
94,8%. Tuy nhiên, với tình trạng đau/khó chịu và lo lắng/u sầu, tỷ lệ
bệnh nhân cảm thấy bị ảnh hưởng nhiều hơn: 23,5% bệnh nhân bị
đau/khó chịu một chút, 9,7% đau/khó chịu ở mức vừa phải, 2,2%
đau/khó chịu nhiều; Tỷ lệ mức độ lo lắng/u sầu giảm dần (lo lắng/u
sầu 1 chút, vừa phải, nhiều và cực kỳ lo lắng/u sầu lần lượt là 37,3%,
11,9%, 2,9% và 2,6%). Điều này có nghĩa là vấn đề sức khỏe mà
bệnh nhân HIV/AIDS đang điều trị bằng ARV gặp phải liên quan
đến tình trạng đau và khó chịu và tình trạng lo lắng, u sầu. Tỷ lệ bệnh
nhân HIV/AIDS trong phân tích chúng tơi đánh giá khơng gặp khó
khăn về vấn đề đi lại, tự chăm sóc bản thân, sinh hoạt thường ngày
cao hơn so với nghiên cứu khác của Nông Minh Vương trên những
bệnh nhân điều trị ARV tại Hà Nội và Nam Định, sử dụng công cụ
EQ-5D-5L cho kết quả: CLCS của bệnh nhân cao ở các khía cạnh thể
chất, vận động, tự chăm sóc bản thân và làm các cơng việc thường
ngày (79,52%; 90,29% và 83,41% khơng gặp khó khăn gì). Tuy
nhiên, CLCS cũng thấp hơn ở khía cạnh tinh thần, trầm cảm và xã
hội (62,31% và 55,08% gặp các vấn đề về đau đớn và trầm cảm) [6].
Sự khác biệt này có thể là do thời gian thực hiện của hai nghiên cứu
là khác nhau, đồng thời, đối tượng tiếp cận cũng không giống nhau.
Tuy nhiên, để lý giải điều này nên tiến hành thêm những nghiên cứu


17
sâu hơn, như so sánh hai nhóm đối tượng để cùng tìm ra nguyên
nhân phù hợp nhất.
Kết quả này khá dễ biểu bởi vì trong quãng thời gian hiện tại,
những người bị nhiễm HIV/AIDS phải lo lắng rất nhiều như sợ cộng
đồng xa lánh, mọi người nhìn mình với ánh mắt kiêng dè hay có thể

lo vì sợ sẽ làm cho người thân của mình lây nhiễm,… Chính những
điều này có thể dẫn đến người bệnh nhiễm HIV/AIDS ln canh
cánh trong lòng, lâu ngày sẽ thấy buồn phiền hơn.
Mặt khác, khi phân tích điểm CLCS của người bệnh nhiễm
HIV/AIDS, kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên
cứu khảo sát của Nguyễn Hoàng Long và các cộng sự trên 534 sinh
viên vào năm 2014: CLCS của nhóm sinh viên khá cao, với điểm
EQ-5D đạt 0,80 ± 0,15 và điểm đánh giá sức khỏe trực quan (EQVAS) cũng đạt tới 85,69 ± 10,78 [4]; thấp hơn 1 chút so với nghiên
cứu của tác giả Trần Xuân Bách thực hiện vào năm 2011 trên 800
người nhiễm HIV/AIDS tại 6 tỉnh thành của Việt Nam, với kết quả
điểm trung bình thỏa dụng cuộc sống cũng đạt tới khoảng 0,9 điểm
[28]; nhưng cao hơn so với một số nghiên cứu, khảo sát khác:
Nghiên cứu của tác giả Trần Xuân Bách thực hiện năm 2012 trên gần
1016 bệnh nhân nghiện chích ma tuý nhiễm HIV tại Hải Phịng và
thành phố Hồ Chí Minh sử dụng cơng cụ EQ-5D cho thấy, điểm
trung bình chất lượng theo EQ-5D và EQ-VAS lần lượt là 0,65
(95%CI: 0,63 - 0,67) và 70,3 (95%CI: 69,2 - 71,5) [30].
4.2. Một số yếu tố liên quan đến CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS
Một số yếu tố nhóm tuổi, giới tính, kinh tế của bản thân, tình
trạng kỳ thị, người sống cùng, chỉ số xét nghiệm CD4 và tuân thủ
điều trị ARV vẫn có mối tương quan có ý nghĩa thống kê với chất
lượng cuộc sống của bệnh nhân [25], [29], [3].


18
Hầu hết các nghiên cứu đề chỉ ra người bệnh là nam thường có
CLCS cao hơn nữ. Điều này có thể giải thích là do nam giới thường
có bản lĩnh tinh thần cũng như sức khỏe tốt hơn nữ, do đó, khi bị
mắc HIV/AIDS cũng như điều trị ARV thì họ có thể chịu đựng tác
dụng phụ của thuốc tốt hơn, do vậy cuộc sống của họ có thể ít bị ảnh

hưởng hơn người bệnh là nữ.)
Về nghề nghiệp: Nghiên cứu của Lê Minh Giang chỉ ra: Chất
lượng cuộc sống về thể chất cao hơn ở những bệnh nhân có công
việc ổn định (p < 0,05) [3]. Rõ ràng rằng, những người bệnh vẫn có
cơng ăn, việc làm thì bản thân họ có thể cảm thấy bản thân vẫn cịn
có ích, ít nhất có thể chăm lo cho bản thân nên tâm lý cũng như sức
khỏe thể chất sẽ tốt hơn những người bệnh phải phụ thuốc kinh tế
vào người thân, gia đình.
Với nhóm yếu tố kinh tế - xã hội:
Về yếu tố kinh tế: Kết quả nghiên cứu của chúng tơi có nét
tương đồng với nghiên cứu của Eriksson và cộng sự trên một nhóm
các đối tượng HIV/AIDS nam quan hệ đồng giới tại Thụy Sỹ: người
bệnh có thu nhập thấp là một trong những yếu tố có sự liên quan chặt
chẽ với tình trạng sức khỏe và CLCS thấp [13]. Tương tự với khẳng
định của tác giả Hays: thu nhập thấp có ảnh sự liên quan đến CLCS
thấp ở bệnh nhân [14].
Về sự kỳ thị: Kết quả nghiên cứu cho thấy, những người có bị
kỳ thị có CLCS thấp hơn hay tồi tệ hơn so với những người bệnh mắc
HIV/AIDS nhưng không cảm thấy bản thân bị kỳ thị hay phân biệt đối
xử. Kết quả này tương đồng với khá nhiều nghiên cứu đã được thực
hiện trước đây để tìm hiểu về vấn đề này [16], [7], [34].
Về tình trạng người sống cùng: Những người bệnh nhiễm
HIV/AIDS có người sống chung có CLCS tốt hơn nhóm người bệnh


19
sống một mình. Có thể thấy rằng, những bệnh nhân phải sống một
mình, đồng thời trong người lại mang căn bệnh thế kỷ, bản thân họ
đã phải sống trong lo sợ, suy sụp, nếu như khơng có sự động viên,
giúp đỡ từ người thân về chăm lo cho sức khỏe cũng như an ủi về

tình thần thì sẽ ngày càng làm cho đối tượng này mất niềm tin, đi vào
ngõ cụt, khiến cho cuộc sống khơng cịn nhiều ý nghĩa, CLCS bị
giảm sút.
Với yếu tố chỉ số xét nghiệm CD4: Nghiên cứu đã cho thấy kết
quả, người bệnh nhiễm HIV/AIDS có xét nghiệm tế bào CD4 gần
đây nhất trong khoảng từ 350-499 tế bào/mm3 có CLCS lại tốt hơn
một chút so với nhóm có xét nghiệm CD4 từ 500 tế bào/mm3 trở lên.
Điều này có sự trái ngược rất lớn so với một số nghên cứu đã được
thực hiện trước đây về vấn đề này: số lượng tế bào CD4 thấp là các
yếu tố dự báo CLCS thấp ở bệnh nhân [9], [8].
Với yếu tố tuân thủ điều trị: Những bệnh nhân khơng tn thủ
điều trị thì CLCS sẽ khơng bằng những bệnh nhân tuân thủ theo phác
đồ điều trị được bác sỹ đưa ra. Kết quả này tương đồng với nghiên
cứu của Ma Liping thực hiện năm 2014 trên 2479 bệnh nhân
HIV/AIDS đang điều trị ARV tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc qua sử
dụng thang đo WHO-QOL BREF: tác giả này đã chỉ ra, yếu tố tuân
thủ điều trị có liên quan đến khía cạnh CLCS thể chất cũng như khía
cạnh tâm lý và xã hội của người bệnh [21].
Nhiễm HIV/AIDS là một vấn đề khá nhạy cảm, liên quan đến
nhiều tác động của xã hội. Vì thế, trong q trình phỏng vấn, đối
tượng nghiên cứu có thể cịn e dè, kiêng ngại khi được hỏi về những
thông tin liên quan tới bản thân, cũng như những cảm nhận, đánh giá
về CLCS của bản thân.


20
KẾT LUẬN
1. Thực trạng CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú
tại Trung tâm Y tế Thành phố Thái Ngun
- Hầu hết bệnh nhân đều khơng gặp khó khăn về lĩnh vực sự đi

lại, tự chăm sóc bản thân, sinh hoạt thường ngày (92,3%, 99,1% và
94,8%). Tuy nhiên, với tình trạng đau/khó chịu và lo lắng/u sầu, tỷ lệ
bệnh nhân cảm thấy bị ảnh hưởng nhiều hơn.
- Điểm trung bình CLCS theo EQ-5D là 0,82 ± 0,15 tương ứng
với giá trị EQ-VAS là 74,77 ± 14,05 điểm.
2. Mối tương quan giữa một số yếu tố với CLCS của bệnh nhân
HIV/AIDS
- Với một số yếu tố thuộc nhóm nhân khẩu học của bệnh
nhân: yếu tố tuổi, giới, nơi ở, nghề nghiệp và trình độ học vấn có
mối tương quan có ý nghĩa thống kê với CLCS của bệnh nhân
HIV/AIDS (p<0,05).
- Với nhóm yếu tố kinh tế - xã hội: yếu tố điều kiện kinh tế,
sử dụng chất gây nghiện và tình trạng kỳ thị đều có mối tương quan
có ý nghĩa thống kê với CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS (p<0,05).
- Với nhóm yếu tố quan hệ gia đình: chỉ có yếu tố về người
sống cùng là có mối tương quan có ý nghĩa thống kê với CLCS của
bệnh nhân HIV/AIDS (p<0,05).
- Với nhóm yếu tố đặc điểm điều trị của bệnh nhân: yếu tố
chỉ số xét nghiệm CD4 và tuân thủ điều trị có mối tương quan có ý
nghĩa thống kê với CLCS của bệnh nhân HIV/AIDS (p<0,05).
Phương trình Hồi quy tuyến tính đa biến:
Điểm độ thỏa dụng về sức khỏe = 0,84 - 0,15(Tuổi) –
0,07(Giới tính) – 0,06(Kinh tế) – 0,09(Sự kỳ thị) + 0,11(Người sống
cùng_2 thế hệ) + 0,13(Người sống cùng_nhiều thế hệ) + 0,04(Chỉ số
xét nghiệm CD4) + 0,06(Tuân thủ điều trị ARV).


21
KHUYẾN NGHỊ
Đối với Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên.

Quan tâm hơn đến hỗ trợ cho những người bệnh HIV/AIDS là
nữ giới, những người có tuổi cao hơn, những người hiện tại khơng có
nghề nghiệp, người có trình độ học vấn cao hơn, người không tự chủ
được kinh tế, bị kỳ thị, đã ly hơn/góa, sống một mình và khơng tn
thủ điều trị để giúp họ có cuộc sống tốt hơn.
Đối với các nhà nghiên cứu khác:
Tiến hành các thêm các nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu về tác
động của chỉ số xét nghiệm CD4 và tình trạng sử dụng chất gây
nghiện tác động đến CLCS của người bệnh HIV/AIDS, đặc biệt là
nghiên cứu định tính để tìm hiểu về lý do hay những yếu tố mới có
thể liên quan đến chất lượng và cảm nhận về cuộc sống của bệnh
nhân nhiễm HIV/AIDS.
Đối với xã hội, cộng đồng nơi đối tượng nghiên cứu sinh
sống.
Xóa bỏ sự kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh không
may mắc HIV/AIDS. Ngược lại, nên cùng hỗ trợ họ hòa nhập vào
cộng đồng, giúp đỡ họ khi gặp phải khó khăn.


22
Tài liệu tham khảo
1.

Bộ Y tế (2015), Chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS (Dùng cho
đào tạo cử nhân điều dưỡng), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

2.

Bộ Y tế (2017), Niêm giám thống kê năm 2017, Hà Nội.


3.

Lê Minh Giang, Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyễn Tố Như và
các cộng sự. (2015), "Chất lượng cuộc sống và một số yếu tố
liên quan của bệnh nhân được điều trị methadone tại Hải
Phòng", Tạp chí Nghiên cứu y học, 96(4), tr. 114-122.

4.

Nguyễn Hồng Long, Hoàng Minh Tuấn, Nguyễn Thành Trung
và các cộng sự. (2014), "Tình trạng dinh dưỡng và chất lượng
cuộc sống của sinh viên năm thứ nhất Đại học Quốc gia Hà
Nội", Tạp chí Y học dự phịng, Tập XXIV(số 6 (155)), tr. 96102.

5.

Lã Thị Nguyệt Minh (2016), Đánh giá Chất lượng cuộc sống
bệnh nhân HIV/AIDS điều trị nội trú tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt
đới Trung Ương năm 2016, Hà Nội.

6.

Nông Minh Vương (2015), Chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân nhiễm HIV điều trị kháng vi rút tại Hà Nội và Nam Định,
Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội,
Hà Nội.

7.

Buseh A. G., Kelber S. T., Stevens P. E. and et al. (2008),

"Relationship of symptoms, perceived health, and stigma with
quality of life among urban HIV-infected African American
men", Public Health Nurs, 25(5), 409-19.

8.

Call S. A., Klapow J. C., Stewart K. E. and et al. (2000),
"Health-related quality of life and virologic outcomes in an HIV
clinic", Qual Life Res, 9(9), 977-85.


23
9.

Campsmith M. L., Nakashima A. K., Davidson A. J. (2003),
"Self-reported health-related quality of life in persons with HIV
infection: results from a multi-site interview project", Health
Qual Life Outcomes, 1, 12.

10. CDC

(2016),

HRQOL

Concepts,

Online:

ngày 09-10-2018,

11. Crothers K., Griffith T. A., McGinnis K. A. and et al. (2005),
"The impact of cigarette smoking on mortality, quality of life,
and comorbid illness among HIV-positive veterans", J Gen
Intern Med, 20(12), 1142-5.
12. Ekaterine

Karkashadze,

Margaret

A.

Gates,

Nikoloz

Chkhartishvili and et al. (2017), "Assessment of quality of life
in people living with HIV in Georgia", International Journal of
STD & AIDS, 28(7), 672–678.
13. Eriksson L. E., Nordstrom G., Berglund T. and et al. (2000),
"The health-related quality of life in a Swedish sample of HIVinfected persons", J Adv Nurs, 32(5), 1213-23.
14. Hays R. D., Cunningham W. E., Sherbourne C. D. and et al.
(2000), "Health-related quality of life in patients with human
immunodeficiency virus infection in the United States: results
from the HIV Cost and Services Utilization Study", Am J Med,
108(9), 714-22.
15. Holzemer W. L., Human S., Arudo J. and et al. (2009),
"Exploring HIV stigma and quality of life for persons living
with HIV infection", J Assoc Nurses AIDS Care, 20(3), 161-8.
16. Holzemer W. L., Uys L., Makoae L. and et al. (2007), "A

conceptual model of HIV/AIDS stigma from five African
countries", J Adv Nurs, 58(6), 541-51.


×