Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

HÌNH TƯỢNG NHÓM NHÂN VẬT PHẢN DIỆN:TÚ BÀ, MÃ GIÁM SINH, SỞ KHANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.96 KB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ
MINH
KHOA NGỮ VĂN

HINH TƯƠNG NHOM
NHÂN VẬT PHAN
DIÊN:

TÚ BÀ, MÃ GIÁM SINH,
SỞ KHANH
HỌC PHẦN:

Nguyễn Du - “Truyện Kiều”

GIẢNG VIÊN:

PGS.TS Lê Thu Yến

NHOM 5 – SÁNG THƯ 5

1


Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2017

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

STT

MSSV


HỌ TÊN

1

K39.601.044

Nguyễn Thị Như Huỳnh

2

K39.601.065

Trần Thị Mỹ Linh

3

K39.601.093

Cao Thị Phúc

4

41.01.606.016

Nguyễn Ngọc Xuân Hiền

5

41.01.606.018


Nguyễn Thị Ngọc Hiền

6

41.01.606.040

Trương Kim Nhung

7

41.01.606.070

Phan Thanh Tùng

8

41.01.606.079

Lê Trường Vũ

9

41.01.606.080

Võ Ngọc Bảo Vy


LƠÌ CAM
̉ ƠN
Để hồn thành đề tài này, nhóm xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất

đến cô Lê Thu Yến - Người đã hỗ trợ chúng em rất nhiều về mặt kiến
thức, định hướng và hết lòng giúp đỡ nhóm trong suốt q trình làm việc.
Với nhiều lí do khách quan và chủ quan khác nhau, chắc chắn trong
q trình tìm hiểu và thực hiện sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất
định. Do đó, nhóm rất mong được nhận những đóng góp, đánh giá từ phía
giảng viên.
Một lần nữa, nhóm xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, 10 năm 2017
Người viết
Nhóm 5

2


LỜI GIỚI THIÊU
“Truyện Kiều” (chữ Nôm: 傳傳 ), tên gốc là Đoạn trường tân thanh (chữ
Hán: 傳傳傳傳 ), là truyện thơ nôm kể theo thể lục bát của Nguyễn Du,
gồm 3254 câu, phát triển từ tiểu thuyết " Kim Vân Kiều truyện" ( 傳傳傳傳 )
của Thanh Tâm Tài Nhân (傳傳傳傳), Trung Quốc.
“Truyện Kiều” được xem là viên ngọc sáng của Văn học dân tộc Việt
Nam, là cơ sở cho truyền thống nghệ thuật, văn hoá. Lấy cảm hứng nhân
đạo chủ nghĩa làm trọng tâm, tác phẩm vừa là niềm thương cảm sâu sắc,
vừa là thái độ trân trọng, chở che cho những giá trị nhân bản cao đẹp của
con người.
Một trong những nội dung quan trọng của tác phẩm là lời tố cáo đanh
thép đối với những thế lực đen tối trong xã hội phong kiến, đặc biệt là
sức mạnh tha hóa mà đồng tiền gây nên cho con người ngày ấy. Do đó,
đọc và nghe “Truyện Kiều”, có lẽ độc giả không chỉ nhớ những cái tên như
Thúy Kiều, Thúy Vân, Kim Trọng , hay Từ Hải,… mà bên cạnh đó trong
“Truyện Kiều”, Tú Bà, Mã Giám Sinh và Sở Khanh là ba cái tên cũng được

quan tâm khá nhiều; họ gắn liền với nhau bởi cái ngôi hàng “buôn thịt
bán người”, hợp thành một tuyến nhân vật không lẫn lộn được, như
đúc kết ngay từ đời sống.
Phân tích, làm sáng rõ hình tượng của bộ ba phản diện trên, được xem
là một hành động có ý nghĩa trong việc đi sâu vào nội dung để hiểu cặn
kẽ hơn hiện thực và tư tưởng nhân đạo mà tác phẩm hướng đến.


MUC LUC
1. Khái quát chung.............................................................................................5
1.1.Tác giả.......................................................................................................5
1.1.1. Bản thân...........................................................................................5
1.1.2. Gia đình.............................................................................................7
1.1.3. Thời đại............................................................................................7
1.2. Tác phẩm “Truyện Kiều”.....................................................................8
1.2.1. Tóm tắt..............................................................................................8
1.2.2. Giá trị.................................................................................................8
2. Hình tượng nhóm nhân vật phản diện..................................................10
2.1. Mã Giám Sinh.........................................................................................10
2.1.1. Ngoại hình......................................................................................10
2.1.2. Tính cách........................................................................................12
2.2. Tú Bà.......................................................................................................15
2.2.1. Ngoại hình......................................................................................15
2.2.2. Tính cách........................................................................................17
2.3. Sở Khanh................................................................................................22
2.3.1. Ngoại hình......................................................................................22
2.3.2. Tính cách........................................................................................23
3. Vai trị nhóm nhân vật phản diện...........................................................27
3.1. Anh hưởng về nội dung.....................................................................27
3.1.1. Tố cáo hiện thực...........................................................................27

3.1.2. Ý thức về luật nhân quả.............................................................33
3.2. Anh hưởng về nghệ thuật.................................................................37
3.2.1. Cốt truyện......................................................................................37
3.2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật..................................................39
KẾT LUẬN.........................................................................................................44
TÀI LIÊU THAM KHAO....................................................................................45


1. Khái quát chung
1.1.Tác giả
1.1.1. Bản thân
Nguyễn Du (1766 – 1820), tên chữ Tố Như, hiệu Thanh Hiên, quê ở
Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Tuy đỗ thấp (thi Hương ở Nam Sơn, đỗ
Tam trường), nhưng ông là người thông minh, học rộng, hi ểu cao. T ừ
lúc sinh ra đến lúc mười tuổi, ơng sống trong một gia đình sung túc.
Năm mười tuổi cha mất, hai năm sau mẹ mất, ông đến n ương t ựa nhà
anh trai là Nguyễn Khản.
Chiến tranh loạn lạc xảy ra, bản thân Nguyễn Du trơi dạt. M ười năm
gió bụi đã để lại trong ông nhiều nỗi niềm dằn xé khôn nguôi. Do t ư
tưởng phong kiến ràng buộc và ảnh hưởng của gia đình th ượng lưu,
ơng theo quan điểm hồi Lê và lúc đầu chưa có cảm tình v ới cuộc kh ởi
nghĩa Tây Sơn. Là người tâm huyết với đời, nhạy bén với th ời cuộc, ông
đã thấu hiểu tận tường những việc làm tốt đẹp, ích n ước l ợi dân c ủa
nhà Tây Sơn. Chính vì thế, khi Tây Sơn sụp đổ, ông đã vi ết “ Long Thành
cầm giả ca” để thể hiện sự ngậm ngùi cho một triều đại, một vị vua uy
vũ ngất trời, yêu nước thương dân, có nhiều đóng góp cho dân cho
nước nhưng tiếc thay thời gian tồn tại lại quá ngắn ngủi.
Dưới triều Nguyễn, Nguyễn Du làm quan thăng tiến rất nhanh (Tri
huyện Phù Dung, Tri phủ Thường Tín, Đơng các h ọc sĩ ở Kinh đô, giám
khảo trường thi Hương ở Hải Dương, Cai bạ ở Quảng Bình, C ần chánh

điện học sĩ, chánh sứ sang Trung Quốc, Hữu Tham Tri bộ Lễ). Giỏi việc
quan nhưng vẫn là một kẻ bất đắc chí, ơng ln day d ứt trăn tr ở tr ước
cuộc đời, vẫn đau đớn lịng vì những điều ngang trái th ường trơng
thấy nhưng bất lực.
Tóm lại, Nguyễn Du là một người có tâm hồn lớn. Trước sự đổi thay
của cuộc đời, ơng có chán chường tuyệt vọng; tuy nhiên, không bao gi ờ
ông quay lưng với thời cuộc. Nguyễn Du từng trải qua nh ững năm
tháng sống cuộc đời ba chìm bảy nổi, bản thân lênh đênh trôi d ạt th ế
nhưng ông vẫn luôn sống có ích cho cuộc đời. Chính bản thân đã tr ải
qua cuộc đời nhiều thăng trầm, hơn ai hết, ông hi ểu đ ược tâm t ư
nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân và có cái nhìn tồn diện v ề


cuộc đời, con người. Quá trình tự rèn luyện, tu dưỡng của Nguy ễn Du
đã góp phần tạo nên một sự nghiệp văn chương có giá trị cho hậu thế.
Những sáng tác của ơng gồm có:
- Tác phẩm bằng chữ Hán:
+ “Thanh Hiên thi tập” (Tập thơ của Thanh Hiên) gồm 78 bài, viết chủ
yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn.
+ “Nam trung tạp ngâm” (Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam) gồm 40
bài, viết khi làm quan ở Huế, Quảng Bình và những địa ph ương ở phía
nam Hà Tĩnh.
+ “Bắc hành tạp lục” (Ghi chép linh tinh trong chuyến đi sang ph ương
Bắc) gồm 131 bài thơ, viết trong chuyến đi sứ sang Trung Qu ốc.
- Tác phẩm bằng chữ Nôm:
+ “Đoạn trường tân thanh” (Tiếng than van mới đau lòng đứt ruột), tên
phổ biến là “Truyện Kiều”, gồm 3.254 câu, viết bằng thể lục bát, sáng
tác dựa theo tác phẩm “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân,
Trung Quốc. Nội dung chính của truy ện xoay quanh quãng đ ời l ưu l ạc
sau khi bán mình chuộc cha của Thuý Kiều, nhân vật chính trong

truyện, một cơ gái có tài sắc. Về thời điểm sáng tác, “ có thuyết cho
rằng Nguyễn Du viết ra sau khi ông đi sứ Trung Quốc (1814 - 1820), có
thuyết cho nói ơng viết trước khi đi sứ, có thể vào khoảng thời gian làm
Cai bạ ở Quảng Bình (1804 - 1809). Thuyết sau được nhiều người chấp
nhận hơn.” (Từ điển văn học (bộ mới)).
+ “Văn chiêu hồn”, còn gọi là “Văn tế thập loại chúng sinh”, gồm 184 câu,
viết bằng thể song thất lục bát, hiện chưa rõ thời điểm sáng tác. Trong
văn bản do Đàm Quang Thiện hiệu chú có dẫn lại ý c ủa ông Tr ần
Thanh Mại trên “Đông Dương tuần báo” năm 1939, thì Nguyễn Du viết
bài văn tế này sau một mùa dịch khủng khiếp làm hàng triệu người
chết, khắp non sơng đất nước âm khí nặng nề, ở khắp các chùa, ng ười
ta đều lập đàn giải thoát để cầu siêu cho hàng triệu linh h ồn. Ơng
Hồng Xuân Hãn cho rằng, có lẽ Nguyễn Du viết “ Văn chiêu hồn” trước
cả “Truyện Kiều”, khi ơng cịn làm cai bạ ở Quảng Bình (1802 - 1812).
Bài văn nhằm mục đích gọi hồn những người đã khuất, nh ờ phép Ph ật
“siêu sinh tịnh độ” giúp họ thoát khỏi cảnh bơ vơ lạc lõng để được tới
cõi Niết Bàn.


+ “Thác lời trai phường nón”: gồm 48 câu, viết bằng thể lục bát. Tác giả
thay lời anh con trai phường nón ở làng Tiên Điền làm th ơ tỏ tình v ới
cơ gái phường vải ở làng Trường Lưu.
+ “Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu”: gồm 98 câu, viết theo lối văn tế,
lối viết tương tự như “Thác lời trai phường nón”, bày tỏ nỗi uất hận vì
mối tình với hai cơ gái phường vải khác.
1.1.2. Gia đình
Nguyễn Du xuất thân từ một gia đình đại quý tộc, có nhiều ng ười đ ỗ
đạt cao và làm quan to. Ngồi ra, gia đình ơng cũng có b ề dày đáng k ể
về lịch sử, truyền thống văn học - nghệ thuật.
Ông nội Nguyễn Du là Nguyễn Quỳnh, một nhà triết học chuyên nghiên

cứu kinh dịch. Cha là Nguyễn Nghiễm, một sử gia, một nhà th ơ, đồng
thời là quan tể tướng dưới triều Lê. Mẹ là Trần Thị T ần (v ợ th ứ ba c ủa
Nguyễn Nghiễm) là con gái của một vị quan làm chức câu kê. Quê bà ở
Từ Sơn – Hà Bắc - một vùng quan hát quan họ n ổi tiếng. Vì th ế, ngay
từ những ngày còn thơ bé, Nguyễn Du đã được đắm mình trong nh ững
làn điệu dân ca phía Bắc.
Anh là Nguyễn Khản (cùng cha khác mẹ với Nguyễn Du) làm quan l ớn
trong phủ chúa Trịnh, là một người giỏi thơ Nôm thường hay xướng
họa với chúa Trịnh Sâm. Ơng sống phong lưu, thích làm th ơ soạn nhạc,
thạo cả nghệ thuật xây dựng trang trí và nhất là trong nhà lúc nào
cũng có đàn ca hát xướng. Thời gian sống chung với anh, Nguy ễn Du
chắc hẳn đã chứng kiến những cảnh ấy và có thể do đó mà hình ảnh
người kĩ nữ ln được phác họa đậm nét trong tác ph ẩm c ủa ông sau
này.
Ngoài ra, những người cháu của Nguyễn Du như Nguy ễn Hành, Nguyễn
Thiện,… cũng là những nhà thơ, nhà văn nổi tiếng.


1.1.3. Thời đại
Nguyễn Du sống trong hai thế kỉ XVII –XVII. Đó là th ời kì kh ủng ho ảng
sâu sắc của chế độ phong kiến, diễn ra nhiều sự kiện lịch s ử trọng
đại, “những cuộc bể dâu”, những “phen thay đổi sơn hà” dữ dội: Sự sụp
đổ tất yếu của chế độ phong kiến Lê – Mạc – Trịnh ; nh ững cu ộc n ổi
dậy đấu tranh đòi quyền sống của phong trào nhân dân,; n ền kinh tế
hàng hóa phát triển cho thấy sức mạnh của đồng tiền và tư tưởng
phóng khống của tầng lớp thị dân...
Nguyễn Du có cuộc đời sống vắt qua ba triều đại: Lê – Tr ịnh, Tây S ơn,
Nguyễn; đã trải qua những cuộc binh biến tàn khốc của các tập đoàn
phong kiến và các cuộc đấu tranh của phong trào nơng dân. Ơng t ận
mắt chứng kiến cảnh sống xa hoa đồi trụy, sự tàn tạo dã man c ủa giai

cấp phong kiến; cảnh đói nghèo, bị đày đọa, áp bức bóc lột c ủa đ ại đa
số quần chúng nhân dân. Đặc biệt, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, đứng đầu
là anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ với những luồng tư tưởng tiến
bộ, đã tác động đến tâm hồn đa cảm trước thời cuộc của Nguyễn Du.
1.2. Tác phẩm “Truyện Kiều”
1.2.1. Tóm tắt
Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sống êm ấm cùng cha m ẹ
và hai em là Thúy Vân và Vương Quan. Trong buổi du xuân, Ki ều g ặp
Kim Trọng và hai người thề nguyện đính ước với nhau. Sau, Kim Trọng
về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều phải bán mình
chuộc cha. Kiều bị Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa đ ẩy vào l ầu
xanh, được Thúc Sinh cứu nhưng bị Hoạn Thư ghen, Kiều phải trốn đi
nương náu ở chùa Giác Dun. Vơ tình Kiều lại rơi vào tay B ạc H ạnh,
Bạc Bà phải vào lầu xanh lần thứ hai. Ở đây, Kiều gặp T ừ H ải. T ừ H ải
lấy Kiều làm vợ, giúp Kiều báo ân báo oán. Sau, Từ H ải mắc l ừa H ồ Tôn
Hiến, bị giết. Kiều bị ép gả cho tên thổ quan. Nàng tủi nhục trầm mình
ở sơng Tiền Đường, may mắn được vãi Giác Duyên cứu, nương nhờ cửa
phật lần thứ hai. Nói về Kim Trọng, tuy đã kết duyên cùng Thúy Vân
nhưng vẫn đi tìm Kiều. Nhờ vãi Giác Duyên, Kim - Kiều gặp nhau, gia
đình đồn tụ và hai người trở thành bạn của nhau.
1.2.2. Giá trị
“Truyện Kiều” mang một giá trị sống rất riêng và quan trọng trong sinh
hoạt văn hoá Việt Nam. Nhiều nhân vật trong “ Truyện Kiều” chính là


những mẫu người điển hình trong xã hội cũ như Sở Khanh, Hoạn Th ư,
Từ Hải,… Thậm chí, những cái tên này cịn đi vào cả thành ngữ Việt
Nam. Bói Kiều rất phổ biến trong quần chúng ngày xưa. Ca nh ạc dân
gian có dạng Lẩy Kiều. Sân khấu dân gian có trị Ki ều. H ội h ọa có
nhiều tranh Kiều. Thơ vịnh Kiều nhiều không kể xiết. Giai thoại xung

quanh “Truyện Kiều” cũng rất phong phú. Tuồng Kiều, cải lương Kiều,
phim về Kiều cũng ra đời. Nhiều câu, nhiều ngữ trong “ Truyện Kiều”
đã đi vào kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam. Ngoài ra, “ Truyện Kiều”
cũng là đề tài vơ tận cho nhiều cơng trình nghiên cứu, bình lu ận và
những cuộc bút chiến. Ngay từ khi “ Truyện Kiều” được công bố (đầu
thế kỷ XIX), ở nhiều trường học của các nho sĩ, nhiều văn đàn, thi xã
đã có trao đổi về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Đ ầu th ế k ỷ XX,
cuộc tranh luận về “Truyện Kiều” càng sôi nổi. Quan trọng nhất là
cuộc tranh luận phê phán của các nhà chí sĩ Ngơ Đ ức Kế, Huỳnh Thúc
Kháng phản đối phong trào cổ xuý “Truyện Kiều” do Phạm Quỳnh đề
xướng (1924).
Với ''Truyện Kiều,'' Nguyễn Du đã chắt lọc những phần tinh tú nhất
trong lời ăn, tiếng nói của nhân dân, đặc biệt là ngôn ngữ văn học dân
gian, thông qua việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo và dày đặc các kh ẩu
ngữ, ngoa ngữ, thành ngữ, ca dao, tục ngữ và m ột số thành ng ữ Hán
Việt đã được “thuần Việt”. Ngược lại, quần chúng nhân dân đã vay
mượn ngôn ngữ và các nhân vật của tác phẩm này để xây d ựng thêm
nhiều câu thành ngữ, ca dao và dân ca mới để biểu đ ạt nh ững s ắc thái
tình cảm phong phú trong cuộc sống thường nh ật của mình. Khơng ai
có thể phủ nhận được rằng, tiếng Việt trở nên giàu có, phong phú, tinh
túy và đặc sắc hơn, văn chương Việt Nam được bạn bè th ế gi ới bi ết
đến nhiều hơn một phần là nhờ “'Truyện Kiều.”
Đứng về mặt nghệ thuật, cho đến nay “Truyện Kiều”vẫn là hòn ngọc
sáng nhất và là đỉnh cao chói lọi nhất của tiếng nói Việt Nam, c ủa văn
học dân tộc. Thiên tuyệt bút này của Nguyễn Du là sự kết tinh tinh hoa
của cả quá trình mấy trăm năm hình thành và phát triển nền văn h ọc
cổ điển viết bằng ngôn ngữ dân tộc. “Truyện Kiều” cũng được xem là
hòn đá tảng, đặt nền móng cho sự phát triển c ủa nghệ thu ật văn h ọc
dân tộc sau này.
Hàng loạt nhân vật của ''Truyện Kiều'' như Kiều, Từ Hải, Hoạn Thư,

Tú Bà… đã bước ra khỏi các trang sách, trở thành biểu trưng cho vẻ


đẹp thể chất và tâm hồn, một hạng người hay một nét tính cách trong
xã hội. Nhiều câu Kiều mang ý nghĩa khái quát nh ững triết lý nhân sinh
sâu sắc về các mối quan hệ xã hội, về cuộc đời, về số phận con người
và về những cảnh huống của đời người. "Ma l ực" của các con ch ữ
mạnh tới mức người đọc cảm thấy "ứng vận," thấy mình đâu đó trong
các cảnh ngộ, thân phận, hạnh phúc khổ đau của các nhân v ật “Truyện
Kiều”.
Sinh thời, Nguyễn Du từng đau đớn thốt lên rằng: “Ba trăm năm nữa ta
đâu biết/ Thiên hạ ai người khóc Tố Như?” để thể hiện tâm trạng cô
đơn đến tuyệt cùng giữa nhân tình thế thái. Tuy nhiên, k ể t ừ khi nhà
thơ từ giã cõi trần, kho di sản văn thơ vô giá của người, đặc bi ệt
là ''Truyện Kiều” đã trở thành “nguồn mạch dân tộc” và là một phần
máu thịt trong đời sống tâm hồn của dân tộc Việt Nam. “Đoạn trường
tân thanh” sẽ tiếp tục trường tồn cùng dân tộc, đồng thời không ngừng
lan tỏa và không ngừng được khám phá trên tồn thế giới.

2. Hình tượng nhóm nhân vật phản diện
2.1. Mã Giám Sinh
2.1.1. Ngoại hình
Mã Giám Sinh (傳傳傳) là nhân vật phản diện tiêu biểu cho bọn lưu manh
trong xã hội phong kiến đương thời. Một nhân vật được xem là đ ại
diện tiêu biểu cho một dân làng chơi “thứ thiệt”, cũng là một trong
những nhân vật điển hình đại diện cho bọn người buôn phấn bán
hương cùng với Tú Bà và Sở Khanh. Chỉ gói gọn trong vài câu th ơ cùng
với bút pháp tả thực , Nguyễn Du đã lột tả được chân t ướng c ủa Mã
Giám Sinh là một con người đê hèn, bỉ ổi, giả dối, bủn x ỉn qua các chi
tiết về hành động, ngôn ngữ, cử chỉ và đặc biệt là diện m ạo. Thông qua

nhân vật này, phần nào cũng cho chúng ta thấy được bộ m ặt của xã h ội
bấy giờ đầy rẫy những thói hư tật xấu, bất cơng đồng th ời nh ững thế
lực đồng tiền, nhà chứa ấy đã đẩy thân phận người phụ nữ lâm vào
cảnh “hồng nhan bạc phận”.
Thuý Kiều đã đính ước, thề nguyền với Kim Trọng. Khi Kim Trọng về
Liêu Dương hộ tang chú, gia đình Thuý Kiều gặp tai biến. Bọn sai nha
đến bắt Vương ông và Vương Quan, đánh đập, khảo tra. Thuý Ki ều


quyết định bán mình để cứu cha và em. Qua người mối, Mã Giám Sinh
tìm đến ra mắt và xem xét việc mua Kiều.
Mã Giám Sinh xuất hiện ở nhà Kiều với tư cách là một người “viễn
khách” với ngoại hình chải chuốt tỉ mỉ, có phần q kỹ lưỡng đến d ị
hợm, lố bịch:
“Quá niên trạc ngoại tứ tuần,
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao.”
Ấn tượng bề ngoài đối với Kiều cũng như với độc giả theo như lời giới
thiệu của Nguyễn Du, thì đây, là một gã đàn ơng đã ngồi bốn m ươi, y
thực chất chẳng cịn trẻ trung gì nữa nhưng mày râu đều được cạo cho
“nhẵn nhụi”, cịn áo quần thì bóng bảy trơng mới thật “bảnh bao”.
Đó là ấn tượng đầu tiên về gã họ Mã. Tuy nhiên, nếu ta ch ỉ hi ểu nơng
cạn như vậy thì thật vơ cùng thiển cận, chưa thể lột tả được hết cái
hay và bề sâu câu chữ của “Truyện Kiều”. Làm sao có thể thấu triệt và
đưa hình tượng y lên thành một hạng người của xã h ội!
Tên buôn người đầu tiên xuất hiện như một con chim mồi chuyên nhử
gái nên phải có một ngoại hình đỏm dáng trai lơ dù đã trạc ngoại tứ
tuần. Ngoại hình của y được tác giả mơ tả qua mày râu và y phục bằng
hai tính từ láy đặt ở vị trí thơng thường ngay sau danh t ừ : “Mày râu
nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao” - quay “cận cảnh” để nhìn thấy cả mày
râu, lại “quay lướt” để thấy áo quần - vừa có giá trị miêu tả lại vừa nêu

được nhận xét của tác giả. Sau câu lục “Quá niên - trạc - ngoại tứ tuần”
với nhịp thơ khập khễnh 2-1-3, giới thiệu y một cách tưởng nh ư vơ
tình, nhưng chính cái cách đặt câu lục có 5/6 từ Hán - Việt trang tr ọng
và ngay sau đó là câu bát thuần Việt nôm na này cho ta cảm giác nh ư
tác giả muốn hạ bệ Mã, đặt y vào đúng vị trí của mình v ới thái độ
khinh ghét của ơng. Với cách giới thiệu như trên, chỉ bằng 2 câu th ơ,
kết hợp hai kiểu quay, Nguyễn Du đã để Mã Giám Sinh t ự bộc lộ tính
cách trai lơ “bất cận nhân tình” của một tên bn người mạt hạng.
Đa số tài liệu điều có cách lý giải về “Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh
bao”, nghĩa là tên họ Mã đã ngoài bốn mươi nên cạo râu cho ra vẻ trẻ
trai, tỉa tót làm đỏm cho xứng với mỹ nhân.
Ở bài nghiên cứu này, tôi xin đưa ra cách hiểu hai câu th ơ này c ủa cụ
Nguyễn Du theo hướng nhân tướng: “Mày râu nhẵn nhụi” không phải


Mã Giám Sinh cạo râu nhẵn thín để làm dáng mà là y không mày, không
râu. Theo quan điểm thẩm mỹ phong kiến, cái đẹp của người đàn ông
quân tử là râu, thế nên mới có câu thành ngữ “nam tu nữ nhũ” để
chuẩn hố diện mạo của chính nam, chính nữ. Dân gian cũng quan
niệm như thế “Đàn ơng khơng râu bất nghì”. Người xưa rất q râu, để
râu, ni râu, ít ai cạo râu như ta bây giờ. Xem chân dung các k ẻ sĩ hoặc
các bộ phim về chuyện xưa, ta thấy quan viên, tướng lĩnh, đ ại th ần… ai
cũng đạo mạo râu dài! Người ta gọi đàn ông là đấng mày râu, bậc tu mi
nam tử chính là như vậy. Cịn người khơng có râu, mặt trắng th ường là
bọn tiểu nhân, vô lại… Điều này trở thành qui ước tương đối phổ biến
trên sân khấu tuồng.
Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du dùng từ ghép mày râu có chứa cả
nghĩa đen của từ này lẫn với phép hốn dụ để chỉ đàn ơng. Khi tả di ện
mạo Mã Giám Sinh là “mày râu nhẵn nhụi” Nguyễn Du muốn chỉ điểm
cho mọi người thấy gã đàn ông này là loại người khơng có râu – nghĩa

là hắn thuộc loại người bất nghì, bất nhân, tiểu nhân ch ứ không ph ải
là kẻ sĩ, là trượng phu hảo hán như hắn đang mạo danh là nho sinh của
Quốc tử giám.
Trong xã hội “Truyện Kiều”, Mã Giám Sinh thuộc loại người sống bám
vào nhà thổ, ngày ngày “dạo khắp chợ vùng quê” lùng sục tìm mua gái
đẹp về cho các lầu xanh mua thịt bán người “kiếm lời mà ăn” của mụ
Tú Bà. Như vậy, ngay từ đầu đoạn trích, Nguyễn Du đã cho ra sân kh ấu
một kẻ có diện mạo bất nghì. Hắn chưa thổ lộ, chưa hành động gì
nhưng nhìn ngay cái “diện mục” của hắn người đọc đã nhận ra bản
chất của gã con buôn bất lương, phường tiểu nhân vơ h ọc.
2.1.2. Tính cách
Tính cách của nhân vật Mã Giám Sinh được cụ Nguyễn Du th ể hiện qua
những câu thơ miêu tả lời nói, điệu bộ và hành động của y. Mã Giám
Sinh là một con người lọc lừa, xảo trá. Khi Mã Giám Sinh lấy t ư cách là
“viễn khách” (khách nơi xa) đến nhà Thúy Kiều để hỏi cưới nàng về
làm vợ lẽ, gã họ Mã đã “vấn danh” rằng:
“Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”,
Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”.


Trả lời câu hỏi tên thì y chỉ khai họ Mã, cịn tên thì đưa cái tên “chung
chung” có tính chất mập mờ. Giám Sinh có thể là nho sinh học tr ường
Quốc tử giám, nhưng cũng có thể chỉ là một phẩm hàm dành cho ng ười
đã quyên nhiều lúa nộp quan, hay người khơng rõ giới tính, khơng có
sinh thực khí được đưa vào cung làm thái giám. Ai biết đâu anh chàng
họ Mã này thuộc loại Giám Sinh nào?
Gã họ Mã vốn quê ở Lâm Tri, lại khai là Lâm Thanh. Đó là m ột lần nói
gian. Vừa câu thơ trên, Mã là “viễn khách”, thế mà lại nói là “cũng gần”
(sau này Nguyễn Du tả: “Lâm Tri vừa một tháng tròn tới nơi” - phải đi
một tháng tròn), lại thêm một lần gian nữa. Hai câu trả lời cộc lốc v ừa

nêu ở trên đã cho ta thấy gã này có văn hóa khơng cao, ẩn ch ứa trong
lời nói chỉ tồn là xảo trá và gian dối, ấy vậy mà lại tự gán mình vào cái
mã nho sinh.
Trong khi Mã học địi nho sinh, nói năng nho nhã:
“Rằng: “Mua ngọc đến Lam Kiều1,
Sính nghi2 xin dạy bao nhiêu cho tường?”
Mã dùng điển “mua ngọc đến Lam Kiều”, khơng dùng từ ngữ thơng
thường mà dùng “sính nghi” (đồ hỏi cưới), nhưng các hành động “ngồi
tót sỗ sàng” và “cò kè bớt một thêm hai” đã để lộ ngun hình Mã là tên
lái bn keo kiệt. Ngay cả những kẻ xung quanh họ Mã cũng góp ph ần
bộc lộ bản chất thật của gã. Những tên đầy tớ đi theo Mã làm thành
một bọn nhốn nháo, ồn ào, khơng có trật tự, thể thống gì. Sau đó,
Nguyễn Du cũng để nàng Kiều tự mình nhận ra bộ mặt th ật của Mã:
“Khi ăn, khi nói, lỡ làng,
Khi thầy khi tớ, xem thường, xem khinh.
Khác màu kẻ quý, người thanh,
Ngẫm ra cho kỹ như hình con bn.”
1

2

Lam Kiều: Vùng đất thuộc Lam Điền, tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc). Bùi Hàng, đời Đường, khi thi
hỏng về, gặp Vân Kiều tặng bài thơ, có câu: “Lam Kiều tiện thị thần tiên quật, hà tất khi (kì) khu
thướng ngọc kinh” (cầu Lam là cái tổ tiên đó, hà tất phải vất vả lên đế đơ để thi cử làm gì). Về sau,
Hàng đi qua một nơi, gọi là Lam Kiều, khát nước, vào xin nước một nhà bà lão gần đấy thấy Vân Anh,
(em Vân Kiều), cháu gái bà, người tuyệt đẹp, Hàng ngỏ ý cầu hôn, bà lão bảo: Bà cân dùng cối ngọc
và chày ngọc để giã thuốc huyền sương (thứ thuốc tiên), nếu có những thứ ấy làm sính lễ sẽ gả con
cho. Hàng về tìm được cối và chày ngọc đưa đến, lại ở đấy giã thuốc cho bà lão một trăm ngày, rồi lấy
Vân Anh và sau hai vợ chồng cùng lên cõi tiên.
Sinh nghi: Đồ dẫn cưới, tiền dẫn cưới.



Thêm vào đó, hành động của Mã “ghế trên ngồi tót sỗ sàng” đã tố cáo y
là kẻ hợm hĩnh và vơ văn hóa. Kiểu ngồi ấy có thể sánh với kiểu ngồi
“vắt nóc” của Tú Bà. Đúng là “mạt cưa mướp đắng đôi bên một
phường”. Mã đến nhà Vương viên ngoại với tư cách là “viễn khách”,
nhưng lại tự cho mình cái quyền ngồi ghế trên, lại cịn ngồi “tót”. Theo
Từ điển Hồng Phê, “tót” nghĩa là “rất nhanh nhẹn, gọn gàng và đột
ngột”. Điều đó cho thấy, họ Mã không hề do dự, mặc định thân phận
ngồi “ghế trên” của mình. Qua đó, người đọc, người nghe thấy được
bản chất trơ trẽn, xấc xược của Mã.
Sự xảo trá, gian manh, đê tiện của Mã Giám Sinh còn được lột tả qua
việc hắn cưỡng đoạt Kiều. “Vẫn là một đứa phong tình đã quen”, gã họ
Mã khơng bỏ qua cơ hội để chiếm đoạt Kiều, mặc cho việc Tú Bà có
thể phát hiện việc làm của hắn:
“Mụ già hoặc có điều gì,
Liều cơng mất một buổi quỳ mà thơi.”
Rồi hắn cịn tự tìm lý do để biện bạch cho hành động của mình:
“Vả đây đường xá xa xơi,
Mà ta bất động nữa người sinh nghi.”
Khơng những thế, hắn cịn tính tốn cả cách để lừa gạt khách về trinh
tiết của Kiều để không làm mất giá trị của nàng.
“Dưới trần mấy mặt làng chơi,
Chơi hoa đã dễ mấy người biết hoa .
Nước vỏ lựu máu mào gà,
Mượn màu chiêu tập lại là còn nguyên.3
Mập mờ đánh lận con đen,
Bao nhiêu cũng bấy nhiêu tiền mất chi?”

3 “Nước vỏ lựu máu mào gà,

Mượn màu chiêu tập lại là còn nguyên.”
Hai câu này cho biết cách giả tạo của bọn lầu xanh để đánh lừa khách chơi. Sách Bắc Chí Lý ghi chép:
“gái thanh lâu tiếp khách xong, lấy vỏ lựu sắc lên pha máu mào gà vào mà rửa thì lại như nguyên. (Lê
Văn Hòe (1953), Truyện Kiều chú giải, NXB Quốc học thư xã, Hà Nội.)


Bản chất của họ Mã càng được bộc lộ rõ nét hơn qua màn mua bán
Thúy Kiều. Nhà nghiên cứu Phan Ngọc đã cho rằng trong con người Mã
Giám Sinh là một tập hợp ba quan hệ: giả nho sĩ, là lưu manh và cũng
là con buôn. Trong màn mua bán này, lộ rõ hơn cả là lưu manh và con
bn. Mã Giám Sinh khơng mảy may thương xót hồn cảnh đau kh ổ
của Kiều. Bằng mọi cách, mọi thủ đoạn, kể cả ép buộc, Mã Giám Sinh
“cân sắc, cân tài” của Kiều. Y coi khinh Kiều, xem nàng như đồ vật để
mua bán, nên y chỉ quan tâm, tính tốn trước một món hàng để bán
kiếm lời sau này. Vì thế mà có sự “đắn đo”, vì thế mà có sự “cị kè bớt
một thêm hai”. Là con bn, Mã đã lợi dụng hồn cảnh gia đình đ ể bắt
chẹt, ép giá tới mức trẻ nhất. Từ “nghìn vàng” xuống chỉ “ngoài bốn
trăm”. Cái thời gian trả giá cũng khơng hề nhanh chóng: “giờ lâu”.
Ngồi ra, trong những câu thơ này cũng chứa đựng một s ự tinh tế của
Nguyễn Du. Theo “Kim Vân Kiều truyện”, Mã Giám Sinh mua Kiều chỉ
450 lạng bạc. Sau này, Thúc Sinh, mua nàng với giá 500 lạng bạc. Song,
từ đó, giá trị của Thúy Kiều cứ tuột dài, xuống còn 200 l ạng khi T ừ H ải
mua nàng về. Rồi, Kiều chẳng có chút giá trị gì khi Hồ Tơn Hiến đem
Kiều cho không một tên tù trưởng. Trái lại, trong “Truyện Kiều”, giá trị
của Kiều cao hơn rất nhiều không tính bằng bạc mà được tính theo giá
vàng: “Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm”. Qua bao lần đổi chác, giá
cả nàng Kiều có suy giảm đi, song tuyệt nhiên Nguyễn Du không đề
cập đến một cách cụ thể. Khi Thúc sinh chuộc lại nàng, ông ch ỉ dùng
mấy tiếng “của dẫn, tay trao”; lúc Từ Hải chuộc nàng: “tiền trăm lại cứ
nguyên ngân phát hoàn”... Vũ Hạnh nhận định: “Rõ ràng tác giả không

muốn ta dừng lại ở những chi tiết vô bổ chỉ làm tổn thương tấm lịng ta
mến mộ nàng”.
Như vậy, có thể thấy, chỉ trong hơn một chục câu thơ, Nguyễn Du đã
dựng lại thật sinh động và thấm thía cảnh “đi” và “mua” của nhân vật
Mã Giám Sinh. Hình thức bảnh bao bề ngồi, lời nói văn hoa, sách v ở
khơng che lấp được bản chất lưu manh, buôn người của gã b ợm già h ọ
Mã.
Thái độ của Nguyễn Du là cảm thông, đau xót cho Thúy Kiều; khinh bỉ,
coi thường tên nhà nho giả danh, tên lưu manh, con buôn họ Mã.
Nhưng thái độ ấy ông không thể hiện trực tiếp mà để cho nhân vật Mã
Giám Sinh tự bộc lộ. Sự điêu luyện, tài tình hết m ực của Nguy ễn Du
được thể hiện rõ nét là ở chỗ đó.


2.2. Tú Bà
2.2.1. Ngoại hình
Tú Bà (傳傳) là hiện thân rõ nét, tiêu biểu cho thế lực nhà chứa, dẫn mối,
bn người trong xã hội cũ. Đây chính là nhân vật phản diện ch ủ ch ốt
trong đường dây phả họa cuộc đời Kiều. Thơng qua hình tượng nhân
vật bà Tú, những điểm đen và các mặt trái của xã h ội bấy gi ờ d ần
được hiện lên vô cùng rõ nét.
“Lầu xanh có mụ Tú Bà,
Làng chơi đã trở về già hết duyên
Tình cờ chẳng hẹn mà nên,
Mạt cưa mướp đắng, đôi bên một phường,
Chung lung mở một ngơi hàng,
Quanh năm bn phấn, bán hương đã lề.
Dạo tìm khắp chợ thì quê,
Giả danh hầu hạ, dạy nghề ăn chơi.”
Đây là đoạn thơ gợi mở về nhân vật Tú Bà. Người đàn bà này là v ợ c ủa

Mã Giám Sinh – một con buôn lừa lọc đểu cáng, ơng bà ta th ường có
câu” nồi nào thì úp vung nấy”, chính vì thế con người c ủa mụ đàn bà
này cũng chẳng thua kém chồng mình. Tú Bà vốn trước kia xuất thân
cũng là một gái lầu xanh nhưng khi đã luống tuổi khơng cịn đủ xn
sắc để tiếp khách nữa thì lui về sau mở một hàng “buôn ph ấn, bán
hương” – tức mở một thanh lâu kĩ viện hay còn gọi là “nhà ch ứa” ph ục
vụ giới đàn ông, giả danh là dạy nghề hầu hạ ( giống nghề giúp việc
ngày nay) nhưng thực chất bên trong là một “ổ chứa”, chúng chuyên đi
dụ dỗ mua con gái nhà lành đem về dạy nghề tiếp khách đ ể ki ếm l ời.
Nhân vật là hiện thân cho phần tối của xã hội cũ, Nguyễn Du đã g ợi lên
hình ảnh nhân vật Tú Bà – một chủ nhà chứa đầy kinh nghiệm v ới
nhiều mánh khóe và chiêu trị lừa lọc bn phấn bán hương, bn da
bán thịt.
Hình tượng Tú Bà mà Nguyễn Du xây dựng không vừa chi tiết l ại
vừa không chi tiết.
“Thoắt trơng nhờn nhợt màu da,
Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao ?”
Hiện lên ở câu 923 - 924 của bài th ơ thì nhân vật đ ược tác gi ả miêu t ả
từ gần đến xa, từ chi tiết đến khái quát. Tác giả đã chọn miêu t ả màu


da “nhờn nhợt” của nhân vật để ám chỉ sắc thái của một người thi ếu
sức sống, màu da gợi lên sự ghê rợn đối với người nhìn. Câu th ơ có s ự
đảo ngữ để làm tăng ấn tượng cho người nhìn đối với nhân vật. Đi
kèm với màu da “nhờn nhợt” là một thân hình “đẫy đà” tạo sự cộng
hưởng khiến người đọc nhanh chóng có thể hình dung và đốn bi ết
nhân vật đã từng có cuộc sống đầy sa đọa và trụy lạc của m ột đoạn
đời dài, đó là kết quả của một thời tuổi trẻ vùng vẫy chốn lầu xanh
“nhơ nhớp” giờ đã tàn lụy. Câu thơ có sự mỉa mai châm biếm, đ ọc qua
khơng thể khơng cảm nhận được chính tác giả cũng có phần khinh

ghét nhân vật trong tác phẩm nói riêng và những con người nh ư thế
trong xã hội nói chung. Qua lớp diện mạo tác giả cũng gợi lên vai trò và
nhiệm vụ nhân vật trong tác phẩm là gây sóng gió cho cuộc đ ời nhân
vật nàng Kiều. Không tốn quá nhiều công sức để miêu tả diện mạo chi
tiết hay ngoại hình một cách rõ ràng từng đường nét, chỉ bằng hai câu
thơ miêu tả Tú Bà cũng đã bật lên được hình tượng nhân vật.
2.2.2. Tính cách
Tú Bà hiện lên trong tác phẩm là một con bn người chun
nghiệp, gian manh, đầy tính tốn xảo quyệt.
Mở đầu trong cuộc gặp gỡ đầu tiên với Thúy Kiều , Nguy ễn Du miêu t ả
Tú Bà với hành động “trước xe, lơi lả han chào”, tác giả cố ý sử dụng từ
láy “lả lơi” để bộc lộ bản chất lẳng lơ đã ăn vào máu của nhân vật –
một gái làng chơi rành nghề, từ láy này cũng cho th ấy được hình t ượng
nhân vật ngay từ phút đầu đã đi ngược lại với nét văn hóa , thuần
phong mỹ tục về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam, khơng có sự khép
nép, e dè hay thẹn thùng, câu thơ cũng phơi bày nhân cách nhân v ật
được đặt trong sự đối lập với nhân vật chính – Thúy Kiều. Có lẽ ấn
tượng đầu với những lời hỏi han êm tai khiến cho Kiều cảm thấy dễ
chịu mà bước vào, nhưng nàng đâu thấu rằng ẩn sâu bên trong là con
người toan tính đầy hiểm độc
Tiếp sau sự “lả lơi” là một chuỗi hành động liên tiếp dần hé lộ con
người và hình dáng con bn của Tú bà. Mụ sau khi đón Ki ều đã nhanh
chóng đưa Kiều vào ra mắt và khấn tổ nghiệp, hành động “Tú Bà vắt
nóc lên giường ngồi ngay”, nếu Mã Giám Sinh thể hiện mình qua hành
động” “ngồi tót sỗ sàng” là một con người vô phép tắc và là kẻ chẳng ra
gì thì hành động ngồi của Tú Bà khiến cho người khác th ấy đ ược ng ười


đàn bà của họ Mã cũng chẳng phải dạng vừa mà còn là một gái giang
hồ và đầy uy quyền trong “vương quốc” lầu xanh của mình.

Tú Bà khi biết được Kiều đã “chung chạ” với chồng mình, mụ bỗng
chốc nổi cơn tam bành, dùng những lời lẽ vô cùng cay nghiệt đ ể mi ệt
thị Kiều, thậm chí đánh đập nàng, cơn giận đó Nguy ễn Du viết ch ẳng
phải để người đọc đồng cảm và thấu hiểu cho mụ bởi cũng vì ghen
tng là thói thường của đàn bà, để cịn thấy được trong mụ cịn có
chút tình yêu, tình thương hay tình người, mà hành động c ủa mụ ở đây
càng khiến cho người khác kinh tởm hơn bởi cái nghề và con ng ười
của mụ, mụ vì tiếc “cái ngàn vàng” của Kiều, tiếc tiền của mụ, và ti ếc
cho món hời lớn chưa kịp trao tay đã mất. Lời nói của m ụ khơng cịn
ngọt ngào và dễ chịu như lúc đưa Kiều vào, sự cay nghiệt và đòn roi
của mụ đã ép Kiều đau đớn mà tự sát. Nhưng không đ ể Kiều ch ết, m ụ
khơng thể để “mất cả chì lẫn chài”, mụ cho người chữa trị, coi sóc
Kiều, mụ khơng cứu Kiều vì sợ hãi cho tính mạng con người, cũng
khơng phải vì thương xót Kiều mà tất cả đều vì đồng tiền. Sự liều lĩnh
của Kiều khiến mụ hiểu được trong lúc này “già néo thì đ ứt dây”, ng ười
đàn bà nham hiểm ấy lọc lõi đời ấy phải tìm cách lựa l ời xoa dịu,
khuyên giải Kiều :
“ Một người đễn có mấy thân !
Hoa xuân đương nhụy, ngày xn cịn dài
….
Người cịn thì của hãy cịn,
Tìm nơi xứng đáng làm con cái nhà
Làm chi tội báo oán gia,
Thiệt mình mà hại đến ta hay gì ?”
Tưởng chừng cứu Kiều thoát chết, dùng lời lẽ ngon ngọt khuyên
giải đời Kiều, hứa hẹn với Kiều sẽ không bắt nàng vấy thân ngọc ngà
để tiếp khách mà sẽ tìm chốn nào tốt gả nàng đi. Tuy nhiên đ ến hai câu
thơ cuối lại để lộ ý tứ sợ thiệt đến bản thân mình. Ch ứng tỏ sự thâm
độc của con người mụ, mụ vẫn khơng thể từ bỏ được món hàng có giá
trị như Kiều. Câu thơ cũng dự đốn trước ý đồ thâm độc của mụ đối

với Kiều khi giam lỏng nàng ở lầu Ngưng Bích để hịng bày mưu tính
kế với Sở Khanh lừa Kiều.
“Mai sau chẳng ở như lời,
Trên đầu có bóng mặt trời rạng soi”


Sự khéo léo và lõi đời khiến mụ dễ dàng chiếm được lịng tin của Ki ều
qua lời thề vơ thưởng vơ phạt, đối với Kiều đó là chữ “tín” nh ưng đối
với kẻ chẳng có tự trọng như mụ thì lời hứa hay lời thề đó chẳng có ý
nghĩa gì, vì với mụ dù là nhân tính hay nhân cách cũng ch ẳng quan
trọng bằng đồng tiền. Kế hoạch của Tú Bà đối với Kiều bỉ ổi nh ưng
hoàn hảo, với 30 lạng bạc để cấu kết với Sở Khanh đ ưa Ki ều đi tr ốn,
rồi đó mụ bắt được Kiều và đưa về đánh đập hành hạ, ép Kiều ph ải
tiếp khách theo ý mình :
“Tú Bà tốc thẳng đến nơi
Hầm hầm áp điệu một hơi tại nhà,
Hung hăng chẳng nói chẳng tra,
Dang tay vùi liễu, dập hoa tơi bời.”
Sự tráo trở, lật mặt của Tú Bà thật ghê gớm. Vì đồng tiền sẵn sàng bán
rẻ lương tâm của mình, sự thâm độc này Nguyễn Du đã đẩy nhân v ật
đến đỉnh điểm của sự bỉ ổi, vơ nhân tính. Qua đó tác giả cũng hé l ộ mặt
tâm tối vốn luôn được che đậy của xã hội phong kiến lúc bấy gi ờ vì
đồng tiền mà biến chất, mà vùi dập con người đặc biệt là ng ười ph ụ
nữ trong xã hội cũ. Kiều rơi vào cái bẫy đầy mưu mẹo của Tú Bà tr ở
thành gái lầu xanh, từ đó cũng được Tú Bà dạy cho nhiều ngón nghề
mà đối với mụ đã vơ cùng thành thạo, đã trở thành bản năng của mình.
Lời lẽ Tú Bà dạy Kiều mà Nguyễn Du đã viết càng đọc càng chua xót thì
càng thương cho nàng Kiều, càng hiểu rõ tường tận thì càng thấy cái
nghề và cái màu tối của xã hội thật bẩn thỉu :
“ Ở trong còn lắm điều hay,

Mối đem khép mở, mỗi ngày riêng chung.
Này con thuộc lấy nằm lịng:
Vành ngồi bảy chữ, vành trong tám nghề.
Chơi cho liễu chán hoa chê
Cho lăn lóc đá, cho mê mẩn đời
Khi khóe hạnh khi nét ngài,
Khi ngâm gợi nguyệt, khi cười cợt hoa.”
Kiều đã “nhập gia” thì phải chịu “tùy tục” đã theo nghề thì phải
học lấy cái hồn, cái cốt lõi của nghề. Tú Bà là người đã nhi ều năm
trong nghề cũng vì thế cũng tích lũy được cái kinh nghiệm, cái tri ết lý
của nghề để dạy lại cho Kiều và các cơ gái thanh lâu. Nh ưng càng phân
tích, khám phá càng thấy sự phức tạp của cái nghề “buôn ph ấn, bán
hương” này, cũng thấy được sự nhơ nhớp của nó vấy bẩn thân th ể và


tâm hồn của người phụ nữ như thế nào. Trong tác phẩm của Nguyễn
Du, ông chỉ khéo léo nhắc tới mánh khóe của nghề bằng tám ch ữ xúc
tích, dùng một câu thơ để chiếu đến hết những góc khuất và chiêu trò
bên trong cái mà Tú Bà cho là sự tinh túy của nghề làng ch ơi - “ vành
ngồi bảy chữ, vành trong tám nghề” :
VÀNH NGỒI BẢY CHỮ bao gồm các kỷ năng lôi kéo khách làng
chơi như :
1. Khấp: Có nghĩa là khóc, dùng nước mắt để tranh thủ lòng thương
cảm của khách làng chơi. Phải khóc lóc như thật để ch ứng tỏ mình
thành tâm, thiệt ý. Tú bà đã dạy Kiều dùng nước gừng sống tẩm vào
khăn tay để lau nước mắt thì nước mắt sẽ khơng khơ mà cịn tn ra
như suối.
2. Tiễn: Có nghĩa là cắt. Rủ khách cùng mình mỗi người cùng cắt m ột
mớ tóc, kết thành một sợi rồi chia cho nhau buộc vào hai cánh tay, làm
lễ “kết tóc” biểu tỏ thủy chung bền chặt, khách sẽ tưởng là mình chân

thành mà khơng nỡ bỏ.
3. Thích: Có nghĩa là đâm, chích. Lấy cây trâm chích vào cổ tay hay trên
bắp đùi mấy chữ “Thân phu mỗ nhân” (người chồng thân yêu tên là
mỗ), khách thấy vậy càng thêm yêu quý, tin tưởng ta.
4. Thiên: Có nghĩa là đốt, dùng hương đốt vào sáu huyệt của chàng và
nàng. Sau khi thề thốt, cả hai áp người vào nhau cùng đốt các huy ệt
trên bụng, trên cánh tay, cổ tay. Mánh khóe này thuộc ph ạm vi “kh ổ
nhục kế”.
5. Giá: Có nghĩa là cưới hỏi làm vợ chồng. Sau khi điều tra biết khách là
kẻ giàu có thì thủ thỉ, rủ rê, bàn chuyện cưới nhau. Tất nhiên khách
muốn cưới thì phải bỏ ra một số tiền lớn để chuộc mình ra. Khi đã xài
hết tiền thì tìm cách lật lọng để đuổi khéo khách đi.
6. Tẩu: Có nghĩa là chạy. Đây là kế “đà đao”. Nếu th ấy dan díu đã lâu,
khách hết tiền, muốn chuộc khơng có tiền mà muốn chơi cũng khơng
cịn tiền đâu chơi tiếp thì chỉ cịn cách tống khứ khách đi cho r ảnh. Lúc
ấy phải giã vờ rủ khách đi trốn, hẹn giờ hẹn chỗ nhưng khơng đến,
đánh tiếng cho lính đi bắt kẻ bỏ trốn, thế tất khách ph ải s ợ mà trốn
thật.


7. Tử: Có nghĩa là chết. Chết giả chứ khơng phải chết thật. Thề th ốt
cho họ tin là mình u họ, chỉ biết có họ thơi, nếu khơng tin thì ch ết
ngay tại chỗ, trước mắt cho chàng thấy. Nếu biết y có thê thiếp rối,
khơng thể lấy mình được thì càng làm già đến độ rủ y “c ả hai cùng
chết hơn là chẳng lấy được nhau!”. Lúc đó, có tán gia bại sản, đem h ết
bạc tiền ra dâng cho mình, y cũng khơng tiếc.
VÀNH TRONG TÁM NGHỀ - tức là ám chỉ tấm cách ân ái trong chuy ện
chăn gối , tùy vào từng khách mà đối đãi khác nhau cho v ừa lòng, chi ều
ý khách.
1. Khách nhỏ bé – “kích cổ thơi hoa”

2. Khách to béo – “kim liên song tỏa”
3. Khách nóng vội – “đại xiền kì cổ”
4. Khách chậm chạp – “mạn đả khinh khao”
5. Khách chưa có kinh nghiệm – “ khẩn khuyên tam trật”
6. Khách si tình – “tảo tâm truy hồn”
7. Khách thạo đời – “ tả trì hữu trì”
8. Khách lạnh lùng – “ nhiếp thần nhiệm tỏa”
“Bảy chữ”, “Tám nghề” của mụ Tú Bà cho thấy sự dày dạn kinh nghiệm
từng trải của một đời kĩ nữ. Đâu đó trong câu th ơ truy ền đạt l ại kinh
nghiệm cho Kiều ta thoáng thấy là sự cởi mở, sự nhi ệt huy ết, hay cái
“tâm” mà của mụ đối với nghề và ẩn hiện đâu đó cịn thấy sự dâm đãng
qua từng câu, từng lời như đang tiếc rẻ thòm thèm cho nh ững cảm giác
của dục vọng giờ đã trở nên cũ kĩ.
Dạy Kiều những ngón nghề ghê tởm ấy , đâu chỉ muốn bắt Ki ều ti ếp
khách , còn muốn Kiều dùng những điều mụ dạy làm đê mê nh ững
đấng mày râu lui tới lầu xanh, lơi kéo những người đàn ơng đó làm giàu
cho mụ.
“Mụ Càng tô lục chuốt hồng
Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê”


Câu thơ lột trần sự thật con người của Tú Bà, chỉ cần nghe h ơi ti ền thì
đã khơng cầm lòng được trước sự quyến rũ của đồng tiền, Nguy ễn Du
còn khẳng định trong người đàn bà này là lịng tham vơ đáy. B ởi vì th ế
Thúc sinh sau khi mê đắm Kiều sẵn sàng bỏ tiền ra chuộc l ấy Kiều v ề
làm vợ lẽ, mụ đồng ý bán Kiều ngay để thu lại món l ời l ớn cho mình.
Nhân vật Tú Bà tuy cũng là đàn bà nhưng lại không th ấu cảm cho đàn
bà, cịn dùng chính “cái đàn bà” để làm giàu cho mình, s ẵn sàng l ợi
dụng , lơi kéo, chà đạp và làm nhơ nhuốc cuộc đời và thân phận của
những người phụ nữ để thỏa niềm đam mê của mình với đồng tiền. Tú

Bà đại diện cho một thế lực đen tối và xấu xa của xã h ội cũ, xã h ội mà
đồng tiền nắm quyền và chi phối con người , buộc người ta phải đánh
đổi cả tâm hồn và nhân cách để trở nên điên cuồng dưới quyền uy của
nó. Số phận người phụ nữ dưới thế lực của đồng tiền và dưới s ự nh ẫn
tâm của con người đã trở nên vô cùng rẻ rúng và đáng thương, tiếng
kêu cứu thất thanh của họ bị xoáy trong màu đen của xã hội mà khơng
ai thấu, ai hay.

2.3. Sở Khanh
2.3.1. Ngoại hình
Sở Khanh (chữ Hán: 傳 傳 ) thuộc hệ thống nhân vật phản diện trong
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Trong tác phẩm, nhân vật này được
nhắc đến ở câu thơ thứ 1062. Chính Sở Khanh cùng với Mã Giám Sinh,
Tú Bà,… đã góp phần đẩy cuộc đời Kiều vào những cơn nguy bi ến.
Sở Khanh là tên riêng của một người con trai, bình th ường nh ư trăm
ngàn cái tên khác. Có lẽ nếu khơng có mặt trong truyện Kiều của
Nguyễn Du thì nó sẽ khơng trở thành cái tên gây căm ph ẫn, b ị khinh
ghét nhất, trở thành tên chung để gọi đám l ưu manh, dâm đãng,
chuyên đi lừa gạt ái tình phụ nữ.
Trong Truyện Kiều, Sở Khanh là một tay chơi, xuất hiện n ổi bật ở
chốn lầu xanh Lâm Tri. Cùng với Mã Giám Sinh và Tú Bà, y là một trong
những người xấu xa nhất nơi kỹ viện bọc lốt hào hoa, phong nhã. Nếu
Mã Giám Sinh là tay buôn người, mụ Tú Bà là gái làng ch ơi v ề già, thì S ở


Khanh chính là kẻ chun đi lừa gạt những cơ gái đáng th ương nh ư
Thúy Kiều để ép buộc họ vào con đường tiếp khách đau kh ổ ê chề:
“Đi đâu chẳng biết con người Sở Khanh!
Bạc tình, nổi tiếng lầu xanh,
Một tay chôn biết mấy cành phù dung!”

Sở Khanh là một tên lưu manh chính cống, song hắn núp dưới hình
dáng của một kẻ thư sinh. Nếu Mã Giám Sinh đã ở tuổi trạc ngoại tứ
tuần để đóng vai người có của đi lấy nàng hầu, thì Sở Khanh v ới nhi ệm
vụ quyến rũ lừa gạt những cơ gái trong trắng nên phải đóng vai là trai
lơ đỏm dáng đặc biệt là phải trẻ hơn, phải “ chải chuốt”, “dịu dàng” để
mang dáng vẻ nho sinh nhằm có thể dễ dàng thực hiện nhiệm vụ.
“Một chàng vừa trạc thanh xuân,
Hình dong chải chuốt, áo khăn dịu dàng”.
Với vẻ ngoài thanh lịch, chỉnh tề như thế, Sở Khanh đã trá thân một
cách hoàn hảo, khiến cho Thúy Kiều mắt thường không th ể nh ận ra
cái bản chất thật sự của hắn, vì thế mà mắc mưu và lâm vào c ơn nguy
biến:
“Nghĩ rằng cũng mạch thư hương,
Hỏi ra mới biết là chàng Sở Khanh”.
Khi miêu tả ngoại hình của Mã Giám Sinh, Nguyễn Du đặt hai t ừ láy ở
vị trí thơng thường sau danh từ: “Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh
bao”; thì khi viết về Sở Khanh, nhà thơ cũng đặt hai tính từ láy ở cùng
vị trí “Hình dong chải chuốt, áo khăn dịu dàng”, như để ám chỉ bản chất
của hai người này hoàn toàn giống như nhau.
Ngoài ra, tác giả dung từ “hình dong”, chứ khơng phải là “hình dung”.
Bởi, “dung” là từ gốc Hán vẫn có cái nghĩa trang trọng, cịn từ “ dong” đã
trở thành từ thuần Việt nôm na bật lên cái ý mỉa mai khinh ghét. Gi ống
như câu ca dao:
“Trơng mặt mà bắt hình dong
Con lợn có béo thì lịng mới ngon”


Chỉ với vài nét miêu tả, Nguyễn Du đã làm bật lên ngoại hình của m ột
trong những kẻ đáng ghét nhất Truyện Kiều, biến tên riêng này tr ở
thành danh từ chỉ kẻ phụ bạc lật lọng trong tình dun.

2.3.2. Tính cách
Sở Khanh là một tên đầy mưu mơ, xảo quyệt. Cấu kết v ới Tú bà
để lừa Thúy Kiều. Sở Khanh dường như đã tìm hiểu rất kĩ về nàng.
Hắn đã dựng lên một kịch bản đầy khôn khéo để lừa nàng t ừ l ời nói
đến cử chỉ hắn đều tạo ra vẻ là một văn nhân. Đầu tiên, hắn tỏ vẻ
thấu hiểu cho hoàn cảnh đáng thương của nàng và cho th ấy s ự đ ồng
cảm, thương xót cho người con gái lỡ xa chân vào chốn lầu xanh:
“Than ôi sắc nước hương trời!
Tiếc cho đâu bỗng lạc loài đến đây!
Giá đành trong nguyệt trên mây
Hoa sao hoa khéo đọa đầy bấy hoa!
Tức gan riêng giận trời già,
Lòng này ai tỏ cho ta hỡi lòng?
Thuyền qun ví biết anh hùng,
Ra tay tháo cũi sổ lịng như chơi”.
Những lời nói “sắt đanh” của Sở Khanh như đã đánh trúng vào nỗi
đau của Kiều. Những lời nói giả dối ấy làm nàng cảm thấy nguôi ngoai
và càng thêm hi vọng về một người anh hùng có th ể c ứu v ớt cuộc đ ời
mình. Khơng chỉ chú trọng trong lời nói để khơng bị l ộ ra bộ m ặt th ật
của mình trước Kiều, hắn còn thận trọng trong lá th ư hồi đáp v ề th ời
gian hai người bỏ trốn:
“Mở xem một bức tiên mai,
Rành rành “tích việt” có hai chữ đề.”
Lấy trong ý tứ mà suy,
Ngày hai mươi mốt, tuần thì, phải chăng?”


×