Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Đánh giá hiện trạng công tác quản lý môi trường cụm công nghiệp nội hoàng, huyện yên dũng, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 101 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HỒNG LIÊN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG CỤM CÔNG NGHIỆP NỘI HỒNG,
HUYỆN N DŨNG, TỈNH BẮC GIANG

Chun ngành:

Khoa học mơi trường

Mã số:

8440301

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Trịnh Quang Huy

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng 5 năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Liên

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Trịnh Quang Huy đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Công nghệ Môi trường, Khoa Môi trường - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Chi cục bảo vệ môi trường – Sở Tài ngun và Mơi trường tỉnh Bắc Giang, Phịng
Tài ngun Mơi trường huyện Yên Dũng, … đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong
suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng 5 năm 2018

Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Hồng Liên

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục đích nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4.


Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1.

Tình hình phát triển các khu, cụm cơng nghiệp ................................................. 3

2.1.1.

Tình hình phát triển các khu, cụm cơng nghiệp ở Việt Nam .............................. 3

2.1.2.

Tình hình phát triển khu, cụm cơng nghiệp ở tỉnh Bắc Giang ........................... 4

2.2.

Hiện trạng môi trường các khu, cụm cơng nghiệp ở việt nam ........................... 6

2.2.1.

Ơ nhiễm môi trường nước mặt do nước thải khu, cụm cơng nghiệp ................. 6

2.2.2.

Mơi trường khơng khí ....................................................................................... 13

2.2.3.

Ơ nhiễm môi trường đất.................................................................................... 16


2.2.4.

Chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại ............................................. 17

2.3.

Công tác quản lý môi trường khu, cụm công nghiệp ở việt nam...................... 19

2.3.1.

Hệ thống quản lý môi trường khu, cụm công nghiệp ....................................... 19

2.3.2.

Các biện pháp quản lý môi trường.................................................................... 20

2.3.3.

Một số công nghệ trong việc xử lý chất thải đang được áp dụng tại khu, cụm
công nghiệp ở Việt Nam ................................................................................... 23

2.4.

Những bất cập trong công tác quản lý khu, cụm công nghiệp ở việt nam ....... 28

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 30
3.1.

Địa điểm nghiên cứu......................................................................................... 30


iii


3.2.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 30

3.3.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 30

3.4.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 30

3.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 30

3.5.1.

Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp .............................................................. 30

3.5.2.

Phương pháp khảo sát thực địa ......................................................................... 31

3.5.3.


Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp ................................................................ 31

3.5.4.

Phương pháp kế thừa ........................................................................................ 32

3.5.5.

Phương pháp đánh giá ...................................................................................... 34

3.5.6.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu............................................................ 34

Phần 4. Kết quả và thảo luận ...................................................................................... 35
4.1.

Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã nội hoàng ................................ 35

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 35

4.1.2.

Điều kiện về kinh tế .......................................................................................... 37

4.1.3.

Điều kiện về xã hội xã nội hồng ..................................................................... 38


4.2.

Tình hình phát triển ccn nội hoàng ................................................................... 39

4.2.1.

Giới thiệu về ccn nội hồng .............................................................................. 39

4.2.2.

Hiện trạng đầu tư và các loại hình sản xuất chính của các doanh nghiệp trong
CCN nội hồng ................................................................................................. 40

4.3.

Hiện trạng chất lượng môi trường tại ccn nội hồng ........................................... 47

4.3.1.

Hiện trạng mơi trường khơng khí xung quanh ................................................. 47

4.3.2.

Hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt .................................................... 48

4.3.3.

Hiện trạng chất lượng môi trường nước ngầm ................................................. 49


4.3.4.

Hiện trạng môi trường đất ................................................................................ 50

4.4.

Hiện trạng công tác quản lý mơi trường tại ccn nội hồng............................... 51

4.4.1.

Hiện trạng áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp
thuộc CCN nội hoàng ....................................................................................... 51

4.4.2.

Hiện trạng thực hiện các thủ tục pháp lý về bvmt của các doanh nghiệp trong
CCN nội hoàng ................................................................................................. 63

4.5.

Đánh giá ưu, nhược điểm của công tác quản lý môi trường tại CCN nội hồng
.......................................................................................................................... 67

4.5.1.

Ưu điểm chính .................................................................................................. 67

iv



4.5.2.

Một số tồn tại, hạn chế...................................................................................... 68

4.6.

Đề xuất giải pháp quản lý ................................................................................. 70

4.6.1.

Đối với các doanh nghiệp trong CCN nội hoàng ............................................. 70

4.6.2.

Đối với sở kế hoạch và đầu tư tỉnh ................................................................... 70

4.6.3.

Đối với các đơn vị quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp................ 71

Phần 5. Kết luận và kiến nghị...................................................................................... 72
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 72

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 73

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 74


v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BTNMT

Bộ tài ngun và Mơi trường

BOD5

Hàm lượng oxy hóa sinh học

BVMT

Bảo vệ mơi trường

BVTV

Bảo vệ thực vật

CCN

Cụm cơng nghiệp

COD


Hàm lượng oxy hóa hóa học

ĐTM

Đánh giá tác động mơi trường

KCN

Khu cơng nghiệp

KCX

Khu chế xuất

KLN

Kim loại nặng

KTTĐ

Kinh tế trọng điểm

LVS

Lưu vực sơng

ƠNMT

Ơ nhiễm mơi trường


QCVN

Quy chuẩn Việt Nam



Quyết định

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

QCCP

Quy chuẩn cho phép

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê số lượng các khu công nghiệp tại Việt Nam .................................. 3

Bảng 2.2. Đặc trưng thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp (trước
xử lý) .............................................................................................................. 8
Bảng 2.3. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt ................................... 9
Bảng 2.4. Một số ngành công nghiệp gây ra những chất ô nhiễm điển hình ............... 14
Bảng 2.5. Ước tính tải lượng một số thơng số ơ nhiễm khơng khí từ hoạt động
cơng nghiệp trên cả nước năm 2009 ............................................................ 14
Bảng 2.6. Nguồn gốc công nghiệp của kim loại nặng trong chất thải.......................... 17
Bảng 2.7. Lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh năm 2011 ................................. 18
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của CCN Nội Hoàng năm 2017.............................. 40
Bảng 4.2. Đặc trưng phát sinh chất thải của các nhóm ngành sản xuất trong CCN
Nội Hồng .................................................................................................... 46
Bảng 4.3. Kết quả phân tích mơi trường khơng khí xung quanh ................................. 47
Bảng 4.4. Hiện trạng môi trường nước mặt.................................................................. 48
Bảng 4.5. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm .................................................... 49
Bảng 4.6. Kết qủa phân tích chất lượng đất ................................................................. 50
Bảng 4.7. Kết quả phân tích chất lượng khí thải sau xử lý của một số loại hình
sản xuất chính .............................................................................................. 53
Bảng 4.8. Tính chất nước thải sản xuất trước và sau xử lý của một số loại hình
sản xuất cơng nghiệp đặc thù tại CCN Nội Hồng ...................................... 58
Bảng 4.9. Tính chất nước thải sinh hoạt sau xử lý của một số doanh nghiệp trong
CCN Nội Hồng ........................................................................................... 60
Bảng 4.10. Tính chất nước thải hỗn hợp tại CCN Nội Hoàng ....................................... 62

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Các nguồn thải từ khu cơng nghiệp ............................................................... 8
Hình 2.2. Tần suất số lần đo vượt TCVN của một số thông số tại sông Đồng Nai
đoạn qua Tp. Biên Hồ ................................................................................ 11

Hình 2.3. Hàm lượng COD lưu vực sơng Cầu ............................................................. 13
Hình 2.4 . Hàm lượng Coliform lưu vực sơng Cầu ...................................................... 13
Hình 2.5. Biểu đồ Diễn biến nồng độ TSP xung quanh một số KCN thuộc 3
vùng kinh tế trọng điểm Bắc, Trung, Nam giai đoạn 2011-2015 ................ 15
Hình 2.6. Nồng độ SO2 xung quanh các khu vực sản xuất của một số địa
phương giai đoạn từ năm 2011 – 2015 ........................................................ 16
Hình 2.7. Sơ đồ hệ thống quản lý môi trường KCN tại Việt Nam .............................. 20
Hình 2.8. Sơ đồ cơng nghệ xử lý nước thải tập trung của KCN Tiên Sơn .................. 23
Hình 2.9. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp áp dụng
theo công nghệ SBR..................................................................................... 24
Hình 2.10. Sơ đồ cơng nghệ xử lý bụi 2 cấp .................................................................. 25
Hình 2.11. Sơ đồ cơng nghệ xử lý bụi tại các công ty xi măng và gạch men ............... 26
Hình 4.1. Quang cảnh tại CCN Nội Hồng ................................................................. 39
Hình 4.2. Tỷ lệ % số lượng các doanh nghiệp theo ngành nghề ở CCN Nội Hồng ...... 41
Hình 4.3. Sơ đồ sản xuất thép bằng lò hồ quang ......................................................... 42
Hình 4.4. Sơ đồ cơng nghệ sản xuất gỗ ....................................................................... 43
Hình 4.5. Sơ đồ cơng nghệ sản xuất các sản phẩm từ nhựa ......................................... 44
Hình 4.6. Sơ đồ khối quy trình mạ các linh kiện điện tử ............................................. 44
Hình 4.7. Sơ đồ công nghệ sản xuất của ngành sản xuất thức ăn chăn ni .............. 45
Hình 4.8. Sơ đồ cơng nghệ xử lý bụi, khí thải bằng hệ thống lọc bụi cyclone ............ 51
Hình 4.9. Sơ đồ nguyên lý hệ thống xử lý khí thải Nồi hơi ......................................... 52
Hình 4.10. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất ................................................... 55
Hình 4.11. Hệ thống cống thốt nước mưa .................................................................... 59
Hình 4.12. Cống thốt nước thải .................................................................................... 60
Hình 4.13. Tình hình thực hiện các thủ tục pháp lý về bảo vệ mơi trường .................. 63
Hình 4.14. Tình hình thực hiện việc báo cáo cơng tác BVMT định kỳ ......................... 64
Hình 4.15. Tình hình thực hiện việc quan trắc, giám sát môi trường định kỳ .............. 64

viii



Hình 4.16. Tình hình xác nhận hồn thành cơng trình, biện pháp BVMT ................... 65
Hình 4.17. Tình hình cấp phép xả nước thải vào nguồn nước ....................................... 65
Hình 4.18. Tình hình lắp đặt thiết bị đo lưu lượng nước thải ........................................ 66
Hình 4.20. Tình hình nộp phí Bảo vệ mơi trường.......................................................... 66

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Hồng Liên
Tên Luận văn: Đánh giá hiện trạng công tác quản lý mơi trường cụm cơng nghiệp Nội
Hồng, huyện n Dũng, tỉnh Bắc Giang.
Ngành: Khoa Học Môi Trường

Mã số: 8440301

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý mơi trường tại cụm cơng nghiệp
Nội Hồng, những khó khăn, bất cập hiện nay.
- Đánh giá đúng và đầy đủ thực trạng chất lượng môi trường tại cụm công nghiệp
Nội hoàng.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và chất lượng
môi trường của cụm cơng nghiệp Nội Hồng.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Thu thập tài liệu thứ cấp từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang, Ban
quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, Phịng Tài ngun và
Mơi trường huyện Yên Dũng, sách báo và các tài liệu liên quan đến nội dung của đề tài.

Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát thực tế nhằm mô tả thực trạng về hạ tầng cơ sở thuộc cụm cơng nghiệp
hiện có tại CCN Nội Hoàng.
Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp
Xây dựng phiếu điều tra tiến hành điều tra tại 45 doanh nghiệp (01 phiếu/1 doanh
nghiệp), thu thập thông tin về hiện trạng phát sinh chất thải và công tác quản lý môi
trường đang được áp dụng tại các cơ sở sản xuất.
Phương pháp kế thừa
Trên cơ sở xử lý thông tin điều tra, đề tài kế thừa kết quả quan trắc môi trường thứ
cấp từ Sở Tài nguyên và Môi trường và một số doanh nghiệp trong CCN Nội Hoàng để
đánh giá hiệu quả xử lý chất thải của các doanh nghiệp và hiện trang mơi trường tại
CCN Nội Hồng.
Phương pháp đánh giá
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

x


Sử dụng phần mềm Excel để phân tích và tổng hợp số liệu thu thập được, kết quả
thu được trình bày dưới dạng bảng, biểu đồ.
Kết quả chính và kết luận
1. Hiện trạng chất lượng mơi trường nhìn chung tương đối tốt riêng mơi trường
nước mặt đã có dấu hiệu bị ô nhiễm. Một số thông số như TSS, COD, BOD5, amoni
không đạt QCVN 08-MT:2015/BTNMT (B1) về chất lượng nước mặt (hàm lượng
NH4+ mẫu NM1 vượt 10,2 lần; tại NM2 vượt 9,85 lần…).
2. Thực trạng công tác quản lý môi trường tại CCN Nội Hồng
- CCN Nội Hồng chưa có báo cáo đánh giá tác động mơi trường, chưa có hệ
thống xử lý nước thải tập trung cho toàn cụm.
- Các doanh nghiệp trong CCN Nội Hoàng đã áp dụng các công nghệ xử lý chất thải
và tuân thủ tương đối tốt trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, do trong

cùng một lơ đất có nhiều ngành nghề hoạt động nên khi nước thải của các ngành nghề thải
ra cùng một điểm của đơn vị có nhà xưởng cho th thì có sự trộn lẫn các loại nước thải
với nhau dẫn tới gia tăng ô nhiễm môi trường. Cụ thể: 03 mẫu nước thải của 02 doanh
nghiệp có nhà xưởng cho thuê có nhiều chỉ tiêu vượt QCVN 40:2011/BTNMT (Mẫu
NTHH1 chỉ tiêu BOD5 vượt 5,52 lần; COD vượt 2,78 lần; chất rắn lơ lửng vượt 2,36 lần;
Coliform vượt 1,3 lần; Sunfua vượt 3,06 lần; Amoni vượt 8,25 lần so với QCCP).
- CCN Nội Hồng chưa có doanh nghiệp nào chịu trách nhiệm quản lý hạ tầng
chung; các doanh nghiệp cũng hầu hết chưa có cán bộ chuyên trách về môi trường nên
việc tiếp cận với các vấn đề môi trường mới hay bị gián đoạn, không tập trung cũng gây
nên thiếu hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường tại từng doanh nghiệp.
3. Để nâng cao hiệu quả về bảo vệ môi trường tại CCN Nội Hồng, giảm thiểu ơ
nhiễm mơi trường đặc biệt do nước thải gây ra cần tiến hành tổng hợp nhiều giải pháp
trước tiên phải giao cho một doanh nghiệp chịu trách nhiệm quản lý hạ tầng của CCN,
khẩn trương xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung cho toàn CCN; tăng cường công
tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp
trong CCN và có chế tài thanh tra, xử phạt đủ mạnh đối với các cơ sở vi phạm. Đồng
thời tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức các đợt tập huấn về bảo vệ môi trường
trong cộng đồng các doanh nghiệp hoạt động trong CCN. Về lâu dài, cần có sự quy
hoạch, phân lơ theo từng nhóm ngành để tránh làm gia tăng ô nhiễm môi trường.

xi


THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Thi Hong Lien
Thesis: Assessing the status of environmental management in Noi Hoang industrial
clusters, Yen Dung district, Bac Giang province.
Speciality: Environmental Siences

Code: 8440301


Training facility: Vietnam National University of Agriculture
Objectives:
- To assess the status of environmental management in Noi Hoang industrial
clusters, difficulties and inadequacies now.
- To appreciate fully the status of environmental quality in Noi Hoang
industrial clusters.
- To propose solutions to improve management efficiency and environmental
quality of Noi Hoang industrial clusters.
Research methods:
Secondary material collection methods:
Collecting secondary material from Bac Giang Department of Natural Resources
and Environment, Provincial Industrial clusters management, Department of Planning
and Investment, Department of Natural Resources and Environment of Yen Dung
district, books and documents related to the content of the topic.
Field survey methods:
Actual survey to describe the current status of existing infrastructure in Noi
Hoang industrial clusters.
Primary material collection methods:
Building survey form and investigating in 45 enterprises (01 survey vote/01
enterprise), collecting information about the current status of arising waste and
environmental management being applied at the manufacturing facilities.
Inherited methods
On the basis of the investigation, the topic inherits the results of environmental
monitoring from the Department of Natural Resources and Environment and some
enterprises in Noi Hoang Industrial Clusters to assess the efficiency of waste treatment of
enterprises and the current status of the environment in Noi Hoang Industrial Clusters.
Evaluation methods
Methods of data analysis and processing


xii


Using Excel software to analyze and synthesize collected data, the results are
presented in the form of tables, charts.
Main results and conclusions
1. The current status of environmental quality is generally quite good, but surface
water showed signs of contamination. Some parameters such as TSS, COD, BOD5,
ammonium do not meet QCVN 08-MT:2015/BTNMT (B1) on the quality of surface
water (NH4 + level in NM1 sample exceeds 10.2 times; in NM2 exceeds 9.85 times ... ).
2. Status of environmental management in Noi Hoang industrial clusters
- Noi Hoang industrial clusters have not had environmental impact assessment
report and wastewater treatment system for the entire clusters yet.
- Enterprises in Noi Hoang industrial clusters have applied waste treatment
technologies and relatively good compliance in the management, environmental
protection. However, since there are many occupations in the same lot, when the
industry's waste water is discharged to the same site of the enterprises having factories
for lease, there is a mixture of waste water together resulting in increasing
environmental pollution. Specifically, 03 waste water samples of 02 enterprises having
factories for lease have many targets exceeding QCVN 40:2011/BTNMT (In NTHH1
sample, BOD5 exceeds 5.52 times; COD exceeds 2.78 times; suspended solid exceeds
2.36 times; Coliform exceeds 1.3 times; Sulphur exceeds 3.06 times; Ammonium
exceeds 8.25 times in comparison with QCCP).
- Noi Hoang industrial clusters have not got any enterprise responsible for
managing the overall infrastructure; Most enterprises do not have specialized
environmental staff so the access to new environmental issues is usually interrupted and
unfocused which also causes inefficiency in environmental protection at each enterprise.
3. To improve the efficiency of environmental protection in Noi Hoang Industrial
clusters and minimize environmental pollution caused by wastewater, it is necessary to
carry out a combination of solutions which must be assigned to a company responsible for

managing infrastructure of industrial clusters firstly; urgently build a centralized wastewater
treatment station for entire industrial clusters; strengthen the inspection, supervision of
environmental protection activities of enterprises in industrial clusters and have the
inspection sanctions strong enough for the violations. At the same time, strengthen
propaganda work, organize training courses about environmental protection in the
community of enterprises operating in industrial clusters. In the long term, it is necessary to
have the planning, subdivision according to each industry group to avoid increasing
environmental pollution.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việc xây dựng, phát triển các khu, cụm công nghiệp là một hướng đi đúng
đắn không những tạo ra các khu kinh tế phát triển đều khắp trên cả nước, mà còn
tạo nên động lực đưa Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Sự phát triển các khu, cụm công
nghiệp đã góp phần đáng kể vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa
phương, phát huy được tiềm năng kinh tế của các vùng, miền, tạo sự phát triển
cân đối giữa các khu vực. Hơn nữa, nhiều dự án trong các khu, cụm công nghiệp
(kể cả dự án có vốn nước ngồi và doanh nghiệp trong nước) có công nghệ sản
xuất hiện đại đã tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng quốc tế, có sức cạnh tranh
ngày càng cao.
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, q trình phát triển các khu,
cụm cơng nghiệp ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về ô
nhiễm môi trường do chất thải, nước thải và khí thải cơng nghiệp. Ơ nhiễm mơi
trường từ các khu, cụm công nghiệp ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường
sinh thái tự nhiên. Đặc biệt, nước thải không qua xử lý của các khu, cụm công
nghiệp xả thải trực tiếp vào môi trường gây thiệt hại không nhỏ tới hoạt động sản

xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại các khu vực lân cận.
Những năm qua, Bắc Giang vốn được nhiều bạn bè trong, ngoài nước biết
đến bởi sự chuyển dịch ấn tượng trong phát triển nơng nghiệp, có nhiều loại nông
sản nổi tiếng. Công nghiệp của tỉnh đang từng bước chuyển mình.“Trục” cơng
nghiệp đã trở thành “địn bẩy” quan trọng thúc đẩy kinh tế của tỉnh vững vàng
trên bước đường cơng nghiệp hóa. Các khu, cụm cơng nghiệp tập trung của tỉnh
hiện diện cạnh quốc lộ 1A, trên địa bàn huyện Việt Yên, Yên Dũng được hình
thành chưa lâu nhưng đang từng ngày mở mang với những khu văn phòng làm
việc, nhà xưởng sản xuất xây mới dáng vóc hiện đại. Mặc dù đa số các doanh
nghiệp mới đầu tư, bước vào giai đoạn ổn định sản xuất nhưng lợi ích mang lại
khơng chỉ là giá trị sản xuất hàng nghìn tỷ đồng, đóng góp vào ngân sách nhà
nước hàng chục tỷ đồng mỗi năm mà cịn góp phần tạo việc làm, nâng cao thu
nhập, hình thành thói quen, tác phong lao động mới cho hàng chục nghìn lao
động địa phương.

1


Cụm cơng nghiệp (CCN) Nội Hồng nằm ngay cạnh quốc lộ 1A được thành
lập tại Quyết định số 1280/QĐ-UBND ngày 16/8/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh
Bắc Giang với quy mô 56,7 ha trong đó có các ngành nghề chính như: Cán, đúc
thép, sản xuất thức ăn chăn nuôi, may mặc, lắp ráp điện tử, thiết bị điện, cơ khí,
chế tạo máy, chế biến lâm sản, các ngành công nghiệp phụ trợ,…. Tuy nhiên,
hiện nay cụm công nghiệp chưa được lấp đầy (tỷ lệ đạt khoảng 80%), chưa có hệ
thống thu gom, xử lý nước thải tập trung, chủ đầu tư vừa thi công hạ tầng, nhà
xưởng, vừa thu hút đầu tư các doanh nghiệp vào hoạt động dẫn đến hạ tầng kỹ
thuật và các cơng trình phụ trợ khơng đồng bộ, phát sinh nhiều nguồn ô nhiễm
trong xây dựng và hoạt động, cơng tác quản lý gặp nhiều khó khăn dẫn đến nguy
cơ, thách thức về vấn đề ô nhiễm mơi trường cần được các cơ quan chức năng có
biện pháp giải quyết.

Xuất phát từ lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện
trạng công tác quản lý mơi trường cụm cơng nghiệp Nội Hồng, huyện Yên
Dũng, tỉnh Bắc Giang”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá về chất lượng môi trường tại CCN Nội Hồng, sau đó tìm hiểu
thực trạng cơng tác quản lý môi trường để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả về bảo vệ môi trường tại CCN Nội Hồng.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Cơng tác quản lý môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh

doanh thuộc cụm cơng nghiệp Nội Hồng, huyện n Dũng.
- Phạm vi khơng gian: cụm cơng nghiệp Nội Hồng, huyện Yên Dũng, tỉnh
Bắc Giang.
- Phạm vi thời gian: Tháng 5/2017 đến tháng 4/2018.
1.4. Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Đề tài sau khi thực hiện sẽ là tài liệu tốt để Phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện Yên Dũng, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang tham
khảo để quản lý mơi trường tại CCN Nội Hồng được tốt hơn.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU, CỤM CƠNG NGHIỆP
2.1.1. Tình hình phát triển các khu, cụm công nghiệp ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tuy khu công nghiệp (KCN) xuất hiện khá muộn nhưng lại
phát triển khá nhanh. Khu chế xuất (KCX) Tân Thuận thành lập tháng
11/1991 là KCN đầu tiên của cả nước. Tiếp theo là KCX Linh Trung 1 thành
lập năm 1992. Cả hai khu này đều ở Thành phố Hồ Chí Minh để khai thác lợi
thế nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng giao thơng. Giai đoạn 1991 – 1994 chỉ

có 12 khu chế xuất và khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích tự
nhiên 2.360 ha. Sau giai đoạn này, việc thành lập các KCN, KCX được đẩy
nhanh, cụ thể trong 5 năm 1996 – 2000 thành lập 53 KCN, KCX với tổng diện
tích so với kế hoạch 5 năm 1991 – 1995.
Theo báo cáo Vụ Quản lý các khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính
đến hết tháng 6/2017, cả nước có 325 KCN được thành lập với tổng diện tích đất
tự nhiên 94,9 nghìn ha, riêng diện tích đất cơng nghiệp có thể cho thuê đạt 64
nghìn ha, chiếm khoảng 67% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong số đó có 220
KCN đã đi vào hoạt động và 105 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng
mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên lần lượt đạt 60,9
nghìn ha và 34 nghìn ha. Tỷ lệ lấp đầy các KCN đạt 51,5%, riêng các KCN đã đi
vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt 73%.
Bảng 2.1. Thống kê số lượng các khu công nghiệp tại Việt Nam
Năm

Số lượng
KCN

Sơ lượng KCN

Số lượng KCN

Diện tích

Tỷ lệ

đã đi vào hoạt

trong gian đoạn


tự nhiên

lấp đầy

động

xây dựng

(ha)

(%)

2009

223

171

52

57.264

46

2013

289

191


98

54.060

46

2015

299

212

87

60.000

48

6/2017

325

220

105

94.900

51,5


Nguồn: Vụ Quản lý các KKT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2017)

Theo số liệu từ Cục Cơng nghiệp Địa phương, Bộ Cơng Thương, cả nước
có 878 CCN đã có quyết định thành lập hoặc đã được phê duyệt dự án đầu tư xây

3


dựng hạ tầng với tổng diện tích 32.481 ha; 786 CCN hình thành trước khi Quy
chế quản lý CCN có hiệu lực và 92 CCN thành lập mới. Các dự án này hoạt động
đã tạo việc làm và thu hút khoảng 461.000 lao động. (Bộ TN&MT, 2015).
Thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế, Việt Nam đã ban
hành luật và các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi với nhiều ưu đãi,
khuyến khích. Cùng với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là các chính sách
khuyến khích đầu tư trong nước. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư
về tiếp cận mặt bằng sản xuất kinh doanh, thủ tục hành chính,… các khu cơng
nghiệp đã được thành lập trên hầu hết các tỉnh, thành phố cả nước. Đến nay, các
khu công nghiệp trên cả nước đã thu hút được trên 4.770 dự án FDI với tổng vốn
đầu tư đã đăng ký hơn 70,3 tỷ USD, vốn đầu tư đã thực hiện đạt 36,2 tỷ USD,
bằng 52% vốn đầu tư đã đăng ký; và trên 5.210 dự án đầu tư trong nước với tổng
vốn đăng ký hơn 464.500 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 250.000 tỷ
đồng, bằng 53% tổng vốn đăng ký. Các KCN, khu kinh tế cả nước đã thu hút trên
2,6 triệu lao động cả trực tiếp và gián tiếp.
Có thể thấy, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và sự nỗ lực
trong cơng tác quản lý, điều hành, tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh
nghiệp trong KCN, CCN đã đạt được các kết quả tích cực, có đóng góp quan
trọng cho nền kinh tế trên các phương diện tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng xuất
khẩu, thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm và tham gia giải quyết một số
vấn đề xã hội. Các khu, cụm công nghiệp trên cả nước đóng góp quan trọng vào
q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chuyển dịch cơ cấu kinh tế;

đưa nước ta từ nước nghèo, kém phát triển trở thành nước có thu nhập trung bình
thấp của thế giới.
2.1.2. Tình hình phát triển khu, cụm cơng nghiệp ở tỉnh Bắc Giang
Tỉnh đến năm 2013, Bắc Giang đã thành lập được 5 KCN với tổng diện tích
1.163,7ha và 34 CCN với diện tích 734,8 ha. Các KCN được quy hoạch liền kề
nhau, nằm dọc theo đường quốc lộ 1A Hà Nội - Lạng Sơn và có nhiều lợi thế như
gần các đô thị, thuận lợi cả về đường bộ, đường sông, đường sắt, đường hàng
không và các cảng sơng, cảng biển.
Có thể nói, việc hình thành và phát triển các KCN, CCN đã thu hút lượng
vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước phục vụ cho
mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với những ưu đãi cũng như

4


việc giảm thiểu các thủ tục hành chính, KCN, CCN đã trở thành điểm đến của
các nhà đầu tư, đặc biệt là điểm đến của nhà đầu tư nước ngoài.
Lũy kế đến nay, tại các KCN của tỉnh Bắc Giang đã đi vào hoạt động có
135 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư cịn hiệu lực (trong đó có 65 dự án
đầu tư nước ngồi) với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 4.140 tỷ đồng và 1.609 triệu
USD. Vốn đầu tư đăng ký bình quân của các dự án đầu tư trong nước đạt 60 tỷ
đồng/dự án, của các dự án nước ngoài đạt 25 triệu USD/dự án. Vốn đầu tư thực
hiện của các nhà đầu tư trong nước đạt 1.956 tỷ đồng, bằng 47% vốn đầu tư đăng
ký, vốn của các nhà đầu tư nước ngoài đạt 509 triệu USD, bằng 32% vốn đầu tư
đăng ký.
Bên cạnh các KCN, 34 CCN của tỉnh Bắc Giang cũng đã thu hút được 225
dự án đã đăng ký đầu tư sản xuất kinh doanh với tổng số vốn đăng ký là 3.248 tỷ
đồng và 53,57 triệu USD, trong đó có 186 dự án đi vào hoạt động, số vốn thực
hiện đầu tư ước đạt 2.500 tỷ đồng, chiếm 57,8%/tổng vốn đăng ký, 39 dự án đang
tiến hành hoàn thiện thủ tục đầu tư. Hiện tại, có 30/34 CCN đang hoạt động,

trong đó 14 CCN đã được đăng ký lấp đầy 100%; 10 CCN đã đăng ký lấp đầy
trên 50%, 5 CCN mới được thành lập, 1 CCN đang lập quy hoạch chi tiết và lập
dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
Các KCN, CCN tỉnh Bắc Giang đã góp phần tích cực vào sự phát triển của
địa phương và sự tăng trưởng đáng kể ngành công nghiệp toàn tỉnh, tạo sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Giai đoạn từ năm 2004-2012, doanh thu từ hoạt động
tại các KCN đạt 52.754 tỷ đồng, giá trị nhập khẩu đạt 1.877 triệu USD, xuất khẩu
đạt 1.517 triệu USD, nộp ngân sách tỉnh 113 tỷ đồng. Doanh thu của các doanh
nghiệp KCN một số năm gần đây tăng đột biến do các doanh nghiệp đã dần ổn
định sản xuất, trong đó có sự đóng góp đáng kể của một số doanh nghiệp đầu tư
nước ngoài thuộc các tập đoàn kinh tế lớn như: Tập đồn khoa học kỹ thuật Hồng
Hải, Cơng ty TNHH Wintek Việt Nam… đi vào sản xuất, thị trường chủ yếu là
xuất khẩu, doanh thu lớn đã góp phần nâng giá trị sản xuất công nghiệp của KCN
lên cao.
Giá trị sản xuất công nghiệp trong các CCN liên tục tăng, từ 637 tỷ đồng
năm 2009 tăng lên 950 tỷ đồng vào năm 2011 và đạt 1.140 tỷ đồng vào năm
2012. Các đơn vị sản xuất trong CCN đã đóng góp tích cực vào nguồn ngân sách
địa phương. Giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất nhập khẩu và thu nộp ngân

5


sách đã cho thấy hiệu quả đáng kể của các CCN.
Việc hình thành và hoạt động của các CCN góp phần duy trì, phát triển
ngành nghề truyền thống, làng nghề cổ truyền, tạo điều kiện phát triển nghề mới,
tạo sự phong phú về các sản phẩm của làng nghề; sử dụng có hiệu quả nguyên
liệu sẵn có của địa phương, đồng thời góp phần quan trọng vào việc giải quyết
việc làm cho người lao động nói chung và lao động địa phương nói riêng, làm
thay đổi đời sống nhân dân các vùng lân cận. Đến hết năm 2012 đã có 35.229 lao
động làm việc trong các doanh nghiệp KCN và 21.000 lao động tại các CCN.

Các CCN đang góp phần ổn định kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn, hạn chế
lực lượng lao động khu vực nông thôn tràn về thành phố gây ra áp lực cho khu
vực đơ thị. Ngồi ra, các hộ ở xung quanh khu, CCN cũng có thu nhập cao hơn
nhờ dịch vụ cho thuê nhà trọ, sản xuất, cung cấp thực phẩm và các hàng hố khác
phục vụ cơng nhân.
Bên cạnh những thành quả quan trọng đã đạt được, hoạt động của các khu,
CCN trong tỉnh vẫn đối diện với nhiều thách thức, chưa có sự bứt phá mạnh mẽ.
Trong những năm qua, các KCN, CCN của tỉnh vừa triển khai, vừa điều chỉnh,
hồn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế trong từng giai đoạn nên vẫn bộc lộ
những hạn chế, khó khăn cần khắc phục như: hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng
xã hội phục vụ các cụm, KCN cịn thiếu đồng bộ, chậm được triển khai; cơng tác
bồi thường GPMB cịn gặp nhiều khó khăn; số lượng CCN trên địa bàn tỉnh phát
triển khá nhiều so với các tỉnh trong cả nước; việc thu hút đầu tư chưa chú trọng
tới ngành nghề, công nghệ và môi trường. Các dự án đầu tư chủ yếu là các dự án
vừa và nhỏ, năng lực tài chính và quản lý có hạn, một số dự án đầu tư có cơng
nghệ lạc hậu, hiệu quả thấp; lực lượng lao động nhiều nhưng trình độ thấp, ý thức
tác phong cơng nghiệp chưa cao, hiểu biết pháp luật hạn chế…
(khucongnghiep.com.vn).
2.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP Ở
VIỆT NAM
2.2.1. Ô nhiễm môi trường nước mặt do nước thải khu, cụm công nghiệp
2.2.1.1. Nguồn phát sinh
Các KCN, CCN được hoạt động với mục đích kinh doanh, sản xuất tạo ra
sản phẩm bởi cán bộ công nhân viên làm việc trong các nhà máy. Do vậy, nguồn
phát sinh nước thải của các KCN, CCN được bắt nguồn từ:

6


- Hoạt động sản xuất trong quá trình tạo ra sản phẩm;

- Hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong nhà máy và trong
KCN, CCN. Cụ thể như sau:
a) Nước thải công nghiệp
Nước thải công nghiệp được tạo ra từ các quá trình sản xuất khác nhau của
các nhà máy và có những đặc điểm và mức độ gây ơ nhiễm khác nhau tùy thuộc
vào tính chất của mỗi loại nhà máy cũng như phụ thuộc vào thiết bị và trình độ
cơng nghệ của từng nhà máy. Nước thải sản xuất trong các nhà máy, xí nghiệp
trong KCN, CCN được chia thành 2 nhóm: nhóm nước thải sản xuất không ô
nhiễm (quy ước sạch) và nước thải ô nhiễm.
* Nước thải sản xuất không ô nhiễm: chủ yếu tạo ra từ thiết bị làm nguội,
ngưng tụ hơi nước…
* Nước thải sản xuất ơ nhiễm: có thể chứa các loại tạp chất khác nhau và
nồng độ khác nhau, có thể được phân loại theo từng loại hình sản xuất như sau:
- Ngành Công nghiệp Điện- Điện tử và Cơng nghệ Thơng tin-Viễn thơng
- Ngành Cơng nghiệp Cơ khí Chế tạo
- Ngành Cơng nghiệp Thép
- Ngành Cơng nghiệp Hóa chất
- Ngành Công nghiệp Vật liệu
- Ngành Công nghiệp Dệt may
- Ngành công nghiệp giấy và bột giấy
- Ngành Công nghiệp Da-Giầy
- Ngành Công nghiệp Chế biến (Thực phẩm, sản phẩm trồng trọt, chăn
ni, Gỗ, khống sản
- Ngành Cơng nghiệp Môi trường:
+ Công nghiệp tái chế Chất thải
+ Nghiên cứu và SX thiết bị /công nghệ môi trường
+ Dịch vụ môi trường
Các ngành nghề cụ thể được mô tả trong hình sau:

7



Hình 2.1. Các nguồn thải từ khu cơng nghiệp
Như vậy, tính chất nước thải cơng nghiệp phụ thuộc vào quy mơ, đặc tính
sản phẩm, quy trình cơng nghệ của từng nhà máy. Nước thải sản xuất trong khu
công nghiệp phát sinh chủ yếu do hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh
đặt tại KCN, điển hình như nước thải sản xuất của các ngành dệt nhuộm,
chế biến thủy - hải sản, sản xuất giấy và nước thải sinh hoạt từ các cơ sở ngành
da giày, may mặc, thực phẩm. Cụ thể, tính chất nước thải của các KCN, CCN
phát sinh do hoạt động sản xuất của các nhà máy trong KCN, CCN được tổng
hợp qua một số ngành nghề sản xuất đặc trưng như sau:
Bảng 2.2. Đặc trưng thành phần nước thải của một số ngành
công nghiệp (trước xử lý)
Ngành công nghiệp
Chế biến đồ hộp, thủy
sản, rau quả, đơng lạnh
Chế biến nước uống
có cồn, bia, rượu
Chế biến thịt
Sản xuất bột ngọt
Cơ khí
Thuộc da

Chất ơ nhiễm phụ
Mầu, tổng P, tổng N
TDS, mầu, độ đục

BOD, pH, SS, độ đục
BOD, SS, pH, NH4+
COD, dầu mỡ, SS, CN-, Cr, Ni

BOD5, COD, SS, Cr, NH4+, dầu mỡ,
phenol, sunfua
Dệt nhuộn
SS, BOD, kim loại nặng, dầu mỡ
Phân hóa học
pH, độ axit, F, kim loại nặng
Sản xuất phân hóa học NH4+, NO3-, urê
Sản xuất hóa chất hữu pH, tổng chất rắn, SS, Cl-, SO4-,
cơ, vô cơ
Sản xuất giấy
SS, BOD, COD, phenol, lignin, tanin

NH4+, P, mầu
Độ đục, NO3-, PO43,
SS, Zn, Pb, Cd
N, P, tổng coliforms
Mầu, độ đục
Màu, SS, dầu mỡ, N, P
pH, hợp chất hữu cơ
COD, phenol, F,
Silicat, kim loại nặng
pH, độ đục, màu

Nguồn: Bộ TN&MT (2009)

8


Nhìn chung, trong nước thải phát sinh từ các KCN, CCN thông thường
chứa nhiều chất lơ lửng, dầu mỡ, nồng dộ chất hữu cơ cao đơi khi có cả các hóa

chất độc hại, với hàm lượng vượt quá rất nhiều lần tiêu chuẩn quy định.
b) Nước thải sinh hoạt
Đặc tính chung của nước thải sinh hoạt thường bị ô nhiễm bởi các chất cặn
bã hữu cơ, các chất hữu cơ hồ tan (thơng qua các chỉ tiêu BOD5/COD), các chất
dinh dưỡng (Nitơ, phospho), các vi trùng gây bệnh (E.Coli, coliíbrm…);
Tải lượng chất bẩn theo đầu người được xác định ở bảng sau:
Bảng 2.3. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Chất ô nhiễm

Khối lượng
(g/người/ngày)

BOD5
COD
SS

45 - 54
72 - 102
70 - 145
6 - 12
2,4 - 4,8
0,8 - 4,0

N
Amôni
P
Tổng Coliform
Feacal Coliform
Trứng giun sán


---

Vi sinh
(MPN/100ml)

------

106 - 109
105 - 106
103
Nguồn: UBND tỉnh Thái Bình (2008)

Đây là lượng nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong khu vực
từ các nhà bếp, nhà ăn, nhà vệ sinh…. Nước thải ra từ nhà vệ sinh (hố tiêu, hố
tiểu, bồn cầu), nước thải từ nguồn này chứa nhiều các chất dinh dưỡng, hàm
lượng BOD5 và các chất hữu cơ chứa nitơ rất cao; nước thải cịn chứa dầu mỡ và
Coliform. Các chất ơ nhiễm chỉ thị nêu trên đều là các tác nhân gây ảnh hưởng
tiêu cực đến môi trường xung quanh, đặc biệt là môi trường nước mặt. Khi không
được xử lý triệt để, nguồn thải này sẽ từng bước làm giảm chất lượng nước mặt,
ảnh hưởng tới môi trường sống của các loài thủy sinh vật, làm suy giảm chức
năng và mục đích sử dụng của nguồn nước. Lâu ngày có thể gây hiện tượng phú
dưỡng tại nguồn tiếp nhận; phát sinh mùi hơi gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí
và ảnh hưởng xấu tới nguồn nước ngầm. Ngoài ra, việc xả thải nếu không được
định hướng quy hoạch và kiểm sốt ngay từ đầu sẽ gây rất nhiều khó khăn cho
công tác quản lý và xử lý sau này. Tuy nhiên, hầu hết lượng nước thải phát sinh

9


từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong cụm công nghiệp đều

được xử lý qua hệ thống bể tự hoại. Với đặc tính cấu tạo của bể tự hoại 5 ngăn
thông thường, các tạp chất trong nước thải sinh hoạt cũng phần nào được xử lý
trước khi thải ra môi trường tiếp nhận.
Nước thải từ nhu cầu rửa tay, chân của công nhân. Đặc trưng của nguồn
nước thải này chứa nhiều chất hoạt động bề mặt, chất rắn lơ lửng và các hợp chất
hữu cơ khác. Ảnh hưởng lớn nhất do nguồn thải này gây ra là sự có mặt của các
chất hoạt động bề mặt làm ức chế hoạt động có lợi của vi sinh vật trong mơi
trường nước, từ đó dẫn đến khả năng tự làm sạch và hiệu suất xử lý của hệ thống
xử lý nước thải tập trung bị giảm đáng kể, làm tăng chi phí xử lý nước.
2.2.1.2. Hiện trạng ơ nhiễm nước mặt do nước thải các KCN, CCN
Hiện nay, tỷ lệ các KCN đã đi vào hoạt động có trạm xử lý nước thải tập
trung chỉ chiếm khoảng 43%, rất nhiều KCN đã đi vào hoạt động mà hoàn toàn
chưa triển khai xây dựng hạng mục này. Nhiều KCN đã có hệ thống xử lý nước
thải tập trung nhưng tỷ lệ đấu nối của các doanh nghiệp trong KCN còn thấp.
Nhiều nơi doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ nhưng không
vận hành hoặc vận hành không hiệu quả. Thực trạng trên đã dẫn đến phần lớn
nước thải của các KCN khi xả ra môi trường đều có các thơng số ơ nhiễm cao
hơn nhiều so với QCVN.
Số liệu nghiên cứu cho thấy, mức độ phát thải trên đơn vị diện tích của các
CCN khơng thua kém các KCN với trung bình 15 - 20 m3 nước thải/ngày đêm.
Tính đến tháng 10/2014, chỉ có 3% - 5% trong tổng số các CCN đang hoạt động
có hệ thống xử lý nước thải tập trung, còn lại là tự xử lý hoặc xả trực tiếp ra môi
trường. Hệ thống xử lý nước thải chưa được đầu tư đồng bộ, một số hoạt động
chưa thực sự hiệu quả (cả nước chỉ có 66 CCN có hệ thống xử lý nước thải chung
đi vào hoạt động chiếm 10,5% so với các CCN đang hoạt động) nên ảnh hưởng
đến môi trường nước mặt của các CCN vẫn là vấn đề đặt ra nhiều thách thức hiện
nay (Bộ TN&MT, 2015).
Theo kết quả phân tích nước thải tại các KCN tại Hà Nội đợt 1 năm 2012
do Trung tâm Quan trắc và Phân tích tài ngun và mơi trường - Sở TN&MT TP
Hà Nội thực hiện cho thấy: 08/08 KCN đang hoạt động xả nước thải vượt QCVN

40:2011/BTNMT (cột B) ra ngoài mơi trường. Trong đó: KCN Thăng Long có
1/25 thơng số vượt QCVN; KCN Nam Thăng Long có 02/25 thơng số vượt
QCVN; KCN Nội Bài có 05/25 thơng số vượt QCVN; KCN Quang Minh có 6/25

10


thông số vượt QCVN; KCN Thạch Thất - Quốc Oai có 8/25 thơng số vượt
QCVN; KCN Phú Nghĩa có 3/25 thơng số vượt QCVN; KCN Hà Nội - Đài Tư
có 02/25 thơng số vượt QCVN; KCN Sài Đồng B có 8/25 thông số vượt QCVN.
Theo số liệu thống kê năm 2009 tại Đồng Nai, coliform trong nước thải của
Công ty phát triển KCN Biên Hịa vượt 1.233 lần, Cơng ty TNHH Viết Hậu
(huyện Trảng Bom) vượt 31.000 lần, Công ty cổ phần may Đồng Tiến vượt
3.100 lần, Nhà máy giấy Tân Mai vượt 77 lần, Công ty TNHH Shing Mark Vina
vượt 1.600 lần...
Những nơi tiếp nhận nước thải của các KCN đã bị ô nhiễm nặng nề, nhiều
nơi nguồn nước khơng thể sử dụng được cho bất kỳ mục đích sử dụng nào. Kết
quả điều tra, khảo sát cho thấy, các lưu vực sông bị ô nhiễm nặng nề nhất như hệ
thống sông Đồng Nai, sông Nhuệ, sông Đáy, Sông Cầu đều là các lưu vực gắn
với các vùng phát triển các KCN, CCN. Nguyên nhân của tình trạng này chính là
việc các KCN vẫn phớt lờ trách nhiệm xử lý nước thải đạt chuẩn trước khi thải ra
môi trường.
* Hệ thống sơng Đồng Nai:
Ơ nhiễm nước mặt tập trung chủ yếu dọc các đoạn sông chảy qua các tỉnh thuộc
vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Nam nơi các KCN, CCN phát triển mạnh.

Hình 2.2. Tần suất số lần đo vượt TCVN của một số thông số tại sông
Đồng Nai đoạn qua Tp. Biên Hoà
Nguồn: Sở TN&MT Đồng Nai ( 2008)


11


×