Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 122 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGÔ TUẤN NGỌC

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ

Ngành:

Quản lý Kinh tế

Mã ngành:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS Nguyễn Tuấn Sơn

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là cơng trình do chính tơi nghiên cứu và soạn
thảo. Tôi không sao chép từ bất kỳ một bài viết hay cơng trình nghiên cứu nào khác đã
được cơng bố mà khơng trích dẫn nguồn gốc. Nếu có bất kỳ một sự vi phạm nào tơi xin
chịu hồn tồn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày …..tháng ….. năm 2017
Tác giả luận văn


Ngô Tuấn Ngọc

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kế hoạch đầu tư, Khoa Kinh tế và phát triển nông thơn - Học viện Nơng nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành
luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo và cán bộ Phòng Kinh tế; các phịng,
ban khác của UBND Thành phố Việt Trì; các cán bộ, nhân viên của các xã, phường trên
địa bàn Thành phố Việt Trì đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày …..tháng ….. năm 2017
Tác giả luận văn

Ngô Tuấn Ngọc

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................. viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3


1.4.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 4

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 4

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4

1.5.

Đóng góp mới của luận văn ................................................................................ 5

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 6
2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ .............................. 6

2.1.1.

Khái niệm về chợ, hệ thống chợ ......................................................................... 6

2.1.2.

Khái niệm quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ .......................................... 11


2.1.3.

Vai trò của quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ ......................................... 12

2.1.4.

Nội dung quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ............................................ 13

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về hệ thống chợ........... 21

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 25

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ của các địa phương
trong nước ......................................................................................................... 25

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Phọ ................... 29

2.2.3.

Các cơng trình nghiên cứu có liên quan ........................................................... 29

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 32


iii


3.1.

Đặc điểm địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ......................................... 32

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên của Thành phố Việt Trì ...................................................... 32

3.1.2.

Đặc điểm hệ thống chợ ..................................................................................... 32

3.1.3.

Tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố Việt Trì ........................................... 35

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 35

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................ 35

3.2.2.


Phương pháp thu thập số liệu và thông tin ....................................................... 37

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 39
4.1.

Thực trạng quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố
Việt Trì ............................................................................................................. 39

4.1.1.

Thực trạng xây dựng quy hoạch, kế hoạch và phương hướng phát triển
chợ trên địa bàn thành phố Việt Trì .................................................................. 39

4.1.2.

Thực trạng các chính sách được ban hành về đầu tư, xây dựng và ưu đãi,
khuyến khích thu hút đầu tư xây dựng, phát triển chợ ..................................... 44

4.1.3.

Thực trạng việc quản lý chợ theo quy định về phân cấp quản lý trên địa
bàn Thành phố Việt Trì .................................................................................... 49

4.1.4.

Thực trạng công tác chỉ đạo, hướng dẫn Ban quản lý chợ về chính sách,
nghiệp vụ quản lý chợ....................................................................................... 53

4.1.5.


Tổ chức công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách và luật pháp của Nhà nước cho các hộ kinh doanh trong các chợ ............ 56

4.1.6.

Công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lí các vi phạm về
hoạt động chợ ................................................................................................... 58

4.1.7.

Đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ trên
địa bàn thành phố Việt Trì ................................................................................ 63

4.2.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hệ
thống chợ trên địa bàn thành phố Việt Trì ..................................................... 67

4.2.1.

Các yếu tố thuộc về chính sách Quản lý của Nhà nước ................................... 67

4.2.2.

Các yếu tố thuộc về Ban quản lý chợ ............................................................... 71

4.2.3.

Các yếu tố thuộc về các hộ kinh doanh, người mua hàng hóa trong các chợ ............ 73


4.2.4.

Các yếu tố thuộc về phân công, phân cấp bộ máy quản lý nhà nước và
phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ ................. 74

iv


4.3.

Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn
thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ ....................................................................... 75

4.3.1.

Quan điểm, định hướng phát triển, tăng cường công tác Quản lý Nhà
nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Phọ...... 75

4.3.2.

Giải pháp tăng cường Quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa
bàn Thành phố Việt Trì .................................................................................... 78

4.3.3.

Tăng cường công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách và luật pháp của Nhà nước cho các hộ kinh doanh trong chợ ........ 89

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 93
5.1.


Kết luận............................................................................................................. 93

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 94

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 96
Phụ lục .......................................................................................................................... 99

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ATTP

An toàn thực phẩm

BQL

Ban quản lý

CĐC

Chuyển đổi chợ


CSVCKT

Cơ sở vật chất kỹ thuật

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

GDP

Tổng sản phẩm trong nước

HKD

Hộ kinh doanh

HTX

Hợp tác xã.

NSNN

Ngân sách nhà nước

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

QLKDKTC


Quản lý kinh doanh khai thác chợ

QLNN

Quản lý nhà nước

TM

Thương mại

TTTM

Trung tâm thương mại

TW

Trung ương

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

VSMT

Vệ sinh môi trường


WTO

World trade organization - Tổ chức thương mại thế giới

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Quy mô các chợ trên địa bàn Thành phố Việt Trì ....................................... 33
Bảng 4.1. Số lượng và phân bổ mạng lưới chợ trên địa bàn Thành phố Việt Trì
(tính đến hết tháng 12/2015) ........................................................................ 41
Bảng 4.2. Danh mục các chợ thực hiện chuyển đổi mơ hình trên địa bàn Thành
phố Việt Trì giai đoạn 2013 – 2016 ............................................................. 43
Bảng 4.3. Tổng số tiền huy động từ nguồn vốn đầu tư Xã hội hoá xây dựng cơ
sở vật chất tại các chợ tại thành phố Việt Trì giai đoạn 2013- 2016 ........... 47
Bảng 4.4. Đánh giá chính sách thu hút đầu tư, xây dựng chợ hiện nay trên địa
bàn thành phố Việt Trì ................................................................................. 48
Bảng 4.4. Thống kê số lượng mơ hình tổ chức, quản lý chợ........................................ 49
Bảng 4.5. Thống kê mơ hình quản lý các chợ hiện nay trên địa bàn Thành phố
Việt Trì ......................................................................................................... 50
Bảng 4.6. Kết quả điều tra các hộ kinh doanh tại chợ về công tác tuyên truyền,
giáo dục và quản lý chợ ............................................................................... 57
Bảng 4.7. Sự đầy đủ về công tác đảm bảo hoạt động của chợ trên địa bàn Thành
phố Việt Trì .................................................................................................. 59
Bảng 4.8. Số vụ vi phạm tại các chợ trên địa bàn Thành phố Việt Trì giai đoạn
2013-2016 .................................................................................................... 62
Bảng 4.9. Đánh giá của ban quản lý chợ về ý thức chấp hành nội qui chợ của các
hộ kinh doanh ............................................................................................... 73

vii



DANH MỤC SƠ ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Đánh giá mơ hình phân cấp quản lý chợ của cán bộ và người dân trên
địa bàn Thành phố Việt Trì.......................................................................... 52
Biểu đồ 4.2. Đánh giá về điều kiện kinh doanh tại các chợ của tác giả........................... 61
Biểu đồ 4.3. Đánh giá của ban quản lý chợ, hộ kinh doanh, người dân về vệ sinh
an toàn thực phẩm ở các chợ ....................................................................... 71
Biểu đồ 4.4. Đánh giá của ban quản lý chợ, hộ kinh doanh, người dân về cơng tác
phịng chống cháy nổ ở các chợ................................................................... 72

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Ngơ Tuấn Ngọc
Tên luận văn: “Quản lý hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Thành phố Việt Trì, Tỉnh
Phú Phọ”
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã ngành: 60 34 04 10

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Trong nghiên cứu này tơi tập trung phân tích đánh giá thực trạng công tác quản
lý chợ trên địa bàn Thành phố Việt Trì, từ đó đề xuất giải pháp hồn thiện công tác quản
lý hệ thống chợ trên địa bàn trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài, tôi sử dụng số liệu thứ cấp như tình hình chung của Thành phố Việt
Trì và cơng tác xây dựng, quản lý chợ trên địa bàn Thành phố Việt Trì; các số liệu sơ

cấp thu thập được trên cơ sở khảo sát trên địa bàn Thành phố Việt Trì: 5 cán bộ, lãnh
đạo Phịng Kinh tế Thành phố Việt Trì; 25 đối tượng phỏng vấn là cán bộ ở xã, phườngThành phố Việt Trì; 20 đối tượng là hộ kinh doanh tại các chợ điển hình của Thành phố
Việt Trì.
Kết quả nghiên cứu
Qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng cho thấy công tác quản lý chợ bị ảnh hưởng
bởi các yếu tố: Điều kiện kinh tế - xã hội, các chính sách về quản lý chợ, cơ sở hạ tầng,
trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý chợ, nguồn tài chính - kinh phí, ý thức của
người kinh doanh trong chợ và người mua hàng, chế tài xử phạt, sự phối hợp giữa các
bên liên quan.
Trong thời gian tới, các nhóm giải pháp để hồn thiện cơng tác quản lý hệ thống
chợ trên địa bàn Thành phố Việt Trì đó là: (1) Giải pháp về tăng cường cơng tác quy
hoạch phát triển chợ, (2) Giải pháp về tăng cường thu hút đầu tư, phát triển chợ, (3) Giải
pháp về đổi mới mơ hình tổ chức, quản lý chợ, (4) Giải pháp về tăng cường, đổi mới
công tác thanh tra, kiểm tra đối với hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố Việt Trì, (5)
Giải pháp về tăng cường công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách và luật pháp của Nhà nước cho các hộ kinh doanh trong chợ, (6) Giải pháp
về tăng cường sự phối hợp của các ban ngành, đơn vị chức năng trong quản lý chợ.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Ngo Tuan Ngoc
Thesis title: “Management on the system of markets in the area of Viet Tri city, Phu
Tho province”.
Major: Managerial Economic
Code: 60 34 04 10
Education organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objectives
According to evaluate situation of management on the system of markets in the

area of Viet Tri city, Phu Tho province recently, propose solutions to improve
management on the system of markets in the area of Viet Tri city, Phu Tho province in
the future.
Research Methodologies
In this research, the author uses the secondary data as general situation of Viet
Tri city, market construction and management activities in published reports. The
primary data are collected from: 5 officers, managers of Economic Department in Viet
Tri city; 25 ward or communal officers in Viet Tri city; 20 business households in
surveyed markets at Viet Tri city.
Research main findings
After the author conducted theoretical and practical issues about management
on the system of markets in the area of Viet Tri city, Phu Tho province. There are some
influencing factors such as socio-economic condition, policies of market management,
infrastructure, capacity of functional officers, capital source, awareness of business men
in the markets and the buyers, punishment regulation, the coordination between
authorized units.
In the future, to accomplish management activities on the system of markets in
the area of Viet Tri city, Phu Tho province, we proposed some solutions: (1) Solutions
to improve the planning and developing market system; (2) Solutions to enhance
investment attraction to develop the markets; (3) Solutions to reform present
organizational management model of the market; (4) Solutions to enhance, reform the
inspection activities to the market system; (5) Solutions to enhance the propaganda of
orientation of the Party, policies and law of the government ; (6) Solutions to improve
the coordination between functional authorities in market system management.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong lịch sử Việt Nam, chợ không chỉ là một kiểu tổ chức hoạt động kinh
tế mà còn là một dạng sinh hoạt văn hóa chứa đựng các giá trị văn hóa truyền
thống dân tộc. Chợ là nơi giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân, nơi thể
hiện bộ mặt và trình độ phát triển của cả vùng miền. Thông qua chợ, nhiều nhu
cầu của đời sống con người được thỏa mãn, kể cả nhu cầu của tiêu dùng, sản xuất
hay sinh hoạt vật chất, tinh thần. Bên cạnh đó, chợ cịn là nơi giao lưu, gặp gỡ lẫn
nhau, tổ chức lễ hội...Theo điều tra của Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam năm 2015,
hiện nay trên cả nước có gần 9.000 chợ truyền thống, 80% hàng hóa chuyển qua
kênh phân phối này. Qua đây ta thấy mức độ quan trọng của chợ truyền thống
trong phân phối bán lẻ.
Chợ truyền thống, chợ dân sinh vốn được coi là một nguồn cung cấp thực
phẩm tươi sống thuận tiện với giá cả phải chăng cho người dân. Tuy nhiên trong
những năm gần đây, ở nước ta chợ đang bị thay thế nhanh chóng bởi các siêu thị
lớn nhỏ, khu trung tâm thương mại kết hợp văn phòng cho thuê. Mỗi chợ dân
sinh như vậy đều đang phát huy hiệu quả phục vụ nhu cầu hàng ngày của người
dân, từ những người dân nghèo nhất. Mặt khác, trong quá trình phát triển đô thị,
các siêu thị, trung tâm thương mại xuất hiện ngày càng nhiều, từng bước chiếm
lĩnh những vị trí quan trọng trong đơ thị, nên đã làm cho khơng ít các chuyên gia
cũng như người dân trăn trở, băn khoăn, lo ngại.
Theo Nghị Định 11/VBHN-BCT ngày 23 tháng 1 năm 2014, của Bộ Công
thương về Hợp nhất Nghị định phát triển và quản lý chợ cũng đã nhấn mạnh, chợ
là một bộ phận quan trọng trong tổng thể hạ tầng kinh tế- xã hội. Trong quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển thương mại của từng địa
phương phải bao gồm quy hoạch phát triển chợ.
Chính vì thế, cần phải có sự quản lý Nhà nước (QLNN) đối với chợ nhằm
bảo đảm hệ thống chợ phát triển theo đúng quy hoạch đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế- xã hội của đất nước cũng như từng địa phương, đồng thời giữ gìn bản sắc
văn hóa của loại hình thương mại truyền thống trong quá trình phát triển và hội
nhập ngày càng sâu và rộng như hiện nay.
Việt Trì nằm ở phía Đơng Nam của tỉnh Phú Phọ, là thành phố du lịch về

với cội nguồn dân tộc Việt Nam, là kinh đô Văn Lang - kinh đô đầu tiên của

1


người Việt và là cửa ngõ của vùng Tây Bắc Tổ quốc, có diện tích tự nhiên
11.175,11ha, gồm 13 phường nội thành và 10 xã ngoại thành; dân số khoảng 284
ngàn người; phía Đơng giáp với huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc); phía Nam giáp
huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), huyện Ba Vì (Hà Nội); phía Tây giáp huyện
Lâm Thao; phía Bắc giáp huyện Phù Ninh. Là mảnh đất giàu truyền thống văn
hóa, Việt Trì ngày nay được biết đến là “thành phố hai di sản” (Tín ngưỡng thờ
cúng Hùng Vương đã được UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa đại diện của
nhân loại và Hát Xoan Phú Phọ được UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa phi
vật thể cần bảo vệ khẩn cấp).
Việt Trì là vùng đất nằm ở vị trí chuyển tiếp từ địa hình đồi núi sang địa
hình đồng bằng, đỉnh của tam giác châu thổ sơng Hồng. Từ trung tâm thành phố
nhìn về phía Tây Nam là núi Ba Vì, phía Đơng Bắc là dãy núi Tam Đảo. Ở
phía Tây - Tây Bắc thành phố là núi Nghĩa Lĩnh, nơi có đền thờ các vua Hùng.
Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của tăng dân số cơ học, Việt Trì
có mật độ dân cư tăng lên, dân số của Việt Trì hiện nay là 283.995 nhân khẩu.
Mạng lưới chợ của Việt Trì được phân bố tương đối đồng đều (Hiện nay đang có
31 chợ) theo khu vực dân cư để phục vụ nhu cầu mua bán của người tiêu dùng.
Hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố Việt Trì đang ngày càng phát triển
về chất lượng cơ sở hạ tầng cũng như lĩnh vực lưu thơng hàng hóa. Tuy nhiên,
quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ vẫn còn nhiều hạn chế:
Thứ nhất, quy hoạch chợ cịn chưa tốt. Thành phố có 13 phường, 10 xã,
nhưng chỉ có 9 chợ nằm trong quy hoạch, chợ cóc, chợ tạm ngồi quy hoạch
chưa được kiểm sốt gây mất trật tự an tồn xã hội, gây ơ nhiễm môi trường.
Thứ hai, cơ sở vật chất hệ thống chợ nhìn chung cịn nghèo nàn, lạc hậu,
việc đầu tư xây dựng chợ mới chỉ do Nhà nước làm, chưa thực hiện xã hội hóa

trong cơng tác đầu tư xây dựng chợ theo phương châm "Nhà nước và nhân dân
cùng làm", nhiều chợ chưa đáp ứng được yêu cầu vệ sinh, an tồn thực phẩm,
văn minh thương mại, phịng chống cháy nổ.
Thứ ba, mơ hình tổ chức quản lý chợ không thống nhất, chưa đáp ứng
được yêu cầu và xu thế phát triển kinh tế xã hội.
Thứ tư, các chính sách để khuyến khích thương nhân thuộc các thành phần
kinh tế tham gia đầu tư vào xây dựng phát triển hệ thống chợ còn hạn chế, chưa
đủ sức hấp dẫn các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tham gia đầu tư vào xây
dựng hệ thống chợ.

2


Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh trong chợ,
hàng giả, hàng kém chất lượng, vệ sinh an tồn thực phẩm, phịng chống cháy nổ
hoạt động chưa hiệu quả, cịn mang tính hình thức.
Thứ sáu, cơng tác tổ chức tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách và luật pháp của Nhà nước cho mọi người trong phạm vi chợ còn
chưa được quan tâm đúng mức.
Từ những vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tăng cường
quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố Việt Trì, tỉnh
Phú Phọ”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ
trên địa bàn Thành phố Việt Trì, đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý Nhà
nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Phọ trong
thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà nước

đối với hệ thống chợ;
- Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn
Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Phọ giai đoạn 2014 - 2016;
- Phân tích và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước đối với hệ
thống chợ trên địa bàn Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Phọ;
- Đề xuất định hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ
thống chợ trên địa bàn Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Phọ trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung trả lời các câu hỏi sau đây có liên quan đến quản lý Nhà
nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Phọ:
1/ Thực trạng cơng tác quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn
Thành phố Việt Trì thời gian qua như thế nào?
2/ Những thuận lợi, khó khăn đối với việc quản lý Nhà nước hệ thống chợ
trên địa bàn Thành phố Việt Trì?
3/ Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cơng tác quản lý Nhà nước đối với hệ
thống chợ trên địa bàn Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Phọ?

3


4/ Cần đề xuất những giải pháp gì nhằm tăng cường quản lý Nhà nước hệ
thống chợ trên địa bàn Thành phố Việt Trì hiện nay và cho thời gian tới?
1.4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà
nước đối với hệ thống chợ.
- Đối tượng khảo sát: Các cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước đối với hệ
thống chợ, Ban quản lý các chợ, các tiểu thương buôn bán và người dân có tham
gia trao đổi hàng hóa tại các chợ trên địa bàn Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Phọ.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu

+ Về nội dung: Tập trung vào các công tác quản lý chợ như: Ban hành các
văn bản, chính sách, quản lý quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng, quản lý hoạt
động kinh doanh chợ, công tác kiểm tra, giám sát. Tập trung làm rõ đối tượng chịu
sự quản lý của Nhà nước về hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố Việt Trì, các
nhóm chợ hạng 2 và hạng 3 mà khơng khảo sát các siêu thị, trung tâm thương mại.
Luận văn tập trung nghiên cứu 6 nội dung của quản lý Nhà nước về chợ bao gồm:
- Quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống chợ
- Thu hút đầu tư xây dựng, phát triển chợ
- Mơ hình tổ chức, quản lý chợ;
- Phân công, phân cấp, phối hợp của các cơ quan quản lý Nhà nước đối
với hệ thống chợ.
- Tổ chức tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và luật
pháp của Nhà nước cho mọi người trong phạm vi chợ.
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm các hoạt động tại chợ.
+ Về không gian: Hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú
Phọ bao gồm:
- Chợ nội, ngoại thành (điều tra một số chợ điển hình: 01 Chợ hạng 1 là:
Chợ đầu mối nông sản; 02 Chợ hạng 2 là: Chợ Trung Tâm; Chợ Gia Cẩm; 10
chợ hạng 3 là: Chợ Nông Trang; Chợ Minh Phương; Chợ Hồng Hà; Chợ Hy
Cương; Chợ Dầu; Chợ Điện Máy; Chợ Mè Quảng; Chợ Đê Bến Gót; Chợ Vân
Cơ; Chợ xã Kim Đức).
- Các cơ quan quản lý của thành phố và các xã, phường.
- Quan hệ với cơ quan quản lý Nhà nước khác: Sở Công thương và các Sở
ngành khác của Thành phố Việt Trì.

4


+ Về thời gian: Số liệu thu thập để nghiên cứu trong 2 năm từ 2014 2016. Số liệu đã cơng bố: số liệu, báo cáo của Phịng Kinh tế -Thành phố Việt
Trì, Phịng Tài chính-kế hoạch Thành phố Việt Trì,... từ 2014-2016;

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Đề tài góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý
chợ qua việc phân tích các khái niệm cơ bản, vai trị của chợ cũng như cơng tác
quản lý chợ, các loại hình chợ, các nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến công
tác quản lý chợ. Trên cơ sở phân tích các kinh nghiệm quản lý chợ của một số
tỉnh thành như thành phố Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh; khu vực đồng bằng sông
Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh để thấy được mơ hình quản lý chợ phù
hợp với xu thế phát triển và tối ưu nhất.
- Qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng cho thấy công tác quản lý chợ bị ảnh
hưởng bởi các yếu tố: Điều kiện kinh tế - xã hội, các chính sách về quản lý chợ,
cơ sở hạ tầng, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý chợ, nguồn tài chính
- kinh phí, ý thức của người kinh doanh trong chợ và người mua hàng, chế tài xử
phạt, sự phối hợp giữa các bên liên quan.
- Trong thời gian tới, các nhóm giải pháp để hồn thiện công tác quản lý
hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố Việt Trì đó là: (1) Giải pháp về tăng cường
công tác quy hoạch phát triển chợ, (2) Giải pháp về tăng cường thu hút đầu tư,
phát triển chợ, (3) Giải pháp về đổi mới mơ hình tổ chức, quản lý chợ, (4) Giải
pháp về tăng cường, đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra đối với hệ thống chợ
trên địa bàn Thành phố Việt Trì, (5) Giải pháp về tăng cường công tác tuyên
truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà
nước cho các hộ kinh doanh trong chợ, (6) Giải pháp về tăng cường sự phối hợp
của các ban ngành, đơn vị chức năng trong quản lý chợ.

5


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ
THỐNG CHỢ

2.1.1. Khái niệm về chợ, hệ thống chợ
2.1.1.1. Khái niệm chợ
Theo định nghĩa trong các từ điển tiếng Việt đang được lưu hành: "Chợ là
nơi công cộng để đông người đến mua bán vào những ngày hoặc những buổi nhất
định". Theo Đại Từ điển tiếng Việt (2003); Theo Đại Từ điển tiếng Việt (2004):
"Chợ là nơi tụ họp giữa người mua và người bán để trao đổi hàng hóa, thực phẩm
hàng ngày theo từng buổi hoặc từng phiên nhất định (chợ phiên)”...
Theo Nghị Định 11/VBHN-BCT ngày 23/01/2014 của Bộ Công thương,
Hợp nhất Nghị định về phát triển và quản lí chợ (gọi tắt là Nghị định 11) thì khái
niệm về chợ được điều chỉnh trong Nghị định này là “Loại chợ mang tính truyền
thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, đáp ứng các nhu cầu mua
bán, trao đổi hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư”. Chợ điều chỉnh
trong Nghị định này phải là chợ nằm trong quy hoạch, theo quyết định của
UBND tỉnh, thành phố hoặc quận, huyện, thành phố; mục tiêu của chợ là đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư.
Từ những điểm hội tụ chung của nhiều định nghĩa, ta có thể rút ra kết
luận: Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được hình thành và phát triển
mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm công cộng, tập trung đông
người mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ với nhau, được hình thành do u cầu
của sản xuất, lưu thơng và đời sống tiêu dùng xã hội và hoạt động theo các chu
kỳ thời gian nhất định.
Khái niệm về chợ cũng bao gồm các nội dung chủ yếu là: Không gian họp
chợ, thời gian họp chợ, chủ thể tham gia trao đổi mua bán trong chợ, đối tượng
hàng hóa trao đổi mua bán, các hoạt động trao đổi mua bán, các điều kiện cơ sở
vật chất kỹ thuật tại chợ và chịu sự quản lý theo quy định của Nhà nước.
2.1.1.2. Khái niệm hệ thống chợ
Hệ thống chợ được hiểu là: Một tập hợp các chợ trong một mạng lưới có
quan hệ hữu cơ với nhau, được hình thành và phát triển theo quy hoạch.

6



Hệ thống chợ bao gồm một mạng lưới các chợ có quan hệ chặt chẽ, cùng
gắn kết với nhau, chúng phụ thuộc vào nhau, chi phối lẫn nhau và cùng có quan
hệ liên kết về kinh tế, sản xuất trong không gian lãnh thổ. Các chợ trong hệ thống
chợ không chỉ có mối quan hệ với nhau mà cịn có mối quan hệ với các loại hình
thương mại khác như siêu thị, trung tâm thương mại; với lĩnh vực sản xuất, với
lĩnh vực tiêu dùng; với các hạ tầng, hoạt động kinh tế xã hội khác. Sự phát triển
hay đi xuống của bất kỳ chợ nào trong hệ thống đều ảnh hưởng đến các chợ cịn
lại cũng như tồn hệ thống chợ.
2.1.1.3. Phân loại chợ
Theo Điều 2 Nghị Định 11/VBHN-BCT ngày 23/01/2014 của Bộ Công
thương quy định:
Phạm vi chợ: Là khu vực được quy hoạch dành cho hoạt động chợ, bao
gồm diện tích để bố trí các điểm kinh doanh, khu vực dịch vụ (như: Bãi để xe, kho
hàng, khu ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác) và đường bao quanh chợ.
Chợ đầu mối: Là chợ có vai trị chủ yếu thu hút, tập trung lượng hàng hóa
lớn các nguồn sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế hoặc của ngành hàng để
tiếp tục phân phối tới các chợ và các kênh lưu thông khác.
Chợ kiên cố: Là chợ được xây dựng hoàn chỉnh với đủ các yếu tố của một
cơng trình kiến trúc, có độ bền sử dụng cao thời gian sử dụng trên 10 năm.
- Chợ bán kiên cố: Là chợ chưa được xây dựng hoàn chỉnh. Bên cạnh
những hạng mục xây dựng kiên cố (tầng lầu, cửa hàng, sạp hàng) cịn có những
hạng mục xây dựng tạm như lán, mái che, quầy bán hàng…, độ bền sử dụng
không cao (dưới 10 năm).
- Điểm kinh doanh tại chợ: Bao gồm quầy hàng, sạp hàng, ki-ốt, cửa hàng
được bố trí cố định trong phạm vi chợ theo thiết kế xây dựng chợ, có diện tích
quy chuẩn tối thiểu là 3m2/điểm.
- Chợ chuyên doanh: Là chợ kinh doanh chuyên biệt một ngành hàng hoặc
một số ngành hàng đặc thù và tính chất riêng.

- Chợ tổng hợp: Là chợ kinh doanh nhiều ngành hàng.
- Chợ dân sinh: Là chợ hạng 3 (do xã, phường quản lý) kinh doanh những
mặt hàng thông dụng và thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày của nhân dân.
- Chợ tạm: Là chợ nằm trong quy hoạch nhưng chưa được xây dựng kiên
cố hoặc bán kiên cố.

7


- Chợ nông thôn: Là chợ xã của các huyện và ở khu vực ngoại thành,
ngoại thị.
- Chợ biên giới: Là chợ nằm trong khu vực biên giới trong đất liền (gồm xã,
phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính phù hợp với biên giới quốc gia
trên đất liền) hoặc khu vực biên giới trên biển (tính từ biên giới quốc gia trên biển
vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo).
- Chợ miền núi: Là chợ xã thuộc các huyện miền núi.
- Chợ cửa khẩu: Là chợ được lập ra trong khu vực biên giới trên đất liền
hoặc trên biển gắn với các cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nhưng khơng
thuộc khu kinh tế cửa khẩu.
- Chợ trong khu kinh tế cửa khẩu: Là chợ được lập ra trong khu kinh tế
cửa khẩu theo các điều kiện, trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số
29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công
nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
- Doanh nghiệp kinh doanh, quản lý chợ: Là doanh nghiệp được thành
lập, đăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy định của pháp luật được cơ quan
có thẩm quyền giao hoặc trúng thầu về kinh doanh, khai thác và quản lý chợ.
- Hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ: Là hợp tác xã được thành lập, đăng
ký kinh doanh và hoạt động theo quy định của pháp luật được cơ quan có thẩm
quyền giao hoặc trúng thầu về kinh doanh, khai thác và quản lý chợ.
Theo Điều 3 Nghị Định 11/VBHN-BCT ngày 23/01/2014 của Bộ Công

thương chợ được phân làm 3 hạng:
a. Chợ hạng 1
- Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố, hiện
đại theo quy hoạch;
- Được đặt ở các vị trí trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của tỉnh,
thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, của khu vực kinh tế và được tổ
chức họp thường xuyên;
- Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ
chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ: Trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản
hàng hóa, dịch vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa, vệ sinh an
toàn thực phẩm và các dịch vụ khác.
b. Chợ hạng 2
- Là chợ có từ 200 điểm kinh doanh đến 400 điểm kinh doanh, được đầu
tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch;

8


- Được đặt ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực và được tổ chức họp
thường xuyên hay khơng thường xun;
- Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động chợ và tổ chức
các dịch vụ tối thiểu tại chợ: Trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng
hóa, dịch vụ đo lường, vệ sinh công cộng.
c) Chợ hạng 3
- Là các chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu tư
xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố.
- Chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hóa của nhân dân trong xã,
phường và địa bàn phụ cận.
2.1.1.4. Vai trò của hệ thống chợ đối với sự phát triển kinh tế- xã hội
Trong những năm qua, mạng lưới chợ ở nước ta đóng vai trị rất quan

trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là từ thập niên 80 và những năm
đầu của thập niên 90. Đây là giai đoạn mà mạng lưới siêu thị và trung tâm
thương mại chưa hình thành và phát triển, chợ vẫn là nơi tiêu thụ hàng hóa chủ
yếu của các doanh nghiệp sản xuất cũng như là nơi mua sắm chủ yếu của người
dân (Khuyết danh, 2017).
Tuy nhiên, hiện nay chợ vẫn giữ một vai trò rất quan trọng thể hiện trên
các mặt sau:
Về mặt kinh tế: Chợ là một bộ phận quan trọng trong cấu thành mạng lưới
thương nghiệp xã hội:
• Đối với vùng nơng thơn: Chợ vừa là nơi tiêu thụ nơng sản hàng hóa,
tập trung thu gom các sản phẩm, hàng hóa phân tán, nhỏ lẻ để cung ứng cho
các thị trường tiêu thụ lớn trong và ngoài nước, vừa là nơi cung ứng hàng
công nghiệp tiêu dùng cho nông dân và một số loại vật tư cho sản xuất nơng
nghiệp ở nơng thơn.
• Ở khu vực thành thị: Chợ cũng là nơi cung cấp hàng hóa tiêu dùng,
lương thực thực phẩm chủ yếu cho các khu vực dân cư. Tuy nhiên hiện nay đã
xuất hiện khá nhiều hình thức thương mại cạnh tranh trực tiếp với chợ, vì thế bên
cạnh việc mở rộng hay tăng thêm số lượng chợ chúng ta sẽ đầu tư nâng cấp chất
lượng hoạt động của chợ và đầu tư nâng cấp chất lượng dịch vụ của chợ. Hoạt
động của các chợ làm tăng ý thức về kinh tế hàng hóa của người dân, rõ nét nhất
là ở miền núi, vùng cao từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần tích cực vào
cơng cuộc xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, miền núi.

9


Trong các phiên chợ, các buổi chợ là cơ hội của người dân giao lưu trao
đổi, mua bán, lưu thông hàng hóa của mình, cập nhật thơng tin, ý thức xã hội, nó
làm tăng khả năng phản ứng của người dân với thị trường, với thời thế và tự mình
có thể ý thức được công việc làm ăn buôn bán của mình trong cơng cuộc đổi mới.

Chợ là một nguồn thu quan trọng của Ngân sách Nhà nước. Mặc dù Nhà nước
chưa có thể nâng cấp đủ hệ thống chợ ở nước ta, chưa đặc biệt quan tâm đầu tư
phát triển, nhưng các chợ trong cả nước đã đem lại cho Ngân sách Nhà nước
khoảng 300.000 triệu đồng mỗi năm (chưa kể các nguồn thu từ thuế trực tiếp).
Sự hình thành chợ kéo theo sự hình thành và phát triển các ngành nghề sản
xuất. Đây chính là tiền đề hội tụ các dòng người từ mọi miền đất nước tập trung
để làm ăn, bn 4/26 bán. Chính q trình này làm xuất hiện các trung tâm
thương mại và khơng ít số đó trở thành những đơ thị sầm uất.
Về mặt giải quyết việc làm: Chợ ở nước ta đã giải quyết được một số
lượng lớn việc làm cho người lao động. Hiện nay trên tồn quốc có hơn 2,3 triệu
người lao động buôn bán trong các chợ và số người tăng thêm có thể tới
10%/năm. Nếu mỗi người trực tiếp bn bán có thêm 1 đến 2 người giúp việc
(phụ việc bán hàng, tổ chức nguồn hàng để đưa về chợ, đưa hàng tới các mối tiêu
thụ theo yêu cầu của khách…) thì số người lao động có việc tại chợ sẽ gấp đôi,
gấp ba lần số lượng người chỉ buôn bán ở chợ, và như thế chợ giải quyết được
một số lượng lớn công việc cho người lao động khi hoạt động.
Về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc: Có thể nói, chợ là một bộ mặt
kinh tế - xã hội của một địa phương và là nơi phản ánh trình độ phát triển kinh tế
- xã hội, phong tục tập quán của một vùng dân cư. Tính văn hóa ở chợ được thể
hiện rõ nhất là ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa.
• Đối với người dân: Đồng bào đến chợ ngoài mục tiêu mua bán còn lấy
chợ làm nơi giao tiếp, gặp gỡ, thăm hỏi người thân, trao đổi công việc, kể cả việc
dựng vợ gả chồng cho con cái. Chợ còn là nơi hị hẹn của lứa đơi, vì vậy người
dân miền núi thường gọi là đi "chơi chợ" thay cho từ đi chợ mua sắm như là
người dưới xuôi thường gọi. Các phiên chợ này thường tồn tại từ rất lâu đời, và
nó là những bản sắc văn hóa vơ cùng đặc trưng của các dân tộc ở nước ta.
• Đối với chính quyền: Ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa chợ là địa
điểm duy nhất hội tụ đông người. Tại chợ có đại diện của các lứa tuổi, tất cả các
thơn bản và các dân tộc. Vì thế, đã từ lâu, chính quyền địa phương đã biết lấy
chợ là nơi phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của

Nhà nước, là nơi tuyên truyền cảnh giác và đấu tranh với những phần tử xuyên

10


tạc đường lối của Đảng. Từ phong trào kế hoạch hóa gia đình đến kỹ thuật chăm
sóc cây trồng vật ni, vệ sinh phịng dịch… đều có thể được phổ biến một cách
hiệu quả ở đây. Chính vì lý do đó, chợ miền núi hay miền xi đều được bố trí ở
trung tâm cụm, xã (nhất là miền núi). Trong mỗi chợ đều giành vị trí trung tâm
làm cơng tác tuyên truyền. Trên thực tế, một số chợ truyền thống có từ rất lâu đời
đang trở thành một địa điểm thu hút khách du lịch (như chợ Tình Sa Pa, chợ Cầu
Mây ở Nam Định…). Nếu được đầu tư thỏa đáng cả về cở sở vật chất cũng như
sự quan tâm quản lý của Nhà nước, đây sẽ là các địa danh hấp dẫn đối với khách
du lịch trong và ngồi nước, và nó sẽ là tiềm năng về kinh tế du lịch quốc gia.
Hiện nay, khi mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ
đã hình thành và phát triển mạnh, mặc dù vẫn có tầm quan trọng trong sinh hoạt
của người dân, nhưng khơng vì thế mà chợ mất đi vai trị của mình mà có thể nói
chợ đã hồn thành vai trị lịch sử của mình và sự phát triển mạng lưới chợ chính
là sự hỗ trợ cho sự hình thành và phát triển của các loại hình kinh doanh mới, đó
là siêu thị và trung tâm thương mại.
2.1.2. Khái niệm quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ
Quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ có thể được hiểu là sự tác động có
chủ định, có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước đến hệ thống chợ thông
qua việc sử dụng các cơng cụ và chính sách quản lý nhằm đạt được các mục tiêu
đã đặt ra.
- Các cơ quan quản lý nhà nước về hệ thống chợ: Cơ quan quản lý ngành
thương mại và các cơ quan quản lý các ngành có liên quan khác như tài chính,
đầu tư, y tế, môi trường, xây dựng, công an…
+ Cấp Trung ương: Cơ quan quản lý trực tiếp là Bộ Công thương và các
Bộ ngành khác: Bộ Y tế, Bộ Xây dựng, Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ Công an…

+ Cấp địa phương:
UBND cấp tỉnh, thành phố: Sở Công thương là cơ quan trực tiếp quản lý
chợ và các Sở ban ngành khác: Sở Kế hoạch- đầu tư, Sở Y tế, Sở Xây dựng…
UBND cấp quận, huyện, thành phố: Cơ quan quản lý trực tiếp chợ là
Phòng kinh tế thuộc UBND quận, huyện, thành phố và các phòng ban ngành
khác: Phịng kế hoạch, đầu tư; phịng y tế, cơng an...
- Cơng cụ, chính sách quản lý hoạt động của hệ thống chợ gồm: Công cụ
luật pháp, công cụ kinh tế; các nguyên tắc hoạt động đầu tư, kinh doanh chợ; quy
định về dự án đầu tư xây dựng chợ và bố trí các cơng trình trong phạm vi chợ;

11


các quy định, nguyên tắc về quy hoạch xây dựng chợ; các quy định trong hoạt
động kinh doanh chợ…
- Đối tượng quản lý nhà nước của hệ thống chợ: Bao gồm thương nhân,
những người bn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ tại chợ; hàng hóa lưu thơng
trong chợ.
- Mục tiêu quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ:
+ Đảm bảo hệ thống chợ hình thành và phát triển theo quy hoạch nhằm
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội.
+ Giữ gìn bản sắc văn hóa của loại hình thương mại truyền thống trong
quá trình phát triển và hội nhập quốc tế.
+ Tổng hòa giao kết với các loại hình thương mại khác và phát triển
bền vững.
2.1.3. Vai trò của quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ
Quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ có vai trị:
- Tạo khn khổ pháp lý cho sự hình thành và phát triển chợ. Nhà nước
ban hành hệ thống luật pháp, các nghị định, các thông tư, hướng dẫn, quyết
định… nhằm tạo ra một khuôn khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ, tạo điều kiện cho sự

hình thành và phát triển chợ. Các cơ quan quản lý căn cứ vào các văn bản quản lý
Nhà nước về chợ để quản lý hệ thống chợ, đảm bảo hệ thống chợ hình thành và
phát triển phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng
như của địa phương.
- Vai trò định hướng hệ thống chợ hình thành và phát triển theo quy hoạch,
kế hoạch và chính sách phát triển chợ của Nhà nước, chính quyền địa phương.
Nhà nước định hướng cho sự hình thành và phát triển hệ thống chợ thông
qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch chợ. Ngoài ra, sự định
hướng, dẫn dắt hệ thống chợ hoạt động cịn được thực hiện bằng các chính sách,
sự tác động của hệ thống tổ chức quản lý chợ từ trung ương đến địa phương.
Để giúp hệ thống chợ có định hướng đầu tư và hoạt động hiệu quả, các
văn bản kế hoạch hóa và chính sách cũng như pháp luật của Nhà nước cần phải
minh bạch, rõ ràng, thống nhất và đồng bộ. Cần có sự hướng dẫn cụ thể của các
cơ quan quản lý nhà nước để hệ thống chợ được hình thành và phát triển đúng
theo quy hoạch, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân.
- Vai trò tạo lập mơi trường hoạt động, khuyến khích chủ thể đầu tư, kinh
doanh, khai thác chợ. Thông qua việc tổ chức thực thi các văn bản quy phạm

12


pháp luật, các chính sách, chương trình, kế hoạch có liên quan đến chợ, Nhà
nước sẽ quản lý các hoạt động đầu tư, kinh doanh khai thác chợ. Thông qua các
văn bản, chính sách Nhà nước cũng quy định rõ các nhiệm vụ quản lý của từng
Bộ, ngành và các cấp để thay mặt Nhà nước quản lý chặt chẽ các hoạt động tại
chợ. Đồng thời có các chính sách ưu đãi nhằm thu hút cá nhân, tổ chức, doanh
nghiệp tham gia đầu tư, kinh doanh khai thác chợ.
- Vai trò điều chỉnh các hành vi kinh doanh của các chủ thể trao đổi hàng
hóa, cung ứng dịch vụ trong chợ. Nhà nước thông qua việc hoạch định, ban hành,
thực thi các chính sách, văn bản pháp luật có liên quan đến QLNN đối với hệ

thống chợ để hướng dẫn các chủ thể kinh doanh, tiêu dùng thực hiện các hoạt
động tại chợ đúng pháp luật.
- Vai trị kiểm sốt, giám sát hoạt động hệ thống chợ đảm bảo trật tự, kỷ
cương và sự phát triển đáp ứng nhu cầu sản xuất, đời sống xã hội. Thông qua
việc sử dụng công cụ pháp luật cũng như đội ngũ cán bộ, thanh tra, UBND các
cấp để quản lý chợ. Các bộ phận này có trách nhiệm riêng biệt để thanh tra, kiểm
tra lập lại trật tự sản xuất kinh doanh theo đúng quy định tại các chợ.
2.1.4. Nội dung quản lý Nhà nước đối với hệ thống chợ
2.1.4.1. Xây dựng và quản lý các quy hoạch, kế hoạch, phương hướng phát
triển chợ từng thời kỳ phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, phương hướng phát
triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương, khu vực, đáp ứng nhu cầu của sản
xuất, lưu thơng hàng hóa và tiêu dùng của nhân dân
Chợ là một bộ phận quan trọng trong tổng thể hạ tầng kinh tế - xã hội.
Trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển thương mại
của từng địa phương phải bao gồm quy hoạch phát triển chợ. Quy hoạch phát
triển chợ phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch
thương mại, quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác có liên quan.
Quy hoạch đặt ra phải dựa vào những căn cứ xác thực, thuyết phục, có
tính thời sự cao và phải thường xun cập nhật, tránh nguy cơ lạc hậu để có thể
tạo định hướng ổn định đáng tin cậy cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực này. Trong
quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, khơng chỉ dựa trên hướng phát triển mà
cịn phải xuất phát và phân tích sâu từ phía thị trường như dự báo nhu cầu về nhu
cầu tiêu dùng của dân cư và sự biến động của chúng do tác động của các nhân tố
khác nhau.

13


- Các nguyên tắc lập quy hoạch phát triển chợ bao gồm những nội dung sau:
+ Phải hình thành hệ thống mạng lưới chợ với quy mô khác nhau phù hợp

với dung lượng hàng hóa lưu thơng trên địa bàn, góp phần phát triển sản xuất và
đẩy mạnh giao lưu hàng hóa; chú trọng phát triển chợ ở các vùng sâu, vùng xa,
miền núi, hải đảo gắn với yêu cầu giao lưu văn hóa của đồng bào các dân tộc.
+ Phát triển các chợ đầu mối theo ngành hàng, đặc biệt là các chợ đầu mối
nông sản, thực phẩm để góp phần đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa ở những vùng sản
xuất tập trung về nông, lâm, thuỷ sản.
+ Quy hoạch phát triển chợ phải đồng bộ với quy hoạch xây dựng các khu
dân cư, các cơng trình giao thơng, điện, cấp thốt nước và các cơng trình cơng
cộng khác, bảo đảm vệ sinh môi trường. [1]
- Tất cả các dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa lớn, nâng
cấp chợ phải thực hiện theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt.
- Các căn cứ để xây dựng quy hoạch phát triển chợ:
+ Hệ thống luật pháp: Luật Thương mại, Luật Xây dựng, Luật Qui hoạch
đô thị, Quyết định, Nghị định của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, Thông
tư hướng dẫn của các Bộ, ngành, cơ quan chức năng...
+ Tình hình kinh tế- xã hội: GDP, GDP/đầu người, dân số...
+ Vị trí địa lý, tài nguyên đất...
+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch phát triển
thương mại của cả nước...
+ Ngồi ra cịn căn cứ vào các quy định, quyết định về phát triển và quản
lý chợ; các chương trình, kế hoạch, quy hoạch, dự án, đề án phát triển kinh tế- xã
hội, phát triển thương mại... của từng địa phương... (Bộ Công Thương, 2014)
2.1.4.2. Ban hành các chính sách về đầu tư, xây dựng, khai thác và quản lý
hoạt động chợ
Việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về quản lý chợ sẽ tạo
môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động, phát triển của hệ thống chợ đồng
thời cũng nâng cao năng lực QLNN về chợ. (Bộ Công Thương, 2014)
Liên quan đến QLNN về chợ cần xây dựng và ban hành các quy định
đối với:
- Đối với quy hoạch phát triển chợ, đầu tư xây dựng chợ, bố trí các cơng

trình trong phạm vi chợ.
- Đối với Ban quản lý, doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ.

14


×