Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài thu hoạch quan he quoc te

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.05 KB, 12 trang )

1

PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới trong thế kỷ XXI tiếp tục chứng kiến nhiều biến đổi phức tạp và
khó lường.Tồn cầu hố tiếp tục phát triển sâu rộng, đã và đang tác động tới tất
cả các nước trên thế giới.Các quốc gia lớn nhỏ đang tham gia ngày càng tích cực
vào q trình hội nhập quốc tế.Hồ bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn,
phản ánh những đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc trong quá trình phát
triển. Tuy nhiên, các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân
tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố vẫn xẩy ra
ở nhiều nơi với tính chất và hình thức ngày càng đa dạng và phức tạp.
Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời kỳ tuy chưa phải là “hậu” mà là ở
giai đoạn cuối của cuộc khủng hoảng bùng phát năm 2008 nhưng đã chứng kiến
những thay đổi rộng lớn,sâu sắc dường như mở ra một giai đoạn phát triển mới
của lồi người. Nhìn tổng thể thì cục diện thế giới đang trải qua một số thay đổi
chính sau: Một là, nền kinh tế thế giới đang được cơ cấu lại một cách sâu sắc;
hai là sức mạnh và vị thế của nhiều quốc gia, khu vực đang có những chuyển
dịch lớn; ba là các mối quan hệ quốc tế đang được sắp xếp lại; bốn là bản đồ
thế giới đang được vẽ lại, đặc biệt là khu vực Trung Đông, Bắc Phi và Châu Á –
Thái Bình Dương; năm là vấn đề tồn cầu trở thành chủ đề lớn liên quan tới
quan hệ quốc tế.Để làm rõ hơn về những thay đổi của cục diện thế giới, tôi lựa
chọn chủ đề: “Những đặc điểm cơ bản của cục diện thới giới hiện nay và tác
động đối với Việt Nam”.


2

PHẦN II: NỘI DUNG
I.Khái niệm cục diện thế giới hiện nay
Từ phương pháp luận Mác xít và thế giới quan Hồ Chí Minh có thể hiểu
cục diện thế giới là “trang thái” của thế giới tại một thời điểm nhất định, phản


ánh tương quan lực lượng và quan hệ giữa các chủ thể quốc tế chính, trước hết là
các cường quốc, các trung tâm quyền lực lớn, bao gồm cả các xu hướng vận
động của các tương quan lực lượng và quan hệ giữa các chủ thể chính tại thời
điểm đó.
Cục diện thế giới là một bức tranh tồn cảnh bao quát tất cả các lĩnh vực
từ kinh tế, chính trị, qn sự, văn hố, tơn giáo,… nhưng trong quan hệ quốc tế
hiện nay, ranh giới giữa các lĩnh vực này ngày càng kém rõ ràng.
II. Những đặc điểm cơ bản của cục diện thế giới hiện
nay
1. Nền kinh tế thế giới đang được cơ cấu lại
- Mơ hình kinh tế có sự thay đổi
Thời gian qua, trên thế giới về đại thể đã tồn tại 4 mơ hình kinh tế khác
nhau.Thứ nhất la, mơ hình kế hoạch hố tập trung, một mơ hình từng tồn tại
trong nhiều thập kỷ và đã mất đi sau khi Liên Xô sụp đổ. Thứ hai là, mơ hình tự
do thị trường, cịn được gọi là mơ hình "đồng thuận Washington" mà kinh tế Mỹ
là điển hình với các đặc điểm tư nhân hố, tự do hố, phi tập trung hố. Mơ hình
này tạo ra cạnh tranh mạnh mẽ, thúc đẩy sức sáng tạo, sự phát triển nhưng lại
đưa tới sự bất công, phân hố giàu nghèo sâu sắc làm cho xã hội khơng ổn định.
Thứ ba là, mơ hình thị trường xã hội phổ biến nhiều ở các nước Tây Âu, điển
hình là Bắc Âu, Đức… Đặc thù của mơ hình này là cố gắng bảo đảm công bằng


3

xã hội, phúc lợi xã hội nhưng do thuế thu quá cao, triệt tiêu động lực phát triển,
tạo tâm lý ỷ lại về phúc lợi xã hội. Thứ tư là gần đây một số người nói tới mơ
hình "Đồng thuận Bắc Kinh" - là mơ hình kinh tế thị trường nhưng có sự điều
hành, can thiệp ở mức độ cao của Nhà nước.
- Cơ cấu sản xuất thay đổi
Sau cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1973-1981, thế giới chuyển sang xu

hướng tiết kiệm năng lượng, một phần nhờ đó thúc đẩy công nghệ thông tin phát
triển vào cuối thế kỷ XX. Hiện nay, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kép về
tài chính - tiền tệ, năng lượng và lương thực, cơ cấu sản xuất thế giới đang có sự
chuyển dịch theo hai xu hướng trên thế giới: Một mặt, các nước chú trọng nghiên
cứu chế tạo công nghệ và sản phẩm tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi
trường đi đôi với việc phát triển các nguồn năng lượng tái sinh, như điện gió,
điện mặt trời,… Cùng với “kinh tế tri thức”, thế giới đang chuyển đổi sang “kinh
tế xanh” với sự nhấn mạnh tầm quan trọng của nông nghiệp. Mặt khác do "kinh
tế ảo" (kinh doanh tài chính - tiền tệ, bất động sản, chứng khoán...) khuynh đảo
thế giới nên các nước đều xiết chặt sự giám sát đối với con ngựa bất kham này.
- Chiến lược phát triển kinh tế thay đổi
Những năm cuối thế kỷ XX, mơ hình phát triển của nhiều nước là dựa vào
đẩy mạnh xuất khẩu, tạo nên những "con rồng", "con hổ" của thế giới. Dưới tác
động của cuộc khủng hoảng lần này, xu hướng bảo hộ mậu dịch gia tăng, nhiều
nước quay về khuyến khích nội nhu. Nói như vậy khơng có nghĩa là thiên hạ
khơng cịn cố tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu nữa mà chỉ là tận dụng thị trường nội
địa để “lót ổ“ cho những khó khăn gặp phải trên thị trường thế giới. Những năm
gần đây, người ta thường sử dụng từ “thế giới phẳng” để thể hiện chiều hướng
trên, mặc dù trên thế giới gọi là “phẳng” đó vẫn có những vùng lồi lõm, thậm chí


4

có những vết nứt lớn, trong đó sâu nhất là sự phân hoá giàu – nghèo giữa các
quốc gia và trong mỗi quốc gia; cuộc đấu tranh gay gắt giữa các nước công
nghiệp phát triển và đang phát triển về việc mở rộng tự do hố thương mại, đẩy
vịng đàm phán Đô-ha không tiến thêm được bước nào trong mấy năm qua.
Trong khi đó, các khu vực mậu dịch tự do liên quốc gia, liên khu vực xuất hiện
ngày càng nhiều.
Tồn cầu hố chuyển sang hình thái khác

Trước cuộc khủng hoảng, ta thường nghe đến vòng đàm phán đa biên
Doha để thúc đẩy tự do hóa thương mại theo các tiêu chuẩn của WTO. Nay có
thể nói vịng Đàm phán Doha đã chết hay chỉ "sống thực vật"; thay vào đó là các
cuộc đàm phán để hình thành các khu vực mậu dịch tự do (FTA) trên khắp thế
giới. Hiện nay có 3 vịng cung lớn mậu dịch tự do đang hình thành là TPP (giữa
Mỹ, các nước Nam Mỹ, Đơng Á trong đó có Việt Nam, Nhật và có thể Trung
Quốc cũng sẽ tham gia); Mỹ và EU gọi là FTA xuyên Đại Tây Dương (TTIP) và
RCEP (Cơ chế hợp tác tồn diện Đơng Á). Có thể nói thế giới đan xen nhau
chằng chịt các thể chế mậu dịch tự do, buộc tất cả các quốc gia phải tìm cách
thích nghi.
- Hệ thống tiền tệ thế giới đang thay đổi
Nếu như trước cuộc khủng hoảng lần này 3 đồng tiền chủ yếu là đô-la
Mỹ, euro và yên Nhật ở mức độ khác nhau là phương tiện thanh toán, dự trữ chủ
yếu. Ngày nay với sự ra đời của các nền kinh tế mới nổi, sự hình thành của
BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) và sự khủng hoảng nợ
của Tây Âu cũng như khó khăn kinh tế của Nhật, người ta tìm kiếm những
phương thức thanh tốn mới, trong đó đáng chú ý nhất là những nỗ lực của
Trung Quốc "quốc tế hóa" nhân dân tệ, biến Nhân dân tệ thành phương tiện


5

thanh toán và cả dự trữ quốc tế; hạn ngạch phiếu trong WB và IMF cũng thay
đổi có lợi hơn cho BRICS.
- Sự chuyển dịch sức mạnh kinh tế của các quốc gia và các khu vực
Dường như sức mạnh của ba đầu tầu kinh tế nửa sau thế kỷ XX có chiều
hướng đi xuống dần trong khi một số nước như nhóm BRICS lại đang gia tăng
sức mạnh, đặc biệt là Trung Quốc. Suốt thế kỷ XIX, XX, châu Âu là cái rốn của
kinh tế thế giới, hiện nay châu Á-Thái Bình Dương đang vươn lên là một trung
tâm hàng đầu.

Thay đổi về học thuyết kinh tế, thể chế kinh tế. Sau khủng hoảng 19291933, học thuyết Keynes ra đời nêu cao ý nghĩa của sự toàn dụng lao động và sự
can thiệp của nhà nước. Đến năm 70, học thuyết này lại được thay bằng chủ
nghĩa tự do. Còn hiện nay, thế giới lại đang sử dụng sự can thiệp của Nhà nước
(nhưng hồn tồn khơng phải là từ bỏ thể chế thị trường, Nhà nước không làm
kinh doanh mà chỉ sử dụng các đòn bẩy kinh tế vĩ mơ, gia tăng vai trị giám sát,
can thiệp khi thật cần).Tất cả những biểu hiện về sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế
thế giới đó khiến các quốc gia phải có sự tính tốn và sắp xếp lại chiến lược phát
triển kinh tế của mình.
2. Sự chuyển dịch sức mạnh của các quốc gia.
Thực tế thời gian qua đã cho thấy sự chuyển dịch sức mạnh kinh tế đưa tới
sự chuyển dịch tổng lực của các nước lớn.Kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc
đến nay, sức mạnh kinh tế của Mỹ tuy suy giảm tương đối song vẫn là một nền
kinh tế lớn nhất, thu nhập tính theo đầu người ở mức cao, còn nắm những đỉnh
cao của khoa học - cơng nghệ, chi tiêu quốc phịng bẳng cả thế giới cịn lại, cịn
có vị trí đáng kể trên thế giới...


6

Bên cạnh đó, một chiều hướng hồn tồn mới là sự vươn lên của Trung
Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và trên cơ sở đó gia tăng thực
lực quốc phịng, phát huy vai trị nước lớn ở nhiều khu vực và ngày nay đang cổ
súy cho khẩu hiệu "Giấc mơ Trung Hoa" và xác lập quan hệ nước lớn kiểu mới.
Các nền kinh tế mới nổi khác như Nga, Nhật, Ấn Độ... cũng ra sức củng cố lực
lượng và vị thế riêng với tư cách là các nước lớn.
3. Các mối quan hệ quốc tế đang được sắp xếp lại
Từ những biểu hiện của đời sống quốc tế thời gian qua, có thể thấy ngày
nay các nước không "xếp hàng" cứng nhắc theo "cực" này hay "cực" khác mà tập
hợp lực lượng cơ động, linh hoạt tùy theo vấn đề, thời điểm khu vực trên cơ sở
lợi ích quốc gia dân tộc của mình. Ngồi những liên minh chính trị - qn sự vốn

có ít thấy sự hình thành những liên minh kiểu mới. Giữa các quốc gia, nhất là
giữa các nước lớn vẫn duy trì trạng thái "vừa hợp tác vừa cạnh tranh" theo
phương châm: đấu tranh nhưng tránh xung đột, đối đầu trực tiếp, hịa hỗn
nhưng tránh sa vào liên minh chống nước khác.
Một nét khác nữa là "kinh tế" trở thành một nhân tố cực kỳ quan trọng
trong cục diện đấu tranh - dàn xếp với nhau (thời hai cực Xô-Mỹ, kinh tế khơng
đóng vai trị lớn như hiện nay) . Tiếp nối xu hướng manh nha từ sau sự tan rã của
"thế giới hai cực" và sự thất bại của chiến lược "đơn phương" do Tổng thống
Bush đề xướng sau vụ 11/9, xu thế đa phương ngày càng nở rộ với hàng trăm sự
tập hợp khu vực, liên khu vực, toàn cầu.
4. Bản đồ thế giới một lần nữa "được vẽ lại", nhất là
Trung Đông và Bắc Phi
Nếu như trong những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ trước, những
xáo động ở Đông Âu, Liên Xô, cuộc chiến ở bán đảo Ban-căng đã làm biên giới


7

quốc gia nhiều nước bị điều chỉnh, thì trong những năm qua chúng ta chứng kiến
hiện tượng bản đồ chính trị - xã hội - kinh tế được vẽ lại trên những mảng lớn ở
Trung Đông - Bắc Phi, bản đồ của khu vực này cũng đang được vẽ lại sau sự rối
loạn và sụp đổ độc tài thân Mỹ do tác động của “Mùa xuân Ả Rập”.
Sự xáo động dữ dội ở một khu vực có vị trí địa - chính trị và địa - kinh tế
mang tầm chiến lược quan trọng như Trung Đông - Bắc Phi, Ucraina và sự lên
ngơi của Châu Á - Thái Bình Dương cùng sự “trỗi dậy” của Trung Quốc sẽ là
những tác nhân chính ảnh hưởng đến chiều hướng phát triển của cục diện thế
giới trong những thập niên tới cũng như tác động của chúng đến quan hệ quốc tế
và việc hoạch định chính sách của các quốc gia.
5. Các vấn đề toàn cầu trở thành chủ đề lớn liên quan tới quan hệ
quốc tế

Hiện nay, trữ lượng vũ khí hạt nhân khổng lồ mà các cường quốc sở hữu đang
đe doạ hồ bình và an ninh thế giới. Sau Chiến tranh lạnh, Châu Á – Thái Bình
Dương trở thành khu vực có nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới.
Liên quan đến vấn đề môi trường và an ninh năng lượng, do yêu cầu phát
triển kinh tế và nhất là để vượt qua khủng hoảng, các nước đã đẩy nhanh tốc độ
khai thác tài nguyên. Trên gốc độ quan hệ quốc tế, canh tranh nguồn tài nguyên
đang và sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và trở thành nguồn của cuộc xung đột
quốc tế. Bên cạnh việc các nguồn tài nguyên đang ngày dần cạn kiệt dẫn đến mất
an ninh năng lượng như hiện nay thì biến đổi khí hậu đang có khả năng tạo ra
một cuộc khủng hoảng hệ sinh thái mang tính chất tồn cầu.
III. Tác động của cục diện thế giới đối với Việt Nam
1. Về mặt cơ hội


8

Thứ nhất, do chính sách hồ hỗn, bắt tay hợp tác giữa các nước lớn cũng
như sự thay đổi trong tương quan sức mạnh giữa các nước nên hồ bình ổn định
hợp tác và phát triển là xu thế cơ bản của cục diện thế giới hiện nay. Đây là thời
cơ cho Việt Nam tập trung phát triển kinh tế mà ít phải lo đối phó với xung đột
tồn cầu và khu vực như trong thời kỳ Chiến tranh lạnh trước đây. Việc các nước
dù ln trong tình thế cạnh tranh và kiềm chế lẫn nhau nhưng vẫn tránh đối đầu
trực diện. Tồn cầu hố tạo ra thế đan xen lợi ích giữa các quốc gia, làm các
nước ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, nên các nước phải cân nhắc kỷ hệ quả và tác
động dây chuyền khó lường của các cuộc xung đột vũ trang. Bên cạnh đó, sự ra
đời và phát triển của các thiết chế khu vực, toàn cầu như Liên hợp quốc, WTO,
ASEAN,… mà Việt Nam là thành viên, có tác dụng nhất định trong việc thúc
đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin, phổ biến các chuẩn mực trong quan hệ đồng
thời khuyến khích sự hợp tác của các bên, hỗ trợ kiềm chế xung đột và giảm
căng thẳng giữa các bên liên quan.

Thứ hai, toàn cầu hoá và khu vực hoá cũng tạo cho Việt Nam nhiều cơ hội mới.
\Hiện tại, Việt Nam đang có điều kiện rất tốt để huy động và phát huy các
tiềm lực và thế mạnh quốc gia như nguồn tài ngun dồi dào, lao động rẻ, đất
nước hồ bình, chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi trong việc tham gia vào
kinh tế tồn cầu. Trong khi đó, tác động của xu thế khu vực hố và tồn cầu hố
giúp Việt Nam có thể tiếp cận dễ dàng dịng vốn tồn cầu, cơng nghệ, lao động
có kỹ thuật cao, thị trường.
Quan trọng hơn, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đang là khu vực phát
triển năng động nhất thế giới cũng là một thuận lợi lớn cho Việt Nam phát triển.
Thuận lợi nữa là vai trò và vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng
định trong cộng đồng khu vực và quốc tế. Việt Nam không chỉ là tấm gương


9

sáng về đấu tranh giải phóng dân và với những thành tựu to lớn từ công cuộc đổi
mới đất nước thời gian qua, việc chúng ta có quan hệ hữu nghị với nhiều nước là
yếu tố quan trọng làm tăng uy tín, vai trị, vị thế của nước ta trên trường quốc tế.

2. Về thách thức:
Một là: thách thức đối với nhiệm vụ giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ của đất nước.
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á cũng như Châu Á - Thái Bình
Dương, là nơi được coi là khu vực địa - chính trị nhạy cảm, do đó chịu tác động
của sự tranh chấp, giành giật phức tạp giữa các nước lớn cả về chính trị, quân sự
lẫn kinh tế. Đặc biệt là việc Trung Quốc đang gia tăng các hành động cường
quyền trắng trợn đòi hỏi “chủ quyền” hết sức phi lý, bất chấp luật pháp quốc tế
hiện nay. Hơn thế, hệ thống luật pháp quốc tế chủ yếu vẫn do nước lớn chi phối
và kém công bằng với nước nhỏ, từ đó xung đột có thể nảy sinh và tác động tiêu
cực tới sự toàn vẹn lãnh thổ của ta. Ngoài ra, những diễn biến phức tạp của các

vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, sắc tộc, chủ nghĩa ly khai,… đã tạo ra cái
cớ để các nước lớn và các thế lực thù địch lợi dụng để can thiệp vào công việc
nội bộ của ta.
Hai là: trong cuộc chạy đua khốc liệt, để tăng sức mạnh tổng hợp, tất cả
quốc gia đều giành ưu tiên cao cho khoa học - cơng nghệ và đi liền với nó là chất
lượng nguổn nhân lực. Điều đó đặt Việt Nam trước những thách thức gay gắt
hơn, có nguy cơ tụt hậu xa hơn, nếu khơng kịp thời có những điều chỉnh thích
hợp trong chiến lược phát triển


10

Ba là: trong cuộc đua hiện nay, nhu cầu về nguyên nhiên liệu, nhất là về
dầu khí, ngay một lớn, nước ta nằm trong khu vực có tiềm năng, trữ lượng dầu
khí tương đối lớn, do đó được các nước bên ngồi quan tâm. Mặt khác, vì mục
tiêu phát triển, nhu cầu năng lượng của ta ngày một tăng, nên ngoại giao năng
lượng cần trở thành một nhiệm vụ quan trọng.
Bốn là: những tác động của mặt trái toàn cầu hố như biến đổi khí hậu,
huỷ hoại mơi trường, cạn kiệt tài nguyên ngày càng trở nên cấp bách trong khi
nguồn lực để chúng ta đối phó thì có hạn.
Khi đất nước hội nhập sâu rộng và toàn diện hơn, nền kinh tế mở hơn thì
càng tăng khả năng dễ bị tổn thương của nền kinh tế nói riêng và xã hội nói
chung. Nền văn hố của đất nước cũng đứng trước nguy cơ bị chuyển hoá, mất
đi yếu tố truyền thống, bản sắc dân tộc. Các thực thể phi nhà nước như các tập
đoàn siêu quốc gia, các tổ chức phi chính phủ,… ngày càng trở thành các nhân tố
cạnh tranh vai trò của nhà nước trên các lĩnh vực đối nội và đối ngoại.
Tất cả những tác động đó địi hỏi Việt Nam phải đánh giá sâu sắc và toàn
diện cục diện thế giới để đề ra một chiến lược tổng thể; tổ chức lại các lực lượng
nghiên cứu đối ngoại theo sự chỉ đạo thống nhất. Mặt khác, trong khuôn khổ
chiến lược chung, cần định vị rõ Việt Nam ở vị trí nào trong chiến lược của các

nước lớn; mối nguy cơ nào là trực tiếp và lớn nhất? Từ đó có phương cách đối
phó phù hợp để bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc.


11

PHẦN III: KẾT LUẬN
Nhìn lại bức tranh tồn cảnh của thể giới từ thế kỷ XX tới nay, có thể nhận
thấy rằng, mọi sự vận động của đời sống và quan hệ quốc tế đều có thể tác động
đến sự hình thành và thay đổi cục diện thế giới và ngược lại, mọi sự biến đổi dù
lớn hay nhỏ của cục diện thế giới đều tác động trực tiếp đến các mối quan hệ
quốc tế, từ đó làm thay đổi tư duy phát triển, dẫn đến điều chỉnh các chính sách
của các quốc gia.
Cục diện thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI vẫn tiếp tục có nhiều
biến động. Cuộc chạy đua về khoa học và công nghệ; xu thế tồn cầu hố; sự
“xoay trục”, điều chỉnh chiến lược của Mỹ, sự hồi sinh của Nga, sự trỗi dậy
mạnh mẽ của Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều quốc gia mới nổi đã dẫn đến sự dịch
chuyển tương quan sức mạnh tồn cầu. Xu thế dân chủ hố đời sống quốc tế, sự
hợp tác ngày càng có hiệu quả của các tổ chức khu vực,… đã mở ra kỷ nguyên
đa phương cho mọi hoạt động của thế giới hiện nay. Sự phát triển mạnh mẽ của
tồn cầu hố làm cho tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày một tăng
lên… Sự biến đổi đó của cục diện thế giới luôn là vấn đề mà mọi quốc gia, trong
đó có Việt Nam, phải quan tâm nghiên cứu hoạch định chiến lược phát triển đất
nước của mình. Việt Nam phải định vị rõ vị trí của mình trong cục diện thế giới
và khu vực, từ đó hoạch định chính sách, chiến lược đối ngoại hiệu quả nhằm


12

khai thác tối đa các tác động tích cực, hạn chế những rủi ro, tổn thương, đưa đất

nước phát triển, bắt nhịp và hồ chung vào dịng chảy của khu vực và thế giới./.



×