Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Kết quả hoạt động phòng chống lao và chi phí điều trị của bệnh nhân lao phổi tại huyện quản bạ tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (749.88 KB, 25 trang )

....
.

1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC

CHU MINH THƯỚC

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG PHỊNG CHỐNG LAO
VÀ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN LAO PHỔI
TẠI HUYỆN QUẢN BẠ TỈNH HÀ GIANG

Chuyên ngành: Y học dự phòng
Mã số: 8 72 01 63

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Thái Nguyên, năm 2019


2

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới, bệnh Lao là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng
thứ 2 trong các bệnh nhiễm khuẩn và đang là nguyên nhân gây tử
vong đứng thứ 9 trong tất cả các nguyên nhân, hàng năm có khoảng
10,4 triệu ca lao mới xuất hiện trên toàn thế giới. Lao kháng thuốc
đang là nguy cơ đe dọa nhân loại trong giai đoạn hiện nay. Trong
năm 2016 có trên 600.000 ca Lao mới và Lao kháng thuốc. Chi phí


điều trị và dự phòng Lao đã tăng lên nhiều trong những năm vừa qua,
chẳng hạn năm 2017 là 2,3 tỷ đơ la nhưng khoảng trống về ngân sách
vẫn cịn rất lớn [64].
Việt Nam đứng thứ 12 của tổng số 22 nước chịu gánh nặng về
bệnh Lao cao nhất trên thế giới, đứng thứ 14 trong số 27 nước có
gánh nặng bệnh Lao đa kháng thuốc cao nhất thế giới. Mỗi năm có
khoảng 130.000 người mắc Lao mới, hơn 3.500 bệnh nhân Lao đa
kháng thuốc Chương trình chống Lao quốc gia (2014) [28]. Theo báo
cáo quốc gia, năm 2016 có 102.097 ca Lao mới và Lao cũ tái phát.
Tổng chi phí cho chương trình Lao là 70 triệu đơ la Mỹ, trong đó
28% quỹ từ quốc tế, 8% nguồn kinh phí trong nước và 63% khơng
được tài trợ.
Kế hoạch phịng chống Lao được phát triển từ tuyên bố của Bộ
trưởng Y tế các nước BRICS tháng 12/2014 (gồm các nước Brazil,
Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi). Tuyên bố này kêu gọi các quốc
gia thuộc nhóm BRICS hướng tới mục tiêu về phịng chống Lao vào
năm 2020. Kế hoạch Tồn cầu mở rộng và điều chỉnh các chỉ tiêu
này ở cấp độ toàn cầu như sau và được gọi tắt là các chỉ tiêu 90-(90)90: (1) Phát hiện ít nhất 90% tổng số người có Lao trong dân cư cần
được điều trị và áp dụng phác đồ điều trị hợp lý cho họ, (bằng thuốc


3
chống Lao hàng một, hàng hai cũng như điều trị dự phòng). (2) Nỗ
lực tiếp cận được với 90% tổng số người có Lao, cần đặc biệt nỗ lực
để tiếp cận được với ít nhất 90% các nhóm dân cư chính - những
nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất, yếm thế nhất và có nguy cơ cao
nhất; và (3) Tỷ lệ điều trị thành cơng đạt ít nhất 90% thơng qua các
dịch vụ điều trị có chi phí hợp lý, nâng cao tuân thủ điều trị và hỗ trợ
xã hội [14].
Các nghiên cứu về chi phí cũng cho thấy chi phí điều trị bệnh

Lao tương đối tốn kém chẳng hạn như tại Đức, chi phí điều trị tương
ứng với 26.000 euro/1 bệnh nhân nội trú và khoảng 2.200 euro/1
bệnh nhân ngoại trú. Tại Phần Lan: năm 2000, chi phí trung bình cho
một điều trị 6 tháng, trong đó bao gồm điều trị nội trú 14 ngày, lên
tới 6.673 euro mỗi trường hợp Lao mới. Tại Anh: Tổng chi phí trực
tiếp của điều trị một trường hợp "bình thường" của bệnh Lao đã được
tính tốn vào khoảng 5.000 Bảng Anh trong năm 2009 (tương đương
với 5.864 euro). Tại Việt Nam năm 2016, tổng chi phí trực tiếp và
gián tiếp tương ứng với 5.680 đô la Mỹ/1 bệnh nhân Lao kháng thuốc
và 1.468 đô la Mỹ /1 bệnh nhân Lao thường [55].
Trong 3 năm vừa qua, ngành y tế Hà Giang đã triển khai nhiều
hoạt động trong khn khổ chương trình phịng chống Lao và có
những đóng góp nhất định cho chương trình này. Tuy nhiên, chưa có
nghiên cứu nào của bệnh Lao để cập nhật sự thay đổi về gánh nặng
bệnh tật của bệnh Lao sau những nỗ lực phòng chống Lao của ngành
y tế Hà Giang. Vậy nên, câu hỏi về tình hình hoạt động phịng chống
Lao hiện nay và gánh nặng về chi phí cho điều trị Lao ở địa phương
này như thế nào? Giả thiết nghiên cứu của chúng tơi là: Kết quả hoạt
động phịng chống Lao đã đạt được theo kế hoạch và chi phí điều trị
của bệnh Lao là gánh nặng cho cộng đồng và ngành y tế. Để cung


4
cấp bằng chứng cho các nhà quản lý của ngành Lao tỉnh Hà Giang
cho việc kế hoạch thực hiện chương trình phịng chống Lao có hiệu
quả hơn. Vì vậy, chúng tơi tiến hành nghiên cứu "Kết quả hoạt động
phịng chống Lao và chi phí điều trị của bệnh nhân Lao phổi tại
huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang”
Mục tiêu của nghiên cứu gồm:
1. Đánh giá kết quả hoạt động phòng chống Lao tại huyện

Quản Bạ tỉnh Hà Giang năm 2018.
2. Phân tích chi phí điều trị của bệnh nhân mắc Lao phổi tại
huyện Quản Bạ, tại tỉnh Hà Giang năm 2018.


5
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm cơ bản về bệnh Lao và chi phí
điều trị
1.1.1 Khái niệm cơ bản về bệnh Lao
* Tổng số bệnh nhân Lao: Là số bệnh nhân Lao được quản lý
tại một thời điểm hay kết thúc một cuộc điều tra thông thường vào
ngày 31/12 hàng năm, chỉ số này tính trên 100.000 dân.
* Số tử vong do Lao: Là số tử vong ở những bệnh nhân Lao
được điều trị tính trong một năm và trên 100.000 dân.
* Chỉ số Lao mới: Là số bệnh nhân Lao mới được phát hiện
trong 1 năm
* Nguy cơ nhiễm Lao hàng năm: ARTI (Annual Risk
Tuberculosis Infection)
Định nghĩa: Là khả năng một người khỏe mạnh có thể bị
nhiễm lao mới hoặc tái nhiễm lao trong khoảng thời gian 1 năm.
* Chỉ số giảm nguy cơ nhiếm Lao hàng năm: Khi xác định
được chỉ số R ở các thời điểm khác nhau (thường từ 5-10 năm), có
thể áp dụng cơng thức tính mức độ giảm nguy cơ nhiếm lao:
A=1-(Rt/Ro)1/t.
*Chỉ số Lao màng não: Đây là chỉ số dịch tễ có giá trị để xác
định cơng tác phát hiện nguồn lây và điều trị tới nguy cơ nhiễm Lao
và hiệu quả bảo vệ của BCG.
* Một số hoạt động cơ bản trong phòng chống Lao
- Hoạt động phát hiện Lao: Phát hiện Lao là một trong những

nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của CTCLQG.
- Hoạt động truyền thông và huy động xã hội: Nhằn nâng cao
hiểu biết về bệnh Lao của cộng đồng.


6
- Hoạt động quản lý điều trị Lao: Hiện nay áp dụng các phác
đồ điều trị theo hướng dẫn của TCYTTG và Bộ Y tế.
1.1.2. Các khái niệm liên quan đến chi phí điều trị
1.1.2.1 Khái niệm về chi phí
Chi phí là giá trị, hàng hóa, dịch vụ được xác định thông qua
việc sử dụng nguồn lực theo các cách khác nhau.
Chi phí gồm có chi phí kinh tế và chi phí cơ hội:
- Chi phí kinh tế là giá trị tất cả các nguồn lực kế toán và phi
kế tốn.
- Chi phí cơ hội của một hoạt động là thu nhập mất đi do sử
dụng nguồn lực cho hoạt động này hơn là hoạt động khác.
1.1.2.2. Phân loại chi phí
Phân loại phải đảm bảo 3 yêu cầu sau:
- Sự phân loại chi phí phải phù hợp với tình huống cụ thể
- Sự phân loại chi phí mà được lựa chọn phải bao phủ tồn bộ
các khả năng có thể có được
- Sự phân loại khơng được chồng chéo.
1.1.2.3 Phân tích chi phí
Phân tích chi phí là một trong những phương pháp đánh giá
kinh tế và là một công cụ nghiên cứu quan trọng trong kinh tế học,
quan tâm đến sự phân bổ chi phí trong chăm sóc sứckhỏe.
1.1.2.4 Ngun tắc tính chi phí trong phân tích chi phí
- Tính đủ chi phí
- Khơng bỏ sót cũng như khơng tính hai lần

- Tính chi phí của một năm
- Tính giá trị hiện tại của chi phí
1.1.2.5 Các bước phân tích chi phí
Bước 1: Thiết kế nghiên cứu


7
Bước 2: Xác định các chi phí cần tính tốn
Bước 3: Đo lường các chi phí
Bước 4: Tính tốn, phân tích các chỉ số chi phí cần quan tâm
1.1.2.6 Phương pháp phân tích chi phí cung cấp dịch vụ y tế
Phân tích chi phí do mắc bệnh là cơng cụ để đánh giá đầy đủ
nguồn lực cho một vấn đề sức khỏe, cung cấp thông tin về gánh nặng
kinh tế các vấn đề sức khỏe khác nhau đồng thời cung cấp ước tính
bằng tiền gánh nặng kinh tế của bệnh tật.
* Mục đích tính chi phí do bệnh tật
- Cung cấp ước tính bằng tiền gánh nặng kinh tế của bệnh tật:
- Ước tính ảnh hưởng kinh tế của các vấn đề sức khỏe khác
nhau, từ đó ước tính khoản kinh phí cần cho các chương trình của
Chính phủ.
- Trả lời được câu hỏi: “ chương trình các đáng giá hay
khơng?” và giúp ước tính:
+ Chi phí can thiệp là bao nhiêu?
+ Chi phí cho một bệnh nhân trước can thiệp là bao nhiêu?
+ Chi phí cho bệnh nhân đó sau chương trình can thiệp là bao
nhiêu?
* Cách tính chi phí cho người sử dụng dịch vụ y tế
Phân chia chi phí thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
Trong chi phí trực tiếp có chi phí trực tiếp cho điều trị và không cho
điều trị. Cách phân loại đó được thể hiện như sau:

Chi phí trực tiếp: Gồm có chi phí trực tiếp cho điều trị, ví dụ
như chi phí nằm viện, chi cho thuốc, chi làm xét nghiệm và chi phí
trực tiếp khơng cho điều trị, ví dụ như ăn uống, đi lại...
Chi phí gián tiếp: Thu nhập mất đi do phải nghỉ việc hoặc do
mất khả năng Lao động.


8
1.2 Tình hình phịng chống Lao trên thế giới và Việt Nam
1.2.1 Hoạt động phòng chống Lao trên Thế giới
Nghị quyết của Đại hội đồng Y tế Thế giới đã ghi nhận bệnh
Lao như là một vấn đề Y tế - sức khoẻ cộng đồng nghiêm trọng mang
tính tồn cầu và đề ra hai mục tiêu chính trong kiểm sốt bệnh Lao
là:(1) Phát hiện được hơn 75% số trường hợp Lao phổi mới có vi
khuẩn Lao trong đờm bằng soi kính hiển vi trực tiếp so với số ước
tính; (2) Điều trị khỏi cho hơn 85% số trường hợp phát hiện.
1.2.2 Hoạt động phòng chống Lao tại Việt Nam
1.2.2.2 Chiến lược phịng chống Lao Việt Nam
Ngày 17/3/2014, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam chính thức
lần đầu tiên phê duyệt Quyết định số 374/QĐ - TTg về Chiến lược
quốc gia phòng chống Lao đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2030. Quyết định nêu rõ tính cần thiết của Chiến lược quốc gia phòng
chống Lao. Bệnh Lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với tính
mạng cũng như sức khỏe người mắc bệnh cùng với nguy cơ lây lan ra
cộng đồng lớn.
1.3 Chi phí điều trị Lao trên thế giới và Việt Nam
1.3.1 Chi phí điều trị Lao trên thế giới
Hiện tại cũng có nhiều nghiên cứu liên quan đến tính tốn chi
phí điều trị của các bệnh nhằm đưa ra những bằng chứng hữu ích
phục vụ cho việc đánh giá gánh nặng bệnh tật cũng như xem xét tính

chi phí lợi ích của các can thiệp hướng tới các bệnh này.
- Tại Anh: Tổng chi phí trực tiếp của điều trị một trường hợp
"bình thường" của bệnh Lao đã được tính tốn vào khoảng 5000
Bảng Anh trong năm 2009 (tương đương với 5.864 euro).


9
- Tại Ý: Chi phí điều trị Lao có tính đến tất cả chi phí cố định
là 200,45euro mỗi ngày điều trị và chi phí 50,12 euro cho mỗi đợt
khám ngoại trú trong năm 2002.
- Tại Phần Lan: Năm 2000, chi phí trung bình cho một điều trị
6 tháng, trong đó bao gồm điều trị nội trú 14 ngày, lên tới 6.673 euro
mỗi trường hợp Lao mới [55].
- Tại Áo: Năm 2008 , ước tính chi phí thuốc lên tới 277,50
euro Lao mới và 222,91 euro cho Lao kháng thuốc.
- Tại Sana'a, Yemen: Chi phí điều trị bệnh Lao phổi cho mỗi
bệnh nhân là 108,4 $, chi phí của các loại thuốc chống Lao chiếm tỷ
lệ cao nhất so với chi phí cho các dịch vụ y tế (59,3%) năm 2015.
1.3.2 Chi phí điều trị Lao tại Việt Nam
Nguồn kinh phí phịng, chống Lao được cấp từ ngân sách nhà
nước theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước, nguồn quỹ
bảo hiểm y tế, các nguồn tài trợ của các tổ chức (quỹ toàn cầu), cá
nhân trong và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đình Tuấn và các cộng
sự (2010), đã nghiên cứu chi phí điều trị trực tiếp điều trị bệnh Lao ở
Hà Nội, Quảng Nam, Bình Dương 2009 – 2010 cho thấy điều trị nội
trú trung bình đối với bệnh nhân Lao phổi là 3.950.000 VNĐ trong
đó chi phí đi lại là 166.700 VNĐ; ăn nghỉ là 1.933.300 VNĐ; khám
và xét nghiệm là 1.522.000 VNĐ; thuốc: 0 VNĐ (nghiên cứu này
khơng tính đến chi phí thuốc điều trị); chi khác: 328.000VNĐ. Chi

phí trước điều trị và điều trị nội trú của bệnh nhân là lớn nhất với
26.05% và 65.86%.Theo loại chi phí, chi phí cho ăn, nghỉ và cho
khám, xét nghiệm chiếm tới 40,56% và 30,42% tổng chi phí.
Theo nghiên cứu của tác giả Lê Thùy Linh (2009), chi phí điều
trị của bệnh nhân Lao phổi mới tại bệnh viện Phổi Trung ương có giá


10
trị trung bình là 7.863.000VNĐ. Tại bệnh viện Lao và bệnh phổi Hải
Dương là 5.401.000VNĐ
Theo nghiên cứu của Nguyễn Hào Bình (2016), cho thấy trung
bình một bệnh nhân Lao phải chi trả 1,468 US$ và bệnh nhân Lao
kháng thuốc phải chi trả 5,680 US$. Tỷ lệ hộ gia đình phải chi trả
20% tổng thu nhập hộ gia đình hàng năm còn cao chiếm 67.2%, Như
vậy, bằng chứng điều trị bệnh Lao bao gồm cả chi phí gián tiếp và
trực tiếp (cho điều trị và khơng cho điều trị) trong tồn bộ liệu trình
điều trị cịn khá hạn chế.
1.4. Tình hình hoạt động phịng chống Lao và chi phí điều
trị Lao tại Quản Bạ, Hà Giang.
Các hoạt động phòng chống Lao được thực hiện theo chỉ đạo
chuyên môn từ tuyến tỉnh. Tổ chức hoạt động phòng chống Lao được
thực hiện ở tất cả các tuyến y tế, từ huyện tới xã cho đến thơn bản.
Hàng năm, chương trình phịng chống Lao huyện Quản Bạ mới phát
hiện đạt khoảng 45% - 50% số nguồn lây ước tính có trong cộng
đồng.
Hoạt động quản lý điều trị Lao: Công tác quản lý điều trị bệnh
nhân Lao chủ yếu tại trạm y tế xã (theo khuyến cáo của CTLQG)
Cơng tác quản lí điều trị được thực hiện theo quy định của CTLQG
và được điều trị theo chiến lược DOST. Để duy trì các hoạt động
phịng chống Lao cần phải có nguồn ngân sách, kinh phí cho các hoạt

động. Ngân sách, kinh phí phịng chống Lao của huyện Quản Bạ
được Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh Hà Giang cấp, trong đó có
nguồn kinh phí phịng, chống Lao được cấp từ ngân sách nhà nước
theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước, nguồn Quỹ bảo
hiểm y tế, các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.


11
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống sổ sách, cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý điều trị
bệnh nhân lao tại các trạm y tế xã, bệnh viện huyện Quản Bạ và bệnh
viện lao và Bệnh phổi tỉnh Hà Giang.
- Tất cả các bệnh nhân mắc Lao phổi AFB (+).
- Chúng tôi lựa chọn bệnh nhân với tiêu chuẩn lựa chọn và loại
trừ như sau:
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
+ Những bệnh nhân chẩn đốn lao phổi dương tính.
+ Đã hồn thành liệu trình điều trị.
+ Tất cả những bệnh nhân có thời điểm kết thúc liệu trình điều
trị trong khoảng thời gian từ tháng 1/2017 đến tháng 9/2018.
* Tiêu chí loại trừ:
+ Bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu
+ Bệnh nhân có chẩn đốn tổn thương lao ở các cơ quan khác
ngồi phổi.
+ Bệnh nhân các bệnh mạn tính ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sức khỏe như AIDS, ung thư, suy tim, suy thận…
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.2.1 Thời gian nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 6/2018 đến tháng 4/2019.
- Thời gian thu thập số liệu: Từ tháng 9/2018 đến tháng
12/2018.


12
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu
Tiến hành tại các trạm y tế xã và Trung tâm y tế huyện Quản
Bạ, bệnh viện huyện Quản Bạ, bệnh viện lao và Bệnh phổi tỉnh Hà
Giang
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp
Nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang. Nghiên cứu đánh giá
kinh tế sử dụng phương pháp phân tích chi phí để phân tích chi phí
điều trị bệnh Lao.
2.3.2 Cỡ mẫu
- Mục tiêu 1: Sổ sách, báo cáo, cơ sở dữ liệu, tài liệu liên quan
đến kết quả hoạt động chương trình phịng chống Lao năm 2018:
+ Tổng số phát hiện Lao các thể 45 bệnh nhân.
+ Tổng số phát hiện Lao phổi AFB (+) 20 bệnh nhân.
+ Tổng số phát hiện Lao phổi AFB (-) và Lao ngoài phổi 25
bệnh nhân.
- Mục tiêu 2: Tiến hành với tất cả 35 bệnh nhân có thời điểm
kết thúc liệu trình điều trị trong khoảng thời gian từ tháng 1/2017
đến tháng 9/2018).
2.3.3 Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu có chủ đích: Tất cả bệnh nhân Lao phổi đủ tiêu
chuẩn lựa chọn trong danh sách quản lý của chương trình lao.



13
2.4 Các chỉ số nghiên cứu
2.4.1 Các chỉ số liên quan đến kết quả hoạt động của phòng
chống Lao
2.4.2 Các chỉ số về đặc điểm chung của bệnh nhân tham gia
nghiên cứu
2.4.3 Các chỉ số liên quan đến chi phí điều trị bệnh Lao
* Cách tính tốn chỉ số liên quan đến chi phí
- Chi phí trực tiếp cho điều trị tại bệnh viện = Tiền công khám
+ giá viện phí/ngày * số ngày nằm viện + tổng tiền thuốc cả đợt điều
trị + tổng tiền chi cho xét nghiệm, thăm dò chức năng phục vụ cho
điều trị tại bệnh viện.
- Chi phí trực tiếp cho điều trị tại trạm y tế xã = Số thuốc từng
loại đã phát* giá thuốc từng loại + giá công khám bệnh/1 lần * số lần
khám.
- Chi phí trực tiếp khơng cho chẩn đốn và điều trị tại bệnh
viện hoặc trạm y tế xã = chi phí ăn uống trong thời gian điều trị tại
bệnh viện + chi phí đi lại.
- Chi phí gián tiếp = số ngày nghỉ do mắc lao của người bệnh *
mức thu nhập trung bình/ngày khi khỏe mạnh + mức công lao động
bị giảm đi do giảm sức lao động * số ngày bị giảm sức lao động.
- Tổng chi phí cho bệnh Lao = chi phí trực tiếp cho điều trị +
chi phí trục tiếp khơng cho điều trị + chi phí gián tiếp
- Tiền cơng khám bệnh năm 2017 và 2018 là 29.000đ/lần.
- Tiền ăn được tính theo quy định của bệnh viên là 39.000đ/1
ngày.
- Tiền đi lại được áp dụng 2.000đ/km.
- Nguồn chi phí tại bệnh viện được tính từ: Bảo hiểm y tế, tiền
túi của hộ gia đình và chương trình lao.



14
- Nguồn chi trả cho gánh nặng bệnh Lao được tính từ: Bảo
hiểm y tế, tiền túi của hộ gia đình, Chương trình lao và Lãng phí xã
hội.
2.5 Phương pháp thu thập số liệu
Tổng hợp số liệu từ các sổ sách, báo cáo những số liệu về kết
quả hoạt động phịng chống Lao năm 2018 theo biểu mẫu có sẵn.
Hồi cứu số liệu sẵn có liên quan đến chi phí tại cơ sở y tế của
bệnh nhân đã hoàn thành điều trị lao phổi, bao gồm tại bệnh viện
tỉnh, huyện và trạm y tế xã.
Phỏng vấn bệnh nhân theo bộ câu hỏi đã thiết kế những thông
tin liên quan đến quá trình điều trị
2.6 Sai số và biện pháp khắc phục sai số
Chúng tôi thu thập số liệu của người bệnh bằng phương pháp
hồi cứu. Vì vậy, có thể sai số nhớ lại do bệnh nhân đã trải qua thời
gian tương đối dài.
2.7 Xử lý số liệu
Toàn bộ số liệu định lượng được nhập vào máy vi tính và xử lý
theo phương pháp thống kê y sinh học dựa trên phần mềm excel và
phần mềm SPSS 20.
2.8 Đạo đức nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích mơ tả thực trạng hoạt động
phòng chống Lao tại huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang năm 2018. Phân
tích chi phí điều trị của bệnh nhân mắc lao tại huyện Quản Bạ, tại
tỉnh Hà Giang năm 2018.


15
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Hoạt động phòng chống Lao huyện Quản Bạ năm
2018
3.1.1 Kết quả hoạt động phát hiện
Bảng 3.1 Tình hình phát hiện và thu nhận bệnh nhân lao năm
2018
Lao phổi AFB (+)

Lao phổi
AFB (-) và

Dân
số

Mới

Tái phát

Lao ngoài
phổi

Lao tái
phát

Tổng cộng

các thể

n 100000 n 100000 n 100000 n 100000 n 100000
52.369
20 38,19


0

0

25 47,73

0

0

45 85,92

Nhận xét:
- Trong năm huyện Quản Bạ đã phát hiện 45 bệnh nhân lao
các thể, (tỷ lệ phát hiện bệnh Lao các thể trong năm là 85,92/100.000
dân).
- Tổng số bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới trong năm được
phát hiện là 20 bệnh nhân (tỷ lệ phát hiện trong năm đạt
38,19/100.000 dân).
- Tổng số bệnh nhân lao phổi mới AFB (-) và lao ngoài phổi
trong năm được phát hiện là 35 bệnh nhân (tỷ lệ phát hiện trong năn
đạt 47,73/100.000 dân.


16
3.1.3 Kết quả một số hoạt động khác
Bảng 3.5 Hoạt động truyền thơng năm 2018
Nội dung


Số lần

Số lớp nói chuyện chun đề
Phát sóng trên đài phát thanh truyền
hình
Lồng ghép hoạt động truyền thơng

Chỉ

Tỷ

tiêu

(%)

lệ

6

12

50,0

15

20

75,0

107


107

100,0

Nhận xét:
Tổng số buổi truyền thơng, nói chuyện, phát sóng trên đài
truyền hình cịn chưa đạt kế hoạch chỉ tiêu đề ra.
Bảng 3.7 Giám sát hoạt động chống Lao năm 2018
Năm
Quy định giám sát
Số lần giám sát của tuyến huyện
đến các xã hàng quý
Số lần giám sát của tuyến xã đến
các thôn bản

Tỷ lệ

Số lần

Chỉ tiêu

52

75

69,3

130


150

86,6

(%)

Nhận xét:
Số lần giám sát chưa đạt theo chỉ tiêu đã đề ra, giám sát của
tuyến huyện đến các xã hàng quý mới chỉ đạt 69,3%, giám sát của
tuyến xã đến các thôn bản mới chỉ đạt 86,6%.


17
3.2 Chi phí điều trị của bệnh nhân mắc lao phổi
3.3.2 Các loại chi phí điều trị bệnh Lao phổi AFB (+)
3.3.2.1 Chi phí trực tiếp cho điều trị
Bảng 3.17 Chi phí trực tiếp cho điều trị tại Bệnh viện/ 01
ca bệnh
Giá trị (đơn vị
đồng)

Trung

Độ lệch

bình

chuẩn

Chi phí

Khám bệnh
Ngày giường
Xét nghiệm

34.052

Tối thiểu

2.042

29.600

Tối đa
35.000

12.079.351 2.558.158 8.211.000 18.385.500
1.321.137

358.561

691.000 2.108.400

Chẩn đốn hình ảnh

484.543

552.820

69.000 2.202.000


Thăm dò chức năng

69.343

31.715

30.000

142.000

Thủ thuật, phẫu thuật

680.267

170.312

524.000

861.800

255.000

-

255.000

255.000

600.429


257.561

40.050 1.414.802

4.286.193 3.504.663

185.832 20.950.976

Máu, chế phẩm, vận
chuyển
Thuốc điều trị lao
Thuốc, dịch truyền
khác
Vật tư y tế
Tổng cộng

215.076

255.369

40.000 1.541.350

19.154.673 5.374.623 11.521.005 40.785.876

Nhận xét:
Chi phí trực tiếp của bệnh nhân lao phổi điều trị tại Bệnh
viện là 19.154.673 đồng.


18

Bảng 3.18 Chi phí cho điều trị trực tiếp tại Trạm y tế xã
cho một ca bệnh
Giá trị (đơn vị
đồng)
Chi phí

Trung

Độ lệch

Tối

bình

chuẩn

thiểu

Tối đa

Khám bệnh

109.176

12.486

87.000

116.000


Thuốc

652.008

96.561

111.960

671.760

760.604

97.285

227.960

787.760

Tổng chi phí khám và
thuốc tại TYTX
Nhận xét:

Tổng chi phí khám và thuốc điều trị tại trạm y tế xã 760.604
đồng.
3.3.2.2 Chi phí trực tiếp khơng cho điều trị
Bảng 3.19 Chi phí tiền ăn, đi lại tại bệnh viện, trạm y tế xã,
thị trấn.
Giá trị (đơn vị đồng)
Loại chi phí
Tiên ăn khi điều trị tại bệnh

viên
Tiền đi lại từ nhà đến bệnh
viện
Tiền đi lại từ nhà đến trạm y
tế
Nhận xét:

Trung bình

Độ lệch chuẩn

2.609.400

686.133

169.314

105.142

20.285

11.511


19
Chi phí tiền ăn khi điều trị tại bệnh viện là 2.609.400 đồng.
Chi phí đi lại từ nhà đến bệnh viện là 169.314 đồng. Chi phí đi lại từ
nhà đến trạm y tế là 20.285 đồng.
3.3.3 Chi phí mất đi do mất và giảm năng xuất lao động
Bảng 3.20 Chi phí mất đi do mất và giảm năng xuất lao

động
Giá trị (đơn vị đồng)
Loại chi phí
Tiền cơng lao động mất đi do
nằm viện

Trung bình

Độ lệch chuẩn

10.362.857

3.445.477

3.070.857

1.713.619

4.154.000

1.157.253

17.587.714

3.848.999

Tiền cơng lao động mất hoàn
toàn trong thời gian điều trị
tại trạm y tế xã
Tiền công lao động bị giảm

giảm sức lao động trong thời
gian điều trị tại trạm y tế xã
so với khi khỏe mạnh
Tổng số tiền công lao động
mất do bệnh tật

Nhận xét: Tổng số tiền công lao động mất do bệnh tật là cao
nhất là 17.587.714 đồng.


20
3.3.4 Nguồn chi trả cho chi phí điều trị
Bảng 3.21 Chi trả phí điều trị tại bệnh viện cho một ca
bệnh
Giá trị
(đơn vị

Trung

Độ lệch

đồng)

bình

chuẩn

Tối thiểu

Tối đa


Tỷ lệ
(%)

Chi phí
Chi phí
từ
BHYT

18.335.664 5.451.588 11.040.405 40.745.826 96,25

thanh
tốn
Chi phí
từ tiền
túi của

325.883

188.756

171.518

686.070

0,50

600.429

257.561


40.050

1.414.802

3,24

dân
Chi phi
từ
chương
trình
lao
Nhận xét:
Tỷ lệ các nguồn chi trả cho chi phí điều trị bệnh Lao tại bệnh
viên là nguồn chi trả từ Bảo hiểm y tế chiếm 96,25%. Tỷ lệ chi trả từ
chương trình Lao chỉ chiếm 3,24%.


21
Bảng 3.22 Tỷ lệ nguồn chi trả cho toàn bộ chi phí điều trị bệnh
Lao
Giá trị
Trung bình ± Độ
Nguồn chi

lệch chuẩn

Tối thiểu


Tối đa

Tỷ lệ
(%)

trả
Chi trả bởi

18.335.664 ±
5.451.588

BHYT
Chi trả bởi

1.252.437 ±

chương

308.288

trình lao
Chi trả bởi

2.740.983 ±

bệnh nhân
Lãng

phí


cơng

lao

317.259
17.587.714 ±

động của xã

3.848.999

11.040.405 40.745.826

47,57

152.010

2.086.562

3,35

2.033.518

3.205.070

2,09

8.880.000 25.400.000

46,98


hội
Nhận xét:
Tỷ lệ nguồn chi trả cho tồn bộ chi phí điều trị cho bệnh
nhân mắc lao chủ yếu là nguồn chi trả bởi Bảo hiểm y tế chiếm
47,57%, sau đó là lãng phí cơng lao động của xã hội chiếm 46,98%.


22
Bảng 3.23 Tỷ lệ cơ cấu chi phí gánh nặng bệnh tật
Giá trị

Trung bình ± Độ lệch



Tỷ

chuẩn

cấu

(%)

Các loại chi phí
Chi phí trực tiếp
cho điều trị (A)

lệ


19.915.224 ± 5.310.979

a/d

49,42

2.799.000 ± 725.371

b/d

6,95

17.587.714 ±3.848.999

c/d

43,64

40.301.939 ±8.373.320

100%

100,0

Chi phí trực tiếp
khơng cho điều trị
(ăn và đi lại) (B)
Chi phí gián tiếp do
mất cơng lao động
(C)

Tổng chi phí do
bệnh Lao (D)
Nhận xét:
Chi phí mất đi do chi trực tiếp cho điều trị chiếm tỷ lệ cao
nhất, chiếm 49,42%. Sau đó là chi phí mất đi cơng lao động chiếm
43,64% trong tổng chi phí


23
KẾT LUẬN
1. Hoạt động phòng chống Lao tại Quản Bạ năm 2018
Tỷ lệ phát hiện Lao phổi mới AFB(+) ở mức thấp 38,19/100.000
dân so với CTCLQG quy định mới đạt 70,42/100.000 dân.
Tỷ lệ phát hiện Lao phổi mới AFB(-) và Lao ngồi phổi ở mức
dưới trung bình là 47,73/100.000 dân so với CTCLQG quy định mới
đạt 70,42/100.000 dân.
Tổng số buổi truyền thơng, nói chuyện, phát sóng trên đài
truyền hình cịn chưa đạt kế hoạch chỉ tiêu đề ra.
Tỷ lệ số lần giám sát hoạt động chống Lao của cán bộ chuyên trách
tuyến huyện là 52/75 chiếm 69,3% Chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch giao.
Tỷ lệ số lần giám sát bệnh Lao tại các thôn, bản của cán bộ
trạm y tế xã, thị trấn là 130/150 chiếm 86,6%. Chưa đạt chỉ tiêu kế
hoạch giao.
2. Chi phí điều trị bệnh nhân Lao tại Quản Bạ năm 2018
Tổng cộng chi phí trực tiếp của bệnh nhân lao phổi điều trị tại
Bệnh viện là 19.154.673 ± 5.374.623 đồng.
Tổng chi trực tiếp cho điều trị tại trạm y tế xã 760.604 ±
97.285 đồng.
- Tổng số tiền công lao động mất đi do bệnh Lao là 17.587.714
± 3.848.999 đồng.,

Nguồn chi trả cho chi phí điều trị:
+ Tỷ lệ chi trả phí từ Bảo hiểm y tế thanh toán chiếm 96,25%
+ Tỷ lệ chi trả từ chương trình Lao chỉ chiếm 3,24%.
+ Vẫn cịn chi phí từ tiền túi của người dân, chiếm 0,5%.
Tỷ lệ nguồn chi trả cho tồn bộ chi phí điều trị cho bệnh nhân
mắc lao chủ yếu là nguồn chi trả bởi Bảo hiểm y tế chiếm 47,57%,
sau đó là lãng phí cơng lao động của xã hội chiếm 47,0%.


24

KHUYẾN NGHỊ
1. Y tế Quản Bạ cần tăng cường công tác hoạt động phát hiện
chủ động Lao tại cộng đồng.
2. Tăng cường hoạt động giám sát thương xuyên và liên tục
hàng quý, hàng tháng tại các xã, thị trấn và thôn bản.
3. Tăng cường các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe
bằng nhiều hình thức, để dự phịng bệnh Lao và giảm gánh nặng
bệnh Lao gây ra.
4. Ngành y tế Hà Giang cần tiếp tục dành khoản kinh phí đáng kể
cho điều trị bệnh Lao dựa trên ước tính chi phí đưa ra trong nghiên cứu
này và số bệnh nhân Lao tại tỉnh, để phụ vụ cho hoạt động quản lý, điều
trị bệnh nhân Lao.


25
CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. TS. Nguyễn Thị Phương Lan

Phản biện 1: PGS.TS Hoàng Hà
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
Phản biện 2: TS Nguyễn Thị Thu Hương
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn
cấp trường tại Trường Đại học Y dược – Đại học Thái Nguyên
Vào hồi 15 giờ 30’, ngày 15 tháng 5 năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên
Thư viện Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên


×