Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Ứng dụng mô hình động thái đánh giá hệ thống quản lý rác thải sinh hoạt ở thành phố lai châu, tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.94 MB, 85 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐÀM VŨ HÙNG

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ĐỘNG THÁI ĐÁNH GIÁ
HỆ THỐNG QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT
Ở THÀNH PHỐ LAI CHÂU, TỈNH LAI CHÂU

Ngành:

Khoa học môi trường

Mã số:

8440301

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Thế Ân

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ
để lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2018

Tác giả luận văn

Đàm Vũ Hùng

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn, tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Học Viện
Nông Nghiệp Việt Nam, các thầy cô giáo trong khoa Môi Trường, những người đã trang
bị cho tôi những kiến thức, tạo điều kiện cho tơi hồn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Ngơ Thế Ân đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ tơi trong suốt q trình tơi thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu, Cục
Thống kê tỉnh Lai Châu đã tạo điều kiện giúp đỡ trong q trình tơi thực hiện luận văn
tại địa phương. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ phịng Tài
ngun & Môi trường Thành Phố Lai Châu.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã hết lòng tạo
điều kiện, động viên, giúp đỡ và ln ở bên tơi trong suốt q trình học tập và rèn luyện.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Đàm Vũ Hùng


ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................ v
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................ vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................ viii
THESIS ABSTRACT ....................................................................................................... x
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.................................................................... 1

1.2.

GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2

1.3.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ............................................................................ 2

1.4.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................... 2


1.5.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ....... 2

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................... 3
2.1.

TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI ..................................................................... 3

2.1.1.

Khái niệm về chất thải ...................................................................................... 3

2.1.2.

Nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt ................................................................. 3

2.1.3.

Thành phần chất thải sinh hoạt ......................................................................... 3

2.1.4.

Những tác động của rác thải sinh hoạt ............................................................. 6

2.2.

TÌNH HÌNH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN THẾ GIỚI........... 9

2.2.1.


Hiện trạng phát sinh rác thải trên thế giới ........................................................ 9

2.2.2.

Tình hình quản lý rác thải trên thế giới .......................................................... 10

2.3.

TÌNH HÌNH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT Ở VIỆT NAM .............. 13

2.3.1.

Hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt tại một số tỉnh Việt Nam .................. 13

2.3.2.

Tình hình quản lý rác thải tại một số tỉnh của Việt Nam ............................... 14

2.3.3.

Một số phương pháp xử lý RTSH ở Việt Nam .............................................. 16

2.4.

MƠ HÌNH HĨA TRONG QUẢN LÝ MƠI TRƯỜNG ................................ 20

2.4.1.

Khái qt về cơng cụ mơ hình hóa ................................................................. 20


2.4.2.

Ứng dụng mơ hình hóa trong quản lý mơi trường ......................................... 20

2.4.3.

Ứng dụng của mơ hình hóa trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt.................. 21

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 24

iii


3.1.

ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU............................................................................ 24

3.2.

THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ......................................................................... 24

3.3.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU........................................................................ 24

3.4.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................... 24


3.5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 24

3.5.1.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ............................................................ 24

3.5.2.

Phương pháp điều tra ..................................................................................... 25

3.5.3.

Phương pháp xác định khối lượng rác thải..................................................... 25

3.5.4.

Phương pháp xây dựng bản đồ ....................................................................... 25

3.5.5.

Phương pháp xây dựng mơ hình .................................................................... 28

3.5.6.

Ứng dụng mơ hình để đánh giá hệ thống quản lý rác thải ............................. 29

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................... 30
4.1.


ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TP LAI CHÂU ................... 30

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 30

4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................... 34

4.2.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RTSH TẠI THÀNH PHỐ LAI CHÂU ............ 38

4.2.1.

Nguồn phát sinh và khối lượngCTRSH ........................................................ 38

4.2.2.

Hiện trạng phân loại, tái chế, tái sử dụng CTRSH ......................................... 41

4.2.3.

Tình hình thu gom chất thải sinh hoạt của thành phố Lai Châu..................... 42

4.2.4.

Tình hình xử lý chất thải sinh hoạt của thành phố Lai Châu.......................... 46


4.3.

DỰ BÁO ÁP LỰC ĐẾN CÔNG TÁC THU GOM CTRSH ...................... 46

4.3.1.

Mô phỏng hệ thống quản lý rác thải tại địa bàn nghiên cứu ...................... 46

4.3.2.

Ứng dụng mô hình để dự báo áp lực đến cơng tác thu gom rác ..................... 56

4.4.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CTRSH ............................................... 61

4.4.1.

Giải pháp quản lý chất thải rắn....................................................................... 62

4.4.2.

Giải pháp về thu gom, vận chuyển chất thải rắn ............................................ 63

4.4.3.

Giải pháp xử lý, tiêu hủy chất thải rắn ........................................................... 65

4.4.4.


Giải pháp tổ chức, kinh tế xã hội ................................................................... 66

4.4.5.

Giải pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường
cho cộng đồng dân cư..................................................................................... 67

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 68
5.1.

KẾT LUẬN .................................................................................................... 68

5.2.

KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 70

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

Bộ TNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường


BCL

Bãi chôn lấp

BVMT

Bảo vệ môi trường

CTR

Chất thải rắn

NXB

Nhà xuất bản

RTSH

Rác thải sinh hoạt

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần phân loại của rác thải sinh hoạt ở Việt Nam .............................. 4
Bảng 2.2. Thành phần của các cấu tử hữu cơ rác đô thị ................................................. 5
Bảng 2.3. Thành phần RTSH của một số tỉnh thành phố ............................................... 6
Bảng 2.4. Kết quả phân tích trứng giun và Coliform trong các mẫu đất tại bãi rác
Lạng Sơn và Nam Sơn ................................................................................... 8

Bảng 4.1. Nhiệt độ các tháng trong năm 2013 - 2016 .................................................. 32
Bảng 4.2. Độ ẩm tương đối các tháng trong năm 2013 - 2016 .................................... 33
Bảng 4.3. Lượng mưa các tháng trong năm 2012 - 2016 ............................................. 33
Bảng 4.4. Dân số thành phố Lai Châu theo các đơn vị hành chính, năm 2017 ............ 35
Bảng 4.5. Biến động dân số thành phố Lai Châu ......................................................... 35
Bảng 4.6. Khối lượng rác thải phát sinh từ khu công cộng .......................................... 39
Bảng 4.7. Hệ số phát thải rác tính theo các phường xã ................................................ 39
Bảng 4.8. Khối lượng rác thải phát sinh từ các chợ……………………………………40
Bảng 4.9. Hiện trạng thiết bị thu gom CTRSH ở tỉnh Lai Châu .................................. 45
Bảng 4.10. Thống kê lượng CTRSH được thu gom từ 2009 - 2016 ............................. 46
Bảng 4.11. Giá trị của các tham số sử dụng trong mơ hình ........................................... 48
Bảng 4.12. Kết quả chạy mơ hình theo các kịch bản ..................................................... 57

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Sơ đồ phương pháp tạo bản đồ phân bố hộ gia đình .................................... 26
Hình 3.2. Sơ đồ phương pháp tạo bản đồ điểm trung chuyển và tuyến thu gom
CTRSH......................................................................................................... 27
Hình 3.3. Sơ đồ phương pháp xác định các hộ nằm trong phạm vi thu gom CTRSH ....... 27
Hình 3.4. Sơ đồ phương pháp tạo bản đồ khối lượng rác tại điểm trung chuyển ....... 28
Hình 4.1. Sơ đồ địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 30
Hình 4.2. Bản đồ độc dốc thành phố Lai Châu ............................................................ 31
Hình 4.3. Bản đồ phát sinh RTSH trên thành phố Lai Châu ....................................... 41
Hình 4.4. Lượng rác tồn dư ước tính tại mỗi phường xã ............................................. 42
Hình 4.5. Bản đồ các tuyến và vị trí thu gom rác ........................................................ 43
Hình 4.6. Bản đồ vị trí các hộ gia đình và chợ ............................................................ 43
Hình 4.7. Bản đồ mơ phỏng vị trí các hộ được thu gom rác thải ................................. 44
Hình 4.8. Lượng rác tập trung tại các điểm thu gom ................................................... 44

Hình 4.9. Sơ đồ cấu trúc mơ hình hệ thống quản lý CTRSH....................................... 47
Hình 4.10. Giao diện mơ hình mơ phỏng hệ thống quản lý RTSH theo tiếp cận
agent-based .................................................................................................. 49
Hình 4.11. Một số bản đồ đầu vào để chạy mơ hình ..................................................... 50
Hình 4.12. Các agents trong mơ hình và thuộc tính chủa chúng ................................... 51
Hình 4.13. Thành phần cơ bản của mơ SDM................................................................. 52
Hình 4.14. Giao diện mơ hình mơ phỏng hệ thống quản lý RTSH (SDM) ................... 53
Hình 4.15. Kết quả phân tích độ nhạy đối với một số tham số của mơ hình ................. 55
Hình 4.16. Lượng rác thải phát sinh và tồn dự theo các kịch bản khác nhau ................ 58
Hình 4.17. Các trạm trung chuyển được mở rộng tối ưu trên bản đồ ............................ 59
Hình 4.18. Kết quả phân tích mơ hình theo các phường xã từ 2017 - 2030 .................. 60
Hình 4.19. Mơ hình quản lý chất thải sinh hoạt thành phố Lai Châu ............................ 63
Hình 4.20 Sơ đồ hố chơn rác thải di động .................................................................... 64
Hình 4.21 Bãi rác rị rỉ gây ơ nhiễm nước sinh hoạt của người dân bản Coóc Pa...........67

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả:Đàm Vũ Hùng
Tên luận văn:“ Ứng dụng mơ hình động thái đánh giá hệ thống quản lý rác thải sinh
hoạt ở Thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu”.
Ngành khoa học: Khoa Học Môi Trường

Mã số: 8440301

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng cơng tác quản lý rác thải sinh hoạt và dự báo những áp lực đối
với công tác thu gom rác thải sinh hoạt bằng tiếp cận mơ hình động thái. Từ đề xuất giải

pháp phù hợp cho công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại TP. Lai Châu - tỉnh Lai Châu.
Phương pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu thống kê liên quan, kết hợp cấc phương pháp phỏng vấn, điều tra
và cân khối lượng trực tiếp để khái quát được tình hình phát sinh, thu gom xử lý và rác
thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Lai Châu. Trên cơ sở đó sử dụng phương pháp xây
dựng bản đồ mơ tả, khái quát tình hình phát sinh và thu gom rác thải trên địa bàn. Từ
những cơ sở dữ liệu đó luận văn sử dụng mơ hình động thái (phần mềm Netlogo) để xây
dựng mơ hình đựa trên các kịch bản giả định để dự báo khối lượng và sự biên động rác
thải sinh hoạt phát sinh theo từng khu vực trong địa bàn thành phố Lai Châu.
Kết quả chính và kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện nay tại thành phố Lai Châu ước tính tổng
lượng rác thải phát sinh trên địa bàn thành phố trung bình mỗi ngày là 56,1 tấn, theo
thống kê đến năm 2017 lượng rác này được thu gom tương đối hiệu quả và lượng rác
tồn dư chưa được thu gom triệt để khoảng 15 %.
Lượng rác tập trung không đều ở các phường xã, phụ thuộc vào số dân và các
cơng trình cơng cộng, đối với khu vực thành thị lượng rác thải phát sinh ở hệ số cao đặc
biệt là tại phường Đoàn Kết và phường Tân Phong, đối với khu vực nông thôn gồm 2 xã
San Thàng và Nậm Loỏng hệ số phát thải thấp, tuy nhiên lượng rác lại phát sinh phân
tán do đặc điểm dân cư cũng gây khó khăn cho việc thu gom. Tại những khu vực điểm
trên lượng rác tồn dư phát sinh là lớn nhất.
Tình hình quản lý và xử lý tại địa phương cịn nhiều khó khăn. Về cơ sở vật chất
đến nay thành phố Lai Châu là nơi được đầu tư cơ sở vật chất cho công tác thu gom xử lý
chất thải sinh hoạt cao nhất trong toàn tỉnh Lai Châu, tuy nhiên vân chưa thực sự đáp ứng
được nhu cầu tại địa phương. Do đó việc xử lý tự pháp trong khu vực dân cư xảy ra khá
nhiều mà chưa có cơ chế quản lý và tuyên truyền vận động cụ thể để giảm thiều ô nhiễm

viii


và đảm bảo vệ sinh mơi tường, duy trì cảnh quan đô thị. Khu vực chôn lấp rác thải tại

thành phố Lai Châu xây dựng đáp ứng xử lý được lượng rác thải phát sinh, tuy nhiên quá
trình xây dựng không đảm bảo kỹ thuật theo thiết kế và đề án được duyệt gây nên tình
trạng rị rỉ nước rỉ rác ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của khu vực dân cư lân cận.
Căn cứ vào số liệu thống kê và điều tra tình hình thực tế, luận văn ứng dụng mơ
hình đồng thái kết hợp với những kỹ thuật phân tích khơng gian để dự báo những áp lực
đối với công tác thu gom và vận chuyển rác thái sinh hoạt. Mơ hình được xây dựng dự
báo tình hình biến động rác thải sinh hoạt đến năm 2030 dựa trên 3 kịch bản:
- Kịch bản 1: Thành lập kịch bản gốc với các số liệu đầu vào như hiện tại
- Kịch bản 2: Mức biến động nhân khẩu hàng năm ở mức 2,2%. Tần suất và
phạm vi thu gom được tăng lên theo quy hoạch của phòng TNMT.
- Kịch bản 3: Giả thiết mức biến động nhân khẩu tăng lên 2,2%, tần suất và tỷ lệ
thu gom như mức hiện tại.
Kết quả cho thấy với kịch bản tốt nhất là kịch bản 2 với mức dự báo gia tăng dân
số và phương án nâng cao cơ sở vận chất cho việc thu gom, vận chuyển thì hiệu quả thu
gom được nâng lên đáng kể, giảm lượng rác thải không được thu gom: Theo kịch bản 3,
tỷ lệ số hộ không được thu gom rác thải sinh hoạt cao nhất tại các xã San Thàng (55%)
và Nậm Loỏng (40%). Trong khi đó, với kịch bản 2 (có mở rộng điểm thu gom) thì chỉ
có xã San Thàng tồn tại nhiều hộ nằm ngoài dịch vụ (19%).Đồng thời kết quả cũng chỉ
ra khu vực tồn dư rác thải lớn nhất trong mọi kịch bản là khu vực phường Đoàn Kết,
phường Tân phong và xã San Thàng
Từ thực tiễn ở địa phương và kết quả phân tích dự báo, đề tài đã đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý chất thải sinh hoạt tại thành phố Lai
Châu, bao gồm các biện pháp về quản lý chất thải, giải pháp thu gom vận chuyển, giải
pháp xử lý rác thải và các biện pháp phụ trợ nhằm giảm thiểu áp lực và nâng cao hiệu
quả quản lý, xử lý chất thải sinh hoạt.
Từ kết quả nghiên cứu có thể thấy việc ứng dụng mơ hình hóa động thái trong
quản lý chất thải rắn cho phép dự báo áp lực và xây dựng mơ hình kịch bản đối với các
phương án quản lý, thu gom rác thải sinh hoạt cái nhìn tổng thể trong việc quản lý và
quy hoạch đối với chất thải sinh hoạt.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn địa bàn thành phố Lai Châu tương đối nhỏ đo điều

kiện về thời gian và giới hạn về dữ liệu thống kê hiện tại nên chưa phản ánh hết ý nghĩa của
ứng dụng mơ hình động thái vào công tác dự báo áp lực trong quản lý mơi trường nói chung
và quản lý rác thải sinh hoạt nói riêng, nhưng bước đầu đã tạo cơ sở nghiên cứu để tiếp tục
mở rộng ứng dụng mơ hình trên phạm vi lớn hơn và trở thành công cụ để các đơn vị quản lý
có thể so sánh tối ưu hóa các các phương án quản lý mơi trường.

ix


THESIS ABSTRACT
Student:Dam Vu Hung
Thesis title: “Applying model of dynamics assessment of domestic waste management
system in Lai Chau city, Lai Chau province”
Major:Environmental science

Code: 8440301

Training institution: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Purpose of the study:
Assessing the status of domestic waste management and forecasting the pressures
on domestic waste collection bythe Netlogo modeling approach and proposingpossible
solutions for the management of domestic waste in the Lai Chau city, Lai Chau province.
Research Methods:
The relevant statistics are collected in combination with the interviewing methods,
surveying and direct weighing the quantity in order to generalize the situation of
collecting and treating the domestic waste in Lai Chau city. Based on the result,
mapping methods are used to generalizethe collecting waste situation in the area. From
these databases, the Netlogo software is applied to build the models based on
hypothetical scenarios to forecast the volume and variability of domestic waste
generated within each zone in Lai Chau city.

Research results and findings:
Research results show that in Lai Chau city, it is estimated that the total amount of
garbage in the cityis 56.1tons per day. According to the statisticsby the year 2017, the
amount of wasteis effectively collected and the amount of theleft-over has not been
thoroughly collected is about 15%.
The amount of garbage is uneven among wards and communes, depending on the
number of people and the public construction. For the urban areas, garbage is generated at
high coefficient, especially in Doan Ket and Tan Phong wards. For the rural areas
including two communes San Thang and Nam Loong, the coefficient is low; however, the
amount of waste is dispersed due to population characteristics which also makes it
difficult to collect waste. At the above places the amount of residue generated is greatest.
The management and treatment in the locality is still facing a lot of difficulty. In
terms of material facilities, Lai Chau city is the place where infrastructure for waste
collection and treatment has beenhighly equippedup to now in Lai Chau province.
However, it still does not meet the local demand. Therefore, the spontaneous treatment

x


in the residential area occurs quite a lot, but there is no mechanism for management and
advocacy specifically to reduce pollution and to ensure environmental sanitation and
maintain the urban landscape. The Landfill in Lai Chau city is built to meet the waste
volume incurred; however, the construction process is not technically feasible according
to the approved design and scheme, thus causing the water leakage which polluted the
domestic water sources in neighboring residential areas.
Based on statistical data and real-time investigations, the thesis utilizes dynamic
models combined with spatial analysis techniques to forecast the pressures on collecting
and transportingthe domestic waste. The model is built to forecast the situation of
changes in domestic waste to 2030 based on three scenarios:
- Scenario 1: Creating the original scenario with the current input data

- Scenario 2: The annual variation of population is 2.2%. Frequency and scope of
collection are increased according to the planning of the Natural Resources and
Environment Department.
- Scenario 3: Assume that the level of population variation increases by 2.2%, the
frequency and the rate of collection is the same as the current level.
The results show that scenario 2 is the best one with the forecast of population
increase and the plan to improve the facilities for collection and transportation and the
efficiency of collection is increased significantly andreducing the quantity of waste that
is not collected. According to scenario 3, the percentage of households whose domestic
waste is not collected is highest in San Thang (55%) and Nam Loong (40%) communes.
Meanwhile, with scenario 2 (with extension of collecting points), only in San Thang
there are the households out of service (19%). At the same time, the results show that
the largest areas of waste residue in all scenarios are Doan Ket ward, Tan Phong ward
and San Thang commune.
Based on local practices and forecasting results, the research has proposed a
number of measures to improve the management and treatment of domestic waste in Lai
Chau City, including the measures of waste management, transportation solutions,
waste treatment solutions and ancillary measures to minimize the pressure and to
improve the efficiency of management and treatment of domestic waste.
From the study results, it can be seen that the application of dynamical modeling
in solid waste management allows forecasting the pressure and modeling the scenarios
for management options and domestic waste collection and an overall view of the
management and planning of domestic waste.

xi


The scope of the thesiswithin Lai Chau City is relatively small due to the limited
time and the scope of the present statistical data, so it does not reflect the significance of
applying the model of Netlogo in the forecast of the pressure on environmental

management in general and the management of domestic waste in particular, however it
has initially provided the basis for further exploration into a wider range of modeling
applications and it will be a tool for the authorities to compare the optimization of
environmental management options.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Rác thải ở Việt Nam đang là một hiện trạng đáng lo ngại. Hiện tượng ô
nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt không những xảy ra ở các thành phố, đơ
thị lớn và cịn xảy ra ở các đơ thị nhỏ và ở cả các khu vực nông thôn. Rác thải
sinh hoạt là một phần của cuộc sống phát sinh trong quá trình ăn uống, tiêu dùng
của con người. Mức sống của người dân càng cao thì nhu cầu tiêu dùng các sản
phẩm của xã hội càng cao, điều này đồng nghĩa với việc gia tăng lượng rác thải
sinh hoạt. Vấn đề này đã đặt ra nhiều thách thức đối với cơng tác quản lý chất
thải nói chung và cơng tác quản lý chất thải rắn sinh hoạtnói riêng.
Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011, khối lượng chất thải rắn
sinh hoạt phát sinh tại các đô thị trên tồn quốc tăng trung bình 10-16% mỗi năm,
chiếm khoảng 60-70% tổng lượng chất thải rắn đô thị. Tại một số đô thị lớn ở
Việt Nam, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chiếm đến 90% tổng lượng chất
thải rắn đô thị; Chỉ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bình quân trên đầu người
ở mức độ cao từ 0,9-1,38 kg/người/ngày.
Lai Châu là tỉnh biên giới phía Tây Bắc Việt Nam, giáp với Vân Nam,
Trung Quốc với đường biên giới dài trên 273 km. Lai Châu có 8 đơn vị hành chính
gồm thành phố Lai Châu và 7 huyện, là tỉnh miền núi biên giới, trong đó Thành
phố Lai Châu là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh. Trong những
năm gần đây, do tác động của nền kinh tế thị trường và chính sách mở cửa cùng
với vị trí giao lưu bn bán thuận tiện, nên tốc độ đơ thị hóa ngày càng cao.Cùng

với sự phát triển của kinh tế - xã hội, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các đô thị và
khu công nghiệp trên địa bàn thành phố cũng được mở rộng và phát triển nhanh
chóng. Tuy nhiên, bên cạnh q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa đã gây ra nhiều
vấn đề về môi trường, đặc biệt là các vấn đề về quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Sự
phát triển kinh tế chưa cân đối với tăng trưởng dân số. Tỷ lệ tăng dân số cao dẫn
đến phát sinh nhiều vấn đề môi trường đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt. Ngồi ra,
sự phát triển khơng đồng bộ giữa tốc độ đơ thị hóa là việc nâng cấp cơ sở hạ tầng
cùng với phát triển các ngành dịch vụ công cộng, du lịch, thương mại đã tạo nên
một lượng rác khổng lồ mỗi ngày. Lượng rác này không được thu gom, xử lý kịp
thời sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cư đang sinh sống tại đó
và các vùng lân cận.Vì vậy, cơng tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP. Lai

1


Châu là nhiệm vụ cấp bách và mang tính lâu dài.
Có nhiều nghiên cứu về rác thải sinh hoạt ở các địa phương khác nhau.
Tuy nhiên, những nghiên cứu sử dụng phương pháp mơ hình hóa để đánh giá hệ
thống quản lý rác hiện cịn rất ít. Mơ hình động thái, đặc biệt là khi kết hợp với
những kỹ thuật phân tích khơng gian sẽ cho phép dự báo những áp lực đối với
công tác thu gom và vận chuyển rác một cách hiệu quả, từ đó hỗ trợ quá trình
đưa ra giải pháp quản lý có tính thực thi cao hơn. Xuất phát từ cơ sở đó, tơi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “ Ứng dụng mơ hình động thái đánh giá hệ thống quản
lý rác thải sinh hoạt ở Thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu”.
1.2. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Lượng rác thải sinh hoạt ở TP Lai Châu được thu gom tương đối hiệu quả.
Tuy nhiên, tốc độ phát triển nhanh của dân số và q trình đơ thị hóa sẽ gây áp lực
lớn tới cơng tác quản lý mơi trường trong những năm tới. Giả thuyết chính của đề tài
là hệ thống quản lý rác thải cần phải được nâng cấp về phương tiện thu gom, tần suất
thu gom và phân loại tại nguồn thì mới đáp ứng được u cầu vệ sinh mơi trường.

1.3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại địa bàn TP.
Lai Châu - tỉnh Lai Châu.
- Dự báo những áp lực đối với công tác thu gom rác thải sinh hoạt bằng
tiếp cận mơ hình hóa động thái
- Đề xuất giải pháp phù hợp cho công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại TP.
Lai Châu - tỉnh Lai Châu.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung vào đối tượng rác thải sinh hoạt trên phạm vi toàn thành
phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu trong thời gian từ 2015 - 2017.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Nghiên cứu này góp phần tính tốn được lượng rác thải sinh hoạt phát
sinh theo khơng gian liên tục trên tồn địa bàn thành phố dựa vào thống kê tải
lượng tính theo đầu người và vị trí của các khu dân cư. Từ cơ sở tính tốn này có
thể tổng hợp được khối lượng rác theo các tuyến thu gom và dự báo sự biến động
rác thải theo phát triển dân số theo từng khu vực. Những kết quả của đề tài có thể
ứng dụng để quy hoạch lại hệ thống thu gom rác thải trong tương lai để đảm bảo
tiêu chuẩn vệ sinh môi trường của địa phương.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI
2.1.1. Khái niệm về chất thải
Theo khoản 12 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) 2014: Chất thải là
vật chất được thải ra từ sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
Ở điều 3 Nghị định 38/2015/NĐ-CP có quy định cụ thể về chất thải rắn
như sau: Chất thải rắn (CTR) là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải)
được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.

Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại. Chất
thải thông thường là chất thải không thuộc danh mục chất thải nguy hại hoặc
thuộc danh mục chất thải nguy hại nhưng yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải
nguy hại. Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất rắn phát sinh
trong sinh hoạt thường ngày của con người.
Theo khoản 2 điều 3 Nghị đinh 59/2007/NĐ-CP: Chất thải rắn phát thải
trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi cơng cộng được gọi chung là chất
thải rắn sinh hoạt. Chất thải phát thải từ hoạt động công nghiệp, làng nghề,
kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được gọi chung là chất thải
rắncông nghiệp.
2.1.2. Nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) sinh ra từ hoạt động hằng ngày của con
người. Rác thải sinh hoạt thải ra ở mọi nơi mọi lúc trong phạm vi thành phố hoặc
khu dân cư từ các hộ gia đình, khu thương mại, chợ và các tụ điểm buôn bán, nhà
hàng, khách sạn, công viên, khu vui chơi giải trí, các viện nghiên cứu, trường
học, các cơ quan nhà nước... (Nguyễn Trung Việt và Trần Thị Mĩ Diệu, 2007).
Rác thải sinh hoạt (RTSH) phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, có thể ở
nơi này hay ở nơi khác, chúng khác nhau về số lượng, kích thước phân bố về
không gian.
2.1.3. Thành phần chất thải sinh hoạt
Khác với các loại rác thải khác, RTSH là một tập hợp khơng đồng nhất.
Tính khơng đồng nhất biểu hiện ngay ở sự khơng kiểm sốt được các ngun liệu
ban đầu dùng cho sinh hoạt và thương mại. Sự không đồng nhất này tạo ra một

3


số đặc tính rất khác biệt trong các thành phần của RTSH. Không chỉ vậy thành
phần của RTSH rất đa dạng đặc trưng cho từng loại đô thị, mức độ văn minh phát
triển của xã hội, phụ thuộc vào mức sống, mùa, tín ngưỡng, và chính sách quản

lý. Một trong những đặc điểm nhận thấy rõ nhất ở rác thải sinh hoạt đơ thị Việt
Nam có thành phần chất hữu cơ với tỷ lệ cao chiếm tới 55 - 65%, còn ở một số
nước đang phát triển với mức sống cao thì tỷ lệ rác thải hữu cơ trong rác thải sinh
hoạt chiếm tỷ lệ thấp chỉ từ 35 - 40% (Nguyễn Xuân Thành, 2010).
2.1.3.1. Thành phần vật lý
Bao gồm các chỉ tiêu: Trọng lượng riêng, độ ẩm, độ thấm nước, kích cỡ
hạt và phân bố.

Bảng 2.1. Thành phần phân loại của rác thải sinh hoạt ở Việt Nam
% Trọng lượng
Hợp phần

Khoảng giá

Trung

trị (KGT)

bình

Chất thải thực phẩm

6-25

Giấy

Độ ẩm

Trọng lượng riêng


(%)

(kg/m3)

KGT

TB

KGT

TB

15

50-80

70

128-80

228

25-45

40

4-10

6


32-128

81,6

Catton

3-15

4

4-8

5

38-80

49,6

Chất dẻo

2-8

3

1-4

2

32-128


64

Cao su

0-2

0,5

1-4

2

96-192

128

Da vụn

0-2

0,5

8-12

10

96-256

160


Sản phẩm vườn

0-2

12

30-80

60

84-224

104

Gỗ

1-4

2

15-40

20

128-200

240

Thuỷ tinh


4-16

8

1-4

2

160-480

193,6

Vỏ đồ hợp

2-8

6

2-4

3

48-160

88

Kim loại không thép

0-1


1

2-4

2

64-240

160

Kim loại thép

1-4

2

2-6

3

128-1120

320

Bụi, tro, gạch

0-10

4


6-12

8

320-960

480

100

15-40

20

180-420

300

Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ (2001)

2.1.3.2. Thành phần hóa học
Nghiên cứu thành phần hóa học của rác thải sinh hoạt có vai trị vơ cùng

4


quan trọng trong việc đưa ra các giải pháp xử lý. Đối với các loại rác thải sinh
hoạt có thành phần chất hữu cơ cao thì có thể đưa vào sản xuất vi sinh để làm
phân bón. Các loại rác thải sinh hoạt có chứa các hợp chất khó phân hủy như:
Cao su, nhựa thủy tinh, nilon, có thể tái chế, tái sử dụng hay đốt cháy; còn các

loại chất phóng xạ có thể xử lý bằng phương pháp chơn lấp.
Theo Lê Văn Nhương (2000), để nghiên cứu thành phần hóa học của rác thải
ta cần tiến hành phân tích các chỉ tiêu:
-

Độ ẩm theo % trọng lượng của rác.
Chất dễ cháy nổ, tro bụi.
Hàm lượng: C, H, O, N.
Thành phần không cháy nổ, tro bụi.

-

Thành phần các chất độc hại.

Bảng 2.2. Thành phần của các cấu tử hữu cơ rác đô thị
Thành phần (%)
Cấu tử hữu cơ
C

H

O

N

S

Tro

Thực phẩm


48,0

6,4

37,6

2,6

0,4

5,0

Giấy

43.5

6,0

44,0

0,3

0,2

6,0

Caton

4,0


5,9

44,6

0,3

0,2

5,0

Chất dẻo

0,0

7,2

22,8

-

-

10,0

Vải

55,0

6,6


31,2

1,6

0,15

-

Cao su

78,0

10,0

-

2,0

-

10,0

Da

60,0

8,0

11,6


10

0,4

10,0

Gỗ

49.5

6,0

42,7

0,2

0,1

1,5

Nguồn: Lê Văn Nhương (2000)

Qua bảng số liệu ta thấy: RTSH chủ yếu chứa thành phần cấu tử hữu cơ là
C, O. Các cấu tử khác chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều nhưng có vai trị trong việc xác
định thành phần hóa học của RTSH.
Thành phần rác thải sinh hoạt tại một số vùng, tỉnh thành phố (tính theo %
khối lượng).

5



Bảng 2.3. Thành phần RTSH của một số tỉnh thành phố
Thành phần (%)

Hà Nội

Lá cây, vỏ hoa quả, xác động vật

Hải Phòng

TP.HCM

50,27

50,07

62,24

Giấy

2,72

2,82

0,59

Giẻ rách, củ, gỗ

6,27


2,72

0,25

Nhựa, nilon, cao su

0,71

2,02

0,46

Vỏ ốc, xương

1,06

3,69

0,50

Thủy tinh

0,31

0,72

0,02

Rác xây dựng


7,42

0,45

10,04

Kim loại

1,02

0,14

0,27

30,21

23,9

15,27

Tạp chất khó phân hủy

Nguồn: Nguyễn Xuân Thành (2010)

Qua bảng 2.3 ta thấy: Thành phần RTSH có nguồn gốc hữu cơ dễ phân hủy
như lá cây, vỏ hoa quả, xác động vật chiếm trên 50%. Các RTSH chứa thành
phần khác như giấy, giẻ rách, củ, gỗ, nhựa, nilon, cao su,...chiếm tỷ lệ nhỏ.
2.1.4. Những tác động của rác thải sinh hoạt
Trong thực tế lượng RTSH không xử lý hoặc xử lý RTSH không hợp kỹ

thuật vệ sinh là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ô nhiễm môi trường và ảnh
hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
2.1.4.1. Gây ô nhiễm môi trường không khí
Chất thải rắn, đặc biệt là RTSH có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu.
Dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, CTR hữu cơ bị phân hủy và
sản sinh ra các chất khí (CH4- 63,8%, CO2- 33,6%, và một số khí khác). Trong
đó, CH4 và CO2 chủ yếu phát sinh từ các bãi rác tập trung (chiếm 3 - 19%), đặc
biệt tại các bãi rác lộ thiên và các khu chơn lấp.
Khối lượng khí phát sinh từ các bãi rác chịu ảnh hưởng đáng kể của nhiệt
độ khơng khí thay đổi theo mùa. Lượng khí phát thải tăng khi nhiệt độ tăng,
lượng khí phát thải mùa hè cao hơn mùa đơng. Đối với các bãi chơn lấp, ước tính
khoảng 30% các khí phát sinh trong q trình phân hủy rác có thể thốt lên mặt
đất mà khơng cần có sự tương tác nào.
Khi vận chuyển và lưu trữ RTSH sẽ phát sinh mùi do quá trình phân hủy
các chất hữu cơ gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí.

6


Bên cạnh hoạt động chôn lấp, việc xử lý CTR bằng biện pháp thiêu hủy
cũng góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường không khí. Việc đốt rác sẽ làm
phát sinh khói, tro bụi và các mùi khó chịu.
2.1.4.2. Gây ô nhiễm môi trường nước
RTSH không được thu gom, thải vào rạch, sông, hồ, ao gây ô nhiễm môi
trường nước, làm tắc ngẽn đường nước lưu thông, giảm diện tích của nước với
khơng khí dẫn đến giảm oxy hịa tan (DO) trong nước. Chất thải rắn hữu cơ phân
hủy trong môi trường nước gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng nguồn nước làm cho
thủy sinh vật trong nguồn nước mặt bị suy thoái, CTR phân hủy và các chất ô
nhiễm khác biến đổi màu của nước thành màu đen, có mùi khó chịu.
Tại các bãi chơn lấp rác thải, nước rỉ rác có chứa hàm lượng chất ơ nhiễm

cao, nếu không được thu gom xử lý sẽ thâm nhập vào các nguồn nước dưới đất
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Theo nghiên cứu của Viện Khoa học và Công nghệ mơi trường, Đại học
Bách khoa Hà Nội, 2010 thì nước ngầm tại Hà Nội bị ô nhiễm amoni. Hàm lượng
amoni trong nước của Nhà máy nước Tương Mai là 7-10mg/l. Nhà máy nước Hạ
Đình 10-15mg/l, có lúc lên đến 40mg/l. Nhà máy nước Pháp Vân là 25-30mg/l,
có lúc lên đến 60mg/l. Trong khi đó, tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống do Bộ Y tế
ban hành yêu cầu hàm lượng amoni không quá 1,5mg/l, nitrit không quá 3mg/l.
Hầu hết giếng khoan (có phép hoặc khơng phép) ở Hà Nội đều có amoni, đặc biệt
các giếng khoan do người dân tự thuê làm tại địa bàn quận Hoàng Mai, Gia Lâm,
Hai Bà Trưng. Hiện đã khẳng định được nước ở 500 giếng khoan tại các trạm cấp
nước cục bộ của một số cơ quan đồn thể... có nồng độ amoni vượt tiêu chuẩn
cho phép.
2.1.4.3. Gây ô nhiễm môi trường đất
Các chất thải rắn có thể tích lũy trong đất trong thời gian dài gây ra
nguy cơ tiềm tàng đối với mơi trường. Các loại RTSH như gạch ngói, thủy
tinh,... trong đất rất khó bị phân hủy. Rác thải kim loại, đặc biệt là các kim
loại nặng như kẽm, chì, đồng, niken,... Các kim loại này tích lũy trong đất và
thâm nhập vào cơ thể theo chuỗi thức ăn và nước uống, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sức khỏe. Các RTSH có thể gây ô nhiễm đất ở các mức độ lớn là các
chất tẩy rửa, phân gia súc,...
Tại các bãi chôn lấp rác thải khơng hợp vệ sinh, khơng có hệ thống xử lý

7


nước rác đạt tiêu chuẩn, hóa chất và vi sinh vật từ chất thải rắn dễ dàng thâm
nhập gây ô nhiễm đất. Nghiên cứu của Viện Y học Lao Động và Vệ sinh Môi
trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011) cho thấy các mẫu đất xét nghiệm
tại bãi rác Lạng Sơn và bãi rác Nam Sơn đều bị ô nhiễm trứng giun và Coliform.


Bảng 2.4. Kết quả phân tích trứng giun và Coliform trong các mẫu đất
tại bãi rác Lạng Sơn và Nam Sơn

Địa điểm
Bãi rác Lạng Sơn
Bãi rác Nam Sơn

Số trứng giun trong mẫu đất
(trứng/100g)
Giá trị thấp
Giá trị
nhất
cao nhất
5
15
8
120

Số coliform trong mẫu
đất (khuẩn lạc/10g)
Giá trị
Giá trị
thấp nhất
cao nhất
40
2.000.000
300
20.000.000


Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011)

2.1.4.4. Ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng
Việc quản lý và xử lý CTR không hợp lý không những gây ô nhiễm môi
trường mà còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người, đặc biệt đối với người
dân sống gần khu vực làng nghề, khu công nghiệp, bãi chôn lấp rác thải...
Người dân sống gần bãi rác khơng hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc các bệnh da
liễu, viêm phế quản, đau xương khớp cao hơn hẳn những nơi khác. Một nghiên
cứu tại Lạng Sơn cho thấy tỷ lệ người ốm và mắc các bệnh như tiêu chảy, da liễu,
hô hấp… tại khu vực chịu ảnh hưởng của bãi rác cao hơn hẳn so với khu vực
không chịu ảnh hưởng.
Hiện tại chưa có số liệu đánh giá đầy đủ về sự ảnh hưởng của các bãi chôn
lấp tới sức khỏe của những người làm nghề nhặt rác thải. Những người này
thường xuyên phải chịu ảnh hưởng ở mức cao do bụi, mầm bệnh, các chất độc
hại, cơn trùng đốt/chích và các loại hơi khí độc hại trong suốt q trình làm việc.
Vì vậy, các chứng bệnh thường gặp ở đối tượng này là các bệnh về cúm, lỵ, giun,
lao, dạ dày, tiêu chảy và các vấn đề về đường ruột khác.
Hai thành phần chất thải rắn được liệt vào loại cực kỳ nguy hiểm là kim
loại nặng và chất hữu cơ khó phân hủy. Các chất này có khả năng tích lũy sinh
học trong nông sản, thực phẩm cũng như trong mô tế bào động vật, nguồn nước
và tồn tại bền vững trong môi trường gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm đối với
con người như vô sinh, quái thai, dị tật ở trẻ sơ sinh; tác động lên hệ miễn dịch

8


gây ra các bệnh tim mạch, tê liệt hệ thần kinh, giảm khả năng trao đổi chất trong
máu, ung thư và có thể di chứng di tật sang thế hệ thứ 3...
2.1.4.5. Ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị
Chất thải rắn, đặc biệt là rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom vận

chuyển, xử lý sẽ làm giảm mỹ quan đô thị. Nguyên nhân của hiện tượng này do ý
thức của người dân chưa cao. Tình trạng người dân vứt rác bừa bãi ra lòng lề
đường và mương rãnh hở vẫn cịn phổ biến gây ơ nhiễm nguồn nước và ngập úng
khi mưa.
2.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN THẾ GIỚI
2.2.1. Hiện trạng phát sinh rác thải trên thế giới
Trong vài thập kỷ trở lại đây, do sự phát triển khoa học kỹ thuật dẫn đến
sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, do sự bùng nổ tăng nhanh về dân số. Dân số
thế giới hiện nay đang tăng trưởng một cách chóng mặt. Hiện nay dân số thế giới
đạt 7,3 tỷ người, ước tính con số này có thể tăng lên tới 9,6 tỷ người năm 2050 và
đạt ngưỡng 11,2 tỷ người vào năm 2100 (Báo cáo Liên Hợp quốc, 2015). Nguyên
nhân của tình trạng này là do tỷ lệ sinh sản cao hơn so với tỷ lệ tử vong, đặc biệt
là các nước đang phát triển như Châu Phi, Châu Á. Dân số tăng nhanh gây sức ép
vô cùng lớn đến trái đất, làm cho trái đất không thể đáp ứng được nhu cầu của
con người, đồng thời cũng kéo theo nguy cơ rất lớn đến môi trường sống trên trái
đất. Đặc biệt là vấn đề rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường sống đã trở
thành vấn đề lớn của hầu hết các nước trên Thế giới.
CTR xuất hiện từ lúc con người xuất hiện trên trái đất. Nhưng khi ấy CTR
không gây ra các vấn đề ô nhiễm môi trường trầm trọng bởi khi ấy mật độ dân cư
còn thấp, diện tích đất cịn rộng lớn nên khả năng đồng hóa các CTR cao. Nhưng
hiện nay, khi nền công nghiệp phát triển, dân số tăng nhanh, diện tích đất ngày
càng trở thành mối lo ngại đe dọa nghiêm trọng đến môi trường sống của
con người.
Hiện nay, thế giới thải ra khoảng 6 tỷ tấn CTR mỗi năm. Mỗi ngày, thế
giới tạo ra khoảng 130 triệu tấn rác, trong đó 1/3 đến từ Mỹ, bình qn mỗi cơng
dân Mỹ tạo ra 3,5 triệu tấn rác mỗi năm. Tốc độ phát sinh CTR không ngừng gia
tăng ở tất cả các nước trên thế giới nhưng tăng nhanh hơn ở các nước đang phát
triển (Võ Đình Long và Nguyễn Xn Hồn, 2014).
Trong tổng số rác trên thế giới, có 1,2 tỷ tấn rác tập trung ở các vùng đô


9


thị từ 1,1 đến 1,8 tỷ tấn rác công nghiệp không nguy hiểm và 150 triệu tấn rác
nguy hiểm (mức tính tốn thực hiện tại 30 nước). Mỹ và châu Âu là hai "nhà sản
xuất" rác đô thị chủ yếu với hơn 200 triệu tấn rác cho mỗi khu vực, kế tiếp là
Trung Quốc với hơn 170 triệu tấn. Theo ước tính, tỉ lệ rác đơ thị ở Mỹ ở mức 700
kg/người/năm. Và tỷ lệ này ở Hàn Quốc gần 2000 kg. Brazil là 20 kg. Đối với
rác công nghiệp, Mỹ chiếm khoảng 275 triệu tấn (Minh Cường, 2015).
Theo các chuyên gia ngân hàng thế giới (WB) ước tính đến năm 2025, tổng
khối lượng rác cư dân thành thị thải ra sẽ là 2,2 tỷ tấn/năm - tăng 70% so với mức
1,3 tỷ tấn hiện nay, trong khi chi phí xử lý rác thải rắn dự kiến lên tới 375 tỷ
USD/năm, so với mức 205 tỷ USD ở thời điểm hiện tại (Minh Cường, 2015).
2.2.2. Tình hình quản lý rác thải trên thế giới
Hiện nay vấn đề quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt ở các nước trên thế giới
ngày càng được quan tâm. Đặc biệt các nước phát triển, công việc này được tiến
hành chặt chẽ, từ ý thức thải bỏ rác của người dân, quá trình phân loại rác tại
nguồn, thu gom, tập kết rác thải tới các trang thiết bị thu gom, vận chuyển theo
từng loại. Quy định đối với việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải được quy
định chặt chẽ, rõ ràng trang thiết bị phù hợp đầy đủ, hiện đại. Một khác biệt trong
công tác quản lý, xử lý rác thải tại các nước phát triển đó là có sự tham gia của
cộng đồng.
Tại Đức: Có thể nói, ngành tái chế rác ở Đức đang dẫn đầu trên thế giới
hiện nay. Việc phân loại rác được thực hiện nghiêm túc ở Đức từ năm 1991. Rác
bao bì gồm hộp đựng thức ăn, nước hoa quả, máy móc bằng nhựa, kim loại hay
carton được gom vào thùng màu vàng, thùng màu xanh dương cho giấy, thùng
xanh lá cho rác thải sinh hoạt, thùng đen cho thủy tinh. Những lò đốt rác hiện đại
của nước Đức hầu như khơng thải khí độc ra ngồi môi trường. Giáo dục ý thức
BVMT cho trẻ nhỏ bắt đầu từ việc phân loại rác là một trong những phương pháp
mà nhà quản lý tại Đức áp dụng. Rác được phân loại triệt để tái chế, xử lý rác trở

lên thuận lợi và dễ dàng. Từ đó, khái niệm rác thải được thay thế bằng nguồn tài
sản tiềm năng, mang lại lợi nhuận đáng kể với những ai biết đến đầu tư vào việc
cải tiến công nghệ.
Tại Singapore: Đầu năm 2011, Singapore đã được chọn là thành phố xanh
nhất châu Á. Đây là kết quả nghiên cứu do tập đoàn Siemens (Đức) khởi xướng.
Tham gia đánh giá cùng với EIU có các chun gia về đơ thị hàng đầu thế giới
bao gồm đại diện của tổ chức OECD, Ngân hàng Thế giới và mạng lưới chính

10


quyền địa phương trong khu vực châu Á. Trong quá trình phân loại, thu gom và
vận chuyển Singapore nhiều năm qua đã hình thành một cơ chế thu gom rác rất
hiệu quả. Rác ở Singapore được phân loại tại nguồn, nghĩa là: Nhà dân, nhà máy,
xí nghiệp...Singapore có 9 khu vực thu gom rác. Rác thải sinh hoạt được đưa về
một khu vực bãi chứa lớn và được tái chế, xử lý theo chương trình tái chế Quốc
gia. Có thể nói Singapore được xem là một quốc gia có mơi trường xanh - sạch đẹp của Thế giới, Chính phủ rất coi trọng việc BVMT. Cụ thể là pháp luật về mơi
trường được thực hiện một cách tồn diện là công cụ hữu hiệu nhất để đảm bảo
môi trường xanh - sạch - đẹp của Singapore. Thời gian đầu Chính phủ tổ chức
giáo dục về ý thức để người dân quen dần sau đó phạt nhắc nhở và hiện nay các
biện pháp được áp dụng mạnh mẽ là phạt tiền, phạt tù, bắt bồi thường, những vi
phạm nhỏ thì được phạt cải tạo lao động bắt buộc.
Tại Nhật Bản: Nhật Bản là một trong những nước thuộc hàng "xanh - sạch
- đẹp" nhất thế giới. Người Nhật rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, đặc
biệt là xử lý rác thải sinh hoạt. Quá trình phân loại, thu gom và vận chuyển rác
thải ở Nhật rất khoa học. Rác trước khi vứt được tiến hành phân loại một cách
nghiêm ngặt và gắt gao. Rác thải sinh hoạt được phân làm các loại như sau:
- Rác cháy được bao gồm tất cả các loại thức ăn dư thừa, giấy vụn, thậm
chí các loại đồ nhựa...
- Rác khơng cháy được bao gồm các vật dụng gia đình như đồ bếp, xoong

nồi, chảo, đồ dùng bằng kim loại hỏng hóc, pin đã qua sử dụng, chai lọ thuỷ tinh,
kim loại…Nếu các loại rác nói trên có kích thước lớn (tuỳ theo từng khu vực quy
định khác nhau, kích thước mỗi bề khoảng hơn 60cm) thì khơng vứt theo dạng
bình thường được mà phải qua sơ chế.
- Dạng rác có thể được đưa đi tái tạo được: Bao gồm các thùng các tơng
bọc đồ cịn sạch, các loại sách báo, và các khay bằng plastic đựng hoa quả, thịt
được dùng trong các siêu thị, các bình nước PET sạch…Đặc điểm chú ý khi vứt
loại rác này là phải rửa, giữ sạch, phơi khơ ráo, nếu sách báo thì buộc chặt lại
bằng dây nilon. Thực trạng xử lý rác ở Nhật Bản theo số liệu thống kê mới đây
của Bộ Môi trường Nhật Bản, hàng năm nước này có khoảng 450 triệu tấn rác
thải, trong đó phần lớn là rác cơng nghiệp (397 triệu tấn). Trong tổng số rác thải
trên, chỉ có khoảng 5% rác thải phải đưa tới bãi chôn lấp, trên 36% được đưa đến
các nhà máy để tái chế. Số cịn lại được xử lý bằng cách đốt hoặc chơn tại các
nhà máy xử lý rác. Với rác thải sinh hoạt của các gia đình, khoảng 70% được tái

11


chế thành phân bón hữu cơ, góp phần giảm bớt nhu cầu sản xuất và nhập khẩu
phân bón (Tổng cục Môi trường, 2012).
Tại Trung Quốc: hiện nay, trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn đã có nhiều
cải tiến đáng kể. Chẳng hạn, hầu hết các thành phố lớn đang chuyển dần sang
chôn lấp hợp vệ sinh như là biện pháp xử lý chủ yếu. Các biện pháp chôn lấp cải
tiến và lợi ích ngày càng tăng phù hợp với nhu cầu quản lý rác thải sinh hoạt cực
kỳ cấp thiết của Trung Quốc. Mặt dù tốc độ cải tiến quản lý CTR là đáng kể,
song Trung Quốc khơng có khả năng đáp ứng nhu cầu dịch vụ RTSH ngày càng
tăng, yêu cầu đối với các hệ thống xử lý an tồn cho mơi trường và hợp lý về
hiệu quả - chi phí trong cung cấp dịch vụ. Các phương thức quản lý chất thải rắn
của Trung Quốc hiện có tác động tới toàn cầu.
Tại Hàn Quốc: Hàn Quốc hiện là một trong các nước đi tiên phong trên

thế giới với các kế hoạch xây dựng một môi trường xanh. Chính phủ nước này
đang hướng đến xây dựng một ngành công nghiệp xanh để làm nền tảng chủ lực
nhằm đáp ứng tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Quá trình phân loại thu gom
và vận chuyển rác thải, Hàn Quốc là một trong nhiều quốc gia đã thực hiện
chương trình phân loại rác thải sinh hoạt tại gia đình và nơi công cộng từ nhiều
năm nay. Giấy (paper), nhựa (plastic), lon (can) được thu gom riêng cho việc tái
sử dụng. Vì vậy, trên đường phố hay ở những nơi cơng cộng như công viên,
quảng trường, nhà ga, bến xe, sân bay, tại các trường học, cơ quan, bệnh viện
ln có ba thùng rác riêng biệt: Paper, Plastic, Can hoặc thùng rác 2-3 ngăn để
mọi người bỏ rác đúng quy định. Tại gia đình, ngày thu gom rác và túi đựng rác
được quy định theo từng khu vực. Túi rác có nhiều kích cỡ khác nhau. Người dân
mua túi rác ở các siêu thị để dùng và khơng phải trả phí thu gom rác hàng tháng.
Việc mua túi rác thay cho việc trả phí thu gom rác nhằm hạn chế việc thải rác của
người dân. Theo Bộ Môi trường Hàn Quốc, hiện nay hơn 76% nguồn năng lượng
tái sinh mới là từ rác thải và giá thành sản xuất loại năng lượng này chỉ bằng 10%
so với năng lượng mặt trời và 66% so với năng lượng gió (Lê Hải, 2011).
Tại các nước đang phát triển thì cơng tác thu gom rác thải cịn nhiều vấn
đề bất cập. Việc bố trí mạng lưới thu gom, vận chuyển rác thải chưa hợp lý, trang
thiết bị cịn thiếu và thơ sơ dẫn đến chi phí thu gom tăng mà hiệu quả xử lý lại
thấp. Sự tham gia của các đơn vị tư nhân cịn ít và hạn chế. So với các nước phát
triển thì tỷ lệ thu gom rác thải ở các nước đang phát triển như Việt Nam và khu
vực Nam Mỹ còn thấp hơn nhiều.

12


×