Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

nghiên cứu đặc điểm và tiên lượng ngắn hạn hội chứng động mạch vành cấp ở bệnh nhân nữ cao tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (949 KB, 55 trang )

BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VÀ TIÊN LƢỢNG NGẮN HẠN
HỘI CHỨNG ĐỘNG MẠCH VÀNH CẤP
Ở BỆNH NHÂN NỮ CAO TUỔI

Chủ nhiệm đề tài: TS.BS. NGUYỄN VĂN TÂN
ThS.BS. NGUYỄN THỊ MỘC TRÂN

Tp. HỒ CHÍ MINH – 05/2018


BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VÀ TIÊN LƢỢNG NGẮN HẠN
HỘI CHỨNG ĐỘNG MẠCH VÀNH CẤP
Ở BỆNH NHÂN NỮ CAO TUỔI

Chủ nhiệm đề tài

Tp. HỒ CHÍ MINH – 05/2018



DANH SÁCH THAM GIA NGHIÊN CỨU

1. ThS.BS. Nguyễn Thị Mộc Trân

2. TS. Nguyễn Văn Tân


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG - HÌNH

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1
2

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 3
1.1. Giải phẫu hệ ĐMV ...............................................................................................3
1.2. Hội chứng động mạch vành cấp ............................................................... ..4
1.3. Hội chứng ĐMV cấp ở ngƣời cao tuổi ......................................................6
1.4. Hội chứng ĐMV cấp ở phụ nữ ................................................................. 10
1.5. Các biến chứng của CTMVQD ................................................................ 13
1.6. Các yếu tố nguy cơ của CTMVQD .......................................................... 15
1.7. Tình hình mắc bệnh HCDDMVC ở bệnh nữ ........................................... 16
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................20

2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................20
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................20
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................. 26
3.1. Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu ................................................... 26
3.2 Tiên lƣợng ngắn hạn sau CTMVQD ......................................................... 30
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ..................................................................................... 32
4.1. Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu ............................................................ 32
4.2. Tiên lƣợng ngắn hạn HCĐMVC ở bệnh nhân nữ cao tuổi trong thời gian nằm
viện và sau 6 tháng đƣợc CTMVQD ....................................................................... 37
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 39
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TIẾNG VIỆT
Cụm từ

Ý nghĩa

BMV

Bệnh mạch vành

CTMVQD

Can thiệp mạch vành qua da

ĐMV


Động mạch vành

ĐTĐ

Đái tháo đƣờng

HCĐMVC

Hội chứng động mạch vành cấp

NCT

Ngƣời cao tuổi

NMCT

Nhồi máu cơ tim

THA

Tăng huyết áp

YTNC

Yếu tố nguy cơ

TIẾNG ANH
Cụm từ


Chữ viết tắt

Ý nghĩa

LM

Left main

Thân chung động mạch vành trái

LAD

Left anterior descending

Động mạch liên thất trƣớc

LCx

Left circumflex

Động mạch vành mũ


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1.Phân loại nguy cơ tim mạch ở phụ nữ theo khuyến cáo của Hội Tim Hoa
Kỳ có cập nhật năm 2011 .......................................................................................... 10
Bảng 3.2. Phân bố theo tuổi ...................................................................................... 26
Bảng 3.3. Yếu tố nguy cơ tim mạch .......................................................................... 26
Bảng 3.4. Đặc điểm đau ngực .................................................................................. 27

Bảng 3.5. Thể bệnh HCĐMVC ................................................................................. 27
Bảng 3.6. Tình huống can thiệp ................................................................................ 27
Bảng 3.7. Giá trị 1 số cận lâm sàng trƣớc và sau can thiệp ...................................... 28
Bảng 3.8.Phân bố số nhánh ĐMV tổn thƣơng .......................................................... 28
Bảng 3.9. Phân bố hình thái tổn thƣơng ĐMV ......................................................... 29
Bảng 3.10. Tỉ lệ sống còn trong thời gian nằm viện theo phân bố tuổi .................... 30
Bảng 3.11. Tỉ lệ sống còn trong thời gian nằm viện theo phân bố thể bệnh
HCĐMVC ................................................................................................................. 30
Bảng 3.12. Biến cố tim mạch nặng trong vòng 6 tháng sau can thiệp ...................... 30
Bảng 4.13. So sánh tuổi trung bình với các nghiên cứu khác ................................... 32
Bảng 4.14. So sánh tỉ lệ THA với các nghiên cứu khác ........................................... 32
Bảng 4.15. So sánh tỉ lệ RLLM với các nghiên cứu khác ........................................ 33
Bảng 4.16. So sánh tỉ lệ ĐTĐ với các nghiên cứu khác ........................................... 33
Bảng 4.17. Tỉ lệ bệnh nhân nữ đƣợc CTMVQD so với các nghiên cứu khác .......... 36
Bảng 4.18. Số lƣợng nhánh ĐMV bị tổn thƣơng so với các nghiên cứu khác ......... 37

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1 Giải phẫu động mạch vành ..................................................................... 3


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay bệnh động mạch vành (ĐMV) là một trong những nguyên nhân
chính gây tử vong trên thế giới, với hơn 4,5 triệu trƣờng hợp tử vong mỗi năm,
chiếm tỷ lệ khoảng 35,2%, trong đó HCĐMVC đứng hàng đầu[30]. Trong khi tỉ lệ
tử vong do bệnh tim mạch ở nam đang có xu hƣớng giảm trong thập kỷ qua thì tỉ lệ
tử vong ở nữ vẫn tiếp tục tăng lên mỗi năm[26]. Với sự gia tăng của tuổi thọ thì tuổi
trung bình của bệnh nhân HCĐMVC đang ngày càng tăng lên. Cao tuổi là yếu tố dự

đoán tử vong ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp[54]. Khoảng 1/3 phụ nữ trên 65 tuổi
mắc bệnh động mạch vành[32]. Càng cao tuổi thì tỉ lệ bệnh nhân nữ mắc HCĐMVC
càng gia tăng: 17% trƣờng hợp đối với < 55 tuổi, tăng lên 56% khi tuổi ≥ 85[54].
Triệu chứng bệnh động mạch vành cấp ở bệnh nhân nữ cao tuổi thƣờng khơng điển
hình nên dễ bị bỏ sót[15], [32]. Bệnh nhân NMCT cấp càng lớn tuổi càng ít đƣợc sử
dụng các phƣơng pháp điều trị xâm lấn. Trong đó, bệnh nhân nữ ít đƣợc điều trị can
thiệp mạch vành qua da hơn so với nam giới[23], [54]. Những cơng trình nghiên
cứu trƣớc đây cho thấy can thiệp xâm lấn trên bệnh nhân nữ có HCĐMVC thƣờng
mang lại lợi ích thấp hơn so với nam giới. Tuy nhiên, nghiên cứu ở Ý năm 2015 cho
thấy những bệnh nhân nữ không đƣợc can thiệp động mạch vành thì tỉ lệ tử vong
cao gấp 3 lần tại thời điểm nhập viện cũng nhƣ sau 1 năm[23].
Tại Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu về HCĐMVC ở bệnh nhân cao tuổi,
đặc biệt là nữ giới cịn chƣa đƣợc quan tâm nhiều, nên chúng tơi thực hiện đề tài
này nhằm các mục tiêu sau:

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


2

1. Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu đặc điểm và tiên lƣợng ngắn hạn HCĐMVC ở bệnh nhân nữ cao
tuổi.
2. Mục tiêu chuyên biệt:
2.1Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng HCĐMVC ở bệnh nhân nữ
cao tuổi.
2.2Đánh giá hiệu quả ngắn hạn của can thiệp động mạch vành qua da trên
bệnh nhân nữ cao tuổi có HCĐMVC.
.


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIẢI PHẪU HỌC HỆ ĐỘNG MẠCH VÀNH


3

Giải phẫu ĐMVbình thƣờng bao gồm ĐMV phải và ĐMV trái, xuất phát từ
xoang Valsalva tại gốc động mạch chủ và chạy trên bề mặt của tim (giữa cơ tim và
ngoại tâm mạc).

Hình 1.1. Giải phẫu động mạch vành
(Nguồn: Murphy JG and Wright RS, 2007) [47]
1.1.1. Động mạch vành trái
ĐMV trái bao gồm:
Thân chung ĐMV trái (LM): Xuất phát từ xoang vành trƣớc trái của động
mạch chủ và thƣờng sẽ chia thành nhánh liên thất trƣớc và nhánh mũ. Trong một số
ít trƣờng hợp thân chung sẽ chia thành 3 nhánh bao gồm nhánh trung gian ở giữa 2
nhánh liên thất trƣớc và nhánh mũ. Nhánh liên thất trƣớc chạy trong rãnh liên thất
trƣớc và cho ra một số nhánh vách hay nhánh xuyên để nuôi vách liên thất và một
số nhánh chéo để nuôi thành trƣớc bên trái và thƣờng tận cùng ở vùng mỏm.
Động mạch liên thất trước (LAD) : Chạy trong rãnh liên thất trƣớc hƣớng về
mỏm tim. Động mạch liên thất trƣớc cho ra các nhánh gần vng góc với nó đi
xun vào vách liên thất nuôi dƣỡng phần lớn cơ vùng vách liên thất gọi là các
nhánh vách và cho các nhánh chéo đi về phía trƣớc bên để ni phần cơ trƣớc bên


4

thất trái.Khoảng 90% trƣờng hợp động mạch liên thất trƣớc cho ra từ 1 - 3 nhánh
chéo, còn nhánh vách thay đổi số lƣợng và kích thƣớc tùy mỗi cá thể.

Động mạch vành mũ (LCX): Chạy trong rãnh nhĩ thất trái và cho một số nhánh
bờ nuôi thành bên thất trái. Một số cơ sở gọi nhánh bờ đầu tiên là nhánh chéo bên
cao và các nhánh kế tiếp là nhánh bên hay bên sau tùy theo vùng phân bố. Ở những
bệnh nhân mà nhánh mũ chiếm ƣu thế nó sẽ tiếp tục vòng ra rãnh nhĩ thất sau và
cho nhánh xuống sau[4].
1.1.2. Động mạch vành phải
Xuất phát từ xoang vành phải của động mạch chủ và chạy dọc theo rãnh nhĩ
thất cho ra các nhánh nhĩ nuôi nhĩ phải và nhánh bờ nuôi thất phải. Nhánh đầu tiên
xuất phát từ ĐMV phải là nhánh chóp ni buồng thốt thất phải, 50% các trƣờng
hợp nhánh này có lỗ xuất phát riêng ở xoang vành phải. ĐMV phải cho nhánh nuôi
nút xoang trong 60% trƣờng hợp (40% các trƣờng hợp còn lại nhánh xoang xuất
phát từ nhánh nhĩ của động mạch mũ). Trong trƣờng hợp ĐMV phải chiếm ƣu thế,
nó sẽ phân ra nhánh xuống sau ở đoạn xa.Thuật ngữ ƣu thế chỉ ĐMV nào cho ra
nhánh xuống sau và nhánh nuôi thành sau thất trái. Trong 85% trƣờng hợp ĐMV
phải chiếm ƣu thế, 8% trƣờng hợp ĐMV mũ chiếm ƣu thế và 7% các trƣờng hợp là
cân bằng[4].
1.2HỘI CHỨNG ĐỘNG MẠCH VÀNH CẤP
1.2.1 Định nghĩa
Bệnh xơ vữa động mạch gần nhƣ là nguyên nhân của hầu hết bệnh nhân
NMCT cấp.Vỡ hoặc nứt mảng xơ vữa sẽ dẫn đến hoạt hóa, kết tập tiểu cầu và hình
thành huyết khối. Huyết khối đi vào lòng mạch dẫn đến mất cân bằng cán cân cung
- cầu oxy. Nếu huyết khối gây tắc, bệnh nhân có thể xảy ra NMCT cấp STCL, ngoại
trừ cơ tim giàu tuần hồn bàng hệ. Nếu huyết khối khơng gây tắc, nhƣng làm nghẽn
một phần lòng mạch, bệnh nhân có thể đau thắt ngực khơng ổn định hoặc NMCT
cấp khơng STCL[9].
1.2.2 Tiêu chuẩn chẩn đốn


5


Nhồi máu cơ tim cấp đƣợc chẩn đoán theo Hiệp hội tim Châu Âu/ Hội tim và
Trƣờng môn tim Hoa Kỳ/ Liên đoàn tim thế giới[61] dựa vào các tiêu chuẩn sau:
 Phát hiện sự tăng và/hoặc giảm giá trị các chất đánh dấu tim (thƣờng là
Troponin) với ít nhất một giá trị trên 99% URL và với ít nhất một trong các tiêu
chuẩn sau:
o Triệu chứng của thiếu máu cục bộ.
o Thay đổi mới đáng kể của đoạn ST - T mới hoặc blốc nhánh trái mới xuất
hiện.
o Sự phát triển của sóng Q bệnh lý trên điện tâm đồ.
o Bằng chứng hình ảnh học của mất tế bào cơ tim mới hay rối loạn vận động
vùng mới.
o Xác định sự hiện diện của huyết khối trong lòng ĐMV thông qua chụp mạch
vành hoặc tử thiết.
 Đột tử do tim với các triệu chứng gợi ý của thiếu máu cục bộ cơ tim và thay
đổi mới của dấu hiệu thiếu máu cục bộ trên điện tâm đồ hoặc blốc nhánh trái mới
xuất hiện, tử vong xảy ra trƣớc khi lấy đƣợc mẫu máu xét nghiệm hoặc trƣớc khi
chất đánh dấu tim tăng lên trong máu.
 NMCT liên quan đến CTMV qua da: khi Troponin tăng > 5 lần 99% URL ở
bệnh nhân có giá trị Troponin nền bình thƣờng ≤ 99% URL hoặc giá trị Troponin
tăng > 20% nếu giá trị nền tăng lên và ổn định hoặc giảm. Ngồi ra, có triệu chứng
gợi ý thiếu máu cục bộ cơ tim hoặc biến đổi thiếu máu cục bộ mới trên điện tâm đồ
hoặc kết quả chụp mạch vành phù hợp với biến chứng hoặc bằng chứng hình ảnh
học của mất tế bào cơ tim mới hay rối loạn vận động vùng mới.
 NMCT liên quan với huyết khối trong stent phát hiện qua chụp mạch vành
hoặc tử thiết trong giai đoạn đầu của thiếu máu cục bộ cơ tim và giá trị của chất
đánh dấu tim tăng lên và/hoặc giảm với ít nhất một giá trị trên 99% URL.
 NMCT liên quan đến phẫu thuật bắc cầu ĐMV: khi giá trị chất đánh dấu tim
tăng > 10 lần 99% URL ở bệnh nhân có giá trị Troponin nền bình thƣờng ≤ 99%
URL. Ngồi ra, có sóng Q bệnh lý mới hoặc blốc nhánh trái mới hoặc kết quả chụp



6

mạch vành ghi nhận có tắc nghẽn cầu nối hoặc ĐMV mới hoặc bằng chứng hình
ảnh học của mất tế bào cơ tim mới hay rối loạn vận động vùng mới.
1.2.3 Đau thắt ngực khơng ổn định
ĐTNKƠĐ đƣợc xác định là một cơn đau thắt ngực (hoặc một triệu
chứng tƣơng đƣơng) có kèm ít nhất một trong ba đặc điểm sau [63]:
 Đau thắt ngực khi nghỉ: đau thắt ngực xảy ra lúc nghỉ và thƣờng kéo dài trên
20 phút.
 Đau thắt ngực mới xuất hiện: đau thắt ngực ít nhất ở mức CCS III.
 Đau thắt ngực tăng dần: đau thắt ngực tăng hơn về tần số, thời gian.
hay với ngƣỡng thấp hơn (tăng ít nhất một bậc theo phân loại CCS
so với trƣớc hoặc từ CCS III trở lên).
1.3 HỘI CHỨNG ĐỘNG MẠCH VÀNH CẤP Ở NGƢỜI CAO TUỔI
1.3.1Ảnh hƣởng của sự lão hóa đến xơ vữa động mạch ở ngƣời cao tuổi
Bệnh nhân cao tuổi bị HCĐMVC đa số là do rạn vỡ mảng xơ vữa ĐMV dẫn
đến hình thành huyết khối và tắc mạch. Lão hóa mạch máu đƣợc đặc trƣng bởi sự
thay đổi cấu trúc, chức năng chuyên biệt và thƣờng thúc đẩy xơ vữa động mạch. Có
3 yếu tố liên hệ chặt chẽ với nhau cho thấy sinh bệnh học lão hóa mạch máu dễ dẫn
đến xơ vữa động mạch ở ngƣời cao tuổi:
Thứ nhất là có sự tiếp xúc với nhiều stress về cơ học và chuyển hóa trong thời
gian dài: Đây là nguyên nhân đáng kể góp phần vào các bệnh lý liên quan đến tuổi.
Những stress này bao gồm sự tiếp xúc lặp đi lặp lại với lực xé và lực đập theo chu
kỳ mạch ở mức cơ học và những stress oxy hóa ở mức phân tử.
Lực xé kéo dài sẽ gây ra tổn thƣơng mạch máu và hình thành mảng xơ vữa,
đặc biệt tại các vị trí mạch máu chia đôi và các chỗ uốn cong. Với lực xé kéo dài,
các tế bào nội mạc có thể bị biến dạng và thay đổi các hoạt động nội bào. Đặc biệt,
các lực xé làm tăng tổng hợp nitric oxide – một enzyme tổng hợp NO - ở các tế bào
nội mạc (eNOS). Rối loạn chức năng nội mạc liên quan đến tuổi tác đƣợc đặc trƣng

bởi các động mạch giảm khả năng dãn ra nhằm đáp ứng tăng lƣu lƣợng máu. Các tế
bào nội mạc đóng một vai trị quan trọng trong mỗi giai đoạn của tiến trình xơ vữa


7

động mạch, bao gồm sự hình thành mảng xơ vữa, tiểu cầu bám dính và kết tập, di
chuyển và tăng sinh tế bào. Do vậy, rối loạn chức năng tế bào nội mạc đóng vai trị
quan trọng trong xơ vữa động mạch. Trong một vòng luẩn quẩn, xơ vữa động mạch
làm suy yếu hơn nữa chức năng tế bào nội mạc.
Tƣơng tự nhƣ stress cơ học (lực xé), stress sinh hóa học kéo dài cũng ảnh hƣởng
đến chức năng nội mạc bằng cách hoạt hóa các thụ thể cơ học, do đó chuyển đổi những
kích thích vật lý thành tín hiệu sinh hóa. Sự kéo căng mạch máu cũng kích thích phì đại
và tăng sinh tế bào cơ trơn mạch máu. Các tế bào cơ trơn này sẽ tổng hợp các thành
phần chất nền ngoại bào vô tổ chức. Các sức kéo căng cơ học cũng hoạt hóa chất này,
một số thì tăng sinh trong khi một số khác thì bị phá hủy. Hoạt động bất cân bằng của
các phân nhóm mmP gây bất lợi cho sự tái tạo mạch bao gồm xơ hóa làm tăng độ cứng
và giảm độ đàn hồi của mạch máu, càng làm tăng thêm lực xé và lực đập theo chu kỳ
mạch.
Ở mức độ phân tử, stress ơxy hóa gia tăng bởi các mẫu ơxy hóa phản ứng là
một thành phần của cả lão hóa mạch máu và xơ vữa động mạch. Tiếp xúc lâu dài
với các tác động ơxy hóa phản ứng dễ dẫn đến rối loạn chức năng tế bàovà mô tiến
triển, cuối cùng dẫn đến bệnh tật và tử vong. Các mẫu ôxy hóa phản ứng có liên
quan trong mọi giai đoạn sinh xơ vữa động mạch và mối liên quan này đƣợc thấy rõ
ở lão hóa mạch máu do ơxy hóa phản ứng. Sự ơxy hóa lipid cũng đƣợc thúc đẩy bởi
các mẫu ơxy hóa phản ứng và lần lƣợt kích thích nhiều giai đoạn sinh xơ vữa bao
gồm hoạt hóa các tế bào viêm, tế bào cơ trơn, giảm hoạt động tiểu cầu, phóng thích
cytokine, kích thích hoạt hóa hệ renin - angiotensin…
Thứ hai là do tích tụ: Theo tuổi tác, có sự tích tụ các sản phẩm phụ chuyển hóa
ở thành mạch máu gây ra các bất thƣờng về cấu trúc và chuyển hóa. Theo thời gian,

thành động mạch cũng tích tụ một lƣợng lớn collagen bình thƣờng và collagen bị
rối loạn chức năng, cũng nhƣ các sợi elastin vỡ và rách do tăng enzyme elastase.
Ngồi ra, q trình viêm nhiễm tái phát cũng gây xơ hóa mạch máu. Những thay đổi
này làm giảm độ đàn hồi động mạch theo lƣu lƣợng, dày lớp áo trong và tăng tính
thấm thành mạch. Sự thay đổi tính thấm màng tạo thuận lợi cho tăng sinh và di trú


8

của các tế bào cơ trơn từ lớp áo giữa đến lớp áo trong cũng nhƣ di trú của các tế bào
viêm và tế bào miễn dịch kích thích sinh xơ vữa.
Thành phần thứ ba liên quan tới tuổi gây xơ vữa động mạch là sự mài mòn:
giảm khả năng sửa chữa hoặc bù trừ sinh học để thích nghi với những thay đổi cấu
trúc, huyết động và phân tử theo tuổi. Các dạng lão hóa của tế bào tiền thân nội mạc
và tế bào nội mạc mạch máu đƣợc tìm thấy trong mảng xơ vữa động mạch là nhƣng
yếu tố thuận lợi sinh xơ vữa. Các yếu tố làm cho tế bào mạch máu lão hóa sớm thì
rất nhiều và liên quan tới sự mài mòn các thành phần tế bào cơ bản và các cơ chế
phân tử. Các yếu tố này bao gồm các rối loạn chức năng Telomere, sửa chữa hệ
thống AND bị lỗi, các rối loạn insulin và những tín hiệu AngiotensinII.
Các tế bào nội mạc mạch máu lão hóa đƣợc tìm thấy có gia tăng các phân tử
kết dính, các cytokin tiền viêm và giảm sản xuất NO. Lão hóa tế bào tiền thân nội
mạc liên quan với giảm hình thành mạch và suy yếu hệ thống sửa chữa mạch phức
tạp[3].
1.3.2 Đặc điểm lâm sàng HCĐMVC ở ngƣời cao tuổi
Biểu hiện lâm sàng HCĐMVC ở ngƣời cao tuổi (NCT) thƣờng khơng điển
hình nên dễ bị bỏ sót chẩn đốn. Tỉ lệ bệnh nhân NMCT có đau ngực giảm dần theo
tuổi, <50% bệnh nhân trên 80 tuổi bị NMCT cấp có đau ngực. Ngƣợc lại, khó thở là
triệu chứng thƣờng gặp và là biểu hiện đầu tiên thƣờng gặp nhất của những ngƣời trên
80 tuổi bị NMCT cấp.Hơn 50% ngƣời cao tuổi bị HCĐMVC biểu hiện khó thở là
triệu chứng chính.Tần suất các triệu chứng khơng điển hình (rối loạn tiêu hóa, mệt,

chống váng, ngất, lú lẩn và đột quỵ) cũng gia tăng theo tuổi và đến 20% bệnh nhân
trên 85 tuổi bị NMCT cấp có các dấu hiệu về thần kinh. Triệu chứng không điển hình,
các dấu hiệu mơ hồ nhƣ những than phiền khó chịu vùng ngực do cơ xƣơng, khó
chịu do liên quan đến đƣờng tiêu hóa trên, bệnh túi mật.Hơn nữa,các dấu hiệu có
thể bị trùng lấp bởi các bệnh lý đi kèm và những thay đổi sinh lý do lão hóa ở NCT.
Khơng có sự khác biệt rõ ràng về các triệu chứng thực thể ở NCTcó
HCĐMVC so với bệnh nhân trẻ tuổi. Biểu hiện lâm sàng của NMCT cấp có thể
khơng điển hình ở NCT nên thƣờng chẩn đốn bị chậm trễ hoặc bỏ sót làm ảnh


9

hƣởng đáng kể đến điều trị tái tƣới máu và tiên lƣợng bệnh. Có ít nhất 25% tất cả
trƣờng hợp NMCT cấp khơng đƣợc chẩn đốn (Framingham cohort) và tăng lên
60% ở ngƣời trên 85 tuổi.
Cùng với các thay đổi về triệu chứng học trong NMCT theo tuổi, tỉ lệ NMCT
―yên lặng‖ hoặc không ghi nhận trên lâm sàng cũng gia tăng theo tuổi, đặc biệt ở giới
nữ. Trong nghiên cứu Framingham, tỉ lệ NMCT không ghi nhận đƣợc tăng từ 25% ở
nam, 31% ở nữ trong độ tuổi 55-64 lên đến 32% và 46% ở những ngƣời trên 85 tuổi.
Một điều quan trọng là dữ liệu từ nghiên cứu Framingham và các nguồn khác đều cho
thấy tỉ lệ sống cịn lâu dài sau NMCT khơng ghi nhận đƣợc thì tƣơng đƣơng với những
trƣờng hợp NMCT ghi nhận đƣợc.
Các dấu hiệu lâm sàng liên quan đến NMCT cấp thì khơng đặc hiệu nhƣng có thể
bao gồm tiếng Gallop T3 hoặc T4, âm thổi mới của hở van hai lá hoặc các dấu hiệu của
sung huyết phổi hoặc ứ trệ tuần hoàn nhƣ ran ở phổi hoặc tĩnh mạch cổ nổi. Ở bệnh
nhân NMCT thất phải, có thể gặp dấu hiệu Kussmaul. Ngoài ra khám thực thể trong
NMCT cấp chủ yếu để loại trừ những nguyên nhân khác gây ra đau ngực nhƣ thuyên
tắc phổi, bóc tách động mạch chủ, tràn khí màng phổi tự phát, viêm màng ngồi tim,
viêm túi mật... và để đánh giá, phân tầng nguy cơ, phát hiện sớm các biến chứng của
NMCT cấp [27], [31], [39], [44].

1.3.3 Đặc điểm động mạch vành ở ngƣời cao tuổi
Cùng với sự lão hóa, ĐMV có khuynh hƣớng dãn và xoắn nhiều hơn có thê do
tác động của huyết động học. Tuần hồn bàng hệ cũng gia tăng về kích thƣớc theo tuổi,
nhƣng khơng rõ có hay khơng điều này độc lập với tình trạng xơ vữa động mạch.
Trong khi xơ vữa động mạch luôn luôn đƣợc xem là một tiến trình bệnh thì vơi hóa
Monckeberg (là tình trạng lắng đọng canxi ở lớp áo giữa của thành động mạch) có lẽ
đại diện cho một tiến trình thối hóa liên quan đến tuổi.Gần đây nó đƣợc thấy rất phổ
biến ở ngƣời rất cao tuổi và độc lập với giới. Ở mạch máu ngoại biên, nó có thể góp
phần làm gia tăng huyết áp tâm thu và kháng lực mạch [21].
1.4 HỘI CHỨNG ĐỘNG MẠCH VÀNH CẤP Ở PHỤ NỮ
1.4.1 Phân loại nguy cơtim mạch ở phụ nữ


10

Tháng

2

năm

2004

lần

đầu

tiên

Hội


Tim

Hoa

Kỳ

đƣa

ra

hƣớng dẫn phòng ngừa bệnh tim mạch ở phụ nữ. Hƣớng dẫn đƣa ra các tiêu chuẩn
nhằm phân tầng nguy cơ tim mạch cho nữ giới. Đến năm 2011,
Hội Tim Hoa Kỳ tiếp tục cập nhật bảng phân loại nguy cơ tim mạch
ở phụ nữ [46].
Bảng 1.1. Phân loại nguy cơ tim mạch ở phụ nữ theo khuyến cáo của Hội
Tim Hoa Kỳ có cập nhật năm 2011
Nguy cơ

Tiêu chuẩn
≥ 1 yếu tố sau:
 Có biểu hiện lâm sàng của bệnh ĐMV.
 Có biểu hiện lâm sàng của bệnh mạch máu ngoại biên.
 Có biểu hiện lâm sàng của bệnh mạch máu não.

Cao

 Phình động mạch chủ bụng.
 Bệnh thận giai đoạn cuối.
 Nguy cơ tim mạch 10 năm theo Framingham ≥ 10%.

 Đái tháo đƣờng.
≥ 1 YTNC chính của bệnh ĐMV bao gồm:
 Hút thuốc lá.
 Chế độ ăn kiêng kém.
 Khơng hoạt động thể lực.
 Béo phì, đặc biệt béo phì trung tâm.

Có nguy cơ

 Huyết áp tâm thu ≥ 120 hoặc huyết áp tâm trƣơng
≥ 80 mm Hg hoặc đƣợc điều trị THA.
 Cholesterol toàn phần ≥ 200 mg/dl hoặc HDL - C
< 50 mg/dl hoặc đƣợc điều trị rối loạn lipid máu.
 Tiền căn gia đình mắc BĐMV sớm xảy ra ở thế hệ
thứ nhất với < 65 tuổi đối với nữ, < 55 tuổi đối với
nam


11

 Hội chứng chuyển hóa.
 Bằng chứng xơ vữa động mạch dƣới lâm sàng (vơi
hóa ĐMV hoặc mảng xơ vữa hay dầy lớp nội mạch
động mạch cảnh).
 Khả năng gắng sức hạn chế hoặc nhịp tim bất
thƣờng trong và sau khi làm nghiệm pháp gắng sức.
 Bệnh mạch máu collagen tự miễn toàn thân (nhƣ
lupus hoặc viêm khớp dạng thấp).
 Tiền sử bị tiền sản giật, ĐTĐ thai kì hoặc THA do
thai kì.

 Cholesterol tồn phần < 200 mg/dl (khơng có điều
trị).
 Huyết áp < 120/80 mm Hg (khơng có điều trị).
 Đƣờng huyết lúc đói < 100 mg/dl (khơng có điều

Các yếu tố lý
tƣởng cho tim
mạch (tất cả các
yếu tố này)

trị).
 Chỉ số khối cơ thể < 25 kg/m2.
 Không hút thuốc lá.
 Hoạt động thể lực đạt đƣợc mục tiêu: ngƣời lớn >
20 tuổi : ≥ 150 phút /tuần với cƣờng độ trung bình
hoặc ≥ 75 phút/ tuần với cƣờng độ nặng hoặc kết
hợp.
 Chế độ ăn có lợi cho sức khỏe (giống nhƣ DASH).

1.4.2 Sự khác biệt YTNC tim mạch ở nam và nữ
Y văn ghi nhận bệnh ĐMV ở nữ xuất hiện muộn hơn nam khoảng 10 năm
[58].Cácnghiên cứu trên thế giới đều ghi nhận phụ nữ có tiền căn THA, ĐTĐ, rối
loạnlipid máu cao hơn nam giới nhƣng tỉ lệ hút thuốc lá thấp hơn [49], [52].


12

Tình trạng mãn kinh đƣợc xem là yếu tố nguy cơ đặc hiệu cho nữ
giới.Mãnkinh đi kèm với sự giảm estrogen nội sinh và làm tăng nguy cơ bệnh
ĐMV.Ởphụ nữ sau mãn kinh tần suất mắc bệnh ĐMVcao hơn sovới phụ nữ trong

độ tuổi sinh sản [33].
Estrogen làhormone thuộc nhóm steroid ở nữ đƣợc tổng hợp tại buồng trứng
rồi phóngthích vào máu.Estrogen trong cơ thể gồm 3 dạng estradiol, estrone và
estrioltrong đó chủ yếu là estradiol. Estrogen tác động lên nhiều cơ quan đích khác
nhau trong đó có hệ mạch máu thông qua cơ chế phụ thuộc gen và không phụ
thuộc gen nhờ 2 thụ thể ER α và ER β. Trên mạch máu estrogen gây dãn
mạch thông qua sự sản xuất nitric oxide.Trên mảng xơ vữa estrogen ngăn sự
xuất hiện và ức chế sự phát triển mảng xơ vữa.Estrogen tác động tới bệnh ĐMV
thơng qua việc điều hịa huyết áp, độ nhạy cảm với insulin, q trình đơng
máu, q trình sinh xơ vữa, sự kết tập tiểu cầu và trƣơng lực mạch máu.Mặc
dù tác động của sự mất estrogen nội sinh lên bệnh ĐMV còn chƣa đƣợc hiểu rõ
và liệu pháp thay thế hormone còn đang bị nghi vấn, mãn kinh vẫn đƣợc xem
là YTNC chính trong việc đánh giá HCĐMVC ở phụ nữ.
1.4.3 Đặc điểm HCĐMVC ở phụ nữ
Biểu hiện HCĐMVC ở phụ nữ thƣờng khơng điển hình, ít gặp triệu chứng đau
ngực thay vào đó là đau giữa lƣng hoặc khó chịu vùng ngực, buồn nơn, nơn,
vã mồ

hơi, khó thở, hồi hộp, khó

tiêunên thƣờng nhập viện trễ

hơn nam giới[11], [25]. Đây là một trong những lý do khiến họ ít đƣợc
CTMVQD hay phẫu thuật bắc cầu ĐMV[34], [37]. Đặc điểm lâm sàng
khơng điển hình, nhiều bệnh đồng mắc nên chẩn đốn HCĐMVC ở nữ dễ
bị bỏ sót. Chẩn đốn thƣờng gặp ở phụ nữ là ĐTNKƠĐ và NMCT không STCL.
1.5CÁC BIẾN CHỨNG CỦA CTMVQD
1.5.1. Nhồi máu cơ tim do can thiệp mạch vành
NMCT là biến chứng thƣờng gặp nhất trong CTMVQD, do nhiều cơ chế khác
nhau bao gồm bóc tách ĐMV, tắc mạch cấp, mất nhánh bên, co thắt động mạch



13

nhỏ, đoạn xa mạch vành hoặc huyết khối đoạn xa. NMCT do CTMVQD đƣợc xác
định khi có tăng giá trị của cTn > 5 lần ở các bệnh nhân có giá trị nền bình thƣờng
hoặc có sự tăng giá trị của cTn > 20% nếu giá trị nền đã tăng và ổn định hoặc đang
giảm và có một trong những điều kiện sau: triệu chứng nghi ngờ thiếu máu cục bộ
cơ tim hoặc dấu hiệu thiếu máu cục bộ cơ tim mới trên điện tâm đồ hoặc kết quả
chụp mạch vành phù hợp với tai biến của thủ thuật hoặc bằng chứng hình ảnh học
cho thấy mới mất hình ảnh cơ tim sống còn hoặc rối loạn vận động vùng mới xuất
hiện.
1.5.2. Phẫu thuật bắc cầu chủ vành cấp cứu
Phẫu thuật bắc cầu chủ vànhcấp cứu đƣợc thực hiện nhƣ là phƣơng pháp tái
thông mạch cứu nguy cho biến chứng thiếu máu cấp hoặc NMCT do tắc mạch
vành cấp từ CTMVQD. Trong kỷ nguyên can thiệp ĐMV bằng bóng, tỷ lệ Phẫu
thuật bắc cầu chủ vành cấp cứu là 3,7%. Trong thời đại ngày nay với việc sử dụng
stent thì tỷ lệ này còn khoảng 0,4% [41].
1.5.3. Đột quỵ
Đƣợc định nghĩa khi mất chức năng thần kinh kéo dài hơn 24 giờ do nguyên
nhân mạch máu. Các yếu tố nguy cơ của đột quỵ trên bệnh nhân CTMVQD bao
gồm: trên 80 tuổi, sử dụng bóng dội ngƣợc động mạch chủ, can thiệp trên cầu nối
chủ vành bằng tĩnh mạch[14],[59].
1.5.4. Bệnh thận do thuốc cản quang
Cơ chế chính xác của bệnh thận do thuốc cản quang vẫn chƣa đƣợc biết rõ.
Bệnh thận do thuốc cản quang gây tổn thƣơng do thiếu máu vùng tủy thận, tăng độ
lọc cầu thận đối với protein, tổn thƣơng ống thận trực tiếp[14],[50].

1.5.5. Bóc tách động mạch vành
Sự nứt mảng xơ vữa là kết quả tất yếu sau nong bóng ĐMV, mặc dù sự rạn nứt

thành mạch máu sau nong bóng làm giảm dịng chảy và làm xấu đi lịng mạch máu
xảy ra khơng thƣờng xun (< 3%). Mặc dù hầu hết các bóc tách ĐMV đƣợc đặt


14

stent nhƣng bóc tách tồn lƣu sau can thiệp điều trị vẫn cịn có ý nghĩa (khoảng
1,7%). Bóc tách ĐMV gây hẹp diện tích tồn lƣu khoảng 60% hay hơn trên siêu âm
nội mạch, tiên lƣợng xấu khi bóc tách này kéo dài hơn 5 đến 10 mm theo trục dọc.
Bóc tách tồn lƣu làm tăng nguy cơ NMCT sau can thiệp, phẫu thuật bắc cầu chủ
vành cấp cứu, huyết khối trong stent và tăng tỉ lệ tử vong lên 3 lần [28].
1.5.6. Thủng động mạch vành
Thủng ĐMV là một biến chứng ít gặp của CTMVQD, nhƣng có liên đến nguy cơ
tử vong và nhập viện. Thủng ĐMV xảy ra khơng thƣờng xun trên những bệnh nhân
can thiệp bằng bóng là 0,1%, trên bệnh nhân can thiệp bằng stent khoảng 0,2% - 0,8%,
so với bệnh nhân can thiệp có dụng cụ khoan cắt mảng xơ vữa là 1,3% ( P < 0,001).
Khoảng 1/3 bệnh nhân thủng ĐMV cần can thiệp phẫu thuật cấp cứu [18], [29], [60].
1.5.7. Tắc động mạch vành cấp
Tắc ĐMV cấp đƣợc định nghĩa là sự tắc cấp tính mạch máu trong hoặc sau can
thiệp ĐMV với dòng chảy TIMI 0 đến 1. Trong phần lớn các trƣờng hợp, tắc mạch
vành cấp xảy ra trong 30 phút sau nong bóng.Một sốnghiên cứu cho thấy 57% 84% tắc cấp ĐMV xảy ra trong 6 giờ sau nong bóng đầu tiên. Tắc ĐMV cấp là hậu
quả của bóc tách mạch vành, do huyết khối gây tắc tại chỗ hay từ xa. Sử dụng stent
trong CTMVQD làm giảm tỉ lệ tắc cấp ĐMV xuống khoảng 3% - 5%[13].
1.5.8. Huyết khối trong stent
Các yếu tố đặc biệt về sang thƣơng dẫn đến biến cố này gồm: bóc tách tồn lƣu
tại mép của stent, đƣờng kính stent nhỏ hơn 3mm, stent quá dài, NMCT cấp. Ngoài
ra, các bệnh nhân đề kháng hay không dung nạp với thuốc chống kết tập tiểu cầu,
tăng đơng máu cũng góp phần quan trọng dẫn tới huyết khối trong stent.

1.5.9. Biến chứng mạch máu tại chỗ

Biến chứng này bao gồm biến chứng nhẹ nhƣ máu tụ tại chỗ chọc động mạch
cho đến biến chứng nặng nhƣ xuất huyết sau phúc mạc.


15

Đƣờng tiếp cận mạch máu bằng động mạch đùi gây những biến chứng mạch
máu chính gồm: thiếu máu ni vùng chi dƣới khoảng 0,1%, xuất huyết sau phúc
mạc khoảng 0,4%. Nếu vị trí đâm kim trên dây chằng bẹn thì xuất huyết sau phúc
mạc tăng lên đáng kể. Nếu vị trí đâm kim xa nơi chia động mạch đùi gây biến
chứng giả phình khoảng 0,4% và dị động mạch tĩnh mạch đùi khoảng 0,2%. Tất cả
các biến chứng này làm tăng tỷ lệ tử vong trong 30 ngày đầu lên từ 2 đến 10 lần sau
CTMVQD [53].
1.6 CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA CTMVQD
1.6.1 Hình thái học của sang thƣơng và phân loại
Hình thái học và mức độ nặng của hẹp mạch đƣợc xem là yếu tố tiên lƣợng về kết
quả tức thì trong quá trình can thiệp mạch vành ngày nay.
1.6.2. Các yếu tố liên quan tăng tỉ lệ biến chứng can thiệp ĐMV
Nhiều bệnh phối hợp nhƣ tuổi cao, suy tim sung huyết, đái tháo đƣờng, bệnh
nhiều nhánh mạch vành, bệnh thận mạn.có thể làm tăng tỷ lệ biến chứng cho bất kỳ
sang thƣơng giải phẫu nào.
Các yếu tố liên quan đến tăng nguy cơ biến chứng mạch máu bao gồm tuổi ≥
70, diện tích bề mặt cơ thể < 1,6m², can thiệp cấp cứu, bệnh mạch máu ngoại biên,
có sử dụng GP IIb/IIIa và giới nữ.
Các yếu tố liên quan đến tăng nguy cơ biến chứng của xuất huyết bao gồm
tuổi cao, chỉ số khối cơ thể thấp, bệnh thận mạn, thiếu máu, vị trí đƣờng vào động
mạch, đƣờng kính ống thơng và mức độ dùng thuốc kháng đơng trong q trình can
thiệp mạch vành.
Các yếu tố liên quan đến tăng nguy cơ biến chứng của bệnh thận do thuốc cản
quang bao gồm tuổi cao, bệnh thận mạn, suy tim, đái tháo đƣờng và thể tích thuốc

cản quang sử dụng trong thủ thuật [43].
1.6.3. Yếu tố nguy cơ cho tử vong
Tử vong là biến chứng của can thiệp mạch vành có liên quan trực tiếp đến biến
cố tắc ĐMV và thƣờng kết hợp với suy chức năng thất trái rõ rệt. Những yếu tố lâm


16

sàng làm tăng tỷ lệ tử vong gồm: tuổi cao, bệnh lý đi kèm nhƣ đái tháo đƣờng, bệnh
thận mạn; bệnh nhiều nhánh mạch vành, sang thƣơng ĐMV có nguy cơ cao, tình
huống can thiệp:can thiệp trong NMCT cấp STCL, can thiệp khẩn cấp hoặc cấp cứu,
sốc tim[53].
1.7 TÌNH HÌNH MẮC BỆNH HỘI CHỨNG ĐỘNG MẠCH VÀNH CẤP Ở
BỆNH NHÂN NỮ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM.
1.7.1Ở Việt Nam
Nghiên cứu ―Đặc điểm hội chứng động mạch vành cấp ở phụ nữ‖ của Vũ Thị
Ái Vân thực hiện trên 165 bệnh nhân nữ mắc HCĐMVC từ 05/2012 đến 04/2014 tại
Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Tác giả ghi nhận: bệnh nhân ≥ 60 tuổi chiếm tỉ lệ
khá cao 81,9%. Bệnh nhân trong nghiên cứu chủ yếu là NMCTC có STCL (42,4%)
và NMCTC khơng STCL (41,2%), ĐTNKƠĐ chiếm tỉ lệ thấp hơn là 16,4%. Trong
đó đau ngực điển hình chiếm 30,3%. Về đặc điểm tổn thƣơng mạch vành đƣợc ghi
nhận: BMV 3 nhánh và 2 nhánh chiếm phần lớn (44,8% và 27,3%) và tỉ lệ bệnh
nhân đƣợc CTMVQD là 60,6%[6].
Nghiên cứu ―Khảo sát kết quả ngắn hạn của phương pháp can thiệp động
mạch vành qua da ở bệnh nhân hội chứng động mạch vành cấp rất cao tuổi‖ của
Phạm Thị Thanh Tâm năm 2015 trên 180 bệnh nhân tại bệnh viện Thống Nhất. Tác
giả rút ra kết luận sau: tỉ lệ bệnh nhân nữ cao tuổi là 24,8%. Tổn thƣơng mạch vành
chủ yếu là BMV 2 nhánh và 3 nhánh (39,6% và 34,7% ở nhóm 60-79 tuổi so với
27,8% và 53,2% ở nhóm ≥ 85 tuổi). Biến cố tim mạch nặng trong thời gian nằm
viện ở bệnh nhân rất cao tuổi cao hơn so với bệnh nhân cao tuổi, tuy nhiên sự khác

biệt khơng có ý nghĩa thống kê. Biến cố tim mạch nặng sau 30 ngày CTMVQD có
sự khác biệt ý nghĩa giữa 2 nhóm rất cao tuổi và cao tuổi (13,9% so với 4,0%, p=
0,016)[5].
Nghiên cứu“Khảo sát đặc điểm lâm sàng bệnh nhân nữ bị hội
chứng động mạch vành cấp tại bệnh viện Thống Nhất” của Nguyễn
Ngọc Tú thực hiện trên 106 bệnh nhân từ 11/2007 đến 07/2008. Kết quả
cho thấy tuổi trung bình của bệnh nhân nữ bị HCĐMVC cao hơn so với bệnh nhân


17

nam (75,63 ± 9,11 tuổi so với 67,66 ± 11,37 tuổi). Tỉ lệ đau ngực điển hình ở nhóm
phụ nữ ≥ 65 tuổi là 50% thấp hơn so vớinam là 74,5%, (p < 0,05). Vì triệu chứng
đau ngực ít điển hình nên thƣờngnhập viện trễ hơn, cả 2 nhóm < 65 tuổi và ≥ 65
tuổi đều có tỉ lệ nữ nhập viện trong 6 giờ đầu thấp hơn so với nam (50% so với
73,9% ở nhóm <65 tuổi và 42,9% so với 64,7% ở nhóm ≥ 65 tuổi). Các YTNC tim
mạch ở bệnh nhân nữ đều cao hơn so với nam nhƣng tỉ lệ đƣợc chụp mạch vành và
CTMVQD lại ít hơn (3,7% ở nữ và 28% ở nam). Ở nhóm phụ nữ cao tuổi thƣờng
gặp dạng NMCT khơng STCL, trong khi đó khơng có sự khác biệt về
các loại chẩn đốn theo giới ở nhóm phụ nữ trẻ tuổi. Về đặc điểm chụp
và CTMV khơng có sự khác biệt vị trí tổn thƣơng giữa hai giới, ở nhóm
trẻ tuổi tỉ lệ bệnh nhân nữ bị tổn thƣơng nhiều nhánh mạch vành cao hơn
bệnh nhân nam, ở nhóm lớn tuổi: tỉ lệ BMV 2 nhánh, BMV 3
nhánh



hoặc

tổn


thƣơng

thân

chung

của

bệnh

nhân

nữ

tƣơng đƣơng so với bệnh nhân nam, tuy nhiên tỉ lệ bệnh nhân nữ có
ĐMV bình thƣờng khá cao (40%) [2].
Nghiên cứu “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh mạch vành ở
phụ nữ mãn kinh”của tác giả Châu Ngọc Hoa đƣợc thực hiện trong 5 năm
từ 12/1998 đến 01/2004 tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định và Bệnh viện
Đại học Y Dƣợc trên 221 phụ nữ mãn kinh có đau thắt ngực, tuổi trung
bình 57,71 ± 8,1. Kết quả nghiên cứu cho thấy 87% bệnh nhân có cơn đau
thắt ngực khơng điển hình, gặp ở mọi nhóm tuổi. Trong khi đó, chỉ có 13%
đau ngực điển hình, tập trung chủ yếu ở nhóm 45-54 và 55-64 tuổi. Kết
quả điện tâm đồ và hoặc siêu âm tim có biểu hiện bệnh ĐMV ở nhóm đau
ngực điển hình cao hơn khơng điển hình một cách có ý nghĩa thống kê
78,5% so với 10,8%, p< 0,05. Tỉ lệ nghiệm pháp gắng sức dƣơng tính cao ở nhóm
đau ngực điển hình cao hơn so với nhóm khơng điển hình (100% so với 31%,
p<0,001). Tỉ lệhẹp ĐMV ở nhóm đau ngực điển hình 33% và nhóm khơng điển
hình

11%[1].


18

1.7.2 Trên thế giới
Nghiên cứu ― Các kết cục liên quan đến giới tính ở bệnh nhân cao tuổi có hội
chứng động mạch vành cấp không ST chênh lên‖ của tác giả De Carlo M và cộng sự
năm 2015 thực hiện trên 645 bệnh nhân cao tuổi có HCĐMVC khơng STCL tại Ý.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: khi so sánh giữa 2 giới thì tuổi trung bình của bệnh
nhân nữ cao hơn so với nam (82,1 ± 5 tuổi so với 81,2 ± 4,5 tuổi, p = 0,02), đối
tƣợng nữ giới ít đƣợc điều trị tái thơng mạch vành hơn so với nam (37,2% so với
45%, p = 0,04). Sau 1 năm thì tỉ lệ các biến cố nhƣ tử vong, đột quỵ, NMCT hay
chảy máu nặng ít xảy ra ra ở nữ hơn( 27,6% so với 38,7%, p < 0,01). Ngoài ra
nghiên cứu cũng ghi nhận những bệnh nhân nữ khơng đƣợc tái tƣới máu mạch vành
có tỉ lệ tử vong tăng gấp 3 lần trong giai đoạn nằm viện và sau 1 năm (p ≤
0,05)[23].
Nghiên cứu“ Sự khác biệt trong quản lý và tiên lượng hội chứng động mạch
vành cấp được dựa trên sự khác biệt về giới tính” của Hee Tae Yu và cộng sựthực
hiện từ 04/2007 đến 12/2008 trên 6.672 bệnh nhân cóHCĐMVC tại Hàn Quốc. Tác
giả ghi nhận: tuổi trung bình của nữ cao hơn so với nam (67,6 ±
9,8 tuổi so với 60,6 ± 11,2 tuổi, p < 0,001), Các YTNC tim mạch nhƣ THA, ĐTĐ
đều cao hơn so với nam (p < 0,001) nhƣng tỉ lệ béo phì, hút thuốc lá thì lại thấp hơn
nam giới (p < 0,05). Tỉ lệtriệu chứng khơng điển hình ở nữ cao hơn nam (20,5% so
với 15,1%, p <0,001), thời gian từ khi khởi phát triệu chứng đến lúc nhập viện, thời
gian nằm viện ở bệnh nhân nữ đều kéo dài hơn bệnh nhân nam, tƣơng
ứng 11,4 ± 18,2 giờ ở nữ so với 8,3 ± 14,9 ở nam (p < 0,001) và 7,6 ± 7,6
ngày ở nữ so với 7,2 ± 7,7 ngày ở nam (p = 0,007). Chẩn đốn gặp nhiều
nhất là ĐTNKƠĐ chiếm 60,5%, tiếp theo là NMCT khơng STCL (22,4%) và
NMCTcó STCL (17,1%). Nghiên cứu cũng ghi nhận đối tƣợng nữ ít đƣợc

điều trị tái tƣới máu hơn nam giới (79,4% so với 83,3%, p < 0,001) [64].
Nghiên cứu ―Sự khác biệt về giới ở phụ nữ mắc hội chứng động mạch vành
cấp tại Arab Emirati‖ của Shehab và cộng sựthực hiện năm 2007 tại các
vƣơng quốc Ả Rập trên 1.697 bệnh nhân mắc HCĐMVC với mục đích


19

đánh giá sự khác biệt giữa nam và nữ trong biểu hiện HCĐMVC. Kết
quả cho thấy HCĐMVC phụ nữ xuất hiện ở lứa tuổi muộn hơn so với
nam giới (64,0 ± 12,4 tuổi so với 50,9 ± 10,6 tuổi, p < 0,001) và có tỉ lệ THA, ĐTĐ,
RLLM

cao

hơn.

Trong

các

thể

HCĐMVC

thì

dạng

ĐTNKƠĐ chiếm tỉ lệ cao nhất 54,5%, kế đến là NMCT không STCL(25,1%) và

NMCTSTCL(17,5%). Về mặt điều trị, phụ nữ ít đƣợc điều trị tích
cực về nội khoa lẫn CTMVQD so với nam giới.Một số thuốc trong điều trị ít đƣợc
sử dụng ở phụ nữ hơn so với nam giới nhƣ: thuốc ức chế β (72,4% so với 85,1%, p
< 0,01), aspirin (89,5% so với96,8%, p < 0,01) hay ức chế men chuyển(63,8% so
với 75,7%, p < 0,01). Tỉ lệ CTMVQD ở nữ thấp hơn so với nam (24,8% so với
37,7%, p < 0,001). Nghiên cứu cũng cho thấy các biến chứng trong thời
gian nằm viện nhƣ suy tim, đột quỵ, tử vong ở nữ cao hơn nam một cách có
ý nghĩa: suy tim(24,6% so với 12,5%, p < 0,001), đột quỵ (2,9% so với 0,2%,
p < 0,001), tử vong (4,6% so với 1,2%, p = 0,002) [57].
Nghiên cứu “Mối liên quan giữa giới tinh, q trình chăm sóc và kết cục
trong hội chứng động mạch vành cấp” của tác giả Pagidipati NJ và cộng sự trên
1.565 bệnh nhân HCĐMVC tại Ấn Độ từ 2007-2008. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
21% bệnh nhân là nữ, có tuổi trung bình cao hơn so với nam (60,8 tuổi so với 57,2
tuổi, p < 0,001). Các YTNC tim mạch nhƣ THA, ĐTĐ ở nữ đều cao hơn nam, tuy
nhiên tỉ lệ hút thuốc lá thấp hơn (p < 0,05). Về tỉ lệ tái tƣới máu mạch vành thì
khơng có sự khác biệt giữa 2 giới (64% ở nữ so với 68% ở nam, p = 0,11). Sau 30
ngày theo dõi, tỉ lệ tử vong ở nữ là 3% cao hơn so với nam là 1,8% với OR=1,4
(0,62-3,16) [49].

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU


×