Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

hiệu quả của cavilontm trong ngăn ngừa viêm da liên quan đến các chất bài tiết không tự chủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (870.83 KB, 29 trang )

BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

HIỆU QUẢ CỦA CAVILONTM
TRONG NGĂN NGỪA VIÊM DA LIÊN QUAN ĐẾN
CÁC CHẤT BÀI TIẾT KHÔNG TỰ CHỦ
Mã số:

Chủ nhiệm đề tài: CNĐD. Nguyễn Thị Ánh Nhung

Tp. Hồ Chí Minh, 12/2017


BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

HIỆU QUẢ CỦA CAVILONTM
TRONG NGĂN NGỪA VIÊM DA LIÊN QUAN ĐẾN
CÁC CHẤT BÀI TIẾT KHÔNG TỰ CHỦ
Mã số:

Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ tên)



Tp. Hồ Chí Minh, 12/2017


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU
 Nguyễn Thị Hồng Minh
 Vương Minh Nguyệt
 Hồ Thị Quỳnh Duyên
 Phạm Thị Tĩnh Hà
 Hoàng Thị Tuyết Lan
 Tạ Thị Thanh Trúc và cộng sự
 Trần Hoài Phương và cộng sự
 Nguyễn Phương Biên Thùy và cộng sự
 Võ Thị Mai Ca và cộng sự
 Phạm Thị Hồng Khuyên và cộng sự
 Phạm Thúy Trinh
 Nguyễn Thị Tuyết Hương
 Trần Nguyễn Ngọc Vy
 Đinh Thị Thu Trang
 Võ Thị Diễm Thúy và cộng sự
 Kiều Thanh Dung
 Lê Huỳnh Anh

DANH SÁCH ĐƠN VỊ PHỐI HỢP
 Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
 Công ty 3M


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................................ 5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................ 5
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................. 6
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG ....................................................... 6
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................................ 8
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 9
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................................... 10
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 14
2.1.

Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 14

2.2.

Thiết kế nghiên cứu: Bán can thiệp (Quasi – Experiment) ........................................ 14

2.3.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 14

2.4.

Phương pháp chọn mẫu.............................................................................................. 14

2.5.

Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................................... 14

2.6.


Công cụ thu thập số liệu ............................................................................................ 14

2.7.

Các biến số nghiên cứu .............................................................................................. 15

2.8.

Phương pháp phân tích số liệu ................................................................................... 15

2.9.

Kiểm sốt sai lệch ...................................................................................................... 15

2.10.

Đạo đức nghiên cứu ............................................................................................... 16

Chương 3. KẾT QUẢ ............................................................................................................... 17
3.1.

Thông tin người bệnh ................................................................................................. 17

3.2.

Hiệu quả của CavilonTM trong phòng ngừa và điều trị tổn thương da ....................... 20

3.3.

Cảm nhận của điều dưỡng khi sử dụng CavilonTM .................................................... 22


Chương 4. KẾT LUẬN ............................................................................................................ 25
Chương 5. KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 27
PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 28


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1.1. Thông tin chung về người bệnh ................................................................. 17
Bảng 3.1.2. Tình trạng tri giác của người bệnh ............................................................. 18
Bảng 3.1.3. Khả năng thay đổi tư thế của người bệnh .................................................. 18
Bảng 3.1.4. Tình trạng bài tiết của người bệnh ............................................................. 19
Bảng 3.1.5. Tình trạng da của người bệnh .................................................................... 19
Bảng 3.1.6. Môi trường xung quanh người bệnh .......................................................... 20
Bảng 3.2.1. Hiệu quả sử dụng CavilonTM trong phòng ngừa tổn thương da ................. 20
Bảng 3.2.2. Hiệu quả sử dụng CavilonTM trong điều trị tổn thương da ........................ 21
Bảng 3.3.1. CavilonTM giúp dịch tiết dễ thoát hơn ........................................................ 22
Bảng 3.3.2. Sự kích ứng khi sử dụng dung dịch CavilonTM .......................................... 22
Bảng 3.3.3. Mức đọ thấm ngược của dung dịch CavilonTM vào tã, băng dán ............... 23
Bảng 3.3.4. Cảm giác của Điều dưỡng khi sử dụng dung dịch CavilonTM ................... 23

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký tự viết tắt
IAD
BMI

Chú thích
Tiếng Anh
Icontinence Associated

Dermatitis
Body Mass Index

Tiếng Việt
Viêm da kích ứng liên quan đến
khơng kiểm sốt
Chỉ số khối cơ thể

NB

Người bệnh

ĐD
VX

Điều dưỡng
Xuất viện


THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
1. Thơng tin chung:
-

Tên đề tài: Hiệu quả của Cailon trong ngăn ngừa viêm da liên quan đến các chất
bài tiết không tự chủ

-

Mã số:


-

Chủ nhiệm đề tài: CNĐD. Nguyễn Thị Ánh Nhung
Điện thoại:

-

0903163593

Email:

Đơn vị quản lý về chun mơn: Phịng Điều dưỡng – BV Đại học Y Dược
TPHCM

-

Thời gian thực hiện: 01/3 – 31/7/2017

2. Mục tiêu:
Mục tiêu chung:
Đánh giá hiệu quả của CavilonTM trong việc bảo vệ và ngăn ngừa sự tổn thương da
do các chất bài tiết không tự chủ
Mục tiêu cụ thể:
1. Đánh giá tác dụng của CavilonTM trong việc bảo vệ và ngăn ngừa sự tổng
thương da do các chất bài tiết không tự chủ theo thời gian.
2. Mô tả cảm giác của điều dưỡng chăm sóc sóc khi sử dụng CavilonTM
3. Nội dung chính:

Thử nghiệm lâm sàng được thực hiện bằng cách sử dụng CavilonTM cho người

bệnh có sử dụng tã nhằm ngăn ngừa và điều trị viêm da do các chất bài tiết khơng
tự chủ. Tổng cộng có 31 người bệnh sử dụng CavilonTM đang điều trị tại Phòng
bệnh nặng tại các khoa: Hồi sức tích cực, Chấn thương chỉnh hình, Ngoại Thần
kinh, Nội Thần kinh, Ngoại Gan Mật Tụy và Nội Tim mạch tham gia thử nghiệm
trong 20 ngày.
4. Kết quả chính đạt được:
Tất cả người bệnh có tình trạng da tồn vẹn sử dụng CavilonTM để phịng ngừa, ghi
nhận khơng có trường hợp nào bị tổn thương da do tiêu tiểu không tự chủ. Đối với các
trường hợp tổn thương da, nghiên cứu cho thấy tình trạng bong tróc lớp biểu bì giảm
dần theo thời gian sử dụng dung dịch CavilonTM để hỗ trợ lành da từ 38.7% (ngày 1)


cịn 6.5% (ngày 7) và 0% (ngày 10); tình trạng viêm da cũng cải thiện từ 19.4% cịn
3.2% và khơng có tình trạng da tổn thương thêm sau khi sử dụng CavilonTM.. Hầu hết
điều dưỡng hài lòng khi sử dụng kem bôi CavilonTM , không ghi nhận sự thấm ngược vào
tã, dung dịch trong suốt, khơ nhanh, khơng q rít, giúp dịch thoát dễ dàng hơn.
Nghiên cứu đã ghi nhận dung dịch CavilonTM hiệu quả trong việc phòng ngừa và
hỗ trợ điều trị tổn thương da do tình trạng bài tiết không tự chủ. Việc lựa chọn sản
phẩm phù hợp và hữu hiệu cho người bệnh là một việc cần thiết của nhân viên chăm
sóc cho người bệnh.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đối với trẻ sơ sinh, người sa sút trí tuệ, béo phì hay người bệnh trong tình trạng
nặng thì vấn đề viêm da liên quan đến các chất bài tiết không tự chủ (nước tiểu, phân,
dịch tiết) là phổ biến [11][12].Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận, trên nhóm người bệnh
tại các khoa hồi sức thì tỉ lệ tổn thương da do các chất bài tiết không tự chủ khoảng 36
– 93%, nhóm người bị tai biến 3.4 – 93% [5][7][14].
Hiện tượng viêm da do các chất bài tiết không tự chủ (Icontinence Associated
Dermatitis (IAD)) được Gray (2007)[11][12] khái niệm khi vùng da thường xuyên

tiếp xúc với dịch phân, nước tiểu thì hàng rào cấu trúc da bị phá hủy và giảm chức
năng bảo vệ, độ cân bằng pH bị thay đổi, vì vậy da bị hư tổn nếu khơng nhận ra sớm
và can thiệp kịp thời thì vùng da đó sẽ tiến triển đến tình trạng xấu hơn, theo tác giả
Demarre (2015) ghi nhận 44% phát triển thành loét [8], da không được bảo vệ tốt sẽ bị
tổn thương đặt biệt trên vùng da có sử dụng thơng tiểu, túi chứa phân, ống thơng trực
tràng [4][6][10].
Hiện nay, có rất nhiều hoạt chất có tác dụng ngăn ngừa hay điều trị IAD như
oxide kẽm, CovaTec Aloe Vesta, Protective Ointment, Calmoseptine Ointment,
Medline Remedy Calazime Skin Protectant và Smith & Nepphew Secura [2]. Tại Việt
Nam, đa số các bệnh viện sử dụng oxide kẽm để ngăn ngừa và chữa trị. Tuy nhiên, gần
đây có nhiều khuyến cáo về chữa lành da liên quan đến việc cân bằng pH, tạo lớp bảo
vệ da nhưng vẫn đảm bảo da thơng thống khơng thấm ngược lên gạc và tã lót, ... và
quan trọng hơn là bảo vệ da không bị tổn thương như là sự ngăn ngừa và toàn vẹn làn
da hơn là sự chữa trị [13]. Trên thị trường Việt Nam có dung dịch CavilonTM chứa
hoạt chất dimethicone, nước, dicapryladipate, coconut oil, PPG stearyl ether,
dipropylene, acrylate terpolymer, paraffin, magnesium sulphate, propylparaben,...
được nhiều tài liệu ghi nhận tính hiệu quả cao trong việc cân bằng pH và giúp ngăn
ngừa hiện tượng viêm da do dịch tiết không tự chủ của người già, trẻ sơ sinh, người
bệnh, cụ thể: theo tổng quan tài liệu [16] báo cáo CavilonTM an toàn và hiệu quả trong
ngăn ngừa và chữa trị với 100% người bệnh kiểm sốt tình trạng da và gần như 0%
người bệnh bị loét, đối với Cavilon No Sting Barrier Film sau 4 tuần chữa trị có 64%
người bệnh có hiệu quả tốt hơn là 48% thấy có cải thiện tình trạng da với sự trợ giúp
của Zinc oxide.


Ngăn ngừa loét là công việc thường ngày của người làm cơng tác chăm sóc người
bệnh [1]và nếu khi người bệnh bị tổn thương da ở mức độ hai, ba nhiều khả năng
người bệnh sẽ bị nhiễm nấm, tình trạng này sẽ làm tăng gánh nặng cho điều trị[9]. Để
điều dưỡng có kiến thức đầy đủ lựa chọn dung dịch phù hợp đem lại hiệu quả cao, chất
lượng lành tốt, thẩm mỹ là vấn đề cần nhiều bằng chứng khoa học hướng dẫn thực

hành.
Nhằm tìm kiếm minh chứng về hiệu quả của CavilonTM (Durable Barrier Cream),
nhóm nghiên cứu chúng tơi tiến hành đánh giá tác dụng trên người bệnh nặng có tiêu
tiểu khơng tự chủ sử dụng trong phịng ngừa và điều trị.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung:
Đánh giá hiệu quả của CavilonTM trong việc bảo vệ và ngăn ngừa sự tổn thương
da do các chất bài tiết không tự chủ.
Mục tiêu cụ thể:
1. Đánh giá tác dụng của CavilonTM trong việc bảo vệ và ngăn ngừa sự tổn thương
da do các chất bài tiết không tự chủ theo thời gian.
2. Mơ tả cảm giác của điều dưỡng chăm sóc khi sử dụng CavilonTM.


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Viêm da do các chất bài tiết không tự chủ (Icontinence Associated
Dermatitis (IAD)
Hiện tượng viêm da do các chất bài tiết không tự chủ được Gray (2007)[11][12]
khái niệm khi vùng da thường xuyên tiếp xúc với dịch phân, nước tiểu thì hàng rào cấu
trúc da bị phá hủy và giảm chức năng bảo vệ, độ cân bằng pH bị thay đổi, vì vậy da bị
hư tổn nếu không nhận ra sớm và can thiệp kịp thời thì vùng da đó sẽ tiến triển đến
tình trạng xấu hơn. Những thuật ngữ trước đây trước đây thường hay sử dụng để mơ tả
tình trạng viêm da do các chất bài tiết không tự chủ như viêm da vùng sinh dục, tổn
thương da vùng sinh dục, tổn thương da, tổn thương da do ẩm ướt…
Tình trạng viêm da do các chất bài tiết không tự chủ cũng tăng dần theo loại chất
bài tiết. Nếu chất bài tiết là nước tiểu thì nguy cơ thấp hơn là phân đóng khn kèm
nước tiểu và nguy cơ cao nhất là tình trạng người bệnh đi tiêu phân lỏng, có hoặc
khơng có kèm nước tiểu [3].
Tình trạng viêm da do các chất bài tiết không tự chủ nếu phát hiện và can thiệp
sớm sẽ đem lại hiệu quả cao. Nhưng nếu can thiệp không kịp thời sẽ đem đến những

hậu quả cho người bệnh như đau rát, nhiễm trùng thứ phát, lt, tăng chi phí điều
trị…[5][7][14]
Những yếu tố góp phần hình thành IAD như tình trạng nặng của bệnh, trẻ em,
người bệnh sa sút trí tuệ, béo phì, vệ sinh kém, người bệnh nằm bất động…[5][7]
Có hai cách phân loại IAD
Cách 1:
Mức độ

Nhẹ

Dấu hiệu

Da đỏ nhẹ
Da còn nguyên vẹn
Đỏ da nhiều

Vừa

Bờ khơng rõ
Có thể có hồng ban
Da cịn ngun vẹn


Da đỏ nhiều
Ban đỏ
Nặng

Có thể có bóng nước
Tổn thương da vùng bì,
thượng bì


Cách 2:
Mức độ

Nguy cơ

Dấu hiệu

Khơng đỏ da
Da ngun vẹn
Da đỏ nhưng vẫn cịn

Mức độ 1
(nhẹ)

ngun vẹn
Ban đỏ
Có thể có phù
Da đỏ và trợt

Mức độ 2
(vừa và nặng)

Ban đỏ
Có thể có phù
Có thể có nhiễm trùng da

Cơng cụ đánh giá nguy cơ gây viêm da PAT
3


2

1

Phân lỏng +/-

Phân mềm +/-

Phân khuôn +/-

nước tiểu

nước tiểu

nước tiểu

Thời gian tiếp xúc

Thay tã/ đồ vải ít

Thay tã/ đồ vải ít

Thay tã/ đồ vải ít

với chất bài tiết

nhất mỗi 2 giờ

nhất mỗi 8 giờ


hoặc hơn mỗi 8

Độ kích ứng da

giờ
Độ tồn vẹn/ tình

Da có trầy xướt

Nổi ban/viêm da

Da toàn vẹn/ sạch

trạng da

+/- viêm da

+/-nấm da

sẽ


Các yếu tố phụ:
thiếu hụt albumin,

Có kèm trên 3
yếu tố nguy cơ

Có kèm 2 yếu tố


0-1 yếu tố nguy

nguy cơ



kháng sinh, đang
duy trì dinh dưỡng
qua ống thơng,…

Cần đánh giá tình trạng da ít nhất 1 lần/ngày, kết hợp với các biện pháp đánh giá
và phòng ngừa loét
Phòng ngừa và quản lý IAD [3], bao gồm hai can thiệp quan trọng:
(1) Quản lý tình trạng bài tiết khơng tự chủ nhằm giảm hoặc loại trừ sự tiếp xúc
với dịch phân và nước tiểu; giảm nguy cơ của loét tì đè phải kiểm sốt tình
trạng bài tiết khơng tự chủ mỗi 3-4 lần trong ngày nếu người bệnh có nguy cơ
tiến triển độ 1-2 và 9-10 lần/ ngày khi người bệnh có nguy cơ thành độ 3-4
(2) Thực hiện chăm sóc cấu trúc da, duy trì cân bằng độ pH của da
1.2. Các nghiên cứu đã được thực hiện
Hiện tại ở Việt Nam chúng tôi chưa ghi nhận được nghiên cứu về phòng ngừa và
điều trị viêm da cho các chất bài tiết không tự chủ. Nhưng trên thế giới chúng tôi có
ghi nhận được một số nghiên cứu sau:
Năm 2017, tác giả Evans E and Gray M, trong nghiên cứu “What Interventions
Are Effective for the Prevention and Treatment of Cutaneous Candidiasis”, kết quả
cho thấy nếu khi người bệnh bị tổn thương da ở mức độ hai, ba nhiều khả năng người
bệnh sẽ bị nhiễm nấm, tình trạng này sẽ làm tăng gánh nặng cho điều trị[9].
Năm 2014, tác giả Rueda Lopez J, Arboix I, Perejamo M và cộng sự báo cáo
CavilonTM an toàn và hiệu quả trong ngăn ngừa và chữa trị với 100% người bệnh kiểm
sốt tình trạng da và gần như 0% người bệnh bị loét, đối với Cavilon No Sting Barrier
Film sau 4 tuần chữa trị có 64% người bệnh có hiệu quả tốt hơn và 48% thấy có cải

thiện tình trạng da với sự trợ giúp của Zinc oxide [16]
Theo tác giả Demarre, J Adv Nurs (2014), ghi nhận 44% người bệnh có tình
trạng IAD phát triển thành loét [8]
Năm 2014, tác giả Campbell J và cộng sự cũng ghi nhận, những tai biến do tình
trạng bài tiết không tự chủ chiếm từ 3.4% đến 93%, trong đó 42% tổn thương vừa và


nặng [7] và tác giả Bliss DZ và cộng sự (2011), ghi nhận tai biến do tình trạng bài tiết
khơng tự chủ tại các khoa ICU chiếm từ 36% đến 93% [5].
Năm 2013, tác giả Bores J, ghi nhận da không được bảo vệ tốt sẽ bị tổn thương
đặt biệt trên vùng da có sử dụng thơng tiểu, túi chứa phân, ống thơng trực tràng[6].
1.3. Giới thiệu tóm tắt về địa bàn nghiên cứu
Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh là Bệnh viện cơng lập, đa
khoa, hoạt động theo mơ hình kết hợp Trường –Viện nhằm nâng cao chất lượng và
hiệu quả trong trong công tác khám chữa bệnh, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Tại cơ
sở 1 của bệnh viện có hơn 800 giường bệnh trong đó có 19 khoa lâm sàng, tại các khoa
lâm sàng phần lớn là người bệnh lớn tuổi, có phân cấp chăm sóc cấp 1 và cấp 2. Ở
những phịng bệnh nặng tại các khoa: Hồi sức tích cực, Chấn thương chỉnh hình,

Ngoại Thần kinh, Nội Thần kinh, Ngoại Gan Mật Tụy và Nội Tim mạch số
lượng người bệnh nặng, nằm bất động nhiều vì vậy tình trạng viêm da do các
chất bài tiết không tự chủ cao.


Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
 Dân số nghiên cứu: người bệnh nặng có sử dụng tã
 Tiêu chuẩn chọn vào:
Người bệnh trong tình trạng nặng và có sử dụng tã chứa các chất bài tiết khơng tự
chủ, được gia đình người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu

 Tiêu chuẩn loại ra: người bệnh có bệnh lý đi kèm: dị ứng da, tiểu đường…
2.2. Thiết kế nghiên cứu: Bán can thiệp (Quasi – Experiment)
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
 Thời gian: từ ngày 01 tháng 3 đến ngày 31 tháng 7 năm 2017
 Địa điểm:
Tại các phòng bệnh nặng của các khoa: Hồi sức tích cực, Chấn thương chỉnh
hình, Ngoại Thần kinh, Nội Thần kinh, Ngoại Gan Mật Tụy và Nội Tim mạch
2.4. Phương pháp chọn mẫu
 Chọn mẫu thuận tiện


Trước khi tiến hành nghiên cứu, chúng tơi lựa chọn một nhóm Điều dưỡng

trong nhóm chăm sóc vết thương, tập huấn kiến thức về IAD và cách thức thu thập số
liệu.
 Mô tả chi tiết chọn mẫu: Tất cả người bệnh nhập viện trong thời gian lấy mẫu,
có tình trạng tiêu tiểu qua tã, tình trạng da lành có nguy cơ IAD hoặc bị tổn thương da
do IAD.
2.5. Phương pháp thu thập số liệu
 Phương pháp: quan sát và phát vấn
 Ngày đầu tiên ĐD sẽ ghi nhận tình trạng da của NB, sau đó ĐD vệ sinh da
những vùng nguy cơ IAD sạch sẽ, lau khơ, sau đó bơi 1 lớp mỏng CavilonTM , bôi lặp
lại mỗi 6-8 giờ. Những ngày sau, trước khi vệ sinh da cho NB, ĐD sẽ nhận định lại
tình trạng da hoặc tình trạng tổn thương do IAD. Mỗi ngày ĐD điền thông tin ghi nhận
được vào phiếu khảo sát và trả lời bộ câu hỏi phát vấn.
2.6. Công cụ thu thập số liệu
Công cụ thu thập số liệu do nhóm nghiên cứu thiết kế. Bảng khảo sát được chia
làm hai phần: Phần 1, thu thập thông tin về người bệnh (thơng tin hành chính và thơng



tin về sản phẩm CavilonTM sau sử dụng) gồm: tuổi, giới tính, số ngày nằm viện, BMI,
tổng trạng, tình trạng dinh dưỡng, tri giác, mức độ hoạt động thể chất, khả năng thay
đổi và kiểm sốt tư thế, tình trạng bài tiết, tình trạng da, mơi trường xung quanh da,
tình trạng tuần hồn tại chỗ, giúp dịch tiết dễ thốt hơn, cảm giác khi sử dụng dung
dịch, sự ảnh hưởng của dung dịch đến tác dụng của băng dán vết thương, sự kích ứng
khi sử dụng dung dịch, mức độ thấm ngược của dung dịch vào tã, băng dán. Phần 2,
cảm nhận của nhân viên chăm sóc gồm: dung dịch sử dụng dễ dàng, CavilonTM có hiệu
quả trong việc tạo độ ẩm, giúp thốt dịch tốt, CavilonTM có hiệu quả trong việc hỗ trợ
và ngăn ngừa hăm đỏ, CavilonTM có hiệu quả trong việc bảo vệ da khỏi sự kích ứng
của băng dán vết thương.
2.7. Các biến số nghiên cứu
 Biến định lượng: tuổi, tổng số ngày nằm viện, tồng số ngày sử dụng sản phẩm.
 Biên định danh: Giới tính, BMI, tình trạng dinh dưỡng, tri giác, mức độ hoạt
động thể chất, khả năng thay đổi và kiểm soát tư thế, tình trạng bài tiết, tình trạng da,
mơi trường xung quanh da, tình trạng tuần hồn tại chỗ, giúp dịch tiết dễ thoát hơn,
cảm giác khi sử dụng dung dịch, sự ảnh hưởng của dung dịch đến tác dụng của băng
dán vết thương, sự kích ứng khi sử dụng dung dịch, mức độ thấm ngược của dung dịch
vào tã, băng dán, dung dịch sử dụng dễ dàng, CavilonTM có hiệu quả trong việc tạo độ
ẩm, giúp thoát dịch tốt, CavilonTM có hiệu quả trong việc hỗ trợ và ngăn ngừa hăm
đỏ, CavilonTM có hiệu quả trong việc bảo vệ da khỏi sự kích ứng của băng dán vết
thương.
2.8. Phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để nhập liệu, chạy thử và làm sạch số liệu. Sau
đó thống kê và phân tích các kết quả nghiên cứu.
Các biến định lượng áp dụng phân tích mơ tả để tính giá trị trung bình, giá trị
lớn nhất, giá trị nhỏ nhất và độ lệch chuẩn.
Các biến định tính áp dụng phương pháp mơ tả đề tính tần số và phần trăm.
2.9. Kiểm soát sai lệch
Để ĐD tham gia nghiên cứu nhận định đúng về IAD, chúng tôi tập huấn về kiến
thức IAD và cách thu thập số liệu.

Tập huấn về cách sử dụng sản phẩm CavilonTM


2.10. Đạo đức nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu được giải thích về mục đích và nội dung nghiên cứu trước
khi tiến hành nghiên cứu. Nghiên cứu chỉ thực hiện khi NB (hoặc người nhà NB)
đồng ý tham gia nghiên cứu.


Chương 3. KẾT QUẢ
Sau khi sử dụng CavilonTM cho 31 NB có sử dụng tã trong thời gian nằm viện
nhằm ngăn ngừa và điều trị viêm da do các chất bài tiết khơng tự chủ, trong đó có 11
NB có tình trạng da tồn vẹn và 20 NB có tình trạng viêm da hoặc bong tróc lớp biểu
bì, kết quả khảo sát như sau:

3.1. Thông tin người bệnh
Bảng 3.1.1. Thông tin chung về người bệnh
Nội dung

Tần số (n)

Tỷ lệ (%)

Nữ

22

71

Nam


9

29

TB (ĐLC)a

Giới tính

Tuổi

64 (30.9)

Ngày nằm viện thứ

23 (23.7)

Tổng số ngày sử dụng

9 (5.5)

BMI
Dưới 18,5

5

16.1

18,5-23


7

22.6

23-25

4

12.9

Trên 25

6

19.4

Khơng đánh giá

9

29.0

Tốt

0

0.0

Khá


11

35.5

Trung bình

10

32.3

Nghèo nàn

6

19.4

Khơng đánh giá

4

12.9

Tình trạng dinh dưỡng

a

TB (ĐLC): Trung bình (Độ lệch chuẩn)

Nhận xét: 71%, NB có số tuổi trung bình là 64 tuổi, BMI mức trung bình chiếm 23%;
tình trạng dinh dưỡng ở mức trung bình (chiếm 32%) và khá (chiếm 36%).



Bảng 3.1.2. Tình trạng tri giác của người bệnh



22.6%

Lú lẫn

6.5%

Lơ mơ

16.1%

Tỉnh táo

54.8%

Nhận xét: 45.2% người bệnh có tình trạng tri giác mê, lú lẫn, lơ mơ
Bảng 3.1.3. Khả năng thay đổi tư thế của người bệnh
Bất động

35.5 %

Giới hạn
nhiều

58.1 %


Giới hạn
ít

3.2 %

Khơng
giới hạn

3.2 %

Nhận xét: 58.1% NB bị giới hạn nhiều trong việc tự thay đổi tư thế và 35.5% NB phải
nằm bất động.


Bảng 3.1.4. Tình trạng bài tiết của người bệnh

Tiểu qua tã

45.2%

Tiểu qua ống thông
Tự chủ
Không tự chủ

22.5%

6.5%

25.8%


Nhận xét: 45.2% NB tiêu tiểu qua tả và 25.8% NB tiêu tiểu không tự chủ
Bảng 3.1.5. Tình trạng da của người bệnh

Bong tróc lớp biểu bì

Viêm da

38.7 %

19.4 %

Tồn vẹn

41.9 %

Nhận xét: 58.1% NB có tình trạng tổn thương da (19.4% viêm da, 38.7% bong tróc lớp
biểu bì) và 41.9% NB có tình trạng da toàn vẹn.


Bảng 3.1.6. Môi trường xung quanh người bệnh
Rất ẩm ướt

3.3%

Thường ẩm ướt

41.9%

Đôi khi bị ẩm ướt

Da được giữ khô ráo

54.8%
0

Nhận xét: 45.2% môi trường xung quanh NB thường xuyên ẩm ướt
3.2. Hiệu quả của CavilonTM trong phòng ngừa và điều trị tổn thương da
Bảng 3.2.1. Hiệu quả sử dụng CavilonTM trong phịng ngừa tổn thương da
Tình trạng thay đổi da trên NB có tình trạng da tồn vẹn
120
100
Tồn vẹn da

%

80
60

Viêm da

40
20

Bong tróc lớp biểu bì

0
0

5


10

Ngày sử dụng

15

20

25

CavilonTM

Nhận xét: 100% NB có da tồn vẹn khơng bị tổn thương thêm trong thời gian sử dụng
CavilonTM để phòng ngừa viêm da do các chất bài tiết không tự chủ.


Bảng 3.2.2. Hiệu quả sử dụng CavilonTM trong điều trị tổn thương da

Ngày 20
Ngày 14
Ngày 10
Ngày 7
Ngày 5
Ngày 3
Ngày 1
0

20

Toàn vẹn


40

60

80

100

Bong tróc lớp biểu bì

Viêm da

120

Mất mẫu (NB XV)

Cải thiện tình trạng da từ bong tróc tế bào và viêm da
3.5
3

3

3

3

3

3


3

3

3

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2


2

2

2

2

2

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1


1

1

1

1

1

2.5
2

2

2

1.5
1
0.5
0

Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày
1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

3. Bong tróc lớp biểu bì

2.Viêm da

1.Tồn vẹn da

Nhận xét: Tình trạng bong tróc lớp biểu bì giảm dần theo thời gian sử dụng dung dịch
CavilonTM để hỗ trợ điều trị từ 38.7% (ngày 1) còn 6.5% (ngày 7) và 0% (ngày 10);
tình trạng viêm da cũng cải thiện từ 19.4% cịn 3.2% và khơng có tình trạng da tổn
thương thêm sau khi sử dụng CavilonTM.


3.3. Cảm nhận của điều dưỡng khi sử dụng CavilonTM
Bảng 3.3.1. CavilonTM giúp dịch tiết dễ thốt hơn

Khơng đánh giá


16.1%

Rất đồng ý

9.7%

Đồng ý

54.8%

Không đồng ý

19.4%

Nhận xét: 80.6% ĐD đồng ý CavilonTM giúp dịch tiết dễ thốt hơi.
Bảng 3.3.2. Sự kích ứng khi sử dụng dung dịch CavilonTM

Rất dễ kích ứng

0

Kích ứng

0

Hơi kích ứng

0


Hồn tồn khơng

100%

Nhận xét: 100% ĐD ghi nhận khơng có kích ứng da khi sử dụng dung dịch CavilonTM.


Bảng 3.3.3. Mức độ thấm ngược của dung dịch CavilonTM vào tã, băng dán

Rất nhiều

0

Khá nhiều

0
9.7

Một ít

90.3

Hồn tồn khơng

0

20

40


60

80

100

Nhận xét: 90.3% ĐD ghi nhận hồn tồn khơng có sự thấm ngược của dung dịch
CavilonTM vào tã, băng dán.
Bảng 3.3.4. Cảm giác của Điều dưỡng khi sử dụng dung dịch CavilonTM
Rất nhờn, rít

0.0%

Khá nhờn, rít

9.7%

Hơi nhờn, rít

35.5%

Thoải mái

54.8%
0

10

20


30

40

50

60

Nhận xét: 54,8% Điều dưỡng có cảm giác thoải mái khi sử dụng dung dịch CavilonTM,
có 35.5% cảm thấy dung dịch hơi nhờn, rít và 9.7% khá nhờn, rít.


Trước sử dụng

Sau sử dụng 7 ngày

Sau sử dụng 14 ngày


Chương 4. KẾT LUẬN
Tình trạng người bệnh nặng, phải nằm tại chỗ, tiêu tiểu, bài tiết qua tã dẫn đến
tình trạng tổn thương da rất hay thường gặp tại các phòng bệnh nặng của các khoa
hoặc tại khoa Hồi sức tích cực. Ngồi ra, một số yếu tố thuận lợi khác như tuổi, tri
giác, môi trường xung quanh người bệnh... cũng góp phần làm tăng tình trạng tổn
thương da cho người bệnh.
CavilonTM an toàn và hiệu quả trong việc ngăn ngừa và chữa trị với 100% người
bệnh được kiểm soát da và 0% người bệnh bị loét [16]. Trong nghiên cứu của chúng
tôi cũng ghi nhận 100% người bệnh không bị dị ứng da sau khi sử dụng CavilonTM.
Các trường hợp sử dụng CavilonTM để phịng ngừa đều khơng ghi nhận có trường hợp
nào bị tổn thương da hoặc loét và các trường hợp sử dụng CavilonTM để hỗ trợ điều trị

tình trạng viêm da, bong tróc lớp biểu bì thì có sự cải thiện tốt, tình trạng bong tróc lớp
biểu bì ghi nhận ngày đầu sử dụng là 38.7% giảm cịn 0% sau 1 tuần sử dụng, tình
trạng viêm da cũng cải thiện từ 58.1% còn 3.2%, phù hợp với nghiên cứu của tác giả
Rueda Lopez J sau 4 tuần chữa trị có 64% có hiệu quả tốt.
Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng ghi nhận Điều dưỡng cảm thấy thoải mái
khi sử dụng dung dịch CavilonTM (chiếm 54.8%), dung dịch cũng dễ dàng sử dụng
(chiếm 70%) và nhận thấy CavilonTM có hiệu quả trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều
trị tình trạng viêm da trên người bệnh có tình trạng tiêu tiểu, bài tiết khơng tự chủ
(chiếm 71.0%).


×