Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và một số yếu tố liên quan tại huyện yên dũng tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN VĂN TUY

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE
BAN ĐẦU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI HUYỆN YÊN DŨNG TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

THÁI NGUYÊN - NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN VĂN TUY

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE
BAN ĐẦU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI HUYỆN YÊN DŨNG TỈNH BẮC GIANG
Chuyên ngành: Y tế công cộng


Mã số: CK 62 72 76 01

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

Hướng dẫn khoa học: BSCKII. Nguyễn Thu Hiền

THÁI NGUYÊN - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn do
tôi thu thập là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu
khoa học nào.
Tơi xin cam đoan các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày tháng 10 năm 2017
Học viên

Nguyễn Văn Tuy


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Trường đại học YDược - Đại học Thái Nguyên, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong q trình học tập,
nghiên cứu và hồn thành Luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo khoa Y tế công cộng đã giảng
dạy, hướng dẫn, tạo điều kiện giúp tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và
hồn thiện luận văn.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn BSCKII

Nguyễn Thu Hiền - người Cơ ln tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình
nghiên cứu và hồn thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Yên Dũng, Trạm
Y tế các xã, thị trấn huyện Yên Dũng, Ban chăm sóc sức khỏe ban đầu xã Đồng
Việt, thị trấn Neo, xã Xuân Phú và xã Tân Liễu, đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ
tơi hồn thành Luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các anh, chị và đồng nghiệp Trạm Y tế xã Đồng
Việt đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành
Luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, những người bạn thân thiết
đã luôn giúp đỡ, động viên, chia sẻ khó khăn trong thời gian tơi học tập để hồn
thành khóa học.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Ngun, ngày

tháng 10 năm 2017

HỌC VIÊN

Nguyễn Văn Tuy


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ATTP

An toàn thực phẩm

BYT


Bộ y tế

BĐBV

Biết đọc biết viết

BKLN

Bệnh không lây nhiễm

BPTT

Biện pháp tránh thai

BVSKND

Bảo vệ sức khỏe nhân dân

BVSKBMTE- KHHGĐ

Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em- kế hoạch hóa gia đình

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

BHYT

Bảo hiểm y tế


BCĐ CSSKBĐ

Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe ban đầu

CSYT

Cơ sở y tế

CBYT

Cán bộ y tế

CLCS

Chất lượng cuộc sống

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

CSSKBĐ

Chăm sóc sức khỏe ban đầu

CSSKBMTE

Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em

CSSKND


Chăm sóc sức khỏe nhân dân

CQGVYTX

Chuẩn quốc gia về y tế xã

CSBVNCSK

Chăm sóc bảo vệ nâng cao sức khỏe

CTMTYTQG

Chương trình mục tiêu y tế quốc gia

CTTCMR

Chương trình tiêm chủng mở rộng

DTTS

Dân tộc thiểu số

DS- KHHGĐ

Dân số- kế hoạch hóa gia đình

DVKT

Dịch vụ kỹ thuật


ĐTĐ

Đái tháo đường

GDSK

Giáo dục sức khỏe

HĐND

Hội đồng nhân dân


HGĐ

Hộ gia đình

HVS

Hợp vệ sinh

KCB

Khám chữa bệnh

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

NĐTP


Ngộ độc thực phẩm

NCT

Người cao t̉i

NHS

Nữ hộ sinh

NVYTTB

Nhân viên y tế thơn bản

NKHHC

Nhiễm khuẩn hơ hấp cấp

PTTT

Phương tiện truyền thơng

PKKV

Phịng khám khu vực

SDD

Suy dinh dưỡng


SKSS

Sức khỏe sinh sản

TCQGVYTX

Tiêu chí quốc gia về y tế xã

TCMR

Tiêm chủng mở rộng

TT- GDSK

Truyền thông- Giáo dục sức khỏe

TYT

Trạm y tế

TTB

Trang thiết bị

THPT

Trung học phổ thông

THA


Tăng huyết áp

UBND

Ủy ban nhân dân

VSMT

Vệ sinh môi trường

YHCT

Y học cở truyền

YTDP

Y tế dự phịng

YTCS

Y tế cơ sở

WHO

Tở chức y tế thế giới ( World Health Oganization)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................................................................................ 1

Chương 1: TỔNG QUAN ............................................................................................................................................. 3
1.1. Thực trạng cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu hiện nay ............................................... 3
1.1.1. Tuyên ngôn Alma Ata và khái niệm chăm sóc sức khoẻ ban đầu ................... 3
1.1.2. Thực trạng về công tác CSSKBĐ trên thế giới ............................................................... 4
1.1.3. Tình hình thực hiện CSSKBĐ ở Việt Nam .......................................................................... 6
1.1.4. Tình hình thực hiện CSSKBĐ ở miền núi phía Bắc ................................................ 14
1.2. Một số yếu tố liên quan đến CSSKBĐ ở miền núi phía Bắc ....................................... 16
1.3. Các giải pháp tăng cường thực hiện CSSKBĐ ....................................................................... 20
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................................................................... 22
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................................................................ 22
2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................................................. 22
2.3.1. Phương pháp chọn mẫu ....................................................................................................................... 22
2.3.2. Cỡ mẫu định tính....................................................................................................................................... 23
2.3.3. Chỉ số nghiên cứu ..................................................................................................................................... 23
2.4. Tiêu chuẩn đánh các chỉ số nghiên cứu........................................................................................... 27
2.5. Kỹ thuật thu thập thông tin ......................................................................................................................... 29
2.6. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................................................................... 29
2.7. Phương pháp khống chế sai số ................................................................................................................ 29
2.8. Đạo đức nghiên cứu .......................................................................................................................................... 30
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................................................... 31
3.1. Kết quả hoạt động CSSKBĐ trên cơ sở thực hiện một số tiêu chí Quốc gia về
y tế xã tại huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang năm 2016 ................................................................ 31
3.2. Một số yếu tố liên quan đến kết quả thực hiện công tác CSSKBĐ tại huyện
Yên Dũng tỉnh Bắc Giang ...................................................................................................................................... 58


Chương 4: BÀN LUẬN ................................................................................................................................................ 62
4.1. Thực trạng kết quả hoạt động CSSKBĐ trên cơ sở thực hiện một số tiêu chí
Quốc gia về y tế xã tại huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang năm 2016 ............................... 62

4.2. Một số yếu tố liên quan đến kết quả thực hiện CSSKBĐ tại huyện Yên Dũng
tỉnh Bắc Giang .................................................................................................................................................................. 70
KẾT LUẬN ............................................................................................................................................................................... 74
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................................................................................. 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng điều tra theo t̉i, giới ............................................................................. 31
Bảng 3.2. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 32
Bảng 3.3. Tình hình kinh tế hộ gia đình ............................................................................................................ 32
Bảng 3.4. Kết quả thực hiện TC 1: Chỉ đạo điều hành công tác CSSKBĐ ....................... 33
Bảng 3.5. Kết quả thực hiện tiêu chí 2: Nhân lực y tế .......................................................................... 34
Bảng 3.6. Kết quả thực hiện Tiêu chí 3: Cơ sở hạ tầng TYT xã .................................................. 35
Bảng 3.7. Kết quả thực hiện tiêu chí 4: Trang thiết bị, thuốc và phương tiện khác ... 36
Bảng 3.8. Kết quả thực hiện tiêu chí 5: Kế hoạch - Tài chính ....................................................... 38
Bảng 3.9. Kết quả thực hiện tiêu chí 6: Y tế dự phịng, vệ sinh mơi trường và các
chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. .................................................................................. 39
Bảng 3.10. Kết quả thực hiện tiêu chí 7: KCB, phục hồi chức năng và YHCT ............. 42
Bảng 3.11. Kết quả thực hiện tiêu chí 8: Chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em ................. 44
Bảng 3.12. Kết quả thực hiện tiêu chí 9: Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ......................... 46
Bảng 3.13. Kết quả thực hiện tiêu chí 10: Truyền thơng, giáo dục sức khỏe .................. 47
Bảng 3.14. Kết quả chung về thực hiện 10 tiêu chí tại các xã, thị trấn huyện Yên
Dũng, tỉnh Bắc Giang .......................................................................................................................... 48
Bảng 3.15. Tình hình vệ sinh của các hộ gia đình .................................................................................... 50
Bảng 3.16. Tình hình bệnh tật trong hai tuần qua ..................................................................................... 52
Bảng 3.17. Tình hình sử dụng dịch vụ y tế ..................................................................................................... 52
Bảng 3.18. Tình hình chăm sóc bà mẹ ................................................................................................................ 54
Bảng 3.19. Tình hình chăm sóc trẻ em ............................................................................................................... 55

Bảng 3.20. Tình hình thực hiện chương trình DS/KHHGD ............................................................ 57
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa tình trạng kinh tế hộ gia đình với bệnh tật hai tuần
qua của người dân .................................................................................................................................. 58
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa tình trạng nhà ở với tình hình bệnh tật hai tuần qua
của người dân............................................................................................................................................. 58
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa vệ sinh môi trường với tình hình bệnh tật......................... 59
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa trình độ học vấn của phụ nữ với áp dụng biện pháp
tránh thai......................................................................................................................................................... 60


DANH MỤC HÌNH

Hộp 3.1. Về an tồn vệ sinh thực phẩm........................................................................................................... 41
Hộp 3.2. Kết quả phỏng vấn sâu về công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng ................. 49
Hộp 3.3. Về vệ sinh môi trường ............................................................................................................................... 51
Hộp 3.4. Về sự hài lòng của người bệnh .......................................................................................................... 53
Hộp 3.5. Về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em ..................................................................................... 54
Hộp 3.6. Về tiêm chủng................................................................................................................................................... 56
Hộp 3.7. Trang thiết bị, cơ sở vật chất ............................................................................................................... 60
Hộp 3.8. Nguồn nhân lực cán bộ y tế .................................................................................................................. 61


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Chăm sóc sức khỏe ban đầu đã đạt nhiều thành tựu trên tồn thế giới, nhiều
mơ hình bao phủ chăm sóc sức khỏe đã thành cơng và được chia sẻ; sức khỏe của
cộng đồng ngày càng được chăm sóc, bảo vệ tốt hơn, giảm gánh nặng bệnh tật, tử
vong và nâng cao tuổi thọ. Tuy nhiên, xuất hiện nhiều yếu tố mới ảnh hưởng đến
sức khỏe và tuổi thọ của con người.

Năm 1978, Hội nghị quốc tế của 134 nước và 67 tổ chức quốc tế ở Alma Ata
đưa ra một Tuyên ngôn lịch sử kêu gọi đẩy mạnh sức khỏe cho nhân dân và cũng cho
rằng sức khỏe liên quan đến đến cả về thể chất, tinh thần và xã hội [5], [24], [39].
Trong thập kỷ qua, với sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư của Đảng và Nhà nước,
sự lỗ lực của ngành Y tế và sự tham gia tích cực của các ban ngành và toàn xã hội,
Việt Nam đã đạt được kết quả đáng kể trong việc cải thiện tình trạng sức khỏe của
nhân dân. Hầu hết các mục tiêu đã đề ra trong chiến lược chăm sóc bảo vệ sức khỏe
nhân dân giai đoạn 2001- 2010 đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch. Tỷ
số chết mẹ, chết trẻ em đã giảm đáng kể, khả năng đạt trước mục tiêu thiên niên kỷ
đã đề ra vào năm 2015. Tỷ lệ suy dinh dưỡng (thể nhẹ cân) ở trẻ em dưới 5 tuổi đã
giảm và bền vững. Các bệnh dịch, lây nguy hiểm đã được khống chế …[4], [13],
[14], [15].
Chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) cho người dân đang là mối quan tâm
của xã hội hiện nay, toàn Đảng toàn dân ta luôn quan tâm chú ý đến vấn đề này và
được thể hiện nhất quán trong nghị quyết số 46- NQ/TW: “Sự nghiệp chăm sóc sức
khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và mỗi người dân, trách nhiệm của Đảng, của
chính quyền, …” [1], [2].
Mặc dù đạt được các thành tựu đáng ghi nhận, nhưng Việt Nam vẫn phải
đương đầu với những khó khăn thách thức to lớn trong giai đoạn tới về gánh nặng
bệnh tật kép, về tỷ số giới tính khi sinh, về an tồn vệ sinh thực phẩm, về môi
trường cũng như về thể lực của người Việt Nam. Các thách thức trong bối cảnh mới
tiếp tục địi hỏi những lỡ lực cao trong hành động, bảo đảm mọi người dân đều được


2
chăm sóc sức khỏe với chất lượng cao, hướng tới tăng cường sức khỏe cho cộng
đồng [5], [15], [20].
Yên Dũng là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần
đây sức khỏe của người dân huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang đã và đang dần được
cải thiện do có sự quan tâm của ngành Y tế cũng như các cấp ủy Đảng, Chính

quyền. Các kết quả hoạt động về thực hiện các chương trình mục tiêu Y tế Quốc
gia, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, kế hoạch hóa gia đình, tun truyền giáo dục
sức khỏe, phịng chống bệnh dịch... đến tận các thơn, song do trình độ hiểu biết của
người dân cịn hạn chế, mạng lưới các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe cịn mỏng nên
kết quả cơng tác CSSKBĐ cịn hạn chế [60], [61].
Vậy thực trạng công tác CSSKBĐ tại huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang hiện
nay ra sao? Những yếu tố nào tác động đến cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại
nơi đây? Để trả lời được những câu hỏi này và nhằm góp phần nâng cao chất lượng
cơng tác CSSKBĐ cho người dân ngày càng tốt hơn, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và một số yếu tố liên
quan tại huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang” với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá kết quả hoạt động CSSKBĐ trên cơ sở thực hiện một số tiêu chí
Quốc gia về y tế xã tại huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang năm 2016.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả thực hiện công tác CSSKBĐ
tại huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang.


3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Thực trạng cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu hiện nay
1.1.1. Tuyên ngôn Alma Ata và khái niệm chăm sóc sức khoẻ ban đầu
Năm 1978, Tổ chức y tế thế giới (WHO) nhận thấy rằng để thực hiện được
vấn đề sức khoẻ cho mọi người là một cơng việc khó khăn. Bởi ở các nước trên thế
giới, những người giàu, sẽ được hưởng đầy đủ các thành quả mới của y học. Cịn
những người nghèo thì khơng được hưởng hay chỉ được hưởng rất ít, nhất là những
vùng nông thôn, các vùng ngoại ô nghèo quanh các đô thị, đặc biệt ở các nước đang
phát triển. Trên thế giới, có khoảng 550 triệu người sống trong điều kiện đói nghèo,
thiếu ăn, bệnh tật và tuyệt vọng. Thu nhập bình qn của họ q thấp, khơng đảm
bảo dinh dưỡng tối thiểu. Họ khơng có được những chăm sóc sức khoẻ (CSSK)

thiết yếu. Chỉ có 40% dân số có t̉i thọ trung bình trên 60 t̉i, 45% dân số trên thế
giới có tỷ lệ tử vong trẻ em là 50%o. Tuyên ngôn Alma-Ata ra đời biểu hiện một ý
tưởng tồn cầu, một cách nhìn mới - làm thế nào để đạt được sức khoẻ cho mọi
người. Tuyên ngôn gồm 10 nội dung cơ bản. Trong nội dung thứ 6 nêu khái niệm về
CSSKBĐ, đó là "sự chăm sóc sức khỏe thiết yếu, dựa trên phương pháp và kỹ thuật
học thực tiễn, có cơ sở khoa học và được chấp nhận về mặt xã hội, phổ biến đến tận
mọi cá nhân và gia đình trong cộng đồng, qua sự tham gia tích cực của họ với một
phí tổn mà cộng đồng và quốc gia có thể đài thọ được ở bất cứ giai đoạn phát triển
nào, trên tinh thần tự lực và tự quyết”. CSSKBĐ là tuyến đầu tiên tiếp xúc của hệ
thống y tế quốc gia với cá nhân, gia đình và cộng đồng đem lại dịch vụ y tế gần nhất
đến những nơi con người sống, làm việc và coi như nhân tố đầu tiên của quá trình
CSSK liên tục. Nội dung thứ 7 của Tun ngơn Alma-Ata đưa ra 8 nội dung về
CSSKBĐ bao gồm: "1.Giáo dục sức khoẻ; 2.Dinh dưỡng; 3.Môi trường - Nước
sạch; 4.SK bà mẹ - trẻ em và KHHGĐ; 5.Tiêm chủng mở rộng; 6.Phòng chống
bệnh dịch địa phương; 7.Chữa bệnh và chấn thương thông thường; 8.Thuốc thiết
yếu”. CSSKBĐ đã trở thành một động lực chính góp phần cải thiện sức khoẻ thế
giới những năm qua [22], [39].


4
Sau gần 40 năm thực hiện Tuyên ngôn Alma-Ata về sức khỏe cho mọi người
và CSSKBĐ, các quốc gia đã rút kinh nghiệm để đổi mới thực hiện CSSKBĐ phù
hợp hơn nhằm đạt các mục tiêu đề ra. Các quan điểm đổi mới CSSKBĐ hiện nay là:
Đổi mới hệ thống y tế nhằm bảo đảm khả năng tiếp cận toàn dân và an sinh sức
khỏe xã hội; Chăm lo sức khỏe cho tất cả mọi người trong cộng đồng; Đáp ứng toàn
diện và nhu cầu của người dân, mở rộng sự quan tâm đến tất cả các nguy cơ và bệnh
tật; Thúc đẩy lối sống lành mạnh, giảm tác hại của các nguy cơ môi trường và xã
hội; Hỗ trợ đội ngũ nhân viên y tế tiếp cận và sử dụng các kỹ thuật và thuốc thích
hợp; Sự tham gia của xã hội dân sự được thể chế hóa trong các cơ chế đối thoại và
trách nhiệm giải trình. Hệ thống y tế nhiều thành phần (cơng lập, ngồi cơng lập, từ

thiện...) hoạt động trong môi trường hội nhập và tồn cầu hóa; CSSKBĐ có vai trị
điều phối "sự đáp ứng” toàn diện ở các tuyến bệnh viện; CSSKBĐ cần được đầu tư
thỏa đáng, tuy nhiên hiệu quả mang lại từ đầu tư đó cao hơn so với các phương án
đầu tư khác [5], [15], [20].
1.1.2. Thực trạng về công tác CSSKBĐ trên thế giới
*Về mặt thành cơng: Tình trạng sức khoẻ của người dân đã được cải thiện
biểu hiện qua tỷ lệ tử vong thấp hơn trong tất cả các nước. Các bệnh truyền nhiễm
trẻ em như bại liệt, sởi, uốn ván và ho gà đã giảm nhờ Chương trình tiêm chủng mở
rộng. Điều này góp phần làm giảm được mục tiêu tồn cầu thanh tốn và kiểm sốt
các bệnh chọn lọc. Ở các nước phát triển, các bệnh tim mạch ở nam giới giảm một
phần nhờ vào việc giảm hút thuốc lá. Nhiều nước phát triển kinh tế rất nhanh, từ
tình trạng đang phát triển đến các nước công nghiệp mới. Sự phát triển kinh tế đi
kèm với cải thiện chung về điều kiện xã hội. Kinh nghiệm đạt được trong khi thực
hiện CSSKBĐ sẽ có ích cho từng quốc gia và cộng đồng thì giới hạn trong việc
thiết kế các chiến lược trong tương lai để đối phó với vấn đề y tế [12], [24], [39].
* Quan điểm của quốc tế về CSSKBĐ: Quan điểm chung của thế giới: Sức
khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và là yếu tố quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội của toàn nhân loại cũng như của mỗi quốc gia. BVSK là quyền
cơ bản của mỡi con người đều có quyền được thụ hưởng và mỡi quốc gia đều có
trách nhiệm đảm bảo. Từ những năm 60, do sự phát triển mạnh mẽ của công


5
nghiệp, nhận thức về CSSK có liên quan đến việc bảo đảm nhu cầu thiết yếu của
con người như nhà ở, lương thực, thực phẩm, mơi trường, CSYT... do đó người ta
tập trung cải thiện các vấn đề đó. Đến cuối những năm 70, khái niệm CSSKBĐ ra
đời trên cơ sở thừa nhận quan điểm muốn có sức khỏe tốt phải dựa trên nền tảng
kinh tế phát triển và môi trường xã hội ổn định, lành mạnh.
* Quan điểm của các nước trong khu vực
Quan điểm về CSSKBĐ của Thái Lan: CSSKBĐ là một hệ thống y tế bổ

sung được mở rộng từ hệ thống y tế nhà nước tại tuyến cộng đồng làng xã với sự
hợp tác của cộng đồng; chỉ thực sự được thực hiện khi cộng đồng nhận biết được và
chấp nhận các vấn đề của cộng đồng để cùng nhau hợp tác tìm cách giải quyết; nhà
nước hỡ trợ cho cộng đồng, phân tích và xác định mơ hình, phương thức thực hiện...
Quan tâm kiện tồn mạng lưới y tế cơ sở bao gồm: Bệnh viện cộng đồng (tương
đương với trung tâm y tế huyện của Việt Nam), đơn vị CSSKBĐ (tương đương với
trạm y tế xã của Việt Nam), và Tình nguyện viên (tương đương với nhân viên y tế
thôn bản).
Quan điểm về CSSKBĐ của Inđônêxia: CSSKBĐ là các thực hành CSSK tại
làng bản của mạng lưới YTCS dưới sự chỉ đạo của các trung tâm y tế dự trên sự
đóng góp của cộng đồng. Mơ hình này bao gồm các hoạt động tại cộng đồng dựa
trên khả năng tự lực của cộng đồng và dựa trên sự hỗ trợ lẫn nhau thông qua các hỡ
trợ liên ngành (tương tự như xã hội hóa ở Việt Nam).
Quan điểm về CSSKBĐ của Philipin: CSSKBĐ là những chăm sóc thiết yếu
tại cộng đồng, do các nhân viên y tế cơ sở đảm nhiệm; mạng lưới YTCS được tở
chức tương tự như Việt Nam, gồm trạm YTCS có nhiệm vụ CSSK nhân dân ở một
Barangai (tương đương một xã ở Việt Nam với khoảng 4.000-5.000 dân) và Tình
nguyện viên SKCĐ có nhiệm vụ CSSK cho 40-60 hộ dân trong một Purok (tương
đương với một thôn bản ở Việt Nam).
Quan điểm về CSSKBĐ của Trung Quốc: Trung Quốc đã đào tạo hàng triệu
“bác sỹ chân đất” từ nông dân và xây dựng hơn 600.000 trạm y tế xã. Đội ngũ bác
sỹ này đảm nhiệm việc tuyên truyền phòng bệnh và khám chữa bệnh cho nhân dân
tại thôn bản. Trạm y tế xã có chức năng quản lý, chỉ đạo và hỗ trợ y tế thôn bản hoạt


6
động. Phòng y tế huyện là cơ quan quản lý nhà nước thấp nhất có trách nhiệm lập
kế hoạch, giám sát và quản lý các hoạt động CSSK trên địa bàn huyện.
Từ sau khi có Tun ngơn Alma-Ata, ở các nước Khu vực châu Á, châu Phi,
châu Mỹ - La tinh, đặc biệt các nước khu vực Đông Nam Á và châu Phi đã thực sự

có một cuộc cách mạng trong lĩnh vực y tế. Hầu hết hệ thống y tế cơ sở đã được
thiết lập và được quan tâm đầu tư xây dựng. Trong đó, phải kể đến hệ thống nhân
viên y tế cộng đồng thuộc các cộng đồng dân cư khác nhau như ở Mozambic,
Zimbabwe, Tanzania, Nigieria, Thailand, Philippines, Indonesia, Malaysia. Tuy có
những cơ chế hoạt động và chính sách khác nhau, nhưng đều có chung một mục tiêu
là: Cung cấp các dịch vụ y tể tối cần thiết cho cộng đồng dân cư, hạn chế tối đa
nguy cơ phát sinh phát triển bệnh dịch, phòng ngừa hậu quả xấu, giảm gánh nặng
bệnh tật cho gia đình, cộng đồng và xã hội ...với chi phí thấp, kỹ thuật đơn giản, phổ
thông đại chúng và hiệu quả [68], [69].
1.1.3. Tình hình thực hiện CSSKBĐ ở Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người xây dựng nền móng cho một nền y tế Việt
Nam với chính sách ưu tiên hàng đầu là CSSKBĐ, CSSK toàn diện tại Việt Nam từ
những ngày đầu của chính thể cách mạng. Trước khi có Tuyên ngôn Alma-Ata,
ngay lúc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Việt Nam đã có một hệ thống y tế
nông thôn dựa vào các hợp tác xã nông nghiệp (lúc đó với hơn 90% dân số là nơng
dân) và đã thực hiện CSSKBĐ; mặc dù trong những điều kiện khó khăn do chiến
tranh phá hoại của Mỹ gây ra, y tế bấy giờ được coi là một trong hai bông hoa của
chủ nghĩa xã hội, là minh chứng khảng định sự đúng đắn của đường lối y tế Việt
Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng [24].
Những năm đầu của sự nghiệp đổi mới, khi chuyển đổi cơ chế kinh tế bao cấp
và kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, y tế
nông thôn rơi vào khủng hoảng do các hợp tác xã nơng nghiệp - chỡ dựa chính của
các trạm y tế xã - bị tan dã. Việt Nam đã kịp thời đưa ra ra chủ trương phục hồi
YTCS. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII
đã chỉ rõ: “Củng cố YTCS là nhiệm vụ cấp bách hiện nay. Nhà nước phải chăm lo
xây dựng và có chính sách đãi ngộ hợp lý với cán bộ YTCS”. Quyết định số 58/QĐ-


7
TTg ngày 03/2/1994 của Thủ tướng Chính phủ quy định Một số vấn đề về tở chức

và chế độ chính sách đối với YTCS [62], [63]; Chỉ thị số 06/CT-TW ngày
20/01/2002 của Ban Bí thư Trung ương khóa VIII đã chỉ rõ: “Mạng lưới YTCS
(gồm y tế thôn, bản, xã, phường, quận, huyện) là tuyến y tế trực tiếp gần dân nhất,
đảm bảo cho mọi người dân được CSSK cơ bản với chi phí thấp”, góp phần thực
hiện cơng bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hóa, trật tự an
tồn xã hội, tạo niềm tin của nhân dân với chế độ xã hội chủ nghĩa [1]. Nhờ những
quyết sách kịp thời này, trong những năm qua, YTCS trong cả nước đều được tăng
cường cán bộ, cơ sở hạ tầng cả về số lượng lẫn chất lượng; 60% số xã trong tồn
quốc có bác sỹ. Hiện nay phong trào “xây dựng y tế xã đạt chuẩn quốc gia” đã trở
thành phong trào sâu rộng trong cả nước, là một hoạt động quan trọng và thường
xuyên của tuyến YTCS, luôn được coi là nền tảng (xương sống) của y tế Việt Nam
là vì, Một là: YTCS là những đơn vị y tế phát hiện bệnh sớm nhất và giải quyết hầu
hết những chứng bệnh đơn giải (gần 80% bệnh tật). YTCS bao gồm những đơn vị y
tế gần dân nhất. Hai là: YTCS là nơi thể hiện cụ thể nhất và rõ rệt nhất định hướng
công bằng trong CSSK. Ba là: YTCS là nơi tích hợp chặt chẽ giữa y học dự phòng
và y học điều trị, thể hiện đầy đủ đường lối CSSK tồn diện (phịng bệnh, chữa
bệnh, phục hồi chức năng và NCSK). Bốn là: Nếu các đơn vị YTCS phát triển và
cung cấp được các dịch vụ có chất lượng cho dân thì tạo ra sự tiết kiệm rất lớn cho
dân trong CSSK, không những chỉ khám chữa bệnh tốt mà còn phải làm giảm bớt
những gánh nặ.ng trong chi phí khám chữa bệnh của dân, góp phần xóa đói giảm
nghèo [4], [5], [20]
Theo Báo cáo BYT 2014: Giai đoạn 2009 - 2015, kết quả một số hoạt động
CSSK nhân dân như sau: Tiêm chủng: từ 96,3 đến >90%; Tỷ lệ phụ nữ đẻ được
CBYT đỡ từ 94,4% đến 96%; Tỷ lệ bà mẹ và trẻ được CS sau sinh từ 89,2% lên
85%; Tỷ lệ phụ nữ tuổi sinh đẻ áp dụng BPTT là 78% đến 70,1% [15].
Sau nhiều năm đổi mới, kinh tế đất nước tăng trưởng vượt bậc, Việt Nam đã
thoát ra khỏi danh sách các nước nghèo; năm 2014, đã hoàn thành một số mục tiêu
như: Xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói; Phở cập giáo dục tiểu học;
Tăng cường bình đẳng giới cũng như đạt nhiều tiến bộ trong các chỉ số về y tế như



8
giảm tỷ số tử vong bà mẹ, tỷ suất tử vong trẻ em; đạt được mục tiêu kiểm soát bệnh
sốt rét và bệnh lao và giảm tỷ lệ mắc mới HIV/AIDS, đang đạt mục tiêu về phổ cập
với các dịch vụ sức khỏe sinh sản và cải thiện sức khỏe bà mẹ [16], [17], [18].
Củng cố và hoàn thiện mạng lưới YTCS là chủ trương lớn của Việt Nam, giúp
người dân, đặc biệt là người nghèo, tiếp cận dịch vụ y tế dễ dàng và thuận tiện hơn,
các hoạt động CSSKBĐ ngày càng cần nhiều nhân viên y tế, không chỉ trong khối y
tế dự phòng (YTDP) mà cả khối khám, chữa bệnh. Sự phối hợp liên ngành trong
phòng chống dịch bệnh, thực hiện các chương trình y tế mục tiêu đã có những tiến
bộ. Cơng bằng và hiệu quả là quan điểm xuyên suốt trong việc cung cấp các dịch vụ
y tế, đặc biệt là các dịch vụ y tế dự phòng. Quan điểm “sức khỏe cho mọi người”
trong CSSKBĐ đang được chuyển thành “Mọi người vì sức khỏe”. Mạng lưới
YTCS của Việt Nam đóng vai trị quyết định trong thực hiện CSSKBĐ, đã thanh
toán được một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: đậu mùa, bại liệt, uốn ván ở trẻ
em. kịp thời khống chế các bệnh truyền nhiễm mới nổi. Việt Nam là nước đầu tiên
khống chế thành cơng dịch SARS nhờ sự hoạt động có hiệu quả của mạng lưới
YTCS , góp phần nâng cao chỉ số sức khỏe của người dân Việt Nam và thực hiện
thành công các mục tiêu trong lĩnh vực y tế [7], [10], [11].
Sau khi có tun ngơn Alma-Ata, nước ta đã chấp nhận 8 nội dung CSSKBĐ
và bổ sung thêm 2 điểm đó là “Quản lý sức khoẻ” và "củng cố mạng lưới y tế cơ
sở" [24], [39], [40]. CSSKBĐ đã được triển khai thực hiện trên tồn quốc. Trong
q trình thực hiện đã gặp khơng ít khó khăn vì chưa có kinh nghiệm tở chức, đời
sống kinh tế - xã hội chưa ởn định ...; Tuy nhiên nó đã có những đóng góp tích cực
trong việc CSSK cho nhân dân.
* Tình hình thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã tại Việt Nam
Nhằm thực hiện thắng lợi chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân,
đồng thời cũng là thực hiện CSSKBĐ ở cộng đồng, ngành Y tế tiếp tục quán triệt và
thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Khóa VII, Chỉ thị 06 của Ban Chấp hành Trung
ương khóa IX và Quyết định số 3447/QĐ-BYT ngày 22/9/2011 của Bộ Trưởng Bộ

Y tế. Nội dung Quyết định số 3447/QĐ-BYT ngày 22/9/2011 của Bộ Trưởng Bộ Y
tế có 10 Tiêu chí với 50 chỉ tiêu. 10 Tiêu chí được đưa ra đó là:


9
1. Chỉ đạo và điều hành cơng tác Chăm sóc sức khỏe nhân dân
2. Nhân lực y tế
3. Cơ sở hạ tầng trạm y tế xã
4. Trang thiết bị, thuốc và các trang thiết bị khác
5. Kế hoạch - Tài chính
6. Y tế dự phịng, vệ sinh mơi trường, các Chương trình mục tiêu quốc gia về
y tế 7. Khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng và y dược cổ truyền
8. Chăm sóc sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em
9. Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
10. Truyền thơng, giáo dục sức khỏe [3], [8], [9].
Theo đánh giá của Bộ Y tế, đến hết năm 2013, trong hơn hai năm thực hiện Bộ
tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020 (gọi tắt là đạt tiêu chí), tỷ lệ xã đạt
Tiêu chí quốc gia trên cả nước khoảng 45%, nhưng có sự pha trộn giữa số xã áp
dụng chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001-2010 và Tiêu chí quốc gia giai đoạn
2011- 2020. Nghĩa là chủ yếu các xã đạt tiêu chí quốc gia chủ yếu trên nền xã đã đạt
Chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001- 2010.
Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia có sự khác nhau giữa các tỉnh, các vùng. Một số
tỉnh có điều kiện kinh tế phát triển, thuận lợi thì tỷ lệ xã đạt tiêu chí cao như Thành
phố Hồ Chí Minh (90,6%), Kiên Giang (58,6%), Đồng Nai (55,6%), nhưng nhiều
tỉnh, đặc biệt là các tỉnh miền núi như Hà Giang (10,2%), Thái Nguyên (8,8%), Lai
Châu (12%)...[18].
Để mơ hình hoạt động của TYT xã phù hợp với mơ hình bệnh tật của từng
vùng, miền và phù hợp với từng địa phương, ngày ngày 07/11/2014 Bộ trưởng Bộ
Y tế ban hành Bộ TCQGVYTX giai đoạn đến năm 2020 kèm theo Quyết định số
4667/QĐ-BYT. Bộ tiêu chí cũng quy định chức năng, nhiệm vụ chính của TYT xã,

trong đó một số hoạt động chun mơn khơng bắt buộc thực hiện đối với các xã
vùng 2 và vùng 1 như: Khơng bắt buộc có điều trị nội trú, đỡ đẻ thường, kỹ thuật
phụ sản, kỹ thuật nhi đối với vùng 2 và vùng 1; Khơng bắt buộc có vườn cây thuốc
nam và không bắt buộc cung cấp dịch vụ KHHGĐ đối với vùng 1. Ngồi ra Bộ tiêu
chí cũng có bở sung chỉ tiêu mới như Tiêu chí 9. Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, và


10
một số tiêu chí ở mức cao hơn nên khó thực hiện, đó là:
Tiêu chí 2: Nhân lực y tế, quy định về biên chế và cơ cấu cán bộ đủ cán bộ y
tế theo định mức biên chế tại Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày
05/6/2007 của Bộ Y tế - Bộ Nội vụ [6]. Biên chế tối thiểu của 1 TYT xã là 5 biên
chế, thì đa số các trạm y tế đạt được và đã có cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã
theo Thông tư số 05/2008/TT-BYT ngày 14/5/2008 của Bộ Y tế. Nhưng cơ cấu cán
bộ theo 5 nhóm chức danh như: bác sỹ; y sỹ đa khoa/YDCT/sản nhi; hộ sinh trung học;
điều dưỡng trung học; dược sỹ trung học (đối với miền núi có thể là dược sỹ sơ học, có thể
chuyên trách hoặc kiêm nhiệm) còn bất hợp lý như thiếu bác sỹ, y sỹ sản nhi, y sỹ Y học
cổ truyền. Cán bộ y tế được đào tạo lại và đào tạo liên tục về lĩnh vực chuyên môn
theo quy định tại Thông tư 22/2013/TT-BYT ngày 9/8/2013 cịn hạn chế. Chỉ tiêu 4:
Có bác sỹ thuộc biên chế của trạm y tế. Đối với Trạm y tế khơng có bác sỹ làm việc
thường xun, nhưng có bác sỹ làm việc tối thiểu 2 b̉i/tuần theo lịch được thơng
báo trước. Chỉ tiêu này rất khó đạt đối với các tỉnh miền núi do số lượng bác sỹ tại
các bệnh huyện hiện còn thiếu, yếu; khoảng cách từ bệnh viện huyện tới các trạm y
tế ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn rất xa, giao thơng đi lại
khó khăn [9].
Tiêu chí 3. Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố hết sức
quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động của trạm y tế, đây cũng chính là yêu
cầu để đạt được tiêu chí quốc gia về y tế xã trong giai đoạn đến năm 2020 [21]. Đối
với cơ sở vật chất thì các trạm y tế phải được xây dựng theo “tiêu chuẩn ngành thiết kế mẫu” do Bộ y tế ban hành, với một số tiêu chí cơ bản là gần trung tâm xã,
hoặc cạnh đường giao thơng chính của xã, xe cứu thương vào được TYT xã, đối với

vùng sơng nước, có thể tiếp cận được bằng đường thủy; diện tích mặt bằng đất tùy
theo điều kiện cụ thể của từng địa phương nhưng đối với khu vực nông thôn (vùng
2 và vùng 3) từ 500m2 trở lên và từ 60m2 trở lên với khu vực thành thị (vùng 1).
Diện tích xây dựng và sử dụng của khối nhà chính thành thị (Vùng 1) ≥ 150 m2;
nông thôn, miền núi (vùng 2 và vùng 3) ≥ 250 m2. [14] với vùng 2 có ít nhất 9/13
phịng chức năng trở lên ít nhất có 7/13 phịng, vùng 1 có ít nhất 5/13 phịng chức
năng. Diện tích mỡi phịng đủ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. So với


11
CQGVYTX thì có thêm 05 phịng như: Phịng xét nghiệm (cận lâm sàng); Phòng sơ
cứu, cấp cứu; Phòng tiêm; Phòng hành chính; Phịng trực. Hiện nay đa số các trạm
y tế xã được đầu tư xây dựng từ những năm 1990, có 4-5 phịng, diện tích phịng
chật hẹp, đã xuống cấp. Kinh phí đầu tư cho xây dựng trạm mới rất lớn, trong khi
ngân sách của các tỉnh miền núi hạn hẹp nên khó đạt điểm tốt đa ở chỉ tiêu này. Chỉ
tiêu 11. Nguồn nước sinh hoạt, nhà tiêu, xử lý rác thải có nêu: nguồn nước sinh hoạt
hợp vệ sinh cơ bản được dựa trên Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
sinh hoạt được ban hành theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ
Y tế, Hiện nay các xã thuộc các huyện miền núi, chủ yếu sử dụng nước sinh hoạt từ
giếng đào, bể nước mưa, máng lần, các chỉ tiêu chất lượng mới dừng lại ở đánh giá
về cảm quan như mầu sắc, mùi vị, độ đục. Các chỉ tiêu khác: Clo, pH, hàm lượng
Amoni, hàm lượng sắt, chỉ số Pecmanganat, độh cứng tính theo CaCO3, hàm lượng
Clorua, hàm lượng Asen, Colifom, E.coli hoặc Colifom chịu nhiệt chưa đánh giá
được vì gặp khó khăn về kinh phí. Các chất thải y tế nguy hại (chất thải rắn và chất
thải lỏng) được thu gom, xử lý theo quy định của ngành theo Quyết định số
43/2007/QĐ-BYT về việc ban hành Quy chế chất thải y tế. Đây là chỉ tiêu mới so
với CQGVYTX và khó thực hiện, đặc biệt là các xã ở vùng sâu vùng xa, vùng khó
khăn, vùng đặc biệt khó khăn.
Tiêu chí 4 về trang thiết bị, thuốc và các phương tiện khác: Trong đó, chỉ tiêu
13 có nêu: TYT xã đảm bảo có ≥70% loại TTB và đủ số lượng cịn sử dụng được

theo Danh mục trang thiết bị của trạm y tế xã theo quy định hiện hành (Nếu có dưới
50% chủng loại trang thiết bị thì khơng đạt tiêu chí quốc gia về y tế). Hiện nay, đa
số các TYT xã thiếu trang thiết bị, đặc biệt là Máy điện tim, Máy siêu âm đen trắng
xách tay, Máy đo đường huyết.
Tiêu chí 7 (khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng và y học cở truyền): TYT xã
có khả năng để thực hiện ≥80% các dịch vụ kỹ thuật có trong Quy định Phân tuyến
kỹ thuật và Danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh hiện hành của Bộ Y tế. Bảo
đảm việc thực hiện sơ cứu, cấp cứu thông thường theo đúng quy định của Bộ Y tế
(Nếu thực hiện dưới 50% dịch vụ kỹ thuật thì khơng tiêu chí quốc gia về y tế). Trước
đây Quyết định số 23/2005/QĐ-BYT ngày 30/8/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế). Tổng


12
cộng là 109 kỹ thuật được phép thực hiện tại tuyến xã. Như vậy chỉ tiêu 80% sẽ là
87 các kỹ thuật mà cán bộ trạm y tế có thể thực hiện khi có yêu cầu. Nhưng đến nay
thực hiện theo Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Y
tế về việc quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh thì tuyến xã có 914 kỹ thuật theo phấn tuyến nên chỉ tiêu này
khó thực hiện. Một số chỉ tiêu khó thực hiện khác như: tỷ lệ người dân tham gia các
loại hình bảo hiểm y tế (BHYT); Thực hiện khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền
(hoặc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại) cho ≥ 30% số bệnh nhân đến KCB
tại TYT xã của người dân; Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; tỷ lệ trẻ
em < 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể cân nặng/tuổi, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở các
xã vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số [17],[25].
*Về tình hình kinh tế - xã hội: Theo báo cáo của BYT 2014: Số BS/vạn dân
đạt 7,8, Số dược sỹ đại học/vạn dân đạt 1,9 . Tỷ lệ thôn bản có NVYTTB hoạt động
đạt 94,7%, tỷ lệ TYT có BS là 78%, tỷ lệ TYT có nữ hộ sinh hay y sỹ sản nhi là
98%, tỷ lệ giường bệnh /vạn dân là 23, tỷ lệ trẻ em <1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ
là >90%...[4]. Kết quả xóa đói giảm nghèo ở đất nước ta cho thấy hộ nghèo đã
giảm mạnh nhưng chưa bền vững, vẫn còn rất cao ở một số địa phương như Lai

Châu 35,3%, Điện Biên 33,0%; vẫn cịn 31,9% hộ gia đình ở Đồng bằng Sơng Cửu
Long sống trong nhà ở tạm bợ; tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết đạt
93,3% ở nơng thơn và 89,0% ở miền núi phía Bắc [5], [37].
* Nước sạch và cơng trình vệ sinh: Năm 2014, có 92,0% hộ gia đình được sử
dụng nước sạch (98,2% ở thành thị và 89,1% ở nông thôn) và 79,2% có nhà vệ sinh
riêng (90,9% ở thành thị và 73,8% ở nông thôn). Việt Nam đã đạt Mục tiêu Phát
triển thiên niên kỷ về tiếp cận nước sạch và cơng trình vệ sinh. Tuy nhiên, cịn một
tỷ lệ lớn hộ gia đình ở nơng thơn vẫn sử dụng chung nhà vệ sinh hoặc nhà tiêu chưa
đảm bảo vệ sinh, thậm trí chưa có hố xí. Chỉ có 67,0% hộ gia đình ở Trung du và
miền núi Bắc Bộ tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh. Tỷ lệ sử dụng nhà tiêu hợp vệ
sinh chỉ đạt 53,3% ở Đồng bằng Sông Cửu Long và 60,0% ở Trung du miền núi
Bắc Bộ; tỷ lệ sử dụng nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh ở đồng bào DTTS chỉ đạt
75% và 53% [5], [37], [38].


13
*Bệnh tật và tử vong: Năm 2012, BKLN chiếm 72,9% tổng số tử vong, 66,2%
tổng số năm sống mất đi do tử vong sớm. Gánh nặng của các bệnh không lây nhiễm
gây ra bởi 4 nhóm bệnh chính là bệnh tim mạch, ung thư, bệnh phởi tắc nghẽn mạn
tính và đái tháo đường cùng với tai nạn, thương tích và các yếu tố nguy cơ trung
gian như tăng huyết áp, béo phì, tăng cholesterol máu. Vùng núi DTTS nởi bật là
bệnh sốt rét, nhiễm khuẩn hô hấp cấp (NKHHC) và ỉa chảy có tỷ lệ mắc và chết
cao; thêm vào là bệnh bướu cổ địa phương với tỷ lệ đần độn cao [16], [17], [18].
* Tiếp cận của người dân với các dịch vụ y tế: Tỷ lệ khám chữa bệnh của
người dân trong một năm đã tăng từ 34,2% (năm 2008) lên 40,9% (2010) và 39,2%
(2012), trong đó tỷ lệ người khám chữa bệnh ngoại trú tăng từ 31,0% (2008) lên
37,1% (2010) và 36,0% (2012). Tỷ lệ điều trị nội trú cũng tăng từ 6,5% (2008) lên
8,1% (2010) và 7,3% (2012). Tỷ lệ KCB năm 2012 có sự chêch lệch nhưng không
đáng kể khi so sánh giữa khu vực thành thị và nông thôn với 40,2% ở thành thị và
38,7% ở khu vực nông thôn. Tuy vậy, khi so sánh giữa các vùng kinh tế - xã hội, có

sự chênh lệch rõ rệt, thấp nhất là vùng Trung du và Miền núi phía Bắc và cao nhất
là ở vùng Đồng bằng Sơng Cửu Long. Mặc dù có sự chênh lệch nhưng ở tất cả các
vùng, tỷ lệ khám, chữa bệnh đều có sự cải thiện, đặc biệt ở Tây Nguyên, Đông Nam
Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long với mức tăng từ 5 - 10% khi so sánh giữa năm
2008 và 2012. Nếu so sánh giữa các nhóm thu nhập thì nhìn chung, chỉ có sự chênh
lệch đáng kể giữa nhóm 5 và nhóm 1 (với tỷ lệ là 42,9% và 35,5% năm 2012) cịn
lại các nhóm 2,3,4 là tương đương. So sánh giữa hai giới thì nữ ln có tỷ lệ KCB
cao hơn nam giới (43,6% và 34,6% năm 2012) [4], [5]. Chỉ số sử dụng dịch vụ y tế
tuỳ theo từng vùng (dao động từ 9,0% đến 41%). Mua thuốc về tự chữa là cách xử
lý đứng hàng đầu của các hộ gia đình khi có người ốm đau (45,2% - 46,6%); Khám
chữa bệnh ở y tế tư nhân là cách lựa chọn thứ hai (17,6% - 18,9%) và khám chữa
bệnh tại trạm y tế là sự lựa chọn thứ 3 (12,9% - 14,2%). Lý do chính khiến người
dân lựa chọn khám chữa bệnh tại trạm y tế xã là gần nhà (27,2%), chuyên môn tốt
(25,1%) và quen biết (21,1%). Đối với y tế tư nhân lý do chính là quen biết
(26,8%), chun mơn tốt (24,2%), gần nhà (18,3%). Cịn đối với bệnh viện có 2 lý
do chủ yếu là chuyên môn tốt (43,3%) và bệnh nặng (20,6%). Tỷ lệ khám chữa


14
bệnh tại BVĐK huyện chiếm tỷ lệ 47,0% lượt KCB ngoại trú (2014), trên 30% lượt
điều trị nội trú; 78,8% TYT xã đã triển khai KCB BHYT; 71,8% người có thẻ được
BHYT thanh tốn chi phí KCB tại BV huyện và TYT xã; 22,8% KCB bằng YHCT
kết hợp y học hiện đại [49], [50], [59].
*Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em: Chương trình TCMR đã thu được kết quả
rất tốt trong việc phòng 6 bệnh truyền nhiễm ở trẻ em. Làm giảm tỷ lệ tử vong do 6
bệnh hay gặp và hạn chế được những di chứng tàn phế do bệnh. Trẻ em dưới 1 tuổi
được tiêm chủng đầy đủ trên 90% (năm 2015). Do làm tốt công tác quản lý thai
nghén nên đã giảm đáng kể tỷ lệ tai biến sản khoa và tình trạng SDD bào thai, Tỷ lệ
phụ nữ có thai được khám thai 3 lần trong 3 thai kỳ 79,1% (năm 2010), >90%
(2015); Tỷ lệ phụ nữ đẻ được nhân viên y tế đã qua đào tạo đỡ 96,9% (năm 2010),

98% (2015). 75% bà mẹ có thai đã được tiêm phịng uốn ván. Tỷ lệ trẻ có cân nặng khi
sinh <2.500g là 8,8% [43], [47], [48].
1.1.4. Tình hình thực hiện CSSKBĐ ở miền núi phía Bắc
Miền núi phía Bắc Việt Nam bao gồm 15 tỉnh, trong đó 4 tỉnh thuộc vùng Tây
Bắc và 11 tỉnh thuộc vùng Đơng Bắc, có tởng diện tích đất tự nhiên chiếm 30% diện
tích cả nước. Đây là khu vực mà hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao nhất cả nước. Năm 2009
tỷ lệ hộ nghèo ở vùng Tây Bắc là 45%, vùng Đơng Bắc là 23%; tỷ lệ nghèo tồn
vùng là 25,5%. Trong số 61 huyện nghèo của cả nước thì miền núi phía Bắc có tới
35 huyện [39]. Đời sống dân cư nơng thơn khu vực miền núi phía Bắc gặp nhiều
khó khăn do ảnh hưởng bởi điều kiện địa hình và thời tiết; cơ sở hạ tầng kém phát
triển; dân trí và chất lượng nguồn nhân lực yếu (85% lao động chưa qua đào tạo,
12% dân số không biết chữ, riêng Lai Châu con số này là 40%); Các phong tục tập
quán lạc hậu còn tồn tại nhiều ở khu vực miền núi phía Bắc, ảnh hưởng đến công tác
CSSK của nhân dân nơi đây [43], [44], [57].
Giáo dục sức khoẻ: Là nội dung quan trọng trong CSSKBĐ, là giải pháp phù
hợp để giải quyết các vấn đề sức khoẻ ưu tiên. Thay đởi hành vi khơng có lợi cho
sức khoẻ. Nhưng nhìn chung thực trạng hoạt động công tác này chưa tốt. Kết quả
mới chỉ dừng ở mức tun truyền sức khoẻ, chưa có sự thay đởi hành vi. Do vậy
việc giải quyết vấn đề vệ sinh mơi trường, CSSK bà mẹ trẻ em, kế hoạch hố gia


15
đình và bệnh tật vẫn là những vấn đề nan giải và khó khăn ở miền núi phía Bắc
[48], [56], [59].
Tình hình vệ sinh mơi trường: Tình hình vệ sinh mơi trường khu vực này cịn
chưa tốt, đặc biệt là vùng cao, vùng sâu: Tỷ lệ hộ gia đình có nguồn nước sạch
chiếm 45,83%, nhà tiêu hợp vệ sinh thấp 21,79%, do người dân chưa có ý thức chú
trọng quan tâm đến vấn đề này. Ở một số bản vùng cao vùng sâu, vùng xa việc
tuyên truyền GDSK về vệ sinh cịn ít. Tình trạng khơng có hố xí, phóng uế bừa bãi,
để chuồng gia súc ở gần nhà, dưới gầm sàn chủ yếu là do tập quán lạc hậu của

người dân. Tuy nhiên ở một số nơi CBYT đã tích cực truyền thơng hướng dẫn
người dân xây dựng các cơng trình vệ sinh.Nghiên cứu của Đàm Khải Hồn (1998)
ở 6 xã miền núi phía Bắc, tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch và nhà tiêu hợp
vệ sinh thấp 28,82%, 7,63%. Một số dân tộc sử dụng nước khe, nước suối, nước
sơng... cịn phóng uế bừa bãi như người Mông ở Cán Tỉ. Môi trường bị ô nhiễm bởi
phân người, gia súc không được xử lý, nguồn nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh thấp, môi
trường đất bị ô nhiễm bởi trứng giun ở mức độ cao [38].
Tình hình CSSKBMTE và KHHGĐ: Các nghiên cứu về vấn đề này ở người
DTTS ở Yên Bái cho thấy: Tỷ lệ đẻ tại nhà rất cao ở người Mông (100%) [43],
người Dao 47,79% [57]. Tỷ lệ khám thai đầy đủ không cao ở phụ nữ Dao là 88,31%
[57], phụ nữ Tày là 97,2% [48], 80% phụ nữ Mơng đẻ sớm [43].
Tình hình bệnh tật: Bệnh tật vẫn chiếm tỷ lệ cao, về cơ cấu bệnh tật vẫn chủ
yếu là bệnh hô hấp, tiêu hố đứng hàng đầu. Trình độ học vấn thấp cũng ảnh hưởng
đến tiếp thu những kiến thức được tuyên truyền về BVSK, nên khi ốm đau số người
dân sử dụng dịch vụ TYT cịn thấp. Vẫn cịn tình trạng cúng khi ốm đau, tự mua
thuốc về điều trị trong nghiên cứu của Lý Văn Cảnh, Nơng Minh Dũng, Hồng Văn Hải,
Đàm Khải Hoàn ở một số DTTS miền núi phía Bắc [19], [27], [31].
Tình hình sức khỏe và các yếu tố ảnh hưởng: Tình trạng sức khỏe của người
dân Việt Nam đã có những cải thiện rõ rệt; T̉i thọ trung bình tăng (năm 2010:
72,9), (năm 2015: 73,3; Nam: 70,7; Nữ: 76,1 ); các chỉ số tử vong trẻ em dưới một
tuổi, dưới 5 tuổi, tử vong bà mẹ, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em đều giảm đáng kể.
Tuy nhiên, vẫn cịn có sự chêch lệch khá lớn về tình trạng sức khỏe giữa các vùng,
miền; tỷ lệ tử vong sơ sinh giảm rất chậm; tỷ lệ SDD thể thấp còi khá nghiêm trọng.


×