Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA PHÓNG SỰ CƠM THẦY CƠM CÔ (VŨ TRỌNG PHỤNG)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (937 KB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN

GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
CỦA PHÓNG SỰ CƠM THẦY CƠM CƠ
(VŨ TRỌNG PHỤNG)

TIỂU LUẬN MƠN HỌC
Phân mơn

: Phóng sự Vũ Trọng Phụng

Nhóm sinh viên : Trần Khoa Nguyên - K39.601.082
Tưởng Anh Thư – K39.601.126
Lê Thị Ngọc Tuyết – K39.601.146
Nguyễn Bá Linh Chi – K39.601.011

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
PGS. TS. NGUYỄN THÀNH THI
tháng 6 năm 2016
1


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 4
Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG ................................................................................ 5
1.1. Tác giả và tác phẩm ............................................................................................. 5
1.1.1. Tác giả.............................................................................................................. 5
1.1.2. Tác phẩm.......................................................................................................... 6
1.1.2.1. Nguồn gốc – Xuất xứ ................................................................................ 6
1.1.2.2. Tóm tắt tác phẩm ....................................................................................... 6


1.2. Bối cảnh lịch sử - xã hội ....................................................................................... 6
Chương 2. PHÓNG SỰ CƠM THẦY CƠM CÔ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG –
NHỮNG GIÁ TRỊ VỀ MẶT NỘI DUNG .................................................................... 9
2.1. Cơm thầy cơm cô – Sự lột trần những mặt trái của xã hội đương thời .......... 9
2.1.1. Hiện trạng và bản chất của mối quan hệ chủ - tớ - mối ................................... 9
2.1.1.1. Thân phận nô lệ của những con người dấn thân vào con đường “cơm thầy
cơm cô”................................................................................................................... 9
2.1.1.2. Bộ mặt tàn bạo, dâm đãng, đồi truỵ của bọn nhà chủ ............................. 12
2.1.1.3. Sự độc ác, mất nhân tính của bọn buôn người ........................................ 14
2.1.2. Không gian “nhà chứa” – Những góc khuất ít người biết đến ...................... 15
2.2. Thử tìm hiểu giá trị nội dung của các hình tượng “nhân vật vùng lên” ....... 16
2.2.1. Cái Đũi ........................................................................................................... 16
2.2.2. Các nhân vật vùng lên khác ........................................................................... 18
Chương 3. PHÓNG SỰ CƠM THẦY CƠM CÔ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG –
NHỮNG GIÁ TRỊ VỀ MẶT NGHỆ THUẬT ........................................................... 22
3.1. Nghệ thuật lựa chọn điểm nhìn trần thuật ...................................................... 22
3.1.1. Cái tơi phóng sự và cái tôi tiểu thuyết ........................................................... 22
3.1.2. Sự luân phiên các “tư cách “tôi””: “tôi”  “tác giả” .................................... 25
3.2. Sự thành thạo trong việc vận dụng nhuần nhuyễn các thủ pháp quay chụp
của phóng sự .............................................................................................................. 28
3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật .......................................................................... 30
3.3.1. Hình tượng các nhân vật đám đông cùng cảnh ngộ ....................................... 30
3.3.2. Sự chọn lựa “cá thể hoá” hay là “phỏng vấn tác nghiệp” .............................. 31
2


3.4. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ trào phúng và mang hàm ý sâu xa ................... 31
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 36


3


LỜI MỞ ĐẦU
Phóng sự là một thể loại xuất hiện khá muộn ở Việt Nam, tuy nhiên khi vừa đặt chân
lên mảnh đất này vào những năm 1930 đến năm 1945 thì lập tức nó đã tạo dựng cho mình
một vị thế vững chắc với những tên tuổi như: Tam Lang – Vũ Đình Chí với phóng sự Tơi
kéo xe; Vũ Trọng Phụng, chỉ với 27 tuổi đời và ngót một thập niên cầm bút nhưng con
người “bần bạc” Vũ Trọng Phụng, cây bút cần mẫn “không bao giờ ráo mực”, đã để lại
một di sản văn học đồ sộ với những tác phẩm thật sự “đáng khóc và đáng cười” (Ngơ Tất
Tố), trong số đó có những cuốn được coi là đỉnh cao của văn học. Bên cạnh là “một tiểu
thuyết gia xuất sắc” ơng cịn là “Ơng vua phóng sự đất Bắc”. Các bài phóng sự của Vũ
Trọng Phụng đã đưa người đọc đi đến được với tận cùng ngõ ngách những mặt trái, những
mặt khuất lấp trong xã hội Tư sản thành thị Việt Nam lúc bấy giờ. Những phóng sự nổi
tiếng của Vũ Trọng Phụng phải kể đến Kỹ nghệ lấy Tây, Lục xì, Một huyện ăn Tết, Cạm
bẫy người và Cơm thầy cơm cô…
Qua những thiên phóng sự này, Vũ Trọng Phụng đã thực sự phanh phui được những
căn bệnh trầm kha của xã hội với những đói rét, bệnh tật, với những hỉ, nộ, ái, ố bất cơng
của lồi người …. Cây bút của Vũ Trọng Phụng đã đay nghiến, đã phô ra những cái xấu
xa của xã hội để cho mọi người có thể nhìn thấy được sự thật rồi giúp họ giác ngộ vươn
tới những điều công bằng, lương thiện. Không chỉ phơi bày sự thật xã hội mà qua những
phóng sự của Vũ Trọng Phụng, người đọc cịn có thể nhìn thấy được cái nhìn sắc sảo
cùng với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phẩm chất nghệ thuật và tính khoa học.
Cơm thầy cơm cơ cũng là một phóng sự mơ tả hiện tượng những người dân thơn q
tìm ra đơ thị do hấp lực của “ánh sáng kinh thành” để rồi bị biến thành những vú em, con
sen thằng ở, thằng bồi thằng xe, bị bóc lột sức lực, bị lạm dụng tình dục, bị bn đi bán
lại, khơng ít người biến thành trộm cắp, đĩ điếm, làm gia tăng các tệ nạn xã hội. Ở đây
nhà văn đã sớm phát hiện những hậu quả tha hóa, phi nhân hóa, gây ra bởi sự di dân, sự
nhập cư, là những hiện tượng mà quy mô sẽ tăng lên hàng chục hàng trăm lần khi xã hội
ta bước sang thời công nghiêp hóa, hiện đại hóa, đơ thị hóa.

Đến với bài viết của nhóm hơm nay, chúng tơi mong rằng một lần nữa có thể giới
thiệu, bình luận thêm để khẳng định vị trí cũng như giá trị của Cơm thầy cơm cơ ở nhiều
mặt để từ đó chúng ta có cái nhìn tồn diện hơn về cảnh khốn khổ của người dân khiến
họ để có cái ăn, có một chỗ ngủ mà họ phải đi ở đợ và chịu nhiều bất hạnh, cũng như
nghe được những tiếng kêu ai oán dưới sự bóc lột, hành hạ tàn bạo khơng thương tiếc của
bọn chủ nhà. Rồi từ đó thêm hiểu thêm yêu những con người dân quê được sánh như
“loài động vật ngắn cổ”, quanh năm chỉ biết sống trong vòng lẩn quẩn và tiếng kêu than
của họ vẫn chưa đến được Chính phủ vì mãi có bức tường ngăn trở.
4


Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Tác giả và tác phẩm
1.1.1. Tác giả
Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939) có bút danh Thiên Hư, quê ở làng Hảo, huyện Mĩ
Hào, tỉnh Hưng Yên, nhưng sinh ra và sống suốt đời tại Hà Nội, lâu nhất là ở phố Hàng
Bạc. Ơng mồ cơi cha từ rất sớm, được người mẹ góa hiền hậu tần tảo nuôi ăn học. Vũ
Trọng Phụng chỉ học hết tiểu học rồi phải đi làm kiếm sống. Ông làm thư kí bán hàng,
rồi đánh máy chữ cho nhà in, nhưng cả hai lần đều bị sa thải. Sau đó, Vũ Trọng Phụng
chuyên viết báo, viết văn và sống chật vật với nghề bạc bẽo đó. Do làm việc quá sức, ông
mắc bệnh lao phổi và mất khi mới được 27 tuổi đời, để lại người vợ góa và đứa con gái
chưa đầy năm.
Vũ Trọng Phụng suốt đời nghèo – “nghèo gia truyền”, nhưng về văn học, ông được
xem là một kiệt tướng xuất sắc của dòng văn học hiện thực phê phán. Ông viết văn rất
sớm, viết nhiều và nhanh chóng nổi tiếng, Vũ Trọng Phụng là một tài năng đa dạng. Ơng
viết truyện ngắn, phóng sự, tiểu thuyết, kịch nói, phê bình văn học, bình luận thời sự,
chính trị, dịch thuật… Nhưng Vũ Trọng Phụng đặc biệt thành cơng ở hai thể loại: phóng
sự và tiểu thuyết.
– Về thể loại phóng sự: Ơng được báo chí đương thời suy tơn là: “Ơng vua phóng
sự đất Bắc”. Đáng chú ý là các tác phẩm: “Kỹ nghệ lấy Tây” (1934) viết về cái “nghề”

lấy Tây để nuôi thân; “Cơm thầy cơm cô” (1936) viết về cảnh đời những người đi ở.
– Về thể loại tiểu thuyết có “Trúng số độc đắc”; Năm 1936, Vũ Trọng Phụng cho ra
đời cùng một lúc ba cuốn tiểu thuyết “Vỡ đê”, “Giông tố”, “Số đỏ”. Trong đó tiểu thuyết
trào phúng “Số đỏ” là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo vả đặc sắc hơn cả, xứng đáng là
một kiệt tác bất hủ của nền văn học nước nhà.
Tuy có nhiều mâu thuẫn trong tư tưởng và sáng tác song có thể nói, tồn bộ sáng tác
của Vũ Trọng Phụng là tiếng nói căm hờn, mãnh liệt, ném thẳng vào cái xã hội thực dân,
phong kiến tư sản hết sức bất công, tàn bạo, thối nát, cái xã hội mà ơng gọi là “Chó đểu”
và “Khốn nạn” thời bấy giờ.
– Hạn chế đáng tiếc của cây bút đầy tài năng này là tình cảm yêu thương gắn bó của
ơng với quần chúng lao động chưa có chiều sâu cần thiết để có cái gốc nhân đạo vững
chắc. Vì vậy, ơng thường hồi nghi, bi quan về con người và có một số chỗ trong tác
phẩm sa vào chủ nghĩa tự nhiên.

5


Ngồi hai thể loại chủa yếu nói trên, Vũ Trọng Phụng còn để lại nhiều chuyện ngắn
tập hợp trong “Cái ghen đàn ông” – xuất bản năm 1938 và vở kịch “Không một tiếng
vang” (1931).
1.1.2. Tác phẩm
1.1.2.1. Nguồn gốc – Xuất xứ
Trong giai đoạn 1933 – 1936 Vũ Trọng Phụng liên tục có những tác phẩm xuất sắc ở
cả hai mảng phóng sự và tiểu thuyết. Trước Cơm thầy cơm cơ đã có hai bài phóng sự nổi
tiếng là Cạm bẫy người (1933) và Kỹ nghệ lấy Tây (1934).
Cơm thầy cơm cơ là một trong chín tập phóng sự của của Vũ Trọng Phụng. Tác phẩm
được sáng tác năm 1936, gồm có 9 chương.
1.1.2.2. Tóm tắt tác phẩm
Cơm thầy cơm cơ là một phóng sự mơ tả hiện tượng những người dân thơn q tìm ra
đơ thị do hấp lực của “ánh sáng kinh thành” để rồi bị biến thành những vú em, con sen

thằng ở, thằng bồi thằng xe, bị bóc lột sức lực, bị lạm dụng tình dục, bị bn đi bán lại,
khơng ít người biến thành trộm cắp, đĩ điếm, làm gia tăng các tệ nạn xã hội. Ở đây nhà
văn đã sớm phát hiện những hậu quả tha hóa, phi nhân hóa, gây ra bởi sự di dân, sự nhập
cư, là những hiện tượng mà quy mô sẽ tăng lên hàng chục hàng trăm lần khi xã hội ta
bước sang thời cơng nghiêp hóa, hiện đại hóa, đơ thị hóa.
1.2. Bối cảnh lịch sử - xã hội
Giai đoạn lịch sử này tuy chỉ kéo dài trong 15 năm nhưng đã xảy ra rất nhiều biến cố
và sự kiện quan trọng làm thay đổi đời sống của nhân dân cả về vật chất lần tinh thần:
- Sự ra đời của Đảng Cộng sản Đông Dương (3-2 – 1930) là một bước ngoặt quan trọng
của cách mạng Việt Nam. Từ đây cách mạng đã tìm được con đường đi đúng đắn và
giành được nhiều thắng lợi to lớn.
- Cuộc khửng hoảng kinh tế năm 1929 – 1933 đã khiến cho thực dân Phép phải ra sức
vơ vét, bóc lột nhân dân thuộc địa để bù lại thiệt hại của chúng và dốc sức vào chiến
tranh: tăng sưu thuế, bắt phu, bắt lính,…
- Ngày 9 – 2 – 1930: Cách mạng Tư sản bị thất bại, tầng lớp tiểu tư sản trí thức hoang
mang tới cao độ, họ cùng với giai cấp tư sản tìm đường thỏa hiệp với thực dân, hoặc chỉ
cịn thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc bằng con đường văn chương.
- Cách mạng Vô sản từ cao trào đã đi đến lúc thoái trào:
- Từ cuối năm 1931, cách mạng Việt Nam bước vào thời kì thối trào.
- Từ cuối năm 1932, phong trào lại dần dần hồi phục.

6


- Cuối năm 1933, bóng đen chiến tranh phát xít đe dọa nhân loại. Dưới sự lãnh đạo của
quốc tế cộng sản, một phong trào rộng rãi chống phát xít và chiến tranh lan rộng trên thế
giới. Ở Pháp, Mặt trận nhân dân thành lập và dành được thắng lợi trong kì tuyển cử tháng
5-1936. Lợi dụng thời cơ đó, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, mặt trận thống nhất Ðông
Dương ra đời, tạo nên một phong trào dân chủ sâu rộng chưa từng thấy trong lịch sử dân
tộc bao gồm công, nông, dân nghèo, tiểu thương, tiểu chủ, học sinh, viên chức v.v... và

một số tư sản.
- Tháng 9 – 1939, Chiến tranh Thế giới II bùng nổ. Mặt trận Dân chủ tan vỡ. Lợi dụng
tình thế đó, bọn thống trị Ðông Dương thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ mà nhân dân ta
vừa giành được. Ðảng phải rút vào bí mật. Thời kì này phong trào cách mạng lên cao,
một phong trào giải phóng dân tộc bùng lên, cả nước sục sôi chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa.
Tháng 8-1945 dưới sự lãnh đạo của Ðảng, cách mạng Việt Nam dành được thắng lợi,
thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa.
Đây cũng chính là một giai đoạn lịch sử vô cùng rối ren, đen tối về kinh tế cũng như
kiến trúc thượng tầng:
- Dưới ách thống trị của cả thực dân và phong kiến, nền kinh tế nước ta gần như kiệt quệ
vì nạn sưu thuế, bắt phu, bắt lính, khiến cho hàng loạt người Việt chết đói, tiêu biểu nhất
là nạn đói năm 1945 đã cướp đi sinh mạng của hơn 2 triệu người dân Việt Nam.
- Bên cạnh đó các thế lực cai trị cịn mâu thuẫn lẫn nhau: Mâu thuẫn giữa thực dân phong
kiến, mâu thuẫn giữa phong kiến với tư sản, mâu thuẫn giữa tư sản với thực dân.
- Những lực lượng đối kháng giao tranh với nhau, và có những chiến tuyến rõ rệt như
cách mạng, phản cách mạng; có người yêu nước nhưng hoang mang, có người lơ láo,
bàng quang, lẩn trốn...
Chính sách cai trị của bọn thực dân Pháp đã dần dần trở thành mảnh đất có lợi cho
chúng;
- Tiếp tục khai thác đến kiệt quệ nền kinh tế nước ta.
- Tiếp tục thi hành chính sách ngu dân khiến tỉ lệ người dân mù chữ lên đến 90%.
- Cấm đoán nhiều loại sách báo tiến bộ cả trong lẫn ngoài nước.
- Thực dân Pháp đưa vào nước ta đủ thứ rác rưởi của văn hóa Tư Sản phản động phương
Tây, cùng với cặn bã phong kiến, chúng gọi là kết hợp Văn minh Âu Mỹ với Quốc hồn
quốc túy An Nam.
Một ý thức mới, một tâm lí mới lan tràn:
- Ý thức tâm lí tư sản và tiểu tư sản:

7



• Trí thức, thành thị âu hóa, chịu ảnh hưởng của những sinh hoạt mới, của giai cấp
mới và của văn hóa tư sản phương Tây
• Lối sống hưởng lạc phát triển ở thành thị: ăn mặc theo mốt thời trang, lối sống tài
hoa son trẻ, vui vẻ trẻ trung, dạy họ cách hưởng thụ cuộc đời một cách hiện đại và thú vị
nhất.
• Báo chí tư sản, tiểu tư sản nhất là tờ báo Phong hóa, Ngày nay thường huấn luyện
phụ nữ cách cải tiến y phục, huấn luyện thanh niên cách chinh phục gái đẹp.
- Giai cấp tư sản Việt Nam thất bại về mặt kinh tế và chính trị hoang mang, dao động,
xoay ra đấu trang về mặt văn hóa chống giáo lí phong kiến để địi tự do cá nhân:
• Chống giáo lí phong kiến như cảnh mẹ chồng nàng dâu, mẹ ghẻ con chồng, chế độ
đa thê, v.v...
• Ðề cao hạnh phúc cá nhân, đề cao tình u lứa đơi.

8


Chương 2. PHĨNG SỰ CƠM THẦY CƠM CƠ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG –
NHỮNG GIÁ TRỊ VỀ MẶT NỘI DUNG
2.1. Cơm thầy cơm cô – Sự lột trần những mặt trái của xã hội đương thời
2.1.1. Hiện trạng và bản chất của mối quan hệ chủ - tớ - mối
2.1.1.1. Thân phận nô lệ của những con người dấn thân vào con đường “cơm
thầy cơm cô”
Cơm thầy cơm cô được đăng đầu tiên trên Hà Nội báo từ số 12, ra ngày 25-03-1936
đến tháng 5-1936 (NXB Minh Phương, Hà Nội, in năm 1937) và được xem là tập phóng
sự xuất sắc nhất của Vũ Trọng Phụng. Trong xã hội lúc ấy, nhu cầu tìm kiếm con ở (hay
chính là người giúp việc) trong các gia đình tư sản thượng lưu khơng còn mấy xa lạ nữa.
Dần dần, những “chợ bán người” được hình thành và cũng là mục tiêu của những con
người rách rưới, lam lũ, vì nghèo đói, cùng quẫn, không thể kiếm nổi miếng cơm ở nơi
thôn quê, nên đành như những con thiêu thân lao về “ánh sáng của Kinh thành” để kiếm

sống. Nhưng Hà thành hoa lệ vẫn gọi họ đến để “ban ngày họ ra ngồi bày hàng ở ngã
ba, ngã bảy”, những chợ bán người, trở thành món hàng trơi nổi trong tay những mụ
“đưa người” để cho những nhà giàu cần thuê đầy tớ đến kén chọn, mặc cả với giá tiền
công “rẻ mạt, thảm hại”; và ban đêm, họ lại “được nằm trong một xó sân, ngửi mùi nước
cống, mùi cứt gà và cứt người, nhịn đói nằm co mà nhìn trời”. Họ đến Hà thành để “chết
đói một lần thứ hai sau khi bỏ cửa bỏ nhà”. Khi có việc làm thì phần đơng họ phải chịu
cảnh “ăn đói làm no”, bị ngược đãi, bị đày đọa ức hiếp với biết bao bất trắc, rủi ro,…
rình rập phía trước. Tác phẩm tập trung viết về cảnh đời khốn khó, tủi nhục của những
người đi ở và sâu bên trong đó là cuộc sống tối đen, cạm bẫy trong mỗi gia đình của từng
con sen.
Có thể nói, cuộc sống “cơm thầy cơm cơ” đã lồm thui chột bản tính lương thiện của
con người, làm tha hóa những người dân quê vốn hiền lành, chất phác. “Nó đã làm cho
bọn trẻ đực vào hỏa lò với một bọn trẻ cái làm nghề mãi dâm”. Vũ Trọng Phụng nhận
thấy rằng sự sa ngã của kia có hai nguồn gốc chính: Một là hàng người giàu sang trong
xã hội được đủ quyền để gây ra nó. Đó là những ơng chủ, bà chủ với đủ mọi tầng lớp,
chức bậc: me Tây, nhà tư sản, lão thầy khốn, ơng tham… với đầy đủ sự tham lam, dâm
đãng nhất trên đời. Người thì lừa gạt thân xác con sen, thằng ở để thỏa mãn nhục dục của
mình, kẻ thì cướp trắng trợn cơng sức lao động, đưa đẩy những người làm cơng của mình
vào tù chỉ vì vài đồng bạc lẻ,… Và nguyên nhân thứ hai là hạng người lầm đường muốn
theo gót bả giàu sang để đến nỗi mật đi lương tâm mình. Nhân vật “nạn nhân tha hóa”
của Vũ Trọng Phụng thường thay đổi mơi trường, hồn cảnh sống và kéo theo nó là
những biến động dữ dội trong tính cách để rồi dù cho nhân vật “tôi” trong “Cơm thầy
9


cơm cơ” đã nhiều lần muốn tìm ở học “ những dấu vết cũ của một cô gái nhà quê, ngoan
ngỗn, hay làm, có những cái mơ màng bình dị (mặc dầu là sát mặt đất), nhưng mà là
trong sạch, suốt đời không dám nghĩ đến cái bả vật chất, những vẻ phồn hoa của đời,
nhẫn nhục mà sống với một người chồng cục mịch, và chỉ biết có việc chịu khó làm ăn.”
nhưng sự thực thì đó vẫn chỉ là “một ả thiện nghệ trong việc khiêu dâm và mãi dâm” (về

cái Đũi). Ta khơng cịn nhìn thấy sự hồn nhiên, chân chất ở những con người ấy nữa. Có
một thằng bé đi ở ban đầu đã thương lượng được với mụ chủ trả công mỗi tháng năm
hào, tuy phải “gánh đầy ba bể nước, bổ hết hai mươi tạ củi”, và bị chủ nhà chửi mắng vô
cớ nhưng nó vẫn cố gắng nhẫn nhịn. Cho đến một ngày, nó cảm thấy “bà chủ kiếm chuyện
chửi mắng suốt ngày cho mình khơng ở được” nên xin nghỉ liền bị nhà chủ kẹt xỉn quỵt
luôn tiền công. Thật thà là thế, nhưng cuộc đời nó gặp nhiều loại chủ khơng ra gì nên
buộc nó phải gian manh lên. Nó sẵn sàng đóng kịch cùng ơng chủ sẵn sàng đập vỡ chén
bát để ông chủ chửi mắng, “ra oai thế để chặn họng vợ” và “bà vợ cuối tháng mà trừ
lương thì ơng chồng dúi cho mà bù vào” (trang 30/35). Về sau, cơng việc của nó càng
nhàn tản hơn khi mụ vợ cũng đâm ra nghiện cờ bạc, khơng cịn quan tâm mấy đến nhà
cửa nên thành thử nó “chỉ ngủ suốt ngày, chả phải làm gì cả”, như thế “mới sướng”.
Chúng ta chẳng cịn nhìn đâu ra được bóng dáng thằng ở hay lam hay làm ngày nào nữa
mà chỉ còn lại một tên lười biếng, chỉ mong cho ông bà chủ bê trễ việc nhà để nó được
thảnh thơi. Hay có tên vì căm ghét bố ơng chủ do “chửi tớ, đánh tớ” (theo ngôi kể của
hắn) mà dựng chuyện, bày mưu để gây bất hòa cho gia đình, đó là “đem cứt chó để lên
đầu cái phản dưới bếp là chỗ của ông cụ ngủ”, ông cụ tưởng là chó của thằng con nên
“tìm ngay xe điếu vụt cả ba con chó”, và hắn chỉ việc đủng đỉnh méc lại, thế là “lão chủ
tớ chửi tiên sư ông cụ, tức là chửi bố” và kể từ đó “chính tớ cũng chả cần đếm xỉa đến
bố ơng chủ là gì nữa”…
Dù chưa thực sự khắc họa “nhân vật tha hóa” rõ nét như Nghịch Hách, Xn tóc đỏ,
Khốt,.. nhưng khi tiếp cận với hệ thống nhân vật trong Cơm thầy cơm cơ, ta cũng có thể
nhận ra phần nào tình trạng con người bị bóp nghẹt bởi hồn cảnh xã hội thối nát, tiền
bạc, khiến con người đánh mất đi chất người của mình. Nhu cầu tìm con ở trong các gia
đình quý tộc đã sản sinh ra nhưng “chợ buôn người” và không thể thiếu những mụ mối.
Mụ mối trong Cơm thầy cơm cô với cử chỉ, ngôn ngữ làm hiện lên một loại người nhanh
nhẹn, khôn khéo, giảo hoạt, kiếm ăn bằng nghề làm mối trong việc mua, bán người. Tuy
nhiên, với mụ, đưa mối người ở cũng giống như trao tay một món hàng, mụ cho “bọn
cơm thầy cơm cô nằm ngổn ngang như lợn cả”, “trên mặt sân chỉ có mấy cái chiếu, mà
tường thì vàng ệch những khói ám”, mỗi người ở qua tay bà chẳng cần tên tuổi, chỉ cần
nhìn qua và mụ ta định giá “đứa năm, hào, đứa ba hào”, “ít nhất cũng hai đồng bạc”…

Khi có người đến hỏi, mụ ta mặc cả, kề cà từng tí một mà chẳng cần để ý đến sắc mặt ai.
10


Chả biết từ lúc nào, lọt vào tay mụ mối, gia nhập kiếp người ở, con người đã đánh mất
đi quyền tự do, làm chủ của chính mình. Chưa kể, sau khi được mối lái, trở thành người
làm công, cuộc đời “khơng bằng giá súc vật”. Chính nhân vật “tơi” cũng đã phải thốt lên:
“Thật vậy, tôi thấy vài con chó cịn được chủ mua thịt bị cho ăn. Có khi con chó mỗi
tháng khiến chủ tốn kém hơn một đứa tôi tớ trong nhà”. Phận làm con ở, những con
người thấp bé ấy chỉ có một mong muốn “và một cửa đãi mình cho vừa phải, đừng bắt
mình làm quá sức, đừng đánh mình, chửi mình” là được. Mong ước đó tưởng như hết
sức bình thường nhưng trong xã hội lúc ấy, qua bao mảnh đời của họ, chúng ta lại thấy
khơng dễ gì thực hiện được.
Bên cạnh mụ mối, sự tha hóa cịn được thể hiện ở những ông bà chủ mà đa số họ đều
là những người tiếp cận nền văn hóa, giáo dục phương Tây hay chí ít là đang tận hưởng
lối sống “rất Tây”. Tưởng chừng như những con người ấy sẽ mang một tư tưởng của thời
đại mới, tự do, tân thời nhưng không. Đó khơng khác gì những con sâu mọt của xã hội
với lối sống bệ rạc, bê trễ, dâm ô qua lời kể của những thằng ở, con sen. Có gia đình chủ
nhà 3 thế hệ thế mà ăn cơm, mỗi người “thổi một niêu”, “ai cũng có thức ăn riêng của
người ấy”, tuy cùng ănh với nhau nhưng nếu ai đưa đũa xâm phạm đĩa thức ăn của người
khác thì tức thì “sẽ có cái lườm đến nổ trời”, trót ăn vài miếng thì tức khắc sẽ bị nói móc
nói mỉa chẳng kể trên dưới, đúng sai. Có nhà chủ người ở vì phơi quần áo điện giật bị
động kinh, tức khắc thải ra khỏi nhà, cũng có nhà chủ dâm ơ, lăng lồn với cả người ở
hay ăn quỵt công sức, kiếm cớ không trả lương dù thằng ở chỉ là một thằng bé. Cái xấu
xa ẩn núp trong từng gia cảnh khác nhau khiến những phận người “cơm thầy cơm cơ”
mỗi khi làm điều gì sai cũng phải lo lắng tột độ, thậm chí phải bỏ trốn vì sợ hãi. Hạng
chủ ăn khơng nói có, tơi tớ chỉ làm vỡ một cái lọ cổ mà nhờ đến cảnh sát lùng sục, sau
đó gán thêm cho nó tội ăn cắp – một cái tội mà nó khơng hề phạm phải và luôn mồm càu
nhàu: “Hai ba trăm bạc của người ta chứ ít à?”. Thế mới thấy, người ta sẵn sàng dìm
chết một con người trong nhà khám bằng đủ mọi thủ đoạn chỉ vì nhỡ làm phật ý mình.

Đọc Cơm thầy cơm cơ, người ta thấy được những gì gọi là hài hước, bi đát, rùng rợn
trong những vết thương xã hội lúc bấy giờ, xót xa cho những số phận con người bị xã hội
“chó đểu” chà đạp, giẫm nát. Ông đã tạo dựng nên một thế giới hỗn loạn, bát nháo với
những lời nguyền rủa, chua cay độc địa cũng như những lời trải lòng, hồi tưởng của nhân
vật. Cách thức tiếp cận hiện thực trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng cũng là cả một sự
tìm tịi, khám phá, góp phần khơng nhỏ trong việc tạo nên giá trị cho thiên phóng sự Cơm
thầy cơm cô.

11


2.1.1.2. Bộ mặt tàn bạo, dâm đãng, đồi truỵ của bọn nhà chủ
Ở đoạn cuối chương 9 của tác phẩm, khi tác giả có gặp mặt Nguyễn Cơng Hoan để
bàn về cái việc “tả chân” trong phóng sự, Vũ Trọng Phụng nói: “Kể ra làm một thiên
phóng sự về chủ nhà và đày tớ thì dễ có nhiều lắm. Nhất là về chỗ chủ nhà độc ác với
đày tớ.”
Rõ ràng khi viết tác phẩm Cơm thầy cơm cô, nhà văn đã “gom” cho mình đủ kiến
thức và hiểu biết về cuộc sống cùng cực của những kiếp người làm thuê, đi ở, mà rõ ràng
nhất là cảnh chủ nhà đày đọa, bóc lột, lợi dụng thân xác và sức lực người làm với đủ mọi
chiêu trò tàn nhẫn.
Bộ mặt tàn bạo, bần tiện của bọn chủ
Chủ cũng muôn loại chủ, nhưng đều là những gia đình có điều kiện th mướn người
về làm việc vặt trong gia đình. Những con người làm th, vốn là những người có hồn
cảnh khốn khó, cùng cực, tìm đến thứ “ánh sáng đơ thị” những mong có cơng việc và
trang trải cho gia đình họ. Thứ họ bán đi chính là cơng sức lao động đổi lấy thứ đồng
lương ít ỏi mà những kẻ thuê họ vẫn mặc cả kì kèo từng chút một. Ngay từ chương đầu,
trong căn phòng tối tăm của hàng cơm, số phận bi đát của những người cơm thầy cơm cô
dần hé lộ với biết bao chuyện buồn chuyện khổ: nào là đi làm bị chủ mắng chủ đánh hàng
ngày, lương 4 hào một tháng ăn không đủ. Nhà chủ bần tiện, tị nạnh nhau từng miếng ăn
thì nói gì đến việc đối đãi tử tế với người làm.

Gía trị công sức làm ra rẻ bèo đã đành nhưng cái giá trị làm người của những kẻ “cơm
thầy cơm cơ” thì khơng thể chua xót hơn – cịn khơng bằng súc vật. Chính tác giả cũng
phải thừa nhận những con chó trong nhà chủ cịn làm chủ tốn kém hơn bọn tơi tớ. Là vì
bọn chủ thấy lượng người lao động nghèo quá dư thừa, là vì họ quá khổ sở mà nhắm mắt
chấp nhận đồng tiền không đủ sống, là vì họ chẳng cịn nơi nào để dựa dẫm nên bọn
chúng cứ mặc sức bòn rút, hoạnh họe từng xu, từng hào? Thế nên trong phiên chợ người
ở, già có, trẻ có, con nít có, thì cái giá trị của họ cũng được đong đi đếm lại chẳng bao
nhiêu. Bọn trẻ nít dưới 12 tuổi và bà vú già may thì được ni cơm chứ đừng nói đến
lương, cịn những cơ vú trẻ thì được ba đồng.
Như đã quen với điều đó, người làm khơng dám mơ ước đến cái tiền cơng xứng đáng
với mình, mà chỉ dám mơ tới cái việc người ta đối đãi với mình cho ra con người: “Tơi
chỉ cầu một cửa đãi mình cho vừa phải, đừng bắt mình làm quá sức, đừng đánh mình,
đừng chửi mình.” Lời mong ước của một cái “thân ba vạ” vừa tội nghiệp vừa đáng
thương. Nhưng phủ nhận toàn bộ mong ước nhỏ bé của anh người làm kia, bộ mặt tàn ác
của bọn chủ vẫn còn được tác giả vạch trần, từng chút một, thẳng thừng mà đau đớn trước
bao câu chuyện mà chính tác giả cịn khơng dám tin là có thật.
12


Trước hết là họ bị bóc lột cơng sức lao động q mức, lượng cơng việc hồn tồn đối
nghịch với đồng lương và bữa cơm họ được ăn hàng ngày, cái Đũi vốn gọi là “ăn đói,
làm no”. Bản thân nó hàng ngày cũng phải giặt độ ba chậu quần áo, với đủ thứ mùi ô uế
của một con mẹ già me Tây hư hỏng. Rồi đi làm con sen cho một nhà giàu, nơi mà nó
những tưởng sẽ tử tế và phóng khống thì rút cuộc lại “keo bẩn” và “chó đểu” vơ cùng.
Hàng ngày khơng cho người làm ăn đủ no, lại còn đong đếm từng miếng thịt, chỉ cần biết
bị thiếu miếng nào thì sẽ lơi ra đánh, ra chửi khơng thương tiếc. Cịn thằng bé ho lao,
được hứa trả công mỗi tháng năm hào nhưng phải làm quần quật với những công việc
nặng nhọc, để rồi mụ chủ ki kiết ấy kiếm chuyện chửi mắng suốt ngày, chỉ đơn giản là
để cho người làm không chịu được nữa xin thơi mà mụ ta quỵt lương. Có anh đầu trọc đi
làm thuê chỉ việc chăm sóc cho chó nhà chủ, nhưng cũng phải làm những cơng việc nhục

nhã khơng bằng chó, là phải lấy giấy bản vệ sinh phóng uế cho nó.
Trăm bề cực khổ là vậy, bị đánh bị chửi bị bóc lột, họ cịn phải đối mặt với sự nhẫn
tâm, vu vạ của bọn nhà chủ. Cơ gái ngờ nghệch vì ở q ra khơng được chủ dặn dò mà
phơi quần áo lên dây điện, bị điện giật đến động kinh, bị chủ thải ra. Tìm đến nhà khác
làm, vì căn bệnh tai ác mà làm vỡ bình hoa, bị chủ là một ả tân thời bắt đền nên phải chạy
trốn. Cơ ta báo lính mật thám lùng bắt, còn vu cho thêm tội ăn cắp. Cuộc đời con sen bị
động kinh thê thảm trong trí nhớ của tác giả: “Khơng bao giờ tơi qn được cái lúc con
sen động kinh bị xích và một cái tát vào gáy nó của cơ ả tân thời.” Anh đầu trọc lâm vào
cảnh tù tội cũng chỉ vì đi giao thuốc phiện cho tên chủ, bị bắt được và phải chịu nhận
thay cái án cho hắn.
Chẳng ai đồng cảm, chẳng ai xót thương cho những con người sinh ra làm người
nhưng kiếp sống không bằng vật nuôi trong nhà. Họ cũng có thể nói là những con người
lao động thiện lương, bằng chính cơng sức của mình, nhưng bị chà đạp, bị vùi dập, bị đối
xử tàn tệ, bị đánh chết. Mong muốn tìm chút miếng cơm manh áo cho bản thân và cho
gia đình cũng chẳng được thực hiện, khi mà bọn chủ vô lương tâm và hèn hạ đã hành hạ
họ, đưa họ đến một cuộc đời còn bi đát hơn nhiều là bệnh tật, là tù tội.
Bộ mặt dâm đãng, đồi trụy của bọn chủ
Bóc lột sức lao động, chúng như những con quỷ khi mà cịn lợi dụng thân xác của
chính những người đi ở, những người mà chúng xem như còn thua cả súc vật thì nay lại
trở thành đồ chơi tình dục cho chúng. Chua xót cho cuộc đời con Đũi, thứ dẫn nó trở
thành một con sen biết lẳng lơ, biết dùng thân xác để trả thù, để kiếm tiền cũng chính là
trị chơi bệnh hoạn của mụ chủ khi bắt đứa con gái nhà quê mới 13 tuổi đầu bị hãm hiếp
bởi nhân tình của ả là một thằng Tây đen. Bước vào đời với quá khứ kinh hoàng và đau
thương như thế, đã khiến con Đũi chỉ còn một mong muốn lớn lao là được trở thành một
13


cơ đầu, khơng phải là một cơ đầu chân chính mà là một cô đầu được chiều chuộng, được
ôm ấp bởi bọn đàn ông nhiều tiền của hư hỏng. Cô trả thù nhà chủ ác nghiệt bằng cách
giúp cô chủ mới dậy thì hư thân mất nết sớm động tình, bằng cách gian dâm với cậu chủ

chỉ mới 12 tuổi nhưng dâm dục để cậu ta lớn lên cũng không thể thành người. Chính
những kẻ đồi bại là bọn nhà chủ đã dùng thân xác của những người làm thuê để thỏa mãn
và mua vui đã tạo nên bao số phận thảm thương mà cũng bị tha hóa dần về cả nhân phẩm:
ông chủ quý con sen hơn vợ, tiểu thư cho thằng nhỏ kỳ lưng, con sen bị ông thám hiếp
dâm,…
Bột mặt tàn ác của bọn nhà chủ được tác giả dùng bằng chính lời kể của những người
“cơm thầy cơm cô”, chân thực và đáng sợ đến nỗi tác giả phải thốt lên “hãi hùng kinh
ngạc về loài người”. Chúng có phải con người? Bộ mặt thật cuả chúng bị vạch ra với hết
thảy những sự tàn ác, dâm đãng, bần tiện, gian manh của những kẻ có tiền. Mà tác giả
phải đặt câu hỏi liệu những bậc hiền triết có thể nhìn thấu bản chất của những người mà
chúng ta cho là người như chúng bằng chính những người “cơm thầy cơm cô” không?.
“Người phu xe biết hết mọi sự tàn ác của loài người hơn là một nhà học giả, người bồi
sâm biết hết mọi sự dâm đãng của loài người hơn là một nhà giải phẫu học. Và một kẻ đi
ở thì biết rõ những tính tình của lồi người hơn là một nhà văn sĩ tả chân”. Chỉ có những
người bị bóc lột mới chỉ ra bộ mặt tàn ác của kẻ bóc lột, Vũ Trọng Phụng đặt ra một dấu
hỏi lớn cho bài phóng sự, liệu những nhà văn sĩ tả chân có thể trần thuật rõ ràng và chân
thực điều đó nếu không lắng nghe và trải qua những điều mà họ phải chịu đựng?
2.1.1.3. Sự độc ác, mất nhân tính của bọn buôn người
Vũ Trọng Phụng gọi nghề nghiệp của bọn bn người này là nghề “bóp cổ” người.
Bọn bn người ở đây là ai, chính là mụ làm nghề đưa người ở, cũng có thể gọi là nghề
“cị”. Cơng việc của mụ là tìm mối những người muốn thuê người ở và giới thiệu những
người nghèo khổ từ tứ xứ cho họ, mụ sẽ thẩm định chất lượng của bọn người ở, mức
lương, và ăn “tiền quà” từ những người muốn thuê. Thế nhưng mụ cũng hùa vào bọn nhà
chủ bần tiện, định mức lương rẻ bèo cho những người lao động thật thà dân quê, cốt để
dễ mối được người làm, mụ cũng sẽ có tiền quà. Mụ cũng bọn chủ kì kèo từng hào từng
xu với mức lương rẻ mạt để người lao động phải chấp nhận. Thế nên những em bé, những
bà vú già, chỉ cần được có cơm ăn là may, cịn lương thì khơng cơng. Những anh thanh
niên trẻ khỏe may mắn hơn, được chừng độ ba, năm hào. Mụ cũng khôn khéo để nâng
mức giá của “sản phẩm” nếu biết bên nhà chủ đang rất thiếu người, cần thay người gấp
như nhà cô ký đền cần tìm người ở vú. Cũng là một hạng ăn tiền trơ tráo trên công sức

của người khác nhưng mụ cũng tỏ ra rất biết ăn nói, dạy dỗ đạo lý cho người ở nhằm lấy
lòng bọn nhà chủ. Do đó mà Vũ Trọng Phụng kết luận cái giá trị làm người của những
người “cơm thầy cơm cô” không cịn dựa vào sức làm việc của chính họ nữa mà phụ
14


thuộc vào chính cái “đầu lưỡi” của mụ bn người khơng bao giờ biết nói thật, lươn lẹo
và bịa chuyện để được việc cho mình.
2.1.2. Khơng gian “nhà chứa” – Những góc khuất ít người biết đến
Nhà chứa ở đây là hàng cơm, nơi mà mụ đưa người gửi tác giả đến ở vài hơm trong
lúc chờ có việc làm. Quán hàng cơm chứa hàng chục người nhập cư chen chúc sinh sống
có quang cảnh khơng lấy gì làm sạch sẽ: “Các ngài chỉ cần biết rằng một hàng cơm như
nghìn vạn hàng cơm khác, nghĩa là khi ta mới bước chân vào thì bổn phận ta là lập tức
thấy buồn nơn buồn ọe. Nó là mùi cá mè, mùi thịt trâu, thịt lợn thiu, mùi lòng lợn, lòng
bò, mùi me chua, mùi dưa khú...” Những ấn tượng nhơ bẩn về một nơi dùng để ăn uống,
sinh sống cũng có một tác dụng cho người đọc liên tưởng đến số phận những con người
ở đó. Tạm gọi là nhà trọ của hàng cơm có căn buồng chật hẹp bùn quánh và nhớp nháp
cho những người có khả năng trả tiền trọ và một nơi gọi là “đằng sau” cho những người
khơng có khả năng chi trả ở, mà lí do để mụ chủ hàng cơm vẫn chứa chấp bọn họ cũng
khơng phải vì tình người gì mà vì đã tính tốn xem kiếm được chút lợi lộc gì từ những
con người bần cùng đó: “Khơng phải bọn chủ hàng cơm là phúc đức gì, song chứa chấp
thì bọn khố rách áo ơm này có đi xoay xở hoặc hành khất được xu nào ắt là về cũng phải
mua cơm của họ.” Thậm chí là: “Nếu lại đi trộm cắp được đồ vật gì, ắt là bọn chủ hàng
sẵn lịng tiêu thụ cho ngay.”
“Hơn một chục người đã có mặt tại đó. Dưới ánh sáng trăng vằng vặc, họ nằm hoặc
ngồi trên những manh chiếu nát rải trên đống gỗ lim vuông.” Tất cả bọn họ, những con
người khốn khổ cùng sinh sống trong một điều kiện chật hẹp và thiếu vệ sinh: “Chung
quanh chỉ có những bức tường cao ngất ngưởng, bẩn thỉu vào bậc nhất với những mái
nhà đen sì sì. Bên tay phải chỗ chúng tơi nằm là một cái chuồng gà, trước mặt là một cái
cống nước đen, đọng hầu như kinh niên, và bên tay trái là chỗ cho những người tứ xứ trút

ra ngoài những cái thừa trong bụng.” Nhưng đối với họ, trong túi khơng cịn một xu, với
trang phục thê thảm và bộ mặt mỏi mệt vì chặng đường đến với “kinh thành” thì như vậy
cũng đã hù hợp rồi. Ngay tại sân sau này, những kiếp người tối tăm vẫn mơ ước về tương
lai được đổi đời. Họ đều là những con người lâm vào cảnh nghèo túng vì thiên tai, vì
gánh nặng con cháu, vì bị chính gia đình đẩy ra mà phải tìm con đường mưu sinh cơ cực
nên thành thị khắc nghiệt. Hàng cơm chính là đích đến cho chuỗi ngày “cứ đi” của họ,
hịng tìm thấy tương lai tươi sáng hơn cho mình, nhưng cũng có thể, với sự khắc nghiệt
của xã hội thành thị, có thể đây sẽ là ngã ba cho họ, nơi mà còn hai hướng đi nhà văn ái
ngại cho họ: “Đàn bà sẽ đi đến Dục tình. Đàn ơng sẽ đi đến Hình phạt”.
Đối lập với khung cảnh nhơ nhớp và đen tối của hàng cơm là “ánh sáng mặt trăng”
và “ánh sáng kinh thành”. Hai hình ảnh này ước mơ về cuộc sống sung túc của những
người nhập cư và cũng là điều mà họ khơng thể chạm tới được: “Có lẽ những đêm không
trăng không sao, người nhà quê vùng Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh, Sơn Tây, Hòa
15


Bình mỗi khi ra sân, quay về một phía trời, đã thấy có một vùng hào quang sáng rực. Đó
là Hà Nội, nơi nghìn năm văn vật, dân giàu, tiền nhiều của lắm, dễ kiếm sinh nhai...Người
nhà quê cứ việc bỏ làng mà đi! Một ngày kia rồi sẽ được nằm trong một xó sân, ngửi mùi
nước cống, mùi cứt gà và cứt người, nhịn đói nằm co mà nhìn trời, như đêm nay, có cả
ánh sáng trăng vằng vặc.”
Có thể nói, ở đây nhà văn đã sớm phát hiện những hậu quả tha hóa, phi nhân hóa, gây
ra bởi sự di dân, sự nhập cư, là những hiện tượng mà quy mô sẽ tăng lên hàng chục hàng
trăm lần khi xã hội ta bước sang thời cơng nghiêp hóa, hiện đại hóa, đơ thị hóa.
2.2. Thử tìm hiểu giá trị nội dung của các hình tượng “nhân vật vùng lên”
2.2.1. Cái Đũi
Nhân vật con sen Đũi là một người xuất thân từ nông thôn ra thành thị kiếm việc làm.
Lúc đầu con sen Đũi là một cô gái quê xinh đẹp, hiền lành, ngây thơ,trong sáng, không
ham vật chất, không tham danh lợi: “Điều cần nhất của tôi là muốn cho cái Đũi trở lại
với những tính tình trong sạch của cơ gái q ngây thơ”, “Tơi muốn tìm trong cái Đũi

những dấu vết cũ của một cô gái nhà q, ngoan ngỗn, hay làm, có những cái mơ màng
bình dị (mặc dầu là sát mặt đất), nhưng mà là trong sạch, suốt đời không dám nghĩ đến
cái bả vật chất, những vẻ phồn hoa của đời, nhẫn nhục mà sống với một người chồng cục
mịch, và chỉ biết có việc chịu khó làm ăn”. Nhân vật con sen Đũi được sinh ra trong một
gia đình giàu có, cha là lí trưởng nhưng sau đó của cải trong nhà bán hết để trang trải cho
cuộc sống nhưng vẫn không đủ nên cái Đũi phải bỏ quê hương lên thành thị kiếm sống:
“Cái Đũi đem thân đi ở là vì những sự hủ bại ở chốn hương thơn. Năm nó lên mười tuổi,
bố nó là một bác Nhiêu gai ngạnh trong làng. Năm lên 12, cái Đũi là con một bác Lý
trưởng cứng cổ ra phết. Thế rồi từ khi ông Lý là ông Lý, thì cũng như từ khi lồi người
là lồi người, của cải của ơng Lý cứ việc từ trong nhà “đội nón ra đi”. Ruộng cả, ao liền
của ông Lý bán hết... sạch sành sanh, cái Đũi phải ra tỉnh đi ở”.
Con sen Đũi từ bỏ quê hương lên thành thị kiếm sống với số phận long đong, tủi nhục,
phải sống cuộc sống khổ cực, bị đối xử một cách tệ bạc, làm việc cực nhọc, vất vả, quần
quật cả ngày, khơng có thời gian nghỉ ngơi, luôn bị chủ chưởi mắng, ức hiếp : “Cái Đũi
vớ ngay phải mẹ chủ là một me Tây hết duyên, về già. Cái Đũi phải ăn đói, làm no và
mỗi ngày giặt độ ba chậu quần áo, trong thơm nức những mùi ô uế. Mỗi ngày độ ba trăm
lần, mụ chủ cái Đũi khi gọi đến đầy tớ là phải gọi cả “tiên sư cha” đầy tớ ra, lấy oai.
Mấy hơm đầu cái Đũi nghĩ đến mẹ, ốn giận bố, rồi muốn tự tử...”. Cuộc sống của con
sen Đũi còn trở nên khổ sở hơn khi mẹ chủ me Tây cho một tên Tây cưỡng hiếp Đũi, làm
cho Đũi đánh mất trinh tiết: “Anh ơi, tôi lúc ấy mới 13 tuổi đầu, mà nó nhét giẻ vào mồm
tơi, giữ hai chân tôi cho thằng oẳn cứ việc hiếp lấy hiếp để”. Sau khi bị cưỡng hiếp, con
16


sen Đũi đã ra ngồi phố khóc lóc, kể lai để xin ông đội xếp, xử tội tên quan tây vì tội
cưỡng hiếp nhưng vì con sen Đũi chỉ là một người thấp cổ bé họng trong xã hội, một con
sen đi ở đợ,khơng có tiếng nói trong xã hơi, khơng có quyền lực gì trong giới thượng lưu
nên ơng đội xếp không bênh vực cho con sen Đũi, mà đứng về phía tên quan Tây la mắng
và hù dọa con sen Đũi. Qua đó, ta thấy cuộc đời của con sen Đũi thật khổ cực, đau đớn,
không được xã hôi thượng lưu trân trọng, con sen Đũi giờ đây trở thành một món hàng

để mua đi bán lại, một thứ đồ chơi rẻ tiền của tên quan Tây. Xã hội thượng lưu chốn Hà
Thành là một xã hội suy đồi về đạo đức và nhân phẩm, một xã hội có sự phân biệt chủ tớ
một cách nặng nề, một xã hội mà đồng tiền chi phối tất cả nên những người làm đầy tớ
như con sen Đũi phải chấp nhận bị đối xử một cách bất công, không được lên tiếng để
địi lại cơng bằng cho mình và vì vậy mà cuộc sống của con sen Đũi trở nên đen tối và bế
tắc, và chính cái xã hội thương lưu kệch cỡm và thối nát đó đã làm con sen Đũi trở nên
tha hóa.
Sau khi bị một tên Tây cưỡng hiếp, con sen Đũi từ một cô gái quê hiền lành, chân
chất, thật thà, trở thành một cô gái khôn ngoan, thành thục trong việc khiêu dâm: “Sau
khi bị cái tai họa của chú oẳn, con bé lại được lợi trơng thấy vì hiểu biết sự đời, đến nỗi
một cô gái quê hiền lành mà trở nên một ả thiện nghệ trong việc khiêu dâm và mãi dâm”.
Sự tha hoá của con sen Đũi được thể hiện rất rõ khi con sen Đũi đi làm con sen cho một
gia đình giàu có, có nhiều của cải nhưng lại vơ cùng keo kiệt và bủn xỉn. Gia đình nhà
giàu đó bắt con sen Đũi phải làm hết việc này đến việc khác, không được nghỉ ngơi, mà
cũng không được ăn no, lại cịn thường xun bị đánh đập vơ cớ: “Ơng cự bà sao lại
khơng dặn con sen đi mua một hào thịt quay thì phải mua hai lần, mỗi lần một gói năm
xu, để cho nhà hàng phải thêm thì mua được rẻ. Bữa ấy giận cá chém thớt, ông chủ cũng
gọi con sen ra tặng cho mười hai cái bạt tai, mặc dầu nó chẳng đáng tội tình gì”. Để
phản kháng lại bọn nhà giàu đã ức hiếp mình, con sen Đũi đã làm cho đứa con gái bà chủ
mới 18 tuổi trở nên hư hỏng và đồng thời lợi dụng việc giới thiệu bạn tình cho cơ chủ để
kiếm tiền phục vụ cho mình: “Bà chủ có cơ con gái dậy thì, mới 18 tuổi lửa tình sớm
bốc, lúc nào cũng lồng lộn đĩ rạc. Hay ngồi lê để kể chuyện nhảm tiểu thư cứ bị những
chuyện tiếu lâm của thích cho đến phải đi lùng lấy giai, tiểu thư đã có dăm bảy cậu tình
nhân mối lại. Thư đi từ lại, cứ mỗi lá thư, cái Đũi lại được một hào, ăn quà mỏi cả răng
mà vẫn không tiêu hết xu”. Không những lợi dụng để kiếm chác và làm hư con gái ông
bà chủ, con sen Đũi cịn thơng minh, khơn ngoan trong việc khiêu dâm với đứa con trai
12 tuổi - con ông bà chủ để kiếm tiền và trả thù sự nhẫn tâm, độc ác của ơng bà chủ đối
với mình: “Bà chủ còn cậu con trai tuổi mới 12 mà trong cặp sách đi nhà trường lúc nào
cũng đầy những ảnh dâm dục. Biết thế, cái Đũi cứ rình những lúc đêm khuya, cậu mà
cầm đèn vào nhà sau, thì trên tấm chõng tre, hai cái đùi non trắng hếu của con sen lại

17


phô ra như đấu xảo! Từ đêm ấy trở đi, có đêm cậu đi tiểu đến tám mươi nhăm lần. Đến
lần thứ tám mươi sáu, cậu vừa nhịn thở, rón rén để tay vào một cái đùi non, thì con sen
ngồi nhỏm ngay dậy, tỉnh ngủ một cách bất ngờ. Cậu bịt miệng nó bằng một đồng bạc.
Sau khi trả tiền rồi, mặt cậu như điên, rồi nằm xuống chõng, ôm ghì lấy con sen. Cứ thế
mãi! Thế mãi!”.
Qua những hành động đó, đã cho ta thấy được sự tha hóa của con sen Đũi, đó chính
là sự tha hóa về nhân cách, đánh mất bản tính lương thiện, hiền lành. Nhân vật con sen
Đũi từ nông thôn ra thành thị kiếm sống với những tham vọng sinh tồn và đổi đời, đã
biến mình trở thành một con người tha hóa về nhân cách, trở thành một con người thủ
đoạn, mưu mô để từng bước nhảy lên tầng lớp thượng lưu, nhưng rồi lại chìm sâu trong
sự tha hóa tột cùng khơng lối thốt, song cơ khơng cam chịu, khơng để cho chủ đè đầu
cưỡi cổ, cơ tìm cách phản kháng bằng cách trả thù lên hai con của ông bà chủ mình.
Nhân vật con sen Đũi là tiêu biểu cho những người đi ở đợ trong xã hội thượng lưu
lúc bấy giờ, bị phân biệt đối xử một cách bất cơng, bị tha hóa và đánh mất bản tính lương
thiện vốn có, trở thành một con người gian xảo, khơn ngoan, mưu mơ và đầy toan tính để
đạt được mục tiêu của mình là gia nhập vào giới thượng lưu, là nắm đia vị cao quý trong
xã hội. Hơn thế nữa, ở cái Đũi ta thấy được sự không khuất phục, không cam chịu, phản
kháng, vùng vẫy để hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn, công bằng hơn.
2.2.2. Các nhân vật vùng lên khác
Mỗi một nhân vật trong Cơm thầy cơm cô qua lời kể của nhân vật tơi là một số phận,
một cuộc đời khác nhau. Đó là cuộc sống của một thằng ở vì chủ sai mang thuốc phiện
lậu mà phải ở tù oan ; đó là cuộc sống của một con sen ngu độn vì phơi áo ướt vào dây
điện mà bị giật rồi bị động kinh nên bị chủ sa thải, rồi lại tiếp tục làm thuê cho một nhà
khác cũng vì lên cơn động kinh mà làm vỡ lọ quý của chủ nhà rồi bị vu cho là ăn cắp, rồi
bị bắt. Rất nhiều mẫu hạng về giới cơm thầy cơm cô được liệt kê ra như:
“Có những đứa đầy tớ bị chủ nhà đánh chết.
Có những con sen được ơng chủ q hơn vợ.

Có những thằng nhỏ bỏ thuốc độc định giết cả nhà chủ nhà.
Có những anh bếp nhổ đờm vào nồi cá kho.
Có những vú già quyền hành như mẹ "cậu mợ".
Có những thằng nhỏ được kỳ lưng cho các tiểu thư.
Có những anh xe được ngủ giường Hồng kơng với bà chủ.
Có những đứa ở lúc chủ chết khóc như khóc bố mẹ.
Có những đứa liều mạng cứu chủ.
18


Có những quân đốt nhà của chủ.
Hoặc dắt cướp vào nhà.
Hoặc thư đi thư lại, làm nghề ma cơ.
Có những thằng nhỏ hiếp con gái ơng phán.
Có những con sen bị ơng tham hiếp dâm.
Có nhiều !”
Nếu như mn đời những người chủ ra sức đánh mắng, đối xử thậm tệ với người ở
đợ. Người ở thì ln cam chịu, mặc cho chủ mạt sát tệ hại thì bây giờ những người ở
khơng cịn rụt rè, luồn cúi nữa, họ đã ý thức được giá trị của bản thân, tìm mọi cách phản
kháng, trả đũa lại với những người hại mình
Ví như cách trả thù của anh chàng trọc đầu trong qn trọ :“Vì ơng chủ ni chó thì
tử tế mà ni bố thì lại khơng tử tế. Ơng cụ già thì ăn mặc quần áo nâu cũng như tơi, mà
phải còm cõm làm thợ vườn suốt ngày. Một lần ông già tai ác ấy chửi tớ, đánh tớ. Tức
quá, tớ nghĩ được một cách: đem cứt chó để lên đầu cái phản dưới bếp là chỗ của ông
cụ ngủ. Thế là lão già trúng kế, tìm ngay xe điếu vụt cả ba con chó. Tớ lên mách chủ thì
lão chủ tớ chửi tiên sư ông cụ, tức là chửi bố. Từ độ ấy trở đi thì chính tớ cũng chả cần
đếm xỉa đến bố ơng chủ là gì nữa. Các bác bảo như thế lại không sung sướng à?”. Hay
thằng bé ranh mãnh mắc bệnh ho lao tìm cách làm tiền chủ mình: “Năm ngối tơi ở với
một nhà vợ chồng trẻ tuổi. Chồng làm ông tham, không hôm nào là chịu về nhà ngủ trước
3 giờ đêm. Mỗi lần đi chơi khuya về, cậu ấy dặn tôi mở cửa xong là thế nào cũng phải

đánh vỡ một cái chén hoặc một cái đĩa. Cậu ấy sai tôi phải làm để tơi có cớ đánh vỡ. Hễ
thấy tơi làm đánh xoảng một cái là cậu ấy quát tháo ầm nhà lên. Ra oai thế để chặn họng
vợ. Bà vợ cuối tháng mà trừ lương thì ơng chồng dúi cho mà bù vào. Về sau bà vợ cũng
đâm ra cờ bạc, cũng đi suốt ngày, gần đến lúc chồng đi làm về, dúi tiền cho tôi đi mua
cơm, mua canh và các món xào ở hiệu cao lâu. Gặp những hơm có giỗ cũng thế, sai đi
mua các món ăn hiệu, mua cả xơi, mua cả chè. Thành thử mình chỉ ngủ suốt ngày, chả
phải làm gì cả. Thật làm với hạng chủ thế mới sướng”.
Chân dung nhân vật tôi được hiện lên một cách đầy mới mẻ. Mái tóc của nhân vật tôi
từ “rẽ bên” nay lại “rõ dài”, “chấm xuống gáy”. Tác giả cho rằng ông đang “trang điểm
cái đầu cho nó theo mốt” - cái mốt của bọn cơm thầy cơm cô. Không chỉ dừng lại ở vấn
đề tóc tai, quần áo, phong cách cũng phải thay đổi. Áo phải “màu hoa đào, cụt tay”, quần
phải là quần đen, “bằng lĩnh cẩn thận”. Ơng cịn đeo thêm chiếc kính đen và điều đó đã
làm cho những kẻ cơm thầy cơm cô khác nể sợ đôi phần. Và theo như nhân vật tơi đánh
giá thì ơng “chỉ thiếu cái ngực hoặc hai cổ tay có trổ mặt hổ phù là bọn cơm thầy cơm
cô phải tôn lên bậc anh chị”. Lúc này đây, Vũ Trọng Phụng khơng cịn là một nhà văn
19


nữa, ơng chính là một thằng “cơm thầy cơm cơ” chính hiệu, “bờm xơm với ba bốn con
nhãi, bắt nhân tình với một vú em”... Những hành động ấy là hành vi của đám thanh niên
vô công rồi nghề trong xã hội đương thời nên xung quanh khơng lấy gì làm lạ, họ cũng
chẳng kêu ca. Những kẻ thất nghiệp, những con người đang chờ được nhà chủ mua về
lấy vậy làm vui, làm bầu bạn với nhau.
Hài lòng với chính hình ảnh mà mình tạo ra, nhân vật “tơi” trà trộn vào đám cơm thầy
cơm cô nơi các hàng quán và được nghe nhìn đủ thứ chuyện trên đời mà chỉ có đám cơm
thầy cơm cơ mới dám kể cho nhau nghe. Khơng những thế, tác giả cịn trị chuyện với
họ, cùng sinh hoạt chung như bao kẻ cơm thầy cơm cô khác điều này khiến cho công
chúng tiếp nhận ln có cảm giác tác giả có mặt trong từng chi tiết của tác phẩm. Như ở
chương III, khi chứng kiến cảnh cò kè, mua bán một vú em giữa bà đi mướn vú và mụ
đưa người, nhân vật tơi đã thể hiện những suy nghĩ của mình “Họ chia tay nhau …. Mụ

đưa người đã thành công trong cái việc “bóp cổ” người. Cái giá trị làm người đối với
bọn cơm thầy cơm cô không phải là ở cái sức làm việc của con người nhưng mà treo trên
đầu lưỡi của mẹ con nặc nô mềm nắn rắn bng và suốt đời khơng bao giờ biết nói thật”
hay khi chứng kiến cảnh muốn bán mười sáu người cơm thầy cơm cơ, ơng đã đưa ra
nhận thức của mình “Nó đã cất tiếng gọi dân quê bỏ những nơi đồng khơ cỏ héo đến đây
để chết đói một lần thứ hai sau khi bỏ cửa bỏ nhà. Nó làm cho giá con người phải ngang
hàng với giá loài vật: nó đã làm cho bon trẻ đực vào nhà Hỏa lò và một bon trẻ cái làm
nghề mãi dâm”. Qua việc bộc lộc những chứng kiến như vậy, nhân vật “tơi” đã giúp
người đọc có thể thấy được cái xấu xa của xã hội từ đó giúp họ giác ngộ đi đến một cuộc
sống tốt hơn.
Khơng dừng lại ở đó, nhân vật tôi với sự lạc quan trong cái khổ đã bày tỏ sự thương
xót của mình với thân phận cái Đĩu. Những con người cùng khổ đến với nhau, yêu thương
nhau và đồng cảm cho nhau “Thấy "người yêu" đã đến, tôi nắm chặt lấy tay mà véo một
cái rõ đau vào người u. Nó chỉ xt xoa thơi chứ khơng phàn nàn gì, rồi ngồi ngay vào
lịng tơi. Đám cơm thầy cơm cơ chúng tơi có những cái "tay bắt mặt mừng" nhã nhặn với
nhau là như thế, ấy là kể vào những khi yêu nhau.” Họ san sẻ cho nhau những đồng bạc
lẻ và cùng nhau khát khao một cuộc sống tốt đẹp hơn
“Lấy ai thì cũng một chồng
Lấy ta, ta bế ta bồng trên tay
Cái Đũi ngửa cổ ra cười một hồi. Về sau, vòng hai cánh tay níu lấy cổ tơi, nó khẽ hát
đáp:
Cần câu bằng trúc, lưỡi câu bằng vàng
Anh giắt mồi ngọc ném sang câu rồng
20


Người ta câu bể câu sông
Tôi nay câu lấy con ông cháu bà.”
Dường như lúc này đây ước mơ của người phụ nữ ngàn năm vẫn chỉ hy vọng có một
chỗ dựa vững chắc cho cuộc đời mình. Huống chi số phận cái Đĩu lênh đênh, bạc bẽo

suốt một kiếp người. Họ cũng có những ước mơ bình dị về một cuộc sống hạnh phúc có
vợ, có chồng: “Mình à, chúng ta cũng là con nhà tử tế cả, sa cơ lỡ bước mới nên nơng
nỗi này. Thế thì đã biết nhau, đã biết nhau, đã xem chừng cũng có cơ hợp nhau, sao ta
lại khơng tính cuộc vng trịn với nhau? Bây giờ chúng ta hứa với nhau đi, rồi mình đi
làm đường mình, tơi cứ việc tơi, bao giờ để dành được một số tiền thì ta đem góp lại làm
một, về làng tậu vài sào đất giồng rau, ta cùng sống với nhau no đủ, chẳng phải mãn
kiếp đi ở thế này.”.
Các nhân vật vùng lên trong Cơm thầy cơm cơ của Vũ Trọng Phụng góp phần vẽ nên
một bức tranh về một cuộc sống của những người ở đợ dưới đáy xã hội. Ở đó khơng chỉ
có những người ở bị ức hiếp, bị chà đạp mà cịn có những người ở đợ cũng đứng về phe
chủ mình, giúp đỡ chủ mình, thậm chí hi sinh để bảo vệ chủ như thằng bé bị bệnh ho lao.
Vũ Trọng Phụng đã có cách nhìn đa chiều và tồn diện hơn về những lớp người ở đợ, họ
khơng chỉ hoàn toàn xấu, chỉ do cách người chủ ấy đối xử với họ như thế nào mà thơi.
Chính điều ấy càng làm cho ta thấm thía rằng ở đời ta đối xử như thế nào với mọi người
thì ta cũng sẽ nhận lại được điều tương tự ấy.
Hình ảnh những người đi ở trong Cơm thầy cơm cô của Vũ Trọng Phụng, ta khơng
khó bắt gặp trong thời đại ngày nay. Đó là một nữ giúp việc người Ấn Độ bị tình nghi sát
hại bé trai 2 tuổi khi trong nom cậu bé trông lúc bố mẹ đi làm, người giúp việc ăn trộm
tiền chủ nhà, pha sữa bằng nước tiểu cho con chủ nhà uống, thậm chí bóp mồm con chủ
nhà, tấp nước thô bạo trong khi tắm… Bên cạnh đó, cũng có những người giúp việc tận
tụy, yêu thương chủ của mình như hình ảnh người ở đợ sẵn sàng đấu tay đôi giành lại
con của chủ nhà từ tay bọn bắt cóc, hay họ bảo vệ tài sản gia đình chủ như gia đình mình.

21


Chương 3. PHĨNG SỰ CƠM THẦY CƠM CƠ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG –
NHỮNG GIÁ TRỊ VỀ MẶT NGHỆ THUẬT
3.1. Nghệ thuật lựa chọn điểm nhìn trần thuật
3.1.1. Cái tơi phóng sự và cái tơi tiểu thuyết

Kể từ khi phóng sự ra đời, thể loại này đảm đương một “trọng trách” nặng nề trong
công cuộc đưa thông tin làm sao cho xác thực, khách quan và kịp thời nhất đến với người
đọc. Mục đích chính yếu và cơ bản nhất của phóng sự là cung cấp cho cơng chúng những
tri thức phong phú, đầy đủ, chính xác, để họ có thể nhận thức, đánh giá đúng bản chất sự
việc, hiện tượng mà họ đang quan tâm theo dõi. Tính xác thực trong thơng tin địi hỏi
người viết phải thật sự hiểu biết về vấn đề mình đề cập đến. Tác giả phải tận mắt chứng
kiến sự việc hoặc tự mình tìm hiểu vấn đề thông qua những nhân chứng đáng tin cậy.
Lựa chọn ngơi kể xưng “tơi” chính là một trong những cách thức đắc dụng để làm
được điều đó. Ngày nay, độc giả cũng có thể thấy các nhà viết phóng sự đã sử dụng ngơi
kể xưng “tơi” trong bài viết của mình nhằm đảm bảo tính chất sát thực và khách quan của
vấn đề mình đang đề cập. Tuy nhiên, với tư cách là một trong những người đi tiên phong
trong lĩnh vực phóng sự, ở vào thời đoạn mà thể loại này vẫn còn khá mới mẻ đối với
người Việt Nam, Vũ Trọng Phụng là một hiện tượng văn học – báo chí đặc biệt cần được
nhìn nhận theo một cách khác.
Trong phóng sự Cơm thầy cơm cơ, nghệ thuật tường thuật và miêu tả được Vũ Trọng
Phụng vận dụng triệt để và mang lại những hiệu quả nghệ thuật nhất định. Tuy nhiên,
khơng dừng lại ở đó, việc sử dụng ngơi kể xưng “tơi” trong phóng sự này cũng mang đến
một sự thành công rất lớn về mặt nghệ thuật. Chúng ta thử xem xét một số dẫn chứng
sau:
(1) “Tơi đáp xong, rón rén lần vào phía trong. Thật vậy chân tôi chưa bao giờ phải
dẫm lên một lớp bùn quánh và nhớp nháp đến như thế. Đến chỗ mấy cái giường
cách nhau mỗi giường một manh cót thì tơi khơng biết nên đặt lưng vào giường
nào, vì giường nào cũng đã thấy đầy những người là người, nằm ngổn nằm
ngang…”
(2) Tôi theo lời, leo thang. Lên đến nơi thì đó là một gian gác cũng khá rộng. Trên
mặt sàn chỉ có mấy cái chiếu, mà tường thì vàng ệch những khói ám, từ cái bếp
gần ngay đó đưa ra.
(3) Tơi gật gù đồng ý với nó rồi lại mất thêm cho nó một điếu thuốc, một que diêm,
nhưng lãi ở chỗ được cái cười giòn của con bé nằm ở góc tường. Cái cười kia xui
tơi có gan cầm đèn soi vào tận mặt nó.


22


“Cái tơi phóng sự” thể hiện rất rõ trong những đoạn văn “tả chân” như thế. Trong một
số văn bản báo chí đồng chức năng cung cấp thơng tin thời bấy giờ, có thể thấy, “cái tơi
báo chí” thường rất hiếm khi được bộc lộ một cách trực tiếp. Trong Cơm thầy cơm cơ,
khi tác giả - người ghi phóng sự1 xưng tơi, điều này có nghĩa là tính sát thực, sinh động,
kịp thời của phóng sự được khai thác một cách tối đa và triệt để. Độc giả sẽ dễ dàng hơn
trong việc theo dõi cũng như “theo chân” những trải nghiệm hiện thực của người viết
phóng sự - “tơi”. Hay nói cách khác, nó tạo nên một “cảm giác phóng sự” ban đầu cho
người đọc “nhập tâm” vào tác phẩm. Trong (1), (2) việc xưng tôi đã tạo điều kiện cho tác
giả có thể mơ tả một cách chi tiết và rõ ràng quang cảnh xung quanh khu nhà của những
người chịu kiếp Cơm thầy cơm cô đang sống cùng với nhau. Hố thân vào “tơi”, tác giả
có thể ghi chép tỉ mỉ và tường tận những gì đã đang diễn ra xung quanh mình, những gì
mắt thấy, tai nghe bằng chính kiến, quan điểm của cá nhân mình trong tác phẩm phóng
sự: Đó là cái giường khơng thể chật chội và tù túng hơn, là gian gác không thể nào dơ
bẩn hơn,… Qua việc miêu tả, độc giả cũng có thể thấy được phần nào thái độ, cách đánh
giá, nhìn nhận của chính “tơi” – người ghi chép – người viết phóng sự trong tác phẩm.
Trong Cơm thầy cơm cô, việc xưng “tôi” như là một nhân vật trí thức “giả dạng người
đi ở” cịn mang đến những ý nghĩa khác. Đó là một “cái tơi” đầy tâm huyết, năng nổ, dám
dấn thân và lăn xả vào một trong những nơi đầy hiểm nguy vì nghề nghiệp. Hẳn ai cũng
sẽ hiểu rằng, đối với một tác phẩm báo chí, thứ tối quan trọng nhất chính là cứ liệu, dẫn
chứng, bằng chứng trực tiếp. Và chỉ khi đi thực tế, đi tác nghiệp ở chính nơi ấy, cùng
thâm nhập và thiết lập các mối quan hệ với chính những con người ấy, người viết phóng
sự mới có thể có được những tư liệu quan trọng và quý giá để làm báo. Trong vai một
“thằng Hai” đi xin việc, Vũ Trọng Phụng đã “len lỏi” vào khu “nhà chứa” theo nghĩa
bóng ấy, khơng ít hiểm nguy, thử thách đang chực chờ trước mặt. Phải có đủ lịng kiên
trì và “cái khéo léo” của người trong nghề, dùng cái tâm của một người trong nghề mới
có thể đồng cảm và thiết lập được những mối quan hệ tích cực với những người đi ở trong

khu nhà ấy. Vũ Trọng Phụng đã làm được công việc đầy gian lao ấy. Kết quả là “cái tơi”
ấy đã thu về khơng ít những bằng cứ là những lời nói mang tính tố giác mạnh mẽ của
những người đi ở “lâu năm”: Cái Đũi, thằng ho lao, anh đầu trọc,…
Những nghiên cứu về phóng sự đã cho thấy sự đan xen, trộn lẫn một cách hài hồ
giữa “chất phóng sự” và “chất tiểu thuyết” trong phóng sự Vũ Trọng Phụng. Điều này có
ý nghĩa rất quan trọng vì nó chi phối đến rất nhiều khía cạnh khác nhau trong nghệ thuật
viết phóng sự của ông. Nghệ thuật lựa chọn điểm nhìn trần thuật cũng khơng nằm ngồi
sự chi phối ấy. Trong phóng sự Vũ Trọng Phụng nói chung và Cơm thầy cơm cơ nói
1

23


riêng, cái tơi là đặc biệt có ý nghĩa khơng chỉ về mặt thể tài phóng sự, mà nó cịn trở nên
quan trọng về mặt thể tài tiểu thuyết. Hay nói cách khác, “cái tơi” trong Cơm thầy cơm
cơ đảm nhiệm hai vai trị: cái tơi phóng sự và cái tơi tiểu thuyết. Phần trên đã trình bày
về cái tơi phóng sự. Sau đây xin nói rõ hơn về cái tơi tiểu thuyết trong tác phẩm phóng
sự này.
Khơng phải ngẫu nhiên mà một số nhà nghiên cứu đã cho rằng: “Những tác phẩm
được gọi là phóng sự thường sử dụng bút pháp tả chân để tạo tính xác thực cho thơng
tin nhưng những nhà văn làm báo vẫn cịn sử dụng những thủ pháp dành riêng cho văn
chương để làm báo”2. Trong nhiều bài phóng sự mà chúng ta thường thấy trên các bài
báo ngày nay, sự xuất hiện của những bài có xuất hiện nhân vật xưng “tơi” là khá nhiều.
Dĩ nhiên, phóng sự khơng nhất thiết phải có nhân vật tơi, nhưng khi nhân vật này xuất
hiện, nó lại mang đến những hiệu quả nghệ thuật nhất định. Đó là câu chuyện của thời
đại. Để đánh giá hiện tượng Vũ Trọng Phụng và phóng sự của ơng, cần thiết nhìn nhận
trong bối cảnh xã hội đúng đắn, nơi mà hiện tượng phát khởi. Với vai trò đi tiên phong,
trong khi mà thể tài này còn khá mới mẻ với người Việt thì sự xuất hiện của Vũ Trọng
Phụng với những thủ pháp nghệ thuật mới mẻ là một bước ngoặt tương đối lớn. Khi so
sánh với Tôi kéo xe của Tam Lang, có thể thấy ở Cơm thầy cơm cơ có những thủ pháp

nghệ thuật đa dạng hơn, những biến thái của “cái tôi” cũng trở nên đa chiều kích hơn: cái
tơi nhân chứng, cái tơi trần thuật, cái tôi thẩm định, cái tôi cảm xúc,… Điều này cũng có
thể dễ hiểu bởi đặc trưng về “chất tiểu thuyết” xuất hiện trong phóng sự Vũ Trọng Phụng.
Có thể kể đến những cứ liệu sau:
(4) Họ chia tay nhau... Mụ đưa người đã thành cơng trong cái việc “bóp cổ” người.
Cái giá trị làm người, đối với bọn Cơm thầy cơm cô, không phải ở cái sức làm
việc của con người, nhưng mà treo trên đầu lưỡi của con mẹ nặc nô mềm nắn rắn
buông và suốt đời không bao giờ biết nói thật.
(5) Ồ! Lạ! Một đứa đi ở, khi mất việc, lại khơng muốn có việc làm! Thế là nghĩa lý
gì? Tơi phải biết tường tận mới được.
(6) Tơi muốn tìm trong cái Đũi những dấu vết cũ của một cơ gái nhà q, ngoan
ngỗn, hay làm, có những cái mơ màng bình dị (mặc dầu là sát mặt đất), nhưng
mà là trong sạch, suốt đời không dám nghĩ đến cái bả vật chất, những vẻ phồn
hoa của đời, nhẫn nhục mà sống với một người chồng cục mịch, và chỉ biết có
việc chịu khó làm ăn.


2

/>
24


Ấy thế mà, nếu cái Đũi sau này thành một chị em, chắc rồi bao nhiêu khách mày
râu sẽ đến trước mặt nó mà quỳ, mà dâng trái tim cho nó. Rồi thì nó sẽ khóc sì sụt
qua cái khăn mặt hoa đào, thảm thiết kêu cứu mọi người cho thoát khỏi trầm luân
khổ ải... cho mà xem!

Trong Cơm thầy cơm cô, sự hiện diện của “cái tôi tiểu thuyết” là điều khó có thể phủ
nhận. Biểu hiện của nó là sự pha trộn của rất nhiều sắc thái cảm xúc đến từ chủ quan

người viết. Xen kẽ trong mạch tự sự và trần thuật xuyên suốt là sự xuất hiện của những
góc nhìn khác nhau: góc nhìn của cái tôi thẩm định và cái tôi cảm xúc trong (4), (5); cái
tôi suy tư, cái tôi nhân chúng trong (6)… Chúng hoà trộn với nhau, làm thành một khối
chặt chẽ đến mức hầu như cùng lúc hiện diện trong bất kỳ diễn ngơn nào của người viết.
Ta chỉ có thể xác định một cách tương đối cái tôi nào nổi trội hơn cả mà thôi. Nếu như
dẫn ra đây một diễn ngôn độc lập (không gắn kết với văn bản), có thể sẽ rất khó khăn khi
xác định xem nó nằm trong một tác phẩm thuộc thể loại nào. Ví dụ, những ai chưa đọc
Cơm thầy cơm cô khi xem xét ngữ liệu (6), rất khó để biết được rằng đây là một đoạn văn
trong một tác phẩm thuộc thể loại phóng sự. Đa phần sẽ nghĩ rằng, nó được trích ra từ
một quyển tiểu thuyết hay truyện ngắn nào đó. Sở dĩ có sự nhầm lẫn như vậy là vì sự
tương đồng trong cách thức tự sự ở cả hai thể tài, đều giúp cho người viết có thể dễ dàng
bộc lộ cảm xúc và những trải nghiệm tình huống mang tính trực tiếp. Trong phóng sự
này, Vũ Trọng Phụng còn thể hiện rất sắc sảo những đoạn suy tư, “bình luận ngoại đề”
của bản thân mình.
3.1.2. Sự luân phiên các “tư cách “tôi””: “tôi”  “tác giả”
Trong những tác phẩm văn xuôi thực thụ (truyện ngắn, tiểu thuyết), sự xuất hiện của
điểm nhìn trần thuật “tơi” và sự xuất hiện của thủ pháp luân phiên, thay đổi điểm nhìn
trần thuật là điều có thể dễ hình dung và dễ hiểu. Trong rừng trúc của Akutagawa
Ryunosuke có khoảng 7 lần luân phiên ngôi kể (người đốn củi, nhà sư lữ hành, sai nha,
bà già, Tajomaru, người đàn bà đến chùa Shimizu, người chết qua miệng người ngồi
đồng). Trong những tác phẩm văn xuôi (đặc biệt là truyện ngắn) của Murakami Haruki,
cũng có thể thấy sự di động liên tục điểm nhìn từ ngơi thứ nhất sang ngơi thứ ba. Thế
nhưng, đó khơng phải là vấn đề cần quan tâm đối với phóng sự Vũ Trọng Phụng. Khái
niệm sự luân phiên điểm nhìn trần thuật “tơi” là rất khác biệt so với sự luân phiên các
“tư cách “tôi””. Chúng tôi đề xuất khái niệm sự luân phiên các “tư cách “tơi”” để nói
về trường hợp của phóng sự Cơm thầy cơm cơ nói riêng và rất nhiều những phóng sự của
Vũ Trọng Phụng nói chung. Có thể hiểu đó là sự thay đổi về vai trò và chức năng của
cùng một nhân vật “tơi” trong tác phẩm. Tơi A chính là tư cách “tôi” – người nhập cuộc,
25



×