Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho làng nghề tinh bột dong phương trù xã tứ dân huyện khoái châu tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

NGUYỄN VĂN CHIẾN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIẾM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CHO LÀNG NGHỀ
TINH BỘT DONG PHƯƠNG TRÙ, XÃ TỨ DÂN, HUYỆN
KHOÁI CHÂU, TỈNH HƯNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

NGUYỄN VĂN CHIẾN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIẾM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CHO LÀNG NGHỀ
TINH BỘT DONG PHƯƠNG TRÙ, XÃ TỨ DÂN, HUYỆN
KHỐI CHÂU, TỈNH HƯNG N
Chun ngành: Khoa học mơi trường


Mã số: 60-85-02

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Phạm Thị Ngọc Lan

Hà Nội – 2016


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN GIẢI TRÌNH SỬA LUẬN VĂN

Họ và tên học viên: Nguyễn Văn Chiến

Mã số học viên: 1481440301001

Lớp: 22KHMT11

Khoa: Môi trường

Tên đề tài luận văn: “Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô
nhiễm môi trường cho làng nghề tinh bột dong Phương Trù, xã Tứ Dân, huyện Khoái
Châu, tỉnh Hưng Yên”
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Nội dung cần chỉnh sửa

TT

Ý kiến chỉnh sửa của học viên


Hình thức
- Cịn một số lỗi chính tả, chế bản;
- Tài liệu tham khảo trình bày chưa
đúng quy định, thiếu nguồn trích dẫn.

- Đã chỉnh sửa lại lỗi chính tả, lỗi chế
bản;
- Đã bổ sung nguồn trích dẫn tương
ứng, trình bày lại lại tài liệu tham khảo
đúng quy định.

I

Phần mở đầu

1

Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là ảnh hưởng của
việc sản xuất tinh bột dong là chưa
đúng mà cần sửa lại là các thành phần
môi trường làng nghề này.

2

Thông tin lượng nước thải là 8 – 12 m3/ Đã sửa theo ý kiến của PB 2: là 25 – 40
tấn sản phẩm không thống nhất
m3/ tấn sản phẩm


II

Đã sửa theo ý kiến của PB 1: là sửa lại
thành ảnh hưởng của các thành phần
môi trường tại làng nghề sản xuất tinh
bột dong Phương Trù, xã Tứ Dân,
huyện Khoái Châu, Hưng Yên.

CHƯƠNG 1: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG
NGHỀ PHƯƠNG TRÙ
Nên đưa giới thiệu khu vực nghiên cứu Đã chỉnh sửa theo ý kiến của PB 1:
1 mục 2.1 và 2.2 vào chương I
Chuyển mục 2.1 và 2.2 vào thành mục
1.5 và 1.6.
2 Thiếu bảng tổng hợp quy mô sản xuất Đã bổ sung “Bảng 1.9: Quy mô sản


tinh bột dong của làng nghề

xuất tinh bột dong tại làng nghề” theo
ý kiến của PB1

Bảng 1.5 chất lượng môi trường không Đã sửa theo ý kiến PB 2: thống nhất
3 khí mâu thuẫn về thời gian so với tài năm 2012 theo tài liệu trích dẫn
liệu trích dẫn
4
5
6
III


1

Làm rõ tên các làng nghề Bình Minh, Đã làm rõ theo ý kiến PB2
Dương Liễu, Tân Hịa
Khi phân tích các bảng cần làm rõ các Đã làm rõ theo ý kiến PB2
chỉ tiêu vượt q
Bảng 1.6: có cột 2 thơng tin làng Đã chỉnh sửa lại theo ý kiến PB2: bỏ
Dương Liễu
bớt 1 cột thông tin không phù hợp
Chương II: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG
NGHỀ PHƯƠNG TRÙ
Mục 2.4 cũ (mục 2.2 mới) nên sửa lại là Đã viết lại theo ý kiến của PB1và sửa
hiện trạng sản xuất… bỏ chữ đánh giá lại thứ tự đề mục.
vì đây chỉ là nêu hiện trạng và đưa
trước mục 2.3 cũ (mục 2.1 mới).
Xem lại kết quả môi trường không khí, Đã bổ sung lại thời gian lấy mẫu (lấy mẫu

2 bổ sung thời gian lấy mẫu

ngày 03/12/2015) và chỉnh sửa lại kết quả
cho phù hợp

Số liệu tổng lượng nước thải của xã Tứ Đã chỉnh sửa theo ý kiến của PB 2:
3

Dân không nhất quán.

thống nhất lại khối lượng nước thải xã
Tứ Dân là 500.000 m3/năm theo thông
tin từ cán bộ xã.


Xem lại kết quả phân tich môi trường - Đã điều chỉnh lại kết quả phân tích
nước và quy chuẩn áp dụng
- Điều chỉnh, tách bảng 2.8 thành 2
4
bảng: chất lượng nước mặt và chất
lượng nước mặt.
IV

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TẠI LÀNG NGHỀ

1

Đề xuất giải pháp quản lý nên đưa dạng Đã chỉnh sửa theo ý kiến của PB1 tại
sơ đồ quản lý.
“Hình 3.1: Sơ đồ quản lý mơi trường tại
làng nghề Phương Trù đề xuất”

Thiếu vị trí trạm xử lý nước thải, vị trí Đã bổ sung vào phần phụ lục theo ý
kiến hội đồng
2 nơi ủ phân


Đề nghị Phản biện 1 xác nhận học viên đã chỉnh sửa luận văn theo ý kiến của
Hội đồng:
………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
Đề nghị Phản biện 2 xác nhận học viên đã chỉnh sửa luận văn theo ý kiến của
Hội đồng:
………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………
Đề nghị Hội đồng xác nhận học viên đã chỉnh sửa luận văn theo ý kiến của Hội
đồng:
………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
Hà Nội, Ngày …. tháng 04 năm 2016
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

HỌC VIÊN

Chủ tịch hội đồng

(Ký và ghi rõ họ tên)

GS.TS Lê Đình Thành

Nguyễn Văn Chiến

Thư ký hội đồng

Phản biện 1

PGS.TS. Vũ Hoàng Hoa

PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hằng
Phản biện 2

TS. Đặng Thị Thanh Huyền



LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình cao học và viết luận văn Thạc sĩ khoa khoa học
chuyên ngành Khoa học môi trường, tôi đã nhận được rất nhiều sự dạy bảo, hướng
dẫn, góp ý của các thầy cơ Trường Đại học Thủy Lợi.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô Khoa Môi trường,
Trường Đại học Thủy Lợi đã tận tình dạy bảo tơi trong suốt q trình học tập.
Tơi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới TS. PhạmThị Ngọc Lan, trưởng bộ môn Kỹ
thuật môi trường, Khoa Môi trường, Trường Đại học Thủy Lợi đã dành rất nhiều thời
gian và tâm huyết hướng dẫn tơi nghiên cứu và hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới lãnh đạo và cán bộ môi trường
của UBND xã Tứ Dân, các cơ sở sản xuất tinh bột dong trong làng nghề và nhân
dân địa phương đã tạo điều kiện cho tơi tìm hiểu, điều tra, khảo sát và nghiên cứu
để có dữ liệu hồn thành bài luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng hồn thành bài luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình
và năng lực của mình, tuy nhiên thời gian và nhiều điều kiện hạn chế khác nên
khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đống góp quý báu
của Quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

NGUYỄN VĂN CHIẾN


LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: NGUYỄN VĂN CHIẾN

Mã số học viên: 1481440301001

Lớp: 21KHMT11
Chun ngành: Khoa học mơi trường


Mã số: 60.85.02

Khóa học: 2014 - 2016
Tôi xin cam đoan quyển luận văn được chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS. Phạm Thị Ngọc Lan với đề tài nghiên cứu trong luận văn “Đánh giá hiện
trạng ô nhiễm và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho làng nghề
tinh bột dong Phương Trù, xã Tứ Dân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên”.
Đây là đề tài nghiên cứu mới, không trùng lặp với các đề tài luận văn nào
trước đây, do đó khơng có sự sao chép của bất kì luận văn nào. Nội dung của luận
văn được thể hiện theo đúng quy định, các nguồn tài liệu, tư liệu nghiên cứu và sử
dụng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn.
Nếu xảy ra vấn đề gì với nơi dung luận văn này, tơi xin chịu hồn tồn trách
nhiệm theo quy định./.

NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN

NGUYỄN VĂN CHIẾN


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ SẢN
XUẤT TINH BỘT DONG Ở VIỆT NAM .................................................................4
1.1. Vai trò và sự phát triển của ngành sản xuất tinh bột dong tại Việt Nam ........4
1.1.1. Về quy mô sản xuất tinh bột dong .......................................................6
1.1.2. Về đặc thù sản xuất ............................................................................7
1.1.3. Các thách thức ....................................................................................7
1.2. Đặc tính chung chất thải ngành sản xuất tinh bột dong ...............................7
1.2.1. Định mức tiêu thụ sản xuất tinh bột dong .........................................7

1.2.2. Khí thải ngành sản xuất tinh bột dong .................................................9
1.2.3. Nước thải ngành sản xuất tinh bột dong ............................................10
1.2.4. Chất thải rắn ngành sản xuất tinh bột dong........................................11
1.3. Các vấn đề ô nhiễm môi trường ngành sản xuất tinh bột dong .....................11
1.3.1. Ơ nhiễm mơi trường khơng khí........................................................112
1.3.2. Ơ nhiễm mơi trường nước ................................................................12
1.3.3. Ơ nhiễm mơi trường đất .....................................................................14
1.3.4. Vấn đề sức khỏe cộng đồng ...............................................................15
1.4. Tình hình nghiên cứu vấn đề ô nhiễm môi trường ngành sản xuất tinh bột dong 17
1.5. Tổng quan khu vực ........................................................................................19
1.5.1. Vị trí địa lý .........................................................................................19
1.5.2. Điều kiện tự nhiên, khí hậu ...............................................................20
1.5.3. Điều kiện kinh tế xã hội ....................................................................22
1.6. Quy trình sản xuất tinh bột dong tại làng nghề Phương Trù .........................26
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG
NGHỀ PHƯƠNG TRÙ .............................................................................................29
2.1. Hiện trạng sản xuất kinh doanh làng nghề.....................................................29
2.1.1. Lao động trong sản xuất bột dong......................................................29
2.1.2. Vốn đầu tư sản xuất ...........................................................................30
2.1.3. Công nghệ sản xuất ............................................................................31
2.2. Khảo sát thực địa hiện trạng môi trường làng nghề ......................................31
2.2.1. Thiết kế phiếu điều tra .......................................................................31
2.2.2. Tổng hợp kết quả điều tra ..................................................................34


2.3. Đánh giá hiện trạng môi trường tại làng nghề Phương Trù ...........................35
2.3.1. Đánh giá hiện trạng môi trường không khí ........................................36
2.3.2. Đánh giá hiện trạng mơi trường đất ...................................................38
2.3.3. Đánh giá hiện trạng môi trường nước ................................................40
2.3.4. Đánh giá hiện trạng thu gom và xử lý nước thải làng nghề ...........45

2.3.5. Đánh giá vấn đề sức khỏe tại làng nghề ............................................48
2.4. Đánh giá hiện trạng quản lý, chấp hành chính sách của làng nghề ...............49
2.4.1. Chính sách bảo vệ môi trường của xã ................................................49
2.4.2. Ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng ..........................................50
2.5. Những tồn tại về ô nhiễm môi trường làng nghề Phương Trù ......................51
2.5.1. Tồn tại về quản lý...............................................................................51
2.5.2. Tồn tại về ý thức người dân ...............................................................52
2.5.3. Tồn tại về mạng thu gom nước thải sản xuất và công nghệ xử lý ô
nhiễm ............................................................................................................53
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TẠI LÀNG
NGHỀ ........................................................................................................................55
3.1. cơ sở đề xuất giải pháp ..................................................................................55
3.2. Giải pháp quản lý ...........................................................................................56
3.2.1. Thể chế chính sách .............................................................................56
3.2.2. Tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng ..........................................58
3.3. Giải pháp kỹ thuật ..........................................................................................60
3.3.1. Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí ........................60
3.3.2. Giải pháp giảm thiểu chất thải rắn .....................................................62
3.3.3. Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước ................................63
3.4. Giải pháp xử lý nước thải làng nghề Phương Trù .........................................65
3.4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ......................................................................65
3.4.2. Lựa chọn cơng nghệ ...........................................................................67
3.4.3. Tính tốn, thiết kế một số thơng số cơ bản ........................................70
KẾT LUẬN ...............................................................................................................75
Tài liệu tham khảo:....................................................................................................77


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Diện tích trồng dong tại các khu vực của Việt Nam 2009 - 2014 ..............4
Bảng 1.2: Sản lượng dong trong các khu vực của Việt Nam 2009 - 2014 .................5

Bảng 1.3: Công suất của một số nhà máy sản xuất tinh bột dong ở Việt Nam...........5
Bảng 1.4: Định mức tiêu thụ đầu vào chế biến tinh bột dong.....................................8
Bảng 1.5: Chất lượng mơi trường khơng khí ở một số làng nghề sản xuất tinh bột
tháng 3 năm 2012 (trung bình 24 giờ) ......................................................................12
Bảng 1.6: Chất lượng nước mặt một số làng nghề sản xuất tinh bột ........................13
Bảng 1.7: Chất lượng nước ngầm làng nghề sản xuất tinh bột .................................13
Bảng 1.8: Tình hình biến động đất đai làng Phương Trù, xã Tứ Dân năm 2013 – 2015
...................................................................................................................................23
Bảng 1.9: Dân số làng nghề Phương Trù, xã Tứ Dân năm 2013 - 2015 ......................24
Bảng 1.10: Quy mô sản xuất tinh bột dong tại làng nghề .......................................26
Bảng 1.11: Hiệu suất nguyên liệu của hoạt động sản xuất bột dong ........................28
Bảng 2.1: Tỷ lệ hộ vay vốn sản xuất .........................................................................30
Bảng 2.2: cơ cấu vốn sản xuất của các hộ sản xuất bột dong ...................................30
Bảng 2.3: Bảng tổng hợp phiếu điều tra đối với hộ gia đình ....................................34
Bảng 2.4: Bảng tổng hợp phiếu điều tra đối với hộ sản xuất ....................................35
Bảng 2.5: Vị trí lấy mẫu chất lượng khơng khí làng nghề Phương Trù....................36
Bảng 2.6: Kết quả phân tích chất lượng khơng khí làng nghề Phương Trù lấy vào
ngày 03/12/2015 (phân tích tại phịng thí nghiệm bộ mơn Địa Sinh Thái – CNMT,
trường đại học Mỏ Địa Chất) ....................................................................................37
Bảng 2.7: Vị trí lấy mẫu môi trường nước làng nghề Phương Trù ...........................40
Bảng 2.8: Chất lượng môi trường nước thải tại một số địa điểm của làng nghề ngày
04/12/2015 (phân tích tại phịng thí nghiệm bộ môn Địa Sinh Thái – CNMT, trường
đại học Mỏ Địa Chất) ................................................................................................41
Bảng 2.9: Chất lượng môi trường nước mặt tại một số địa điểm của làng nghề ngày
04/12/2015 (phân tích tại phịng thí nghiệm bộ mơn Địa Sinh Thái – CNMT, trường
đại học Mỏ Địa Chất) ................................................................................................41
Bảng 2.10: Một số bệnh thường mắc ở làng nghề xã Tứ Dân. .................................48
Bảng 3.1: Bảng giá trị phục vụ tính tốn theo bảng 1.11 tại thôn Phương Đường ...70
Bảng 3.2: Thông số cơ bản hệ thống xử lý nước thải thôn Phương Đường .............74



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Vị trí làng Phương Trù ..............................................................................20
Hình 1.2: Cơng nghệ chế biến tinh bột dong kèm dịng thải ....................................26
Hình 2.1: Lị hơi được sử dụng phổ biến tại làng nghề .........................................38
Hình 2.2: Khí thải tại xưởng trong làng nghề ........................................................38
Hình 2.3: Nước thải xả thẳng ra đất gây ơ nhiễm mơi trường đất ............................39
Hình 2.4: Một số hình ảnh thực tế về hiện trạng ơ nhiễm của làng nghề và quá trình
thực tế lấy mẫu nước thải ..........................................................................................44
Hình 3.1: Sơ đồ quản lý mơi trường tại làng nghề Phương Trù đề xuất .........................57
Hình 3.2: Sơ đồ phương pháp ủ phân vi sinh............................................................62
Hình 3.3: Kích thước đống ủ phân vi sinh ................................................................63
Hình 3.4: Sơ đồ phân luồng dịng thải đề xuất ..........................................................64
Hình 3.5: Mơ hình xử lý nước thải cho làng nghề theo phương án 1 .......................67
Hình 3.6: Mơ hình xử lý nước thải cho làng nghề theo phương án 2 .......................68


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ABR

: Anaerobic Baffled Reactor – phản ứng kỵ khí dạng
vách ngăn

BOD

:Biochemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy sinh hóa

BVMT

: Bảo vệ mơi trường


COD

: Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học

DO

: Dissolved Oxygen - Oxi hịa tan

ĐVT

: Đơn vị tính

HĐND

: Hội đồng nhân dân

HNNCKH

: Hội nghị nghiên cứu khoa học

LVTN

: Luận văn tốt nghiệp

NN

: Nông nghiệp

PTBV


: Phát triển bền vững

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

QH

: Quy hoạch

SP

: Sản phẩm

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TSS

: Total Suspended Solid – Tổng chất rắn lơ lửng.

UASB

: Upflow anearobic sludge blanket - bể xử lý sinh học

dịng chảy ngược qua tầng bùn kỵ khí.

UBND

: Ủy ban nhân dân

VSMT

: Vệ sinh môi trường

VSV

: Vi sinh vật.


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài:
Trong những năm qua, ở nước ta ngành chế biến nông sản thực phẩm nói
chung và sản xuất tinh bột dong nói riêng đã phát triển nhanh cả về số lượng doanh
nghiệp lẫn quy mô sản xuất. Ở vùng châu thổ sông Hồng, sản xuất tinh bột dong
phần lớn ở quy mô nhỏ tại các làng nghề với năng xuất khoảng 1 tấn tinh bột/ ngày.
Tình hình cũng tương tự ở khu vực Nam Bộ. Sản xuất càng phát triển, tình trạng ơ
nhiễm môi trường càng trở nên nghiêm trọng. Nguyên nhân là do hầu hết các làng
nghề sản xuất tinh bột dong phát triển tự phát, thiếu quy hoạch, công nghệ lạc hậu,
thiết bị đơn giản, không đồng bộ, chủ yếu là thủ công nghiệp, tiêu tốn vật tư nguyên
liệu cao. Quy mô sản xuất nhỏ, phân tán. Năng lực quản lý cũng như ý thức của
người lao động trong tiết kiệm vật tư, nguyên liệu và nước còn thấp. Đặc biệt là ý
thức bảo vệ mơi trường cịn yếu. Do đó, ô nhiễm môi trường do sản xuất ảnh hưởng

đáng kể tới chất lượng mơi trường nước, mơi trường khơng khí và sức khỏe cộng
đồng trong khu vực.
Làng nghề sản xuất tinh bột dong Phương Trù, xã Tứ Dân thuộc huyện Khoái
Châu tỉnh Hưng Yên sinh sống chủ yếu từ hoạt động sản xuất chế biến tinh bột
dong, làng hiện có khoảng 53 cơ sở sản xuất chế biến tinh bột dong và tập trung
thành 27 cụm hộ sản xuất lớn. Đây là làng có số hộ sản xuất tinh bột nhiều nhất tại
huyện Khối Châu. Đặc điểm của loại hình sản xuất này là lượng nước thải sinh ra
khá lớn từ 25 - 40 m3/1tấn sản phẩm và nguồn nước thải gây ô nhiễm nghiêm trọng
cho môi trường.
Trước đây, khi quy mơ sản xuất cịn chưa phát triển, phần lớn nước thải sản
xuất tinh bột dong được xả thẳng xuống hệ thống kênh rạch hoặc các khu đất trống
tự thấm nước, nhưng trong nhiều năm gần đây môi trường sống ở làng nghề đã có
những chuyển biến theo chiều hướng đáng lo ngại bởi nước thải tinh bột với lưu
lượng thải lớn, hàm lượng chất hữu cơ quá cao khi chảy ra kênh rạch bốc mùi chua
nồng, nước đỏ hồng. Nước ngấm xuống đất gây ô nhiễm nước ngầm. Nước chảy


2

tràn vào đồng ruộng gây ô nhiễm môi trường đất làm thay đổi đặc tính đất và giảm
năng suất cây trồng.
Chất thải từ sản xuất và chế biến không được xử lý gây ra ô nhiễm môi trường
tại địa bàn làng nghề và các khu vực lân cận. Chất thải làng nghề không chỉ ảnh
hưởng tới chất lượng đất, nước, khí hậu làm ảnh hưởng tới năng suất trồng trọt, mà
nghiêm trọng hơn ơ nhiễm mơi trường cịn gây nguy hiểm cho con người. Trước
những thực trạng ô nhiễm trên, việc nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiện trạng ô
nhiễm và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho làng nghề tinh
bột dong Phương Trù, xã Tứ Dân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên” là phù
hợp và cần thiết.
2. Mục đích của Đề tài:

- Đánh giá mức độ và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường của làng nghề.
- Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đặc
biệt là đề xuất công nghệ xử lý nước thải phù hợp với điều kiện địa phương trong
thời gian tới.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: làng nghề Phương trù, xã Tứ Dân, huyện Khoái Châu,
tỉnh Hưng Yên.
Phạm vi thời gian: căn cứ vào các số liệu điều tra, thu thập được từ năm 2011
– 2015 trên khu vực nghiên cứu và số liệu khảo sát thực địa của học viên.
4. Đối tượng nghiên cứu
Làng Phương Trù, xã Tứ Dân là làng nghề sản xuất tinh bột dong. Các loại
hình sản xuất khác như sản xuất miến dong, sản xuất mạch nha… là khơng có, chăn
ni gia cầm, gia súc trong làng nghề chủ yếu là chăn nuôi lợn, tuy nhiên không
nhiều. Do vậy trong khuôn khổ luận văn, tác giả tập trung vào nghiên cứu vào ảnh
hưởng của các thành phần môi trường tại làng nghề sản xuất tinh bột dong Phương


3

trù, xã Tứ Dân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên và từ đó đề xuất giải pháp giảm
thiểu ơ nhiễm do hoạt động sản xuất tinh bột dong gây ra.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu
- Các nguồn tài liệu và thông tin về làng nghề, bài báo khoa học và luận văn
về hiện trạng ô nhiễm làng nghề tinh bột dong và các giải pháp xử lý nước thải làng
nghề tinh bột dong Phương Trù.
- Thu thập tài liệu về: đặc điểm, tính chất đất, nước, khơng khí, trên địa bàn
làng nghề Phương Trù và nước thải của quá trình sản xuất tinh bột từ củ dong riềng
ở các hệ thống rãnh thải chung.
- Thu thập tài liệu liên quan: các phương pháp giảm thiểu ơ nhiễm đất, nước,

khơng khí, các tài liệu về xử lý nước thải làng nghề tinh bột dong hiện nay; các tài
liệu liên quan đến các làng nghề tinh bột ở Việt Nam cùng những phương pháp
phân tích các chỉ tiêu nước thải, các quy chuẩn Việt Nam.
5.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
- Đi thực tế, khảo sát và phỏng vấn một số hộ sản xuất, lấy mẫu đất, nước,
khơng khí, nước thải tại cống thải chung của cả làng nghề (nước thải hỗn hợp) của
các hộ sản xuất tinh bột từ củ dong riềng.
- Khảo sát thực địa: Khảo sát hiện trạng môi trường nước thải trên địa bàn
làng nghề, môi trường dân cư tại khu vực nghiên cứu, điều tra nguồn thải và các
thông tin liên quan, lập phiếu tham vấn.
- Lấy mẫu đất, nước, khơng khí, nước thải, bảo quản mẫu và vận chuyển về
phịng thí nghiệm.
5.3. Phương pháp so sánh
Các kết quả phân tích và đối chiếu với quy chuẩn để đánh giá hiện trạng ô
nhiễm, mức độ ô nhiễm.


4

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT
TINH BỘT DONG Ở VIỆT NAM
1.1. Vai trò và sự phát triển của ngành sản xuất tinh bột dong tại Việt Nam
Dong riềng là một trong những cây lương thực quan trọng tại Việt Nam. Việt
Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong lai tạo và nhân giống dong. Điều đó có được là
do đã tuyển chọn và nhân rộng giống dong riềng lai có năng suất và hàm lượng tinh
bột cao. Năng suất và sản lượng dong riềng của nhiều tỉnh đã tăng lên gấp đôi do
trồng các giống mới và áp dụng kỹ thuật canh tác thích hợp, bền vững. Thị trường
xuất khẩu chính của Việt Nam là Trung Quốc, Đài Loan. Cùng với diện tích được
mở rộng, sản lượng cũng như năng suất tinh bột dong được sản xuất cũng tăng lên

theo thời gian.
Bảng 1.1: Diện tích trồng dong tại các khu vực của Việt Nam 2009 - 2014
Đơn vị: 1.000 ha
Khu vực

2009 2010 2011 2012 2013 2014

Đồng bằng sơng hồng

9,9

Trung du và miền núi phía Bắc

83,8 133,0 140,3 151,2 168,8 170,0

Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung

82,1

89,4

Tây Nguyên

38,0

89,4 125,9 129,9 150,1 150,0

Đông Nam Bộ

16,1


98,8 100,9 102,9 113,5 115,0

Đồng bằng sông Cửu Long

7,7

6,4

Cả nước

8,5

8,4

93,7

6,0

8,8

7,9

7,9

96,5 110,0 110,0

6,2

7,4


7,5

237,6 425,5 475,2 495,5 557,7 560,4

[4]
Diện tích trồng dong ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc chiếm cao nhất
trên cả nước. Tổng diện tích trồng dong tại 4 vùng: Trung du và miền núi phía Bắc,
vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên chiếm
khoảng 80% diện tích trồng dong cả nước.


5

Bảng 1.2: Sản lượng dong trong các khu vực của Việt Nam 2009 - 2014
Đơn vị: 1.000 tấn
Khu vực

2009

2010

2011

2012

2013

2014


Đồng bằng sơng hồng

87,9

92,4

93,7

102,9

102,1

105,5

Trung du miền núi phía Bắc

645,9

1.855

2.167

2.359

2.808

2.810

Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung


678,5

986,8

1.070

1.132

1.328

1.330

Tây Nguyên

351,5

1.446

2.058

2.090

2.356

2.400

Đông Nam Bộ

154,3


2.270

2.327

2.434

2.694

2.700

Đồng bằng sông Cửu Long

68,2

64,0

72,9

106,8

110,0

Cả nước

1.986

6.716

64,2
7.782,

5

8.192

9.395

9.455

[4]

Với khoảng 2 ÷ 4 triệu tấn bột dong xuất khẩu kể từ năm 2009 - 2014, Việt nam
đang dần trở thành là nước xuất khẩu lớn thứ hai trên Thế Giới chỉ sau Thái Lan.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính mặt hàng tinh bột dong của Việt Nam,
chiếm hơn 90% kim ngạch. Tiếp theo là Hàn Quốc chiếm 5,5%, Đài Loan 2%... [4].
Ngành công nghiệp chế biến dong có tính thời vụ, thường bắt đầu từ tháng 9
và kết thúc vào tháng 4 năm sau. Các cơ sở sản xuất tinh bột dong quy mô công
nghiệp ở nước ta chủ yếu tập trung ở các tỉnh phía Nam, Tây Nguyên và một số tỉnh
miền núi phía Bắc như Lào Cai, n Bái, Vĩnh Phúc, Hồ Bình... [4].
Bảng 1.3: Cơng suất của một số nhà máy sản xuất tinh bột dong ở Việt Nam
TT

Tên nhà máy

Công suất (tấn
SP/ngày)

1 Nhà máy An Giang

60


2 Nhà máy Quảng Ngãi

50

3 Nhà máy Quảng Nam

50

4 Công ty vật tư tổng hợp Thanh Hố

60

5 Cơng ty chế biến lâm nơng sản n Bái

50

6 Nhà máy chế biến tinh bột Yên Bình

160


6

TT

Tên nhà máy

Công suất (tấn
SP/ngày)


7 Nhà máy chế biến tinh bột Lào Cai

80

8 Nhà máy tinh bột Phú Thọ

50

9 Nhà máy Toàn Năng - Tây Ninh

70

10 Nhà máy sản xuất tinh bột Đắk Lắk

80

11 Công ty liên doanh TAPIOCA Việt Nam

165

[4]
1.1.1. Về quy mô sản xuất tinh bột dong
Việt Nam hiện tồn tại 3 loại quy mô sản xuất tinh bột dong điển hình sau:
1. Quy mơ nhỏ (hộ và liên hộ): Đây là quy mơ có cơng suất 0,5 - 10 tấn tinh
bột sản phẩm/ ngày. Số cơ sở chế biến quy mô nhỏ chiếm 70 - 74%. Công nghệ thủ
công, thiết bị tự tạo hoặc do các cơ sở cơ khí địa phương chế tạo. Hiệu suất thu hồi
và chất lượng tinh bột không cao [4].
2. Quy mô vừa: Đây là các doanh nghiệp có cơng suất dưới 50 tấn tinh bột sản
phẩm/ ngày. Số cơ sở chế biến quy mô vừa chiếm 16 - 20%. Đa phần các cơ sở đều
sử dụng thiết bị chế tạo trong nước nhưng có khả năng tạo ra sản phẩm có chất

lượng không thua kém các cơ sở nhập thiết bị của nước ngồi [4].
3. Quy mơ lớn: Nhóm này gồm các doanh nghiệp có cơng suất trên 50 tấn tinh
bột sản phẩm/ ngày. Số cơ sở chế biến quy mô lớn chiếm khoảng 10% tổng số các
cơ sở chế biến cả nước với công nghệ, thiết bị nhập từ Châu Âu, Trung Quốc, Thái
Lan. Đó là cơng nghệ tiên tiến hơn, có hiệu suất thu hồi sản phẩm cao hơn, đạt chất
lượng sản phẩm cao hơn, và sử dụng ít nước hơn so với công nghệ trong nước.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, khoảng 40 - 45% sản lượng dong riềng
dành cho chế biến quy mô lớn, hay cịn gọi là quy mơ cơng nghiệp, 40 - 45% sản
lượng sắn dành cho chế biến tinh bột ở quy mô nhỏ và vừa, dùng để sản xuất các
sản phẩm khô, chế biến thức ăn chăn nuôi và 10 - 15% dùng cho ăn tươi và sử dụng
cho các nhu cầu khác [4].


7

1.1.2. Về đặc thù sản xuất
Ở vùng Đông Nam Bộ có điều kiện thuận lợi về nhiệt độ cho phát triển cây
dong nên các nhà máy chế biến tinh bột hiện nay có thể sản xuất được 2 vụ.
Riêng các nhà máy chế biến tại Tây Ninh có thời gian chế biến kéo dài 330 ngày/
năm. Thời gian sản xuất trong năm của các nhà máy khác khoảng 200 ngày [12].
Nhu cầu nguyên liệu dong tươi là: 5.360.000 tấn dong tươi/ năm, chiếm
69,48% sản lượng dong hiện có. Trong khi đó sản lượng dong hàng năm dành
làm lương thực cho người và cho chăn ni khoảng 3.000.000 tấn. Vì vậy, với
sản lượng dong 7.700.000 tấn sắn/ năm, nhiều nhà máy chế biến tinh bột dong bị
thiếu nguyên liệu [12].
1.1.3. Các thách thức
Ngoài vấn đề về nguyên liệu, hiện tại các doanh nghiệp sản xuất tinh bột
dong đang đối mặt với thách thức lớn nhất về ô nhiễm môi trường và suy thối
đất trồng dong. Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra các hướng dẫn
về thực hiện quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu dong và sản xuất tinh bột

dong đảm bảo phát triển bền vững trước mắt và lâu dài.
1.2. Đặc tính chung chất thải ngành sản xuất tinh bột dong
1.2.1. Định mức tiêu thụ sản xuất tinh bột dong
Quá trình chế biến tinh bột dong sử dụng các đầu vào chính gồm củ dong
tươi, nước để rửa, năng lượng điện để chạy máy, nhiệt nóng để sấy (thường sinh
ra từ lị dầu) và hóa chất để tẩy trắng. Nước sử dụng yêu cầu đạt pH trong
khoảng 5 - 6. Định mức tiêu thụ nguyên, nhiên, vật liệu của một số nhà máy sản
xuất tinh bột dong của Việt Nam và các nước trong khu vực được thể hiện trong
bảng sau:


8

Bảng 1.4: Định mức tiêu thụ đầu vào chế biến tinh bột dong
Đầu vào

Đơn vị

Việt Nam

Các nước khác

1. Củ dong tươi

tấn/ tấn SP

3,67- 5,00

3,5 - 4


2. Nước

m / tấn SP

25- 40

24-30

3. Phèn chua

kg/ tấn SP

0,08- 0,09

0,066 – 0,08

4. Lưu huỳnh

kg/ tấn SP

2- 2,78

2,0 - 2,2

5.1. Dầu FO

tấn/ tấn SP

0,03-0,05


0,03 - 0,04

5.2.Than cám

tấn/ tấn SP

0,6- 0,8

0,5 – 0,7

Kwh/ tấn SP

175- 180

120-130

cái

15 - 20

15 - 20

3

5. Năng lượng

5.3. Điện
6. Bao bì

[3]

Trung bình từ 100kg củ dong có hàm lượng bột 25% trở lên sẽ thu được ít
nhất 25 kg tinh bột thương phẩm loại 1 có độ ẩm 12%. Trong q trình sản xuất tinh
bột dong, tùy theo quy mô sản xuất và cơng nghệ sản xuất khác nhau sẽ có nhu cầu
nguyên, nhiên liệu, năng lượng khác nhau [3].
Ở quy mô sản xuất nhỏ thường tiêu thụ một khối lượng nước lớn. Nước phục
vụ cho sản xuất chủ yếu là nước giếng khoan và một phần là giếng đào; nhiều hộ
sản xuất sử dụng nước không qua xử lý sơ bộ. Đơi khi nước sản xuất cịn được lấy
từ ao, giếng đào…khơng đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm. Nhu cầu sử dụng
nước rất lớn: Định mức nước thải cho 1 tấn ngun liệu khoảng 5 ÷ 5,5m3. Trong
đó nước cấp cho công đoạn rửa củ 15%, lọc tách bã 50%, rửa trắng bột 30% và 5%
cho rửa bể chứa, thiết bị. Ở quy mô công nghiệp, các công đoạn được cơ khí hố và
tự động hố hầu như hồn toàn, cho nên tận dụng được tối đa các nguyên vật liệu.
Nước sử dụng cho sản xuất có thể tuần hoàn một phần hoặc toàn bộ nước tách bột
đưa lên làm nước rửa củ [3].


9

1.2.2. Khí thải ngành sản xuất tinh bột dong
Các nguồn sinh ra phát thải dạng khí gồm:
- Bã thải rắn khi ủ thành đống để lâu, hồ xử lý nước thải yếm khí: sinh khí
H 2 S, NH 3 ;
- Lị hơi, phương tiện chun chở: sinh khí NO x , SO x , CO, CO 2 , HC;
- Khu vực sấy và đóng bao có nhiều bụi tinh bột dong;
- Kho bãi chứa nguyên liệu củ dong tươi có bụi đất cát, vi sinh vật;
- Bãi nhập nguyên liệu, than, dây chuyền nạp liệu, kho chứa nguyên liệu có
bụi đất cát;
Ngồi ra, gầu tải, máy xát trống, máy bóc vỏ, máy sấy tinh bột, máy phát điện,
quạt gió, xe vận tải... gây tiếng ồn. Sản xuất tinh bột dong ở quy mơ cơng nghiệp
thường có lị cấp nhiệt cho q trình sấy khơ. Do vậy, khí ơ nhiễm có thể phát sinh

do quá trình đốt dầu, than cám hay than đá với thành phần chính gồm CO, CO 2 ,
NO x , SO x , C x H y , muội, bụi…Ngoài ra để tẩy trắng tinh bột ở quy mơ sản xuất lớn
có thể có lị đốt lưu huỳnh tạo sunfua quá trình này làm phát sinh SO 2 .
Bên cạnh khí thải của lị hơi, một vấn đề khí thải khác của nhà máy sản xuất
tinh bột dong là mùi hôi. Mùi hôi phát sinh do các chất hữu cơ có trong chất thải
rắn, nước thải tồn đọng trong hệ thống thu gom bị phân hủy là nguồn gây ơ nhiễm
mơi trường khơng khí ở các cơ sở sản xuất, chế biến tinh bột. Quá trình phân hủy
yếm khí tạo ra các chất khí độc hại như H 2 S, CH 4 , NH 3 , khí indol, scatol…
Bụi phát sinh cho hoạt động của các phương tiện giao thơng ra vào nhà máy,
trong q trình xe chạy và bốc xếp nguyên liệu, sản phẩm cũng gây ô nhiễm bụi cho
khu vực xung quanh nhà máy hay phát sinh từ q trình sàng, sấy, đóng gói tinh
bột. Bụi phát sinh từ khu vực tập kết nguyên liệu và đóng bao thành phẩm lượng
tinh bột này thu lại để tái sử dụng, ngồi ra cịn có ơ nhiễm tiếng ồn từ các máy rửa,
máy nghiền, máy ly tâm...


10

1.2.3. Nước thải ngành sản xuất tinh bột dong
Quá trình sản xuất tinh bột dong là một quy trình cơng nghệ có nhu cầu sử
dụng nước khá lớn khoảng 25 – 40 m3/tấn sản phẩm, tuỳ thuộc vào công nghệ khác
nhau. Lượng nước thải từ quá trình này chiếm 80 – 90% tổng lượng nước sử dụng.
Nước thải từ công đoạn rửa củ và tinh chế bột là hai nguồn gây ơ nhiễm chính trong
cơng nghệ chế biến tinh bột dong.
- Nước thải từ cơng đoạn rửa củ và bóc vỏ chiếm khoảng 30% tổng lượng
nước sử dụng chứa chủ yếu là: cát, sạn, hàm lượng hữu cơ không cao, pH ít biến
động khoảng 6,5 – 6,8 [12].
- Nước thải từ cơng đoạn tinh chế bột có hàm lượng ơ nhiễm chất hữu cơ cao
(COD: 10.000 – 13.000mg/l; BOD: 4.000 – 9.000mg/l), hàm lượng cặn lơ lửng, cặn
khó chuyển hố lớn (gồm xơ mịn, pectin và các cặn không tan khác), pH = 5,7 – 6;

lượng nước này chiếm khoảng 60% [12].
- Ngồi hai nguồn ơ nhiễm trên cịn có khoảng 10% nước thải từ quá trình rửa
sàng, thiết bị, từ sinh hoạt...Nước thải loại này có COD khoảng 2.000 – 2.500 mg/l;
BOD khoảng 400 – 500mg/l.
Nhìn chung, nước thải được sinh ra từ các cơng đoạn sản xuất chính sau đây:
- Mài củ, ép bã: chứa một hàm lượng lớn alcaloid, antoxian, protein,
xenluloza, pectin, đường và tinh bột. Đây là nguồn chính gây ơ nhiễm nước thải,
thường dao động trong khoảng 20 – 25m3/ tấn nguyên liệu, có chứa SS, BOD, COD
ở mức rất cao.
- Lắng trích ly: chứa tinh bột, xenluloza, protein thực vật, lignin, do đó có SS,
BOD, COD rất cao, pH thấp.
- Rửa máy móc, thiết bị, vệ sinh nhà xưởng: có chứa dầu máy, SS, BOD.


11

- Nước thải sinh hoạt (bao gồm nước thải từ nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh)
chứa các chất cặn bã, SS, BOD, COD, các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật…
- Nước mưa chảy tràn qua khu vực nhà máy cuốn theo các chất cặn bã, rác, bụi.
1.2.4. Chất thải rắn ngành sản xuất tinh bột dong
Chất thải rắn sinh ra trong quá trình sản xuất chủ yếu bao gồm:
- Vỏ củ, chiếm khoảng 2 ÷ 3% lượng dong củ tươi, được loại bỏ ngay từ khâu
bóc vỏ. Phế liệu này ở dạng khơ hoặc ướt có thể được sử dụng làm thức ăn gia súc
hoặc làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ.
- Xơ và bã dong thu được sau khi đã lọc hết tinh bột, thường xuyên chiếm 15
÷ 20% khối lượng dong củ tươi. Xơ và bã dong sau khi trích ly được tách nước làm
thức ăn gia súc, thức ăn cho cá, sản xuất phân bón, giá thể trồng nấm.
- Bột đen và mủ dong chiếm khoảng 3,5 ÷ 5% khối lượng dong củ tươi. Bột
đen và mủ được tách ra từ dịch sữa, có hàm lượng chất hữu cơ cao (1,5 ÷ 2,0%) và
xơ (12,8 ÷ 14,5%) dễ phân hủy sinh học nên gây mùi rất khó chịu. Ở nhiều doanh

nghiệp bột đen thường thu dưới dạng ướt. Lượng tinh bột chứa trong bột đen là 51,8
÷ 63,0% được sử dụng làm thức ăn gia súc, thức ăn cho cá [12].
1.3. Các vấn đề ô nhiễm môi trường ngành sản xuất tinh bột dong
Chất thải từ ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nói chung và ngành cơng
nghiệp sản xuất tinh bột dong nói riêng ln là vấn đề bức xúc của mỗi quốc gia,
không chỉ ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, khơng khí, gây mất mỹ quan khu
vực xung quanh mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của cộng đồng. Công
nghệ sản xuất tinh bột sắn làm phát sinh cả ba dạng chất thải: Khí thải, nước thải,
chất thải rắn.
1.3.1. Ơ nhiễm mơi trường khơng khí
Khí thải trong nhà máy sản xuất tinh bột dong phải kể đến là các hợp chất SO x
từ quá trình tẩy rửa dùng nước SO 2 , dung dịch NaHSO 3 , CO 2 từ quá trình đốt nhiên


12

liệu, các loại khí NH 3 , indon, scaton, H 2 S, CH 4 từ các quá trình lên men yếm
khí và hiếu khí các hợp chất hữu cơ như tinh bột, đường, protein trong nước
thải, bã thải. Các báo cáo phân tích mơi trường trong sản xuất tinh bột dong cho
thấy vấn đề ơ nhiễm mơi trường khơng khí cần quan tâm là các khí độc, mùi và
bụi tinh bột.
Bảng 1.5: Chất lượng mơi trường khơng khí ở một số làng nghề sản xuất tinh bột
tháng 3 năm 2012 (trung bình 24 giờ)
Đơn vị tính: mg/m3
Dương Liễu Tân Hịa
(Hồi Đức) (Quốc Oai
0,28
0,11

Bình Minh

(Đồng Nai)
0,31

TT

Chỉ tiêu

1

Bụi

2

NO 2

0,009

0,0078

0,01

0,1

3

SO 2

0,063

0,097


0,01

0,5

4

CO

3,96

4,12

3,01

-

5

NH 3

0,221

0,112

0,09

0,125

6


H2S

0,32

0,26

0,32

-

QCVN05:2013/BTNMT
0,2

[4]
Hầu hết các chỉ tiêu chất lượng mơi trường khơng khí cịn ở mức cho phép.
Tuy nhiên, ở cả 3 làng nghề, vẫn có một số chỉ tiêu vượt quá quy chuẩn cho
phép. Cụ thể như chỉ tiêu bụi (vượt quá 1,4 – 1,5 lần Quy chuẩn cho phép), NH 3
tại làng nghề Dương Liễu vượt quá 1,7 lần Quy chuẩn cho phép.
1.3.2. Ơ nhiễm mơi trường nước
Nhìn chung, sản xuất tinh bột tác động rõ rệt đến chất lượng nước mặt và
nước ngầm ở các làng nghề. Nước thải cống chung có độ ơ nhiễm cao đã làm
chất lượng nước mặt và nước ngầm có các chỉ tiêu COD đều lớn hơn Quy chuẩn
cho phép.
Hàm lượng tổng nitơ tương đối cao trong nước mặt ở Dương Liễu có thể là
nguyên nhân gây bùng nổ tảo trong nước mặt.


13


Bảng 1.6: Chất lượng nước mặt một số làng nghề sản xuất tinh bột
TT

Chỉ tiêu

1

pH

2

Nhiệt độ

3

Đơn vị

QCVN
Dương Liễu Tân Hòa Bình Minh
08:2008/BTNMT
(Hồi Đức) (Quốc Oai) (Đồng Nai)
cột B1
7,5

6,75

6,9

5,5 – 9


C

27,0

28,5

30,5

-

COD

mg/l

55

36,7

59,8

30

4

BOD 5

mg/l

12


12,0

23,1

15

5

SS

mg/l

68

52,0

47,0

50

6

NH 4 +-N

mg/l

0,6

1,46


1,12

0,5

mg/l

0,12

0,23

0,20

0,3

MPN/100ml

12.300

13.460

11.175

10.000

7 Phôtpho tổng
8

Coliform

o


[4]
Đáng chú ý là ở cả 3 làng nghề chỉ tiêu coliform chất lượng nước ngầm đều vượt
Quy chuẩn cho phép. Có hiện tượng này là do nước ngầm đã bị nhiễm nước thải sinh hoạt,
do giếng chỉ ở độ sâu 16m. Ngoài ra các chỉ tiêu COD vượt quá 1,8 – 2 lần Quy chuẩn cho
phép, BOD5 làng nghề Bình Minh vượt quá 1,5 lần Quy chuẩn cho phép, NH4+ - N vượt
quá 4 – 6,5 lần Quy chuẩn cho phép.
Bảng 1.7: Chất lượng nước ngầm làng nghề sản xuất tinh bột
TT

Chỉ tiêu

1

pH

2

COD

3

Đơn vị

Dương Liễu Tân Hịa Bình Minh
QCVN
(Hồi Đưc) (Quốc Oai) (Đồng Nai) 09:2011/BTNMT
7,2

6,1


6,9

5,5 – 8,5

mg/l

32

28

21

4

BOD 5

mg/l

5

-

-

-

4

SS


mg/l

15

80

22

-

5

NH 4 + - N

mg/l

4,0

2,36

3,2

0,1

mg/l

0,14

0,4


0,2

-

mg CaCO 3 /l

326

256

297

500

6 Phôtpho tổng
7

Độ cứng

[4]


×