Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu tới cấp nước nông thôn vùng đồng bằng sông cửu long và đề xuất giải pháp ứng phó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.98 MB, 134 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập, nghiên cứu được sự ủng hộ động viên của gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, tác giả đã hoàn thành
luận văn thạc sĩ chuyên ngành Cấp thoát nước với đề tài: “Nghiên cứu tác động của
Biến đổi khí hậu tới cấp nước nơng thơn vùng Đồng bằng sông Cửu Long và đề
xuất giải pháp ứng phó”
Trong q trình làm luận văn, tác giả đã có cơ hội học hỏi và tích lũy thêm
được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu phục vụ cho cơng việc của mình.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Thủy lợi, các thầy giáo, cô
giáo Khoa Kỹ thuật Tài nguyên nước, các bộ môn đã truyền đạt những kiến thức
chun mơn trong suốt q trình học tập.
Tác giả xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Đoàn Thu Hà,
người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và cung cấp những tài liệu, những
thông tin cần thiết cho tác giả hoàn thành Luận văn này.
Cảm ơn lãnh đạo Viện Nước, Tưới tiêu và Mơi trường, phịng Cấp thốt nước
đã tạo điều kiện thời gian động viên tơi trong q trình học tập.
Tuy nhiên do thời gian có hạn, trình độ cịn hạn chế, số liệu và cơng tác xử lý
số liệu với khối lượng lớn nên những thiếu sót của Luận văn là khơng thể tránh
khỏi. Do đó, tác giả rất mong tiếp tục nhận được sự chỉ bảo giúp đỡ của các thầy cô
giáo cũng như những ý kiến đóng góp của bạn bè và đồng nghiệp.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã động viên, giúp đỡ và khích lệ tác giả trong suốt q trình học tập và
hoàn thành Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả

Nguyễn Quang Trung


BẢN CAM KẾT


Tên tác giả: Nguyễn Quang Trung
Học viên cao học 19CTN
Người hướng dẫn: TS. Đoàn Thu Hà
Tên đề tài Luận văn: “Nghiên cứu tác động của Biến đổi khí hậu tới cấp nước
nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất giải pháp ứng phó”
Tác giả xin cam đoan đề tài Luận văn được làm dựa trên các số liệu, tư liệu
được thu thập từ nguồn thực tế, được công bố trên báo cáo của các cơ quan nhà
nước…để tính tốn ra các kết quả, từ đó đánh giá và đưa ra một số đề xuất giải
pháp. Các số liệu, kết quả trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng
Tác giả

năm 2013

Nguyễn Quang Trung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1.

SỰ CẨN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................... 1

2.

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................................... 3

3.


CÁC TIẾP CẬN ....................................................................................................... 4

4.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................... 4

5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI, HIỆN
TRẠNG CẤP NƯỚC VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH TỚI CẤP NƯỚC
NÔNG THÔN VÙNG ĐBSCL...................................................................................6
1.1. TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI ............................ 6
1.1.1.

Điều kiện tự nhiên .........................................................................................6

1.1.1.1. Phạm vi và vị trí địa lý ..................................................................................6
1.1.1.2. Địa hình địa chất thổ nhưỡng ........................................................................7
1.1.1.3. Đặc điểm khí hậu...........................................................................................9
1.1.1.4. Đặc điểm thủy văn.......................................................................................10
1.1.1.5. Ngập lụt

...................................................................................................14

1.1.1.6. Vấn đề chua phèn ........................................................................................14
1.1.1.7. Địa chất thủy văn.........................................................................................14
1.1.2.


Điều kiện kinh tế xã hội ..............................................................................15

1.1.2.1. Dân số và dân tộc ........................................................................................15
1.1.2.2. Y tế giáo dục và đào tạo ..............................................................................16
1.1.2.3. Cơ cấu kinh tế..............................................................................................16
1.1.2.4. Tình hình sử dụng đất..................................................................................17
1.1.2.5. Thủy lợi
1.1.3.

...................................................................................................17

Đánh giá ĐKTN-KTXH ..............................................................................18

1.2. HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC NÔNG THÔN VÙNG ĐBSCL ............................. 21
1.2.1.

Tình hình sử dụng nước theo các loại hình cấp nước phân tán ...................22

1.2.2.

Tình hình sử dụng nước theo các loại hình cấp nước tập trung ..................25


1.2.3.

Tình hình tổ chức quản lý ...........................................................................26

1.3. DIỄN BIẾN BĐKH VÙNG ĐBSCL..................................................................... 27
1.3.1.


Diễn biến khí hậu nước biển dâng...............................................................27

1.3.2.

Diễn biến về lượng mưa ..............................................................................28

1.3.3.

Diễn biến về mực nước ...............................................................................29

Xu thế mực nước thủy triều tại ĐBSCL theo các tài liệu thực đo ............................29
1.3.4.

Diễn biến xâm nhập mặn .............................................................................31

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIẾN ĐỂ ĐỀ
XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH TỚI
CẤP NƯỚC NÔNG THÔN VÙNG ĐBSCL ...........................................................35
2.1. CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CẤP NƯỚC NÔNG THÔN ........................... 35
2.1.1.

Chiến lược quốc gia về VSNT đến năm 2020 ............................................35

2.1.2.

Chương trình mục tiêu quốc gia NS&VSMTNT giai đoạn 2012-2015 ...............35

2.1.3.

Quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2050 .........35


2.2. XÁC ĐỊNH NHU CẦU CẤP NƯỚC NÔNG THÔN .......................................... 36
2.2.1.

Dự báo dân số ..............................................................................................36

2.2.2.

Nhu cầu nước sinh hoạt nơng thơn ..............................................................37

2.3. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ................... 39
2.3.1

Các kịch bản BĐKH và BĐKH ở ĐBSCL .................................................39

2.3.1.1 Các kịch bản BĐKH ....................................................................................39
2.3.1.2 BĐKH ở ĐBSCL.........................................................................................40
2.3.2

Tác động của BĐKH đến tài nguyên nước .................................................43

2.3.2.1 Đánh giá xâm nhập mặn – Bài toán mùa cạn ..............................................43
2.3.2.2 Đánh giá ngập lũ – Bài toán mùa lũ ............................................................46
b) Đánh giá diễn biến tình hình ngập lũ ....................................................................48
2.3.3

Đánh giá tác động của BĐKH đến tài nguyên nước ...................................52

2.4. ĐÁNH GIÁ NGUỒN NƯỚC TRONG ĐIỀU KIỆN BĐKH .............................. 54
2.4.1.


Nước mưa ....................................................................................................54

2.4.2.

Nước mặt .....................................................................................................55


2.4.3.

Nước ngầm ..................................................................................................59

2.4.4.

Đánh giá khả năng nguồn nước vùng ĐBSCL ............................................62

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC VÙNG ĐBSCL TRONG ĐIỀU KIỆN
BĐKH .....................................................................................................................63
3.1. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI CÁC TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH TỚI
CẤP NƯỚC NÔNG THÔN VÙNG ĐBSCL ................................................................ 63
3.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC TRONG ĐK BĐKH ................................. 63
3.2.1.

Cơ sở đề xuất phương án cấp nước .............................................................63

3.2.2.

Giải pháp phát triển cấp nước trong ĐK BĐKH .........................................64

3.3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NGUỒN NƯỚC ............................................................. 66

3.3.1.

Phân vùng cấp nước sạch nông thôn vùng ĐBSCL ....................................67

3.3.1.1. Nguyên tắc phân vùng .................................................................................67
3.3.1.2. Các cơ sở phân vùng ...................................................................................67
3.3.1.3. Phân vùng cấp nước sạch nơng thơn ...........................................................68
3.4. ĐỀ XUẤT QUY MƠ CƠNG TRÌNH HỢP LÝ CHO CÁC CƠNG TRÌNH
CNNT VÙNG ĐBSCL TRONG TƯƠNG LAI TRONG ĐK BĐKH ......................... 69
3.4.1.

Quy mô hệ thống cấp nước .........................................................................69

CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU VÙNG NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH ..............................................................72
4.1. LỰA CHỌN VÙNG NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH.............................................. 72
4.2. GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC NÔNG THÔN CHO TỈNH CÀ MAU TRONG ĐK
BĐKH
4.2.1.

................................................................................................................. 72
Tổng quan chung tỉnh Cà Mau ....................................................................72

4.2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên................................................................72
4.2.1.2. Tình hình dân sinh kinh tế ...........................................................................74
4.2.1.3. Mạng lưới sơng ngịi ...................................................................................74
4.2.1.4. Đặc trưng phân bố dòng chảy .....................................................................76
4.2.1.5. Chất lượng nước mặt ...................................................................................76
4.2.1.6. Đặc điểm xâm nhập mặn .............................................................................76



4.2.1.7. Nước ngầm ..................................................................................................77
4.2.2.

Hiện trạng cấp nước tỉnh Cà Mau ...............................................................78

4.2.3.

Nhu cầu sử dụng nước tỉnh Cà Mau...........................................................80

4.2.4.

Phân vùng cấp nước tỉnh Cà Mau ...............................................................81

4.2.4.1. Nguyên tắc phân vùng .................................................................................81
4.2.4.2. Các cơ sở phân vùng ...................................................................................82
4.2.5.

Giải pháp và phương án cấp nước sinh hoạt nông thôn tỉnh Cà Mau trong

ĐK BĐKH

........................................................................................................84

4.2.5.1. Các giải pháp ...............................................................................................84
4.2.5.2. Giải pháp nguồn nước .................................................................................84
4.2.6.

Giải pháp cụ thể và tính tốn mạng cấp nước (nguồn nước từ xa) cho các


xã Huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau ................................................................................86
4.2.6.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ.......................................................................87
4.2.6.2. Giới thiệu về chương trình ..........................................................................91
4.2.6.3. Cơ sở lý thuyết tính tốn mạng lưới cấp nước ............................................93
4.2.6.4. Lập mơ hình mơ phỏng mạng lưới đường ống cấp nước ............................95
4.2.6.5. Xây mới mạng cấp nước Phú Tân ...............................................................97
4.2.6.6. Kiểm định và kiểm nghiệm mơ hình ...........................................................99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................103
PHỤ LỤC 1: ............................................................................................................107
PHỤ LỤC 2: ............................................................................................................116


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Lưu lượng trung bình và các tần suất tính tốn tại Phnom Penh (m3/s) .11
Bảng 1.2. Lưu lượng trung bình tại Tân Châu-Châu Đốc (m3/s) ............................11
Bảng 1.3. Lưu lượng bình quân tháng mùa kiệt Tân Châu,Châu Đốc theo tần suất (m3/s) ....12
Bảng 1.4. Lưu lượng thực đo tại Tân Châu, Châu Đốc và Vàm Nao, 1990-2008 (m3/s) .......13
Bảng 1.5. Tổng hợp thông tin dân số năm 2011 .......................................................15
Bảng 1.6. Cơ cấu tổng sản phẩm kinh tế theo khu vực vùng ĐBSCL từ 2000-2010
và chuyển dịch cơ cấu đến năm 2015, 2020 .............................................................17
Bảng 1.7. Thống kê hiện trạng cơng trình thuỷ lợi chủ yếu vùng ĐBSCL...............17
Bảng 1.8. Tổng hợp số lượng cơng trình cấp nước ...................................................22
Bảng 1.9. Bảng tổng hợp các CTCNTT theo địa bàn tỉnh vùng ĐBSCL .................25
Bảng 1.10. Các thành phần kinh tế tham gia quản lý trạm cấp nước nông thôn ......27
Bảng 1.11. Lượng mưa năm bình quân các thời đoạn một số trạm vùng ĐBSCL (mm)...29
Bảng 1.12: Chiều dài xâm nhập mặn bình qn tháng các cửa sơng ĐBSCL (km) .34
Bảng 1.13: Chiều dài xâm nhập mặn lớn nhất tháng với mức 4 g/l (km) .................34
Bảng 2.1. Dự báo dân số nông thôn vùng ĐBSCL theo các giai đoạn trong QH.................. 36
Bảng 2.2. Dự báo nhu cầu nước nông thôn vùng ĐBSCL(m3) ................................38
Bảng 2.3. Nhu cầu nước tăng thêm trong các giai đoạn ...........................................38

Bảng 2.4. Mô tả kịch bản phát thải ...........................................................................39
Bảng 2.5. Sự thay đổi nhiệt độ, mưa và mực nước biển ở Việt Nam theo các kịch
bản phát thải ..............................................................................................................40
Bảng 2.6. Mức tăng nhiệt độ (oC) trung bình năm so với thời kỳ 1980-1999 theo
kịch bản phát thải trung bình (B2) ............................................................................41
Bảng 2.7. Mức thay đổi (%) lượng mưa năm so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch
bản phát thải trung bình (B2) ....................................................................................41
Bảng 2.8. Mực nước biển dâng theo kịch bản phát thải trung bình (cm) .................42
Bảng 2.9. Mực nước biển dâng theo kịch bản phát thải cao (cm) ...........................42
Bảng 2.10. Diễn biến xâm nhập mặn trên các sơng chính .......................................43
Bảng 2.11. Diện tích xâm nhập mặn max
Bảng 2.12. Diện tích ngập triều max

......................................................46
............................................................46


Bảng 2.13. Phân bố diện tích ngập max lũ chính vụ theo độ sâu ............................51
Bảng 2.14. Phân bố diện tích ngập max đến 25/VIII theo độ sâu............................51
Bảng 3.1. Quy mô và cơng suất hệ thống CTCNTT có hệ thống bơm dẫn nước ............69
Bảng 4.1. Tỷ lệ cấp nước phân theo giải pháp cấp nước trên địa bàn nông thôn
tỉnh Cà Mau ..............................................................................................................78
Bảng 4.2. Dự báo dân số nông thôn tỉnh Cà Mau đến năm 2015, 2050 ...................80
Bảng 4.3. Dự báo nhu cầu nước nông thôn tỉnh Cà Mau đến năm 2015, 2050 (m3)
...................................................................................................................................80
Bảng 4.4. Dự báo nhu cầu nước tăng thêm đến năm 2015, 2050 (m3) ....................81
Bảng 4.5. Số lượng cơng trình và chi phí đầu tư tỉnh Cà Mau giai đoạn 2013-2015.........85
Bảng 4.6. Số lượng cơng trình và chi phí đầu tư tỉnh Cà Mau .................................85
giai đoạn 2015-2020 ..................................................................................................85
Bảng 4.7. Chất lượng nước mặt khu vực ..................................................................86

Bảng 4.8. So sánh giữa 2 dây chuyền công nghệ xử lý nước ...................................90
Bảng 4.21. So sánh kết quả kiểm nghiệm mơ hình 2020 ........................................100
Bảng 4.22. So sánh kết quả kiểm nghiệm mô hình 2030 ........................................101
Bảng 4.9. Tính tổng nhu cầu dùng nước cho huyện Phú Tân ................................110
Bảng 4.10. Tính tốn cơng suất cho nhà máy nước Phú Tân..................................111
Bảng 4.11.Phân phối lưu lượng trong ngày dùng nước max – NMN Phú Tân ......112
Bảng 4.12. Phân phối lưu lượng trong ngày dùng nước max – NMN Phú Tân .....113
Bảng 4.13. Phân phối lưu lượng tại các nút - NMN Phú Tân .................................114
Bảng 4.14. Phân phối lưu lượng tại các nút - NMN Phú Tân .................................115
Bảng 4.15. Kết quả chạy thủy lực giờ max - NMN Phú Tân ..................................117
Bảng 4.16. Kết quả chạy thủy lực giờ max - NMN Phú Tân ..................................118
BẢNG 4.17. Kết quả chạy thủy lực giờ max - NMN Phú Tân ...............................119
Bảng 4.18. Kết quả chạy thủy lực giờ max - NMN Phú Tân ..................................120
Bảng 4.19. Kết quả tính tốn thủy lực trong giờ dùng nước max để so sánh kiểm
nghiệm mô hình.......................................................................................................121
Bảng 4.20. Kết quả tính tốn thủy lực trong giờ dùng nước max để so sánh kiểm
nghiệm mơ hình.......................................................................................................122


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Vị trí địa lý vùng đồng Bằng Sơng Cửu Long ............................................ 6
Hình 1.2. Phân bố lưu lượng thực đo (1996-2008) qua các cửa sông ĐBSCL........ 13
Hình 1.3. Sơ đồ hệ thống và cơng nghệ xử lý nước mặt ......................................... 26
Hình 1.4. Sơ đồ hệ thống và cơng nghệ xử lý nước ngầm ........................................ 26
Hình 1.5. Sơ đồ hệ thống cấp nước ngầm đơn giản .................................................. 26
Hình 1.6. Diễn biến mực nước trung bình, cao nhất và thấp nhất tại Vũng Tàu ...... 30
Hình 1.7. Bản đồ xâm nhập mặn hiện trạng vùng ĐBSCL....................................... 32
Hình 2.1. Bản đồ xâm nhập mặn vùng ĐBSCL. ....................................................... 45
Hình 2.2. Bản đồ ngập lũ vùng ĐBSCL. .................................................................. 47
Hình 2.3. Bản đồ vùng khai thác nước mặt đến năm 2020 vùng ĐBSCL ................ 57

Hình 2.4. Bản đồ vùng khai thác nước mặt đến năm 2030 vùng ĐBSCL ................ 58
Hình 2.5. Bản đồ phân bố các tầng chứa nước triển vọng vùng ĐBSCL ................. 60
Hình 2.6. Bản đồ phân vùng khai thác nước dưới đất đến năm 2020 ....................... 61
Hình 3.1. Bản đồ phân vùng nguồn cấp nước sinh hoạt nông thôn đến năm 2020 .. 68
Hình 4.1 Bản đồ tỉnh Cà mau .................................................................................... 72
Hình 4.2. Bản đồ phân vùng khai thác nguồn nước tỉnh Cà Mau ............................. 83
Hình 4.3. Sơ đồ dây chuyền cơng nghệ PA 1 ........................................................... 88
Hình 4.4. Sơ đồ dây chuyền cơng nghệ PA 2 ........................................................... 89
Hình 4.5: Sơ đồ vạch tuyến cấp nước NMN Phú Tân ............................................ 108
Hình 4.6: Sơ đồ mạng lưới cấp nước NMN Phú Tân ............................................. 109


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐCM
BĐKH
CTTL
CSHT
CN&VSNT
ĐBSCL
ĐTM
ĐMC
GSTSH
HGĐ
HSH
HTCN
HTX
HVS
IPCC
KT-XH
NBD

NN&PTNT
PA
TGLX
TGHT
TN&MT
TP
TST
TX
UBND
VSMTNT
QLVH

Bán đảo Cà Mau
Biến đổi khí hậu
Cơng trình thuỷ lợi
Cơ sở hạ tầng
Cấp nước và Vệ sinh nông thôn
Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng Tháp Mười
Đánh giá môi trường chiến lược
Giữa sơng Tiền sơng Hậu
Hộ gia đình
Hữu sơng Hậu
Hệ thống cấp nước
Hợp tác xã
Hợp vệ sinh
Ủy ban liên chính phủ về BĐKH
Kinh tế-xã hội
Nước biển dâng
Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn

Phương án
Tứ giác Long Xuyên
Tứ giác Hà Tiên
Tài nguyên và Môi trường
Thành phố
Tả sông Tiền
Thị xã
Uỷ ban Nhân dân
Vệ sinh môi trường nông thôn
Quản lý vận hành


1

MỞ ĐẦU
1. SỰ CẨN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong thời đại hiện nay do sự bùng nổ về dân số, các ngành kinh tế của các
nước trên thế giới thi nhau phát triển như vũ bão, chất lượng cuộc sống của con
người ngày càng được nâng cao, các nhu cầu về nước ngày một lớn. Làm cho nguồn
nước ngày một hao hụt đi, có nhiều nơi trên thế giới khơng đủ nước để sử dụng.
Mặt khác, bên cạnh đó vấn đề biến đổi khí hậu (BĐKH) cũng ảnh hưởng rất lớn đến
các môi trường sống và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong đó có nguồn tài
nguyên nước, do biến đổi khí hậu làm cho nguồn nước đã suy giảm về khối lượng
và chất lượng lại càng ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng thêm.
Trước vấn đề đó nhiều quốc gia trên thế giới rất quan tâm đến tình hình
BĐKH. Đồng thời đặt vấn đề biến đổi khí hậu là một bài tốn khó đưa ra để cùng
nhau giải quyết nhằm xây dựng những Chương trình ứng phó nhằm giảm thiểu các
tác động bất lợi tới môi trường sống, tới kinh tế và nhằm bảo vệ tài nguyên đất,
nước và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác phục vụ nhu cầu tồn tại và phát triển
của con người.

Một nghiên cứu gần đây của Ngân hàng thế giới dự báo, Việt Nam là một
trong 2 nước (cùng với Bangladesh) bị tác động tồi tệ nhất trên thế giới do nước
biển dâng. Trong đó Đồng bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL) là nơi được đánh giá bị
ảnh hưởng nặng nề nhất và là một trong số những khu vực dễ bị tổn thương nhất
của thế giới.
ĐBSCL có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội khu vực phía nam.
Đây là khu vực có nhiều tiềm năng, ưu thế để phát triển nơng nghiệp cao từ sản xuất
lương thực, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, cây ăn trái... đem lại giá trị xuất khẩu lớn
cho cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế để phát triển nơng nghiệp, hàng
năm một diện tích rộng hơn 2 triệu ha ở phía bắc ĐBSCL bị ngập do lũ sông
Mêkông, gần 2 triệu ha đất nông nghiệp ven biển bị xâm nhập mặn, gần 1,9 triệu ha
bị nhiễm phèn...việc đảm bảo cấp nước ngọt sinh hoạt cho người dân cịn khá nhiều
khó khăn.
ĐBSCL có nguồn nước mặt và nước mưa khá phong phú, lượng nước bình
quân hàng năm chảy qua ĐBSCL hơn 460 tỷ m3 và vận chuyển khoảng 150-200
triệu tấn phù sa, tạo nguồn nước, bổ cập nguồn nước ngầm và bổ sung độ phì nhiêu
cho đất, nhưng cũng là nguyên nhân khiến ĐBSCL hàng năm bị ngập lũ gần 50%


2
diện tích trong khoảng thời gian từ 3 - 4 tháng, gây nhiều khó khăn cho đời sống
dân cư, trong đó có khai thác và sử dụng nước. Một diện tích lớn của ĐBSCL thuộc
vùng đất chua phèn, vùng sâu, vùng xa thiếu nước ngọt. Gần đây nguồn nước mặt ở
ĐBSCL đang bị ô nhiễm, chất lượng nguồn nước ngày càng xấu đi một cách
nghiêm trọng dẫn đến tình trạng thiếu nguồn nước sạch cung cấp cho sinh hoạt và
sản xuất.
ĐBSCL có trữ lượng nước ngầm khơng lớn. Sản lượng khai thác được đánh
giá ở mức 1 triệu m3/ngày đêm, chủ yếu phục vụ cấp nước sinh hoạt, nhưng hầu hết
các địa phương trong vùng đều đang khai thác quá mức, không theo quy hoạch và
không đúng kỹ thuật, là nguyên nhân gây suy giảm mực nước ngầm, gây nguy cơ

nhiễm mặn và ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Trong những năm qua, ĐBSCL cũng như nhiều vùng khác trong cả nước đã
được sự quan tâm của các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng và các tổ chức
quốc tế, doanh nghiệp tư nhân... quan tâm đến lĩnh vực cấp nước sạch và VSMT
nơng thơn. Nhiều cơng trình cấp nước sạch đã được xây dựng ở ĐBSCL, nâng tỷ lệ
người dân được cấp nước sinh hoạt ở một số vùng lên đáng kể. Tuy nhiên, việc phát
triển cấp nước vùng ĐBSCL vẫn còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu. Nhiều địa
phương, vùng miền thuộc ĐBSCL đang gặp khó khăn về nước sinh hoạt, trong đó
có nhiều vùng đặc biệt nghiêm trọng, người dân khơng có nước sinh hoạt, ảnh
hưởng rất lớn đến đời sống và sức khỏe. Trong những năm gần đây, trước tác động
của BĐKH, mực nước biển dâng, xâm nhập mặn sâu, ô nhiễm nguồn nước, lũ lụt,
hạn hán kéo dài, cạn kiệt nguồn nước, vv… tình hình khan hiếm nguồn nước càng
trở nên trầm trọng, kéo dài và xảy ra ở hầu hết các địa phương thuộc ĐBSCL.
Đồng bằng sông Cửu Long được xác định là một trong những khu vực bị ảnh
hưởng nặng nề bởi BĐKH nhất Việt Nam. Trong đó Cà Mau là một trong các tỉnh
của ĐBSCL chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi BĐKH. Ngoài ảnh hưởng chung cịn có
những bất cập trực tiếp như sạt lở bờ biển, bờ sông, ngập úng sâu kéo dài ở những
vùng trũng, bão nhiệt đới xâm nhập đến những nơi mà trước đây được cho là an
tồn, ít bị thiên tai. Cà Mau là tỉnh ven biển có đặc thù ba mặt giáp biển, chịu ảnh
hưởng cả triều biển Đông và biển Tây đồng thời cũng là tỉnh bị ảnh hưởng nhiều
nhất trực tiếp bởi BĐKH-NBD. Nguồn nước của tỉnh: Về nước mặt phần lớn nhiễm
mặn (trừ các vùng ngọt hóa), khơng thể khai thác nước mặt cho sinh hoạt. Về nguồn
nước ngầm Cà Mau được đánh giá có nguồn nước ngầm tương đối phong phú, hiện
các trạm cấp nước nông thôn trên địa bàn tỉnh Cà Mau chủ yếu sử dụng nguồn nước
ngầm, tuy nhiên với việc khai thác nước ngầm tràn lan, không theo quy hoạch, khai


3
thác phục vụ cấp nước dân sinh, công nghiệp, tưới và nuôi trồng thủy sản, hiện nay
một số vùng của Cà Mau đang bị suy giảm mực nước ngầm và có dấu hiệu xâm

nhập mặn tầng nước ngầm.
Nước sạch và VSMT nông thôn là lĩnh vực thiết yếu và cấp bách được Đảng
và Nhà nước hết sức quan tâm. Từ năm 2000 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt
Chiến lược quốc gia nước sạch và VSMT nông thôn giai đoạn 2000 - 2020 và năm
2006 phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và VSMT nông thôn
giai đoạn 2006 – 2010. Theo đó, Mục tiêu đến năm 2020: Tất cả dân cư nông thôn
sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc gia với số lượng tối thiểu
60lít/người-ngày.
Dựa theo những kịch bản BĐKH đã được cơng bố năm 2012 bởi Bộ TNMT
thì vào năm 2100 mực nước biển sẽ dâng 65cm (kịch bản B1 – thấp), 75cm (kịch
bản B2 – trung bình), và 100cm (kịch bản A1F1 – cao). Nếu lấy kịch bản A1F1 làm
chuẩn thì ĐBSCL sẽ bị ngập từ 12,8% đến 37,8% diện tích, nhiễm mặn tăng thêm
334.000 hecta đất đai với độ mặn 4% vào mùa khô, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài
nguyên nước, đất đai nông nghiệp, ảnh hưởng đến đời sống và các hoạt động sản
xuất của nhân dân, trong đó cấp nước cho dân sinh nơng thơn.
Trước tình hình trên, cần thiết phải có nghiên cứu Đánh giá tác động bởi
BĐKH tới cấp nước nông thôn vùng ĐBSCL và đề xuất giải pháp ứng phó, nghiên
cứu điển hình cho tỉnh Cà mau làm cơ sở cho các nghiên cứu, dự án phát triển Cấp
nước nông thôn vùng ĐBSCL trong điều kiện BĐKH. Cần đánh giá tình hình nguồn
nước về lưu lượng, chất lượng, phân bố..., các ảnh hưởng bởi BĐKH, mực nước
biển dâng, cũng như điều kiện khác về tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội, phong
tục tập quán..., từ đó đề xuất các giải pháp ứng phó đảm bảo cấp nước sinh hoạt,
đảm bảo ổn định cuộc sống cho người dân nơng thơn vùng ĐBSCL, thích ứng và
đối phó với tình hình BĐKH.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu, dự đốn biến đổi khí hậu - nước biển dâng đến cấp nước nông
thôn ĐBSCL.
Đề xuất giải pháp ứng phó
Đề xuất giải pháp ứng phó cụ thể cho vùng Nghiên cứu điển hình tỉnh Cà
Mau.



4
3. CÁC TIẾP CẬN
Tiếp cận kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu lý luận và thực tiễn ở trong nước.
Tiếp cận theo quan điểm thực tiễn, tổng hợp đa mục tiêu. Tiếp cận đáp ứng yêu cầu,
Tiếp cận theo quan điểm hệ thống. Tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng. Tiếp cận
theo quan điểm bền vững.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu tổng quan
Tổng quan điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội và các yếu tố ảnh hưởng tới cấp
nước nông thôn vùng ĐBSCL.
Tổng quan về hiện trạng cấp nước nông thôn vùng ĐBSCL.
Ảnh hưởng của BĐKH tới xâm nhập mặn, ngập lũ.
2. Đánh giá tác động của BĐKH-NBD đến cấp nước nông thôn vùng ĐBSCL
Nghiên cứu các kịch bản BĐKH
Đánh giá tác động tới các tài nguyên nước vùng ĐBSCL.
Xác định những vùng đang và có nguy cơ ảnh hưởng bởi BĐKH như ngập lụt,
hạn hán cạn kiệt nguồn nước, bị xâm nhập mặn…
Nghiên cứu đánh giá các tác động bởi BĐKH tới cấp nước nông thôn vùng
ĐBSCL theo các kịch bản BĐKH.
Các nghiên cứu đánh giá được thực hiện cho vùng nghiên cứu điển hình là tỉnh
Cà Mau.
3. Đề xuất các giải pháp ứng phó
Đề xuất giải pháp cấp nước, giải pháp nguồn nước và quy mơ cơng trình hợp
lý cho các cơng trình cấp nước nông thôn vùng ĐBSCL trong tương lai, trong điều
kiện BĐKH.
Các giải pháp đề xuất được nghiên cứu cho tỉnh được lựa chọn nghiên cứu
điển hình là tỉnh Cà Mau.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp thu thập các tài liệu thực tế nhằm cập nhật các thông tin mới nhất
về khu vực nghiên cứu.


5
2. Phương pháp kế thừa: Sử dụng tài liệu có sẵn, các kết quả nghiên cứu có độ tin
cậy cao từ các đề tài, dự án có liên quan. Một số tài liệu số liệu về hiện trạng cấp
nước nông thôn, chất lượng trữ lượng nguồn nước mặt, nước ngầm, được kế
thừa từ các nghiên cứu, dự án đã được thực hiện tại các tỉnh. Các tài liệu về
BĐKH và tác động bởi BĐKH đến nguồn nước mặt, vv được kế thừa từ các dự
án đã được thực hiện, như: Quy hoạch thủy lợi vùng ĐBSCL trong điều kiện
BĐKH-NBD, quy hoạch cấp nước nông thôn vùng ĐBSCL trong điều kiện
BĐKH-NBD.
3. Phương pháp phân tích (theo các tài liệu thu thập, điều tra được)
4. Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến đóng góp của các chun gia.
5. Phương pháp mơ hình hóa: Mơ hình hóa hệ thống cấp nước, ứng dụng phần
mềm Epanet trong tính tốn mạng lưới đường ống cấp nước.


6
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ
HỘI, HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH TỚI
CẤP NƯỚC NÔNG THÔN VÙNG ĐBSCL.
TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Phạm vi và vị trí địa lý
Vùng đồng bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam, cịn gọi là Vùng
đồng bằng Nam Bộ hoặc miền Tây Nam Bộ. ĐBSCL có 13 đơn vị hành chính bao
gồm: 1 thành phố là TP.Cần Thơ) và 12 tỉnh, gồm: Long An, Đồng Tháp, An

Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc
Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Thuộc vùng ĐBSCL cịn có các đảo, quần đảo như:
đảo Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu và đảo Hòn Khoai, đảo Hịn Tre thuộc tỉnh Kiên
Giang.
ĐBSCL có vị trí như một bán đảo với 3 mặt Đông, Nam và Tây Nam giáp
biển Phía Đơng giáp biển Đơng. Phía Nam giáp Thái Bình Dương. Phía Tây
giáp vịnh Thái Lan và phía Bắc giáp với vùng kinh tế Đơng Nam Bộ - vùng kinh tế
lớn nhất của Việt Nam hiện nay. Đây là vị trí thuận lợi trong việc phát triển kinh tế
biển, khai thác và nuôi trồng thủy sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong
nước và xuất khẩu.
1.1.

Hình 1.1. Vị trí địa lý vùng đồng Bằng Sông Cửu Long


7
ĐBSCL nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng, mạng lưới sơng ngịi, kênh
rạch phân bố rất dày thuận lợi cho giao thông thủy vào bậc nhất ở nước ta. Diện tích
tự nhiên tồn vùng là 39. 747 km2, chiếm 12,1% diện tích cả nước.
1.1.1.2. Địa hình địa chất thổ nhưỡng
Địa hình:
ĐBSCL có địa hình bằng phẳng, phần lớn có cao độ trung bình từ 0,7-1,2 m,
ngồi những vùng đồi núi cao ở phía Bắc (thuộc tỉnh An Giang, Kiên Giang), đồng
bằng sơng Cửu Long có độ cao từ 0-4 m trên mực nước biển, nhưng không đồng
nhất. Trong đồng bằng, đất hai bên bờ sông Tiền, sông Hậu, và các sông rạch lớn là
vùng đất cao 3-4 m trên mực nước biển, đó là các triền đê thiên nhiên, hay cịn gọi
đất-giồng-ven-sơng, do phù sa sơng bồi đắp. Càng xa sơng chính, đất thoai thoải và
thấp dần. Vùng đất-giồng-ven-sơng có chiều rộng trung bình khoảng 500 m ở mỗi
bên bờ sông Tiền và sông Hậu. Các thành phố như Vĩnh Long, Cần Thơ, Cao Lãnh,
Long Xuyên, Châu Đốc, v.v. nằm trên vùng đất cao này nên ít bị ngập lụt. Phía bên

trong là vùng đất thấp, trũng, đọng nước, có cao độ 1-2 m trên mực nước biển, tạo
thành các đầm lầy. Vùng xa sông bị ngập lụt trong mùa mưa. Nếu tính từ bờ biển
trở vào, vùng sát biển chịu ảnh hưởng của thủy triều lên xuống là rừng ngập mặn.
Bên trong là giồng-cát-duyên-hải có độ cao từ 3-6 m, có chiều rộng khoảng 5001.000 m, tùy nơi, do phù sa của sóng biển và thủy triều tạo thành. Bên trong các
giồng-cát-duyên-hải này đất thoai thoải thấp dần, tạo thành các vùng đầm lầy úng
nước, có độ cao 0.5 – 1 m trên mực nước biển.
Địa chất:
Theo nhiều nguồn tư liệu khảo sát địa chất vùng ĐBSCL (trong đó có Trung
tâm Nghiên cứu và ứng dụng địa hình), Địa chất của khu vực ĐBSCL có một phần
diện tích thuộc thềm cao, phía Tây Bắc giáp với Cămpuchia từ Đức Hịa đến Hà
Tiên, có nguồn gốc từ trầm tích phù sa cổ (Pleistocene). Cịn phần lớn diện tích cịn
lại của vùng ĐBSCL được hình thành từ nhóm trầm tích trẻ Đệ tứ (Holocene) hình
thành trong các giai đoạn biển tiến và biển lùi. Địa chất của khu vực ĐBSCL là
vùng đồng bằng trẻ nhất Việt Nam, có cấu tạo địa chất khá đa dạng và bao gồm các
lớp trầm tích biển Holocene, trầm tích biển gió, trầm tích đầm lầy biển, trầm tích
sơng biển, trầm tích sơng, trầm tích sơng đầm lầy và trầm tích sơng cổ, tạo nên các
lớp than bùn đặc trưng ở nhiều khu vực của các địa phương trong vùng ĐBSCL.
Vùng có lịch sử địa chất cổ xưa nhất là khu vực Núi Sót và cụm đá vôi phân bố ở
An Giang và Kiên Giang. Vùng Thất Sơn có cấu tạo địa chất từ các móng đá granit
lộ cao, hình thành các dãy đồi, núi thấp với cao độ cao nhất là 700 m ở ngọn Núi


8
Cấm. Ngồi ra, cịn có các cụm núi đá vơi vùng ven biển Hà Tiên, lẫn với một số
diện tích các núi đá granit (Bình An, Hịn Đất) tạo nên các dạng cảnh quan đặc sắc
cho vùng đồng bằng.
Thổ nhưỡng
Theo bản đồ đất tỷ lệ 1/250.000 do Phân Viện QH&TKNN xây dựng, diện
tích 8 nhóm đất chính ở ĐBSCL như sau:
(1)Nhóm đất cát:

43.318 ha (chiếm 1,10% tổng diện tích)
(2)Nhóm đất mặn:
744.547 ha (chiếm 19,10% tổng diện tích)
(3) Nhóm đất phèn:
1.600.263 ha (chiếm 41,10% tổng diện tích)
(4)Nhóm đất phù sa:
1.189.396 ha (chiếm 30,40% tổng diện tích)
(5)Nhóm đất lầy và than bùn: 24.027 ha (chiếm 0,60% tổng diện tích)
(6)Nhóm đất xám:
134.656 ha (chiếm 3,50% tổng diện tích)
(7)Nhóm đất đỏ vàng:
2.420 ha (chiếm 0,06% tổng diện tích)
(8)Nhóm đất xói mịn:
8.787 ha (chiếm 0,20% tổng diện tích)
Sinh thái
ĐBSCL nằm ở vùng tây nam bộ, là phần cuối cùng của lưu vực sông Mêkông,
chảy qua mạng lưới sơng ngịi và kênh rạch chằng chịt trước khi đổ ra biển Đơng,
có hệ sinh thái điển hình là rừng ngập mặn và vùng ngập nước ngọt. Vùng thượng
nguồn của sông Mê Kông là một trong những vùng giàu tính đa dạng sinh học nhất
trên thế giới với hơn 1200 lồi cá đã được xác nhận và có khả năng lên đến
1700 loài.
Theo Dự án đánh giá ngành nước Việt Nam, Hệ sinh thái liên quan đến nước,
Tài sản mơi trường chính liên quan đến tài ngun nước vùng ĐBSCL là Vườn
quốc gia U Minh Thượng. Vườn quốc gia này nằm ở trong vùng ngập nước ngọt,
bao gồm rừng trên đất than bùn, trảng cỏ ngập nước theo mùa và vùng đầm lầy
trống. Có 226 lồi thực vật có mạch, trong 84 họ, trong đó có 8 lồi rất hiếm. Có
40 lồi thú, 181 lồi chim, 38 lồi bị sát. Trong đó có 17 lồi nằm trong sách Đỏ
Viêt Nam
Độ che phủ rừng
- Chỉ số che phủ rừng của lưu vực chiếm 2.37% tổng diện tích rừng cả nước,

Tỉ lệ rừng của lưu vực là 8% trong đó tỉ lệ rừng tự nhiên là 18.0% cho thấy chất
lượng rừng nghèo và khơng thuận lợi cho q trình điều hồ dịng chảy và chất
lượng nước.


9
1.1.1.3. Đặc điểm khí hậu
- ĐBSCL có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng quanh năm và có hai mùa, mùa
mưa và mùa khô tùy thuộc vào hoạt động của gió mùa. Mùa khơ, ít mưa, có gió
mùa Đơng Bắc, thường kéo dài từ tháng XI đến tháng IX, mùa mưa từ tháng V đến
tháng X, có khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều, trùng thời gian hoạt động của gió Tây
Nam.
- Các đặc trưng về khí hậu vùng ĐBSCL cụ thể như sau:
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình tháng vùng ĐBSCL dao động từ khoảng 2728oC, trong đó tháng I là tháng có nhiệt độ thấp nhất (trung bình 25.5oC) và tháng
nóng nhất là tháng IV (28oC).
- Bốc hơi: Chế độ bốc hơi thay đổi theo thời gian và không gian. Thời gian
bốc hơi cao nhất trong năm là những tháng III, IV và V, vào khoảng 180-220 mm.
Vào mùa mưa, tháng VIII đến IX, lượng bốc hơi đạt thấp nhât, khoảng 100-150 mm.
- Độ ẩm: Độ ẩm tương đối cao hơn vào mùa mưa và thấp hơn vào mùa khơ.
Độ ẩm trung bình trong các tháng VIII, IX và X khoảng 84-89%, trong khi trong
tháng II và III khoảng 67-81%.
- Gió: Gió Đơng Bắc là chủ đạo từ tháng XII-IV vào mùa khơ ở vùng ĐBSCL,
gió Tây Nam là chủ đạo trong mùa mưa (tháng V đến tháng X). Gió mạnh nhất vào
mùa gió Đơng-Bắc thường có hướng Đơng, cịn vào mùa gió Tây-Nam thường có
hướng Tây-Nam. Tốc độ gió trung bình là khoảng 2,0 m/s. Ở các vùng gần biển, tốc
độ gió thường tăng trong những tháng I, II và III. Tốc độ gió trong thời gian áp suất
thấp và có bão có thể đạt 15-18 m/s (với cơn bão số 5 năm 1997). Do gió chướng
với vận tốc khá lớn từ biển thổi vào trùng hướng các sơng lớn ĐBSCL tạo nên
những đợt sóng rất cao, kết hợp với triều cường hình thành hiện tượng gió chướng,
nước dâng làm mặn xâm nhập sâu hơn vào ĐBSCL. Độ cao nước dâng có xu thế

tăng từ tháng I-III/IV, từ Vàm Kinh (28 cm) đến Mỹ Thanh (44 cm).
- Nắng: Giờ nắng trung bình 6 giờ mỗi ngày (khoảng 2,000-2,500 giờ một
năm). Tháng II, III có số giờ nắng cao nhất, với 8-9 giờ một ngày, trong khi tháng
VIII, IX có ít giờ nắng, với trung bình 4,6-5,3 giờ mỗi ngày.
- Mưa: ĐBSCL có lượng mưa trung bình khoảng 1800 mm, phân bố không
đều theo không gian và thời gian. Khu vực phía Tây vùng ĐBSCL có lượng mưa
nhiều nhất với trung bình năm từ 2000-2400 mm, trong khi phía Đơng lượng mưa
trung bình 1600-1800 mm. Các vùng thuộc trung tâm ĐBSCL kéo dài từ Châu Đốc


10
– Long Xuyên – Cần Thơ – Cao Lãnh – Trà Vinh – Bến Tre – Gị Cơng có lượng
mưa thấp nhất, trung bình 1200-1600 mm. Lượng mưa phân bố không đều trong
năm. Khoảng 90% lượng mưa hàng năm được tập trung trong các tháng mùa mưa,
từ tháng V đến tháng XI, trong đó lượng mưa lớn nhất vào các tháng IX và X.
Lượng mưa trong mùa khô từ tháng XII đến tháng IV chỉ chiếm 10% lượng mưa cả
năm, trong đó các tháng I, II, III hầu như khơng có mưa (thường gây ra hạn hán
nghiêm trọng). Trong mùa mưa, thỉnh thoảng có mưa liên tục, có thể kéo dài 3-5
ngày, với một số lượng tương đối lớn của mưa, gây lũ lụt. Tháng VIII-X là các
tháng có lượng mưa lớn nhất trong năm, thường đạt từ 250-300 mm mỗi tháng.
Tháng I-III là các tháng có lượng mưa ít nhất trong năm, thường là không mưa hoặc
mưa không đáng kể. Số ngày mưa trong năm đạt từ 100-140 ngày mưa, chủ yếu tập
trung vào các tháng mùa mưa, với 15-20 ngày mỗi tháng.
- Bão: ĐBSCL nhìn chung rất ít bão. Theo thống kê bão đổ bộ vào bờ biển
Đông trong gần 100 năm qua, chỉ khoảng 30% số trận bão là có ảnh hưởng đến
vùng biển Nam Bộ, trong đó khơng q 10% đổ bộ trực tiếp. Ở ĐBSCL, các trận
bão và mạnh lên của gió mùa Tây-Nam gây nên mưa và lũ lớn là năm 1934, 1937,
1947, 1961, 1966, 1978, 1984, 1991,1994, 1996 và 2000. So với phía Bắc và miền
Trung, bão ảnh hưởng đến Nam Bộ chậm hơn, thường là từ tháng X trở đi, đôi khi
đến tận tháng XII. Tuy nhiên, mưa bão gây lũ ở ĐBSCL lại do bão ảnh hưởng vào

vùng trung-hạ Lào nên thường xẩy ra vào khoảng tháng VIII-IX.
1.1.1.4. Đặc điểm thủy văn
Chế độ thủy văn ở ĐBSCL chịu tác động trực tiếp của dịng chảy thượng
nguồn, chế độ triều biển Đơng, một phần của triều vịnh Thái Lan, cùng chế độ mưa
trên toàn đồng bằng. Mùa lũ ở ĐBSCL bắt đầu chậm hơn so với thượng lưu một
tháng và mùa mưa tại đồng bằng 2 tháng, vào khoảng tháng VI, VII và kết thúc vào
tháng XI, XII, tiếp đến là mùa kiệt, thời gian mỗi mùa khoảng 6 tháng. Từ Phnom
Penh ra biển, sông Mekong đi vào ĐBSCL theo hai nhánh là sơng Tiền và sơng
Hậu, có chế độ thủy văn khác hẳn phần thượng lưu, do tác động của thủy triều từ
biển. Nhờ điều tiết của Biển Hồ, dòng chảy vào ĐBSCL điều hòa hơn so với tại
Kratie, với mùa lũ có lưu lượng trung bình vào Việt Nam khoảng 28.000-30.000
m3/s (tháng lớn nhất 32.000-34.000 m3/s) và mùa kiệt từ 3.000-5.000 m3/s (tháng
kiệt nhất từ 2.200-2.500 m3/s).


11
Bảng 1.1. Lưu lượng trung bình và các tần suất tính tốn tại Phnom Penh (m3/s)
Tháng T.bình 10%
20%
50%
I
7.786 9.218 8.681 7.731
II
4.609 5.517 5.180 4.572
III
3.182 3.637 3.471 3.169
IV
2.736 3.256 3.037 2.709
V
3.932 5.347 4.758 3.790

VI
10.202 14.415 12.722 9.875

75%
6.935
4.125
2.900
2.465
3.135
7.945

80%
6.859
4.019
2.883
2.408
3.086
7.509

85%
6.515
3.900
2.790
2.375
2.825
6.950

90%
6.431
3.752

2.743
2.270
2.693
6.417

95%
6.104
3.544
2.631
2.134
2.469
5.642

Tài liệu thực đo lưu lượng tại Tân Châu, Châu Đốc và Vàm Nao từ 1990-2008
cho kết quả như Bảng 1.2.
Bảng 1.2. Lưu lượng trung bình tại Tân Châu-Châu Đốc (m3/s)
Tháng
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII


Tân Châu Châu Đốc
6.339
1.364
4.113
772
2.572
483
2.190
389
3.371
573
7.209
1.440
12.389
2.846
18.449
4.856
20.142
5.855
19.214
5.755
15.093
4.060
10.225
2.511

Vị trí
TC+CĐ Vàm Nao Mỹ Thuận
7.703
2.528

3.811
4.885
1.631
2.482
3.055
1.078
1.494
2.579
900
1.290
3.844
1.325
2.046
8.649
2.725
4.484
15.235
4.824
7.565
23.305
7.102
11.347
25.997
8.355
12.848
24.969
7.773
12.356
19.154
5.852

9.241
12.736
3.956
6.269

Cần Thơ
3.892
2.403
1.561
1.289
1.898
4.165
7.670
11.958
13.149
12.613
9.912
6.467

Dòng chảy kiệt
Vào mùa kiệt lưu lượng sông Cửu Long giảm xuống khá thấp. Lưu lượng sông
Cửu Long vào lưu vực sông Cửu Long trong thời kỳ từ tháng II đến tháng IV
khoảng 2.000 – 5.000 m3/s, trong đó tháng IV là tháng thấp nhất với lưu lượng bình
quân khoảng 2.400 m3/s, các năm kiệt xuống dưới 2.000 m3/s. Năm 1998 lưu lượng
Tân Châu+Châu Đốc vào tháng IV là 1.815 m3/s.


12
Bảng 1.3. Lưu lượng bình quân tháng mùa kiệt Tân Châu,Châu Đốc
theo tần suất (m3/s)

Tần
Tháng
suất
I
II
III
IV
V
VI
( %)
50
7.708
4.889
3.048
2.590
3.882
8.351
75
6.558
3.977
2.518
2.227
2.940
5.650
80
6.273
3.752
2.386
2.145
2.803

5.212
85
5.941
3.490
2.233
2.051
2.659
4.739
90
5.522
3.161
2.040
1.934
2.500
4.198
95
4.902
2.673
1.754
1.766
2.304
3.502
(Nguồn: Viện Quy hoạch thủy lợi Miền Nam)
Dịng chảy lũ.
Hàng năm lưu vực sơng Cửu Long bị nước lũ sông Cửu Long chảy về làm
ngập lụt phần phía bắc đồng bằng. Nước lũ theo các kênh rạch nối với sơng Tiền,
sơng Hậu và từ phía Campuchia tràn qua biên giới vào lưu vực sông Cửu Long.
Thông thường từ tháng VII, nước thượng nguồn dồn về nhiều làm cho mực nước tại
đầu nguồn sông Cửu Long (Tân Châu và Châu Đốc) tăng nhanh, bắt đầu gây ngập ở
lưu vực sông Cửu Long và đạt trị số cao nhất vào cuối tháng IX đầu tháng X, sau đó

hạ thấp dần và kéo dài đến tháng XI, XII. Khoảng từ nửa cuối tháng VII đến cuối
tháng VIII, mực nước Tân Châu thường đạt trên mức 3,50 m và Châu Đốc trên 3,00
m. Mực nước lũ cao nhất năm thường xảy ra trong khoảng thời gian từ hạ tuần
tháng IX đến trung tuần tháng X, với tần suất cao nhất vào thượng tuần tháng X.
Mực nước cao nhất tại Tân Châu 5,12 m (1961) và 5,06 m (2000), tại Châu Đốc 4,90
m (2000). Bên cạnh đó, năm lũ nhỏ (1998), mực nước đỉnh lũ Tân Châu 2,81 m và
Châu Đốc 2,54 m. Mực nước trung bình đỉnh lũ Tân Châu 4,13 m và Châu Đốc 3,62
m. Chênh lệch mực nước đỉnh lũ nhiều năm Tân Châu 2,31 m và Châu Đốc 2,35 m.
Cường suất lũ lên và xuống thấp, trung bình 3-4 cm/ngày. Những trận lũ lớn và xuất
hiện sớm 10-12 cm/ngày (1984), cao nhất có thể đạt 20-30 cm/ngày.
Phân bố dòng chảy
Lưu lượng thực đo tại Tân Châu, Châu Đốc và Vàm Nao, giai đoạn 19902008 được thể hiện trên Bảng 1.4, theo đó Khi mới vào ĐBSCL, lưu lượng sông
Tiền lớn hơn sông Hậu rất nhiều. Vào mùa kiệt, lưu lượng Tân Châu chiếm
khoảng 92-96%, lưu lượng Châu Đốc chừng 4-8%. Tuy nhiên, nhờ có sơng Vàm
Nao bổ sung nước từ sông Tiền sang sông Hậu nên sau Vàm Nao tỷ lệ phân phối
dịng chảy sơng Tiền, sông Hậu khá cân bằng, tại Cần Thơ và Mỹ Thuận tỷ lệ mùa
kiệt là 49/51 và mùa lũ là 53/47. Phân bố lưu lượng ra các cửa sông vùng ĐBSCL
theo tài liệu thực đo, giai đoạn 1996-2008 được thể hiện trên Hình 1.2.


13
Bảng 1.4. Lưu lượng thực đo tại Tân Châu, Châu Đốc và Vàm Nao,
1990-2008 (m3/s)
Vị trí
T.Châu
C.Đốc
V.Nao
S.Tiền
S.Hậu


I
6.351
1.399
2.497
3.854
3.896

II
4.145
795
1.616
2.530
2.410

III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
2.571 2.201 3.203 7.181 12.579 18.671 20.339 19.153 14.968 10.100
492
425
632 1.443 2.911 4.910 5.926 5.784 4.078 2.504
1.068 898 1.262 2.707 4.902 7.175 8.464 7.731 5.782 3.909
1.503 1.303 1.940 4.474 7.676 11.496 11.875 11.422 9.187 6.192

1.560 1.323 1.894 4.150 7.813 12.085 14.390 13.515 9.860 6.413

(Nguồn: Viện Quy hoạch thủy lợi Miền Nam)
Hình 1.2. Phân bố lưu lượng thực đo (1996-2008) qua các cửa sông ĐBSCL
Đánh giá chung
Nhờ có hệ thống kênh rạch phong phú nối liền với sơng Tiền, sơng Hậu nên
dịng chảy sơng Cửu Long ảnh hưởng đến hầu khắp lưu vực sông Cửu Long. Theo
đánh giá tài nguyên nước mặt được thực hiện năm 2006
Tổng lượng dòng chảy sản sinh trong vùng là 22,4 tỷ m3/năm
Tổng lượng dịng chảy từ ngồi chảy vào là 457 tỷ m3/năm
Lượng nước bình quân đầu người năm 27.700 m3/người/năm


14
Lượng nước bình quân đầu người mùa kiệt: 6.290m3/người
Tổng lượng nước sử dụng mùa kiệt chiếm 33% lượng nước mùa kiệt. Trong
đó lượng nước sử dụng cho đơ thị và nông thôn chiếm 1,15%, cho công nghiệp
chiếm 1,05%, cho tưới nông nghiệp chiếm 81,3% và nuôi trồng thủy sản là 16,4%.
Tính trên tồn vùng ĐBSCL, lượng nước mặt đảm bảo cung cấp nước cho các
ngành sử dụng nước.
1.1.1.5. Ngập lụt
Diện tích ngập lụt ở lưu vực sơng Cửu Long khoảng 1,4 – 1,9 triệu ha tùy theo
năm lũ nhỏ hay lũ lớn. Độ sâu ngập từ 0,5 – 4 m; thời gian ngập lụt từ 2 – 6 tháng
tùy từng nơi. Ngập lụt là một trở ngại lớn cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân
vùng phía bắc lưu vực sông Cửu Long. Mặt khác các trận lũ lớn gây chết hàng trăm
người và thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên lũ cũng mang lại một số mặt lợi
như nguồn thủy sản phong phú, nguồn phù sa bồi bổ cho đất và dịng chảy lũ có tác
dụng tốt trong việc thau chua rửa phèn, vệ sinh đồng ruộng.
1.1.1.6. Vấn đề chua phèn
Nước chua là vấn đề lớn ở ĐBSCL nói chung và trong các vùng ngập lũ nói

riêng. Nước chua chủ yếu phát sinh ở nội các vùng đất phèn, một số nơi do chuyển
tải từ nơi khác đến nhưng không nhiều. Diễn biến chua rất phức tạp, nó phụ thuộc
vào tình hình mưa, tình hình dịng chảy và tác động của con người trong việc khai
thác, sử dụng nguồn đất và nước. Trong những năm gần đây, nhiều cơng trình thủy
lợi được xây dựng với mục đích cung cấp nước, chống lũ, ngăn mặn, xổ phèn... ,
diện tích đất phèn đã giảm nhiều. Cho đến nay cịn khoảng 800 -900 ngàn ha đất đai
còn bị chua phèn và đầu mùa mưa, trong đó ở vùng ĐTM khoảng 200-250 ngàn ha,
vùng TGLX khoảng 100-150 ngàn ha và vùng BĐCM khoảng trên 500 ngàn ha.
1.1.1.7. Địa chất thủy văn
- Trong vùng có 9 tầng chứa nước triển vọng như sau:
1. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích nhiều nguồn gốc Holocen (qh).
2. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen thượng (qp3).
3. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen trung-thượng (qp2-3).
4. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen hạ (qp1).
5. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pliocen trung (n22).


15
6. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pliocen hạ (n21).
7. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Miocen thượng (n13).
8. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Miocen trung-thượng (n12-3).
9. Tầng chứa nước khe nứt trong các trầm tích trước Kainozoi (pz-mz).
Các tầng chứa nước triển vọng khai thác tập trung bao gồm các tầng: qp2-3,
qp1, n22, n21, n13, n12-3, trong đó ưu tiên khai thác các tầng chứa nước n22, n21, n13, n12-3
Các tầng chứa nước khai thác nhỏ lẻ, bao gồm: qh, qp3, và pz-mz
1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
1.1.2.1. Dân số và dân tộc
Dân số vùng ĐBSCL theo điều tra dân số năm 2011 đã được thu thập tại các
tỉnh vùng ĐBSCL là 17,378 triệu người thể hiện trong Bảng 1.5. Trong đó dân số
nơng thơn là 14,309 triệu người, chiếm tỷ lệ 82,68% . Tổng số hộ nông thôn là

2,524 triệu hộ, trung bình mỗi hộ gia đình có 5,08 người. Tồn vùng ĐBSCL có 106
huyện và 1.520 xã.
ĐBSCL có 31 dân tộc trên tổng số 54 dân tộc trong cả nước, trong đó dân tộc
Kinh chiếm 79%, Hoa 3,9%, Khơme 15%, các dân tộc khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Người
Khơ me tập trung đơng ở 2 tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh, chiếm 26-28% tổng dân số
của tỉnh, kế đến là Bạc Liêu (khoảng 8%), chủ yếu là làm nông nghiệp, thủy sản,
lâm nghiệp. Người Hoa sống chủ yếu ở các thành phố, thị xã như Châu Đốc, Mỹ
Tho, Sóc Trăng, Bạc Liêu, TP.Cần Thơ, nghề nghiệp chủ yếu là buôn bán.
Bảng 1.5. Tổng hợp thông tin dân số năm 2011

STT

1

Tỉnh

Long An

Dân số
(người)

Dân số
nông thôn
(người)

Tỷ lệ
dân
số
nông
thôn


Số hộ
nông
thôn

1,565,015

1,196,731

76.47

301,670

13

165

348.37

8

172

680.19

Số
huyện

Số



Mật độ dân
số
(người/km2)

2

Tiền Giang

1,689,731

1,447,475

85.66

369,856

3

Bến Tre

1,242,988

1,080,237

86.91

322,360

8


164

526.65

7

105

449.48

4

Trà Vinh

1,007,743

947,010

93.97

211,993

5

Vĩnh Long

1,029,754

853,238


82.86

218,883

7

107

696.18

9

129

519.75

4

85

847.32

6

Đồng Tháp

1,753,652

1,482,850


84.56

367,222

7

Cần Thơ

1,187,089

778,552

65.58

178,323


×