Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Lý giải nguyên nhân lựa chọn sản phẩm đặc trưng của từng vùng du lịch?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.83 KB, 10 trang )

Đề bài: Lý giải nguyên nhân lựa chọn sản phẩm đặc trưng của từng vùng du
lịch?.
Bài làm
Do điều kiện tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn của 3
vùng du lịch Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ có sự khác
biệt.Dựa vào những lợi thế sẵn có của vùng, mỗi vùng đã lựa chọn những sản
phẩm du lịch đặc trưng đối với vùng du lịch của mình.
Triển khai quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trong cả nước và quy hoạch ở
vùng du lịch trọng điểm.
1.

Vùng du lịch Bắc Bộ: bao gồm 28 tỉnh từ Hà Giang đến Hà Tĩnh với thủ đô
Hà Nội là trung tâm của vùng và tam giác, động lực tăng trưởng du lịch Hà
Nội- Hải Phòng- Hạ Long. Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch

-

văn hóa kết hợp với du lịch thăm quan, nghiên cứu.
Việc lựa chọn sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch văn hóa kết hợp
với du lịch thăm quan, nghiên cứu là vì nguyên nhân:
+ Vùng du lịch Bắc Bộ có tiềm năng rất phong phú và đa dạng và có sức hấp
dẫn rất đối với khách du lịch trong và ngồi nước. Có khả năng đáp ứng các
yêu cầu của nhiều loại hình du lịch với các loại đối tượng khác nhau và có
khả năng tiếp nhận số lượng lớn khách du lịch. Trong số các di tích Việt
Nam thì vùng này chiếm hơn 70% về số lượng. Số lượng các danh hiệu thế
giới do UNESCO xếp hạng cũng đứng đầu với vịnh Hạ Long, Hoàng thành
Thăng Long, Bia tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long, ca trù, dân ca quan họ, khu
dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà, khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông
Hồng...

1




a.Tài nguyên du lịch tự nhiên
-

Địa hình: Vùng du lịch Bắc Bộ là khu vực thể hiện một cách rõ rệt nhất các
đặc điểm đặc trưng của địa hình Việt Nam: đại bộ phận là đồi núi, nhiều khu
vực địa hình núi cao có giá trị đối với hoạt động du lịch, địa hình biển- đảo,
địa hình karts phân hóa đa dạng trên nền cảnh quan nhiệt đới ẩm gió mùa.Tất
cả cảnh quan địa hình của vùng đã tạo tiền đề cho việc phát triển các loại hình

-

du lịch thể thao leo núi, đi bộ, tham quan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng.
Khí hậu: vùng du lịch Bắc Bộ chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ gió mùa tạo
nên một mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều với hướng gió chủ yếu là đơng nam và
đặc biệt có một mùa đơng lạnh, ít mưa với hướng gió chính là hướng bắc và
đơng bắc. Đặc điểm này đã chi phối mạnh mẽ tính chất mùa vụ của hoạt động

-

du lịch.
Nguồn nước: vùng có mạng lưới sơng ngịi dày đặc : sơng Hồng, sơng Mã,
sông Cả, sông Chu, sông Thương,..Hiện nay hai hệ thống sơng Hồng và sơng
Thái Bình bước đầu đã được khai thác phục vụ du lịch. Đã hình thành các tour
du lịch trên sông nổi, các điểm du lịch như: Bạch Đằng- Kiếp Bạc- Phố Hiến.

a.Tài nguyên du lịch nhân văn
-


Di tích văn hóa- lịch sử:
+ Vùng du lịch Bắc Bộ là nơi ẩn chứa toàn bộ bề dày lịch sử Việt Nam. Đây
cũng là vùng có số lượng di tích văn hóa- lịch sử lớn nhất, chiếmkhoảng 80%
cả nước, trong đó có nhiều di tích có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với du
lịch. Trong số này phải kể đến hai di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO
công nhận năm 2009 là Ca Trù và Dân ca quan họ.
+ Đối với những di tích khảo cổ, vùng du lịch Bắc Bộ là nơi phát hiện hầu
hết các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam. Từ di chỉ Núi Đọ( Thanh
Hóa) đến các di chỉ thuộc nền văn minh Đơng Sơn, Hịa Bình đều chứng minh
vùng này là cái nơi của nền văn hóa Việt Nam.
+ Vùng du lịch Bắc Bộ là nơi có nhiều di tích lịch sử. Các di tích lịch sử
trong vùng tập trung với mật độ cao( khoảng 6,0 di tích / 100km 2, phân bố ở

2


các tỉnh thành như: Hà Nội, Ninh Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang,..Nhiều di tích
nổi tiếng cả trong và ngồi nước thu hút nhiều khách du lịch như: Văn MiếuQuốc Tử Giám, thành Cổ Loa, chùa Trấn Quốc, chùa Một Cột, lăng Chủ Tịch
Hồ Chí Minh, Đền Hùng,…Những di tích này là dấu ấn quan trọng trong quá
trình lịch sử lâu đời của nước ta qua các thời đại. Có những di tích là những
kiệt tác khơng chỉ có một giá trị về lịch sử, mà cịn có giá trị về nghệ thuật
kiến trúc cao như chùa Một Cột, chùa Tây Phương (Hà Nội), tháp Phổ Minh
( Nam Định), chùa Dâu ( Bắc Ninh), chùa Keo (Thái Bình),..
+ Trung tâm Hà Nội: Trung tâm văn hóa – kinh tế - chính trị - xã hội
của cả nước. Đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường
sông, hàng không, thuận tiện trong việc đi lại trong và ngoài nước. Các đơ thị
đã được hình thành và phát triển nhanh chóng cùng với q trình cơng nghiệp
hóa – hiện đại hóa. Có nhiều thành phố, nhiều trung tâm cơng nghiệp tập
trung dân cư.
-


Từ những thuận lợi về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân
văn. Vùng đã phát triển những sản phẩm du lịch đặc trưng:
+ Tham quan nghiên cứu nền văn hóa Việt Nam
Các di tích lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam
Các di sản văn hóa, nghệ thuật truyền thống cội nguồn của cộng đồng
người Việt và nhiều dân tộc khác.
Các lễ hội, tâm linh thuộc các nền văn minh, văn hóa của dân tộc.
Các làng nghề truyền thống.
+ Tham quan- nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí ở các vùng cảnh quan
Vùng biển và hải đảo thộc Vịnh Hạ Long.
Các hồ chứa nước lớn và nghỉ núi.
Vùng núi đá, hang động Karst.
Vùng núi cao và rừng nguyên sinh.
2.Vùng du lịch Bắc Trung Bộ
- Vùng bao gồm 6 tỉnh Quảng Bình đến Quảng Ngãi với Huế và Đà Nẵng là
trung tâm đồng vị của vùng và phát triển du lịch Huế- Đà Nẵng- Lao Bảo. Sản

3


phẩm du lịch đặc trưng là du lịch tham quan các di tích lịch sử cách mạng, kết
hợp với du lịch biển, hang động và du lịch quá cảnh.
Việc lựa chọn sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch tham quan các
di tích lịch sử cách mạng, kết hợp với du lịch biển, hang động và du lịch quá
cảnh vì những nguyên nhân:

a.Về tài nguyên du lịch tự nhiên:
Bắc Trung Bộ nơi bắt đầu của dãy Trường Sơn, mà sườn Đơng đổ xuống Vịnh
Bắc Bộ, có độ dốc khá lớn. Lãnh thổ có bề ngang hẹp, địa hình chia cắt phức

tạp bởi các con sơng và dãy núi đâm ra biển, như dãy Hoàng Mai (Nghệ An),
dãy Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh)... sơng Mã (Thanh Hố), sơng Cả (Nghệ An), sơng
Nhật Lệ (Quảng Bình)... Cấu trúc địa hình gồm các cồn cát, dải cát ven biển,
tiếp theo là các dải đồng bằng nhỏ hẹp, cuối cùng phía Tây là trung du, miền
núi thuộc dải Trường Sơn Bắc. Nhìn chung địa hình Bắc Trung Bộ phức tạp,
đại bộ phận lãnh thổ là núi, đồi, hướng ra biển, có độ dốc, nước chảy xiết,
thường hay gây lũ lụt bất ngờ gây khó khăn cho sản xuất và đời sống nhân
dân.
+ Khí hậu: Có khí hậu khá độc đáo, về mùa đơng cịn chịu ảnh hưởng ở mức
độ nhất định của gió mùa đơng bắc.Dãy núi Bạch Mã, nơi có đèo Hải Vân
chạy lan ra biển là ranh giới tự nhiên tạo nên sự phân hố khí hậu rõ nét nhất
và dễ nhận thấy nhất giữa hai tiểu vùng: tiểu vùng du lịch phía Bắc (từ đèo
Hải Vân trở ra) và tiểu vùng du lịch phía Nam (từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi).
Tiểu vùng du lịch phía Bắc về mùa đơng vẫn chịu ảnh hưởng khơng khí lạnh,
cịn tiểu vùng phía Nam hầu như khơng có mùa đơng. So với các vùng du lịch
khác, VDLBTB có khí hậu khắc nghiệt nhất. Thiên tai thường xuyên xảy ra:
mưa bão kèm theo lũ lụt, hạn hán, gió Tây khơ nóng... gây ảnh hưởng tiêu cực
tới hoạt động kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng.
+ Nguồn nước:tài nguyên nước của vùng tương đối phong phú. Các sơng
chính cảu vùng du lịch Bắc Trung Bộ bao gồm sông Gianh, sông Nhật Lệ,
4


sơng Hương, sơng Thu Bồn,..tạo điều kiện hình thành tuyến du lịch trên sông
nước, du lịch thể thao, đua thuyền, bơi, lặn,..

b.Tài nguyên du lịch nhân văn
+ Địa bàn Bắc Trung Bộ Việt Nam có vị trí chiến lược hết sức quan trọng
trong việc chiến đấu, phòng thủ quốc gia, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam
trong lịch sử. Từ xa xưa đây đã từng là chốn “biên thùy”, là “phên dậu”, là

nơi xuất phát của nhiều cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giữ nước của dân tộc
Việt Nam.Hệ thống các di tích lịch sử theo cùng những năm tháng kháng
chiến khốc liệt của dân tộc ta.
Các di tích lịch sử chiến tranh cách mạng tiêu biểu là: Thành cổ Quảng Trị,
Địa Đạo Vịnh Mốc, di tích Đơi bờ Hiền Lương,…
Bắc Trung Bộ là một trong những trung tâm văn hóa quan trọng của Việt
Nam, là nơi có 3 di sản thế giới: Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Quần
thể di tích cố đơ Huế, Nhã nhạc cung đình Huế. Bắc Trung Bộ cũng là nơi
sinh ra nhiều danh nhân văn hóa, chính trị Việt Nam như: Hồ Chí
Minh, Nguyễn Du, Phan Bội Châu, Trần Phú, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn,...
các vua của nhà Lê, nhà Hồ, nhà Nguyễn, chúa Nguyễn, chúa Trịnh...
-

Điểm khác biệt giữa hệ thống các di tích lịch sử của 2 vùng là Bắc Bộ và Bắc
Trung Bộ là : Vùng Bắc Bộ có nền văn hóa, văn minh lâu đời hơn, là cái nơi
của cách mạng Việt Nam thể hiện sự tiêu biểu, điển hình,.. cịn vùng Bắc
Trung Bộ qua hệ thống các di tích lịch sử đã phản ánh sự khốc liệt mà chiến
tranh đã để lại thể hiện sự tiêu biểu và bi tráng,..
Vùng du lịch Bắc Trung Bộ có ưu thế hơn vì có hệ thống kiến tạo cao tạo nên
hệ thống các hang động có lợi thế phát triển trong việc khai thác phát triển du
lịch.Bao gồm hệ thống các hang động như: động Phong Nha- Kẻ Bàng,..;
5


ngồi ra cịn có các vườn quốc gia: VQG Bến En, VQG Pù Mát,VQG Bạch
Mã,…
Vùng Bắc Trung Bộ cịn có lợi thế phát triển du lịch biển do vùng có rất nhiều
bãi biển đẹp, có độ sâu, độ trong xanh.Điểm đặc biệt khác với du lịch biển ở
Bắc Bộ là vùng Bắc Trung Bộ do điều kiện khí hậu tạo điều kiện có thể tắm
biển quanh năm.Nơi đây có nhiều bãi biển đẹp, nổi tiếng như: Bãi biển Sầm

Sơn, Bãi biển Cửa Lò, Bãi biển Thiên Cầm, Bãi biển Nhật Lệ, Bãi biển Cửa
Tùng, Bãi biển Thuận An, Lăng Cô,...
- Dựa vào lợi thế vào điều kiện du lịch tự nhiên và nhân văn vùng tập trung
phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng gồm:
+ Tham quan nghiên cứu di sản văn hóa thế giới: di sản văn hóa thời nhà
Nguyễn ở Huế, di sản văn hóa Chăm ở Quảng Nam.
+ Tham quan nghiên cứu các di tích thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
+ Nghỉ dưỡng, giải trí, ở các cảnh quan ven biển, hồ và núi, hang động.
+ Tham quan vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên.
+Các hình thức du lịch biển ( ven biển, hải đảo),..
3.Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Bao gồm 29 tỉnh từ Bình Định đến Cà Mau với hai á vùng du lịch: Nam
Trung Bộ và Nam Bộ, trung tâm của vùng là thành phố Hồ Chí Minh- Nha
Trang- Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ- Kiên Giang (Phú Quốc)
và tam giác tăng trưởng kinh tế và du lịch: thành phố Hồ Chí Minh- Biên Hịa
– Vũng Tàu. Các sản phẩm đặc trưng của vùng này là du lịch tham quan, nghỉ

6


dưỡng biển và núi, du lịch sông nước, du lịch sinh thái đồng bằng châu thổ
sông Cửu Long.

a.Tài nguyên du lịch tự nhiên
-

Địa hình: vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ có đặc điểm địa hình phân
hóa phức tạp, bao gồm nhiều thành phần có sự tương phản rõ rệt. Có thể nói
địa hình ở vùng du lịch này rất đa dạng, có đầy đủ cả núi, đồi, cao nguyên,
đồng bằng và ven biển, là thế mạnh cho phép tổ chức nhiều loại hình du lịch

khác nhau.
+ Vùng có nhiều đảo và quần đảo có giá trị cho hoạt động du lịch mà tiêu biểu
như: Côn Đảo ( Bà Rịa- Vũng Tàu),Phú Quốc(Kiên Giang), Trường Sa

-

( Khánh Hịa),…
Khí hậu: khí hậu của vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm thực sự.
Nhịp điệu mùa thể hiện sâu sắc, biểu hiện trong sự luân phiên giữa mùa khơ
và mùa mưa.Vì có khí hậu như vậy nên vùng phát triển loại hình du lịch biển
rất phát triển.

b. Tài nguyên du lịch nhân văn
- Hệ thống các di tích văn hóa- lịch sử của vùng du lịch Nam Trung Bộ và
Nam bộ so với 2 vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thì vùng này có mật độ di tích
thấp hơn.Các di tích văn hóa- lịch sử phân bố không đồng đều và ở mỗi khu
vực chúng lại mang một nét đặc trưng riêng.
- Á vùng Nam Trung Bộ từ Bình Định đến Bình Thuận, các di tích mang đặc
trưng 2 vùng văn hóa rõ rệt: vùng văn hóa duyên hải miền trung mang nhiều
yếu tố Chăm và văn hóa Tây Nguyên của các dân tộc thiểu số.
+ Nhiều khu tháp nổi tiếng như: Dương Long, Cánh Tiên, Bánh Ít ( Bình
Định), Pornagar( Nha Trang),..
+ Nhà ngục Kon Tum, chiến trường Đắc Tô- Tân Cảnh, đèo An Khê,
Buôn Ma Thuột,..
-

Á vùng du lịch Nam Bộ nổi tiếng với các nền văn minh tiền sử và sơ sử.Các
di tích khảo cổ học tai Hòn Gai – Xuân Lộc( Đồng Nai) và di chỉ nền văn hóa
Ĩc Eo.
7



+ Vùng này cịn có nhiều các di tích lịch sử văn hóa như: cảng Nhà Rồng, địa
đạo Củ Chi, Dinh Độc Lập, nhà tù Côn Đảo, nhà tù Phú Quốc,…
+ Các di tích kiến trúc tơn giáo: Đền thờ Trương Định( Tiền Giang), đền thờ
Thoại Ngọc Hầu( An Giang), đền thờ Nguyễn Đình Chiểu( Bến Tre),…


Dựa vào lợi thế vào điều kiện du lịch tự nhiên và nhân văn vùng tập trung
phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng gồm:

-

Giao tiếp và phát triển kinh tế xã hội, hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm

-

Cảnh quan nghỉ dưỡng ở ven biển, hồ, tham quan, nghiên cứu khu vực rừng
ngập mặn, ngập phèn, các hệ sinh thái đặc biệt.

-

Tham quan các di tích thời kỳ chống Mỹ cứu nước

-

Tham quan, nghiên cứu các di sản văn hóa Chăm và các tôn giáo khác

-


Du lịch vùng sông nước, miệ vườn ở vùng Tây Nam Bộ

-

Du lịch nghiên cứu vùng văn hóa các dân tộc Tây Nguyên
Như vậy do những điều kiện về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du
lịch nhân văn của từng vùng là khác nhau.Chính vì vậy mà các vùng nên dựa
vào lợi thế và khó khăn do những điều kiện tự nhiên và nhân văn đem lại để
có thể phát huy thế mạnh của vùng du lịch của mình.Từ đó lựa chọn và xác
định sản phẩm du lịch đặc trưng cho từng vùng. Tạo điều kiện phát triển
ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế nước ta nói chung.

8


9


Hết

10



×