Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.35 MB, 121 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN THỊ NHUNG

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH
XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI HUYỆN LẬP THẠCH,
TỈNH VĨNH PHÚC

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Văn Dung

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tơi. Số liệu và kết quả
nghiên cứu là trung thực và chưa từng sử dụng trong bất cứ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đều đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2017
Tác giả luận văn


Trần Thị Nhung

i


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo PGS.TS.
Nguyễn Văn Dung đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian định
hướng và giúp đỡ tôi trong q trình thực hiện luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo ban quản lý đào tạo; Khoa quản lý
đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cán bộ và nhân dân địa phương nơi tôi tiến
hành điều tra, nghiên cứu đặc biệt là UBND, tập thể cán bộ phịng Nơng nghiệp, phịng
Tài ngun & Mơi trường, phịng Kinh tế, Chi cục thống kê huyện Lập Thạch, tỉnh
Vĩnh Phúc, đã tận tình giúp đỡ để tơi hồn thành cơng việc.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã ln
khích lệ tơi, tạo điều kiện về mọi mặt giúp đỡ, động viên tôi trong q trình thực hiện
luận văn.
Với tấm lịng biết ơn, tôi xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó!
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2017
Tác giả luận văn

Trần Thị Nhung

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... ii

Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt ................................................................................................. vi
Danh mục bảng .............................................................................................................. vii
Danh mục hình .............................................................................................................. viii
Trích yếu luận văn .......................................................................................................... ix
Thesis abstract................................................................................................................. xi
Phần 1. Đặt vấn đề ..........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1

1.2.

Mục đích của đề tài. ............................................................................................2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................3

1.4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................3


Phần 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..........................................................................4
2.1.

Cơ sở lý luận về nông thôn, xây dựng nông thôn mới........................................4

2.1.1.

Một số khái niệm về phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới .............4

2.1.2.

Sự cần thiết xây dựng nông thôn mới ở nước ta .................................................7

2.1.3.

Nguyên tắc, nội dung và tiêu chí xây dựng nơng thơn mới ................................7

2.1.4.

Vai trị, ý nghĩa của xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã
hội .....................................................................................................................10

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nơng thơn mới.........................12

2.2.

Cơ sở thực tiễn của quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên thế giới và

Việt Nam...........................................................................................................16

2.2.1.

Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới ................16

2.2.2.

Tình hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam .............................20

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ..........................................................26
3.1.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................26

3.1.1.

Đánh giá điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của huyện Lập Thạch ................26

iii


3.1.2.

Đánh giá tình hình thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới trên
địa bàn huyện Lập Thạch..................................................................................26

3.1.3.

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nơng thơn mới tại xã

Thái Hòa và xã Tử Du ......................................................................................26

3.1.4.

Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả quy hoạch xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn huyện Lập Thạch ..................................................27

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................27

3.2.1.

Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp ................................................27

3.2.2.

Phương pháp chọn điểm ...................................................................................28

3.2.3.

Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp ..................................................28

3.2.4.

Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu ................................................................29

3.2.5.

Phương pháp so sánh ........................................................................................29


Phần 4. Kết quả nghiên cứu .........................................................................................30
4.1.

Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Lập Thạch ..................30

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................30

4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................33

4.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ......................................36

4.2.

Tình hình thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới huyện Lập
Thạch ................................................................................................................37

4.2.1.

Đánh giá tình hình thực hiện nhóm tiêu chí về quy hoạch ...............................38

4.2.2.

Đánh giá tình hình thực hiện nhóm tiêu chí hạ tầng - kinh tế - xã hội .............40


4.2.3.

Nhóm tiêu chí về phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất...................................43

4.2.4.

Nhóm tiêu chí về Văn hóa - Xã hội - Mơi trường ............................................45

4.2.5.

Nhóm tiêu chí về xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh ..............................47

4.2.6.

Đánh giá chung về tình hình thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn
mới trên địa bàn huyện Lập Thạch ...................................................................49

4.2.7.

Kết quả huy động và sử dụng nguồn vốn .........................................................55

4.3.

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nơng thơn mới của xã
Thái Hịa và xã Tử Du. .....................................................................................56

4.3.1.

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nơng thơn mới xã Thái

Hồ....................................................................................................................56

4.3.2.

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Tử
Du .....................................................................................................................70

iv


4.3.3.

Đánh giá chung về tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nơng thơn
mới trên địa bàn xã Thái Hịa và xã Tử Du ......................................................85

4.4.

Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thực hiện
hiệu quả quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lập
Thạch ................................................................................................................91

4.4.1.

Nguyên nhân .....................................................................................................91

4.4.2.

Giải pháp nhằm tăng cường thực hiện hiệu quả quy hoạch xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện Lập Thạch. ..........................................................92


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ......................................................................................97
5.1.

Kết luận.............................................................................................................97

5.2.

Kiến nghị ..........................................................................................................99

Tài liệu tham khảo ......................................................................................................101
Phụ lục ........................................................................................................................103

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BHYT

Bảo hiểm y tế

BQDT

Bình qn diện tích

BQL


Ban quản lý

BTVH

Bổ túc văn hóa

CNH – HĐH

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

ĐBSH

Đồng bằng sơng Hồng

DĐĐT

Dồn điền đổi thửa

DT

Diện tích

ĐTPT

Đầu tư phát triển

ĐVT

Đơn vị tính


GTVT

Giao thông vận tải

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KTXH

Kinh tế xã hội

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

NN & PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NTM


Nông thôn mới

PTNT

Phát triển nông thôn

THCN

Trung học chuyên nghiệp

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TNXH

Tệ nạn xã hội

TTATGT

Trật tự an tồn giao thơng

UBND

Ủy ban nhân dân


VH - TT – DL

Văn hóa – Thể thao - Du lịch

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Tình hình thực hiện tiêu chí Quy hoạch và thực hiện quy hoạch của
huyện Lập Thạch năm 2016.......................................................................38

Bảng 4.2.

Kết quả thực hiện nhóm tiêu chí về hạ tầng – kinh tế - xã hội huyện
Lập Thạch năm 2016 .................................................................................40

Bảng 4.3.

Kết quả thực hiện nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất huyện
Lập Thạch năm 2016 .................................................................................43

Bảng 4.4.

Kết quả thực hiện nhóm tiêu chí Văn hóa - Xã hội - Môi trường
huyện Lập Thạch năm 2016.......................................................................45

Bảng 4.5.


Kết quả thực hiện nhóm tiêu chí về hệ thống chính trị vững mạnh
huyện Lập Thạch năm 2016.......................................................................47

Bảng 4.6.

Tổng hợp các tiêu chí nơng thơn mới trên địa bàn huyện Lập Thạch .......53

Bảng 4.7.

Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất xã Thái Hịa ..........................57

Bảng 4.8.

Tình hình thực hiện quy hoạch giao thơng xã Thái Hịa............................58

Bảng 4.9.

Tình hình thực hiện quy hoạch điện nơng thơn xã Thái Hịa.....................62

Bảng 4.10. Tình hình thực hiện quy hoạch cơ sở giáo dục, đào tạo xã Tháı Hịa .......66
Bảng 4.11. Tình hình thực hiện quy hoạch vùng sản xuất xã Thái Hòa ......................68
Bảng 4.12. Kết quả thực hiện theo 19 tiêu chí xã Thái Hịa ........................................69
Bảng 4.13. Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất xã Tử Du ..............................71
Bảng 4.14. Tình hình thực hiện quy hoạch giao thông xã Tử Du ................................72
Bảng 4.15. Tình hình thực hiện quy hoạch điện nơng thơn xã Tử Du .........................76
Bảng 4.16. Tình hình thực hiện quy hoạch cơ sở giáo dục, đào tạo xã Tử Du ............81
Bảng 4.17. Tình hình thực hiện quy hoạch vùng sản xuất xã Tử Du ...........................83
Bảng 4.18. Kết quả thực hiện theo 19 tiêu chí xã Tử Du .............................................84
Bảng 4.19. Người dân tham gia lập đồ án quy hoạch chung xây dựng NTM ..............87
Bảng 4.20. Đánh giá của hộ dân về năng lực tổ chức và quản lý thực hiện

chương trình xây dựng NTM của cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ....................89
Bảng 4.21. Người dân tham gia lập kế hoạch xây dựng NTM ở cơ sở ........................90
Bảng 4.22. Bảng điều tra mức độ tham gia của người dân ..........................................90

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1.

Đường liên xã Thái Hịa sau khi được sửa chữa, nâng cấp .......................59

Hình 4.2.

Đường trục thơn 3, xã Thái Hịa sau khi được cải tạo ..............................60

Hình 4.3.

Mương tưới đồng chùa Đại Lương xã Thái Hịa.......................................61

Hình 4.4.

Trạm biến áp số 3 xã Thái Hịa .................................................................63

Hình 4.5.

Nhà văn hóa thơn Đình tre xã Thái Hịa ...................................................64

Hình 4.6.


Trung tâm văn hóa thể thao xã Thái Hịa ..................................................65

Hình 4.7.

Trường THCS Thái Hòa đã được cải tạo, xây dựng thêm các phòng
chức năng ..................................................................................................67

Hình 4.8.

Đường liên thơn xã Tử Du sau khi được sửa chữa, nâng cấp ...................73

Hình 4.9.

Đường nơng thơn nội đồng, xã Tử Du sau khi được cải tạo .....................74

Hình 4.10.

Hệ thống kênh tưới tiêu xã Tử Du ............................................................75

Hình 4.11.

Trạm biến áp xã Tử Du .............................................................................77

Hình 4.12.

Trạm y tế xã Tử Du ...................................................................................78

Hình 4.13.

Nhà văn hóa xã Tử du ...............................................................................79


Hình 4.14.

Trường mầm non Tử Du đã được cải tạo, xây dựng thêm các phòng
chức năng ..................................................................................................82

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Thị Nhung
Tên đề tài: Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60 85 01 03

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện Lập Thạch.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện các tiêu chí xây dựng nơng thơn mới
theo đúng kế hoạch đề ra.
Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm: phương pháp điều tra, thu
thập số liệu thứ cấp; phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp; phương pháp chọn
điểm nghiên cứu; phương pháp thống kê, tổng hợp; phương pháp xử lý số liệu; phương
pháp so sánh.
Kết quả nghiên cứu chính của đề tài
Huyện Lập Thạch có vị trí địa lý khá thuận lợi có hệ thống đầu mối giao thơng

quan trọng do vậy huyện Lập Thạch rất thuận lợi trong giao lưu ln chuyển hàng hóa,
thu thập thơng tin và nắm bắt thị trường, tiếp nhận đầu tư công nghệ, vốn của các tổ
chức trong và ngoài nước. Đây là điều kiện quan trọng để huyện Lập thạch phát tr ển
kinh tế - xã hộ . Chương trình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện Lập Thạch có
100% các xã đạt tiêu chuẩn về nhóm quy hoạch.
Sau 5 năm thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Thái hòa đã cơ bản
đạt theo kế hoạch đề ra, quy hoạch đồng bộ từ xây dựng đến sản xuất và sử dụng đất.
Công tác quy hoạch xây dựng NTM xuất phát từ điều kiện cụ thể của địa phương với
những đặc điểm tự nhiên, đặc điểm lịch sử, đặc điểm văn hóa truyền thống và nhu cầu
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Tuy
nhiên cịn có những quy hoạch chưa đạt kế hoạch đề ra do nguồn kinh phí hỗ trợ của
cấp trên chưa đủ, đặc biệt là nguồn vốn của thành phố còn thiếu, cũng như nguồn vốn
của huyện; xã chưa bố trí đủ cịn gặp nhiều khó khăn đó là người dân khơng sẵn sàng
hiến đất làm đường, đấu giá quyền sử dụng đất chậm do thị trường bất động sản đóng
băng và do vướng mắc về cơ chế chính sách.

ix


Xã Tử Du sau 5 năm thực hiện Quy hoạch xây dựng nơng thơn mới đã góp phần
bố trí, sắp xếp các khu chức năng, sản xuất, dịch vụ, hạ tầng kinh tế - xã hội, môi
trường trên địa bàn xã theo tiêu chuẩn NTM gắn với đặc thù, tiềm năng, lợi thế của xã.
Công tác quy hoạch xây dựng xây dựng NTM trên địa bàn xã đã đã cơ bản hoàn thành
với chất lượng tốt. Để đạt được kết quả đó là sự vào cuộc cả hệ thống chính trị từ
thành phố đến cơ sở. Sự chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành và sự vào cuộc của
nhân dân trong xã. Bên cạnh đó cịn có những quy hoạch không đúng kế hoạch đề ra
do vướng mắc về cơ chế chính sách, người dân có đất bị thu hồi không ủng hộ và
nguồn vốn cấp trên chưa đủ.
Trên cơ sở phân tích thực trạng, nghiên cứu đã đề xuất thực hiện 02 nhóm giải
pháp nhằm tăng cường thực hiện hiệu quả quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên

địa bàn huyện Lập Thạch, gồm: nhóm Giải pháp nhằm thực hiện Bộ tiêu chí quốc
gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lập Thạch và nhóm Giải pháp
nhằm tăng cường thực hiện hiệu quả quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện Lập thạch.
Kết luận
Qua nghiên cứu tình hình thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM tại
huyện Lập Thạch có thể thấy được những hạn chế vướng mắc còn tồn tại, gây cản trở
việc hồn thành các tiêu chí NTM theo quy hoạch đã được duyệt từ đó đưa ra một số
giải pháp nằm trong thực tế của huyện nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện
chương trình xây dựng NTM trong những năm tiếp theo.

x


THESIS ABSTRACT
Author: Tran Thi Nhung
Thesis title: Evaluating the situation of implementing the new rural areas building
program in Lap Thach district, Vinh Phuc province.
Major: Land Management

Code: 60 85 01 03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture.
Research objectives
- Evaluating the implementation of new rural areas building program in Lap
Thach district.
- Propose some solutions to meet the criterias for new rural construction as
planned.
Research methods
Research methods used include: survey methods, secondary data collection;

methods of investigation and collection of primary data; area selection method;
statistical methods, synthesis; data processing methods; comparative method.
Main results
Lap Thach district is geographically convenient and has an important traffic
system. Therefore, Lap Thach district is very approptiate in exchanging goods,
collecting information and acknowledge the market, receive the investment about
technology and capital of many organizations in Vietnam and abroad. This is an
important condition for the district to develop its socio-economic development. The new
rural area development program in Lap Thach district has 100% of the communes
meeting the criteria of the planning group.
After 5 years of implementation of new rural construction program, Thai Hoa
village has basically reached the plan and synchronous planning from construction to
production and land use. The construction planning of the new rural areas comes from
specific local conditions with the natural features, historical features, traditional cultural
characteristics and the need for industrialization, modernization and encountering the
high demand of the people. However, there are plans that have not reached the plan due
to insufficient funds, especially the capital of the city is lacking, as well as the capital of
the district; the communes still faces many difficulties such as the people are not willing
to donate land to build roads, auction the land use rights slowly due to freezing real
estate market and due to policy mechanism.

xi


Tu Du commune after 5 years of implementation of the new rural area building
program has contributed to the arrangement of some functional areas, production,
services, socio-economic and environmental infrastructure in the commune according to
the new rural area’s criterias that are associated with specific, potential and advantages
of that commune. The building program of the new rural area in the commune has been
basically completed with good quality. To achieve that result is that it required the work

of prolitical system form the city to the communes. The close direction of the levels,
branches and the participation of the people in the commune. In addition, there are plans
that are not properly planned due to policy constraints, people whose land has been
withdrawn not support and the capital is not enough.
Based on the analysis of the current situation, the study suggested two groups
of solutions to improve the effective implementation of new rural area building
program in Lap Thach district: group solutions to implement national criterias for
the new rural area construction in the area of Lap Thach district and group solutions
to enhance the effective implementation of new rural area building program in the
area of Lap Thach district.
Conclusions
Through research the situation of the implementating the national target program
for the new rural area construction in Lap Thach district, it is important to understand
the remaining obstacles and problems which blocked up the fulfillment of the new rural
area criteria according to the planning that has been approved, then to apply some
resolutions in the reality, the district should have many advantages in the
implementation of the program to build the new rural areas in the following years.

xii


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nơng nghiệp, nơng thơn có vai trị rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Việt Nam là nước nông nghiệp, dân số sống ở khu vực
nông thôn chiếm gần 70% dân số cả nước. Vì vậy, phát triển nơng nghiệp, nơng
thơn có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, Đảng và
Nhà nước ta đã rất quan tâm đến phát triển nông nghiệp nông thôn.
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển nhanh chóng nền kinh tế
của đất nước, kinh tế khu vực nông thôn đã có nhiều khởi sắc rõ rệt. Tuy nhiên
do trình độ sản xuất còn thấp nên tốc độ tăng trưởng kinh tế, đóng góp cho GDP

của khu vực nơng thơn còn chậm. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nơng thơn
cịn yếu kém, lạc hậu và khơng đồng bộ, chưa đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế;
Cơ cấu hạ tầng kết nối giữa các khu vực cịn yếu kém. Trước tình hình đó, để
thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững và giải quyết những bất cập mà khu vực
nông thôn hiện đang tồn tại, Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều chủ trương,
chính sách về đầu tư phát triển cho khu vực nông thơn.
Trên tinh thần đó tại nghị quyết Đại hội X, Hội nghị trung ương lần thứ bảy
(khóa X) ra Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/08/2008 của BCH Trung ương đã
nêu mục tiêu tổng quát về xây dựng nông thôn mới là: “Xây dựng nơng thơn mới
có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ
chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ,
đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc;
dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở
nơng thơn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”.
Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường, quy hoạch phát
triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu theo hướng văn
minh, bảo tồn bản sắc văn hóa phù hợp với tổ chức khơng gian, yêu cầu kết cấu
hạ tầng - xã hội và sản xuất của từng vùng kinh tế bảo đảm sinh thái mơi trường;
trong đó quy hoạch hạ tầng kinh tế - xã hội phải gắn kết với quy hoạch vùng,
huyện, tỉnh và ngành.
Xây dựng nơng thơn mới là chương trình mục tiêu quốc gia chiếm vị trí hết
sức quan trọng. Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính
phủ về việc Ban hành bộ tiêu chí Quốc gia về nơng thơn mới là căn cứ để xây

1


dựng nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới.
Trong đó cơng tác lập quy hoạch là tiêu chí số 1 trong 19 tiêu chí về nông thôn
mới được ban hành.

Huyện Lập Thạch đã triển khai chương trình xây dựng NTM từ năm 2011.
Đến nay tất cả các xã trong huyện đã hồn thành cơng tác quy hoạch và đang
triển khai thực hiện quy hoạch. Sau 05 năm triển khai thực hiện, cơ bản Huyện đã
đạt được mục đích, u cầu của Chương trình xây dựng nơng thơn mới:huyện đã
có 10/20 xã hồn thành 19 chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới, 5 xã đạt được 14/19
tiêu chí (UBND huyện Lập Thạch, 2015). Từ những xã hoàn thành xây dựng
NTM sớm, huyện Lập Thạch đã có kinh nghiệm, bài học về cơng tác lãnh đạo,
chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện xây dựng NTM ở những xã cịn lại.
Tuy nhiên, trong q trình xây dựng và triển khai đã gặp một số khó khăn
đó là: việc thu hồi đất để xây dựng các cơng trình gặp nhiều khó khăn do bị
khống chế bởi chỉ tiêu phân khu quy hoạch sử dụng đất, người dân có đất bị thu
hồi khơng ủng hộ do giá bồi thường và hỗ trợ thấp, việc thực hiện các hạng mục
cơng trình địi hỏi phải huy động một nguồn vốn rất lớn, một số tiêu chí trong bộ
tiêu chí Quốc gia về NTM không phù hợp với đặc thù của vùng…Xuất phát từ
nhu cầu thực tế trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình thực
hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lập Thạch, tỉnh
Vĩnh Phúc”.
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn huyện Lập Thạch.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn
mới theo đúng kế hoạch đề ra.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các văn bản pháp lý liên quan đến xây dựng nông thôn mới.
- Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nơng thôn mới.
- Quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại huyện Lập Thạch:
+ Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông
nghiệp hàng hóa, cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp và dịch vụ;


2


+ Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường; phát triển các
khu dân cư mới.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nơng thơn mới tại 02 xã: Thái
Hịa và Tử Du huyện Lập Thạch từ năm 2011-2016.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Ý nghĩa khoa học: Đóng góp về cơ sở lý luận cho việc tổ chức thực hiện
quy hoạch xây dựng nông thôn mới và là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp,
chính sách thực hiện các nội dung của quy hoạch xây dựng nông thôn mới trong
thời kỳ tiếp theo.
- Ý nghĩa thực tiễn: Việc đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng
nông thôn mới tại huyện Lập Thạch sẽ giúp Ban chỉ đạo, các tổ chức cơ quan
đoàn thể, các cấp chính quyền… thấy được các hạn chế, tồn tại trong quá trình
thực hiện quy hoạch xây dựng NTM, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm góp phần
thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nơng thơn mới, để chương trình này
ngày càng phổ biến, sâu rộng và thiết thực hơn.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÔNG THÔN, XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
2.1.1. Một số khái niệm về phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới
2.1.1.1. Nông thôn
Hiện nay trên thế giới định nghĩa về nông thôn chưa được đưa ra một cách
chuẩn xác nhất, vẫn đang còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm
cho rằng nơng thơn được định nghĩa dựa vào tiêu chí trình độ phát triển của cơ

sở hạ tầng, có nghĩa nơng thơn là vùng có cơ sở hạ tầng khơng phát triển bằng
vùng đơ thị. Có quan điểm lại cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu mức độ tiếp cận thị
trường, phát triển hàng hóa để xác định vùng nơng thơn vì cho rằng nơng thơn
có trình độ sản xuất hàng hóa và khả năng tiếp cận thị trường so với vùng đô thị
là thấp hơn. Cũng có quan điểm định nghĩa vùng nơng thơn là vùng có dân cư
làm nơng nghiệp là chủ yếu, tức nguồn sinh kế chính trong vùng là từ sản xuất
nông nghiệp.
Ở Việt Nam, khái niệm nông thôn được thống nhất với quy định tại Theo
Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, cụ thể: "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành,
nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là
ủy ban nhân dân xã" (Đặng Kim Sơn, 2010).
Nông thôn chính là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều
nơng dân. Tập hợp này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và
mơi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ
chức khác; phân biệt với đô thị.
2.1.1.2. Phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn là một phạm trù rộng được nhận thức với nhiều quan
điểm khác nhau. Ở Việt Nam, thuật ngữ phát triển nơng thơn được đề cập đến từ
lâu và có sự thay đổi về nhận thức qua các thời kỳ khác nhau. Ngân hàng Thế
giới (1975), đã đưa ra định nghĩa: “PTNT là một chiến lược nhằm cải thiện các
điều kiện sống kinh tế và xã hội của một nhóm người cụ thể - người nghèo ở
vùng nơng thơn. Nó giúp những người nghèo nhất trong những người dân sống ở
các vùng nơng thơn được hưởng lợi ích từ sự phát triển”. Quan điểm khác lại cho
rằng PTNT nhằm nâng cao vị thế kinh tế và xã hội cho người dân nông thôn qua

4


việc sử dụng có hiệu quả cao các nguồn lực của địa phương gồm nguồn nhân lực,

vật lực và tài lực (Mai Thanh Cúc và cs., 2005).
PTNT là quá trình thực hiện hiện đại hóa nền văn hóa nơng thơn nhưng vẫn
bảo tồn được những giá trị truyền thống thông qua việc ứng dụng khoa học và
công nghệ. Đồng thời đây là quá trình thu hút mọi người dân tham gia vào các
chương trình phát triển nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống của các cư
dân nông thôn.
Khái niệm PTNT mang tính tồn diện và đa phương, bao gồm phát triển các
hoạt động nông nghiệp và các hoạt động có tính chất liên kết phục vụ nơng
nghiệp, cơng nghiệp quy mô vừa và nhỏ, các ngành nghề truyền thống, cơ sở hạ
tầng kinh tế - xã hội, nguồn lực nông thôn và xây dựng, tăng cường các dịch vụ
và phương tiện phục vụ cộng đồng nông thôn.
Phát triển vùng nơng thơn phải đảm bảo tính bền vững về môi trường, ngày
nay vấn đề phát triển nông thôn bền vững được đặt ra nhằm tạo sự phát triển lâu
dài, ổn định không những cho các vùng nông thôn mà còn đối với cả quốc gia.
Trong điều kiện của Việt Nam, được tổng hợp các quan điểm từ các chiến
lược phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ, thuật ngữ này được hiểu: “Phát triển
nông thôn là một quá trình cải thiện có chủ ý một cách bền vững về kinh tế, xã
hội, văn hóa và mơi trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của nhà nước và các tổ chức khác (Mai Thanh
Cúc và cs., 2005).
2.1.1.3. Nông thôn mới
Ngày 04 tháng 6 năm 2010 Thủ Tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
800/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM
giai đoạn 2010 - 2020. Tại Quyết định này, mục tiêu chung của Chương trình
được xác định là: “Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng KT - XH từng bước hiện
đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với
phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo
quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi
trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và
tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng XHCN.

Do đó, có thể quan niệm: “Mơ hình NTM là tổng thể những đặc điểm, cấu
trúc tạo thành một kiểu tổ chức nơng thơn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới

5


đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nơng thơn được xây dựng
so với mơ hình nơng thơn cũ ở tính tiên tiến về mọi mặt”. (Phan Xuân Sơn và
Nguyễn Xuân Cảnh, 2009).
Như vậy, NTM là nơng thơn có kết cấu hạ tầng KT - XH hiện đại, cơ cấu
kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, xã hội dân chủ, ổn định, giàu
bản sắc văn hóa dân tộc, đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao, môi trường
sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững.
2.1.1.4. Xây dựng nơng thơn mới
Xây dựng NTM là một chính sách về một mơ hình phát triển cả về nơng
nghiệp và nơng thơn, nên vừa mang tính tổng hợp, bao qt nhiều lĩnh vực, vừa
đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các mối quan hệ với
các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính tốn, cân đối mang tính tổng
thể, khắc phục tình trạng rời rạc hoặc duy ý chí (Phan Xuân Sơn và Nguyễn
Xuân Cảnh, 2009).
Sự hình dung chung của các nhà nghiên cứu về xây dựng NTM là những
kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những thành tựu KHKT hiện đại
mà vẫn giữ được tinh hoa văn hóa của người Việt Nam. Nhìn chung, xây dựng
NTM theo hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, hợp tác hóa, dân chủ hóa và
văn minh hóa.
Xây dựng NTM được quy định bởi các tính chất: đáp ứng yêu cầu phát
triển (đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường), đạt hiệu quả
cao nhất trên tất cả các mặt (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội), tiến bộ hơn so
với mơ hình cũ, chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng
trên cả nước.

Xây dựng NTM là cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nơng thơn
đồng lịng xây dựng làng, xã của mình khang trang, sạch đẹp, sản xuất phát triển
tồn diện (nơng nghiệp, cơng nghiệp và dịch vụ) và đời sống của người dân được
nâng cao; nếp sống văn hóa, mơi trường và an ninh nơng thơn được đảm bảo, thu
nhập và đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
Có thể quan niệm: Xây dựng NTM là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo
thành một kiểu tổ chức nơng thơn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra
cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng so với
mơ hình nơng thơn cũ truyền thống, đã có ở tính tiên tiến về mọi mặt (Phan Xn
Sơn và Nguyễn Xuân Cảnh, 2009).

6


2.1.2. Sự cần thiết xây dựng nông thôn mới ở nước ta
Từ sau thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, các chủ trương chính sách
phát triển nơng nghiệp, nơng thôn được đẩy mạnh, nông nghiệp càng chứng tỏ
được vai trị và vị trí của mình trong nền kinh tế. Những thành quả bước đầu đạt
được đã tạo tiền đề khích lệ phong trào phát triển nơng nghiệp, nơng thơn. Tuy
nhiên trong sự phát triển đó vẫn tiềm ẩn những mâu thuẫn, thách thức và những
hạn chế:
Thứ nhất, Nông nghiệp phát triển thiếu quy hoạch và mang tính tự phát cao:
- Chất lượng các quy hoạch phát triển đặc biệt trong nông nghiệp được đánh
giá chưa cao. Công tác quản lý quy hoạch chưa được các cấp kể cả Trung ương
và địa phương quan tâm đúng mức.
Thứ hai, Kết cấu hạ tầng KTXH ở nơng thơn cịn lạc hậu, khơng đáp ứng
được yêu cầu phát triển lâu dài:
- Cơ sở hạ tầng nơng thơn cịn yếu kém. Hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng
được nhu cầu sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Hệ thống giao Lập Thạch thôn
chất lượng thấp, phần lớn chưa đạt tiêu chuẩn quy định, chủ yếu phục vụ mục

đích dân sinh. Ở nhiều vùng nơng thôn, giao thông chưa đạt yêu cầu trong phục
vụ sản xuất và lưu thơng hàng hóa. Hệ thống lưới điện hạ thế thường ở trong tình
trạng chắp vá, chất lượng thấp, việc quản lý yếu kém, gây hao tổn điện năng,
nông dân phải chịu giá điện cao hơn giá trần Nhà nước quy định. Hệ thống thông
tin liên lạc, kho tàng, chợ đều rất thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền nơng
nghiệp sản xuất hàng hóa.
Thứ ba, Đời sống nhân dân còn ở mức thấp:
- Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn chiếm khoảng 90% tổng số hộ nghèo
trong cả nước. Khoảng cách chênh lệch về thu nhập bình qn đầu người giữa
thành thị và nơng thơn, giữa các vùng nơng thơn rất lớn. Q trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn diễn ra chậm chạp.
Trước tình trạng trên, việc cải cách nơng nghiệp, xây dựng mơ hình NTM
trên phạm vi cả nước là cấp thiết (Bùi Bá Bổng, 2004).
2.1.3. Nguyên tắc, nội dung và tiêu chí xây dựng nơng thơn mới
2.1.3.1. Ngun tắc xây dựng nông thôn mới
Điều 2 Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHDT-BTC,
ngày 13 tháng 4 năm 2011 (liên Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Kế

7


hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính) về hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết
định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 đã
đề ra 6 nguyên tắc trong xây dựng NTM như sau:
- Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng NTM phải hướng tới
mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM ban hành tại
Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
- Phát huy vai trị chủ thể của người dân và cộng đồng dân cư địa phương là
chính, Nhà nước đóng vai trị định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn,

chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động
cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thơn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định
và tổ chức thực hiện.
- Kế thừa và lồng ghép các chương trình MTQG, chương trình hỗ trợ có
mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nông thơn.
- Thực hiện Chương trình xây dựng NTM phải gắn với kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiện các
quy hoạch xây dựng NTM đã được cấp có thẩm quyền xây dựng.
- Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường
phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các cơng trình, dự
án của Chương trình xây dựng NTM; phát huy vai trò làm chủ của người dân và
cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực
hiện và giám sát đánh giá.
- Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội; cấp
ủy đảng, chính quyền đóng vai trị chỉ đạo, điều hành q trình xây dựng quy
hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong
xây dựng NTM.
2.1.3.2. Nội dung xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là biểu hiện cụ thể của phát triển nông thơn nhằm
tạo ra một nơng thơn có nền kinh tế phát triển cao hơn, có đời sống về vật chất,
văn hóa và tinh thần tốt hơn, có bộ mặt nơng thôn hiện đại bao gồm cả cơ sở hạ
tầng phục vụ tốt cho sản xuất, đời sống văn hóa của người dân. Căn cứ vào điều
kiện thực tế của từng địa phương, các lợi thế cũng như năng lực của cán bộ, khả

8


năng đóng góp của nhân dân mà từ đó xác định nội dung xây dựng nông thôn
mới cho phù hợp. Xét trên khía cạnh tổng thể thì nội dung chủ yếu trong xây

dựng nông thôn mới bao gồm:
- Quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
+ Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nơng
nghiệp hàng hóa, cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp và dịch vụ.
+ Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường; phát triển các
khu dân cư mới.
- Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội.
Hồn thiện đường giao thơng đến trụ sở UBND xã và hệ thống giao thông
trên địa bàn xã; hệ thống các cơng trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt
và sản xuất trên địa bàn xã; hệ thống các cơng trình phục vụ nhu cầu về hoạt
động văn hóa thể thao; hệ thống cơng trình phục vụ chuẩn hóa y tế, giáo dục trên
địa bàn xã (Chính phủ, 2010).
- Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát
triển sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao;
+ Tăng cường công tác khuyến nông, đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp;
+ Cơ giới hóa nơng nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp.
- Giảm nghèo và an sinh xã hội.
- Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nơng thơn.
+ Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã;
+ Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn;
+ Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình
kinh tế ở nơng thơn.
- Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn.
- Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nơng thơn.
- Xây dựng đời sống văn hóa, thơng tin và truyền Lập Thạch thôn: Thực
hiện thông tin, truyền thông đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nơng thơn mới.


9


- Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thơn.
+ Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn;
+ Xây dựng các cơng trình bảo vệ mơi trường nơng thôn trên địa bàn xã,
thôn theo quy hoạch gồm: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước
trong thơn, xóm; xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã.
- Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đồn thể chính trị - xã
hội trên địa bàn.
+ Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ, đáp ứng
yêu cầu xây dựng nơng thơn mới;
+ Ban hành chính sách khuyến khích thu hút cán bộ trẻ đã được đào tạo, đủ
tiêu chuẩn về công tác ở các xã, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc
biệt khó khăn.
- Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nơng thơn. (Chính phủ, 2010).
2.1.3.3. Tiêu chí xây dựng nơng thơn mới
Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM được ban hành theo Quyết định số 491/QĐ TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm 5 nhóm tiêu chí với 19
tiêu chí cụ thể.
Ngày 21/08/2009, Bộ NN & PTNT ban hành Thông tư số 54/2009/TT BNNPTNT về hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM.
Các nhóm tiêu chí: gồm 5 nhóm (xem phụ lục 1)
- Nhóm I: Quy hoạch (có 01 tiêu chí);
- Nhóm II: Hạ tầng kinh tế - xã hội (có 08 tiêu chí);
- Nhóm III: Kinh tế và tổ chức sản xuất (có 04 tiêu chí);
- Nhóm IV: Văn hóa - xã hội - mơi trường (có 04 tiêu chí);
- Nhóm V: Hệ thống chính trị (có 02 tiêu chí).
2.1.4. Vai trị, ý nghĩa của xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế xã hội
2.1.4.1. Về kinh tế
Nơng thơn có nền sản xuất hàng hoá mở, hướng đến thị trường và giao lưu,

hội nhập. Để đạt được điều đó, kết cấu hạ tầng của nông thôn phải hiện đại, tạo
điều kiện cho mở rộng sản xuất giao lưu buôn bán.

10


Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, khuyến khích mọi
người tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nơng dân, điều chỉnh, giảm bớt
sự phân hố giàu nghèo, chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa nơng thơn
và thành thị.
Phát triển các hình thức sở hữu đa dạng, trong đó chú ý xây dựng mới các
hợp tác xã theo mơ hình kinh doanh đa ngành. Hỗ trợ các hợp tác xã ứng dụng
tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp với các phương án sản xuất kinh doanh, phát
triển ngành nghề ở nông thôn.
Sản xuất hàng hố có chất lượng cao, mang nét độc đáo, đặc sắc của từng
vùng, địa phương. Tập trung đầu tư vào những trang thiết bị, công nghệ sản xuất,
chế biến bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch vừa có khả năng tận dụng
nhiều lao động vừa đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
2.1.4.2. Về chính trị
Phát huy dân chủ với tinh thần thượng tôn pháp luật, gắn lệ làng, hương
ước với pháp luật để điều chỉnh hành vi con người, đảm bảo tính pháp lý, tơn
trọng kỷ cương phép nước, phát huy tính tự chủ của làng xã.
Phát huy tối đa Quy chế Dân chủ ở cơ sở, tôn trọng hoạt động của các hội,
đoàn thể, các tổ chức hiệp hội vì lợi ích cộng đồng, nhằm huy động tổng lực vào
xây dựng nơng thơn mới.
2.1.4.3. Về văn hóa - xã hội
Xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, giúp nhau xố đói giảm nghèo,
vươn lên làm giàu chính đáng.
2.1.4.4. Về con người
Xây dựng hình mẫu người nơng dân sản xuất hàng hố khá giả, giàu có; kết tinh

các tư cách: công dân, thể nhân, dân của làng, người con của các dịng họ, gia đình.
Người nơng dân và các cộng đồng nông thôn là trung tâm của mọi chiến
lược phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đưa nơng dân vào sản xuất hàng hóa,
doanh nhân hóa nơng dân, doanh nghiệp hóa các cộng đồng dân cư, thị trường
hóa nơng thơn.
2.1.4.5. Về mơi trường
Xây dựng, củng cố, bảo vệ môi trường, du lịch sinh thái. Bảo vệ rừng đầu
nguồn, chống ơ nhiễm nguồn nước, mơi trường khơng khí và chất thải từ các khu
công nghiệp để nông thôn phát triển bền vững.

11


2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nông thôn mới
2.1.5.1. Yếu tố bên trong
- Các yếu tố nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới
+ Cơ cấu đất đai: ảnh hưởng đến việc thực hiện các chính sách dồn điền đổi
thửa, cơng tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng gây ảnh hưởng tới công tác quy
hoạch, gây ảnh hưởng đồng bộ tới việc hoàn thiện các tiêu chí xây dựng NTM;
+ Nguồn lao động: có vai trị lớn trong q trình thực hiện xây dựng NTM.
Góp phần đẩy nhanh hồn thành tiêu chí. Địa phương có nguồn lao động dồi dào
tham gia vào xây dựng NTM thì sẽ tiết kiệm được nguồn kinh phí do khơng phải
thuê từ bên ngoài, hơn nữa tạo nên sự đoàn kết trong dân, cùng nhau đóng góp
xây dựng NTM;
+ Nguồn vốn: Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự thành cơng của mơ hình.
Nguồn vốn đáp ứng được cho cơng tác thực hiện xây dựng góp phần hồn thiện
các tiêu chí do đây là yếu tố tiên quyết. Nguồn kinh phí này được đầu tư từ nhiều
nguồn như ngân sách của nhà nước, của thành phố, huyện và của xã; sự đóng góp
của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn và đặc biệt là nguồn huy động
từ trong dân. Nguồn vốn tự lực của địa phương thường là nguồn thu từ các hoạt

động đấu giá đất, cho thuê đất trên địa bàn hay bán đất giãn dân. Để xây dựng
NTM có hiệu quả và đúng tiến độ thì cần các cơ chế đặc thù đẩy mạnh sự tham
gia, đóng góp của nhân dân và các tổ chức, doanh nghiệp, tăng cường nguồn vốn
ngân sách, giải ngân hợp lý.
- Sự tham gia của các tác nhân trong thực hiện xây dựng nông thôn mới
+ Sự tham gia của quần chúng là yếu tố chủ yếu, là một trong những thành
tố chính của sự phát triển cộng đồng trong thời gian gần đây. Sự tham gia của
quần chúng là phương tiện hữu hiệu để huy động tài nguyên địa phương, tổ chức
và tận dụng năng lực, tính sáng tạo của quần chúng vào các hoạt động phát triển.
Nó giúp xác định nhu cầu của cộng đồng và giúp tiến hành những hoạt động phát
triển để đáp ứng những nhu cầu này. Hơn nữa, quần chúng là đối tượng hưởng
lợi chính, trực tiếp của mơ hình NTM;
+ Đội ngũ cán bộ là khâu quan trọng, đóng vai trị quyết định đến chất
lượng, hiệu quả của công tác thực hiện xây dựng NTM. “Cán bộ là gốc của mọi
việc”, do đó năng lực quản lý, điều hành thực hiện xây dựng NTM cũng như
năng lực chuyên môn của từng cán bộ cơ sở ảnh hưởng tới mức độ hoàn thiện

12


×