LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Somlay LATHAVANE, tôi xin cam đoan đề tài luận văn của tôi là
do tôi làm.Những kết quả nghiên cứu là trung thực. Trong quá trình làm tơi có
tham khảo các tài liệu liên quan nhằm khẳng định thêm sự tin cậy và cấp thiết
của đề tài. Các tài liệu trích dẫn rõ nguồn gốc và các tài liệu tham khảo được
thống kê chi tiết. Những nội dung và kết quả trình bày trong luận văn là trung
thực, nếu vi phạm tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2018
Tác giả
Somlay LATHAVANE
i
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, dưới sự hướng dẫn tận tình của
PGS.TS. Nguyễn Thị Hằng Nga và được sự ủng hộ động viên của gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, tác giả đã hoàn thành đề tài:
“Nghiên cứu kỹ thuật sử dụng nước thải sinh hoạt để tưới cho cây trồng”.
Trong quá trình làm luận văn, tác giả đã có cơ hội học hỏi và tích lũy thêm được
nhiều kiến thức và kinh nghiệp quý báu phục vụ cho cơng việc của mình.
Tuy nhiên do thời gian có hạn, trình độ cịn hạn chế, số liệu và công tác xử lý số
liệu với khối lượng lớn những thiếu sót của luận văn là khơng thể tránh khỏi. Do đó,
tác giả rất mong tiếp tục nhận được sự chỉ bảo giúp đỡ của các thầy cô giáo cũng như
những ý kiến đóng góp của bạn bè và đồng nghiệp.
Qua đây tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị
Hằng Nga, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và cung cấp những tài liệu,
thông tin cần thiết cho tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin trân trọng cảm Trường Đại Học Thủy Lợi, các thầy giáo, cô giáo
Khoa kỹ thuật tài nguyên nước, các thầy cô giáo các bộ môn đã truyền đạt những kiến
thức chun mơn trong suốt q trình học tập.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
đã động viên, giúp đỡ và khích lệ tác giả trong suốt q trình học tập và hoàn thành
luận văn.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2018
Tác giả
Somlay LATHAVANH
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………………………………....i
LỜI CẢM ƠN ……………………………………………………………………….………...ii
DANH MỤC HÌNH………………………………………………………….………………..vi
DANH MỤC BẢNG ………………………………………………………………………...vii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT………………………………………………………………………..ix
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................................... 1
2. Mục đích của đề tài ............................................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 2
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 2
4.1. Cách tiếp cận ............................................................................................................ 2
4.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 3
4.2.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu và lấy mẫu nước thải.......................... 3
4.2.2. Phương pháp thí nghiệm trong phịng thí nghiệm .......................................... 3
4.2.3. Phương pháp phân tích các thơng số trong phịng thí nghiệm ....................... 3
4.2.4. Phương pháp đánh giá và xử lý số liệu ........................................................... 3
CHƯƠNG I. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN ......................................................................... 4
1. Tổng quan về nước thải sinh hoạt ..................................................................................... 4
1.1. Thành phần và tính chất của nước thải sinh hoạt .................................................... 4
1.2. Hiện trạng nước thải sinh hoạt ở Việt Nam ............................................................. 7
1.2.1. Hiện trạng ô nhiễm nước thải sinh hoạt tại Việt Nam .................................... 7
1.2.2. Tình hình xử lý nước thải sinh hoạt tại Việt Nam .......................................... 8
1.3. Hiện trạng nước thải tại Lào .................................................................................... 9
1.3.1. Nước thải từ hộ gia đình: .............................................................................. 10
1.3.2. Nước thải từ cơng nghiệp và các ngành dịch vụ khác .................................. 11
1.3.3. Chất lượng nước tại kênh rạch và sông ở đô thị ........................................... 11
2. Tổng quan về một số kỹ thuật xử lý nước thải sinh hoạt .............................................. 12
2.1. Xử lý cơ học ............................................................................................................ 12
iii
2.2. Xử lý sinh học ......................................................................................................... 13
2.3.Công nghệ Phản ứng kỵ khí dạng vách ngăn ABR (Anaerobic Baffled Reactor) ... 13
2.4. Hệ thống xử lý nước thải bằng hồ sinh vật kết hợp nuôi cá................................... 14
2.5. Xử lý nước thải bằng thực vật ................................................................................ 15
3. Các chức năng của đất và các ứng dụng trong xử lý nước thải...................................16
3.1 Chức năng xử lý chất ô nhiễm của đất .................................................................... 16
3.2. Tiềm năng đất kết vón đá ong và các ứng dụng trong XLNT ở Lào ...................... 20
4. Nhu cầu dinh dưỡng của một số cây trồng ngắn ngày ..................................................23
4.1. Nhu cầu dinh dưỡng cho lúa .................................................................................. 23
4.1.1. Nhu cầu dinh dưỡng cho lúa địa phương ..................................................... 24
4.1.2. Nhu cầu dinh dưỡng cho giống lúa cải tiến .................................................. 24
4.1.3. Nhu cầu dinh dưỡng cho giống lúa lai ......................................................... 26
4.2. Nhu cầu dinh dưỡng cho ngô ................................................................................. 27
4.3. Nhu cầu dinh dưỡng cho rau .................................................................................. 28
5. Các nghiên cứu về sử dụng nước thải để tưới cho cây trồng .......................................29
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................35
1. Vật liệu: ...............................................................................................................................35
1.1 Cơ sở lựa chọn vật liệu………………………………………………………………… 35
1.1.1 Đất kết von đá ong (Laterite soil) ........................................................................ 35
1.1.2. Than hoạt tính ..................................................................................................... 35
1.1.3. Đá vôi .................................................................................................................. 35
1.1.4. Zeolite:……………………………………………………………………………………………………………………… 35
1.2 Vật liệu sử dụng trong nghiên cứu………………………………………………..35
2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................37
2.1 Cơ sở xếp lớp hỗn hợp vật liệu
2.2 Bố trí thí nghiệm xử lý nước thải (mơ hình phịng thí nghiệm) ............................... 37
2.3. Phân tích thống kê .................................................................................................. 40
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................................41
1. Yêu cầu về chất lượng nước của một số loại cây trồng ...............................................41
1.1. Chất lượng nước tưới rau (Tiêu chuẩn VietGap) .................................................. 41
1.2. Chất lượng nước tưới cho lúa và ngô .................................................................... 42
iv
2. Kết quả xử lý nước thải tái sử dụng ................................................................................ 43
2.1. Lấy mẫu nước thí nghiệm ....................................................................................... 43
2.2. Kết quả phân tích chất lượng nước thải đầu vào ................................................... 44
2.3. Kết quả thí nghiệm xử lý nước tái sử dụng............................................................. 48
2.3.1. Thay đổi pH của nước thải ........................................................................... 48
2.3.2. Chất hữu cơ nền COD .................................................................................. 49
2.3.3. BOD5 ............................................................................................................. 50
2.3.4. Nồng độ PO43- ............................................................................................... 51
2.3.5. Thay đổi độ đục trong nước .......................................................................... 52
2.3.6. Tổng Nitơ (TN) ............................................................................................. 53
2.3.7. Tổng carbon hữu cơ (TOC) .......................................................................... 54
2.3.8. Tổng chất rắn hòa tan (TDS) ........................................................................ 55
2.3.9. Độ dẫn (EC) .................................................................................................. 56
2.3.10. Độ mặn ........................................................................................................ 57
2.3.11. Thay đổi nồng độ Amoni (NH4+)................................................................ 58
2.3.12. Kim loại nặng ............................................................................................. 59
2.3.13.Tổng vi sinh: ................................................................................................ 60
3. Đánh giá chất lượng nước sau xử lý để tưới cho cây trồng ......................................... 61
3.1.Đánh giá chất lượng nước sau xử lý để tưới cho rau(theo tiêu chuẩn Việt Gap) ... 61
3.2.Đánh giá chất lượng nước sau xử lý để tưới lúa và cây trồng cạn (ngô, đậutương,
lạc) ................................................................................................................................. 62
4. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải để tưới cây trồng ................................................... 62
4.1. Hiệu quả sử dụng phân bón.................................................................................... 62
4.2. Hiệu quả bảo vệ môi trường ................................................................................... 66
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 68
1. Kết luận ............................................................................................................................... 68
2. Kiến nghị ............................................................................................................................. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 70
v
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1. 1. Thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt ................................ 7
Hình 1.2. Xử lý nước thải thải theo công nghệ ABR .................................................... 14
Hình 1.3. Hệ thống xử lý nước thải bằng hồ sinh vật kết hợp ni cá.......................... 14
Hình 1.4. Hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ bãi lọc trồng cây ........................ 14
Hình 1.5. Mơ hình xử lýnước thải bằng thực vật tại Bắc Ninh ..................................... 15
Hình 1.6. Cấu trúc khơng gian tinh thể Montmorillonit ............................................... 18
Hình 1.7. Cấu trúc khơng gian tinh thể Boehmit .......................................................... 19
Hình 1. 8. Bản đồ phân bố các bazan kỷ thứ ba (vùng màu xám) ở vùng lân cận của
Đông Dương (sửa đổi sau bởi Barr & MacDonald, 1981) ............................................ 21
Hình 1. 9. Mẫu đất kết vón đá ong tại Lào .................................................................... 21
Hình 1. 10.Sơ đồ cấu tạo hệ thống xếp lớp đa tầng ...................................................... 22
Hình 2. 1.Hình vẽ cột bố trí thí nghiệm ........................................................................ 38
Hình 2. 2. Sơ đồ kỹ thuật xếp lớp đất của hệ thống xử lý nước thải. ............................ 39
Hình 2.3. Sơ đồ thiết kế thí nghiệm xử lý nước thải ..................................................... 39
Hình 3. 1.Giá trị và hiệu suất xử lý pH của nước thải qua mơ hình ............................. 48
Hình 3.2.Giá trị và hiệu suất xử lý COD của nước thải qua mơ hình ........................... 49
Hình 3.3. Giá trị và hiệu suất xử lý BOD của nước thải qua mô hình .......................... 50
Hình 3.4.Giá trị và hiệu suất xử lý phốt phát của nước thải qua mơ hình .................... 51
Hình 3.5.Giá trị và hiệu suất xử lý độ đục của nước thải qua mơ hình ......................... 52
Hình 3.6.Giá trị và hiệu suất xử lý TN của nước thải qua mô hình .............................. 53
Hình 3.7.Giá trị và hiệu suất xử lý TOC của nước thải qua mơ hình ........................... 54
Hình 3.8.Giá trị và hiệu suất xử lý TDS của nước thải qua mơ hình ............................ 55
Hình 3.9.Giá trị và hiệu suất xử lý EC của nước thải qua mơ hình .............................. 56
Hình 3.10.Giá trị và hiệu suất xử lý độ mặn của nước thải qua mơ hình ..................... 57
Hình 3.11.Giá trị và hiệu suất xử lý NH4+ của nước thải qua mơ hình ......................... 58
Hình 3.12.Sự thay đổi nồng độ As của nước thải trước và sau khi xử lý (mg/L) ......... 59
Hình 3.13.Sự thay đổi nồng độ Cd của nước thải trước và sau khi xử lý (mg/L) ......... 60
Hình 3.14.Sự thay đổi Fe.coli của nước thải trước và sau khi xử lý (MPN/100mL) .... 61
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1. Lượng chất bẩn một người trong một ngày xả vào hệ thống thoát nước ....... 5
Bảng 1. 2. Thành phần và nồng độ ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt ........................... 6
Bảng 1. 3. Khối lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt, (g/người. ngày) ........... 7
Bảng 1. 4. Nồng độ BOD5trong nước thải. .................................................................. 12
Bảng 1. 5. Tổng Coliform trong nước thải. ................................................................... 12
Bảng 1. 6. Các thời kỳ bón phân của lúa địa phương .................................................... 24
Bảng 1. 7. Các thời kỳ bón phân của lúa cải tiến dưới 95 ngày .................................... 25
Bảng 1. 8. Các thời kỳ bón phân của lúa cải tiến trên 95 ngày ..................................... 25
Bảng 1. 9. Các thời kỳ bón phân cho giống lúa lai dưới 95 ngày ................................. 26
Bảng 1. 10. Các thời kỳ bón phân cho giống lúa lai trên 95 ngày ................................ 26
Bảng 1.11.Công thức bón phân cho ngơ ....................................................................... 27
Bảng 2. 1. Thành phần khoáng vật học của đá ong ....................................................... 36
Bảng 2. 2. Nhận diện khoáng vật học của các mẫu vật liệu .......................................... 37
Bảng 2.3.Phương pháp phân tích mẫu nước.................................................................. 40
Bảng 3. 1. Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước dùng cho tưới rau ............... 41
Bảng 3. 2.Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước dùng cho tưới lúa và ngô
(QCVN 39:2011/BTNMT) ............................................................................................ 42
Bảng 3. 3. Thời gian và điều kiện ngoại cảnh khi lấy mẫu ........................................... 43
Bảng 3. 4.Chất lượng nước thải qua các lần thu thập mẫu ............................................ 44
Bảng 3. 5.Sự thay đổi độ pH của nước thải trước và sau khi xử lý............................... 48
Bảng 3.6.Sự thay đổi nồng độ COD của nước thải trước và sau khi xử lý (mg/L) ....... 49
Bảng 3.7.Sự thay đổi BOD của nước thải trước và sau khi xử lý (mg/L) ..................... 50
Bảng 3.8.Sự thay đổi nồng độ PO43-của nước thải trước và sau khi xử lý (mg/L) ....... 51
Bảng 3.9.Sự thay đổi độ đục của nước thải trước và sau khi xử lý (NTU) ................... 52
Bảng 3.10.Sự thay đổi nồng độ TN của nước thải trước và sau khi xử lý (mg/L) ........ 53
Bảng 3.11.Sự thay đổi nồng độ TOC của nước thải trước và sau khi xử lý (mg/L) ..... 54
Bảng 3.12.Sự thay đổi nồng độ TDS của nước thải trước và sau khi xử lý (mg/L) ..... 55
Bảng 3.13.Sự thay đổi độ dẫn của nước thải trước và sau khi xử lý (ms/cm) .............. 56
Bảng 3.14.Sự thay đổi độ mặn của nước thải trước và sau khi xử lý (%)..................... 57
Bảng 3.15.Sự thay đổi nồng độ NH4+của nước thải trước và sau khi xử lý (mg/L) ..... 58
vii
Bảng 3.16.Sự thay đổi nồng độ As của nước thải trước và sau khi xử lý (mg/L) ........ 59
Bảng 3.17.Sự thay đổi nồng độ Cd của nước thải trước và sau khi xử lý (mg/L) ........ 60
Bảng 3.18.Sự thay đổi Fe.coli của nước thải trước và sau khi xử lý (MPN/100mL) ... 61
Bảng 3.19. Chất lượng nước tưới cho rau sau xử lý ..................................................... 62
Bảng 3.20. Chất lượng nước tưới cho lúa và cây trồng cạn sau xử lý .......................... 62
Bảng 3.21.Nồng độ các chất dinh dưỡng của nước thải saukhixửlý (mg/L) ................ 63
Bảng 3.22.So sánh giá trị dinh dưỡng trong nước trước và sau khi xử lý (tính cho 10 ha
và lượng nước thải của 4000 dân) ................................................................................ 64
Bảng 3.23.Tính tốn hàm lượng dinh dưỡng có trong nước thải .................................. 64
Bảng 3.24.So sánh giá trị dinh dưỡng trong nước trước và sau khi xử lý (tính cho 10 ha
và lượng nước thải của 300 dân) .................................................................................. 65
Bảng 3.25.Tính tốn hàm lượng dinh dưỡng có trong nước thải .................................. 66
Bảng 3.26. Giảm lượng N tích lũy trong mơi trường .................................................... 67
viii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU,CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
BOD5 : Nhu cầu oxy sinh học sau 5 ngày
COD : Nhu cầu oxy hóa học
DO: Oxy hịa tan
NH4+ - N : Nồng độ Amoni quy về nồng độ nitơ (mg/L)
NO2- - : Tổng nồng độ nitrit quy về nồng độ nitơ ( mg/L)
NO3-- N : Tổng nồng độ nitrat quy về nồng độ nitơ ( mg/L)
PO43- - P : Tổng hàm lượng phốt phát trong nước thải quy về nồng độ phốt pho
XLNT: Xử lý nước thải
BTNMT: Bộ tài nguyên và môi trường
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
QCVN 08:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
QCVN 39:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tưới tiêu
TDS : Chất rắn hòa tan
SS : Chất rắn lơ lượng
MSL : Ký thuật phối trộn các lớp đất trong xử lý nước thải (Multi Soil Layering)
DEWATS: Hệ thống xử lý nước thải phân tán ( Decentralized Wastewater
Treatment System)
BORDA: Hiệp hội nghiên cứu và phát triển nước ngoài Bremen ( Bremen Overseas
Research And Development Association)
JICA : Văn phòng hợp tác quốc tế Nhận Bản ( The japan international cooperation
Agengy )
PWEV: Dự án cho cải thiện môi trường nước đô thị ở thủ đô Viêng Chăn
(The Project for Urban Water Environment ImprovementinVientianeCapital)
ix
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia tăng dân số, ơ nhiễm mơi trường và biến đổi khí hậu đã làm suy giảm nghiêm
trọng nguồn nước sẵn có ở nhiều vùng, từ Trung Đông đến Châu Phi, Đông Nam Á và
Mỹ Latinh. Trong bối cảnh ngày càng khan hiếm nước như hiện nay, đã có khoảng 10
% dân số trên thế giới phải tái chế lại phần lớn nước đã qua sử dụng, con số này sẽ tiếp
tục gia tăng trong tương lai [1,2]. Điều đó cũng có nghĩa là con người sẽ phải sử dụng
một lượng nước thải lớn để tưới cho cây trồng nhằm tạo ra sản phẩm nơng sản để duy
trì sự sống.
Nước thải sinh hoạt có thành phần rất phức tạp do bị trộn lẫn nhiều thành phần khác
nhau, ở nông thôn, nước thải sinh hoạt bao gồm cả nước thải sinh hoạt và thậm chí
nước thải chăn ni từ các hộ gia đình [3]. Trong nước thải tiềm ẩn các chất nguy hại
dưới dạng kim loại nặng, chất gây ô nhiễm hữu cơ, mầm bệnh hoặc vi khuẩn kháng
kháng sinh. Sử dụng trực tiếp nguồn nước thải này để tưới sẽ làm tăng tích lũy ô
nhiễm trong đất, cây trồng và nước ngầm làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và
sức khỏe con người [4].
Tại thủ đô Viêng Chăn, thủ đô nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào, nước thải sinh
hoạt của thành phố được một hệ thống kênh đào hở thu gom và chuyển vào khu vực
Thạt Luổng, là vùng đất ngập nước rộng lớn, nằm phía ngoại ơ thủ đơ. Đây là vùng đất
ngập nước vô cùng quan trọng của thủ đô Viêng Chăn, theo đánh giá của Ramsar vùng
Thật Luổng đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc cải tạo môi trường nước một
cách rất hiệu quả. Hệ thống kênh hở tự nhiên nay đã được bê tông hóa làm hạn chế
một phần tác dụng cải tạo. Những năm gần đây thủ đô được mở rộng, đặc biệt xây
dựng hạ tầng mạnh mẽ, các cao ốc xuất hiện ngày càng nhiều, dân số thủ đô tăng
nhanh khiến lượng nước thải sinh hoạt ngày càng lớn. Do vùng đất ngập nước chứa
nước thải sinh hoạt bị thu hẹp, nên vùng ven đô phải tiếp nhận nước thải sinh hoạt từ
thủ đô, một phần nước thải được dẫn vào đồng ruộng, hồ chứa tự nhiên... Do vậy, cần
có phương án quản lý nước thải nhằm bảo vệ môi trường và tái sử dụng nước thải để
tưới cho cây trồng[5].
1
Nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp sạch và an toàn đáp ứng nhu cầu của xã hội ngày
càng cao. Tuy nhiên, hiện nay nhiều nơi còn sử dụng nước thải trực tiếp để tưới làm
cho chất lượng sản phẩm không đảm bảo, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu
dùng, phát sinh bênh tật và nhiều vấn đề xã hội khác. Do vậy tác giả lựa chọn đề tài
“Nghiên cứu kỹ thuật sử dụng nước thải sinh hoạt để tưới cho cây trồng ” để thực
hiện nhằm nghiên cứu kỹ thuật tái sử dụng nước thải sinh hoạt phù hợp làm nước tưới
cho các cây trồng nông nghiệp hướng đến đảm bảo an toàn cho chất lượng sản phẩm
nơng nghiệp.
2. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu kỹ thuật sử dụng nguồn vật liệu tự nhiên có chi phí thấp để xử lý nước thải
sinh hoạt có thành phần chất hữu cơ cao nhằm tái sử dụng để tưới cho cây trồng góp
phần giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường đồng thời tận dụng nguồn dinh dưỡng trung và đa
lượng như N, P, K...có trong nước thải để bổ sung cho cây trồng trong khi vẫn kiểm
sốt được sự tích lũy độc tố trong sản phẩm nông nghiệp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình;
- Vật liệu thí nghiệm: các vật liệu tự nhiên sẵn có ở nông thôn, gồm cát, đất kết von
đá ong, sỏi cuội và phụphẩm nông nghiệp khác.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nước thải sinh hoạt có nồng độ chất hữu cơ cao, sau xử lý phải đạt chất lượng theo
QCVN 39:2011/BTNMT, áp dụng cho tưới tiêu.
- Nghiên cứu thực hiện mơ hình thí nghiệm trong phịng để tìm ra giải pháp xử lý
nước thải sinh hoạt phù hợp tưới cho cây trồng.
- Các tính tốn về tận dụng phân bón từ nước thải để tưới được áp dụng cho các loại
cây trồng gồm: Lúa, rau, cây trồng cạn (ngô) với giống cây đang canh tác phổ biến
ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
2
Dựa vào khả năng loại bỏ các chất ô nhiễm trong nước thải gồm chất hữu cơ hòa tan
và kim loại nặng của các vật liệu có nguồn gốc từ đất và phụ phẩm nông nghiệp để vận
dụng vào xử lý nước thải sinh hoạt nhằm tận dụng dinh dưỡng cho cây trồng cũng như
sử dụng nước, bảo vệ môi trường.
Nghiên cứu được thực hiện với nguồn vật liệu, cây trồng và nước thải tại Việt Nam.
Sau khi nghiên cứu có thể áp dụng được tại Lào, vì lí do là Lào cũng có nguồn vật liệu
tương tự và tính chất nước thải sinh hoạt tương đối giống Việt Nam. Lào cũng canh tác
các cây trồng tương tự như lúa, rau, đậu, ngơ và lạc. Tại Lào chưa có các tiêu chuẩn về
chất lượng nước tưới do vậy đề tài đã áp dụng QCVN 39:2011/BTNMT của Bộ tài
nguyên môi trường Việt Nam về chất lượng nước tưới.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu và lấy mẫu nước thải
- Thu thập số liệu về đặc điểm nước thải tại Hà Nội - Việt Nam và thu thập số liệu
đặc tính nước thải ở Viêng Chăn – Lào để so sánh;
- Lấy mẫu nước thải sinh hoạt tại hệ thống thoát nước của các khu dân cư ven Hà Nội
để thí nghiệm.
4.2.2. Phương pháp thí nghiệm trong phịng thí nghiệm
Bố trí thí nghiệm xử lý nước thải (mơ hình phịng thí nghiệm). Đất, nước và mơi
trường – thời gian 24/11/2017 – 08/01/2018.
4.2.3. Phương pháp phân tích các thơng số trong phịng thí nghiệm theo các tiêu
chuẩn sau đây:
- TCVN 6492-2011 (ISO 10523-1994)
- TCVN 6001-1 : 2008
- TCVN 6625:2000
- TCVN 6001-1 : 2008
- TCVN 8742:2011
- TCVN 6638:2000
- TCVN 6202:2008-Xác định Phospho-Phương pháp đo phổ dùng amoni Molipdat.
- TCVN 6631:2000
4.2.4. Phương pháp đánh giá và xử lý số liệu
Kết quả trong luận văn này là kết quả trung bình của các lần thí nghiệm, trong luận án
có 3lần đo lặp mẫu. Sau đó thực hiện theo đúng nguyên lý thống kê, loại bỏ những kết
quả không tin cậy.
3
CHƯƠNG I. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1. Tổng quan về nước thải sinh hoạt
1.1. Thành phần và tính chất của nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt xuất phát từ nhiều nguồn.Nước thải sinh ra từ nhà vệ sinh được
gọi là nước đen và nó có hàm lượng chất rắn cao và đóng góp một lượng đáng kể các
chất dinh dưỡng (nitơ và photpho).Nước đen có thể được tiếp tục tách ra thành phân và
nước tiểu,nước tiểu được gọi là nước vàng, phân với nước được gọi là nước nâu.Nước
xám bao gồm nước từ phòng tắm,chậu rửa và từ bếp[3].
Theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT,
“nước thải sinh hoạt là nước đã được sử dụng cho các mục đích ăn uống,sinh hoạt,tắm
rửa,vệ sinh nhà cửa,…của các khu dân cư,cơng trình cơng cộng,cơ sở dịch vụ… Như
vậy,nước thải sinh hoạt được hình thành trong quá trình sinh hoạt của con người.Một
sốcác hoạt động dịch vụ hoặc công cộng như bệnh viện,trường học,nhà ăn,… cũng tạo
ra các loại nước thải có thành phần và tính chất tương tự như nước thải sinh hoạt.
Nước thải từ nhà vệ sinh được gọi là nước đen,chất rắn trong nước thải sinh hoạt chủ
yếu là đây. Nước thải chứa một số lượng đáng kể các chất dinh dưỡng (Nitơ và
photpho).
Nước thải từ vòi hoa sen,chậu rửa tay,bồn tắm,chậu rửa bát….được gọi là nước
xám,chiếm đến 50-75% lượng nước thải trong hộ gia đình.So với nước thải đen,nước
thải xám có nồng độ ô nhiễm thấp hơn về chất hữu cơ (BOD5,COD),chất dinh dưỡng
(N,P, K) và mầm bệnh hơn[3].
Lượng nước thải sinh hoạt của khu dân cư được xác định trên cơ sở nước cấp.Tiêu
chuẩn nước thải sinh hoạt của khu dân cư đô thị thường từ 100-250 L/người.ngày (đối
với các nước đang phát triển) và từ 150 – 500 L/người.ngày (đối với các nước phát
triển).Ở Việt Nam hiện nay, tiêu chuẩn cấp nước dao động từ 120 – 180 L/người.ngày.
Đối với khu vực nông thôn,tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt từ 50 – 100
người.ngày.Thông thường tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt lấy bằng 90 -100% tiêu
chuẩn cấp nước.Ngoài ra,lượng nước thải sinh hoạt của khu dân cư còn phụ thuộc vào
điều kiện trang thiết bị vệ sinh nhà ở,đặc điểm khí hậu thời tiết và tập quán sinh hoạt
của người dân[6].
4
Lượng nước thải sinh hoạt tại các cơ sở dịch vụ,cơng trình cơng cộng phụ thuộc vào
loại cơng trình,chức năng,số người tham gia,phục vụ trong đó lượng nước thải từ các
cơ sở thương mại và dịch vụ cũng có thể chọn từ 15 – 25% tổng lượng nước thải của
toàn thành phố.
Lượng nước thải tập trung của đô thị rất lớn. Trong quá trình sinh hoạt,con người xả
vào hệ thống thoát nước một lượng chất bẩn nhất định,phần lớn là các loại cặn,chất
hữu cơ,các chất dinh dưỡng.Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7957:2008 có những
quy định về lượng chất bẩn tính cho một người dân đô thị xả vào hệ thống thốt nước
trong một ngày như bảng phân tích mẫu nước.
Bảng 1.1. Lượng chất bẩn một người trong một ngày xả vào hệ thống thoát nước
Các đại lượng
Khối lượng (g/người. ngày)
Chất rắn lơ lửng
60 ÷ 65
BOD5 của nước thải đã lắng
30 ÷ 35
BOD5 của nước thải chưa lắng
65
Nito của muối amoni (N-NH4)
8
Phốt phát (P2O5)
3,3
Clorua (Cl-)
10
Chất hoạt động bề mặt
2 ÷ 2,5
(Nguồn:TCVN 7957 – 2008:Thốt nước –Mạng lưới và cơng trình bên ngoài – Tiêu
chuẩn thiết kế )
Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là hàm lượng chất hữu cơ lớn (từ 55 ÷ 65% tổng
lượng chất bẩn),chứa nhiều vi sinh vật, trong đó có vi sinh vật gây bệnh. Đồng thời
trong nước thải cịn có nhiều vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ cần thiết cho các q trình
chuyển hóa chất bẩn trong nước.Thành phần nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào tiêu
chuẩn cấp nước,đặc điểm hệ thống thoát nước,điều kiện trang thiết bị vệ sinh,…Thành
phần nước thải sinh hoạt khu dân cư được nêu trong bảng dưới đây:
5
Bảng 1. 2. Thành phần và nồng độ ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Chỉ tiêu
Trong khoảng
Tổng chất rắn (TS), (mg/l)
Trung bình
350 - 1.200
720
Chất rắn hịa tan (TDS), (mg/l)
250 - 850
500
Chất rắn lơ lửng (SS), (mg/l)
100 - 350
200
BOD5, (mg/l)
110 - 400
220
20 - 85
40
Nito hữu cơ, (mg/l)
8 - 35
15
Nito Amoni, (mg/l)
12 - 50
25
Nito Nitrit, (mg/l)
0 – 0,1
0,05
Nito Nitrat, (mg/l)
0,1 – 0,4
0,2
Clorua, (mg/l)
30 - 100
50
Độ kiềm,mg CaCo3/l
50 - 200
100
Tổng chất béo, (mg/l)
50 - 200
100
Tổng Nito, (mg/l)
Tổng Phốt Pho, (mg/l)
8
(Nguồn:PGS.TS.Trần Đức Hạ (2006),xử lý nước thải đô thị,NXB Khoa học và kỹ
thuật,Hà Nội)
Nước thải sinh hoạt giàu chất hữu cơ và chất dinh dưỡng,vì vậy nó là nguồn để các
loại vi khuẩn,trong đó có vi khuẩn gây bệnh phát triển. Trong nước thải đơ thị tổng số
coliform từ 106 ÷ 109 MPN/100 mL.
Như vậy nước thải sinh hoạt của đô thị, các khu dân cư và các cơ sở dịch vụ,cơng trình
cơng cộng có khối lượng lớn,hàm lượng chất bẩn cao nhiều vi khuẩn gây bệnh là một
trong những nguồn gây ô nhiễm chính đối với mơi nước.
6
Hình 1. 1. Thành phần các chất ơ nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Khối lượng chất bẩn do một người thải vào nước thải sinh hoạt trong một ngày được
xác định theo bảng.
Bảng 1. 3. Khối lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt, (g/người. ngày)
STT
Thành phần
Cặn lắng
Chất rắn khơng tan
Chất hịa tan
Tổng cộng
1
Hữu cơ
30
10
50
90
2
Vơ cơ
10
5
75
90
3
Tổng cộng
40
15
125
180
(Nguồn:PGS.TS.Trần Đức Hạ (2006),xử lý nước thải đô thị,NXB khoa học và kỹ thuật
Hà Nội)
1.2 . Hiện trạng nước thải sinh hoạt ở Việt Nam
1.2.1. Hiện trạng ô nhiễm nước thải sinh hoạt tại Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay, q trình cơng nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước đang tạo nên
một sức ép lớn đối với môi trường.Trong sự phát triển kinh tế xã hội, tốc độ đơ thị hóa
ngày càng gia tăng.Tính đến năm 2006,cả nước có 722 đơ thị từ loại đặc biệt đến loại
V,tổng số dân trên 25 triệu người (bằng 27% dân số cả nước).Theo môt số nghiên cứu
đánh giá đã thực hiện (cục kiểm sốt ơ nhiễm, 2010; World Bank, 2009) thì các đơ thị
7
Việt Nam hiện nay mới chỉ xử lý được dưới 10% lượng nước thải so với nhu cầu thực
tế.Lượng nước thải chưa được xử lý này được xả trực tiếp vào nguồn nước sông,hồ và
biển ven bờ. Mức độ ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm đang ngày càng trầm
trọng.
Các khu vực đô thị tại Việt Nam trong những năm gần đây có tốc độ phát triển cao,mật
độ dân số đang ngày một tăng,diện tích đơ thị mở rộng không ngừng,áp lực trong việc
bảo vệ môi trường ngày một lớn.Các hệ thống sơng ngịi,ao hồ tại các đơ thị lớn như
Hà Nội, Hồ Chí Minh đang trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, khi mà một lượng
lớn nước thải chưa qua xử lý tại các khu sản xuất,nước thải sinh hoạt của các hộ gia
đình,nước thải từ các lị giết mổ hay nước thải từ các bệnh viện….hàng ngày đều chảy
trực tiếp ra các cống rãnh rồi nguồn nước này theo chiều chảy ra sông lớn gây ô nhiễm
nguồn nước nghiêm trọng.
1.2.2. Tình hình xử lý nước thải sinh hoạt tại Việt Nam
Chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung của thành phố,chỉ có một số ít các trạm xử
lý nước thải khu vực,phần lớn lượng nước thải chưa xủ lý được xả trực tiếp vào nguồn
nước mặt(sơng,kênh,mương,ao,hồ…).Kết quả dẫn đến tình trạng q tải,vượt q khả
năng tự làm sạch của sông hồ và hậu quả tất yếu là ơ nhiễm nguồn nước mặt.
Chỉ có một số xí nghiệp cơng nghiệp có xây dựng trạm xử lý nước thải với quy mô
vừa và nhỏ.Các khu công nghiệp,khu chế xuất hiện hình có cơng trình xử lý nước thải
đang hoạt động có thể chỉ ra:Khu cơng nghiệp Thăng Long,khu cơng nghiệp Hà Nội–
Đầu tư,khu cơng nghiệp Nomura-Hải Phịng,khu cơng nghiệp Việt Nam –
Singapore,khu cơng nghiệp Biên Hịa II,khu công nghiệp AMATA,khu chế xuất Tân
Thuận,khu chế xuất Linh Trung,…vẫn còn một lượng lớn nước thải sản xuất chưa
được xử lý hoặc chỉ được xử lý ở mức sơ bộ.
Một số bệnh viện ở các đô thị lớn đã xây dựng mới hoặc cải tạo trạm xử lý nước thải
như:Bệnh viện Bách Mai,Bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Nhi Thụy Điển, bệnh viện
Thanh Nhàn-Hà Nội, bệnh viện Huế,… còn lại đều xây dựng bể tự hoại có dung tích
lớn.
Nước thải từ các hộ gia đình,khu chung cư,nhà tập thể chỉ có một số ít là được xử lý sơ
bộ bằng bể tự hoại rồi xả ra hệ thống thoát nước chung của đơ thị, cịn lại hầu hết nước
8
thải sinh hoạt từ các hộ gia định đều không được xử lý mà xả trực tiếp vào hệ thống
thoát nước chung hoặc xả trực tiếp ra môi trường.
Xử lý nước thải chưa thực sự được quan tâm ở Việt Nam.Mặc dù cũng đã xây dựng
một số cơng trình xử lý nước thải ở một số tỉnh,thành phố lớn như Hà Nội, Đà
Nẵng,Bình Dương,Đồng Nai,Thành phố Hồ Chí Minh,…Tuy nhiên,các trạm xử lý đã
xây dựng có cơng xuất nhỏ và số lượng cịn ít nên chưa đáp ứng được u cầu xử lý
cho tồn thành phố.
Hệ thống thốt nước tất cả các đô thị phần lớn đều là hệ thống thoát nước chung cho
cả 3 loại nước thải:Nước thải sinh hoạt,nước thải sản xuất và nước mưa.Những hệ
thống này đã được xây dựng cách đây khoảng 100 năm,rất ít được sửa chữa,duy tu,bảo
dưỡng nên đã xuống cấp nhiều:Việc xây dựng bổ sung được thực hiện một cách chắp
vá không theo quy hoạch lâu dài,không đáp ứng được yêu cầu phát triển đô thị.Ở các
thành phố quan trọng như Hà Nội,Hồ chí Minh,Hải Phịng,Đà Nẵng…hệ thống cống
thốt nước mới chỉ đảm bảo phục vụ khoảng 40% dân số;ở các thành phố nhỏ hơn,tỷ
lệ phục vụ chỉ đạt khoảng 10-30%.
Hầu hết ở các vùng nơng thơn của Việt Nam chưa có hệ thống xử lý nước thải. Các hệ
thống thu gom chưa hoàn chỉnh. Do vậy nước thải xả trực tiếp ra hệ thống kênh tiêu,
kênh tưới, ao hồ tự nhiên gây ô nhiễm môi trường [6].
1.3. Hiện trạng nước thải tại Lào
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã đạt được mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ (
MDGs, Mục tiêu số 7: Đảm bảo bền vững môi trường, Mục tiêu 7.C: Giảm một nửa tỉ
lệ dân số không được sử dụng bền vững nước uống an toàn và cải thiện vệ sinh cơ bản
trước năm 2015). Tuy nhiên 6% dân số ở khu vực đô thị và 29% ở khu vực nông thôn
vẫn không thể tiếp cận những tiện nghi vệ sinh đã được cải thiện bởi “Quá trình 25
năm cho cải thiện vệ sinh và nước uống, bổ sung và thẩm định MDG năm 2015, tổ
chức UNICEF và tổ chức y tế thế giới năm 2015”. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào sẽ
tuân theo những mục tiêu phát triển bền vững của hiệp hội các nước “Trước năm 2030,
đạt được sự tiếp cận đầy đủ và công bằng về sự cải thiện vệ sinh và vệ sinh cho toàn
bộ người dân và kết thúc việc vệ sinh ngoài trời, quan tâm đặc biệt tới nhu cầu của phụ
nữ, bé gái và những người trong tình trạng dễ bị tổn thương”.
9
Bể tự hoại đã được lắp đặt trong nhà và tịa nhà để xử lí nước đen ở khu vực đô thị.
Tuy nhiên số lượng và điều kiện là không thống kê được. Tổng thể, nước đen có thể
xử lý bằng bể tự hoại trong nước xám thì khơng xử lý được, và sau đó được xả trực
tiếp xuống lịng đất hoặc hệ thống thốt nước.
Hiện nay có 4 DEWATS với tỉ lệ thu thập thấp trong khoảng từ 7 đến 26 m3/ngày dựa
theo dung tích bởi VTE. Những hệ thống này được xây dựng vào năm 2010 và 2012
gây quỹ bởi JICA, Viện tái tạo năng lượng Lào (LIRE) và Hiệp hội nghiên cứu và phát
triển quốc tế Bremen (BORDA).
Hệ thống hồ chứa EU bao gồm trạm bơm và ống thu đã được xây dựng vào năm 2000
được hỗ trợ bởi DANIDA. Tuy nhiên, hệ thống đã ngừng hoạt động do sự thiếu bảo trì
và mất thiết bị. Đất sử dụng cho hồ chứa EU thuộc sở hữu của Chính phủ được bán
cho các Cơng ty tư nhân và những khu vực đó khơng cịn được sử dụng bởi chính
phủ.Một vài nhà máy và tịa nhà thương mại có hệ thống xử lý nước thải nhưng chỉ với
số lượng hạn chế.
Chất lượng nước thải đã được phân tích thơng qua SW M/P, 2011 (JICA) cho các kênh
rạch, sông; PWEV cho kênh rạch, sông, bể tự hoại; những chất thải từ DEWATS, và
chất thải từ nhà máy. VTE khơng có phịng thí nghiệm để phân tích chất lượng nước
liên quan đến môi trường và nước thải cho đến 2013. Một phịng thí nghiệm đã được
thành lập tại DONRE với đội ngũ nhân viên được đào tạo bởi Grass Roots Technical
Cooperation Project được tiến hành bởi tỉnh Chiba, Nhật Bản và PWEV được tài trợ
bởi JICA. Qua đó 32 thơng số bắt buộc của chất lượng nước để đánh giá môi trường
nước có thể được phân tích tại DONRE vào năm 2017[5].
1.3.1. Nước thải từ hộ gia đình
Việc lấy mẫu từ các bể tự hoại là rất khó vì hầu hết dân cư khơng thể xác định vị trí
đầu ra. Một vài đầu ra bị che lấp bởi sàn nhà hoặc bê tơng. Thơng qua việc phân tích
mẫu vật chỉ ra các thông số PWEV, BOD5 cho chất thải từ ST trong khoảng từ 100 đến
110 mg/l hoặc sự suy giảm tỉ lệ của hàm lượng BOD vào khoảng 50 đến 60%. Nước
thải màu xám khơng thơng qua xử lí được cho là có hàm lượng BOD5 khoảng 200 đến
230 mg/l.
10
1.3.2. Nước thải từ công nghiệp và các ngành dịch vụ khác
Tình hình của nước thải từ cơng nghiệp được phân loại bởi một cuộc khảo sát được
tiến hành bởi PWEV vào năm 2016. Dự án này chọn ra 83 nhà máy có xả nước thải để
tiến hành khảo sát từ 539 nhà máy đã được chứng nhận bởi tổ chức phát triển công
nghiệp liên hợp quốc (UNIDO). Kết quả chỉ ra rằng phần lớn các nhà máy vẫn chưa có
hệ thống xử lý nước thải phù hợp ngoại trừ bể tự hoại.Tuy nhiên, lượng chất thải từ
nhà máy vẫn duy trì thấp và trong hầu hết các trường hợp chất thải thấm vào đất tại
nhà máy thay vì xả vào vùng nước công cộng. Tác hại của chất thải cơng nghiệp đến
mặt bằng chất lượng nước có thể khơng nghiêm trọng hiện tại ngoại trừ một số ít
trường hợp.Tuy nhiên, lượng lớn chất thải xám từ cơ sở vật chất cho thương nghiệp
như nhà hàng, trung tâm mua sắm, khách sạn,… được cho là xả trực tiếp vào vùng
nước công cộng tại khu vực trung tâm của VTE và góp phần làm hư hại chất lượng
nước của các kênh rạch trong đô thị. Những cơ sở vật chất cho thương nghiệp chưa
được đăng ký mặc dù có cùng khn khổ pháp lý như nhà máy có thể được chấp nhận.
1.3.3. Chất lượng nước tại kênh rạch và sông ở đô thị
Chất lượng nước tại các kênh rạch trong đô thị và sông Mak Hiao được theo dõi bằng
SW M/P vào năm 2010 và PWEV vào năm 2016 và năm 2017 qua các thông số pH,
DO, TSS, COD, BOD5, T-N, T-P, tổng coliform, Zn, Fe, Cu, Pb,… Kết quả theo dõi
chỉ ra sự hư hại cao tại các kênh rạch trong đô thị ở VTE, đặc biệt là thượng nguồn
kênhHong Ke, Hong Pasak và Hon Wattay những năm gần đây, trong khi đó chức
năng tự thanh lọc của lưu vực sơng Mak Hiao vẫn giữ ở mức thỏa mãn. Ví dụ BOD 5
đặc trưng cho các hợp chất hữu cơ và tổng coliform đặc trưng cho các vi khuẩn gây
bệnh được trình bày như sau.
+ BOD5
Hàm lượng BOD5 trong khoảng từ 17 đến 29 mg/l trong năm 2010 và từ 27 đến 38
mg/l trong năm 2016. Được biểu diễn trong bảng 1.4. Sự hư hại của chất lượng nước
tại 2 con kênh của Hong Wattay và Hong Ke là rất đáng lưu ý.
11
Bảng 1.4. Nồng độ BOD5 trong nước thải [5].
Location
02/2010
02/2016
03/2016
03/2017
Hong Wattay (Worst point)
17
32
38
N/A
Hong pasak (Worst Point)
29
27
28
N/A
Hong ke (Worst Point)
22
32
30
N/A
Mak Hiao (Middle)
2.4
N/A
N/A
11
Mak Hiao (Mouth)
2.2
N/A
N/A
4
+ Tổng coliform
Được biểu diễn trong bảng 1.5. Tổng coliform được ghi lại là hơn 1.0 x 106 N/100mL
tại Hong Pasak và Hong Ke vào tháng 2, 2010. Trong đó là 3.3 x 103 N/100mL tổng
coliform tại khu vực giữa sông Mak Hiao và 1.1 x 102 N/100mL tại khu vực giao với
sông Mekong vào tháng 2, 2010.
Bảng 1. 5. Tổng Coliform trong nước thải[5].
Location
Hong Wattay (Worst point)
Hong pasak (Worst Point)
Hong ke (Worst Point)
Mak Hiao (Middle)
Mak Hiao (Mouth)
02/2010
2.3 x 105
3.3 x. 106
1.3 x 106
3.3 x 103
1.1 x 102
06/2016
7.0 x 105
7.9 x 105
2.4 x 106
N/A
N/A
03/2017
N/A
N/A
N/A
1.1 x 103
2.1 x 102
2.Tổng quan về một số kỹ thuật xử lý nước thải sinh hoạt
2.1. Xử lý cơ học
Nhằm loại bỏ các tạp chất khơng hồ tan chứa trong nước thải và được thực hiện ở các
Cơng trình xử lý: song chắn rác, bể lắng cát, bể lắng, bể lọc các loại.
Song chắn rác, lưới chắn rác làm nhiệm vụ giữ lại các chất bẩn kích thước lớn có
nguồn gốc hữu cơ.
Bể lắng cát được thiết kế trong công nghệ xử lý nước thải nhằm loại bỏ các tạp chất vô
cơ, chủ yếu là cát chứa trong nước thải.
Bể lắng làm nhiệm vụ giữ lại các tạp chất lắng và các tạp chất nổi chứa trong nước
thải. Khi cần xử lý ở mức độ cao(xử lý bổ sung) có thể sử dụng các bể lọc, lọc cát,..
Về nguyên tắc, xử lý cơ học là giai đoạn xử lý sơ bộ trước khi xử lý tiếp theo.
12
2.2. Xử lý sinh học
Cơ sở của phương pháp xử lý sinh học nước thải là dựa vào khả năng oxy hố các liên
kết hữu cơ dạng hồ tan và khơng hồ tan của vi sinh vật – chúng sử dụng các liên kết
đó như là nguồn thức ăn của chúng.
Các Cơng trình xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên gồm có:
-
Hồ sinh vật;
-
Hệ thống xử lý bằng thực vật nước (lục bình, lau, sậy, rong- tảo,..);
-
Cánh đồng tưới;
-
Cánh đồng lọc;
-
Đất ngập nước.
Các cơng trình xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo gồm có:
-
Bể lọc sinh học các loại;
-
Q trình bùn hoạt tính;
-
Lọc sinh học tiếp xúc dạng trống quay(RBC);
-
Hồ sinh học thổi khí;
-
Mương oxy hố.
2.3.Cơng nghệ Phản ứng kỵ khí dạng vách ngăn ABR (Anaerobic Baffled Reactor)
Hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ ABR được Viện Nước, Tưới tiêu và Môi
trường – Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam nghiên cứu, cải tiến các đặc trưng kỹ
thuật, kết cấu, thành phần và đặc trưng công nghệ nhằm tăng hiệu quả xử lý nước thải
và phù hợp với nhiều nguồn nước thải hiện nay ở Việt Nam [4]. Hệ thống xử lý nước
thải phản ứng kỵ khí dạng vách ngăn (ABR) đã được áp dụng tại các địa điểm sau:
- Thôn Đại Lâm, xã Tam Đa, Yên Phong – Bắc Ninh
Công suất: 25m3/ngày đêm
Loại: Nước thải sinh hoạt lẫn chăn ni.
- Xã Tân Hịa – Quốc Oai – Hà Nội
Công suất: 25m3/ngày đêm
Loại: Nước thải chế biến tinh bột
- Xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa:
Cơng suất: 25m3/ngày đêm
Loại: Nước thải chế biến thủy sản
- Thị trấn Lim – huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh:
Công suất: 30m3/ngày đêm
Loại: Nước thải sinh hoạt+ giết mổ.
Hệ thống xử lý nước thải thải theo công nghệ ABR có thể ứng dụng để xử lý nước thải
13
ô nhiễm hữu cơ (nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi, nước thải làng nghề nôngthủy sản...) bằng phương pháp sinh học kỵ khí, thân thiện với mơi trường:
Hình 1.2.Xử lý nước thải thải theo công nghệ ABR
2.4. Hệ thống xử lý nước thải bằng hồ sinh vật kết hợp nuôi cá
Được áp dụng đối với từng ngôi nhà hoặc cụm ngơi nhà có diện tích đất khơng lớn, ao
nuôi tảo là một trong các nút của hệ sinh thái vườn – ao-chuồng, tảo không cần thu hồi
mà được sử dụng trực tiếp để làm thức ăn cho các động vật nguyên sinh, cá, thịt. Phần
lớn các loại vi khuẩn gây bệnh, các chất hữu cơ có trong nước thải sinh hoạt đã được
làm sạch, nên nước thải có thể sử dụng tưới rau và rửa chuồng trại.
Thiết bị guồng quay bề mặt
Nước thải Bể tự hoại Hồ kỵ khí
Hồ làm thống nhân tạo
Kết hợp ni cá
Hình 1.3.Hệ thống xử lý nước thải bằng hồ sinh vật kết hợp ni cá
Ngồi ra, cơng nghệ hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ bãi lọc trồng cây
kết hợp hồ sinh học tái sử dụng cho nông nghiệp
Hình 1.4. Hệ thống xử lý nước thải bằng cơng nghệ bãi lọc trồng cây
14
2.5.Xử lý nước thải bằng thực vật
Xử lý nước thải sinh hoạt, chăn nuôi và làng nghề bằng thực vật thủy sinh cũng
được áp dụng rất đơn giản và dễ vận hành, chi phí thấp nhưng hiệu quả xử lý khơng
cao.
Hình 1.5. Mơ hình xử lýnước thải bằng thực vật tại Bắc Ninh
Sử dụng đất để xử lý nước thải và xử lý môi trường đã tồn tại từ rất lâu và được sử
dụng ở nhiều nơi trên thế giới, điển hình là các nước Nhật Bản, Ấn Độ, Hà Lan, Đức,
Thái Lan. Các phương pháp xử lý nước truyền thống có sử dụng vật liệu đất bao gồm
bãi lọc sinh thái, bãi lọc ngầm, đất ngập nước, lọc cát, bể tự hoại …đã góp phần đáng
kể giảm tải ơ nhiễm, tuy nhiên một số hạn chế có thể gặp như tốc độ thấm rất chậm,
không thể áp dụng hiệu quả cho các vùng dân cư tập trung, nồng độ chất ơ nhiễm cao.
Các Cơng trình đều tốn diện tích sử dụng, đặc biệt là thường bị tắc nghẽn hệ thống.
15