Tải bản đầy đủ (.doc) (231 trang)

Luận án tiến sỹ kinh tế - Quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở vùng Đồng bằng sông Hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 231 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TRẦN THỊ HUYỀN TRANG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH

CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH
Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI, NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TRẦN THỊ HUYỀN TRANG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH

CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH
Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG



Chuyên ngành

: Quản lý công

Mã số

:09340403

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. LÊ XUÂN BÁ
2. PGS.TS. NGÔ THÚY QUỲNH

HÀ NỘI, NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của cá nhân
tôi. Các số liệu, tài liệu được trích dẫn chính xác. Kết quả của đề tài là trung
thực và chưa được công bố trong bất cứ cơng trình nào.
NGHIÊN CỨU SINH


LỜI CẢM ƠN
Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý công là nhiệm vụ, đồng thời là
kết quả sau quá trình học tập, nghiên cứu của nghiên cứu sinh tại cơ sở đào
tạo. Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù gặp nhiều khó khăn về thời gian,
thơng tin, tư liệu, song được sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo Khoa
Sau Đại học, Khoa QLNN về Kinh tế - Học viện Hành chính Quốc gia và các

cán bộ công tác tại Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Viện Chiến
lược phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tơi hồn thiện đề tài “Quản lý nhà
nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng Đồng bằng sông
Hồng”.
Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS. Lê
Xuân Bá – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương
(CIEM) – Bộ Kế hoạch & Đầu tư, PGS.TS. Ngô Thúy Quỳnh – Học viện Hành
chính Quốc gia đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tơi trong suốt q
trình thực hiện Luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Nghiên cứu sinh

Trần Thị Huyền Trang


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CCKT

Cơ cấu kinh tế

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

ĐBSH

Đồng bằng sơng Hồng

KKT


Khu kinh tế

KCN

Khu cơng nghiệp

KCX

Khu chế xuất

LLSX

Lực lượng sản xuất

NLN

Nông lâm nghiệp

QHSX

Quan hệ sản xuất

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Các giai đoạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ...................................


31

Bảng 2.2: Hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại ...............................
36
Bảng 3.1: Chi tiết tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP theo giá hiện hành
các địa
phương vùng ĐBSH phân theo khu vực kinh tế năm 2010 - 2018 ........................
75
Bảng 3.2. Cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế vùng Đồng bằng sông
Hồng, năm 2012 - 2018 ........................................................................................
77
Bảng 3.3: Tỷ trọng giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản xuất vùng Đồng bằng sông
Hồng ....................................................................................................................

78

sông Hồng, 2010 – 2016 .....................................................................................

102

bằng sông Hồng, 2014 - 2017 .............................................................................

121

Bảng 3.4: Đầu tư phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng, 2010 – 2018 ........... 90
Bảng 3.5: Các nguồn vốn đầu tư phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, 2010 - 91
2018 .....................................................................................................................
Bảng 3.6: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép ............................ 92
phân theo địa phương, tính đến ngày 01/01/2019 .................................................. 92
Bảng 3.7: Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi

của cả nước và đồng bằng sông Hồng 2010 - 2018 ............................................... 97
Bảng 3.8: Cơ cấu diện tích sử dụng đất trồng trọt trong nông nghiệp Đồng bằng

Bảng 3.9: Tổng hợp các các phịng chun mơn trực tiếp thực hiện chức năng
109
nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ................
Bảng 3.10: Kết quả kiểm tra của cơ quan nhà nước về sản phẩm hàng hóa lưu thông
trên thị trường vùng đồng bằng sông Hồng năm 2017 ........................................ 117
Bảng 3.11: Chỉ số “Thiết chế pháp lý” (Legal institutions) các tỉnh, thành phố Đồng
Bảng 3.12: Năng suất lao động xã hội Đồng bằng sông Hồng, 2010 – 2016. ...... 122
Bảng 3.13: Tỷ trọng của nhóm ngành phi nơng nghiệp trong cơ cấu GRDP ....... 123
Biểu đồ 3.1:
CơcấuGRDPtheongànhkinhtếvùngđồngbằngsôngHồngnăm
75
..........................................................................................................
2010 -2018.
Biểu đồ 3.2: Lao động đã qua đào tạo (*) của cả nước và đồng bằng sông Hồng .. 95
Biểu đồ 3.3: Nhóm địa phương có tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo
đang làm việc trong các ngành kinh tế thấp nhất và cao nhất Đồng bằng sông Hồng
năm 2018 ..............................................................................................................

96

nước năm 2016, 2018 .........................................................................................

122

phân theo ngành kinh tế tính đến đầu năm 2017 .................................................

125


Biểu đồ 3.4: Tỷ trọng sản phẩm công nghệ cao trong CCKT ngành vùng Đồng 103
bằng sông Hồng, 2010 – 2016 ............................................................................
Biểu đồ 3.5: Thanh tra, kiểm tra kinh tế ở các địa phương .................................. 118
vùng Đồng bằng sông Hồng 6 tháng đầu 2019, so sánh 6 tháng đầu 2017 .......... 118
Biểu đồ 3.6: Thanh tra, kiểm tra kinh tế ở các địa phương .................................. 119
vùng Đồng bằng sông Hồng 6 tháng đầu 2019, so sánh 6 tháng đầu 2017 .......... 119
Biểu đồ 3.7: Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ICOR của đồng bằng sông Hồng và cả

Biểu đồ 3.8: Tốc độ tăng tỷ trọng phi nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng, 124
giai đoạn 2010 – 2018 ........................................................................................
Biểu đồ 3.9: Quy mô GRDP của các địa phương cao nhất và thấp nhất vùng ĐBSH
Biểu đồ 4.1: Ý kiến về sự cần thiết phải hình thành cơ chế liên kết giữa các địa 159
phương trong vùng .............................................................................................
Biểu đồ 4.2: Ý kiến về nâng cao chất lượng đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ
chuyên môn liên quan ......................................................................................... 160


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................... i
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................................... i
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................... iv
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................................... v
4. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu..................................................... v
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học.................................................................. viii
6. Khung lý thuyết nghiên cứu.................................................................................................. viii
7. Những đóng góp mới của đề tài............................................................................................. ix
8. Cấu trúc của luận án.................................................................................................................... x
NỘI DUNG............................................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC VỀ QUẢN

LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH.......1
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế..................................................................................................................................... 2
1.1.1. Các cơng trình nước ngồi............................................................................................. 2
1.1.2. Các cơng trình trong nước.............................................................................................. 5

1.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành............................................................................................ 8
1.2.1. Các cơng trình nước ngồi............................................................................................. 8
1.2.2. Các cơng trình trong nước........................................................................................... 14

1.3. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ngành ở vùng Đồng bằng sơng Hồng........................................................... 15
1.3.1. Các cơng trình nước ngồi........................................................................................... 15
1.3.2. Các cơng trình trong nước........................................................................................... 18

1.4. Nhận xét.................................................................................................................................... 21
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1................................................................................................................ 24
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH................................................................. 25
2.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành................................................................................................................................................... 25
2.1.1. Một số vấn đề lý luận về cơ cấu kinh tế ngành và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ngành........................................................................................................................................ 25
2.1.2. Quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.............................. 38


2.2. Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành trong phạm vi vùng......................................................................................... 56
2.2.1. Quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở một số

vùng của các quốc gia trên thế giới....................................................................................... 56
2.2.2. Quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở một số
vùng của Việt Nam.................................................................................................................... 64
2.2.3. Bài học áp dụng cho quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành ở vùng đồng bằng sông Hồng.................................................................................... 70

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2................................................................................................................ 71
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 72
3.1. Khái quát về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành vùng Đồng bằng sông
Hồng.................................................................................................................................................... 72
3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.................................................... 72
3.1.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành vùng Đồng bằng sông Hồng 74

3.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
vùng Đồng bằng sông Hồng...................................................................................................... 78
3.2.1. Quy hoạch về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành vùng Đồng bằng sơng
Hồng............................................................................................................................................. 78
3.2.2. Pháp luật, chính sách đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành vùng
Đồng bằng sông Hồng.............................................................................................................. 84
3.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành của vùng Đồng bằng sông Hồng............................................................................. 103
3.2.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quản lý nhà nước đối với chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ngành............................................................................................................... 113

3.3. Đánh giá quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
vùng Đồng bằng sông Hồng................................................................................................... 120
3.3.1. Đánh giá theo các tiêu chí.......................................................................................... 120
3.3.2. Đánh giá chung............................................................................................................ 125


TIỂU KẾT CHƯƠNG 3.............................................................................................................. 130
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG................................................................................................................................... 131
4.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành vùng Đồng bằng sông Hồng..................................................................... 131
4.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành vùng Đồng bằng sông Hồng..................................................................................... 131


4.1.2. Bối cảnh trong nước ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
vùng Đồng bằng sông Hồng................................................................................................. 132

4.2. Quan điểm, mục tiêu và phương hướng đổi mới quản lý nhà nước đối
với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành vùng Đồng bằng sông Hồng....................134
4.3. Giải pháp đổi mới quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành vùng đồng bằng sông Hồng...................................................................................... 137
4.3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp.............................................................................................. 137
4.3.2. Những giải pháp chủ yếu........................................................................................... 137

4.4. Điều kiện thực hiện giải pháp....................................................................................... 163
4.4.1. Nhận thức về vai trò của liên kết vùng................................................................... 163
4.4.2. Điều kiện về cơ sở hạ tầng........................................................................................ 164
4.4.3. Điều kiện về quản lý nhà nước đối với chất lượng sản phẩm........................... 164
4.4.4. Điều kiện thông tin...................................................................................................... 165

4.5. Kiến nghị................................................................................................................................ 166
4.5.1. Đối với Trung ương..................................................................................................... 166
4.5.2. Đối với địa phương..................................................................................................... 167


TIỂU KẾT CHƯƠNG 4.............................................................................................................. 168
KẾT LUẬN........................................................................................................................................ 169
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................... 171
DANH MỤC BẢNG BIỂU.............................................................................................................. i


i

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra yêu
cầu tất yếu là phải xây dựng một cơ cấu kinh tế (CCKT) hiện đại, hiệu quả. Văn kiện
đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI năm 2011 đã đặt ra mục tiêu: “Bảo đảm ổn định
kinh tế vĩ mô, xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại”
[25]. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII năm 2016 tiếp tục khẳng định:
“thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế” [26, tr.30] [27]. Thực hiện quan điểm đường lối của Đảng, những năm gần
đây, CCKT của nước ta đang dần chuyển dịch tích cực, từ trạng thái lạc hậu, mất cân
đối sang trạng thái cân đối hợp lý hơn. Quá trình này bắt đầu từ sự chuyển dịch nội
tại trong phạm vi các địa phương cho đến các vùng kinh tế trên cả nước. Tuy nhiên,
sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế xã hội, hoàn cảnh lịch sử, hoạt
động của các quy luật kinh tế quyết định tính khác biệt về CCKT của mỗi vùng, mỗi
khu vực. Vì vậy, CCKT phản ánh tính quy luật chung của xu hướng, nhưng đồng
thời phải phù hợp với nguồn lực và khả năng phát triển của mỗi vùng lãnh thổ.
Về mặt lý luận, là một phạm trù có ảnh hưởng đến sự thay đổi, vận động và
phát triển của một nền kinh tế, thì sự chuyển dịch CCKT được tiếp cận dưới nhiều
góc độ khác nhau. Dưới góc độ quản lý cơng, nó xoay quanh việc có hay khơng sự
can thiệp, điều tiết của Nhà nước vào q trình chuyển dịch CCKT nói chung và
CCKT ngành nói riêng. Nhà nước đứng ngồi để nền kinh tế tự vận động, tự điều
khiển hay Nhà nước can thiệp, điều tiết q trình này. Và nếu có “bàn tay” can thiệp

của Nhà nước thì ở mức độ nào là hợp lý. Điều đó phụ thuộc vào cách tiếp cận, quan
điểm và thể chế chính trị của mỗi nước. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề chuyển dịch
CCKT ngành trong bối cảnh nền kinh tế - chính trị của mỗi quốc gia đặt ra trong
từng thời điểm khác nhau luôn là vấn đề có ý nghĩa lý luận và khơng bao giờ cũ.
Mặt khác, quá trình chuyển dịch CCKT của đất nước phải xuất phát từ quá
trình chuyển dịch CCKT của từng lãnh thổ, từng địa phương. Trên bình diện này,
Nhà nước có vai trị trách nhiệm như thế nào đối với chuyển dịch CCKT của vùng
kinh tế thì lý luận này đến nay vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức.
Về mặt thực tiễn, ở Việt Nam, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XII đã thông qua Nghị quyết số 05-NQ/TW về một số chủ trương,


ii

chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mơ hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng
trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế, trong đó nhấn mạnh:
“Xây dựng thể chế liên kết vùng, hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế vùng trên
cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng địa phương; ưu tiên phát triển các vùng kinh
tế động lực, đồng thời có chính sách hỗ trợ các vùng cịn nhiều khó khăn; xây dựng
một số đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt với thể chế vượt trội để tạo cực tăng
trưởng và thử nghiệm đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy thuộc hệ thống chính trị.
Sớm xây dựng mơ hình điều phối liên kết vùng, xác định rõ địa phương đầu tàu và
nhiệm vụ của từng địa phương trong vùng.” Như vậy, chuyển dịch cơ cấu của nền
kinh tế quốc dân trên cơ sở chuyển dịch CCKT từng vùng được coi là yêu cầu cấp
thiết hiện nay.
Đồng bằng sơng Hồng (ĐBSH) được xem là vùng có vai trị chiến lược trong
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vùng có tổng diện tích tự nhiên là 21.068
km2 (chiếm 6,36% diện tích cả nước), với dân số tính đến năm 2016, đạt 21.133,8
nghìn người chiếm 22,8 % số dân của cả nước [84]. Vùng chiếm khoảng 20% tổng
GDP quốc gia, khoảng 20-22% tổng thu ngân sách nhà [5]. Với vị trí đặc thù thuận

lợi, vùng có nhiều điều kiện thực hiện chuyển dịch CCKT, kết nối lan tỏa với các
vùng phụ cận. Vùng là nơi tập trung tập trung cơ sở công nghiệp, dịch vụ đa dạng,
quy mơ lớn. ĐBSH có vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cùng hệ thống đơ thị khá dày
đặc, trong đó có thủ đơ Hà Nội là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của cả nước.
Vùng cũng là nơi tập trung các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học hàng đầu quốc
gia có ý nghĩa quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Mặc dù có nhiều điều kiện và nguồn lực thực hiện chuyển dịch CCKT, song
q trình này diễn ra cịn chậm, chưa hiệu quả, chưa khai thác được các tiềm năng,
thế mạnh của vùng. Mục tiêu về chuyển dịch CCKT ngành của vùng được đề ra tại
Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ chính trị (khóa IX) “Về phát triển kinh tế - xã hội và
bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020” đã không đạt được. Thực tế, đến năm 2010, trong CCKT của
vùng, tỷ trọng nông nghiệp vẫn chiếm trên 20 %, trong khi mục tiêu đề ra là tỷ trọng
nông nghiệp là 10% trong tổng cơ cấu [2,tr 1]. Từ 2010 - 2016, CCKT ngành của
vùng mặc dù vẫn có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng phi nông nghiệp, giảm
tỷ trọng nông nghiệp trong tổng cơ cấu nhưng còn chậm. Xét về mặt chất, sự chuyển
dịch CCKT của vùng chưa thể hiện tính hiện đại và hiệu quả khi: Cơ cấu GRDP
ngành chưa phản ánh thực chất của trình độ của CCKT của vùng; Mức độ


iii

đóng góp của khoa học cơng nghệ thấp, chuyển dịch CCKT chưa gắn với chuyển
dịch cơ cấu lao động nên hiệu quả sử dụng lao động chưa cao.
Bên cạnh sự ảnh hưởng từ tình hình kinh tế trong nước và quốc tế, một trong
những nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ Nhà nước chưa thực hiện tốt vai
trò quản lý của mình. Quản lý nhà nước (QLNN) đối với chuyển dịch CCKT ngành
nói chung và vùng nói riêng thực hiện dẫn dắt các ngành kinh tế phát triển theo định
hướng và mục tiêu chuyển dịch, tạo lập môi trường thể chế có lợi cho các ngành,
đồng thời bố trí, tổ chức có hiệu quả các nguồn lực của vùng phục vụ chuyển dịch

CCKT ngành. Tuy nhiên, năng lực quản lý kinh tế của bộ máy nhà nước còn hạn
chế. Cách thức hoạch định chính sách cịn yếu so với địi hỏi cao của tiến trình tự do
hố thị trường với mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Quy hoạch chuyển dịch thiếu
tính dự báo, khả thi; Pháp luật, chính sách chưa đồng bộ dẫn đến việc huy động và
sử dụng nguồn lực kém hiệu quả, đặc biệt là nguồn vốn, lao động và KHCN. Bên
cạnh đó, cơng tác kiểm tra giám sát với q trình này gặp nhiều khó khăn. Cơ chế
chỉ đạo, điều hành, phối hợp thực hiện từ Trung ương đến địa phương, giữa các ban,
ngành còn nhiều bất cập. Những vấn đề này làm giảm tính hiệu lực, hiệu quả của
QLNN trong quá trình chuyển dịch CCKT của ĐBSH.
Tái cơ cấu nền kinh tế đến năm 2020 đặt ra yêu cầu đẩy mạnh tái cơ cấu trên
bốn lĩnh vực, trong đó: “Tái cơ cấu vùng kinh tế hợp lý” được coi là một trong bốn
lĩnh vực trọng tâm. Để thực hiện nhiệm vụ này, ĐBSH với vai trò chiến lược, cần
đẩy mạnh khai thác, sử dụng và phát triển các nguồn lực tự nhiên và xã hội của
vùng, tăng cường năng lực cạnh tranh của các ngành kinh tế, góp phần chuyển dịch
CCKT ngành và tái CCKT trong nước.
Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành
chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong đó có các nhiệm vụ: Hồn
thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm thực thi có hiệu quả các cam kết
hội nhập, tạo mơi trường kinh doanh ngày càng phù hợp với chuẩn mực và thơng lệ
quốc tế, cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng và tái cấu trúc
nền kinh tế của vùng trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đất nước, nâng cao
năng lực nghiên cứu, đánh giá và dự báo các vấn đề mới, các xu thế vận động của
hội nhập, để áp dụng và điều chỉnh chính sách và biện pháp quản lý, duy trì mơi
trường cạnh tranh lành mạnh, xây dựng bộ máy quản lý điều hành đủ năng lực, hoạt
động hiệu quả. Đó là đảm bảo cho việc thực hiện chuyển


iv

dịch CCKT hiệu quả ở phạm vi vùng, tạo cân đối giữa các vùng kinh tế và tái cơ cấu

kinh tế quốc gia.
Trước đòi hỏi về vai trò tiên phong của ĐBSH đối với cả nước, thì việc tích
cực chuyển dịch CCKT của vùng và phát huy vai trò quản lý của Nhà nước trong
lĩnh vực này đặt ra như một u cầu bức thiết. Vì vậy, tơi đã lựa chọn vấn đề “Quản
lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở vùng Đồng bằng sông
Hồng” làm đề tài nghiên cứu luận án.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu nội dung này, luận án đặt mục tiêu đề xuất giải pháp và kiến nghị
đổi mới QLNN đối với chuyển dịch CCKT ngành của vùng ĐBSH.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, luận án triển khai các nhiệm vụ cụ thể sau:
Thứ nhất, tổng quan vấn đề nghiên cứu có liên quan đến luận án trong các
cơng trình đã công bố, tập trung vào các nội dung: CCKT ngành, chuyển dịch CCKT
ngành của một nền kinh tế quốc gia nói chung và một vùng lãnh thổ nói riêng,
QLNN đối với chuyển dịch CCKT ngành. Thông qua việc phân tích các tài liệu
trong và ngồi nước, luận án xác định những điểm có thể kế thừa, đồng thời xác định
những điểm còn bỏ ngỏ mà luận án sẽ tiếp tục làm rõ.
Thứ hai, hệ thống hóa cơ sở lý luận về chuyển dịch CCKT ngành và xây dựng
cơ sở lý luận về QLNN đối với chuyển dịch CCKT ngành. Trong đó, tập trung làm
rõ quan niệm, tính tất yếu về chuyển dịch CCKT ngành, các lý thuyết, biểu hiện và
xu hướng chuyển dịch CCKT ngành theo hướng hiện đại. Đồng thời, dưới góc độ
quản lý cơng, luận án tập trung vào lý luận về QLNN đối với chuyển dịch CCKT
ngành, bao gồm: quan niệm, mục đích, phương thức tác động, nội dung và các tiêu
chí đánh giá QLNN đối với chuyển dịch CCKT ngành của một vùng.
Thứ ba, từ những vấn đề lý luận đã làm rõ, luận án tiến hành đánh giá tổng
quát tình hình chuyển dịch CCKT ngành của vùng ĐBSH thông qua các biểu hiện cụ
thể về mặt chất và mặt lượng. Đồng thời, tác giả phân tích hiện trạng QLNN đối với
chuyển dịch CCKT ngành vùng ĐBSH, xác định mặt đạt được, mặt tồn tại và
nguyên nhân của những yếu kém trong quá trình QLNN đối với chuyển dịch CCKT

ngành của vùng ĐBSH.


v

Thứ tư, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất giải pháp và kiến nghị
nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của QLNN đối với chuyển dịch CCKT ngành ở
vùng ĐBSH.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án xác định đối tượng nghiên cứu là QLNN đối với chuyển dịch CCKT
ngành của vùng ĐBSH.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu vùng ĐBSH bao gồm 2 thành phố
trực thuộc Trung ương là Hà Nội, Hải Phòng và 9 tỉnh là Hải Dương, Bắc Ninh,
Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh.
Tuy nhiên, đề tài không nghiên cứu từng địa phương riêng rẽ, độc lập mà nghiên cứu
khái quát ở phạm vi vùng trên cơ sở tổng hợp từ số liệu thống kê từ các địa phương.
Bên cạnh nghiên cứu vùng ĐBSH, luận án cũng mở rộng khả năng liên hệ ở các
vùng, lãnh thổ khác trong cả nước và trên thế giới làm cơ sở để so sánh, đối chiếu.
- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu thực tiễn QLNN về chuyển dịch
CCKT ngành ở vùng ĐSBH trên cơ sở các số liệu sơ cấp và thứ cấp cập nhật trong
giai đoạn 2010 – 2016, chú trọng cập nhật các số liệu mới nhất về vấn đề nghiên cứu
có thể thu thập được ở thời điểm năm 2017, năm 2018.
- Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu QLNN đối với chuyển dịch CCKT
ngành của vùng ĐBSH, trong đó tập trung vào các nội dung: (i) Quy hoạch chuyển
dịch CCKT ngành; (ii) Pháp luật, chính sách để huy động và sử dụng các nguồn lực
đầu vào chủ yếu; (iii)Tổ chức bộ máy; (iv) Kiểm soát QLNN đối với quá trình này.
Các nội dung QLNN này được thực hiện trên phạm vi vùng ĐBSH. Ngoài ra, ở mỗi
tỉnh, thành phố của vùng (11 tỉnh, thành phố), thì chính quyền địa phương cũng ban

hành các chính sách khác nhau, phù hợp với đặc điểm riêng có của địa phương nhằm
thúc đẩy chuyển dịch CCKT ngành. Tuy nhiên, các chính sách này có phạm
vi tác động tại địa phương, khơng áp dụng trên quy mơ vùng. Trong khn khổ dung
lượng có hạn của luận án, NCS dừng lại ở việc đề cập và nghiên cứu sâu về các
chính sách của Trung ương ban hành cho vùng ĐBSH và được áp dụng trong phạm
vi vùng, có tác động đến tồn bộ 11 tỉnh, thành phố của vùng.
4. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp tiếp cận


vi

Chuyển dịch CCKT ngành là một trong những vấn đề kinh tế vĩ mơ, mang tính
liên ngành, liên vùng và thay đổi theo thời gian. Tác giả tiếp cận đề tài theo các
hướng chính:
- Tiếp cận từ lý thuyết đến thực tiễn: Sau khi làm rõ các vấn đề lý thuyết có liên
quan, tác giả tiến hành đánh giá thực trạng và từ đó xác định phương hướng, giải
pháp đổi mới QLNN đối với chuyển dịch CCKT ngành vùng ĐBSH.
- Tiếp cận hệ thống: Tác giả coi vùng ĐBSH là một hệ thống kinh tế thống nhất.
Các ngành là phân hệ của hệ thống kinh tế này.
- Tiếp cận liên ngành – liên vùng: Khi xem xét các ngành trong nền kinh tế của
vùng, tác giả xem xét kết quả hoạt động kinh tế được tính trên 03 khu vực kinh tế
lớn: nông – lâm nghiệp và thủy sản (gọi tắt là nông nghiệp), công nghiệp – xây
dựng, dịch vụ. Đồng thời, nghiên cứu các khu vực kinh tế này trong phạm vi liên
tỉnh trong một chỉnh thể là vùng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Trên cơ sở xem xét mục đích và yêu cầu nghiên cứu của đề tài, tác giả lựa chọn
các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Phương pháp phân tích hệ thống: Tác giả sử dụng theo hướng phân chia nội
dung nghiên cứu thành các nhóm vấn đề một cách hệ thống. Ở mỗi nhóm vấn đề, tác

giả cố gắng hệ thống hóa tài liệu, số liệu cụ thể. Sự phân nhóm theo hệ thống này
giúp cho vấn đề được mổ xẻ, xem xét đa chiều hơn, toàn diện hơn. Phương pháp này
được sử dụng chủ yếu ở chương 1 và chương 2 khi tiến hành tổng quan và đưa ra cơ
sở lý luận cho nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích thống kê: được sử dụng để phân tích các số liệu thống
kê bao gồm cả số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp để rút ra các kết luận khoa học.
Phương pháp này sử dụng chủ yếu ở chương 3 khi phân tích thực trạng chuyển dịch
CCKT ngành ĐBSH và thực trạng QLNN đối với quá trình này.
- Phương pháp so sánh: Chủ yếu được tác giả sử dụng để so sánh mức độ
chuyển dịch CCKT ngành của ĐBSH giữa các năm khác nhau để khái quát xu
hướng biến động của nó trong một khoảng thời gian nhất định. Đồng thời, so sánh
đối chiếu giữa ĐBSH với vùng lãnh thổ khác nhau để rút ra kinh nghiệm trong
QLNN đối với chuyển dịch CCKT ngành. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu
ở chương 2 khi trình bày kinh nghiệm thực tiễn và chương 3 khi so sánh về quá trình
biến động của số liệu nghiên cứu qua các giai đoạn.


vii

- Phương pháp chuyên gia: Các quan điểm của chuyên gia về vấn đề liên quan
trong các báo cáo, hội thảo, bài nghiên cứu… được tác giả thu thập và trích dẫn
nguồn rõ ràng. Từ nhận xét sâu sắc, xác đáng của các chuyên gia là cơ sở để đối
chiếu với kết quả nghiên cứu mà tác giả thu thập được từ thực tiễn. Phương pháp này
được sử dụng ở chương 3 và chương 4 khi phân tích thực trạng và định hướng giải
pháp cho vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích chính sách: Được coi là một trong những phương pháp
nghiên cứu của quản lý nhà nước, phương pháp phân tích chính sách có mục đích là
xác định mức độ đạt được về mục tiêu của chính sách, đánh giá lợi ích, đo lường
hiệu lực, hiệu quả của chính sách. Phương pháp này cũng dựa trên phân tích các
nguồn lực và công cụ bảo đảm thực hiện để đánh giá các tác động của chính sách

đến các đối tượng được điều chỉnh.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp điều tra xã hội học được áp
dụng với đối tượng là công chức trực tiếp thực hiện nhiệm vụ QLNN đối với chuyển
dịch CCKT ngành của 11 tỉnh, thành phố của vùng ĐSBH. Với tổng số phiếu phát
điều tra phát ra là 126 phiếu, số phiếu điều tra thu về là 121 phiếu, trong đó số phiếu
hợp lệ là 115, phiếu không hơp lệ là 06 phiếu. Nội dung câu hỏi nghiên cứu gồm 17
câu hỏi được sắp xếp tập trung vào 02 nhóm vấn đề:
+ Nhóm câu hỏi về thực trạng QLNN đối với chuyển dịch CCKT ngành của
vùng ĐBSH
+ Nhóm câu hỏi về phương hướng, giải pháp QLNN đối với chuyển dịch CCKT
ngành của vùng ĐBSH
Các câu hỏi được thiết kế theo dạng câu hỏi đóng, sử dụng thang đo Liker bao
gồm 05 mức độ: Rất đồng ý; Tương đối đồng ý; Không ý kiến; Không đồng ý; Rất
không đồng ý. Mỗi câu hỏi được thiết kế theo các mệnh đề tích cực để người được
điều tra có thể dễ dàng thể hiện quan điểm có hay khơng của mình và ở mức độ nào
trong việc đánh giá. Số liệu thu thập được từ điều tra xã hội học được tác giả xử lý
bằng phần mềm SPSS phiên bản IBM Statistics 20, lượng hóa kết quả nghiên cứu để
từ đó rút ra những kết luận khoa học. (Phụ lục 15)
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp cán bộ chun mơn có kinh
nghiệm thực tiễn trong vấn đề QLNN đối với chuyển dịch CCKT ngành ĐBSH. Nội
dung phỏng vấn tập trung vào các câu hỏi về thực trạng QLNN đối với chuyển dịch
CCKT ngành đang diễn ra ở vùng ĐBSH (Phụ lục 13).


viii

- Phương pháp sơ đồ hóa: Dựa trên các dữ liệu thực tế sau khi được thu thập và
xử lý, tác giả tiến hành áp dụng các sơ đồ, biểu đồ để thể hiện các kết quả nghiên
cứu. Phương pháp này giúp đảm bảo tính trực quan khoa học của kết quả được trình
bày và được sử dụng chủ yếu ở chương 3.

5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Câu hỏi 1: Chuyển dịch CCKT ngành là gì, bắt đầu từ đâu, biểu hiện cụ thể
như thế nào, điều kiện cần thiết để chuyển dịch CCKT ngành là gì? Vai trị tác động
của Nhà nước đối với chuyển dịch CCKT ngành như thế nào?
- Câu hỏi 2: QLNN với chuyển dịch CCKT ngành có nội hàm ra sau? Đánh
giá QLNN đối với chuyển dịch CCKT ngành của vùng dựa trên các tiêu chí khoa học
nào?
- Câu hỏi 3: Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với chuyển
dịch CCKT ngành thì phải làm gì? QLNN đối với chuyển dịch CCKT ngành của
ĐBSH cần được đổi mới như thế nào để vùng xây dựng được CCKT ngành hợp lý,
hiện đại?
5.2. Giả thuyết khoa học
Kết quả chuyển dịch CCKT ngành ở vùng ĐBSH sẽ được cải thiện ngày càng
tích cực, nếu đảm bảo được hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước đối với q
trình này. Nếu khơng QLNN tốt đối với chuyển dịch CCKT ngành ở ĐBSH thì
khơng tận dụng được tiềm năng và cơ hội để chuyển dịch CCKT ngành của vùng có
hiệu quả.
6. Khung lý thuyết nghiên cứu
Xuất phát điểm của lý thuyết nghiên cứu là QLNN được tiến hành bởi chủ thể
Nhà nước, sử dụng các công cụ quản lý và bằng các phương pháp quản lý, tác động
đến quá trình chuyển dịch CCKT ngành. Nếu khơng có sự tác động của Nhà nước,
q trình chuyển dịch này vẫn diễn ra và được điều tiết bởi duy nhất yếu tố thị
trường. Song, để quá trình này diễn ra một cách có hiệu quả nhất, khai thác được tối
đa lợi thế của vùng thì vai trị của Nhà nước là vô cùng cần thiết. Sự tác động của
Nhà nước vào quá trình này nhằm chuyển dịch CCKT ngành từ trạng thái này sang
trạng thái khác hiện đại, hiệu quả, hợp lý và tiến bộ hơn. Quá trình này diễn ra bắt
nguồn từ sự chuyển dịch trong nội tại các ngành kinh tế lớn (nông nghiệp, công
nghiệp - xây dựng, dịch vụ), tạo thành xu hướng chuyển dịch CCKT ngành nói
chung. Q trình này có phạm vi rất rộng, nên luận án chỉ tập trung phân



ix

tích q trình chuyển dịch CCKT ngành trên sự tương quan giữa ba ngành lớn nói
trên mà khơng đi sâu sự chuyển dịch trong nội bộ các ngành.

Nguồn: Tác giả
Hình 1: Khung lý thuyết nghiên cứu
7. Những đóng góp mới của đề tài
7.1. Về mặt lý luận
Đề tài làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về QLNN đối với chuyển
dịch CCKT ngành trong phạm vi một vùng kinh tế.
7.2. Về mặt thực tiễn
- Trên cơ sở lý thuyết, luận án điều tra, thu thập các thông tin, nghiên cứu số
liệu và sử dụng các tính tốn để đưa ra các chỉ số phản ánh kết quả của quá trình
chuyển dịch CCKT ngành của ĐBSH. Trên cơ sở các kết quả định lượng thu được,
đề tài tiến hành đánh giá một cách khách quan, khoa học những thành tựu và hạn chế
hiện nay của quá trình chuyển dịch này đang diễn ra ở ĐBSH.
- Trong mối quan hệ giữa CCKT và các yếu tố nguồn lực đầu vào, luận án
nghiên cứu sự tác động của cơ cấu lao động, cơ cấu vốn, hàm lượng KHCN để làm
rõ ảnh hưởng trực tiếp của chúng lên sự chuyển dịch CCKT của ĐBSH.


x

- Đề tài khảo sát vai trò và ảnh hưởng của QLNN đến quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ngành vùng ĐBSH. Đánh giá QLNN đối với chuyển dịch CCKT ngành
của vùng ĐBSH ở các tiêu chí: hiệu lực, hiệu quả, bền vững. Mỗi tiêu chí, tác giả cố
gắng lượng hóa nó thơng qua các chỉ tiêu cụ thế, làm cơ sở để rút ra những kết luận

về ưu điểm, hạn chế của QLNN đối với chuyển dịch CCKT ngành của ĐBSH. Từ
đó, đề xuất các nhóm giải pháp theo từng nội dung QLNN.
- Các kết quả và kết luận nghiên cứu thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong
nghiên cứu, giảng dạy và học tập về QLNN đối với chuyển dịch CCKT nói riêng và
QLNN về kinh tế nói chung. Kết quả của nghiên cứu sẽ là nội dung khoa học, có khả
năng phục vụ cho các nhà quản lý trong việc hoạch định chính sách và thực hiện
chức năng QLNN đối với quá trình chuyển dịch CCKT ngành diễn ra ở vùng ĐBSH.
8. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mục lục, danh mục bảng biểu, mở đầu, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục, nội dung của luận án được kết cấu thành 4 chương
Chương 1: Tổng quan các cơng trình khoa học về quản lý nhà nước đối với
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
Chương 2: Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành
Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành ở vùng đồng bằng sông Hồng
Chương 4: Giải pháp đổi mới quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành ở vùng đồng bằng sông Hồng.


1

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC VỀ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH
Mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ lựa chọn CCKT phù hợp ở phát triển, khơng có
một cơ cấu mẫu chung cho nhiều nước, nhiều vùng khác nhau. Nó phản ánh tính quy
luật chung của q trình phát triển, đồng thời phù hợp với mỗi giai đoạn với đặc thù
tự nhiên, về nguồn lực và khả năng phát triển của mỗi vùng, lãnh thổ. Vì thế mà
CCKT và quá trình dịch chuyển CCKT được nhiều tác giả, nhà khoa học trong và

ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Mỗi cơng trình được nghiên cứu ở các mức độ
khác nhau, với một khía cạnh khoa học khác nhau. Vì vậy, thực hiện tổng quan này,
tác giả cố gắng đưa ra bức tranh khái quát các kết quả nghiên cứu thực tế đã được
công bố liên quan đến đề tài. Thông qua việc phân tích các tài liệu và cơng trình
nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan, tác giả trình bày khái quát hiện trạng
của vấn đề nghiên cứu, giúp tác giả dựa vào đó để kiểm tra các nguồn lực sẵn có,
xác định mục tiêu nghiên cứu và xây dựng những giả thuyết cho đề tài nghiên cứu
của mình. Việc trình bày này hồn tồn khơng phải chỉ đơn thuần là liệt kê, điểm tài
liệu theo một trình tự nào đó, mà tác giả cố gắng phân tích, đánh giá, so sánh, tổng
hợp những tài liệu này trong mối liên hệ với nghiên cứu dự định nghiên cứu.
Chương 1 tiến hành tổng quan theo vấn đề có liên quan trực tiếp đến đề tài:
- Tổng quan các công trình nghiên cứu về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế
- Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ngành
- Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành ở vùng Đồng bằng sơng Hồng
Tác giả phân tích các tài liệu trong nước và nước ngồi đã có, từ đó ở mỗi phần
rút ra nhận xét về những điểm có thể kế thừa và xác định những điểm luận án phải
tiếp tục đi sâu nghiên cứu. Tác giả phân tích phương pháp luận và giá trị của các kết
quả thu được trong các cơng trình khác nhau được sử dụng trong bài, đưa ra những
nhận xét bình luận thể hiện quan điểm của bản thân đối với những thông tin thu thập
được. Từ đó, tổng quan trả lời câu hỏi: Các cơng trình liên quan đến đề tài đã làm
được gì? Đề tài tiếp tục làm gì?


2

1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế

1.1.1. Các cơng trình nước ngồi
- Về cơ cấu kinh tế, những vấn đề lý luận đã được đề cập đến từ khá lâu trong
lịch sử kinh tế học, bao gồm những lý thuyết có vai trị nền móng cho sự phát triển
của kinh tế học trong lĩnh vực chuyển dịch CCKT, có thể kể đến: Lý thuyết phân kỳ
của Walt Rostow; Lý thuyết nhị nguyên của A. Lewis; Lý thuyết phát triển cân đối
liên ngành, đại diện tiêu biểu là R. Nurkse; Lý thuyết phát triển CCKT ngành không
cân đối hay các “cực tăng trưởng” của A.Hirschman, F.Perrons; Mơ hình hai khu vực
của Harryt. Oshima; Lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu của Moise Syrquin…. Nhưng
phải đến đầu thế kỷ XXI, vấn đề này mới được đề cập sâu sắc và toàn diện trong bối
cảnh kinh tế mới với nhiều tác phẩm tiêu biểu: Growth and Structural
Transformation Prepared for the Handbook of Economic (Tăng trưởng và chuyển
đổi cơ cấu chuẩn bị cho Sổ tay kinh tế) của tác giả Berthold Herrendorf - Đại học
bang Arizona, Richard Rogerson Đại học Princeton và NBER, A'kos Valentinyi CARDI - Trường Kinh doanh, Viện Kinh tế & HAS CEPR) 17/02 / 2013;
Governance in the process of economic transformation - Joachim Ahrens - Trường
Đại học Applied Sciences Goettingen, Đức, tháng 4/2006; Economic Transformation
and Diversification (Chuyển đổi kinh tế và đa dạng hoá) – Conference Jointly
Organized by the IMF and Japan International Cooperation Agency (JICA) – Tại Hội
nghị Cơ quan Hợp tác Quốc tế IMF và Nhật Bản (JICA), tại Bangkok, Thái Lan 27 /
01/ 2013 [101]; [113] [114];. Những lý luận này được xây dựng tương đối hệ thống,
trong đó nêu lên khái niệm then chốt đó là: chuyển đổi cơ cấu kinh tế được xem như
là việc tái phân bổ hoạt động kinh tế trên ba lĩnh vực rộng lớn (nông nghiệp, sản
xuất và dịch vụ) đi kèm quá trình tăng trưởng kinh tế hiện đại. Trên tinh thần lý luận
này, luận án tiếp thu và phát triển theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
nghiên cứu mối tương quan của sự thay đổi cơ cấu tỉ trọng giữa ba ngành: nông
nghiệp – công nghiệp và dịch vụ với nhau trong tổng cơ cấu.
Các cơng trình cũng khẳng định: “sự tiến bộ trong việc xây dựng mơ hình tốt
hơn trong chuyển đổi cơ cấu sẽ đến từ việc tập trung vào các lực lượng phía sau
chuyển đổi cơ cấu mà khơng nhấn mạnh vào sự tăng trưởng chính xác” [101]. Các
tác giả đã phân tích lý thuyết biện pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế, lấy kinh nghiệm
từ các nước giàu hiện nay để làm sáng tỏ cho lý thuyết này. Sử dụng lý thuyết này,

tác giả tập trung phân tích ba lực lượng phía sau chuyển đổi, làm nên chuyển đổi,


3

thúc đẩy sự chuyển đổi, coi đây là hướng nghiên cứu chính của luận án, đó là: vốn,
lao động, khoa học công nghệ.
Economic Transformation and Diversification (Chuyển đổi kinh tế và sự đa dạng
hoá) – Conference Jointly Organized by the IMF and Japan International
Cooperation Agency (JICA) – Tại Hội nghị Cơ quan Hợp tác Quốc tế IMF và Nhật
Bản (JICA), tại Bangkok, Thái Lan 27 /01/ 2013; Checherita C.D., 2008, Variations
on Economic Convergence: The Case of the United States, Papers in Regional
Science (Những thay đổi trong hội tụ kinh tế: Trường hợp của Hoa Kỳ) . Báo cáo tập
trung vào những loại hình chuyển đổi kinh tế cần thiết để di chuyển lên chuỗi giá trị
kinh tế và làm thế nào để đảm bảo rằng sự tăng trưởng, việc làm tạo ra lợi ích cho tất
cả các tầng lớp xã hội. Nghiên cứu khẳng định “đa dạng hóa nền kinh tế đã trở thành
một đặc trưng cơ bản của nhiều nền kinh tế có thu nhập thấp, tập trung trong các lĩnh
vực có phạm vi giới hạn cho sự tăng trưởng năng suất và nâng cao chất lượng hàng
hóa (khai thác ít tài ngun), có thể dẫn đến tăng trưởng đạt con số ít hơn nhưng trên
diện rộng và bền vững. Đồng thời, thiếu đa dạng hóa có thể làm tăng các cú sốc với
tiếp xúc bên ngoài bất lợi và kinh tế vĩ mơ khơng ổn định” [113]. Trình bày này
được dựa trên phân tích của IMF trong việc thực hiện kinh tế vĩ mô. Phát triển kinh
tế liên quan đến việc đa dạng hóa và chuyển đổi cấu trúc, phân bổ lại các nguồn lực
từ khu vực hoạt động kém hiệu quả sang cho các ngành năng động hơn. Tán thành
với quan điểm này, luận án tiếp thu lý thuyết đa dạng hoá nền kinh tế phải gắn với
chuyển đổi cấu trúc (cơ cấu) ngành kinh tế. Điều này muốn thực hiện một cách hiệu
quả và bền vững phải xuất phát từ việc “phân bổ các nguồn lực từ khu vực hoạt động
kém hiệu quả sang các ngành năng động hơn”. Việc phân bố các nguồn lực này như
thế nào để phù hợp với yêu cầu chuyển dịch và tái cấu trúc nền kinh tế trong điều
kiện của Việt Nam là điều mà luận án quan tâm làm rõ dựa trên sự kế thừa quan

điểm này.
- Về hiện trạng kinh tế hiện nay. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một
vùng hay của một địa phương chịu ảnh hưởng và tác động của quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của đất nước. Nghiên cứu về hiện trạng này, có thể kể đến một số tài
liệu của các Tổ chức quốc tế uy tín: An update on Vietnam's recent economic
development - 89310. Báo cáo của ngân hàng thế giới số 89310 ngày 23/7/2014. Báo
cáo phân tích về kinh tế của Việt Nam: “Tăng trưởng toàn cầu được dự đoán lên đến
3,4 % trong năm 2015 và 3,5 % trong năm 2016. Phát triển tăng trưởng trong nước
dự kiến sẽ tăng từ 4,8 % trong 2014 - 5,5 % vào năm 2016” [129].


4

Năm 2016, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố "Báo cáo Cập nhật tình hình
kinh tế khu vực Đơng Á - Thái Bình Dương". Theo đó, WB dự báo, trong số các nền
kinh tế phát triển lớn trong khu vực Đông Nam Á, cùng với Philippines, “nền kinh tế
Việt Nam có triển vọng tăng trưởng mạnh nhất và đều có khả năng tăng trưởng trên
6% giai đoạn 2017 – 2018”[48]. Đây được xem là bức tranh toàn cảnh của tình hình
kinh tế đất nước nói chung, để trên cơ sở đó phân tích bối cảnh kinh tế trong nước,
so sánh với vùng Đồng bằng sông Hồng ở cùng thời điểm.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chapter Three World
economic restructuring and china’s economic transformation (Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế thế giới và chuyển đổi kinh tế của Trung Quốc) của tác giả Yuanzheng
Cao[131]; A note on the transformation of economic systems - Rudolf Richter (2009)
- Một lưu ý về việc chuyển đổi hệ thống kinh tế - Economic Series số 9907-5/1999 –
Đại học Saarland, Đức [123]; Checherita C.D., 2008, Variations on Economic
Convergence: The Case of the United States (Những thay đổi trong kinh tế: Trường
hợp của Hoa Kỳ), Papers in Regional Science [103]. Các học giả đã đề cập đến
những nhân tố mới đang ảnh hưởng đến cấu trúc của nền kinh tế thế giới: “Các lực
lượng đang định hướng chuyển đổi kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường; các

quốc gia sử dụng các chiến lược quản lý xuyên quốc gia và mở rộng toàn cầu. Với
khẳng định Trung Quốc, Hoa Kỳ và nền kinh tế toàn cầu hiện đại, tiến bộ khoa học,
công nghệ thông tin, ổn định môi trường chính trị mang lại những nhân tố mới tương
tác với nhau, làm thay đổi sự chi phối của dòng chảy của hàng hóa, dịch vụ, nhân sự
và vốn” [131]. Tuy nhiên, những học giả này chủ yếu đề cập và phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế từ bên ngoài (yếu tố bên ngoài). Trong khi cơ cấu kinh
tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, theo quan điểm của tác giả, chịu sự chi phối
mạnh mẽ mang tính quyết định từ các yếu tố bên trong nền kinh tế, cụ thể là sự
tương tác giữa các yếu tố đằng sau, làm động lực cho sự chuyển đổi. Đây là vấn đề
mà luận án sẽ bổ sung và hoàn thiện.
- Về xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có thể kể đến world economic
restructuring and china’s economic transformation (Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế
giới và chuyển đổi kinh tế của Trung Quốc) - Yuanzheng Cao [131]; Casetti E., and
Pandit K., 1987, The Non-Linear Dynamics of Sectoral Shifts (Động lực phi tuyến
tính của chuyển dịch ngành), Economic Geography [102]. Các học giả đều khẳng
định: “Các quốc gia phát triển có CCKT ngành hiện đại trong đó vị trí vai trị của
ngành dịch vụ là cao nhất, tiếp đến là vị trí, vai trị và tỷ trọng đóng góp ngành cơng
nghiệp. Đồng thời, tỷ trọng đóng góp vào GDP của ngành nơng nghiệp là thấp


5

nhất” [131]. Trái lại ở các quốc gia đang phát triển vị trí vai trị của ngành nơng
nghiệp vẫn cịn lớn trong khi ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển với quy mơ và
trình độ chưa cao, mức độ đóng góp cho GDP cịn hạn chế.
Các học giả đã nhận định rằng khoa học và tiến bộ công nghệ đã cải thiện đáng
kể hiệu quả sản xuất, mở rộng năng lực sản xuất vượt quá thị trường tiêu thụ, mở
rộng thị trường trở thành cuộc cạnh tranh. “Trong tương lai, ngành cơng nghiệp sẽ
tìm lợi nhuận nhiều hơn trong các dịch vụ sau bán hàng. Vì vậy, một sự kết hợp của
các sản phẩm giá trị gia tăng cao, dịch vụ sẽ trở thành động lực tăng trưởng kinh tế

mới, phát triển nhanh chóng của các ngành dịch vụ đã thúc đẩy cơng nghiệp phát
triển” [102], vì vậy cơng nghiệp và dịch vụ phải đi liền với nhau đi đầu cho xu
hướng chuyển dịch.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một vùng. Có thể kể đến Sources of Structural
Change in the Washington economy (Nguồn lực trong thay đổi trong nền kinh tế
Washington) – của tác giả Holland D và Cooke S.C, trên tạp chí The Annals of
Regional Science, năm 1992 [105]; Structural Change and Development Policy (Cơ
cấu thay đổi và chính sách phát triển), của Chenery HB - trường đại học Oxford,
năm 1979 [104] đề cập đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phương pháp phát triển kinh
tế, cấu trúc của sự chuyển dịch và sự thay đổi cấu trúc giữa các ngành và trong nội
bộ từng nông nghiệp, phi nông nghiệp ở cả hai khu vực: đô thị và nơng thơn. Thơng
qua ví dụ điển hình của nền kinh tế vùng, bài viết đã phân tích những thay đổi trong
cấu trúc của nền kinh tế Washington từ năm 1963 đến năm 1982. Điểm đáng chú ý
của bài báo là sử dụng các mơ hình thực nghiệm để đưa dữ liệu đầu vào từ các tiểu
bang và đầu ra cho cả vùng. Bài viết đề cập đến vai trị của ở cấp tiểu bang trong
việc giải thích sự tăng trưởng thực sự trong một khu vực nhất định. Tiếp thu kết quả
khoa học này, luận án nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng Đồng bằng
sông Hồng dựa trên sự phân tích các dữ liệu đầu vào từng tỉnh của vùng, lấy tỉnh
(thành phố trực thuộc trung ương) là đơn vị cơ sở để tổng hợp phân tích thành dữ
liệu của vùng, và khơng nghiên cứu cụ thể đến các đơn vị hành chính nhỏ hơn.
1.1.2. Các cơng trình trong nước
- Về cơ cấu kinh tế. Những vấn đề lý luận cơ bản về cơ cấu kinh tế được đề cập
đến trong các cơng trình: cuốn “Những vấn đề chủ yếu của kinh tế phát triển” PGS.TS Ngơ Dỗn Vịnh [96]; “Cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nghiên
cứu thống kê cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế” - Sách chuyên khảo của tác
giả Phan Công Nghĩa Đại học Kinh tế Quốc dân [50]; cuốn “Bàn về


6

phát triển kinh tế- Nghiên cứu con đường dẫn tới giàu sang” – PGS.TS. Ngơ Dỗn

Vịnh [95]. Các quan điểm của các học giả khẳng định CCKT bao gồm cấu trúc tổng
thể các bộ phận của nền kinh tế với quy mơ, vị trí, các quan hệ tỷ lệ tương đối ổn
định hợp thành một nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. CCKT được các học giả
xem xét từ các khía cạnh: Xét về mặt vật chất – kỹ thuật: CCKT bao gồm nhiều
ngành, lĩnh vực, nhiều vùng, nhiều thành phần kinh tế với quy mô, tỷ trọng nhất
định; Xét về mặt lịch sử – cụ thể: CCKT mang tính lịch sử – cụ thể. Trong mỗi giai
đoạn nhất định của nền kinh tế, tất yếu có CCKT tương ứng. CCKT phản ánh trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất của một quốc gia, một vùng lãnh thổ trong một
thời kỳ nhất định. Cơng trình đã chỉ ra cơ sở của việc hình thành và phát triển cơ cấu
kinh tế là lý luận về phân công lao động xã hội. Cơng trình đã nêu những vấn đề lý
luận, phương pháp luận nghiên cứu thống kê cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng
cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Đặc biệt, những thống kê thơng qua các chỉ số kinh tế
sử dụng để nghiên cứu cơ cấu kinh tế là điểm mà luận án kế thừa.
- Về xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong cuốn Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của tác giả Trang Thị Tuyết, Lê Sỹ Thiệp, Nguyễn Thị Phương Lan,
NXB: Đại học Quốc gia, 2002 [90]; Chuyển dịch CCKT ngành kinh tế ở Việt Nam
của tác giả Bùi Tất Thắng, NXB Khoa học xã hội, 2006 [70] đưa ra các quan niệm
về tăng trưởng, phát triển kinh tế, các chỉ tiêu phát triển kinh tế quốc dân, vai trò của
phân tích và dự báo trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đặc
biệt, cơng trình đã đưa ra các phương pháp phân tích, dự báo kinh tế xã hội, có thể
khai thác phục vụ cho phân tích và dự báo chuyển dịch CCKT. Các học giả đã khẳng
định tất yếu khách quan của chuyển đổi CCKT từ trạng thái lạc hậu, mất cân đối
sang một CCKT hợp lý, hiện đại và hiệu quả cao. CCKT là trụ cột của nền kinh tế
quốc dân, tác động trực tiếp tới phát triển kinh tế. Các học giả đã phân tích rằng:
Một quốc gia có CCKT hợp lý sẽ phát huy được các nguồn lực trong và ngoài nước,
thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Và ngược lại, CCKT lạc hậu sẽ cản trở tốc độ tăng
trưởng, phát triển của nền kinh tế. Một cơ cấu ngành hợp lí, hiệu quả cho phép khai
thác tối đa và hiệu quả các nguồn lực tài chính, thoả mãn nhu cầu xã hội, giảm chi
phí lao động xã hội, giảm thất nghiệp, lạm phát, gắn với xu thế phát triển của thế
giới và khả năng tham gia vào phân công lao động quốc tế. Tán thành với quan điểm

này, tác giả cho rằng CCKT có mối quan hệ mật thiết và gắn bó chặt chẽ với cơ cấu
lao động, cơ cấu đầu tư…


×