Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 122 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRỊNH THỊ NGỌC

QUẢN LÝ THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học :

GS.TS. Đỗ Kim Chung

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn


Trịnh Thị Ngọc

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới GS.TS Đỗ Kim Chung - người đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
mơn Kinh tế Nơng nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập,
thực hiện và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức Cục Thuế tỉnh Bắc
Ninh, Sở Tài nguyên và môi trường, UBND các xã, phường, thị trấn, Cục Thống kê tỉnh
Bắc Ninh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn./.
Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

Trịnh Thị Ngọc

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình, sơ đồ ...................................................................................................... ix
Danh mục hình, sơ đồ ...................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abtract .................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3


1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.5.

Đóng góp mới của luận văn ................................................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thuế sử dụng đất phi nông
nghiệp................................................................................................................. 4
2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý thuế sử dụng đất phi nông ghiệp ................................. 4

2.1.1.

Khái niệm, bản chất về quản lý thuế sử dụng đất phi nơng nghiệp .................... 4

2.1.2.

Vai trị, tác dụng của quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ....................... 5


2.1.3.

Đặc điểm của công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp .................... 7

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ....................... 8

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông
nghiệp ............................................................................................................... 24

2.2.

Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ........... 27

2.2.1.

Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong quản lý thuế sử dụng
đất phi nông nghiệp .......................................................................................... 27

iii


2.2.2.

Kinh nghiệm quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp của một số địa
phương trong nước ........................................................................................... 29


2.2.3.

Những bài học kinh nghiệm rút ra cho cục thuế tỉnh bắc ninh ......................... 32

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 33
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 33

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................. 33

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội.................................................................................. 34

3.1.3.

Sơ lược về cục thuế tỉnh bắc ninh..................................................................... 38

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 43

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 43


3.2.2.

Phương pháp thu thập thơng tin ........................................................................ 43

3.2.3.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu............................................................ 45

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 46

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 47
4.1.

Thực trạng công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa
bàn tỉnh bắc ninh............................................................................................... 47

4.1.1.

Các chính sách quy định về quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ........... 47

4.1.2.

Bộ máy quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp .......................................... 47

4.1.3.

Các hoạt động quản lý thuế sdđpnn .................................................................. 49


4.1.4.

Kết quả đạt được của công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ...... 67

4.2.

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý thuế sử dụng đất phi nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh...................................................................... 71

4.2.1.

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ...................................................... 71

4.2.2.

Công tác quản lý đất phi nông nghiệp .............................................................. 73

4.2.3.

Trình độ và phẩm chất đạo đức đội ngũ cán bộ thuế ........................................ 76

4.2.4.

Sự chấp hành tuân thủ pháp luật của người nộp thuế ....................................... 79

4.2.5.

Sự phối hợp của chính quyền địa phương các cấp ........................................... 81

4.3.


Giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý đối với thuế sử dụng đất phi nông
nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh...................................................................... 83

4.3.1.

Nâng cao công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế sử dụng đất phi
nông nghiệp ...................................................................................................... 84

4.3.2.

Nâng cao công tác quản lý đối tượng nộp thuế sử dụng đất phi nông
nghiệp ............................................................................................................... 86

iv


4.3.3.

Nâng cao công tác quản lý nợ thuế sử dụng đất phi nông nghiệp .................... 87

4.3.4.

Nâng cao công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý thu thuế sử dụng đất
phi nơng nghiệp ................................................................................................ 87

4.3.5.

Nâng cao trình độ và phẩm chất đạo đức đội ngũ cán bộ thuế ......................... 88


4.3.6.

Nâng cao công tác quy hoạch, quản lý đất phi nông nghiệp ............................ 89

4.3.7.

Tăng cường sự phối kết hợp trong công tác thu thuế sử dụng đất phi nông
nghiệp ở tỉnh bắc ninh ...................................................................................... 90

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 94
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 94

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 94

5.2.1.

Đối với bộ tài chính .......................................................................................... 94

5.2.2.

Đối với tổng cục thuế ....................................................................................... 95

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 96
Phụ lục .......................................................................................................................... 98

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa

ĐVT

Đơn vị tính

HĐND

Hội đồng nhân dân

NN TW

Nhà nước trung ương

NNT

Người nộp thuế

NSNN

Ngân sách Nhà nước


SDĐPNN

Sử dụng đất phi nông nghiệp

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng thuế suất tính thuế sử dụng đất phi nơng nghiệp ................................ 16
Bảng 3.1.

Tình hình sử dụng đất đai của tỉnh Bắc Ninh 2014-2016 ........................... 35

Bảng 3.2. Dân số, nguồn nhân lực của tỉnh Bắc Ninh 2014-2016 ............................... 36
Bảng 3.3. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2014-2016 của tỉnh Bắc Ninh ..................... 37
Bảng 3.4. Tình hình nhân sự của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh.......................................... 41
Bảng 3.5. Số thu ngân sách Nhà nước giai đoạn 2014-2016 ....................................... 42

Bảng 3.6. Phân tổ số lượng mẫu điều tra ..................................................................... 45
Bảng 4.1. Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền chính sách thuế SDĐPNN
năm 2014-2016 ............................................................................................ 50
Bảng 4.2. Tỷ lệ người nộp thuế SDĐPNN biết về chính sách thuế SDĐPNN ............ 51
Bảng 4.3. Người nộp thuế nhận được thông tin tuyên truyền chính sách thuế
SDĐPNN từ nguồn nào ............................................................................... 51
Bảng 4.4. Đánh giá chất lượng cơng tác tun truyền chính sách thuế SDĐPNN
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ........................................................................... 52
Bảng 4.5. Số lượng đối tượng nộp thuế từ năm 2014-2016 ......................................... 53
Bảng 4.6. Tổng diện tích đất chịu thuế SDĐPNN theo địa bàn từ năm 2014-2016 .......... 55
Bảng 4.7. Đánh giá của người nộp thuế về mức ấn định thuế SDĐPNN .................... 55
Bảng 4.8. Ý kiến đánh giá quy trình thu, nộp thuế SDĐPNN ..................................... 56
Bảng 4.9. Ý kiến đánh giá việc tính thuế SDĐPNN .................................................... 57
Bảng 4.10. Kết quả miễn giảm thuế SDĐPNN từ năm 2014-2016 ............................... 58
Bảng 4.11. Đánh giá của người nộp thuế về chính sách miễn thuế, giảm thuế sử
dụng đất phi nông nghiệp............................................................................. 59
Bảng 4.12. Đánh giá việc thực hiện quyết định miễn thuế, giảm thuế sử dụng đất
phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ................................................ 60
Bảng 4.13. Kết quả thu nộp thuế SDĐPNN theo địa bàn từ năm 2014-2016 ................ 61
Bảng 4.14. Tình hình quyết tốn thuế SDĐPNN năm 2014-2016 ................................. 62
Bảng 4.15. Tình hình nợ đọng số tiền thuế SDĐPNN các năm 2014-2016 ................... 63
Bảng 4.16. Kết quả thanh tra, kiểm tra về thuế SDĐPNN từ 2014-2016 ..................... 66
Bảng 4.17. Người nộp thuế đánh giá các cuộc thanh tra, kiểm tra thuế ........................ 67
Bảng 4.18. Tổng diện tích đất chịu thuế SDĐPNN từ năm 2014-2016 theo loại đất .......... 68

vii


Bảng 4.19. Kết quả thu nộp thuế SDĐPNN từ năm 2014-2016 theo loại đất................ 69
Bảng 4.20. Kết quả thu nợ thuế SDĐPNN các năm 2014-2016 .................................... 70

Bảng 4.21. Kết quả thu thuế SDĐPNN so với tổng số thu NSNN từ năm 2014-2016 ....... 71
Bảng 4.22. Kết quả điều tra đánh giá công tác quy hoạch sử dụng đất.......................... 72
Bảng 4.23. Cơ quan quản lý đánh giá về chất lượng công tác đo đạc, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất .................................................................... 74
Bảng 4.24. Kết quả điều tra đánh giá công tác đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất của người nộp thuế ................................................................... 75
Bảng 4.25. Đánh giá của Lãnh đạo ngành thuế về trình độ và phẩm chất đạo đức
của đội ngũ cán bộ thuế ............................................................................... 78
Bảng 4.26. Nhận xét của Người nộp thuế về tinh thần, thái độ làm việc của cán
bộ thuế.......................................................................................................... 79
Bảng 4.27. Tình hình chấp hành tuân thủ pháp luật của người nộp thuế 2014-2016 .......... 81
Bảng 4.28. Kết quả điều tra sự chấp hành tuân thủ pháp luật thuế của NNT ................ 81
Bảng 4.29. Kết quả điều tra sự phối hợp của Chính quyền địa phương các cấp ........... 83

viii


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 3.1. Bản đồ tỉnh Bắc Ninh ................................................................................... 34
Hình 3.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh ....................................... 40
Sơ đồ 4.1. Trình tự cơng tác quản lý thu thuế SDĐPNN .............................................. 49

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trịnh Thị Ngọc
Tên luận văn: “Quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”
Ngành: Quản lý kinh tế


Mã số: 60 34 04 10

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thuế sử dụng đất
phi nông nghiệp.
- Phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế sử dụng đất phi
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý thuế sử dụng đất phi
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng các phương pháp để tiến hành thu thập số liệu sơ cấp và số
liệu thứ cấp như phương pháp điều tra phỏng vấn. Số liệu sau thu thập được phân tích
bằng phần mềm Microsoft Excel và sử dụng các phương pháp phân tích so sánh, thống
kê mô tả với hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phù hợp.
Kết quả chính và kết luận
Thời gian qua, cơng tác quản lý thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ở tỉnh Bắc
Ninh đã được nhận thức và thực hiện tương đối hiệu quả. Điều này thể hiện ở số thu
ngân sách nói chung, số thu từ thuế sử dụng đất phi nơng nghiệp nói riêng ln vượt chỉ
tiêu kế hoạch đề ra. Ngành thuế tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện tốt hệ thống chính sách
pháp luật về thuế sử dụng đất phi nơng nghiệp, hệ thống chính sách pháp luật về quản lý
thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đồng bộ và thống nhất, công tác tuyên truyền phổ biến
giáo dục về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được tăng cường, các hoạt động dịch vụ
hỗ trợ người nộp thuế được chú trọng. Công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành
thường xuyên kịp thời phát hiện và xử lý các sai phạm. Công tác quản lý thu nợ thuế sử
dụng đất phi nông nghiệp được quan tâm chỉ đạo sát sao và thực hiện quyết liệt...
Tuy nhiên, việc quản lý đòi hỏi phải được sự phối hợp của các ngành, các cấp
chính quyền địa phương.
Trong khn khổ của Luận văn nghiên cứu của mình, tác giả đã vận dụng
những kiến thức được học tập trong nhà trường, kiến thức thực tiễn để giải quyết


x


được những vấn đề cơ bản sau đây: Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về tổng quan
về thuế và quản lý thuế nói chung, quản lý thuế sử dụng đất phi nơng nghiệp nói
riêng và những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý loại thuế này. Phân tích thực
trạng cơng tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
trong thời gian vừa qua, những kết quả đạt được và những mặt còn tồn tại cần
nghiên cứu giải pháp khắc phục; Đề xuất một số giải pháp để góp phần thực hiện
hiệu quả, nghiêm túc chính sách pháp luật thuế sử dụng đất phi nơng nghiệp, góp
phần chống thất thu ngân sách và để đạt được các mục tiêu đề ra của luật thuế sử
dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

xi


THESIS ABTRACT
Master candidate: Trinh Thi Ngoc
Thesis title: “Management on non-agricultural land use tax in Bac Ninh province”.
Major: Managerial Economic

Code: 60 34 04 10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objectives
- Contribute to systemize theoretical and practival basis about non-agricultural
land use tax.
- Analyze the situation and influencing factors to non-agricultural land use tax in
Bac Ninh province.

- Propose main solutions to improve management activities of non-agricultural
land use tax in Bac Ninh province.
Research Methodologies
The study employed the following methods to collect primary and secondary
data such as questioning methods. Collected data were processed by Excel program
and apply the the descriptive, comparative analysis with a suitable system of
research indicators.
Research main findings
Recently, management activities of non-agricultural land use tax in Bac Ninh
province were aware and implemented efficiently. This represented in the index of
collected budget, collected non-agricultural land use tax which are always higher than
planning. Tax authorities in Bac Ninh province implemented successfully the system of
policies and laws about non-agricultural land use tax, policies and laws about
management of non-agricultural land use tax consistently and simultaneously. The
propaganda activity about non-agricultural land use tax was enhanced, supporting
services to tax payers was also aware. Inspection activity was conducted frequently and
determined the error timely. Managing and collecting activity of debt of nonagricultural land use tax were orientated directly and implemented impulsively.
In this research, the author applied the theoretical knowledge learnt from the
university and practical knowledge to solve the following fundamental problems:
systemize theoretical problems about overview of tax and tax management, nonagricultural land use tax and influencing factors on management of this type of tax.
Analyze the situation of management activities of non-agricultural land use tax recently,

xii


the outcome and limitation required appropriate solutions; propose some solutions to
implement efficiently, seriously policies and laws of using non-agricultural land,
contribute to prevent budget deficit and achieve the objectives of tax law applied in
using non-agricultural land in Bac Ninh province.


xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đối với mỗi quốc gia, đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, được
xem là tư liệu sản xuất đặc biệt, là một trong ba yếu tố đầu vào của sản xuất, là
địa bàn phân bố và tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phịng.
Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều cơng cụ để bảo vệ, quản lý khai thác, sử
dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn lực từ đất đai. Trong đó có chính sách thuế sử
dụng đất phi nơng nghiệp là một trong những cơng cụ tài chính quan trọng để
Nhà nước quản lý việc khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên. Đất sử
dụng phi nông nghiệp bao gồm đất ở và đất hoạt động sản xuất kinh doanh,
không những là đối tượng cho con người sinh tồn an cư lạc nghiệp, ổn định cuộc
sống mà còn là nơi xây dựng, sản xuất những giá trị hàng hóa tạo ra những sản
phẩm trao đổi trên thị trường.
Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được Quốc hội nước Cộng hồ xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khố XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm
2010 thay thế thuế nhà đất trước đây. Chính phủ đã có Nghị định số
53/2011/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật thuế SDĐPNN; Bộ Tài chính ban hành Thông tư số
153/2011/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2011 về hướng dẫn thuế SDĐPNN.
Việc ban hành Luật thuế SDĐPNN nhằm đảm bảo các mục tiêu tăng cường
công tác quản lý Nhà nước đối với đất đai, khuyến khích sử dụng tiết kiệm hiệu
quả, hạn chế đầu cơ, khuyến khích thị trường bất động sản phát triển lành mạnh;
Hoạt động quản lý thuế SDĐPNN là một nội dung hết sức phức tạp, khối lượng
công việc rất lớn, liên quan đến nhiều cơ quan chức năng, đặc biệt địi hỏi có sự
hợp tác tích cực của người nộp thuế. Mối quan hệ trong quản lý thuế SDĐPNN
nhiều khi là sự xung đột về quyền lợi của Nhà nước và người nộp thuế. Góp phần
tăng cường quản lý Nhà nước, khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng tiết kiệm, có

hiệu quả, hạn chế đầu cơ đất và thị trường bất động sản phát triển lành mạnh.
Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Luật thuế SDĐPNN, cùng với các tỉnh
thành trong cả nước, tỉnh Bắc Ninh đã đạt được những kết quả khả quan như thực
hiện đầy đủ, kịp thời công tác lập sổ bộ thuế, theo dõi thu nộp, dữ liệu in thông
báo thuế, biên lai thu thuế cho các xã, phường, thị trấn, thực hiện tốt các nội dung
như: Lập kế hoạch triển khai, tổ chức tốt công tác tuyên truyền, thông báo rộng

1


rãi đến người nộp thuế, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện vật chất cho việc triển khai
thu theo thời gian quy định.
Mặc dù số thu từ thuế sử dụng đất phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng không
lớn trong tổng số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, nhưng thuế
sử dụng đất phi nông nghiệp là một sắc thuế có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong
mọi tầng lớp nhân dân, chính vì thế nếu quản lý khơng tốt ngồi việc ảnh hưởng
đến nền kinh tế nó cịn có thể gây nên những ảnh hưởng trong tâm lý người dân
có thể kéo theo những hệ lụy xấu, dễ bị những thế lực chống phá nhà nước lợi
dụng để kích động nhân dân.
Tăng cường quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp sẽ tạo điều kiện
tăng thu Ngân sách, đồng thời quản lý tốt diện tích đất phi nông nghiệp trên địa
bàn, đảm bảo công bằng giữa các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất. Tuy
nhiên, trong thực tế, công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại Cục
Thuế tỉnh Bắc Ninh vẫn còn một số bất cập, hạn chế trong việc quản lý đối tượng
nộp thuế, diện tích đất chịu thuế, chính sách miễn giảm thuế, quản lý thu nộp,
quyết tốn thuế..., vì vậy đã làm giảm hiệu lực quản lý, gây thất thu cho ngân
sách nhà nước. Nghiên cứu và tìm giải pháp tăng cường cho cơng tác quản lý
thuế sử dụng đất phi nông nghiệp nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế nêu
trên là nhu cầu bức xúc đặt ra. Do vậy tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý thuế sử dụng
đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài luận văn thạc sĩ của

mình với mong muốn góp phần tăng cường hiệu quả quản lý thuế sử dụng đất phi
nông nghiệp của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích đánh giá những thực trạng quản lý thuế sử dụng đất
phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh để đề xuất các giải pháp chủ yếu tăng
cường quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thuế sử
dụng đất phi nơng nghiệp.
- Phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế sử
dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý thuế sử dụng
đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

2


1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp dựa trên cơ sở lý luận nào?
- Thực trạng công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh như thế nào?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng tới công tác quản lý thuế sử dụng đất phi
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh?
- Từ những kết quả thu được thì có những đề xuất, giải pháp gì?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý
thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng công tác
quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với đất phi nơng nghiệp sử dụng
vào mục đích đất ở và đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu công tác quản lý thuế sử dụng đất phi
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Phạm vi thời gian: Thông tin và số liệu thứ cấp về quản lý sử dụng đất
phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được thu thập trong 3 năm từ năm
2014 đến năm 2016; Số liệu sơ cấp được tiến hành thu thập trong năm 2017.
Thời gian nghiên cứu đề tài được thực hiện từ năm 2016 đến năm 2017.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý
thuế sử dụng đất phi nơng nghiệp từ đó làm căn cứ khoa học cho nghiên cứu thực
tiễn quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Việc phân tích, đánh giá đúng đắn, khách quan về thực trạng quản lý thuế
sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong những năm qua đã
nêu lên những kết quả đạt được, chỉ rõ hạn chế, yếu kém, nguyên nhân và đề ra
giải pháp về quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Kiến nghị với các cấp, các ngành bổ sung, sửa đổi chính sách thuế phù hợp,
nhằm quản lý tốt thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG GHIỆP
2.1.1. Khái niệm, bản chất về quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
- Đất phi nông nghiệp là loại đất khơng sử dụng với mục đích làm nông
nghiệp như: Đất trồng cây hàng năm; Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng sản xuất;

Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc dụng; Đất nuôi trồng thủy sản; Đất làm muối;
Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà
khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp
trên đất; Xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật
khác được pháp luật cho phép; Đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho
mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; Đất ươm tạo cây giống, con giống và
đất trồng hoa, cây cảnh (Khuyết danh, 2016).
Theo Khoản 2 Điều 10 Luật đất đai 2013 nhóm đất phi nơng nghiệp bao
gồm các loại đất:
" Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
Đất sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh;
Đất xây dựng cơng trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức
sự nghiệp; Đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục
thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và cơng trình sự nghiệp khác;
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm
công nghiệp, khu chế xuất; Đất thương mại, dịch vụ; Đất cơ sở sản xuất phi nông
nghiệp; Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; Đất sản xuất vật liệu xây dựng,
làm đồ gốm;
Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng
không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ
thống đường bộ và cơng trình giao thơng khác); Thủy lợi; Đất có di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh; Đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí
cơng cộng; Đất cơng trình năng lượng; Đất cơng trình bưu chính, viễn thơng; Đất
chợ; Đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình cơng cộng khác;

4


Đất cơ sở tơn giáo, tín ngưỡng;
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;

Đất sơng, ngịi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao
động trong cơ sở sản xuất; Đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo
vệ thực vật, phân bón, máy móc, cơng cụ phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp và
đất xây dựng cơng trình khác của người sử dụng đất khơng nhằm mục đích kinh
doanh mà cơng trình đó khơng gắn liền với đất ở." (Chính phủ, 2013).
- Thuế sử dụng đất phi nơng nghiệp là loại thuế đánh vào việc sử dụng
đất cho mục đích phi sản xuất nơng nghiệp.
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là một loại thuế trực thu và tổ chức thu
hàng năm do các chủ thể có quyền sử dụng hoặc trực tiếp sử dụng đất phi nông
nghiệp phải nộp theo quy định của pháp luật về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
(Bộ Tư pháp, 2010).
- Quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là sự tác động có chủ đích của
cơ quan chức năng trong bộ máy nhà nước đối với q trình tính và thu thuế sử
dụng đất phi nông nghiệp để thay đổi quá trình này nhằm tạo nguồn thu cho ngân
sách và đạt được các mục tiêu nhà nước đặt ra (Tổng cục Thuế, 2012).
Nội dung quản lý thuế SDĐPNN bao gồm: Tuyên truyền chính sách thuế,
quản lý đối tượng nộp thuế, quản lý diện tích đất chịu thuế, quản lý miễn, giảm
thuế, quản lý thu nộp và quyết toán thuế, quản lý nợ, thu nợ tiền thuế, công tác
thanh tra, kiểm tra.
2.1.2. Vai trò, tác dụng của quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Thuế là công cụ chủ yếu để tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và là
công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế, ngồi ra thuế cịn là
cơng cụ điều hồ thu nhập, thực hiện cơng bằng xã hội và thực hiện kiểm tra,
kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thuế sử dụng đất phi nơng nghiệp
có những vai trị cơ bản sau:
Đóng góp vào nguồn thu ngân sách Nhà nước, góp phần đáp ứng các nhu cầu
chi tiêu của Nhà nước như xây dựng cơ sở hạ tầng, cơng trình cơng cộng, thực hiện
chính sách an sinh xã hội, duy trì qn đội, bộ máy hành chính nhà nước…
Góp phần điều tiết cung cầu bất động sản và bình ổn giá cả thị trường bất


5


động sản. Trên thực tế cho thấy, để tránh tình trạng đầu cơ bất động sản và tăng
giá bất động sản để kiếm lời thì việc áp dụng chính sách thuế sử dụng đất phi
nông nghiệp là biện pháp tối ưu. Bởi lẽ, nếu một chủ thể có quyền sử dụng một
diện tích lớn đất phi nơng nghiệp thì gần như người đó có quyền ấn định giá cả
thị trường bất động sản trong vùng. Chính vì vậy, thuế sử dụng đất phi nông
nghiệp sẽ làm hạn chế việc đầu cơ quá nhiều đất đai, bởi với người tích trữ càng
nhiều đất thì càng phải đóng nhiều thuế và nếu đất đó khó có thể sinh lợi như đầu
tư vào lĩnh vực khác thì chủ thể có quyền sử dụng đất sẽ khơng đầu cơ đất (vì
phải đóng thuế) và chuyển sang đầu tư vào lĩnh vực khác có khả năng sinh lợi
cao hơn, nhanh hơn.
Góp phần tăng cường quản lý Nhà nước đối với việc sử dụng bất động
sản. Việc đánh thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cũng là một cách điều tiết thu
nhập, tránh tình trạng một người có quyền sử dụng nhiều đất nhưng khơng sử
dụng hoặc sử dụng khơng hiệu quả.
Góp phần chống tham nhũng. Cùng với các đạo luật khác, thuế sử dụng
đất phi nơng nghiệp góp phần làm minh bạch tài sản của người dân, làm cho Nhà
nước có thể quản lý được đất đai, nhà cửa của cán bộ công chức, tránh được các
giao dịch bất động sản “ngầm” (tặng cho, đưa hối lộ bằng quyền sử dụng đất ở
những địa điểm đẹp...). Pháp luật về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp quy định
mức thuế mà chủ sử dụng đất phải nộp hàng năm, nếu khơng nộp thì phải chịu
chế tài hành chính hoặc hình sự.
Giúp nhà nước kiểm sốt hoạt động kinh doanh bất động sản, đảm bảo thị
trường bất động sản phát triển lành mạnh. Thuế sử dụng đất phi nơng nghiệp góp
phần làm cho các giao dịch bất động sản cũng trở nên minh bạch hơn, hợp đồng
thực hiện nhanh hơn và hạn chế được các giao dịch ngầm. Bởi lẽ nếu không đăng
ký sang tên quyền sử dụng đất kịp thời thì người chuyển nhượng phải chịu thuế

đối với cả đất đã chuyển nhượng.
Là công cụ quan trọng để điều hồ thu nhập, thực hiện cơng bằng xã hội
trong sử dụng và chuyển dịch bất động sản. Do giá đất tính thuế được xây dựng
trên cơ sở lý thuyết địa tơ, nên giá đất tính thuế ở những khu vực khác nhau, vị trí
khác nhau, trục đường giao thơng khác nhau thì có số thuế phải nộp khác nhau.
Tức là mức thuế phải nộp căn cứ vào khả năng sinh lợi của đất, đất có vị trí sinh

6


lợi cao, giao thơng thuận tiện thì phải đóng thuế cao hơn đất ở vị trí khơng có khả
năng sinh lợi, mức độ tiện ích thấp. Đồng thời pháp luật thuế nhà đất quy định
người có quyền sử dụng diện tích đất phi nơng nghiệp lớn (vượt hạn mức quy
định) thì phải đóng thuế nhiều hơn người có quyền sử dụng diện tích nhỏ (trong
hạn mức) (Bộ Tư pháp, 2010).
2.1.3. Đặc điểm của công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Cũng như các sắc thuế khác, thuế sử dụng đất phi nơng nghiệp có các đặc
điểm chung của thuế và một số đặc điểm đặc thù như sau:
Nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân,
hộ gia đình có quyền sử dụng hoặc trực tiếp sử dụng đất phi nông nghiệp để ở, để
xây dựng cơng trình, để sản xuất, kinh doanh;
Nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là nghĩa vụ bắt buộc đối với tổ
chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất phi nơng nghiệp. Hành vi trốn thuế, gian
lận thuế đều là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử lý về hành chính hoặc bị truy
cứu trách nhiệm hình sự;
Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình chỉ phải nộp thuế sử dụng đất phi nông
nghiệp đối với việc sử dụng đất phi nông nghiệp mà thuộc đối tượng chịu thuế
theo quy định của pháp luật; cịn sử dụng đất phi nơng nghiệp nhưng đất đó
khơng thuộc đối tượng chịu thuế thì tổ chức, cá nhân, hộ gia đình khơng phải nộp
thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (như đất do cơ sở tôn giáo sử dụng, đất xây

dựng cơ sở y tế, giáo dục, đất làm nghĩa trang, nghĩa địa,…);
Thuế sử dụng đất phi nơng nghiệp có tính chất động viên chủ thể có quyền
sử dụng hoặc trực tiếp sử dụng đất phi nông nghiệp có hiệu quả. Thơng qua việc
thu thuế đã khuyến khích chủ thể có quyền sử dụng đất phải sử dụng có hiệu quả
bằng việc đầu tư sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế.
Thuế được thu hàng năm với mức thuế suất thấp, tính bằng tỷ lệ phần trăm
(%) trên giá đất tính thuế của từng mảnh đất hoặc theo mức thu cố định cho mỗi
đơn vị diện tích sử dụng, có phân biệt theo vị trí, mục đích sử dụng đất. Chủ thể
sử dụng đất phi nơng nghiệp ở những vị trí có khả năng sinh lợi lớn, mang lại lợi
nhuận cao cho người sử dụng thì phải đóng thuế cao hơn những chủ sử dụng đất
ở những vị trí kém sinh lợi.

7


2.1.4. Nội dung nghiên cứu quản lý thuế sử dụng đất phi nơng nghiệp
2.1.4.1. Các chính sách quy định về quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Các văn bản quy phạm pháp luật về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đã
được ban hành trước ngày 01/01/2012 là điều kiện thuận lợi tiên quyết cho công
tác nghiên cứu, triển khai thực hiện Luật.
Tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố
XII đã thơng qua ngày 17 tháng 6 năm 2010 Luật số: 48/2010/QH12 Luật thuế sử
dụng đất phi nông nghiệp có hiệu lực ngày 01/01/2012. Luật thuế này ban hành
nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế.
Bên cạnh Luật thuế sử dụng đất phi nơng nghiệp cịn có các Nghị định,
thơng tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành. Cụ thể là Nghị định số
53/2011/NĐ-CP ngày 01/7/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Nghị định này
có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 và thay thế Nghị định số 94CP ngày 25 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh
về thuế nhà, đất và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh về thuế

nhà, đất. Thông tư số 153/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính
hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
2.1.4.2. Bộ máy quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Công tác tổ chức bộ máy quản lý có vai trị rất quan trọng trong cơng tác
quản lý thuế SDĐPNN. Dù có chính sách đúng đắn, hợp lý nhưng việc tổ chức
bộ máy quản lý khơng phù hợp với trình độ chun mơn, bộ máy tổ chức chồng
chéo... thì cơng tác quản lý khơng thể đạt hiệu quả cao được. Do đó, cơng tác
quản lý thuế địi hỏi cơ quan thuế phải ln ln kiện toàn bộ máy tổ chức quản
lý thuế SDĐPNN.
2.1.4.3. Các hoạt động quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
a. Tuyên truyền chính sách thuế
Luật thuế sử dụng đất phi nơng nghiệp có số lượng người nộp thuế lớn,
trình độ không đồng đều, mức độ ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả các tầng lớp
nhân dân trên địa bàn. Vì vậy cơng tác tun truyền chính sách thuế đến đội ngũ
cán bộ thuế thực thi nhiệm vụ và người nộp thuế là rất quan trọng.
Xây dựng kế hoạch tuyên truyền chính sách thuế sử dụng đất phi nơng
nghiệp cụ thể, khoa học. Chủ động phối hợp với các cơ quan, đoàn thể địa

8


phương triển khai thực hiện kế hoạch đó.
Phối hợp với cơ quan thơng tấn báo chí ở địa phương để định hướng, cụ
thể hóa các nội dung tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng. Đồng
thời tranh thủ sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với Ủy ban nhân dân các
huyện, thị xã, thành phố và cơ quan Tài nguyên môi trường để phối hợp đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức các hội nghị tập huấn, phổ biến, quán triệt
đầy đủ các nội dung của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cho các đối
tượng có liên quan trên địa bàn.
b. Quản lý đối tượng nộp thuế

Người nộp thuế là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất
thuộc đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người
đang sử dụng đất là người nộp thuế.
Người nộp thuế trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:
+ Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án
đầu tư thì người được nhà nước giao đất, cho thuê đất là người nộp thuế;
+ Trường hợp người có quyền sử dụng đất cho thuê đất theo hợp đồng thì
người nộp thuế được xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp trong
hợp đồng khơng có thoả thuận về người nộp thuế thì người có quyền sử dụng đất
là người nộp thuế.
Trường hợp đất đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng đang có tranh chấp
thì trước khi tranh chấp được giải quyết, người đang sử dụng đất là người nộp
thuế. Việc nộp thuế không phải là căn cứ để giải quyết tranh chấp về quyền sử
dụng đất.
Trường hợp nhiều người cùng có quyền sử dụng một thửa đất thì người
nộp thuế là người đại diện hợp pháp của những người cùng có quyền sử dụng
thửa đất đó.
Trường hợp người có quyền sử dụng đất góp vốn kinh doanh bằng quyền
sử dụng đất mà hình thành pháp nhân mới có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng
chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thì pháp nhân mới là người nộp thuế.
Trường hợp thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước thì người nộp thuế là người

9


cho thuê nhà (đơn vị được giao ký hợp đồng với người thuê).
- Trường hợp được nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án
xây nhà ở để bán, cho thuê thì người nộp thuế là người được nhà nước giao đất,

cho thuê đất. Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá
nhân khác thì người nộp thuế là người nhận chuyển nhượng.
Đối tượng đăng ký thuế là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử
dụng đất thuộc đối tượng sử dụng đất phi nông nghiệp.
- Đăng ký cấp mã số thuế
Người nộp thuế được cơ quan thuế cấp mã số thuế theo quy định tại
Thông tư 153/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính để thực hiện kê
khai, nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
Trường hợp người nộp thuế đã được cơ quan thuế cấp mã số thuế theo quy
định tại Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành thì mã số thuế đã
cấp được tiếp tục sử dụng trong việc thực hiện kê khai, nộp thuế sử dụng đất phi
nông nghiệp với ngân sách nhà nước.
- Thủ tục cấp mã số thuế
Đối với tổ chức, hộ gia đình và cá nhân kinh doanh, thủ tục đăng ký cấp
mã số thuế thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng
dẫn thi hành.
Đối với hộ gia đình, cá nhân khơng kinh doanh: Hồ sơ đăng ký cấp mã
số thuế là hồ sơ khai thuế phải nộp của năm đầu tiên, bao gồm: Tờ khai thuế
sử dụng đất phi nông nghiệp theo mẫu số 01/TK-SDDPNN ban hành kèm theo
Thông tư số 153/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính; Bản chụp
chứng minh thư nhân dân hoặc chứng minh thư quân đội hoặc hộ chiếu đối
với người nước ngồi có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp người nộp thuế chưa có mã số thuế theo quy định tại Luật
quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành, thì Chi cục Thuế căn cứ hồ sơ
đăng ký cấp mã số thuế thực hiện cấp mã số thuế và thông báo mã số thuế cho
người nộp thuế. Mã số thuế cấp cho hộ gia đình, cá nhân khơng kinh doanh được
cơ quan thuế ghi trên Thông báo nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
Trường hợp người nộp thuế có nhiều hơn một thửa đất, thì người nộp thuế
phải nộp hồ sơ đăng ký cấp mã số thuế tại một trong các Chi cục Thuế nơi có


10


thửa đất chịu thuế. Trường hợp nơi đăng ký hộ khẩu trùng với nơi có thửa đất
chịu thuế, thì người nộp thuế phải thực hiện nộp hồ sơ đăng ký cấp mã số thuế tại
Chi cục Thuế nơi có hộ khẩu thường trú.
Trường hợp có nhiều người đứng tên đồng sở hữu trên Giấy chứng nhận,
thì người đại diện theo uỷ quyền hợp pháp của những người đứng tên đồng sở hữu
trên Giấy chứng nhận được cấp mã số thuế. Mã số thuế của người đại diện được sử
dụng để khai, nộp thuế đối với tất cả các thửa đất thuộc diện chịu thuế trên cùng
một tỉnh/thành phố hoặc khai thuế, nộp thuế đối với tất cả các thửa đất thuộc diện
chịu thuế trên địa bàn tỉnh/thành phố khác cho bản thân người đại diện.
c. Quản lý diện tích đất chịu thuế
Đất chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp bao gồm:
Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị quy định tại Luật Đất đai năm 2013 và
các văn bản hướng dẫn thi hành.
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm:
Đất xây dựng khu công nghiệp bao gồm đất để xây dựng cụm công
nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu sản xuất, kinh doanh tập trung
khác có cùng chế độ sử dụng đất.
Đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh bao gồm đất để
xây dựng cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; Xây dựng cơ sở kinh
doanh thương mại, dịch vụ và các cơng trình khác phục vụ cho sản xuất, kinh
doanh (kể cả đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khu
cơng nghệ cao, khu kinh tế);
Đất để khai thác khống sản, đất làm mặt bằng chế biến khoáng sản, trừ trường
hợp khai thác khống sản mà khơng ảnh hưởng đến lớp đất mặt hoặc mặt đất.
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm bao gồm đất để khai thác
nguyên liệu và đất làm mặt bằng chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
Đất phi nông nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế nhưng được các tổ

chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích kinh doanh.
Kê khai thuế
- Hồ sơ khai thuế:
Đối với trường hợp khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp của
năm, hồ sơ gồm:

11


×