Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân huyện yên dũng tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 98 trang )

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

THÂN VĂN HIỀN

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN
HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

THÂN VĂN HIỀN

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN
HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Văn Bá Thanh

THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là cơng trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS Văn Bá Thanh.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn
này trung thực và chưa từng được cơng bố dưới bất cứ hình thức nào. Tơi xin
chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên

Thân Văn Hiền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cám ơn PGS.TS Văn Bá Thanh, người

đã trực tiếp hướng dẫn tơi hồn thành luận văn. Với những lời chỉ dẫn, những
tài liệu, sự tận tình hướng dẫn và những lời động viên của thầy đã giúp tơi
vượt qua nhiều khó khăn trong q trình thực hiện luận văn này. Tơi cũng xin
cám ơn q thầy cơ giảng dạy chương trình cao học "Quản lý kinh tế” đã
truyền dạy những kiến thức quý báu, những kiến thức này rất hữu ích và giúp
tôi nhiều khi thực hiện nghiên cứu. Xin cám ơn các Q thầy, cơ cơng tác tại
Phịng quản lý sau Đại học, trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt q trình tơi tham
gia khóa học và trong q trình tơi thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn các phòng, ngành chức năng, các xã, thị trấn thuộc huyện
Yên Dũng, tỉnh Bắc giang giúp tôi trong q trình thu thập, thống kê, lấy số
liệu để tơi thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Học viên

Thân Văn Hiền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ..................................................................... vi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn .......................................... 3
4. Đóng góp của luận văn ................................................................................. 3
5. Kết cấu của luận văn .................................................................................... 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU NHẬP VÀ CÁC
YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN ................. 5

1.1. Một số khái niệm liên quan ....................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm về hộ ..................................................................................... 5
1.1.2. Khái niệm hộ nông dân .......................................................................... 5
1.1.3. Khái niệm nông hộ ................................................................................. 7
1.1.4. Khái niệm kinh tế nông hộ ..................................................................... 9
1.2. Tổng quan về thu nhập của hộ nông dân ................................................ 12
1.2.1. Khái niệm về thu nhập của hộ nông dân .............................................. 12
1.2.2. Phân loại thu nhập hộ nông dân ........................................................... 12
1.2.3. Vai trò của thu nhập ............................................................................. 13
1.2.4. Thước đo thu nhập của nơng hộ và cách tính thu nhập của hộ nông dân .. 14
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng thu nhập của hộ nông dân ............................ 21
1.3.1. Nguồn nhân lực .................................................................................... 22
1.3.2. Nguồn lực tài chính .............................................................................. 23
1.3.3. Nguồn lực vật chất ............................................................................... 24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

iv

1.3.4. Nguồn lực tự nhiên ............................................................................... 24
1.3.5. Nguồn lực xã hội .................................................................................. 24
1.4. Một số nghiên cứu liên quan về thu nhập của nông hộ tại Việt Nam ..... 25

1.4.1. Nghiên cứu của Huỳnh Thị Đan Xuân và Mai Văn Nam .................... 25
1.4.2. Nghiên cứu của Nguyễn Việt Anh và Trần Thị Thu Thủy ................... 25
1.4.3. Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh ....................... 26
1.4.4. Một số nghiên cứu liên quan về các yếu tố ảnh hưởng tới thốt nghèo
và tái nghèo đói của nơng hộ ............................................................. 27
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 30

2.1. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 30
2.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 30
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................. 30
2.2.2. Phương pháp thu thập thơng tin ........................................................... 31
2.2.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin và số liệu ........................ 33
2.2.4. Phương pháp xử lí số liệu .................................................................... 35
2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................................. 35
Chƣơng 3: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THU NHẬP
CỦA HỘ NÔNG DÂN HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG ....... 37
3.1. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Yên Dũng,
tỉnh Bắc Giang ....................................................................................... 37
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 37
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................... 38
3.2. Thực trạng thu nhập của người nông dân tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang ...... 50
3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân huyện
Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang ..................................................................... 62
Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO THU NHẬP CHO
HỘ NÔNG DÂN HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>


v

4.1. Giải pháp về nguồn nhân lực .................................................................. 70
4.2. Giải pháp về đa dạng hoạt động tạo thu nhập ......................................... 71
4.3. Giải pháp liên quan đến vốn tín dụng ..................................................... 71
4.4. Giải pháp về tiếp cận chính sách ............................................................. 72
4.5. Giải pháp về sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi ....................................... 73
4.6. Các giải pháp khác .................................................................................. 78
4.7. Kiến nghị ................................................................................................. 79
4.7.1. Về phía nhà nước - chính quyền địa phương ....................................... 79
4.7.2. Về phía các hộ gia đình ........................................................................ 80
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 84
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 87

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Hình 1.1: Khung sinh kế bền vững (DFID, 1999) ......................................... 22
Bảng 3.1: Tuổi chủ hộ .................................................................................... 50
Bảng 3.2: Trình độ học vấn của chủ hộ ......................................................... 50
Bảng 3.3: Tỷ lệ trình độ học vấn .................................................................... 51
Bảng 3.4: Số thành viên của hộ ...................................................................... 51
Bảng 3.5: Tỷ lệ số thành viên của hộ ............................................................. 52
Bảng 3.6: Số thành viên trong độ tuổi lao động ............................................ 52
Bảng 3.7: Doanh thu từ sản xuất lúa .............................................................. 54

Bảng 3.8: Thống kê yếu tố đầu vào cho sản xuất lúa .................................... 55
Bảng 3.9: Thống kê Chi phí các yêu tố đầu vào sản xuất lúa ........................ 56
Bảng 3.10: Thống kê số lượng gia súc, gia cầm ............................................ 57
Bảng 3.11: Cơ cấu thu nhập ........................................................................... 57
Bảng 3.12: Thu nhập bình quân hộ ................................................................ 59
Bảng 3.13: Thu nhập bình quân đầu người .................................................... 59
Bảng 3.14: Định mức vốn vay ....................................................................... 60
Bảng 3.15: Mức độ tham gia các chương trình khuyến nơng ........................ 61
Bảng 3.16: Tóm tắt mơ hình hồi qui .............................................................. 63
Bảng 3.17: Phân tích phần dư và kiểm định độ tin cậy của mơ hình ............ 63
Bảng 3.18: Kết quả hồi quy ............................................................................ 64
Bảng 3.19: Bảng diễn giải phương trình hồi qui ............................................ 66

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thu nhập của người dân ở mọi nơi đều là vẫn đề thu hút sự quan tâm của
những người nghiên cứu, cho dù đó là quốc gia giàu mạnh hay nghèo đói cho
đến những địa phương nhỏ. Bởi vì nó chính là chỉ báo quan trọng có ý nghĩa
kinh tế để đánh giá mức sống, sự phát triển của mỗi khu vực địa lý cũng như
khía cạnh nào đó là ngun nhân của nhiều vấn đề xã hội khác.
Việt Nam là một quốc gia nơng nghiệp có đến 76% số dân sống ở khu
vực nơng thơn, do đó vấn đề thu nhập của các hộ gia đình nơng thơn có ý
nghĩa rất quan trọng và cần thiết.
Ở nước ta, sản xuất nông nghiệp vẫn là một ngành quan trọng trong nền

kinh tế. Nó cung cấp lương thực và là nguồn thu nhập chính cho một bộ phận
lớn dân số, đồng thời là nguồn nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành công
nghiệp. Trong những năm gần đây, ngành nơng nghiệp nước ta đã có những
tiến bộ vượt bậc, đời sống của người nông dân không ngừng được nâng cao
Tuy nhiên, thu nhập của người nông dân nhìn chung vẫn ở mức rất thấp so
với mức thu nhập của các ngành khác, người nông dân phải chịu rất nhiều rủi
ro trong q trình sản xuất nơng nghiệp. Chính vì vậy, hiện nay có một thực
trạng là nhiều hộ nơng dân có xu hướng đa dạng hóa nguồn thu nhập để giảm
rủi ro, tăng thu nhập và đảm bảo đời sống.
Yên Dũng là một huyện phía Nam của tỉnh Bắc Giang, đa số người dân
sống phụ thuộc vào nghề nơng, trong khi đó quỹ đất nơng nghiệp có hạn, dân
số ngày càng tăng, chất lượng lao động cịn thấp, năng suất lao động chưa cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

2

từ đó dẫn đến thu nhập của phần đơng hộ gia đình ở khu vực nơng thơn cịn
khá thấp, đời sống vật chất cịn nhiều khó khăn. Thực trạng này đã đặt ra một
áp lực lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện Yên Dũng. Do đó,
tác giả lựa chọn đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của
hộ nông dân huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang” làm đề tài luận văn thạc sỹ
với mục tiêu làm rõ nguyên nhân dẫn đến thu nhập của các hộ nơng dân của
huyện cịn thấp, để từ đó cung cấp những cơ sở khoa học cho các cơ quan hữu
quan đề ra chính sách hỗ trợ. Tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho người
dân ở khu vực nông thôn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của
huyện ngày càng toàn diện hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là phân tích và làm rõ các yếu tố ảnh
hưởng tới thu nhập của hộ nông dân huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, từ đó
đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của các hộ nông dân.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Việc nghiên cứu đề tài nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về thu nhập của hộ nông
dân và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân
- Mô tả về thực trạng thu nhập thấp và sự phân hóa rõ rệt giữa các mức
thu nhập của các nông hộ huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang
- Phân tích thực trạng thu nhập, cơ cấu thu nhập của các hộ nơng dân
huyện n Dũng, tỉnh Bắc Giang.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

3

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và đo lường mức độ tác
động của các yếu tố đó tới thu nhập của các hộ nơng dân huyện n Dũng,
tỉnh Bắc Giang.
- Phân tích vai trị của thu nhập phi nông nghiệp đối với các hộ nông dân
huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện mức thu nhập cho các hộ
nông dân.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của của đề tài là thu nhập
của các hộ nông dân và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của họ tại huyện
Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.

Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại huyện Yên Dũng,
tỉnh Bắc Giang
Phạm vi thời gian: Số liệu sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến thu nhập của hộ nông dân huyện Yên Dũng được sử dụng cụ thể năm
2012. Thời gian thu thập số liệu, thu thập dữ liệu điều tra dự kiến là từ tháng
9/2013 đến tháng 11/2013.
4. Đóng góp của luận văn
Về mặt lý luận, đề tài góp phần củng cố cơ sở lý luận về thu nhập và các
yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân.
Về mặt thực tiễn, trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập
của hộ nông dân huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, các giải pháp mà tác giả
đề xuất sẽ góp phần cải thiện thu nhập cho các hộ nông dân tại huyện Yên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

4

Dũng, tỉnh Bắc Giang. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu cho các
nghiên cứu liên quan.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn bao gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu nhập và các yếu tố ảnh
hưởng đến thu nhập của hộ nông dân
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và chỉ tiêu nghiên cứu
Chương 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ nông
dân huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nơng dân

huyện n Dũng, tỉnh Bắc Giang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

5

Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU NHẬP
VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THU NHẬP
CỦA HỘ NÔNG DÂN
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm về hộ
Theo như giáo trình kinh tế phát triển nơng thơn có trích dẫn thì tác giả
Martin (1988) có định nghĩa, hộ là đơn vị cơ bản liên quan đến sản xuất, tái
sản xuất, đến tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác.
Theo Harris, ở viện nghiên cứu phát triển trường Đại học tổng hợp Susex
(Luân Đôn - Anh) cho rằng: “Hộ là một đơn vị tự nhiên tạo nguồn lao động”
Theo như giáo trình kinh tế phát triển nơng thơn có trích dẫn thì tác giả
Raul Iturna của trường đại học tổng hợp Liôbon khi nghiên cứu cộng đồng nơng
dân trong q trình q độ ở một số nước châu Á đã chứng minh “Hộ là một tập
hợp những người cùng chung huyết tộc có quan hệ mật thiết với nhau trong quá
trình sáng tạo ra vật phẩm để bảo tồn chính bản thân hộ và cộng đồng”.
Qua các quan điểm khác nhau về khái niệm hộ trên, có thể rút ra một số
đặc điểm về hộ:
- Hộ là một nhóm người cùng chung huyết tộc hay khơng cùng huyết tộc.
- Hộ cùng sống chung hay không cùng sống chung một mái nhà.
- Có chung một nguồn thu nhập và ăn chung.

- Cùng tiến hành sản xuất chung.
1.1.2. Khái niệm hộ nơng dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

6

Theo tác giả Frank Ellis định nghĩa “Hộ nông dân là các hộ gia đình làm
nơng nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng
chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống hệ
thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào
các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ khơng hồn hảo cao”.
Ở nước ta, có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân. Theo
nhà khoa học Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “Hộ nông dân là những hộ chủ
yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá
và hoạt động phi nơng nghiệp ở nơng thơn”. Cịn theo nhà khoa học
Nguyễn Sinh Cúc, trong phân tích điều tra nông thôn năm 2001 cho rằng:
“Hộ nông nghiệp là những hộ có tồn bộ hoặc 50% số lao động thường
xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi,
dịch vụ nông nghiệp (làm đất, thủy nông, giống cây trồng, bảo vệ thực
vật…) và thông thường nguồn sống chính của hộ dựa vào nơng nghiệp”.
Những nghiên cứu trên cho thấy:
- Hộ nông dân là những hộ sống ở nơng thơn, có ngành nghề sản xuất
chính là nông nghiệp, nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề nơng.
Ngồi hoạt động nơng nghiệp, hộ nơng dân cịn tham gia hoạt động phi nơng
nghiệp (tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, buôn bán…) ở các mức độ
khác nhau.
- Hộ nông dân là một đơn vị kính tế cơ sở (Nghị quyết 10-NQ/TW

ngày 05/04/1988 của Bộ Chính trị ra đời đã khẳng định hộ nơng dân là một
đơn vị kinh tế cơ sở) và là một đơn vị sản xuất vừa là một đơn vị tiêu dùng.
Do vậy hộ nông dân không thể là một đơn vị kinh tế độc lập tuyệt đối và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

7

tồn năng, mà cịn phụ thuộc vào các hệ thống kinh tế lớn hơn của nền kinh
tế quốc dân khi trình độ phát triển lên mức cao của cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa, thị trường xã hội càng mở rộng đi vào chiều sâu, thì các hộ nơng
dân càng phụ thuộc nhiều hơn vào các hệ thống kinh tế rộng lớn không chỉ
một vùng, một nước.
1.1.3. Khái niệm nông hộ
Nông hộ được hiểu là hộ có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất và sử
dụng chủ yếu lao động gia đinh và sản xuất. Luôn nằm trong hệ thống kinh tế
rộng lớn nhưng về cơ bản được đặc trưng tham gia một phần vào thị trường
với mức độ chưa hoàn chỉnh.
Nơng hộ cũng có thể được hiểu là hộ có phương tiện kiếm sống từ ruộng
đất và sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất. Hộ nơng dân là những
hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả nghề rừng,
nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn.
Khái niệm nông hộ gần đây được định nghĩa như sau: “Nông hộ là các
hộ nông dân thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu
lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế
rộng hơn nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong
thị trường hoạt động với một trình độ hồn chỉnh khơng cao” (Ellis, 1988).
Như vậy, nơng hộ có những đặc điểm sau:
- Nơng hộ là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất, vừa là

một đơn vị tiêu dùng.
- Trình độ phát triển của hộ quyết định quan hệ giữa nơng hộ và thị trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

8

- Ngồi hoạt động nơng nghiệp, nơng hộ cịn tham gia vào hoạt động phi
nông nghiệp ở các mức độ khác nhau.
Các hộ nơng dân ngồi hoạt động nơng nghiệp cịn tham gia vào hoạt
động phi nơng nghiệp với các mức độ rất khác nhau.
Lý thuyết về doanh nghiệp gia đình nơng dân, coi hộ nơng dân là một
doanh nghiệp không dùng lao động làm thuê, chỉ sử dụng lao động gia đình.
Do đó các khái niệm kinh tế thơng thường không áp dụng được cho kiểu
doanh nghiệp này. Do khơng th lao động nên hộ nơng dân khơng có khái
niệm tiền lương và tiếp theo là khơng tính được lợi nhuận, địa tô và lợi tức.
Hộ nông dân chỉ có thu nhập chung của tất cả các hoạt động kinh tế của gia
đình là giá trị sản lượng hàng năm trừ đi chi phí. Mục tiêu của hộ nơng dân là
có thu nhập cao khơng kể thu nhập ấy do nguồn gốc nào, trồng trọt, chăn
ni, ngành nghề, đó là kết quả chung của lao động gia đình.
Khái niệm gốc để phân tích kinh tế gia đình là sự cân bằng lao động tiêu dùng giữa sự thoả mãn các nhu cầu của gia đình và sự nặng nhọc của lao
động. Giá trị sản lượng chung của hộ gia đình trừ đi chi phí sẽ là giá trị sản
lượng thuần mà gia đình sử dụng cho tiêu dùng, đầu tư tái sản xuất và tích
luỹ. Người nơng dần khơng tính giá trị tiền cơng lao động đã sử dụng, mà chỉ
lấy mục tiêu là có thu nhập thuần cao. Bởi vậy, muốn có thu nhập cao hơn thì
các hộ nông dân phải tăng thời gian lao động của gia đình. Số lượng lao động
bỏ ra gọi là trình độ tự bóc lột của lao động gia đình. Mỗi một hộ nông dân cố
gắng đạt được một thu nhập thoả mãn nhu cầu thiết yếu bằng cách tạo một sự

cân bằng giữa mức độ thoả mãn nhu cầu của gia đình với mức độ nặng nhọc
của lao động. Sự cân bằng này thay đổi theo thời gian, theo quy luật sinh học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

9

do tỷ lệ giữa Người tiêu dùng và Người lao động quyết định. Một hộ nông
dân sau khi một cặp vợ chồng cưới nhau và ra ở riêng, đẻ con thì Người tiêu
dùng tăng lên, gia đình gặp khó khăn, nhưng dần dần con cái lớn lên số lao
động tăng thêm, gia đình trở nên khá hơn. Đến lúc con lớn lên thành lập hộ
mới thì chu kỳ bắt đầu lại từ đầu. Sự cân bằng này phụ thuộc rất nhiều yếu tố
tự nhiên và kinh tế - xã hội mà tác giả đã nghiên cứu rất kỹ. Chính nhờ quy
luật này mà các doanh nghiệp gia đình có sức cạnh tranh mạnh hơn các nông
trại tư bản chủ nghĩa vì trong điều kiện mà nơng trại lớn phá sản thì hộ nơng
dân làm việc nhiều giờ hơn, chịu bán sản phẩm rẻ hơn, khơng tính đến lãi, hạn
chế tiêu dùng để qua được các thời kỳ khó khăn.
1.1.4. Khái niệm kinh tế nông hộ
Ellis (1988) cho rằng kinh tế nông hộ khác với những người làm kinh tế
khác trong nền kinh tế thị trường ở 3 yếu tố: đất đai, lao động và vốn: Kinh tế
nông hộ là một hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền kinh tế xã hội. Các
nguồn lực đất đai, tư liệu sản xuất, vốn, lao động được góp chung, chung một
ngân sách, ở chung một mái nhà, ăn chung, mọi quyết định trong sản xuất
kinh doanh và đời sống đều do chủ hộ đưa ra.
* Động thái kinh tế hộ nông dân:
Nền kinh tế nông dân vẫn tồn tại như một hình thái sản xuất đặc thù
nhờ các đặc điểm:
- Khả năng của nông dân thoả mãn nhu cầu của tái sản xuất đơn giản
nhờ sự kiểm soát tư liệu sản xuất, nhất là ruộng đất. Nhờ giá trị xã hội của

nông dân hướng vào quan hệ qua lại hơn là vào việc đạt lợi nhuận cao nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

10

- Nhờ việc chuyền giao ruộng đất từ thế hệ này sang thế hệ khác
chống lại sự tập trung ruộng đất vào tay một số ít nơng dân.
- Khả năng của nông dân thắng được áp lực của thị trường bằng cách
tăng thời gian lao động vào sản xuất (khả năng tự bóc lột sức lao động).
- Đặc trưng của nông nghiệp không thu hút việc đầu tư vốn do có tính
rủi ro cao và hiệu quả đầu tư thấp.
- Khả năng của nông dân kết hợp được hoạt động nông nghiệp và phi
nông nghiệp để sử dụng hết lao động và tăng thu nhập. Tuy vậy, ở tất cả các
xã hội nền kinh tế nơng dân phải tìm cách để tồn tại trong các điều kiện rất
khó khăn do áp lực của các chế độ hiện hành gây ra.
- Việc huy động thặng dư của nông nghiệp để thực hiện các lợi ích của
tồn xã hội thơng qua địa tô, thuế và sự lệch lạc về giá cả. Các tiến bộ kỹ
thuật làm giảm giá trị của lao động nông nghiệp thông qua việc làm giảm giá
thành và giá cả của sản phẩm nơng nghiệp. Vì vậy, nơng dân chỉ cịn có khả
năng tái sản xuất đơn giản nếu khơng có sự hỗ trợ từ bên ngồi.
- Mục tiêu sản xuất của hộ quyết định sự lựa chọn sản phẩm kinh
doanh, quyết định mức độ đầu tư, phản ứng với giá cả vật tư, lao động và sản
phẩm của thị trường
Như vậy, sản xuất của hộ nông dân tiến hố từ tình trạng tự cấp sang
sản xuất hàng hố ở các mức độ khác nhau. Trong quá trình tiến hố ấy hộ
nơng dân thay đổi mục tiêu và cách thức kinh doanh cũng như phản ứng với
thị trường.

Hộ nông dân hoàn toàn tự cấp theo lý thuyết của Tchayanov có mục
tiêu tối đa hố lợi ích. Lợi ích ở đây là sản phẩm cần để tiêu dùng trong gia
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

11

đình. Người nơng dân phải lao động để sản xuất lượng sản phẩm cho đến lúc
không đủ sức để sản. xuất nữa, do vậy nông nhàn (thời gian không lao động)
cũng được coi như một lợi ích. Nhân tố ảnh hưởng nhất đến nhu cầu và khả
năng lao động của hộ là cấu trúc dân số của gia đình (Tỷ lệ giữa tay làm và
miệng ăn).
Hộ nông dân tự cấp hoạt động như thế nào còn phụ thuộc vào các điều
kiện sau:
Khả năng mở rộng diện tích (có thể bằng tăng vụ) có hay khơng:
- Có thị trường lao động khơng, vì Người nơng dân có thể bán sức lao
động để tăng thu nhập nếu có chi phí cơ hội của lao động cao.
- Có thị trường vật tư khơng vì có thể tăng thu nhập bằng cách đầu tư
thêm một ít vật tư (nếu có tiền để mua và có lãi).
- Có thị trường sản phẩm khơng vì Người nơng dân phải bán đi một ít
sản phẩm để mua các vật tư cần thiết hay một số hàng tiêu dùng khác.
Trong các điều kiện này người nơng dân có phản ứng một ít với thị
trường, nhất là thị trường lao động và thị trường vật tư.
Tiến lên một bước nữa, hộ nông dân bắt đầu phản ứng với thị trường,
tuy vậy mục tiêu chủ yếu vẫn là tự cấp. Đây là kiểu hộ nơng dân “nửa tự cấp”
có tiếp xúc với thị trường sản phẩm, thị trường lao động, thị trường vật tư. Hộ
nông dân thuộc kiểu này vẫn chưa phải một xí nghiệp kiểu tư bản chủ nghĩa
hồn toàn phụ thuộc vào thị trường. Các yếu tố tự cấp vẫn còn lại rất nhiều và
vẫn quyết định cách sản xuất của hộ. Vì vậy, trong điều kiện này nơng dân có

phản ứng với giá cả, với thị trường chưa nhiều. Tuy vậy, thị trường ở nông thôn
là những thị trường chưa hồn chỉnh, đó đây vẫn có những giới hạn nhất định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

12

Cuối cùng đến kiểu hộ nông dân sản xuất hàng hố là chủ yếu: Người
nơng dân với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh của
gia đình. Kiểu nơng dân này phản ứng với thị trường vốn, thị trường ruộng
đất, thị trường vật tư, lao động và thị trường sản phẩm. Tuy vậy, giả thiết rằng
Người nơng dân là người sản xuất có hiệu quả khơng được chứng minh trong
nhiều cơng trình nghiên cứu. Điều này, có thể giải thích do hộ nơng dân thiếu
trình độ kỹ thuật và quản lý, do thiếu thông tin thị trường, do thị trường khơng
hồn chỉnh. Đây là một vấn đề đang còn tranh luận. Vấn đề ở đây phụ thuộc
vào trình độ sản xuất hàng hố, trình độ kinh doanh của nông dân.
1.2. Tổng quan về thu nhập của hộ nông dân
1.2.1. Khái niệm về thu nhập của hộ nông dân
Thu nhập là việc nhận được tiền bạc, của cải vật chất từ một hoạt động
nào đó hay là các khoản thu nhập được trong một khoảng thời gian nhất định
thường tính theo tháng, năm
Thu nhập là phần nơng hộ thu được sau q trình sản xuất, bao gồm
nhiều nguồn thu khác nhau
Thu nhập của hộ nông dân cũng được hiểu là phần giá trị sản xuất tăng
thêm mà hộ được hưởng đề bù đắp cho thù lao lao động của gia đình, cho tích
lũy và tái sản xuất mở rộng nếu có. Thu nhập của hộ phụ thuộc vào kết quả
của các hoạt động sản xuất kinh doanh mà hộ thực hiện
1.2.2. Phân loại thu nhập hộ nơng dân
- Thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

13

- Thu nhập từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn
nuôi, nuôi trồng thủy sản
- Từ các hoạt động dịch vụ.
- Từ các hoạt động là thuê.
- Từ các hoạt động, sản xuất của các ngành nghề phi nơng nghiệp.
Bên cạnh đó thu nhập của hộ nơng dân cịn được chia theo 3 loại sau:
* Thu nhập nông nghiệp:
Thu nhập nông nghiệp bao gồm thu nhập từ các hoạt động sản xuất
trong nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
* Thu nhập phi nông nghiệp:
Thu nhập phi nông nghiệp là thu nhập được tạo ra từ các hoạt động
ngành nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, bao gồm các ngành nghề
chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, gia công cơ khí….Ngồi ra, thu nhập phi
nơng nghiệp cịn được tạo ra từ các hoạt động thương mại dịch vụ như buôn
bán, thu gom…
* Thu nhập khác:
Là các nguồn thu từ các hoạt động làm thêm, làm thuê, làm công ăn
lương; từ các nguồn trợ cấp xã hội hoặc các nguồn thu bất thường khác.
1.2.3. Vai trò của thu nhập
- Là nguồn lực để chi tiêu cho mọi nhu cầu cần thiết trong đời sống hàng
ngày của mỗi nông hộ, mỗi người như lương thực thực phẩm, y tế, giáo dục…
- Đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao đời sống vật chất mỗi hộ.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

14

- Thu nhập sẽ góp phần nâng cao dân trí của mỗi thành viên trong hộ.
Khi có thu nhập cao, thì mỗi thành viên sẽ có điều kiện tiếp cận tới các dịch
vụ giáo dục, các dịch vụ thông tin truyền thông.
- Thu nhập của hộ nông dân sẽ quyết định tới quy mơ sản xuất, cũng
như loại hình sản xuất nông nghiệp của mỗi hộ. Với những hộ nông dân có
thu cập cao, các hộ sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn các loại hình sản xuất nơng
nghiệp, cũng như qui mô sản xuất của họ.
-Thu nhập là thước đo mức sống, khả năng sẵn sàng tiêu dùng của mỗi
hộ nông dân đối với kinh tế thị trường.
1.2.4. Thước đo thu nhập của nơng hộ và cách tính thu nhập của hộ nông dân
- Thu nhập gộp: giá trị tổng sản phẩm hay tổng doanh thu là tích của
giá bán sản phầm và tổng sản lượng đầu ra
- Thu nhập ròng: lợi nhuận là hiệu số giữa tổng doanh thu và tổng chi
phí, thu nhập rịng phản ánh hiệu quả kinh tế của sản xuất
- Thu nhập lao động gia đình là tổng của lợi nhuận và chi phí cơ hội
của lao động gia đình tham gia vào quá trình sản xuất
- Năng suất của lao động được thể hiện qua chỉ tiêu: Giá trị gia tăng
thuần/lao động/năm.
Giá trị gia tăng thuần là giá trị mới được tạo ra bỏi hộ nơng dân trong
một q trình sản xuất.
Để chọn các thời điểm khởi đầu và kết thúc cho một quá trình sản xuất
thì thường phải chú ý tới một chu kỳ sản xuất. Nếu muốn so sánh nhiều hệ
thống sản xuất khác nhau thì bắt buộc phải chọn cùng một q trình sản xuất.
Thường ta có thể chọn 1 năm sản xuất làm chu kỳ tính tốn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

15

Để tính tốn giá trị gia tăng thuần tạo ra bởi hộ nơng dân thì phải biết
giá trị của sản xuất hay Tổng sản phẩm (PB) của hộ (cả phần bán đi và phần
giữ lại cho hộ).
Thực ra sản phẩm của hộ trong một chu kỳ sản xuất không được bán đi
toàn bộ:
- Một phần được giữ lại cho tiêu dùng của gia đình: đây là phần tự tiêu
mà chúng ta sẽ tính trong sản phẩm của hộ với giá mà lẽ ra sản phẩm này đã
bán được.
- Một phần được giữ lại để cho tiêu dùng gia đình hoặc có thể khơng
được bán hết tồn bộ vào cuối chu kỳ sản xuất. Như vậy, cũng có thể có một
số sản phẩm được bán trong vòng chu kỳ sản xuất nghiên cứu lại là sản phẩm
của năm trước tích trữ lại.
Để tính tốn Tổng sản phẩm trồng trọt, chỉ cần tính cho từng cây trồng
của hộ trong chu kỳ sản xuất trên cơ sở xác định:
Diện tích gieo trồng của cây trồng * năng suất trên đơn vị diện tích *
giá đơn vị sản phẩm của cây trồng.
Để tính tốn Tổng sản phẩm chăn ni, phải tính tốn sự tăng trưởng
của đàn ngay cả khi sự tăng trưởng này chưa mang lại thu nhập bằng tiền mặt
trước mắt.
Một phần của sự tăng trưởng này có thể do mua gia súc từ bên ngồi
như vậy khơng phải là sản phẩm của hộ. Nhưng trái lại nếu một phần đàn gia
súc bị bán đi trong vịng chu kỳ sản xuất thì đây là sản phẩm của hộ.
Vậy, chúng ta có thể tính sản phẩm chăn ni như sau:


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

16

Giá trị sản phẩm chăn ni được gia đình tiêu dùng trong chu kỳ +
phần bán của các sản phẩm từ chăn nuôi như (sữa, trứng…) + Giá trị của
số gia súc (bán - mua) + (giá trị của đàn gia súc vào cuối chu kỳ sản xuất giá trị của đan gia súc đầu chu kỳ).
Để có được các sản phẩm này, nông dân phải sử dụng các hàng hố và
dịch vụ đi mua từ bên ngồi: giống, phân bón, một phần thức ăn gia súc,
nước, năng lượng, các dịch vụ khác đã được sản xuất ra bởi các cơ sở sản xuất
khác. Người ta gọi các yếu tố này là Chí phí trung gian (CI) bởi vì đây là các
hàng hoá dành để đưa vào trong một quá trình sản xuất khác và chúng sẽ bị
tiêu thụ tồn bộ trong vòng một chu kỳ sản xuất. Các hàng hoá và dịch vụ này
sẽ bị biến đổi nhờ vào lao động và các phương tiện sản xuất của hộ để thành
những hàng hố khác có giá trị cao hơn. Vì thế Giá trị gia tăng cho thấy sự
đóng góp riêng của hộ vào giá trị của sản phẩm.
Giá trị gia tăng thô (VAB) = Giá trị tổng sản phẩm - Ghi phí trung gian
Nhưng có những hàng hố khác cũng mua từ bên ngoài và được sử
dụng trong quá trình sản xuất như cơng cụ sản xuất, các đầu tư cải tạo ruộng
đất, các vườn cây ... cũng là một phần của phương tiện sản xuất, được gọi là
Vốn cố định và khơng được tiêu thụ tồn bộ trong vịng một chu kỳ sản xuất
mà nó được dùng trong vịng nhiều năm. Trong q trình sử dụng các yếu tố
này bị mất dần giá trị qua nhiều chu kỳ sản xuất.
Người ta gọi Khấu hao là một phần của giá trị của Vốn cố định được
phân chia hàng năm vào trong giá trị của sản phẩm và kéo dài trong suốt thời
gian sử dụng của những hàng hoá này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


/>

17

Ví dụ, đối với một cơng cụ có thời gian sử dụng chắc chắn trong 10
năm, ta tính khấu hao bằng 1/10 giá trị thay thế của công cụ này. Thường ta
cần biết giá trị của cùng loại tài sản nếu phải mua mới tại thời điểm nghiên
cứu để làm giá trị tính khấu hao.
Người ta phân biệt Giá trị tăng thuần (VAN) và Giá trị tăng thô tuỳ
theo ta đã trừ hay chưa giá trị toàn bộ của khấu hao.
Giá trị gia tăng thô = Giá trị tổng sản phẩm - Chi phí trung gian
Giá trị gia tăng thuần = Giá trị tăng thô - Giá trị khấu hao
Giá trị tăng thuần/lao động cho biết năng suất lao động của hộ.
(Người ta gọi là năng suất được Bảng hiện của lao động và ta chỉ chia
giá trị gia tăng theo một yếu tố duy nhất là lao động mà khơng tính tốn tới
vốn. Ta cũng có thể tính theo cùng cách đối với vốn: năng suất Bảng thị của
vốn bởi quan hệ Giá trị gia tăng thuần / Vốn của hộ).
Giá trị gia tăng là một kết quả quan trọng bởi vì nó cho phép so sánh
hoạt động có hiệu quả cao giữa các hộ mà không cần phải xem xét sự phân
chia của giá trị sản phẩm.
Cần phải chú ý là bằng phương pháp tính của nó thì giá trị gia tăng
thuần thể hiện cả tình trạng của giá cả nơng nghiệp. Ví dụ một Giá trị gia tăng
cao có thể là do một chính sách bảo trợ giá hay chính sách “đóng cửa” trong
xuất nhập khẩu đặc biệt thuận lợi cho một vài sản phẩm. Theo phương pháp
tính này thì sẽ gặp phải khó khăn trong việc so sánh trên quy mô quốc tế các
sức sản xuất do chính sách kinh tế của các nước khác nhau.
* Sự phân bổ Giá trị gia tăng:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


/>

×