Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 131 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHAN THỊ HỒNG NHUNG

NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI Ở HUYỆN KIM SƠN,
TỈNH NINH BÌNH

Ngành:

uản lý kinh tế

Mã ngành:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học : TS. Ngô Văn Hải

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017



Tác giả luận văn

Phan Thị Hồng Nhung

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, tôi luôn nhận được sự quan tâm
giúp đỡ nhiệt tình của các thày cơ giáo Học viện Nơng nghiệp Việt Nam, Ban Quản lý
đào tạo, Ban lãnh đạo cùng tập thể các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển
nông thôn, Bộ môn Kinh tế. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ rất quí báu để tơi
hồn thành luận văn cao học này.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Ngơ Văn Hải đã tận tình chỉ
bảo, hướng dẫn tơi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu để thực hiện và hồn thành
luận văn;
Tơi xin gửi lời cảm ơn tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh
Bình, UBND huyện Kim Sơn, UBND xã Quang Thiện, UBND xã Văn Hải, UBND xã
Kim Trung, huyện Kim Sơn; các cơ quan, đơn vị, các địa phương đã tạo điều kiện thuận
lợi giúp tôi tiến hành thu thập số liệu và các vấn đề có liên quan để thực hiện các nội
dung nghiên cứu của luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các đồng chí, đồng nghiệp, bạn bè và gia
đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ, động viên khích lệ để hồn thành
luận văn này.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn

Phan Thị Hồng Nhung


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ và đồ thị ................................................................................................ ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2


1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ...................................................... 3

1.3.1

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn ..................................... 3

1.4.1.

Ý nghĩa khoa học ................................................................................................ 3

1.4.2.

Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 3

1.5.

Kết cấu nội dung của luận văn............................................................................ 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới ................................. 5
2.1.


Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới .......................................................... 5

2.1.1.

Một số khái niệm về nông thôn và nông thôn mới ............................................. 5

2.1.2.

Chức năng của nông thôn mới ............................................................................ 7

2.1.3.

Các yêu cầu đặt ra trong việc xây dựng nông thôn mới ..................................... 9

2.1.4.

Nguyên tắc thực hiện xây dựng Nông thôn mới ............................................... 10

2.1.5.

Nội dung nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới .......... 11

2.1.6.

Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới ........................................ 16

2.2.

Kinh nghiệm thực tiễn xây dựng nông thôn mới .............................................. 18


2.2.1.

Kinh nghiệm trên thế giới ................................................................................. 18

iii


2.2.2.

Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở trong nước ....................................... 22

2.3.

Bài học kinh nghiệm đối với xây dựng nông thôn mới cho huyện Kim Sơn ... 23

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 25
3.1.

Đặc điểm địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình .......................................... 25

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 25

3.1.2

Đặc điểm về kinh tế xã hội ............................................................................... 28

3.1.3.


Cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế xã hội huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. ............ 30

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 33

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 33

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 34

3.2.3.

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu............................................................ 34

3.2.4.

Phương pháp chuyên gia................................................................................... 35

3.3.

Các chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................................... 35

3.3.1.

Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh tế .............................................................. 35


3.3.2.

Chỉ tiêu đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng ....................................................... 35

3.3.3.

Chỉ tiêu đánh giá về mặt xã hội ........................................................................ 36

3.3.4.

Chỉ tiêu đánh giá mức độ bảo vệ môi trường ................................................... 36

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 37
4.1.

Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình ......... 37

4.1.1.

Xây dựng mục tiêu chương trình xây dựng nơng thơn mới của huyện Kim
Sơn tỉnh Ninh Bình ........................................................................................... 37

4.1.2.

Tổ chức bộ máy chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn
mới .................................................................................................................... 38

4.1.3.


Huy động nguồn lực thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại
Kim Sơn ............................................................................................................ 41

4.1.4.

Ban hành các văn bản điều hành Chương trình và cơng tác thơng tin, tun
truyền về Chương trình xây dựng nơng thơn mới tại huyện Kim Sơn ............. 43

4.1.5.

Tổ chức thực hiện chương trình XDNTM tại huyện Kim Sơn......................... 45

4.1.6.

Sự phối hợp giữa các cấp, tổ chức và người dân trong xây dựng nông thôn mới . 60

4.1.7.

Kiểm tra giám sát thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới .................... 63

4.1.8.

Kết quả khảo sát thực hiện chương trình NTM tại các xã điều tra ................... 64

4.2.

Nhận xét chung về quá trình triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới
tại huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình .................................................................. 73

iv



4.2.1.

Những mặt đạt được ......................................................................................... 74

4.2.2.

Những tồn tại, hạn chế ...................................................................................... 75

4.2.3.

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế .......................................................... 76

4.3.

Các nhân tố ảnh hưởng thực hiện xây dựng nông thơn mới trên địa bàn
huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình ....................................................................... 76

4.3.1.

Chủ trương, chính sách của nhà nước .............................................................. 76

4.3.2.

Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ địa phương ........................................... 80

4.3.3.

Nhận thức, sự tham gia của người dân ............................................................. 82


4.3.4.

Nguồn vốn thực hiện chương trình ................................................................... 84

4.3.5.

Cơ chế quản lý, thanh quyết toán vốn ............................................................ 85

4.4.

Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện kim sơn,
tỉnh Ninh Bình .................................................................................................. 87

4.4.1.

Quan điểm và định hướng xây dựng nông thôn mới huyện Kim Sơn .............. 87

4.4.2.

Các giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình . 89

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 104
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 104

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 105


Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 108
Phụ lục ........................................................................................................................ 110

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BQ

Bình qn

CN

Cơng nghiệp

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hố, hiện đại hố

DV – TM

Dịch vụ - Thương mại

GTSX


Giá trị sản xuất

GTNT

Giao thông nông thôn

HTX

Hợp tác xã

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KT-XH

Kinh tế xã hội

NTM

Nông thôn mới

NN

Nông nghiệp

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn


TDTT

Thể dục thể thao

TTCN-XD

Tiểu thủ công nghiệp - xây dựng

UBND

Uỷ ban nhân dân

QHXD

Quy hoạch xây dựng

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình cơ bản về các đơn vị hành chính H. Kim Sơn năm 2016 .......... 26

Bảng 3.2.

Đơn vị hành chính huyện Kim Sơn ............................................................ 28

Bảng 3.3.


Cơ cấu kinh tế của huyện Kim Sơn qua 3 năm (2014 -2016) .................... 29

Bảng 3.4.

Tình hình phân bố và sử dụng đất đai Huyện Kim Sơn 2014 - 2016 ......... 32

Bảng 3.5.

Một số thông tin cơ bản về xã nghiên cứu ................................................. 33

Bảng 3.6.

Mẫu khảo sát tại 3 xã nghiên cứu ............................................................... 34

Bảng 4.1.

Tổng vốn huy động cho xây dựng NTM huyện Kim Sơn từ 2011- 2016 .. 42

Bảng 4.2.

Kết quả cơng tác tun truyền .................................................................... 45

Bảng 4.3.

Trình tự lập quy hoạch xã nơng thơn mới .................................................. 46

Bảng 4.4.

Tình hình Quy hoạch và thực hiện quy hoạch đến năm 2016 .................... 47


Bảng 4.5.

Kết quả thực hiện các tiêu chí về đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn
mới ở huyện Kim Sơn từ 2011 - 2016........................................................ 48

Bảng 4.6.

Tình hình thực hiện tiêu chí giao thơng đến năm 2016 .............................. 49

Bảng 4.7.

Tình hình thực hiện tiêu chí thủy lợi đến năm 2016 .................................. 50

Bảng 4.8.

Tình hình thực hiện tiêu chí về điện nơng thơn đến năm 2016 .................. 51

Bảng 4.9.

Tình hình thực hiện tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa .................................. 52

Bảng 4.10. Tình hình thực hiện tiêu chí về bưu điện đến năm 2016 ............................ 53
Bảng 4.11. Tình hình thực hiện tiêu chí nhà ở dân cư (Tính đến năm 2016) ............... 54
Bảng 4.12. Tổng hợp các loại hình hợp tác tại huyện Kim Sơn .................................. 54
Bảng 4.13. Tình hình thực hiện tiêu chí về y tế đến năm 2016 .................................... 56
Bảng 4.14. Tình hình thực hiện tiêu chí mơi trường đến năm 2016 ............................. 57
Bảng 4.15. Tình hình thực hiện tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị xã hội đến năm 2016 .. 59
Bảng 4.16. Kết quả thực hiện các tiêu chí NTM tồn huyện Kim Sơn ........................ 60
Bảng 4.17. Sự tham gia, phối hợp của các đơn vị trong xây dựng nông thôn mới ở
huyện Kim Sơn ........................................................................................... 61

Bảng 4.18. Nhận thức chung về NTM của đối tượng điều tra...................................... 64
Bảng 4.19. Một số chỉ tiêu về hạ tầng nông thôn ......................................................... 66
Bảng 4.20. Nhận thức vai trò và kỹ năng tổ chức thực hiện xây dựng NTM của
nhóm cán bộ ............................................................................................... 67

vii


Bảng 4.21. Đánh giá của nông dân về việc thực hiện Chương trình xây dựng nơng
thơn mới ..................................................................................................... 68
Bảng 4.22. Tình hình nguồn lực và khả năng đóng góp của dân xây dựng NTM ............ 70
Bảng 4.23. Kết quả xây dựng nông thôn mới tại 3 xã khảo sát thuộc huyện Kim Sơn....... 72
Bảng 4.24. Tổng hợp các chính sách chính của tỉnh Ninh Bình về hỗ trợ phát triển
sản xuất nông nghiệp .................................................................................. 77
Biểu 4.25. Chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện và cấp xã năm 2016 ....................... 81
Bảng 4.26. Mức độ tham gia, đóng góp của người dân và cộng đồng ......................... 82
Bảng 4.27. Lý do không tham gia đóng góp xây dựng NTM ....................................... 83
Bảng 4.28. Tỷ lệ vốn xây dựng cơng trình nơng thơn huy động trong dân cư ............. 84
Bảng 4.29. Dự kiến kết quả thực hiện các tiêu chí NTM tồn huyện Kim Sơn đến
2020 ............................................................................................................ 89

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
Đồ thị 3.1. Cơ cấu kinh tế của huyện Kim Sơn qua 3 năm (2014 -2016) ...................... 29
Sơ đồ 4.1. Tổ chức Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM huyện Kim Sơn .......... 39
Sơ đồ 4.2. Tổ chức Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM đối với cấp xã ............ 40
Đồ thị 4.1. Cơ cấu vốn huy động xây dựng NTM huyện Kim Sơn từ 2011- 2016........ 43
Đồ thị 4.2. Kết quả thực hiện các tiêu chí NTM tồn huyện Kim Sơn .......................... 60

Sơ đồ 4.3. Sự phối hợp giữa các cấp, các tổ chức và người dân ................................... 62

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phan Thị Hồng Nhung
Tên luận văn: “Nghiên cứu thực hiện Chương trình xây dựng nơng thơn mới ở huyện
Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình”
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Kim Sơn là một huyện nơng nghiệp thuộc tỉnh Ninh Bình. Trong những năm
qua, CT nông thôn mới đã được triển khai đều khắp tại các xã trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình nói chung và huyện Kim Sơn nói riêng. Huyện đã có nhiều hoạt động hỗ trợ cho
xây dựng nông thôn mới.Kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Kim Sơn
đã thu được những thành tựu đáng khích lệ, 8/25 xã đạt đủ tiêu chí nơng thơn mới. Tuy
nhiên, trong số các xã chưa đạt tiêu chuẩn xã NTM thì cịn nhiều tiêu chí trong 19 tiêu
chí nơng thơn mới vẫn chưa đạt do những khó khăn, bất cập nhất định. Để đẩy nhanh
công cuộc xây dựng NTM trên địa bàn huyện thì cần phải có những đánh giá phân tích
ngun nhân, hạn chế để tìm ra các giải pháp cần thiết nhằm tạo cho các địa phương
tiếp tục phấn đấu đạt các tiêu chí cịn lại. Xuất phát từ những khó khăn bất cập trong
q trình triển khai chương trình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện Kim Sơn,
tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu thực hiện Chương trình xây dựng nơng thơn mới ở
huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình” làm báo cáo luận văn tốt nghiệp cao học.
Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài là đánh giá thực trạng xây dựng NTM tại
huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng NTM
tại huyện Kim Sơn, từ đó đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh công tác xây dựng NTM
tại huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình trong những năm tới.
Nghiên cứu đã bàn luận những khái niệm về nông thôn và nông thôn mới., chức

năng của nông thôn mới. Nội dung nghiên cứu thực hiện chương trình NTM gồm: Xác
định mục tiêu thực hiện chương trình xây dựng NTM; Tổ chức bộ máy thực hiện
chương trình xây dựng NTM; Huy động nguồn lực; Công tác thông tin, tuyên truyền;
Thực hiện các nội dung chương trình xây dựng NTM; Sự phối hợp giữa các cấp, tổ chức
và người dân trong xây dựng NTM; Kiểm tra giám sát thực hiện CT NTM; Kết quả của
chương trình xây dựng NTM.. Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng NTM gồm: Chủ
trương, chính sách của nhà nước về xây dựng NTM; Năng lực tổ chức triển khai xây
dựng NTM của đội ngũ cán bộ cơ sở; Nhận thức của người dân và cộng đồng dân cư;
Khả năng huy động và quản lý nguồn vốn thực hiện Chương trình; Cơ chế giải ngân
vốn nhà nước hỗ trợ cho các dự án do nhóm thợ và cộng đồng dân cư tự thực hiện.
Địa bàn nghiên cứu là huyện Kim Sơn, có các đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh
tế - xã hội ảnh hưởng đến chương trình xây dựng NTM ở huyện. Để tiến hành phân tích,

x


đề tài sử dụng phương pháp: chọn điểm nghiên cứu, thu thập số liệu, phân tích số liệu;
xử lý số liệu, chuyên gia, dự tính dự báo. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu gồm chỉ tiêu
đánh giá sự phát triển kinh tế; đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng; đánh giá về mặt xã hội;
đánh giá mức độ bảo vệ mơi trường.
Nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng NTM ở huyện Kim Sơn
nhận thấy những kết quả đạt được: ban hành và thực hiện chính sách xây dựng nơng
thơn mới đã góp phần thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng NTM . Đời sống nhân
dân từng bước đi lên, diện mạo quê hương có nhiều thay đổi tích cực. Tuy nhiên vẫn
cịn những tồn tại, hạn chế sau: Nguồn kinh phí của ngân sách nhà nước hàng năm thực
hiện Đề án về xây dựng NTM còn hạn chế, chưa đảm bảo ảnh hưởng đến tiến độ thực
hiện xây dựng NTM tại các địa phương. Nguồn đóng góp của người dân cịn yếu do thu
nhập thấp, cơ chế huy động vốn chưa đa dạng. Cơ chế, chính sách tài chính ưu đãi cụ
thể chưa thu hút các doanh nghiệp, đơn vị đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Công tác tập huấn, tuyên truyền được tổ chức triển khai thực hiện trên phạm vi rộng,

nhiều đối tượng tham gia nhưng tiếp thu còn hạn chế.Sự giám sát, kiểm tra của người
dân còn yếu, đa số người dân đều chưa tham gia vào thẩm định các cơng trình.
Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng thực hiện xây dựng NTM trên địa
bàn huyện Kim Sơn: Chủ trương, chính sách của nhà nước; Trình độ năng lực của đội
ngũ cán bộ địa phương; Nhận thức, sự tham gia của người dân; Nguồn vốn thực hiện
chương trình; Cơ chế quản lý, thanh quyết tốn vốn.
Qua phân tích, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng nghiên cứu đề xuất
một số giải pháp về chính sách; Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ; Tăng cường tuyên
truyền nâng cao nhận thức của người dân; Kết hợp các phương thức huy động và sử
dụng có hiệu quả các nguồn nhân tài vật lực; Thực hiện dân chủ, cơng khai nhằm tăng
cường vai trị tham gia của người dân và cộng đồng; Phát triển kinh tế và tổ chức sản
xuất để nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống, phát huy hiệu quả của xây dựng NTM
một cách bền vững. Từ đó kết luận và kiến nghị đến Nhà nước và chính quyền huyện
Kim Sơn và cộng đồng dân cư nhằm đẩy mạnh công tác xây dựng NTM tại huyện Kim
Sơn trong những năm tới.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Phan Thi Hong Nhung
Thesis title: “Study the impelemtation of National Target Program for New Rural
Development in Kim Son district, Ninh Binh province”
Major: Economic Management

Code: 60 34 04 10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Kim Son is agricultural district of Ninh Binh province. In recent years, National
Target Program for New Rural Development (also refered to as New Rural Construction

program)was implemented throughout the communes of Ninh Binh province in general
and Kim Son district in particular. Local government also provided many acitivities to
suport that program. The results of the New Rural Constructionprogram in Kim Son
district had gained many encouraging achievements such as 8/25 communes completed
all 19 development indicators or criterias and were certified as New Rural standard
communes. However, among the remaining communes, many criterias within 19
development indicators are not accomplished because of difficulties. In order to
accelerate the construction of New Rural program in the district, it is necessary to have
research on analytical reason and limitations to find the reasonable solutions to enable
the localities reach the remaining criterias.
The main research objective was to access the real situation of the
impelmentation of New Rural Constructionprogram, analysing factors affecting the
impelmentation of New Rural Constructionprogram in Kim Son district, Ninh Binh
province and proposing some solutions to promote the performance of New Rural
Constructionprogram in the years ahead.
The study had systematized the theoretical and practical basis of the New
RuralConstructionprogram including the concepts, roles and meaning of
implementing the New Rural program; contents of the implementation of the New
Rural Constructionprogram from determining objectives, bulding and
implementating of the program to the stage of inspection and supervision. In
addition, the author also pointed out some factors affecting the implementation of
new rural programs such as: State policies and guidlines; Capacity of staffs in
organizing and implementing the program; Awareness of people and communities;
Ability to mobilize and manage capital; State disbursement mechanism support
projects which were implemented by workers and communities.
To analyse, the study used the site selection method; information and data

xii



collection method; analysing and processing data with descriptive statistics method and
comparison method; expert method; forcasting method. The research indicator system
included indicators that reflects the real situation of infrastrcuture, criterias for assessing
the economics development; social assessment; and criterias for evaluating the level of
environment protection.
The research on the implementation of the New Rural Constructionprogram in
Kim Son district showed the following results: the promulgation and implementation of
new rural construction policies had contributed to accelerate the performance of the
New RuralConstruction program. The life of laocal people had gradually increased, the
appearance of Kim Son district had many positive changes. However, there were still
shortcomings and limitations such as: Annual state budgetary resources for the
implementation of the project on the construction of new rural area was not guaranteed,
so that effected on the progress of conducting New Rural Construction program in the
localities. The contribution of local people was quite weak due to low income and the
mechanism of mobilizing capital was not diversified. Financial policies were less
attractive enterprises and organization investing in agriculture and rural areas. Training
and dissemination activities have been carried out on a large scale and had many
participants, however, knowledge acquisition was limited. The supervision and
inspection of local people were less considered and almost no one participated in the
evaluation of the program implementation.
The study also pointed out the factors influencing the construction of New Rural
program in Kim Son district that is (1) Guidelines and policies of the government; (2)
Qualifications of local officials; (3) Awareness and participation of local people; (4)
Funds for program implementation; (5) Management mechanism, payment and
settlement of capital.
After analyzing and evaluating the current situation and influencing factors, the
study proposes some following solutions: Improve the capacity of staffs; Enhance
propaganda and raisingawareness of local people; Combining mobilization methods and
effectively using material resources; Democratization, publicity and transparency in
implementatingthe project to enhance the role of people and community participation;

Developing economics and production to increase income, improve living standards,
promote the effectiveness of New Rural Construction program in a sustainable way.
Finally,the research gave recommendations to the Government, authorities of Kim Son
district and community to promote the construction of New Rural program in Kim Son
district in the near future.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Xây dựng nơng thơn mới là chương trình MTQG, sự nghiệp cách mạng
của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị, là nguyện vọng thiết tha bao
đời của giai cấp nông dân. Đây là mục tiêu, yêu cầu của sự phát triển bền vững
vừa là nhiệm vụ cấp bách, chủ trương có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng
trong giai đoạn hiện nay. Xây dựng NTM là chương trình mang tính thời sự, thu
hút được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, xã hội đặc biệt đối với người dân
và cộng đồng dân cư khu vực nông thôn.. Xây dựng NTM liên quan đến nhiều
ngành, nhiều lĩnh vực, một vấn đề mới được triển khai trên phạm vi cả nước
nhưng lại chưa có tiền lệ, chưa có quy trình cụ thể, hồn chỉnh nên trong tổ chức,
thực hiện gặp nhiều khó khăn vừa làm vừa rút kinh nghiệm.
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thôn mới giai đoạn
2010 – 2020 xác định mục tiêu; xây dựng tổ chức cuộc sống của dân cư nông
thôn theo hướng văn minh, hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hóa và mơi trường sinh
thái. Chương trình xây dựng nơng thơn mới mang tính tổng hợp, sâu rộng, có nội
dung toàn diện, bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an
ninh – quốc phịng. Mục tiêu chung của chương trình là xây dựng nơng thơn mới
có kết cấu hạ tầng hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp,
dịch vụ, gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân
chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, mơi trường sinh thái được bảo vệ, an

ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày
càng được nâng cao.
Kim Sơn là một huyện nông nghiệp thuộc tỉnh Ninh Bình. Trong những
năm qua, CT nơng thơn mới đã được triển khai đều khắp tại các xã trên địa bàn
tỉnh Ninh Bình nói chung và huyện Kim Sơn nói riêng. Huyện đã có nhiều hoạt
động hỗ trợ cho xây dựng nông thôn mới như: đầu tư hạ tầng thiết yếu phục vụ
phát triển kinh tế xã hội: đường GTNT được cứng hóa, các trường học đạt chuẩn,
số xã đạt chuẩn về y tế; đời sống người dân ngày được cải thiện; hỗ trợ chuyển
đổi cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất lao
động, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác, cải thiện đời
sống của nhân dân, diện mạo nơng thơn đã có những đổi mới rõ nét, hệ thống
chính trị ổn định, trật tự an ninh xã hội giữ vững. Kết quả xây dựng nông thôn

1


mới trên địa bàn huyện Kim Sơn đã thu được những thành tựu đáng khích lệ,
8/25 xã đạt đủ tiêu chí nơng thơn mới. Tuy nhiên, trong số các xã chưa đạt tiêu
chuẩn xã NTM thì cịn nhiều tiêu chí trong 19 tiêu chí nơng thơn mới vẫn chưa
đạt do những khó khăn, bất cập nhất định như: Cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo còn
nhiều lúng túng; thực hiện đề án gặp nhiều khó khăn, tiến độ thực hiện tiêu chí
NTM cịn chậm,...
Xây dựng NTM là chủ trương lớn của Đảng và nhà nước, thời gian qua có
nhiều nghiên cứu được thực hiện đã chỉ ra những vấn đề lý luận và thực tiễn về
mơ hình NTM, đánh giá thực trạng thực hiện 19 tiêu chí, vấn đề vai trị người
dân trong xây dựng NTM như: Phan Đình Hà, Nguyễn Thị Hoa (2011), Đỗ Thị
Hà (2010), Hoàng Thị Hà , Vũ Đức Lập (2008), một số nghiên cứu đề cập đến
các vấn đề cụ thể như xây dựng đường GTNT,…mà chưa nghiên cứu nào, đánh
giá, phân tích q trình tổ chức thực hiện xây dựng NTM nhằm trả lời câu hỏi
làm gì, làm như thế nào để nâng cao hiệu quả việc thực hiện Chương trình xây

dựng NTM.
Để đẩy nhanh cơng cuộc xây dựng NTM trên địa bàn huyện thì cần phải
có những đánh giá phân tích ngun nhân, hạn chế để tìm ra các giải pháp cần
thiết nhằm tạo cho các địa phương tiếp tục phấn đấu đạt các tiêu chí cịn lại. Xuất
phát từ những khó khăn bất cập trong q trình triển khai chương trình xây dựng
nơng thôn mới trên địa bàn huyện Kim Sơn, tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu
thực hiện Chương trình xây dựng nơng thơn mới ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh
Bình” làm báo cáo luận văn tốt nghiệp cao học.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim
Sơn, tỉnh Ninh Bình, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng nơng thơn
mới tại huyện Kim Sơn, từ đó đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh công tác xây
dựng nông thôn mới tại huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình trong những năm tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông
thôn mới.
- Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng nơng thơn mới ở
huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình tìm ra những khó khăn cần khắc phục, tháo gỡ

2


để thúc đẩy xây dựng NTM ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
- Đưa ra một số giải pháp để đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, đáp ứng
yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng khảo sát của đề tài: Hoạt động xây dựng nông thôn mới ở
huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu tập trung vào đánh giá kết quả đạt
được từ chương trình xây dựng nơng thơn mới của huyện Kim Sơn. Trong đó, đi
sâu khảo sát tại một số xã đang thực hiện xây dựng nơng thơn mới ở huyện Kim
Sơn, tỉnh Ninh Bình.
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Kim Sơn,
tỉnh Ninh Bình.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tập trung từ giai đoạn 2013 – 2016. Giải
pháp nâng cao hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn
tiếp theo và hướng đến năm 2020.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC HOẶC THỰC TIỄN
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn đã tập hợp, hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về
thực hiện Chương trình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện Kim Sơn
trên các khía cạnh: khái niệm về nông thôn và nông thôn mới, chức năng của
nông thôn mới, nội dung nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn
mới và các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới và vận dụng vào
nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nơng thôn mới ở huyện Kim Sơn.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn đã trình bày với nhiều dẫn liệu và minh chứng về kinh nghiệm
thực tiễn xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam cũng như nước ngoài và những
bài học kinh nghiệm rút ra đối với xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn.
Từ những nội dung đó Luận văn phân tích thực trạng xây dựng nơng thơn mới ở
huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình theo các mặt tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
của những tồn tại, hạn chế.; và phân tích các nhân tố ảnh hưởng thực hiện

3


chương trình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện Kim Sơn. Từ đó đề

xuất một số giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình cho phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao.
1.5. KẾT CẤU NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN
Kết cấu nội dung của Luận văn bao gồm các phần sau:
Phần 1. Mở đầu
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phần 5. Kết luận và kiến nghị.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI
2.1.1. Một số khái niệm về nơng thôn và nông thôn mới
2.1.1.1. Khái niệm nông thôn
Hiện nay đang tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về nông thơn, thơng
thường người ta thường nói tới khu vực nơng thơn khi so sánh với thành thị.
Có quan điểm cho rằng, khi xem xét nông thôn thường dùng chỉ tiêu mật
độ dân số: mật độ dân cư ở nông thôn thấp hơn thành thị.
Có quan điểm khác lại cho rằng, khi xem xét nơng thơn, thường dựa vào
chỉ tiêu trình độ phát triển cơ sở hạ tầng: vùng nông thôn có cơ sở hạ tầng khơng
phát triển bằng thành thị.
Quan điểm khác lại cho rằng, vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nơng
nghiệp là chủ yếu, tức là nguồn sinh kế chính của cư dân trong vùng là từ hoạt
động sản xuất nông nghiệp.
Những ý kiến này thường chỉ đúng trong từng khía cạnh cụ thể và từng
nước nhất định, phụ thuộc vào trình độ phát triển, cơ cấu kinh tế áp dụng cho

từng nền kinh tế. Bản thân khái niệm nơng thơn cũng mang tính chất tương đối,
nó có thể thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của
các quốc gia trên thế giới.
Như vậy, khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối, thay đổi theo
thời gian và theo tiến trình phát triển KT-XH của các quốc gia trên thế giới.
Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, nhìn nhận dưới góc độ quản lý, có thể
hiểu: “nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều
nơng dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào hoạt động kinh tế, văn hóa, xã
hội và môi trường trong một thể chế nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ
chức khác”. (TS. Mai Thanh Cúc và cs., 2005).
2.1.1.2. Nơng thơn mới
Đã có một số diễn giải và phân tích về khái niệm thế nào là nông thôn
mới. Nông thôn mới trước tiên phải là nơng thơn chứ khơng phải là thị tứ; đó là

5


NTM chứ không phải nông thôn truyền thống. Nếu so sánh giữa NTM và nơng
thơn truyền thống, thì NTM phải bao hàm cơ cấu và chức năng mới (Cù Ngọc
Hưởng, 2006).
Nơng thơn mới (NTM) là một vùng nơng thơn có nền sản xuất tiếp thu
được những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại mà vẫn giữ được nét đặc trưng,
tinh hoa văn hóa của nơng thơn truyền thống. Có thể quan niệm: “Mơ hình NTM
là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thơn theo
tiêu chí mới, đáp ứng u cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay,
là kiểu nông thôn được xây dựng trên cơ sở nông thôn cũ (truyền thống, đã có)
nhưng mang tính tiên tiến về mọi mặt”.
NTM mang những nét đặc trưng vốn có của nông thôn truyền thống, cả về
quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, cả về hình thái bên trong và bên ngoài
(về cơ sở hạ tầng, về quy hoạch bố trí nhà ở, hình thức nhà ở, đường làng, ngõ

xóm và về quan hệ xóm giềng…). Tuy nhiên, NTM là vùng nơng thơn có những
nét hiện đại. Ngồi sự thay đổi về mặt kinh tế, ở vùng NTM đời sống văn hóa
tinh thần của người dân cũng được nâng cao. Quyền tự do dân chủ của người dân
được phát huy cao độ, người dân được tham gia vào quá trình lập và đề ra các
quy hoạch, được đóng góp ý kiến vào việc xây dựng và phát triển địa phương.
Theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/T.Ư của Trung ương, nông thơn mới là
khu vực nơng thơn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; Cơ cấu
kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển
nhanh công nghiệp, dịch vụ; Gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch;
Giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; An ninh trật tự
được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được
nâng cao.
Với tinh thần đó, nơng thơn mới có 5 nội dung cơ bản. Thứ nhất là nơng
thơn có làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại. Hai là sản xuất bền vững,
theo hướng hàng hóa. Ba là đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày
càng được nâng cao. Bốn là bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát
triển. Năm là xã hội nông thôn được quản lý tốt và dân chủ.
Như vậy, có thể thấy NTM là nơng thơn tồn diện bao gồm tất cả các lĩnh
vực từ kinh tế, xã hội đến quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái và
phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng.

6


Tóm lại, có thể hiểu NTM là nơng thơn có kết cấu hạ tầng KT - XH hiện
đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, xã hội dân chủ, ổn
định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao,
môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững.
NTM là nơng thơn có kết cấu hạ tầng KT - XH hiện đại, cơ cấu kinh tế và
các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, xã hội dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn

hóa dân tộc, đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao, môi trường sinh thái
được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững.
2.1.2. Chức năng của nông thôn mới
- Thứ nhất, sản xuất nông nghiệp hiện đại: Nông thôn là nơi diễn ra phần
lớn các hoạt động sản xuất nông nghiệp của các quốc gia. Chức năng cơ bản của
nông thôn là sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao. Khác với nông
thôn truyền thống, sản xuất nông nghiệp nông thôn mới bao gồm cơ cấu các
ngành nghề mới, các điều kiện sản xuất nông nghiệp hiện đại, ứng dụng phổ biến
khoa học kỹ thuật tiên tiến và xây dựng các tổ chức nông nghiệp hiện đại (Cù
Ngọc Hưởng, 2006).
Chính vì vậy, xây dựng nơng thơn mới khơng có nghĩa là biến nơng thơn
trở thành thành thị. Hướng tư duy áp dụng mơ hình phát triển của thành thị vào
xây dựng nông thôn phần nào đã phủ nhận những giá trị tự có của nơng thôn và
khả năng phát triển trên cơ sở giữ vững bản sắc riêng nơng thơn.
- Thứ hai, giữ gìn văn hóa truyền thống: Trải qua hàng nghìn năm phát
triển, làng xóm ở nơng thơn được hình thành dựa trên những cộng đồng có cùng
phong tục, tập quán, huyết thống. Quy tắc hành vi của xã hội gồm những người
quen này là những phong tục tập quán đã được hình thành từ lâu đời, ở đó con
người đối xử tin cậy lẫn nhau trên quy phạm phong tục tập quán đó. Ở đó quan
hệ huyết thống là mối quan hệ quan trọng nhất. Chính các tập thể nơng dân cùng
huyết thống đã giúp họ khắc phục được những nhược điểm của kinh tế tiểu nông,
giúp bà con nông dân chống chọi với thiên tai đại họa. Cũng chính văn hóa q
hương đã sản sinh ra những sản phẩm văn hóa tinh thần q báu như lịng kính
lão, u trẻ, giúp nhau canh gác bảo vệ, giản dị tiết kiệm, thật thà đáng tin, yêu
quý quê hương… tất cả được sản sinh trong hồn cảnh xã hội nơng thơn đặc thù.
Các truyền thống văn hóa q báu này địi hỏi phải được giữ gìn và phát triển
trong một hồn cảnh đặc thù. Mơi trường thành thị là nơi có tính mở cao, con
người cũng có tính năng động cao, vì thế văn hóa q hương ở đây sẽ khơng cịn

7



tính kế dục. Do vậy, chỉ có nơng thơn với đặc điểm sản xuất nơng nghiệp …,
dịng tộc mới là mơi trường thích hợp nhất để giữ gìn và kế tục văn hóa q
hương. Ngồi ra, các cảnh quan nơng thơn với những đặc trưng riêng đã hình
thành nên màu sắc văn hóa làng xã đặc thù, thể hiện các tư tưởng triết học như
trời đất giao hòa, thuận theo tự nhiên với sự tôn trọng tự nhiên, mưu cầu phát
triển hài hòa cũng như chú trọng sự kế tục phát triển của các dân tộc (Cù Ngọc
Hưởng, 2006).
- Thứ ba, chức năng sinh thái: Nền văn minh nông nghiệp được hình thành
từ những tích lũy trong suốt một q trình lâu dài, từ khi con người thích ứng với
thiên nhiên, lợi dụng, cải tạo thiên nhiên, cho đến khi phá vỡ tự nhiên dẫn đến
phải hứng chịu các ảnh hưởng xấu và cuối cùng là tôn trọng tự nhiên. Trong
nông thôn truyền thống, con người và tự nhiên sinh sống hài hịa với nhau, chức
năng người tơn trọng tự nhiện, bảo vệ tự nhiên và hình thành nên thói quen làm
việc theo quy luật tự nhiên. Q trình cơng nghiệp hố và đơ thị hố khiến con
người ngày càng xa rời tự nhiên, dẫn đến những ô nhiễm trong mơi trường nước
và khơng khí. Nếu so sánh với hệ thống sinh thái đơ thị, thì hệ thống sinh thái
nơng nghiệp một mặt có thể đáp ứng nhu cầu cung cấp các sản phẩm lương thực,
hoa quả cho con người, mặt khác cũng đáp ứng được các yêu cầu về mơi trường
tự nhiên. Thuộc tính sản xuất nơng nghiệp đã quyết định hệ thống sinh thái nông
nghiệp mang chức năng phục vụ hệ thống sinh thái. Đất đai canh tác nông
nghiệp, hệ thống thuỷ lợi, các khu rừng, thảo nguyên..., phát huy các tác dụng
sinh thái như điều hồ khí hậu, giảm ơ nhiễm tiếng ồn, cải thiện nguồn nước,
phịng chống xâm thực đất đai, làm sạch đất ... Các cảnh quan tự nhiên tươi đẹp
cùng với môi trường sinh thái có thể đáp ứng được nhu cầu trở về với tự nhiên
của con người. Nơng thơn có thể bù đắp được những thiếu hụt sinh thái của thành
thị. Môi trường tự nhiên n tĩnh có thể điều hồ cân bằng tâm lý con người. Môi
trường sinh vật phong phú khiến con người có thể cảm thụ được những điều tốt
đẹp từ cuộc sống. Sự chung sống hài hoà giữa con người với tự nhiên có tác dụng

thanh lọc và làm đẹp tâm hồn. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho các khu
du lịch sinh thái xung quanh các khu đô thị ngày càng phát triển rầm rộ. Do vậy,
phải xây dựng nơng thơn mới với những đóng góp tích cực cho sinh thái. Có thể
coi chức năng sinh thái chính là thước đo một đơn vị có thể coi là nông thôn mới
hay không (Cù Ngọc Hưởng, 2006).

8


2.1.3. Các yêu cầu đặt ra trong việc xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới cần đạt được hệ thống 19 tiêu chí bao gồm: Quy

hoạch và thực hiện quy hoạch; giao thông; thủy lợi; điện; trường học; cơ sở vật
chất văn hóa; chợ nơng thơn; bưu điện; nhà ở dân cư; thu nhập; hộ nghèo; cơ cấu
lao động; hình thức tổ chức sản xuất; giáo dục; y tế; văn hóa; mơi trường; hệ
thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và an ninh, trật tự xã hội. Trong 19 tiêu
chí lớn sẽ có những chỉ tiêu cụ thể, tổng cộng gồm 39 chỉ tiêu để đánh giá về xã
đạt chuẩn nông thôn theo từng vùng.
Bên cạnh việc thực hiện các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá công nhận đơn vị
đạt chuẩn nông thôn mới, việc xây dựng nông thôn mới cũng cần phải đảm bảo
các yêu cầu sau:
Thứ nhất, đơn vị cơ bản của mô hình nơng thơn mới là làng - xã. Làng xã thực sự là một cộng đồng, trong đó quản lý của Nhà nước không can thiệp sâu
vào đời sống nông thơn trên tinh thần tơn trọng tính tự quản của người dân thông
qua hương ước, lệ làng (không trái với pháp luật của Nhà nước). Quản lý của
Nhà nước và tự quản của nơng dân được kết hợp hài hồ nhằm hình thành mơi
trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông thôn.(Phan Văn Khôi, 2007,
Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT).
Thứ hai, đáp ứng u cầu thị trường hố, đơ thị hố, cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa, chuẩn bị những điều kiện vật chất và tinh thần giúp nông dân làm
ăn sinh sống và trở nên thịnh vượng ngay trên mảnh đất mà họ đã gắn bó lâu

đời.(Phan Văn Khơi, 2007, Thơng tư số 54/2009/TT-BNNPTNT).
Thứ ba, có khả năng khai thác hợp lý và nuôi dưỡng các nguồn lực, đạt
tăng trưởng kinh tế cao và bền vững; môi trường sinh thái được giữ gìn; tiềm
năng du lịch được khai thác; làng nghề truyền thống, làng nghề tiểu thủ công
nghiệp được khôi phục; ứng dụng công nghệ cao về quản lý, về sinh học...; cơ
cấu kinh tế nông thôn phát triển hài hoà, hội nhập địa phương, vùng, cả nước và
quốc tế (Phan Văn Khôi, 2007, Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT).
Thứ tư, dân chủ nông thôn mở rộng và đi vào thực chất. Các chủ thể nông
thôn (lao động nông thôn, chủ trang trại, hộ nơng dân, các tổ chức phi chính phủ,
nhà nước, tư nhân…) có khả năng, điều kiện và trình độ để tham gia tích cực vào
các q trình ra quyết định về chính sách phát triển nơng thơn; thơng tin minh
bạch, thông suốt và hiệu quả giữa các tác nhân có liên quan; phân phối cơng

9


bằng. Người nông dân thực sự “được tự do và quyết định trên luống cày và thửa
ruộng của mình”, lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh làm giàu cho mình,
cho quê hương theo đúng chủ trương đường lối của Đảng và chính sách, pháp
luật của Nhà nước (Phan Văn Khôi, 2007, Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT).
Thứ năm, nông dân, nông thơn có văn hố phát triển, dân trí được nâng
lên, sức lao động được giải phóng, nhiệt tình cách mạng được phát huy. Đó chính
là sức mạnh nội sinh của làng xã trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, vừa
tự hoàn thiện bản thân, nâng cao chất lượng cuộc sống của mình, vừa góp phần
xây dựng q hương văn minh giàu đẹp. Các nội dung trong cấu trúc mô hình
nơng thơn mới có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhà nước đóng vai trị chỉ đạo,
tổ chức điều hành q trình hoạch định và thực thi chính sách, xây dựng đề án,
cơ chế, tạo hành lang pháp lý, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, nguồn lực, tạo điều kiện,
động viên tinh thần. Nhân dân tự nguyện tham gia, chủ động trong thực thi và
hoạch định chính sách. Trên tinh thần đó, các chính sách kinh tế - xã hội sẽ tạo

hiệu ứng tổng thể nhằm xây dựng nông thôn mới (Phan Văn Khôi, 2007, Thông
tư số 54/2009/TT-BNNPTNT).
2.1.4. Nguyên tắc thực hiện xây dựng Nông thôn mới
Điều 2 Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNN&PTNT-BKH&ĐTBTC ngày 13 tháng 4 năm 2011 (liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính) về hướng dẫn một số nội dung thực hiện
Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới giai đoạn
2010 - 2020” đã đề ra 6 nguyên tắc trong xây dựng nông thôn mới như sau:
Nguyên tắc 1: Các nội dung, hoạt động của chương trình XDNTM phải
hướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia về nơng thơn
mới ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng
Chính phủ.
Nguyên tắc 2: Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương
là chính, Nhà nước đóng vai trị định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn,
chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động
cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thơn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định
và tổ chức thực hiện.

10


Nguyên tắc 3: Kế thừa và lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia,
chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai
trên địa bàn nơng thơn.
Ngun tắc 4: Thực hiện chương trình XDNTM phải gắn với kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm
bảo thực hiện các quy hoạch XDNTM đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ngun tắc 5: Cơng khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực;
tăng cường phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các
cơng trình, dự án của Chương trình XDNTM; phát huy vai trị làm chủ của người

dân và cộng đồng; thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức
thực hiện và giám sát, đánh giá.
Nguyên tắc 6: XDNTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và tồn xã
hội; cấp ủy Đảng, chính quyền đóng vai trị chỉ đạo, điều hành quá trình xây
dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các
tổ chức chính trị - xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ
thể trong XDNTM.
2.1.5. Nội dung nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới
2.1.5.1. Xác định mục tiêu thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới
Xây dựng NTM ở Việt Nam là xây dựng nông thôn đạt 19 tiêu chí của Bộ
tiêu chí quốc gia về Nơng thơn mới được quy định tại Quyết định số 491/QĐTTg, ngày 19/4/2009, tạo nền móng ban đầu để người dân nơng thơn phát huy
nội lực, ổn định và nâng cao cuộc sống, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và
thành thị.sản xuất nông nghiệp hiện đại: Nông thôn là nơi diễn ra phần lớn các
hoạt động sản xuất nông nghiệp của các quốc gia. Vì vậy cần xác định các mục
tiêu xây dựng nông thôn mới cho từng vùng cụ thể.
Chức năng cơ bản của nông thôn là sản xuất các sản phẩm nông nghiệp
chất lượng cao. Khác với nông thôn truyền thống, sản xuất nông nghiệp nông
thôn mới bao gồm cơ cấu các ngành nghề mới.
Ngồi ra đảm bảo tơn tạo các cảnh quan nông thôn với những đặc trưng
riêng và xây dựng nơng thơn mới với những đóng góp tích cực cho sinh thái.
2.1.5.2. Tổ chức bộ máy thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới
Tổ chức thực hiện là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm đạt
được sự thành cơng của chương trình, tổ chức thực hiện nhằm có sự thống

11


×