Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Hoạt động ngân hàng phi truyền thống và hiệu quả ngân hàng trường hợp các ngân hàng thương mại niêm yết tại việt nam giai đoạn 2011 2019 TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 38 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------------------------------

NGUYỄN THỊ THANH NHÀN

HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG PHI TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆU
QUẢ NGÂN HÀNG: TRƯỜNG HỢP CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2011 – 2019

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------------------------------

NGUYỄN THỊ THANH NHÀN



HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG PHI TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆU
QUẢ NGÂN HÀNG: TRƯỜNG HỢP CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2011 – 2019

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Chun ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 9 34 02 01
Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THẨM DƯƠNG
TS. ĐÀO LÊ KIỀU OANH

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021


1

TĨM TẮT LUẬN ÁN
Nghiên cứu tiếp cận theo hướng tìm hiểu đồng thời tác động của hoạt động ngân
hàng phi truyền thống đến hiệu quả của ngân hàng thương mại Việt Nam và các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động ngân hàng phi truyền thống tại ngân hàng thương mại Việt Nam trong
giai đoạn 2011 - 2019. Bằng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng thông qua ước lượng GMM
hệ thống (System-GMM) (SGMM) của 13 NHTMNY, kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt
động ngân hàng phi truyền thống làm tăng hiệu quả của các ngân hàng thương mại niêm yết
Việt Nam. Các yếu tố khác như biến trễ của hiệu quả ngân hàng, tỷ lệ cho vay trên tổng tài
sản có tác động cùng chiều đến hiệu quả của ngân hàng thương mại niêm yết Việt Nam,
trong khi các yếu tố tác động ngược chiều là quy mô và lạm phát. Nghiên cứu chưa tìm thấy
mối quan hệ giữa các biến về lợi nhuận trên tài sản, tỷ lệ an toàn vốn và tốc độ tăng trưởng
kinh tế với hiệu quả ngân hàng. Bên cạnh đó, các yếu tố ảnh hưởng cùng chiều tới hoạt

động ngân hàng phi truyền thống tại ngân hàng thương mại niêm yết Việt Nam là hoạt động
ngân hàng phi truyền thống của kỳ trước, tỷ lệ an toàn vốn và số lượng chi nhánh, điểm giao
dịch của ngân hàng trong khi biến về tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng có tác động ngược
chiều. Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đã đưa ra một số kiến nghị đối với các ngân
hàng thương mại Việt Nam để các ngân hàng có thể đẩy mạnh phát triển các hoạt động ngân
hàng phi truyền thống và nâng cao hơn nữa hiệu quả ngân hàng trong tương lai.
Như vậy, luận án đã có những đóng góp nhất định. Về mặt cơ sở lý luận, luận án
đóng góp các bằng chứng thực nghiệm để khẳng định và bổ sung cơ sở lý thuyết về tác
động của hoạt động ngân hàng phi truyền thống đến hiệu quả ngân hàng và các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động phi truyền thống của NHTM trong điều kiện các NHTM niêm yết ở
Việt Nam giai đoạn 2011 – 2019. Về mặt thực tiễn, luận án cung cấp những bằng chứng
thực nghiệm, cùng với những gợi ý chính sách từ nghiên cứu giúp cho các nhà quản trị ngân
hàng có những quyết sách tốt hơn cho quá trình điều hành quản lý hoạt động kinh doanh
ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động trong tương lai.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Lý do nghiên cứu
Hiện nay, với chỉ riêng hệ thống các NHTM ở Việt Nam (gồm 4 NHTM Nhà nước,
31 NHTM cổ phần trong nước, 9 ngân hàng có 100% vốn nước ngồi và 2 ngân hàng liên
doanh) thì các NHTM Việt Nam đã và đang đối mặt với thực trạng cạnh tranh ngày càng
gay gắt. Để có thể tồn tại và phát triển, các NHTM không chỉ phải làm tốt ở mảng hoạt động
ngân hàng truyền thống (cho vay bằng nguồn tiền gửi) mà còn phải mở rộng sang các hoạt
động ngân hàng phi truyền thống bao gồm các dịch vụ phi tín dụng như thanh toán, bảo
hiểm, tư vấn, quản lý tài sản, quản lý rủi ro đầu tư cho khách hàng và các hoạt động đầu tư,
ngoại hối, mua bán chứng khốn, góp vốn, mua cổ phần… để thu hút khách hàng. Điều này
được hỗ trợ về pháp lý bởi 2 đề án “Cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 –
2015”, “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 2020” cùng với Chương trình hành động của ngành ngân hàng thực hiện chiến lược phát

triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ban hành theo
quyết định số: 34/QĐ - NHNN ngày 07/01/2019 với nội dung đáng quan tâm là từng bước
chuyển dịch mơ hình kinh doanh của các NHTM theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào
hoạt động tín dụng và tăng dần nguồn thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng. Đa dạng
hố dịch vụ ngân hàng trong đó tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng truyền
thống và phát triển nhanh các dịch vụ thanh toán, ngoại hối, đầu tư, quản lý tài sản, quản lý
rủi ro cho khách hang… Tuy nhiên, việc chuyển đổi mơ hình hoạt động, gia tăng các hoạt
động NHPTT sẽ có ảnh hưởng đến hiệu quả của ngân hàng.
Hầu hết các nghiên cứu về tác động của hoạt động NHPTT còn khác biệt về phương
pháp và kết quả nghiên cứu. Một quan điểm cho rằng hoạt động NHPTT làm tăng hiệu quả
như Rogers (1998), Tortosa-Ausina (2003), Lozano-Vivas & Pasiouras (2010). Một số
nghiên cứu như Pasiouras (2008), Akhigbe & Stevenson (2010) và Bian và cộng sự. (2015)
lại ủng hộ quan điểm thứ hai cho rằng hoạt động NHPTT tác động xấu đến hiệu quả ngân
hàng khi làm giảm hiệu quả của các NHTM hoặc có tác động khơng đáng kể đến hiệu quả
ngân hàng.
Bên cạnh đó, nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động NHPTT cũng chưa
thật sáng tỏ vì chỉ có một số ít nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề này như của Rogers &
Sinkey (1999), DeYoung & Rice (2004b), Sáng & Hoa (2013), Firth và cộng sự. (2016).


2

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về hiệu quả ngân hàng chưa quan tâm đến tác động của
hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng cũng như tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt động NHPTT, ngoại trừ nghiên cứu của Sáng & Hoa (2013) về các yếu tố ảnh hưởng
đến thu nhập ngoài lãi của các NHTM Việt Nam và nghiên cứu của Hùng (2019) về các yếu
tố vĩ mơ tác động đến thu nhập ngồi lãi của các NHTM Việt Nam.
Bên cạnh đó, cũng theo quyết định của thủ tướng Chính phủ đến hết năm 2020, tất cả
các NHTM sẽ phải đưa cổ phiếu lên niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM. Tuy
nhiên cho đến thời điểm cuối 2019, trong số 31 ngân hàng đang hoạt động trên thị trường

thì mới có 13 cổ phiếu ngân hàng đang được niêm yết chính thức và giao dịch trên sàn
chứng khốn.
Như vậy, qua sự tìm hiểu của tác giả, có thể thấy rằng chưa có cơng trình nghiên cứu
đầy đủ cả về tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng và các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động NHPTT để từ đó các NHTM Việt Nam nói chung và các NHTMNY
nói riêng có cơ sở đánh giá đầy đủ về hoạt động NHPTT cũng như tìm ra hướng phát triển
hoạt động NHPTT sao cho mang lại hiệu quả ngân hàng cao nhất. Vì vậy, đề tài nghiên cứu
“HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG PHI TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆU QUẢ NGÂN HÀNG:
TRƯỜNG HỢP CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2011 - 2019” là cần thiết để bổ sung cơ sở lý luận cũng như bằng chứng thực
nghiệm về tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng tại các NHTMNY Việt
Nam, cũng như xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động NHPTT tại NHTMNY Việt
Nam. Từ đó, giúp các NHTMNY nói riêng và các NHTM tại Việt Nam nói chung có cơ sở
để đẩy mạnh phát triển hoạt động NHPTT nhằm tăng hiệu quả cũng như sức cạnh tranh của
ngân hàng.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: đánh giá tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả
ngân hàng và các yếu tố tác động đến hoạt động NHPTT. Trên cơ sở đó, đề xuất một số
hàm ý chính sách và các giải pháp phù hợp để đẩy mạnh phát triển các hoạt động NHPTT
giúp nâng sao hiệu quả và sức cạnh tranh cho các NHTMNY nói riêng và các NHTM Việt
Nam nói chung.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:
Thứ nhất, đánh giá tác động của các hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng tại
các NHTMNY Việt Nam


3

Thứ hai, đánh giá các yếu tố tác động đến hoạt động NHPTT tại các NHTMNY Việt

Nam.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu:
Một là, hoạt động NHPTT tác động như thế nào đến hiệu quả ngân hàng tại NHTMNY
Việt Nam?
Hai là, các yếu tố nào tác động đến hoạt động NHPTT tại NHTMNY Việt Nam? Các
yếu tố đó tác động theo chiều hướng như thế nào?

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng tại
NHTMNY Việt Nam và các yếu tố tác động đến hoạt động NHPTT tại các NHTMNY Việt
Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Theo NHNN, tính đến 31/12/2019, hệ thống ngân hàng Việt Nam mới chỉ có 13
NHTM niêm yết chính thức tại Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh và Sở
giao dịch chứng khố Hà Nội gồm ACB, BID, CTG, EIB, HD, MBB, NCB, SHB, STB,
TCB, TPB, VCB, VPB. Những ngân hàng đã niêm yết chính thức này khơng chỉ là những
ngân hàng có kết quả hoạt động kinh doanh tốt, có uy tín, thương hiệu mạnh, đi đầu trong
việc đẩy mạnh phát triển các hoạt động NHPTT mà cịn có tổng tài sản chiếm tỷ trọng lớn
(70%) trong hệ thống NHTM (theo tính tốn của tác giả dựa trên BCTC đã kiểm toán 2019
của các NHTM trong nước).
Thời gian nghiên cứu: luận án nghiên cứu giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2019

1.5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu đề ra, luận án sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng. Trong đó, phương
pháp nghiên cứu định tính được tiến hành bằng cách tổng hợp, khảo lược các nghiên cứu
trước để đưa ra được các biến và kỳ vọng dấu phù hợp cho mơ hình nghiên cứu. Phương
pháp định lượng được tiến hành nhằm ước lượng các mô hình nghiên cứu là SGMM cho cả
2 mục tiêu.


1.6. Các đóng góp và điểm mới của luận án
Các đóng góp của luận án:
Về cơ sở lý luận, nghiên cứu này đóng góp các bằng chứng thực nghiệm cho các lý
thuyết trung gian tài chính, lý thuyết đa dạng hố danh mục đầu tư hiện đại của Harry M.


4

Markowitz, lý thuyết kinh tế theo quy mô và lý thuyết lợi ích kinh tế nhờ phạm vi khi mà
kết quả nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của hoạt động NHPTT đến hiệu quả NHTM.
Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu cung cấp những bằng chứng thực nghiệm, giúp các
nhà quản trị ngân hàng thấy rõ hơn về tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân
hàng cũng như nhận diện được những yếu tố tác động đến hoạt động NHPTT để đừ đó có
những quyết sách tốt hơn trong quá trình điều hành quản lý hoạt động kinh doanh ngân hàng
Đối với các nhà hoạch định chính sách, kết quả nghiên cứu giúp cung cấp thêm bằng chứng
thực nghiệm để có cơ sở đề ra các quy định, hướng dẫn cho việc phát triển hoạt động
NHPTT nhằm thực hiện thành cơng q trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và các chiến
lược phát triển ngành ngân hàng trong tương lai. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cung cấp
những thơng tin hữu ích cho những nhà nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng tiếp tục nghiên
cứu sâu và rộng hơn những vấn đề liên quan.
Các điểm mới của luận án bao gồm:
Một là, dựa trên dữ liệu của 13 NHTMNY Việt Nam, luận án đã phân tích được tác
động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi ngân
hàng gia tăng các hoạt động NHPTT thì hiệu quả kỹ thuật của ngân hàng cũng tăng. Cụ thể,
cả bốn nhóm hoạt động NHPTT là hoạt động dịch vụ phi tín dụng, mua bán chứng khoán,
kinh doanh ngoại hối và những hoạt động khác đều làm gia tăng hiệu quả ngân hàng. Liên
quan đến hướng nghiên cứu này, đa phần các nghiên cứu trước phân tích tác động của hoạt
động NHPTT đến hiệu quả lợi nhuận và hiệu quả chi phí của ngân hàng. Ngoài ra, kết quả
nghiên cứu cũng cho thấy tác động tích cực của hiệu quả hoạt động năm trước, tỷ lệ cho vay

ngân hàng, thu nhập phi lãi có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động ngân hàng trong khi
tỷ lệ lạm phát và quy mơ ngân hàng sẽ có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động ngân
hàng.
Hai là, luận án cũng đã phân tích tác động của một số yếu tố đến hoạt động NHPTT.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thu nhập phi lãi năm trước, tỷ lệ an toàn vốn và số lượng chi
nhánh có tác động tích cực đến thu nhập phi lãi hiện tại trong khi Dự phòng rủi ro tín dụng
lại có tác động tiêu cực đến hoạt động NHPTT. Đáng chú ý là nghiên cứu đã tìm thấy tác
động tích cực của yếu tố số lượng chi nhánh, điểm giao dịch đến hoạt động NHPTT của các
NHTMNY Việt Nam. Đây là yếu tố chưa được xem xét đến trong các nghiên cứu trước đây
về hướng nghiên cứu này.
Ba là, luận án tiến hành nghiên cứu đồng thời tác động của hoạt động NHPTT đến


5

hiệu quả ngân hàng cùng với các yếu tố tác động đến hoạt động NHPTT của các NHTMNY
Việt Nam giai đoạn 2011 – 2019 để đưa ra góc nhìn đầy đủ về hoạt động NHPTT. Trong
khi đó, các nghiên cứu trước trên thế giới (về các nước phát triển hoặc các nền kinh tế mới
nổi) chỉ tập trung vào phân tích hoặc tác động của các hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân
hàng hoặc các yếu tố tác động đến hoạt động NHPTT chứ chưa có nghiên cứu đầy đủ kết
hợp cả 2 vấn đề trên. Còn ở Việt Nam, các nghiên cứu đến thời điểm hiện tại chưa có
nghiên cứu phân tích tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng và chỉ một số
ít nghiên cứu phân tích các yếu tố tác động đến thu nhập phi lãi của ngân hàng (thường
được dùng làm biến đại diện cho các hoạt động NHPTT).
Bốn là, luận án đề xuất được một số hàm ý chính sách và khuyến nghị để đẩy mạnh
phát triển các hoạt động NHPTT, góp phần ổn định và gia tăng hiệu quả, lợi nhuận, sức
cạnh tranh cũng như đẩy nhanh quá trình chuyển đổi mơ hình kinh doanh cho các
NHTMNY nói riêng và các NHTM Việt Nam nói chung.

1.7. Kết cấu luận án

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận án được kết cấu bao gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị.


Giới thiệu chương
Trong chương này, tác giả trình bày cơ sở lý thuyết phục vụ cho đề tài bao gồm các
lý thuyết liên quan về hiệu quả ngân hàng, hoạt động NHPTT và các lý thuyết về tác động
của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng. Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành lược
khảo các nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan làm cơ sở cho việc phát triển đề tài.

2.1. Hiệu quả của ngân hàng thương mại
2.1.1. Khái niệm hiệu quả ngân hàng thương mại
Trong luận án này, xuất phát từ mục đích nghiên cứu, hiệu quả ngân hàng được tiếp cận
dưới góc độ kinh tế, thể hiện mối quan hệ tối ưu giữa kết quả kinh tế đạt được và chi phí bỏ ra để
đạt được kết quả đó, hay nói một cách khác hiệu quả mà luận án tập trung nghiên cứu trong đánh
giá hoạt động của NHTM được hiểu là khả năng biến các đầu vào thành các đầu ra trong hoạt động
kinh doanh của NHTM.

2.1.2. Các loại hiệu quả ngân hàng
Thứ nhất, hiệu quả kỹ thuật, phản ánh khả năng cực tiểu hoá sử dụng đầu vào để sản
xuất một véc tơ đầu ra cho trước, hoặc khả năng thu được đầu ra cực đại từ một véc tơ đầu
vào cho trước) theo Koopmans (1951).
Thứ hai, hiệu quả phân bổ, thành phần phản ánh khả năng của các nhà sản xuất trong
việc lựa chọn đúng véc tơ đầu vào - đầu ra hiệu quả về mặt kỹ thuật dựa trên giá cả đầu vào
và đầu ra hiện hành, theo Farrell (1957).
Thêm vào đó, (Berger & Mester, 1997) cho rằng hiệu quả chi phí, hiệu quả lợi nhuận

và hiệu quả lợi nhuận thay thế là những loại hiệu quả cần quan tâm đối với các ngân hàng.

2.1.3. Các phương pháp đo lường hiệu quả ngân hàng thương mại
Có 2 định hướng tổng quát về đo lường hiệu quả ngân hàng là định hướng cấu trúc
và phi cấu trúc Hughes & Mester (2008). Định hướng cấu trúc dựa trên mơ hình lý thuyết về
ngân hàng và ý tưởng tối ưu hoá. Định hướng cấu trúc trong đo lường hiệu quả ngân hàng
tập trung vào tối thiểu hố chi phí, tốt đa hố lợi nhuận và tối đa hố lợi ích quản trị. Định
hướng phi cấu trúc cho rằng có nhiều nhân tố khác ngoài cấu trúc và sự tập trung thị trường


Định hướng phi cấu trúc trong đo lường hiệu quả ngân hàng thường tập trung vào
hiệu quả đã đạt được thông qua việc đo lường một loạt các chỉ số tài chính.
Những ưu điểm chính của định hướng phi cấu trúc thơng qua các chỉ số tài chính là:
đơn giản và dễ áp dụng; áp dụng được trên phạm vi tồn cầu; những thơng số đo được là
những giá trị chắc chắn có thể dùng để đánh giá, so sánh, xếp hạng và dữ liệu có sẵn. Theo
Sherman & Gold (1985) các chỉ số tài chính gộp chung nhiều mảng hoạt động của ngân
hàng như tài chính, marketing và hoạt động điều hành nên ngân hàng vẫn có thể có hiệu quả
cho dù một mảng nào đó yếu kém miễn là hiệu quả ở những mảng khác đủ để bù đắp. Chính
vì những hạn chế trên mà định hướng phi cấu trúc kém phù hợp hơn định hướng cấu trúc
trong đo lường hiệu quả ngân hàng.

2.1.3.2. Định hướng cấu trúc (phân tích hiệu quả biên) – Phương pháp Bao dữ
liệu DEA
Định hướng cấu trúc thường dựa trên tính kinh tế của việc tối thiểu hố chi phí hoặc
tối đa hố lợi nhuận khi hàm hiệu quả biểu thị dưới dạng hàm chi phí hay hàm lợi nhuận.
Ước lượng các hàm này có thể cho chúng ta biết một doanh nghiệp có đạt hiệu quả kỹ thuật
hay khơng nghĩa là nếu các nhà quản lý tổ chức sản xuất sao cho doanh nghiệp tối đa hoá
được sản lượng đầu ra với một lượng đầu vào cho trước (tức là doanh nghiệp đang hoạt
động trên biên sản xuất của nó).
Kỹ thuật phân tích biên đi tìm hiệu quả biên hay cịn được gọi là hiệu quả X (Xefficiency), thuật ngữ được sử dụng để mô tả tất cả các hiệu quả kỹ thuật và phân bổ của các

công ty riêng lẻ theo Berger và cộng sự. (1993). Biên hiệu quả của một tổ chức đo lường
xem hoạt động của tổ chức đó tốt đến mức nào so với năng lực hoạt động dự đoán của
những tổ chức tốt nhất trong ngành nếu những tổ chức hàng đầu này cũng đối mặt với cùng
những điều kiện thị trường.
Kỹ thuật phân tích này vượt trội hơn phương pháp chỉ số tài chính (định hướng phi
cấu trúc) vì nó sử dụng các chương trình và các kỹ thuật thống kê để loại bỏ những ảnh


Định hướng biên phi tham số - Phương pháp phân tích Bao dữ liệu DEA
Cách tiếp cận phi tham số dựa trên các kỹ thuật lập trình tuyến tính khơng yêu cầu đặc
tả các hàm sản xuất. Hầu hết các nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận này đều áp dụng các
phương pháp Phân tích bao dữ liệu (DEA) và Bao loại bỏ miễn phí (FDH – Free Disposal
Hull).
Phương pháp phân tích Bao dữ liệu – DEA
DEA đặc biệt hiệu quả trong việc phân tích các quy trình phức tạp liên quan đến nhiều
đầu vào và nhiều đầu ra. DEA là một kỹ thuật dựa trên lập trình tuyến tính (toán học) mạnh
mẽ được sử dụng để xác định hiệu quả tương đối của các đơn vị tương tự (còn được gọi là
Đơn vị ra quyết định DMU hay là các ngân hàng trong nghiên cứu này). DEA hiệu chỉnh
mức độ hiệu quả kỹ thuật (TE) trên cơ sở biên riêng lẻ ước tính (hay cịn gọi là biên hiệu
quả hoặc mặt trận thực hành tốt nhất hoặc bề mặt bao bọc) được tạo thành bởi các ngân
hàng trong mẫu. Trong mọi trường hợp, các ngân hàng hiệu quả Pareto nằm trên đường biên
hiệu quả, so với các ngân hàng khác, sử dụng các nguồn lực sản xuất tối thiểu được cung
cấp cho đầu ra (định hướng đầu vào) hoặc tối đa hóa đầu ra cho các đầu vào (định hướng
tăng đầu ra), và được gọi là đơn vị thực hiện tốt nhất hoặc đơn vị tham chiếu hoặc đơn vị
ngang hàng trong mẫu ngân hàng. Các ngân hàng hiệu quả Pareto này có điểm số hiệu quả
mà khơng ngân hàng riêng lẻ nào có thể vượt qua.
Fethi & Pasiouras (2010) chỉ ra rằng DEA hoạt động tốt với các mẫu có kích thước
nhỏ để có thể áp dụng ở bất kỳ quốc gia nào. Nồi ra, DEA khơng u cầu bất kỳ giả định
nào về bản chất của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra và và hàm phân phối của sự kém
hiệu quả để xác định biên giới. Do đó, DEA rất đơn giản và thuận tiện cho người dùng.


2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả ngân hàng thương mại
2.1.4.1. Các yếu tố khách quan
Các yếu tố khách quan tác động đến hiệu quả của NHTM bao gồm các yếu tố thuộc
về môi trường kinh tế, chính trị, luật pháp và xã hội và môi trường pháp lý.


2.1.4.2. Các yếu tố chủ quan
Nhóm yếu tố chủ quan được bàn đến chính là các nhân tố bên trong của chính các
NHTM như các yếu tố về năng lực tài chính, khả năng quản trị điều hành, ứng dụng tiến bộ
cơng nghệ, trình độ và chất lượng của nguồn nhân lực...
Các yếu tố bên trong được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu trước có thể kể đến
là: Quy mơ, khả năng sinh lời, loại hình sở hữu, mức độ vốn hố (rủi ro vốn), rủi ro tín
dụng, nợ xấu, chất lượng tài sản như trong các nghiên cứu của Hao và cộng sự. (2001),
Clark & Siems (2002), Isik & Hassan (2002), Lieu và cộng sự. (2005), Kwan (2006), Ariff
& Can (2008), Drake và cộng sự. (2006), Staub và cộng sự. (2010), Girardone và cộng sự.
(2004), Ataullah & Le (2006), Akhigbe & Stevenson (2010), Bian và cộng sự. (2015), Chiu
& Chen (2009), Sufian (2009), Hermes & Nhung (2010), Pasiouras (2008), Sufian (2009),
Delis & Papanikolaou (2009), Lozano-Vivas & Pasiouras (2010), Bian và cộng sự. (2015).

2.2. Hoạt động ngân hàng phi truyền thống
2.2.1. Khái niệm hoạt động ngân hàng phi truyền thống
Hoạt động NHPTT có thể được tiếp cận dưới 3 góc độ: thời gian, thu nhập và cách
thức cung cấp.
Xét theo tiêu chí thời gian

Hoạt động ngân hàng truyền thống là những hoạt động mà ngân hàng được phép thực hiện
từ khi ra đời đến nay, chủ yếu là cho vay bằng nguồn nhận tiền gửi.
Xét theo thu nhập từ hoạt động ngân hàng
Các hoạt động NHPTT lại mang đến nguồn thu nhập phi lãi cho các ngân hàng.

Xét theo cách thức cung cấp
Như vậy, hoạt động NHPTT có thể bao gồm những hoạt động mới được thực hiện
nhờ vào tiến bộ khoa học công nghệ và cả những hoạt động ngân hàng truyền thống nhưng
được thực hiện theo những cách thức mới nhờ vào tiến bộ khoa học công nghệ.
Tóm lại, dựa vào 3 hướng tiếp cận trên, có thể thấy được điểm chung của các hoạt


2.2.2. Phân loại hoạt động ngân hàng phi truyền thống
Theo Feldman & Schmidt (1999), Rogers & Sinkey (1999) và theo nghị định
93/2017/NĐ-CP và thông tư 16/2018/TT-BTC cùng với văn bản hợp nhất số 04/VBHNNHNN ngày 17 tháng 01 năm 2018 hợp nhất Quyết định ban hành Chế độ báo cáo tài chính
đối với các tổ chức tín dụng, hoạt động NHPTT bao gồm: các hoạt động dịch vụ thu phí
(các dịch vụ phi tín dụng, dịch vụ liên quan tiền gửi, dịch vụ thanh toán…) kinh doanh
ngoại hối, kinh doanh chứng khoán, và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật Việt
Nam.

2.2.3. Đo lường hoạt động ngân hàng phi truyền thống
Boyd & Gertler (1995) đề xuất thước đo đầu tiên cho các hoạt động NHPTT là khoản
tín dụng tương đương với các khoản mục của OBS và thước đo thứ hai là tương đương tài
sản, đo bằng vốn hóa thu nhập phi lãi vì thu nhập phi lãi bao gồm tất cả thu nhập từ các hoạt
động của các tài sản ngồi bảng cân đối kế tốn (OBS).
Thước đo thứ ba, được đề xuất bởi Hunter và cộng sự. (1990), là thu nhập rịng ngồi
lãi, hoặc thu nhập ngồi lãi khơng bao gồm phí dịch vụ trên tài khoản tiền gửi.
Tiếp đến, Rogers (1998) cho rằng đặc điểm chung của tất cả các hoạt động NHPTT
là đều tạo ra thu nhập phi lãi cho ngân hàng. Do đó, đại diện khả dĩ nhất cho các hoạt động
NHPTT là tổng thu nhập phi lãi trừ phí dịch vụ thu được từ tiền gửi.

2.2.4. Các nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của hoạt động ngân hàng phi
truyền thống
Thứ nhất, vấn đề đầu tiên và cũng là điều kiện tiền đề đó chính là sự phát triển thị
trường tài chính

Thứ hai, xu hướng mở cửa, hội nhập về kinh tế khơng chỉ giúp các quốc gia đón nhận
những cơ hội mà cịn có cả những thách thức đến từ các tổ chức, tập đoàn lớn, mạnh trên thế
giới.
Thứ ba, sự ra đời và điều chỉnh các quy định luật pháp để tạo ra môi trường cạnh


tự động (Chatbot).

2.3. Cơ sở lý thuyết về tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng
Việc các ngân hàng gia tăng các hoạt động NHPTT có thể được giải thích bởi lý
thuyết trung gian tài chính, lý thuyết danh mục đầu tư và Lý thuyết kinh tế theo quy mơ

2.3.1. Lý thuyết trung gian tài chính – The Intermediation theory of banking
2.3.2. Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại
2.3.3. Lý thuyết kinh tế theo quy mô (Economies of Scale)
2.4. Tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng
Hoạt động NHPTT có tác động tích cực đến hiệu quả ngân hàng là làm tăng hiệu quả và
năng lực cạnh tranh cho ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động NHPTT cũng có tác động tiêu cực
đến các ngân hàng như làm giảm hiệu quả hoạt động dựa trên rủi ro, giảm lợi nhuận điều
chỉnh theo rủi ro, giảm hiệu quả kỹ thuật.

2.5. Lược khảo các cơng trình nghiên cứu có liên quan
2.5.1. Các nghiên cứu về tác động của hoạt động ngân hàng phi truyền thống
đến hiệu quả ngân hàng
Một số nghiên cứu tìm thấy tác động tích cực của hoạt động NHPTT đến hiệu quả
ngân hàng với bao gồm các nghiên cứu của Rogers (1998), Clark & Siems (2002), Isik &
Hassan (2002), Tortosa-Ausina (2003), Lieu và cộng sự. (2005), Huang & Chen (2006),
Budd (2009), Sufian & Habibullah (2009), Lozano-Vivas & Pasiouras (2010) và Gulati &
Kumar (2011). Trong khi một số nghiên cứu khác lại phát hiện hoạt động NHPTT khơng có
tác động đáng kể Pasiouras (2008) hoặc tác động tiêu cực như giảm hiệu quả lợi nhuận

Akhigbe & Stevenson (2010), hoặc giảm hiệu quả lợi nhuận và rủi ro như nghiên cứu Bian
và cộng sự. (2015). Đa phần các nghiên cứu tiến hành đo lường hiệu quả ngân hàng bằng
những mơ hình (DEA, SFA) có và khơng có biến đại diện cho hoạt động NHPTT là thu
nhập phi lãi hoặc OBS ở đầu ra và sau đó tiến hành so sánh kết quả, chỉ một số ít nghiên


như Rogers & Sinkey (1999), DeYoung & Rice (2004b), Shahimi và cộng sự. (2006), Hahm
(2008), Firth và cộng sự. (2016)Việt Nam có nghiên cứu của Sáng & Hoa (2013) và Hùng
(2019). Các yếu tố thường được xem xét đó là quy mô ngân hàng, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
(NIM), tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ tiền gửi chính, dự phịng rủi ro cho vay, tỷ lệ tài sản thanh
khoản; rủi ro lãi suất, tỷ lệ cho vay, tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản. Kết quả nghiên cứu cho thấy
các yếu tố trên tác động khác nhau đến hoạt động NHPTT tùy vào mơ hình, phạm vi nghiên
cứu. Đáng chú ý, trong các nghiên cứu được tìm thấy thì chưa có nghiên cứu nào thực hiện
nghiên cứu yếu tố số lượng chi nhánh ngân hàng tác động đến hoạt động NHPTT. Phương
pháp nghiên cứu được sử dụng là FEM, REM, hồi quy OLS, GLS, trong đó hoạt động
NHPTT thường được đo lường bằng tỷ lệ thu nhập phi lãi/tổng tài sản.

2.5.3. Các nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả ngân hàng ở Việt Nam
Tại Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu về hiệu quả ngân hàng tập trung vào 2
hướng nghiên cứu. Hướng nghiên cứu thứ nhất đo lường các loại hiệu quả ngân hàng như
hiệu quả chi phí, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả quy mơ, hiệu quả phân bổ, điển hình như các
nghiên cứu của (Hùng, 2007), Vu & Turnell (2010), Ngo & Tripe (2017), (Thành, 2010),
Vinh (2012), Nguyen & Simioni (2015), Tu (2017).
Hướng nghiên cứu thứ hai về các yếu tố tác động đến hiệu quả ngân hàng có thể kể
đến những nghiên cứu như Minh và cộng sự. (2013), Vu & Nahm (2013b), Matousek và
cộng sự. (2016), Nguyen và cộng sự. (2016), Thanh & Sơn (2018), Sáng (2017), Tu (2018).
Ở cả hai hướng nghiên cứu, phương pháp đo lường hiệu quả phổ biến nhất là DEA
kết hợp với hồi quy Tobit và đáng chú ý là chưa có nghiên cứu tìm hiểu tác động của hoạt
động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng.


2.5.4. Khoảng trống nghiên cứu
Như vậy, qua lược khảo các nghiên cứu trên có thể rút ra một số nhận xét sau:
Một là, trên thế giới đã có một số lượng nghiên cứu về tác động của hoạt động NHPTT
đến hiệu quả ngân hàng nhưng chưa có sự thống nhất về tác động tích cực hay tiêu cực của


Ba là, chưa có cơng trình nào thực hiện nghiên cứu một cách đầy đủ về tác động của
hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng và những yếu tố tác động đến hoạt động NHPTT
của các NHTM.
Từ những nhận xét trên đã cho thấy khoảng trống nghiên cứu về hiệu quả ngân hàng
và hoạt động NHPTT. Vì vậy, luận án này sẽ lấy đầy khoảng trống nghiên cứu trên như sau:
Thứ nhất, luận án nghiên cứu tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng
tại các NHTMNY của Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2019 để cung cấp bằng chứng thực
nghiệm góp phần khẳng định tác động tích cực hoặc tiêu cực của hoạt động NHPTT đến
hiệu quả ngân hàng tại một quốc gia đang phát triển là Việt Nam.
Thứ hai, luận án nghiên cứu các yếu tố tác động đến hoạt động NHPTT tại các
NHTMNY Việt Nam giai đoạn 2011 – 2019 trong đó xem xét đến tác động của yếu tố số
lượng chi nhánh và điểm giao dịch của các ngân hàng, yếu tố chưa được các nghiên cứu
trước tìm hiểu.
Thứ ba, luận án nghiên cứu đồng thời tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả
ngân hàng và các yếu tố tác động đến hoạt động NHPTT tại các NHTMNY Việt Nam để thể
hiện bức tranh tổng thể, toàn diện về hoạt động NHPTT của các NHTMNY tại Việt Nam
trong gian đoạn 2011 – 2019. Đây là giai đoạn bản lề cho quá trình chuyển đổi mơ hình
kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam sau khủng hoảng tài chính thế giới để nâng cao
hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh trong thời kỳ mới.
Luận án giải quyết các vấn đề ở trên nhằm bổ sung thêm cơ sở lý luận và bằng chứng
thực nghiệm có ý nghĩa khơng chỉ đối với các nhà quản trị ngân hàng, mà còn đối với các
nhà làm chính sách. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất các giải pháp, khuyến nghị để phát triển
các hoạt động NHPTT nhằm nâng cao hiệu quả cũng như năng lực cạnh tranh cho các
NHTMNY nói riêng và các NHTM ở Việt Nam nói chung.



14

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Quy trình nghiên cứu
Các bước chính của nghiên cứu được tiến hành như sau:
Bước một, tác giả xác định vấn đề nghiên cứu gồm tác động của hoạt động NHPTT
đến hiệu quả ngân hàng của NHTMNY và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động NHPTT tại
các NHTMNY Việt Nam.
Bước 2, tác giả tiến hành khảo lược các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và Việt
Nam về vấn đề nghiên cứu, từ đó đề xuất mơ hình nghiên cứu lý thuyết.
Bước 3, tác giả thu thập và xử lý dữ liệu nghiên cứu từ báo cáo tài chính đã được
kiểm tốn, các dữ liệu về kinh tế vĩ mô được thu thập trên trang web của Quỹ tiền tệ quốc tế
(International Monetary Fund – IMF), Ngân hàng thế giới (Worldbank) và Tổng cục thống
kê Việt Nam. Dựa trên các dữ liệu này để tính tốn các số liệu cần thiết cho việc chạy mơ
hình nghiên cứu.
Bước 4, tác giả chạy mơ hình và kiểm định mơ hình nghiên cứu hồi quy với ước
lượng System GMM hai bước trên phần mềm Stata 16.0 để đảm bảo kết quả của mơ hình
nghiên cứu là phù hợp.
Bước 5, tác giả trình bày và thảo luận kết quả nghiên cứu tại các NHTMNY Việt
Nam, đồng thời thảo luận và so sánh với kết quả của các nghiên cứu trước có liên quan.
Cuối cùng, dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra kết luận và gợi ý chính sách,
để đẩy mạnh phát triển hoạt động NHPTT của NHTMNY Việt Nam, góp phần gia tăng hiệu
quả ngân hàng.

3.2. Mơ hình nghiên cứu tác động của hoạt động ngân hàng phi truyền thống
đến hiệu quả ngân hàng
3.2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Dựa trên nghiên cứu của Akhigbe & Stevenson (2010) cùng việc khảo lược các nghiên cứu

trước, mơ hình nghiên cứu tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng như sau:
EFFit = α0 + α1EFEit-1 + β1Xit + β2SIZEit + β3ETAit + β4LTAit + β5ROAit + β6GDPit +
β7INFit + uit

(1)

Trong đó:
EFFit là biến phụ thuộc đại diện cho hiệu quả ngân hàng của ngân hàng thứ i vào năm
t, được đo lường bằng hiệu quả kỹ thuật (TE) bằng phương pháp DEA.


15

Xit là vectơ bao gồm các biến số đại diện cho hoạt động ngân hàng phi truyền thống,
gồm: NIIit là Tỷ lệ thu nhập phi lãi của ngân hàng được đo lường bằng tổng các khoản thu
nhập từ hoạt động dịch vụ, thu nhập từ kinh doanh ngoại hối, thu nhập từ mua bán chứng
khoán, thu nhập từ hoạt động khác và thu nhập từ hoạt động góp vốn mua cổ phần trên tổng
thu nhập tương ứng với ngân hàng thứ i vào năm t; SERit là tỷ lệ của thu nhập từ các hoạt
động dịch vụ trên tổng thu nhập; FOREXit = Tỷ lệ thu nhập từ kinh doanh ngoại hối/tổng
thu nhập; SECit = Tỷ lệ thu nhập từ mua bán chứng khoán/tổng thu nhập; OTHERit = thu
nhập từ hoạt động khác/tổng thu nhập.
SIZE = quy mô của ngân hàng, đo bằng logarit của tổng tài sản của ngân hàng
ETA = tỷ lệ an toàn vốn, đo bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản
ROA = Tỷ lệ sinh lời trên tài sản, đo bằng thu nhập trước thuế trên tổng tài sản
LTA = tỷ lệ cho vay của ngân hàng, đo bằng tổng dư nợ cho vay trên tổng tài sản
GDP = Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm, đo bằng tốc độ tăng tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) hàng năm
INF = tỷ lệ lạm phát, đo bằng tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hàng năm

3.2.2. Mô tả các biến trong mơ hình nghiên cứu

3.2.2.1. Biến phụ thuộc
Biến phụ thuộc là hiệu quả ngân hàng đo lường bằng phương pháp DEA với 3 biến
đầu vào vốn huy động, lao động, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật được lượng hóa bằng
các khoản chi phí sử dụng trong q trình hoạt động là Chi phí trả lãi (X1), Chi phí tiền
lương (X2) và Chi phí khác (X3); hai biến đầu ra phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh
của một NHTM gồm thu nhập từ lãi và thu nhập phi lãi.

3.2.2.2. Biến độc lập
- Biến Thu nhập phi lãi (NII), đại diện cho các hoạt động NHPTT, bao gồm tất cả các khoản

thu nhập từ những hoạt động NHPTT như thu nhập từ hoạt động dịch vụ, hoạt động kinh
doanh ngoại hối, hoạt động kinh doanh chứng khoán, và các hoạt động khác.
- Các biến chủ quan thuộc về ngân hàng như: Quy mô ngân hàng (SIZE), Tỷ lệ vốn chủ sở
hữu trên tài sản (ETA) hay còn gọi là Tỷ lệ an toàn vốn, Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA),
Tỷ lệ cho vay khách hàng (LTA),
- Các biến khách quan đại diện cho kinh tế vĩ mô bao gồm: Tốc độ tăng trưởng kinh tế
(GDP) và Lạm phát (INF)
Các giả thuyết nghiên cứu về tác động của hoạt động NHPTT đến hiệu quả ngân hàng như sau:


16

Giả thuyết H1.1: có mối quan hệ đồng biến giữa thu nhập phi lãi và hiệu quả của các
NHTMNY Việt Nam.
Giả thuyết H1.2: có mối quan hệ đồng biến giữa quy mô ngân hàng và hiệu quả của các
NHTMNY Việt Nam.
Giả thuyết H1.3: có mối quan hệ đồng biến giữa cơ cấu vốn và hiệu quả của các NHTMNY
Việt Nam.
Giả thuyết H1.4: có mối quan hệ đồng biến giữa Tỉ suất sinh lời trên tài sản và hiệu quả
hoạt động kinh doanh của các NHTMNY Việt Nam.

Giả thuyết H1.5: có mối tương quan đồng biến giữa tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và hiệu
quả của các NHTMNY Việt Nam.
Giả thuyết H1.6: có mối quan hệ đồng biến giữa tăng trưởng kinh tế và hiệu quả của các
NHTMNY Việt Nam.
Giả thuyết H1.7: có mối quan hệ nghịch biến giữa lạm phát và hiệu quả của các NHTMNY
Việt Nam.

3.3. Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến hoạt động ngân hàng phi
truyền thống
3.3.3. Mơ hình nghiên cứu đề xuất
Dựa vào nghiên cứu của Rogers & Sinkey (1999) cùng các nghiên cứu trước được lược khảo

ở phần 2.6.2, mô hình nghiên cứu đề xuất như sau:
NIIit = α0 + α1NIIit-1 + β1NIMit + β2DEPit + β3 ETAit + β4LLPit + β5BRANCHit + uit

(2)

Trong đó:
NIIit là biến phụ thuộc đại diện cho hoạt động NHPTT của ngân hàng thứ i vào năm t, được
đo lường bằng thu nhập phi lãi trên tổng tài sản của ngân hàng.
NIM = tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng, đo bằng thu nhập lãi thuần/tài sản sinh lời
DEP = tỷ lệ tiền gửi khách hàng, đo bằng tiền gửi khách hàng/tổng tài sản
ETA = tỷ lệ an toàn vốn, đo bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản
LLP = tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng đo bằng dự phòng rủi ro cho vay khách hàng/tổng tài
sản
BRANCH = số lượng chi nhánh và điểm giao dịch của ngân hàng

3.3.2. Mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu
3.3.2.1. Biến phụ thuộc



17

Nghiên cứu sử dụng thu nhập phi lãi làm biến đại diện cho hoạt động NHPTT và
được đo lường bằng cách cộng tất cả các khoản thu nhập khác, không phải là thu nhập từ lãi
của ngân hàng bao gồm: thu nhập từ dịch vụ, thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối,
thu nhập từ mua bán chứng khoán và thu nhập khác.

3.3.2.2. Biến độc lập
Các biến thuộc về ngân hàng được xem xét bao gồm: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
(NIM), Tỷ lệ tiền gửi (DEP), Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (ETA), Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng
(LLP), Số lượng chi nhánh và điểm giao dịch (BRANCH). Đáng chú ý, biến Số lượng chi
nhánh và điểm giao dịch chưa được sử dụng trong những nghiên cứu trước đây về chủ đề
các yếu tố tác động đến hoạt động NHPTT mà chỉ có nghiên cứu của Girardone và cộng sự.
(2004) và (Pasiouras, 2008) đã từng sử dụng yếu tố số lượng chi nhánh và điểm giao dịch để
xem xét tác động của nó đến hiệu quả của các ngân hàng Hy Lạp.

Các giả thuyết nghiên cứu về các yếu tố tác động đến hoạt động NHPTT là:
Giả thuyết H2.1: có mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ thu nhập lãi cận biên và hoạt
động NHPTT của các NHTMNY Việt Nam.
Giả thuyết H2.2: có mối quan hệ đồng biến giữa tỷ lệ tiền gửi và hoạt động NHPTT
của các NHTMNY Việt Nam.
Giả thuyết H2.3: có mối quan hệ đồng biến giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu và hoạt động
NHPTT của các NHTMNY Việt Nam.
Giả thuyết H2.4: có mối quan hệ đồng biến giữa tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng và
hoạt động NHPTT của các NHTMNY Việt Nam.
Giả thuyết H2.5: có mối quan hệ đồng biến giữa số lượng chi nhánh và điểm giao
dịch của ngân hàng và hoạt động NHPTT của các NHTMNY Việt Nam.

3.3. Dữ liệu nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp là các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của
13 NHTMNY (ACB, BID, CTG, EIB, HDB, MBB, NCB, SHB, STB, TCB, TPB, VCB,
VPB (Phụ lục 1)chính thức tại Việt Nam trong 9 năm từ năm 2011 đến năm 2019 bao gồm
bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM. Bên cạnh đó
dữ liệu từ trang web của Tổng cục Thống kê cũng như các báo cáo từ IMF và World Bank
cũng được sử dụng để phục vụ cho nghiên cứu này.


18

3.4. Phương pháp ước lượng
3.4.1. Phương pháp đo lường hiệu quả ngân hàng
Trong luận án này, mơ hình đo lường hiệu quả ngân hàng theo phương pháp phân
tích Bao dữ liệu (DEA) được lựa chọn để phân tích biên hiệu quả đối với các NHTMNY
Việt Nam.

3.4.2. Phương pháp hồi quy
Nghiên cứu này thực hiện hồi quy các mơ hình bằng các phương pháp ước lượng cho
dữ liệu bảng như phương pháp tác động cố định (Fixed effects), phương pháp tác động ngẫu
nhiên (Random effects). Sau đó, tác giả sử dụng kiểm định Hausman để xác định phương
pháp ước lượng phù hợp. Các kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan
cũng được thực hiện với mơ hình được lựa chọn.
Trong trường hợp tồn tại các hiện tượng này, tác giả sẽ tiếp tục ước lượng mơ hình
bằng phương pháp GMM hệ thống (System GMM – SGMM) hai bước của Arellano &
Bover (1995) và Blundell & Bond (1998). SGMM là một phương pháp nghiên cứu hiệu quả
trong các nghiên cứu trước. Blundell và Bond (1998) đã chứng minh rằng SGMM có
phương sai nhỏ hơn và hiệu quả hơn, do đó cải thiện độ chính xác trong cơng cụ ước tính


19


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
4.1. Đánh giá khái quát hiệu quả ngân hàng và hoạt động ngân hàng phi truyền
thống của các Ngân hàng thương mại niêm yết Việt Nam giai đoạn 2011 – 2019
4.1.1. Đánh giá khái quát về hiệu quả
Bảng 4.1. Kết quả phân tích DEA về hiệu quả kỹ thuật của các NHTMNY
2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Trung bình

ACB

0.9061


0.9168

0.8673

0.8052

0.8413

0.8787

0.9401

0.8869

0.8502

0.8770

BIDV

0.8657

1.0000

1.0000

1.0000

1.0000


1.0000

1.0000

1.0000

1.0000

0.9851

CTG

0.9475

0.9302

0.9377

0.9274

0.9475

0.8841

0.9516

0.9231

1.0000


0.9388

EIB

0.9503

1.0000

0.9507

0.8580

0.8591

0.8661

0.8328

0.7784

0.8275

0.8803

HDB

1.0000

1.0000


1.0000

1.0000

1.0000

1.0000

1.0000

1.0000

1.0000

1.0000

MBB

1.0000

1.0000

1.0000

1.0000

1.0000

0.9953


0.9557

1.0000

1.0000

0.9946

NCB

0.8443

0.8281

0.8890

0.9293

1.0000

0.8853

0.9395

0.8019

0.8986

0.8907


SHB

0.8867

0.9221

1.0000

1.0000

1.0000

1.0000

1.0000

1.0000

1.0000

0.9787

STB

0.9019

0.9185

0.9107


0.9121

0.8371

0.7423

0.8483

0.7801

0.7626

0.8460

TCB

0.9615

0.9157

0.8510

0.9048

0.9925

1.0000

1.0000


1.0000

1.0000

0.9584

TPB

1.0000

1.0000

1.0000

0.9668

0.9983

0.9189

0.9537

0.8799

0.9522

0.9633

VCB


1.0000

1.0000

1.0000

1.0000

1.0000

0.9767

0.9957

1.0000

1.0000

0.9969

VPB

0.8335

0.9295

0.8675

0.8729


0.9314

1.0000

0.9356

1.0000

1.0000

0.9301

Nguồn: kết quả phân tích từ phần mềm STATA 16

Hình 4.1. Hiệu quả kỹ thuật của các NHTMNY Việt Nam qua các năm
1.0000
0.9500
0.9000
0.8500
0.8000
0.7500
0.7000
2011

2012

2013

2014


2015

2016

2017

2018

ACB

BIDV

CTG

EIB

HDB

MBB

SHB

STB

TCB

TPB

VCB


VPB

2019
NCB

Nguồn: kết quả phân tích từ phần mềm STATA 16


20

Bảng 4.2. Kết quả thống kê phân tích DEA của các NHTMNY
Ngân hàng
ACB
BIDV
CTG
EIB
HDB
MBB
NCB
SHB
STB
TCB
TPB
VCB
VPB

Hiệu quả kỹ thuật (TE)
Mean
Max
Min

0.8770
0.9851
0.9388
0.8803
1.0000
0.9946
0.8907
0.9787
0.8460
0.9584
0.9633
0.9969
0.9301

0.9401
1.0000
1.0000
1.0000
1.0000
1.0000
1.0000
1.0000
0.9185
1.0000
1.0000
1.0000
1.0000

Hiệu quả quy mô (SE)
Mean

Max
Min

0.8052
0.9725
0.9999
0.9108
0.8657
0.9851
1.0000
0.8657
0.8841
0.9403
1.0000
0.8841
0.7784
0.9532
1.0000
0.8624
1.0000
1.0000
1.0000
1.0000
0.9557
0.9986
1.0000
0.9895
0.8019
0.8967
1.0000

0.8019
0.8867
0.9911
1.0000
0.9221
0.7423
0.9915
0.9985
0.9771
0.8510
0.9911
1.0000
0.9615
0.8799
0.9633
1.0000
0.8799
0.9767
0.9969
1.0000
0.9767
0.8335
0.9975
1.0000
0.9913
Nguồn: kết quả phân tích từ phần mềm STATA 16

4.1.2. Đánh giá khái quát về hoạt động ngân hàng phi truyền thống
Hoạt động ngân hàng phi truyền thống ở các NHTMNY Việt Nam đã phát triển khá
đa dạng. Nhìn chung, tất cả các ngân hàng đều thực hiện đầy đủ 4 nhóm hoạt động NHPTT

cơ bản. Điều đáng chú ý là quy mô của các hoạt động NHPTT không ngừng được cải thiện
qua các năm.
Hình 4.2. Tỉ trọng thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập hoạt động của các NHTMNY
từ 2011 – 2019
100%
80%

2019

60%

2018

40%
20%
0%
-20%
-40%
-60%
-80%

2017
2016

VC
B
BI
DV
CT
G

TC
B
VP
B
M
BB
EI
B
HD
B
TP
B
ST
B
AC
B
SH
B
NC
B

2015
2014
2013
2012
2011

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ BCTC của các ngân hàng



21

4.2. Thống kê mô tả mẫu
Bảng 4.3. Kết quả thống kê mơ tả các biến trong mơ hình
Biến quan
sát

Số quan
sát

Giá trị
trung bình

Sai số
chuẩn

Giá trị nhỏ
nhất

Giá trị lớn
nhất

TE

117

.9415233

.0677219


.74232

1

ROA

117

.0081644

.0083033

-.0551175

.0266516

ETA

117

.0785778

.0267849

.0406177

.2195057

LTA


117

.5693268

.1200375

.1472547

.7538183

GDP

117

.0654556

.0092541

.0525

.0846

INF

117

.0593111

.0503876


.0063

.1858

NII

117

.0897465

.0529351

.0019361

.2676877

SIZE

117

19.19411

.9633772

16.53155

21.12201

FOREX


117

.00672

.0183981

-.0896994

.073236

SER

117

.0338137

.0242809

-.0434252

.1388698

SEC

117

.0082754

.0292847


-.2163673

.1258451

NIM

117

.0310653

.0170178

-.007868

.0941

LLP

117

.0075038

.00271

-.0035102

.0145291

BRANCH


117

5.656091

.8446669

3.401197

7.051856

DEP

117

.6683634

.124621

.2508404

.8937174

Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm STATA 16.0

v Ma trận hệ số tương quan:
Mối tương quan giữa các biến trong mơ hình được thể hiện qua ma trận hệ số tương
quan ở bảng 4.4.
Bảng 4.4. Ma trận hệ số tương quan
v Các biến độc lập trong mơ hình tác động của hoạt động ngân hàng phi truyền
thống đến hiệu quả ngân hàng



22

te
te
se
nii
size
eta
roa
lta
gdp
inf

se

nii

size

eta

roa

lta

gdp

inf


1.0000
0.4934 1.0000
0.2109 0.2998 1.0000
0.1904 0.2434 0.2652 1.0000
0.0299 -0.0039 0.3075 -0.4208 1.0000
0.2072 0.1562 0.3888 0.3112 0.2646 1.0000
-0.0887 0.0038 0.1802 0.6596 -0.1397 0.2492 1.0000
-0.0585 -0.0975 -0.0076 0.0809 -0.1442 0.0767 -0.0383
-0.0505 -0.1682 -0.2973 -0.2904 0.0972 -0.0739 -0.4292

1.0000
0.3990

1.0000

v Các biến trong mơ hình các yếu tố tác động đến hoạt động ngân hàng phi truyền
thống

nii
nim
dep
eta
llp
branch

nii

nim


dep

eta

llp

branch

1.0000
0.1544
0.0928
0.3075
0.2938
0.0390

1.0000
-0.1668
0.2148
-0.0240
-0.0131

1.0000
-0.1315
0.3975
0.4232

1.0000
0.0014
-0.3606


1.0000
0.4602

1.0000

Nguồn: Kết quả tính tốn từ phần mềm STATA 16.0

v Kiểm tra đa cộng tuyến:
Bảng 4.5. Kiểm tra đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mơ hình tác động của
hoạt động ngân hàng phi truyền thống đến hiệu quả ngân hàng
Variable

VIF

1/VIF

size
roa
eta
lta
nii
sec
ser
inf
gdp
forex

3.52
2.88
2.40

2.27
2.21
2.10
1.94
1.82
1.43
1.30

0.283771
0.346731
0.417228
0.440611
0.451538
0.477136
0.514577
0.549244
0.697778
0.769077

Mean VIF

2.19

Nguồn: Kết quả tính tốn từ phần mềm STATA 16.0


×