Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Phát triển sản xuất na trên địa bàn huyện bảo thắng, tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 131 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỒN MẠNH LINH

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NA TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI

Ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã ngành:

60 62 01 15

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Nguyễn Văn Song

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ
học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 30 tháng 09 năm 2017
Tác giả luận văn


Đoàn Mạnh Linh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Văn Song đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kinh tế Tài Nguyên Môi Trường Khoa Kinh tế và PTNT- Học viện Nơng
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức huyện Bảo Thắng
tỉnh Lào Cai đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hoàn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày 30 tháng 09 năm 2017
Tác giả luận văn

Đoàn Mạnh Linh

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn……………………………………………………………………………….ii
Mục lục ............................................................................................................................ ii
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình, sơ đồ và biểu đồ ................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract…………………………………………………………………………...x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.3.1.


Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận của đề tài ...................................................................................... 5

2.1.1.

Lý luận về phát triển sản xuất ............................................................................. 5

2.1.2.

Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất na .................................................. 12

2.1.3.

Nội dung phát triển sản xuất Na ....................................................................... 15

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất na ............................................. 19

2.2.

Cơ sở thực tiễn của đề tài ................................................................................. 24


2.2.1.

Một số kinh nghiệm về phát triển sản xuất Na tại một số nước trên thế
giới .................................................................................................................... 24

2.2.2.

Tình hình phát triển sản xuất Na tại Việt Nam ................................................. 25

2.2.3.

Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển sản xuất Na ............. 30

2.2.4.

Bài học kinh nghiệm được rút ra cho phát triển sản xuất Na tại huyện Bảo
Thắng, tỉnh Lào Cai .......................................................................................... 33

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 34
3.1.

Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu ..................................................................... 34

iii


3.1.1.

Vị trí địa lý........................................................................................................ 34


3.1.2.

Địa hình, thổ nhưỡng ........................................................................................ 35

3.1.3.

Tài nguyên thiên nhiên ..................................................................................... 36

3.1.4.

Tình hình dân số và lao động............................................................................ 37

3.1.5.

Điều kiện cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội .......................................................... 39

3.1.6.

Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến phát triển sản xuất Na trên địa bàn huyện Bảo
Thắng, tỉnh Lào Cai. ......................................................................................... 40

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 41

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu ...................................................................................... 41


3.2.2.

Phương pháp thu thập thơng tin ........................................................................ 42

3.2.3.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu............................................................ 43

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu phân tích và xử lý số liệu ..................................................... 44

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 47
4.1.

Thực trạng phát triển sản xuất na trên địa bàn huyện Bảo Thắng .................... 47

4.1.1.

Tình hình phát triển sản xuất cây ăn quả tồn huyện Bảo Thắng ..................... 47

4.1.2.

Tình hình phát triển sản xuất Na tại huyện Bảo Thắng .................................... 51

4.1.3.

Hệ thống tổ chức sản xuất và tiêu thụ Na tại huyện Bảo Thắng ...................... 56

4.2.


Thực trạng phát triển sản xuất na tại các hộ điều tra............................................ 59

4.2.1.

Đặc điểm của các hộ điều tra .............................................................................. 59

4.2.2.

Năng suất, sản lượng Na của các hộ điều tra của 03 xã thuộc huyện Bảo
Thắng ................................................................................................................ 60

4.2.3.

Tình hình sử dụng đầu vào và phát triển kỹ thuật sản xuất Na tại huyện
Bảo Thắng......................................................................................................... 61

4.2.4.

Phát triển nhãn hiệu để thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ cho cây Na
tại huyện Bảo Thắng ......................................................................................... 72

4.2.5.

Kết quả và hiệu quả sản xuất Na tại huyện Bảo Thắng .................................... 73

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất na tại huyện Bảo Thắng........... 79


4.3.1.

Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên................................................................... 79

4.3.2.

Nhóm yếu tố về kinh tế - xã hội - chính sách ................................................... 80

4.3.3.

Nhóm yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới phát triển sản xuất Na tại Bảo
Thắng ................................................................................................................ 84

iv


4.4 .

Đánh giá chung về tình hình phát triển sản xuất na của các hộ nông dân
huyện Bảo Thắng .............................................................................................. 92

4.4.1.

Những kết quả đã đạt được ............................................................................... 92

4.4.2.

Những tồn tại và hạn chế .................................................................................. 93

4.5.


Giải pháp phát triển sản xuất na trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh lào
cai...................................................................................................................... 94

4.5.1.

Định hướng phát triển sản xuất Na trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh
Lào Cai ............................................................................................................. 94

4.5.2.

Các giải pháp phát triển sản xuất Na trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh
Lào Cai ............................................................................................................. 95

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 103
5.1.

Kết luận........................................................................................................... 103

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 105

5.2.1.

Đối với Nhà nước ........................................................................................... 105

5.2.2.

Đối với các cấp chính quyền UBND tỉnh, huyện ........................................... 105


Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 106

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Lượng bón phân cho Na theo tuổi cây .......................................................... 13
Bảng 2.2. Thời vụ bón phân cho cây Na ....................................................................... 14
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Bảo Thắng năm 2015.................................... 36
Bảng 3.2. Phát triển dân số huyện Bảo Thắng năm 2012 - 2015 .................................. 37
Bảng 3.3. Cơ cấu dân số theo giới tính và theo thành thị, nông thôn............................ 38
Bảng 3.4. Phát triển nguồn lao động giai đoạn 2012 – 2015 ........................................ 38
Bảng 3.5. Thu thập số liệu thứ cấp ................................................................................ 46
Bảng 3.6. Chọn mẫu đối tượng điều tra ........................................................................ 43
Bảng 4.1. Tỷ lệ đất trồng cây ăn quả trong cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp của
huyện Bảo Thắng (2011-2015) ..................................................................... 48
Bảng 4.2. Diện tích trồng cây ăn quả theo đơn vị hành chính của huyện Bảo
Thắng (2011-2015) ....................................................................................... 50
Bảng 4.3. Diện tích trồng cây Na trong cơ cấu đất trồng cây ăn quả của huyện
Bảo Thắng 2011 – 2015 ................................................................................ 53
Biểu 4.4.

Năng suất, sản lượng Na của huyện Bảo Thắng trong 05 năm 2011 - 2015........... 55

Bảng 4.5. Đặc điểm của hình thức tổ chức sản xuất theo quy mơ hộ gia đình ............. 58
Bảng 4.6.

Đặc điểm của các hộ được điều tra tại 03 xã thuộc huyện Bảo Thắng ............... 59


Bảng 4.7. Năng suất, sản lượng Na của các hộ được điều tra ....................................... 60
Bảng 4.8. Giống và nguồn giống của các hộ sử dụng trong 03 năm ............................. 61
Bảng 4.9.

Chi phí bình quân sản xuất trực tiếp 1ha cây Na trong thời kỳ KTCB ............... 63

Bảng 4.10. Chi phí bình qn sản xuất trực tiếp 1ha cây Na trong thời kỳ SXKD ........ 65
Bảng 4.11. Kỹ thuật chăm sóc Na trong thời kỳ KTCB.................................................. 68
Bảng 4.12. Kỹ thuật chăm sóc Na trong thời kỳ SXKD ................................................. 70
Bảng 4.13. Nhận thức của người sản xuất và cán bộ quản lý về NHTT ......................... 72
Bảng 4.14. Kết quả sản xuất bình quân 1ha Na năm 2015.............................................. 74
Bảng 4.15. Hiệu quả kinh tế phát triển sản xuất bình quân của 1ha Na trong năm 2015 ......... 75
Bảng 4.16. Tình hình phát triển thị trương tiêu thụ Na của huyện Bảo Thăng qua
03 năm ........................................................................................................... 78
Bảng 4.17. Lượng phân bón của các hộ nơng dân điều tra so với định mức được
khuyến cáo .................................................................................................... 88
Bảng 4.18. Thành phần sâu bệnh hại Na tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai ................ 89

vi


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu một số cây căn quả chính năm 2015 ở huyện Bảo Thắng ............. 51
Sơ đồ 4.1.

Hệ thống tổ chức sản xuất và tiêu thụ Na tại huyện Bảo Thắng ............... 57

Hình 4.1.

Tình hình kênh tiêu thụ sản phẩm Na tại huyện Bảo Thắng năm

2013-2015 .................................................................................................. 82

Hình 4.2.

Biến động giá na giai đoạn 2013-2015 ...................................................... 83

Hình 4.3.

Tình hình tham gia tập huấn kỹ thuật canh tác sản xuất Na tại các xã
điều tra năm 2015 ...................................................................................... 86

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đồn Mạnh Linh
Tên luận văn: “Phát triển sản xuất Na trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 60 62 01 15

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Hà Nội
1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiến về phát triển sản xuất Na
tại huyện Bảo Thắng. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và
góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc phát triển sản xuất cây Na tại huyện Bảo
Thắng địa bàn tỉnh Lào Cai.
2. Phương pháp nghiên cứu
Thông qua các phương pháp thu thập số liệu từ các phòng, ban thuộc UBND
huyện Bảo Thắng, và phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân của 3

xã (Thái Niên, Phong Niên, Xuân Quang); Cán bộ cấp huyện, xã.
3. Kết quả nghiên cứu
Trong những năm qua giá bán Na tại huyện Bảo Thắng có xu hướng tăng, bình
qn tăng 11,80%/năm chính vì vậy diện tích Na của huyện Bảo Thắng cũng tăng lên,
diện tích tăng lên chủ yếu do dự án “ Cải tạo và phát triển vùng sản xuất hàng hóa các
loại cây nhãn, Na trên địa bàn huyện Bảo Thắng giai đoạn 2013 – 2015” được UBND
huyện Bảo Thắng triển khai nên các hộ tiến hành trồng mới vườn Na. Cùng với số
lượng diện tích trồng tăng, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng làm cho
sản lượng và năng suất Na của huyện có xu hướng tăng theo, tuy nhiên năng suất chưa
bằng những vùng trồng Na lớn của cả nước như Lạng Sơn, Tây Ninh... Cây Na đã mang
lại hiệu quả cao cho người nông dân cụ thể: Giá trị MI/cơng lao động trung bình tồn
huyện là 439,05 nghìn đồng. Giá trị sản xuất thu được trên 1 đơn vị tổng chi phí
(GO/TC): cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thu được bình qn tồn huyện là 2,73 đồng giá trị
sản xuất.
Khoảng 95,58% sản lượng Na được tiêu thụ qua kênh tiêu thụ gián tiếp tức là
thông qua các trung gian mới tới tay của người tiêu dùng. Hình thức tiêu thụ trực tiếp có
giá cao hơn nhiều so với giá bán bn nhưng lượng tiêu thụ ít, chỉ phục vụ những khách
đi qua khu vực trồng Na. Như vậy sản phẩm Na của các hộ nông dân vẫn phụ thuộc rất
nhiều vào thương lái. Tiêu thụ không qua hợp đồng nên rất bất lợi cho các hộ trồng Na,
vẫn bị ép giá trong thời điểm chính vụ và cuối vụ.

viii


Bên cạnh đó có rất nhiều những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phát triển sản
xuất Na như yếu tố tự nhiên, chính sách phát triển nơng nghiệp và quy hoạch vùng, yếu
tố thị trường tiêu thụ, giá bán sản phẩm, nhận thức của người dân đối với thị trường tiêu
thụ, nhóm yếu tố nguồn lực: vốn, diện tích sản xuất... và nhóm yếu tố về khoa học kỹ
thuật và cơ sở hạ tầng.
Nghiên cứu cũng đã đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất Na tại

huyện Bảo Thắng như: Cần quy hoạch vùng sản xuất theo hướng tập trung, Đẩy mạnh
nghiên cứu thị trường và xây dựng nhãn hiệu tập thể, Có những chính sách hỗ trợ người
sản xuất về vốn, khoa học kỹ thuật, năng lực tổ chức quản lý sản xuất, Tăng cường đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, Khuyến khích người dân tham gia các khóa tập
huấn kỹ thuật và áp dụng vào sản xuất.
4. Kết luận
Nghiên cứu đã tổng quan hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát
triển sản xuất Na; Phân tích, đánh giá được thực trạng sản xuất Na của huyện Bảo
Thắng, sản xuất Na đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân trong vùng; Phân
tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất Na tại huyện Bảo Thắng. Đề xuất các
giải pháp nhằm phát triển sản xuất Na trên địa bàn trong thời gian tới.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Doan Manh Linh
Thesis title: “The development of custard-apple production in Bao Thang district,
Lao Cai province”
Major: Agricultural Economics

Code: 60.62.01.15

Education organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
1.

Research objectives

The main objectives were to study theoretical foundation and practical problems
of the development of custard-apple production in Bao Thang district. Based on the

study results, some solutions were proposed to overcome the limitations and to improve
economic efficiency of the development of custard-apple production in Bao Thang
district, Lao Cai province.
2.

Research Methodology

Both primary and secondary data collection method were applied in this study.
Specifically, secondary data was collected from the departments of the Bao Thang
District People's Committee and primary data obtained after investigating farm
households of three communes (Thai Nien, Phong Nien, Xuan Quang) and depth and
interviewing district level and communal officials.
3.

Results

Over the past years, the selling price of custard-apple in Bao Thang district has
been an upward trend, average annual increase of approximately 11.80%, leading to the
rising of custard-apple production area. The area also increased due to the project
“Renovation and development of commodity production area of Logan and Custardapple cultivation in Bao Thang district from 2013 to 2015” was implemented by the
People's Committee of Bao Thang district. Along with an increase in production area,
the application of science and technology in farming also leaded to increasing of the
output and productivity of the district. However, its yield was still less than other large
custard-apple production areas of the country such as Lang Son, Tay Ninh. Custardapple farming has brought high economic efficiency to farmers, specifically, the value
of MI per average labor’s wage of district is 439,05 thousand VND. Production value
per total cost unit (GO/TC) was 2,73.
Approximately 95.58% of custard-apple output was consumed through indirect
consumption channels which was intermediaries. The direct selling method which only

x



served those who passing through the custard-apple growing areas had a higher price
than the wholesale price but the consumption was low. Consequently, the custard-apple
product of the farm households still depended heavily on traders. Uncontrolled
consumption made very detrimental to farmers and price squeeze situation still
happened at the end of crops season.
Besides, the study results also pointed out some main factors affecting the
development of custard-apple production as follows: natural factors, agricultural
development policy and regional planning, consumption market factors, prices, local
people’s perception of consumption market, resources factors such as capital,
production area,… and the group factors of technology and infrastructure.
The study also suggested some solutions to develop custard-apple in Bao Thang
district such as regional planning of custard-apple production; Promoting market
researches and collective brand building; Giving policies to support farm households in
terms of capital, technology, and capacity to organize and manage production;
Increasing investment in rural infrastructure construction. Encourage people to attend
training courses; Mobilizing local people to participate training courses and applying
them in cultivation.
4.

Conclusion

The study had systematized theoretical and practical basis of Custard-apple
production development; Analyzed and evaluated the real situation of Custard-apple
production in Bao Thang district, custard-apple production had brought high economic
efficiency for local people. The study also analyzed factors affecting the development of
custard-apple production in Bao Thang district and recommended some measures to
develop custard-apple production in the study area in the near future.


xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngành trồng trọt nói chung, cây ăn quả nói riêng ln là ngành đóng góp
lớn vào GDP của ngành nơng nghiệp. Bên cạnh đó nước ta có lợi thế về các loại
hoa quả nhiệt đới, có nhiều loại quả đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao đang là
một trong những hướng phát triển bền vững trong nông nghiệp Việt Nam, diện
tích cây ăn quả tồn quốc năm 2016 khoảng 848,64 nghìn ha, tăng 2,6% so với
2015 (Cục trồng trọt, 2016).
Trong những năm gần đây, nghề trồng cây ăn quả đã góp phần vào chuyển
dịch cơ cấu cây trồng, làm tăng giá trị sử dụng đất, tăng thu nhập cho hộ nơng
dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi trọc cải thiện môi
trường. Ở một số nước cây ăn quả được coi là một ngành kinh tế quan trọng, thúc
đẩy sự phát triển lâu dài và ổn định của ngành nơng nghiệp nói riêng và nền kinh
tế xã hội nói chung. Ở Việt Nam nhiều loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cũng như
giá trị dinh dưỡng đang được đầu tư và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Nước ta là nước nằm trong
vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa thích hợp cho việc trồng các loại hoa quả nhiệt
đới. Ngày nay diện tích cây ăn quả đang tăng lên khá nhanh và trở thành một
trong những ngành thế mạnh của nền kinh tế cả nước (Trần Thế Tục, 1994).
Tùy theo nguồn gốc, xuất xứ và vùng sinh thái mà có thể chia ra thành các
loại như: cây ăn quả nhiệt đới, cây ăn quả cận nhiệt đới, cây ăn quả ôn đới. Na là
loại quả nhiệt đới có giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị kinh tế cao. Na là một
loại thuộc chi Na có nguồn gốc ở vùng châu Mỹ nhiệt đới. Tên khoa học của nó
là Annona squamosal. Đây là lồi cây có tính thích nghi rộng và được trồng phổ
biến ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, cây Na sinh trưởng và phát triển tốt trên nền
đất pha cát hay đất có chứa đá vơi. Quả Na khi chín có hương thơm và mùi vị
ngọt sắc, được rất nhiều người ưa chuộng. Quả Na bao gồm nhiều chất dinh

dưỡng thiết yếu, chống ơxi hóa, vitamin và khống chất. Và đặc biệt nó cịn giúp
cải thiện chức năng tim, giảm táo bón, phịng bệnh ung thư và giúp cho não bộ
(Đào Thanh Vân và Ngơ Xn Bình, 2003).
Bảo Thắng được thiên nhiên ưu đãi và sự bồi tụ của sông Hồng từ hàng
ngàn năm đã mang bao phù sa bồi đắp cho đất đai, đặc biệt là dải đất phía tả ngạn

1


sông Hồng thuộc các xã: Thái Niên, Xuân Quang, Phong Niên và thị trấn Phong
Hải. Đây cũng là lợi thế để cây Na, một loại cây ăn quả khá “khó tính”, nhưng lại
bén rễ với vùng đất Bảo Thắng. Tính đến cuối năm 2015, tồn huyện Bảo Thắng
có 161 ha Na trồng tập trung, trong đó có 120 ha thuộc Dự án “Cải tạo và phát
triển vùng sản xuất hàng hóa các loại cây nhãn, Na trên địa bàn huyện Bảo Thắng
giai đoạn 2013 – 2015”, số diện tích cịn lại thuộc các vùng đất có truyền thống
trồng Na lâu năm như xã Thái Niên và xã Xuân Quang (UBND huyện Bảo
Thắng, 2016). Tuy nhiên, việc phát triển cây Na vẫn chưa theo quy hoạch, sản
xuất còn lẻ tẻ, manh mún, những năm trước tổng diện tích trồng na của huyện Bảo
Thắng khoảng 75ha được phân chia cho 12 đơn vị xã, thị trấn trong Huyện, xã
nhiều nhất có diện tích 10,6ha, xã ít nhất là 1,4ha. Năng suất chất lượng chưa cao,
năng suất na của Huyện năm 2015 trung bình là 56,18 tạ/ha, sản lượng khoảng 360
tấn thấp hơn rất nhiều so với những vùng trồng na lớn như Lạng Sơn năng suất
trung bình khoảng 92 tạ/ha, sản lượng khoảng 10.000 tấn/năm và Quảng Ninh
năng suất trung bình khoảng 95 tạ/ha, sản lượng khoảng 7.000 tấn/năm. Chưa
mang tính ổn định và bền vững, khả năng thâm canh thấp, việc ứng dụng các kỹ
thuật mới cịn hạn chế, cơng tác quản lý và sản xuất cây giống còn nhiều bất cập,
q trình tiêu thụ cịn nhiều hạn chế, khó bảo quản, giá cả còn bấp bênh.
Mặc dù việc trồng Na mang lại rất nhiều kết quả khả quan nhưng việc
đánh giá thực trạng sản xuất Na diễn ra như thế nào? Những nguyên nhân nào
cản trở sự phát triển sản xuất Na trên địa bàn huyện Bảo Thắng và giải pháp khắc

phục là gì? Xuất phát từ những lý do trên tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Phát
triển sản xuất Na trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiến về phát triển sản
xuất Na tại huyện Bảo Thắng. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát triển sản
xuất cây Na tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về việc phát triển sản xuất Na trên
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng;
Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển sản xuất Na trên địa bàn huyện
Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

2


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất Na tại huyện
Bảo Thắng.
Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất Na tại địa bàn huyện
Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: tình hình phát triển và các yếu tố ảnh
hưởng tới phát triển sản xuất Na tại địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
- Đối tượng điều tra:
+ Hộ nông dân sản xuất Na trên địa bàn huyện Bảo Thắng;
+ Các thương lái; Người bán buôn, bán lẻ;
+ Người tiêu dùng Na trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
+ Các tổ chức kinh tế xã hội liên quan: Hội nơng dân, Phịng Nơng nghiệp
và Phát triển nông thôn, trạm khuyến nông huyện Bảo Thắng.

+ Các chính sách có liên quan tới phát triển sản xuất Na tại huyện Bảo Thắng.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển sản xuất Na trên
địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai;
Đánh giá thực trạng và kết quả phát triển cây Na tại huyện Bảo Thắng, các
yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất Na, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm
tăng cường hiệu quả công tác phát triển sản xuất Na trên địa bàn huyện Bảo
Thắng, tỉnh Lào Cai.
- Phạm vi về không gian
Đề tài tập trung nghiên cứu về phát triển sản xuất Na trên địa bàn huyện
Bảo Thắng nói chung và thực hiện nghiên cứu chuyên sâu ba xã Thái Niên,
Phong Niên và Xuân Quang.
- Phạm vi về thời gian
Thời gian nghiên cứu:

3


- Số liệu thứ cấp về tình hình phát triển sản xuất Na tại huyện Bảo Thắng
được xem xét trong thời gian từ năm 2011-2016. Số liệu sơ cấp được khảo sát từ
các hộ sản xuất Na trên địa bàn năm 2016.
1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Về mặt lý luận: Luận văn đã luận giải và làm rõ được những vấn đề lý
luận về phát triển sản xuất Na. Đã đưa ra khái niệm về phát triển sản xuất Na, sử
dụng khái niệm đó phục vụ cho việc nghiên cứu phát triển sản xuất cây Na. Từ
đó, luận văn đã đưa ra cách tiếp cận, phương pháp và hệ thống chỉ tiêu phù hợp
trong việc phát triển sản xuất Na.
Về mặt thực tiễn: Luận văn đã đánh giá thực trạng phát triển sản xuất Na
của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Bảo Thắng. Kết quả nghiên cứu cho

thấy, Na thực sự là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, mức đầu
tư hiện nay còn thấp và mức độ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
chưa cao. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả kinh tế sản xuất Na ở Bảo Thắng
còn thấp hơn so với các vùng sản xuất Na khác trong cả nước. Chỉ ra được những
yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất Na. Trong đó, nhóm yếu tố về điều kiện
tự nhiên, nhóm yếu tố về kinh tế - xã hội – chính sách, nhóm yếu tố chủ quan
trong q trình sản xuất (nguồn lực cho sản xuất, khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ
tầng nơng thơn) có ảnh hưởng lớn đến phát triển sản xuất Na. Đề xuất được các
nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất Na trên địa bàn
huyện Bảo Thắng. Đây là cơ sở khoa học giúp cho các cấp chính quyền địa
phương và hộ sản xuất Na tham khảo nhằm phát triển sản xuất Na tại huyện Bảo
Thắng, tỉnh Lào Cai một cách bền vững.
1.5 KẾT CẤU NỘI DUNG LUẬN VĂN
Luận văn gồm có 5 phần gồm:
-

Phần 1. Mở đầu

-

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn

-

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu

-

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận


-

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Lý luận về phát triển sản xuất
2.1.1.1. Khái niệm phát triển
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển
Theo World Bank (1992): Phát triển là sự tăng trưởng về kinh tế, bao gồm
những thuộc tính liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, tự do về
chính trị và các quyền tự do của con người.
Phát triển là một quá trình chuyển biến của xã hội, là chuỗi những chuyển
biến có mối quan hệ hữu cơ qua lại. Sự tồn tại và phát triển của xã hội hôm nay
là sự kế thừa có chọn lọc những di sản của quá khứ (Lê Cao Đoàn, 1993).
Phát triển bao hàm ý nghĩa rộng hơn tăng trưởng, phát triển bên cạnh sự
tăng lên về thu nhập bình qn đầu người nó cịn đề cập tới nhiều khía cạnh nữa
như: Sự tăng trưởng cộng các thay đổi cơ bản trong cơ cấu nền kinh tế, sự đơ thị
hóa, vấn đề cơng bằng, phân phối lợi ích trong xã hội, sự tham gia các dân tộc
của một quốc gia trong quá trình tạo ra sự thay đổi (Phạm Vân Đình và Đỗ Kim
Chung, 1997).
Hiện nay, mọi quốc gia đều nhấn mạnh mục tiêu phát triển phải trải qua
thời gian, khái niệm về phát triển cũng đã đi đến thống nhất: “Phát triển kinh tế
được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nên kinh tế trong một thời kỳ nhất
định. Trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy mơ sản lượng và sự tiến bộ về cơ
cấu kinh tế xã hội. Đó là sự tiến bộ về cuộc sống tốt đẹp hơn. Phát triển kinh tế
được hiểu là tăng lên về số lượng và chất và là sự kết hợp chặt chẽ q trình hồn

thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mọi quốc gia (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2006).
Theo Gerard Crellet thì “Phát triển là quá trình một xã hội đạt đến thoả
mãn các nhu cầu mà xã hội đó coi là cơ bản” (Lê Cao Đoàn, 1993). Tác giả
Raaman Weitz cho rằng “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng
mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng
trong xã hội”. Với Ngân hàng Thế giới, phát triển với ý nghĩa rộng hơn bao gồm
những thuộc tính có liên quan đến hệ thống giá trị của con người đó là: “Sự bình
đẳng hơn về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do công dân...”.

5


Theo lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế của kinh tế học phát triển,
tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế diễn tả động thái biến đổi về mặt
lượng của nền kinh tế của một quốc gia. Tăng trưởng kinh tế thường được quan
niệm là sự tăng thêm (hay gia tăng) về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong
một thời kỳ nhất định. Đó là kết quả của tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ
của nền kinh tế tạo ra. Còn phát triển có thể hiểu là một q trình lớn lên (hay
tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao
gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu
kinh tế xã hội (Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung, 1997).
Phát triển cũng được hiểu là đáp ứng nhu cầu hiện tại, nhưng để đảm bảo
phát triển bền vững thì phát triển hiện tại phải không làm tổn thương đến nhu cầu
phát triển của tương lai. Do đó trên thế giới đã xuất hiện khái niệm mới về phát
triển, là “phát triển bền vững”. Như vậy phát triển bền vững phải lồng ghép các
vấn đề kinh tế, xã hội với bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Năm
1987, trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta" của Hội đồng Thế giới về
Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc, phát triển bền vững được
định nghĩa “là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng
không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau"

Tóm lại, tuy có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển nhưng có thể
hiểu phát triển là việc tạo điều kiện cho con người sinh sống ở bất cứ đâu đều
thoả mãn các nhu cầu sống của mình, đảm bảo chất lượng cuộc sống, có mơi
trường sống lành mạnh, được hưởng các quyền cơ bản của con người và được
đảm bảo an ninh, an tồn, khơng có bạo lực, khơng có chiến tranh. Nói cách khác
phát triển là việc nâng cao hạnh phúc của người dân, bao hàm nâng cao các
chuẩn mực sống, cải thiện các điều kiện giáo dục, sức khoẻ, sự bình đẳng về cơ
hội; đảm bảo các quyền về chính trị và công dân là những mục tiêu rộng hơn của
phát triển (Lê Cao Đoàn, 1993).
2.1.1.2. Khái niệm sản xuất
a) Khái niệm
Sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Trong sản xuất con
người phải đấu tranh với thiên nhiên, tác động lên những vật chất làm thay đổi
những vật chất sẵn có nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm và những của cải vật
chất khác phục vụ cuộc sống. Sản xuất xã hội bao gồm: sản xuất vật chất, sản

6


xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người. Ba q trình đó gắn bó chặt chẽ
với nhau, trong đó sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã
hội (Phan Thúc Huân, 2005).
Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên
hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa dịch vụ (Phạm Vân Đình
và Đỗ Kim Chung, 1997).
Quá trình sản xuất là việc chuyển các đầu vào, dưới hình thức lao động của
con người và những nguồn lực vật chất khác, thành đầu ra. Những đầu ra này có
thể được sử dụng là đầu vào cho quá trình sản xuất khác hoặc là những sản phẩm
cuối cùng được phân chia cho các thành viên trong xã hội với vai trò là người
tiêu dùng cuối cùng (Phạm Vũ Luận, 2002).

Đầu vào của sản xuất bao gồm các yếu tố như sau: Lao động, đất đai,
máy móc, vốn, ngun liệu, trình độ quản lý...Các yếu tố này tác động qua lại
lẫn nhau.
Đầu ra là kết quả quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào như: Lương thực,
thực phẩm, rau xanh, hoa quả... nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người.
Mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra được thể hiện ở hàm sản xuất (hàm
sản xuất là mối quan hệ về mặt kỹ thuật giữa đầu vào và đầu ra)
Theo Philip Wicksteed: Hàm sản xuất được nhằm chuyển đổi các yếu tố đầu
vào để sản xuất ra các sản phẩm cụ thể.
Y = f(x1,x2,...xn)
Trong đó: Y: Mức sản lượng đầu ra
x1, x2,...xn: Các yếu tố đầu vào
Việc sử dụng các yếu tố đầu vào, đầu ra hợp lý, tuân theo quy luật mới mang
lại hiệu quả kinh tế cao. Như vậy trong quá trình sản xuất ta cần chú ý đến mối
quan hệ giữa đầu vào và đầu ra để kịp thời tác động đến nhằm nâng cao hiệu quả
và năng suất sản phẩm na dai được nâng cao.
Trong quá trình sử dụng đầu vào này thường kéo theo việc sử dụng đầu vào
khác. Đó là quan hệ bổ trợ giữa các yếu tố đầu vào.
Quan hệ thay thế được thể hiện: Khi ta tăng sử dụng đầu vào này thì đồng
thời sẽ giảm sử dụng đầu vào khác. Các yếu tố tham gia vào sản xuất Na bao
gồm yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra.

7


Trong sản xuất na
Yếu tố đầu vào là: Đất đai, nguồn vốn, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật, cơng lao động, cơng cụ máy móc kỹ thuật…
Yếu tố đầu ra: Khối lượng sản phẩm Na trong 1 chu kỳ sản xuất và giá trị
thu được.

b) Phương thức sản xuất
Có 2 phương thức sản xuất:
Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, q trình này thể hiện trình độ cịn thấp
của chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu bản thân và
gia đình họ khơng có sản phẩm dư thừa đem ra trao đổi mua bán trên thị trường.
Sản xuất cho thị trường hay nói cách khác là phát triển sản xuất theo hướng
hàng hóa. Mục tiêu cơ bản là sản xuất ra sản phẩm để đem trao đổi mua bán trên
thị trường. Ra đời từ hai tiền đề: Phân công lao động xã hội và sở hữu tư nhân về
tư liệu sản xuất. Sản xuất hàng hóa xuất hiện từ khi xã hội công xã nguyên thủy
tan rã. Nhưng chỉ phát triển và trở thành phương thức thống trị khi, sản xuất tư
bản chủ nghĩa hình thành và sức lao động trở thành hàng hóa. Ở những nước đi
từ nền kinh tế lạc hậu, mang nặng tính tự cung, tự cấp tiến lên CNXH bỏ qua giai
đoạn TBCN thì quá trình phát triển kinh tế nhất thiết phải là quá trình phát triển
sản xuất hàng hóa (Chu Văn Cấp và cs., 2006).
c) Các quy luật sản xuất
Các quy luật sản xuất gồm có: Quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật
cạnh tranh, quy luật năng suất cận biên giảm dần... Ngoài ra, cây Na là loại cây
lâu năm nên tuân theo cả quy luật sinh trưởng và phát triển của cây lâu năm.
Các giai đoạn phát triển của cây Na gồm:
+ Giai đoạn xây dựng cơ bản: Làm đất, trồng, chăm sóc.
+ Giai đoạn sản xuất kinh doanh: Chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ
sản phẩm.
d) Vai trò của sản xuất
Sản xuất vật chất giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của
xã hội, là hoạt động nền tảng làm phát sinh, phát triển những mối quan hệ xã hội
của con người; nó là cơ sở của sự hình thành, biến đổi và phát triển của xã hội
loài người.

8



Xuất phát từ nhân tố “con người hiện thực” C.Mác cho rằng, tiền đề đầu
tiên của mọi sự tồn tại của con người và đó là việc: “con người ta phải có khả
năng sống đã rồi mới có thể làm ra lịch sử”. Muốn vậy con người cần có thức ăn,
thức uống, nhà ở, quần áo... những thứ đó chỉ có thể được tạo ra từ sản xuất vật
chất. Như vậy, hành vi lịch sử đầu tiên của con người là việc sản xuất ra những
tư liệu để thỏa mãn những nhu cầu ấy, đó là hoạt động cơ bản của con người, là
cái để phân biệt hoạt động của con người với con vật. Để tiến hành sản xuất vật
chất con người phải có khơng chỉ có quan hệ với tự nhiên mà phải có quan hệ với
nhau và trên cơ sở những quan hệ sản xuất này mà phát sinh các quan hệ khác
như: chính trị, đạo đức, pháp luật...Vì vậy, trong quá trình sản xuất vật chất con
người không những làm biến đổi tự nhiên, biến đổi xã hội đồng thời làm biến đổi
cả bản thân mình. Do đó, sản xuất vật chất khơng ngừng phát triển tất yếu làm
cho xã hội không ngừng phát triển (Phạm Văn Sinh và cs., 2011).
2.1.1.3 Khái niệm phát triển sản xuất
a) Khái niệm
Phát triển sản xuất là bộ phận của phát triển, đó là sự sản xuất ngày càng
nhiều sản phẩm, năng suất lao động cao hơn, ổn định hơn, giảm chi phí sản xuất
và giá thành sản phẩm, cuối cùng mang lại lợi nhuận cao hơn. Phát triển sản xuất
gồm cả phát triển theo chiều rộng và chiều sâu (Phan Thúc Huân, 2006).
Theo Phạm Chí Thành (1996), phát triển sản xuất có thể diễn ra theo
hai xu hướng là phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu, cụ thể
như sau:
Phát triển sản xuất theo chiều rộng: Phát triển sản xuất bằng cách tăng số
lượng lao động, khai thác thêm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng thêm tài
sản cố định và tài sản lưu động trên cơ sở kỹ thuật như trước. Trong điều kiện
một nước kinh tế chậm phát triển, những tiềm năng kinh tế chưa được khai thác
và sử dụng hết, nhất là nhiều người lao động chưa có việc làm thì phát triển sản
xuất theo chiều rộng là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng, nhưng đồng thời phải
coi trọng phát triển sản xuất theo chiều sâu. Tuy nhiên, phát triển sản xuất theo

chiều rộng có những giới hạn, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thấp.
Phát triển sản xuất theo chiều sâu: Phát triển sản xuất chủ yếu nhờ đổi mới
thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ kỹ thuật, cải tiến tổ chức
sản xuất và phân công lại lao động, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn

9


nhân lực, vật lực hiện có. Trong điều kiện hiện nay, những nhân tố phát triển theo
chiều rộng đang cạn dần, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật trên thế giới ngày
càng phát triển mạnh với những tiến bộ mới về điện tử và tin học, công nghệ
mới, vật liệu mới, công nghệ sinh học đã thúc đẩy các nước coi trọng chuyển
sang phát triển sản xuất theo chiều sâu. Kết quả phát triển sản xuất theo chiều sâu
được biểu hiện ở các chỉ tiêu: tăng hiệu quả kinh tế, tăng năng suất lao động,
giảm giá thành sản phẩm, giảm hàm lượng vật tư và tăng hàm lượng chất xám,
nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu suất của đồng vốn, tăng tổng sản phẩm
xã hội và thu nhập quốc dân theo đầu người.
Trong quá trình phát triển như vậy nó sẽ làm thay đổi cơ cấu sản xuất về
sản phẩm. Đồng thời làm thay đổi về qui mô sản xuất, về hình thức tổ chức sản
xuất, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hoàn thiện dần từng bước về cơ
cấu, để tạo ra một cơ cấu hoàn hảo (Dương Văn Hiểu, 2010).
Ở Việt Nam và một số nước chậm phát triển, do điều kiện khách quan có
tính chất đặc thù, kinh tế chậm phát triển, nên phát triển kinh tế theo chiều rộng
vẫn cịn có vai trị quan trọng. Nhưng để nhanh chóng khắc phục sự lạc hậu, đuổi
kịp trình độ phát triển chung của các nước trên thế giới, trước hết là các nước
trong khu vực, thì phát triển sản xuất theo chiều sâu phải được coi trọng và kết
hợp chặt chẽ với phát triển theo chiều rộng trong phạm vi cần thiết và điều kiện
có cho phép (Nguyễn Văn Hậu, 2013).
b) Phát triển sản xuất nơng nghiệp
Theo Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung (1997) cho rằng: “Phát triển

nơng nghiệp thể hiện qua trình thay đổi của nền nông nghiệp ở giai đoạn này so
với giai đoạn trước đó và thường đạt ở mức độ cao hơn về cả lượng và chất. Nền
nông nghiệp phát triển là một ngành sản xuất vật chất không những có nhiều hơn
về đầu ra, đa dạng về chủng loại, phù hợp hơn về cơ cấu, thích ứng tốt hơn về tổ
chức và thể chế, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu xã hội về mặt nông nghiệp. Trước hết
phát triển nơng nghiệp là một q trình, khơng phải trạng thái tĩnh. Q trình
thay đổi của nền nơng nghiệp chịu tác động của các quy luật thị trường, chính
sách can thiệp của chính phủ, nhận thức cũng như ứng xử của người sản xuất và
người tiêu dùng về sản phẩm và dịch vụ tạo ra trong lĩnh vực nông nghiệp. Nền
nơng nghiệp phát triển là kết quả của q trình phát triển nông nghiệp. Phát triển
nông nghiệp khác với tăng trưởng nông nghiệp: Tăng trưởng nông nghiệp chỉ thể
hiện rằng ở một thời điểm nào đó, nền nơng nghiệp có nhiều đầu ra so với giai

10


đoạn trước, chủ yếu phản ánh sự thay đổi về mặt kinh tế và tập chung chủ yếu về
mặt lượng. Tăng trưởng nông nghiệp thường được đo bằng mức tăng thu nhập
quốc dân trong nước của nông nghiệp, mức tăng về sản lượng và sản phẩm nông
nghiệp, số lượng diện tích, số đầu con vật ni. Trái lại phát triển nông nghiệp
thường thể hiện sự thay đổi về cả mặt lượng và mặt chất. Phát triển nông nghiệp
không những bao hàm cả tăng trưởng mà còn phản ánh những thay đổi cơ bản
trong cơ cấu của nền nông nghiệp, sự thích ứng của nền nơng nghiệp với hồn
cảnh mới, sự tham gia của người dân trong việc quản lý và sử dụng nguồn lực;
Sự phân bố của cải và tài ngun giữa các nhóm dân cư trong nội bộ nơng nghiệp
và giữa nông nghiệp với các ngành kinh tế. Phát triển nông nghiệp bao hàm cả
kinh tế, xã hội, tổ chức, thể chế và môi trường. Tăng trưởng và phát triển nơng
nghiệp có mối quan hệ gắn bó với nhau. Tăng trưởng là điều kiện cho sự phát
triển nông nghiệp”.
2.1.1.4. Khái niệm tiêu thụ

a) Khái niệm
Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị cũng như giá trị sử dụng của hàng
hóa. Qua q trình tiêu thụ thì hàng hóa chuyển từ hình thái hiện vật sang hình
thái giá trị và vịng chu chuyển vốn được hình thành. Tiêu thụ sản phẩm được coi
là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như người sản xuất (Phạm Vân Đình
và Đỗ Kim Chung, 1997).
Tiêu thụ sản phẩm có vai trị rất quan trọng, là hoạt động gắn người sản
xuất với người tiêu dùng, nhằm vào mục tiêu thoả mãn người tiêu dùng và lợi
nhuận cho doanh nghiệp. Trong các ngành sản xuất, sản phẩm sản xuất ra rất đa
dạng do vậy cần nghiên cứu thị trường và kênh tiêu thụ sản phẩm hợp lý để nâng
cao hiệu quả sản phẩm sản xuất ra (Dương Văn Hiểu, 2010).
Kênh tiêu thụ là một tập hợp bao gồm nhiều thành phần có thể là một
cơng ty, một doanh nghiệp hay một cá nhân tự gánh vác việc chuyển giao cho ai
đó quyền sở hữu đối với một hàng hố cụ thể hay dịch vụ nào đó trên con đường
từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng (Đỗ Văn Viện, 1997)
b) Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa phải thơng qua thị trường, thị trường
được coi là một nơi mà ở đó người bán và người mua tự tìm đến với nhau để thỏa

11


mãn những nhu cầu của hai bên. Chức năng của thị trường gồm có chức năng
thừa nhận hoặc chấp nhận hàng hóa, dịch vụ; chức năng thực hiện; chức năng
điều tiết hoặc kích thích sản xuất và tiêu dùng xã hội; chức năng thông tin. Các
quy luật của thị trường: quy luật giá trị; quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh;
quy luật giá trị thặng dư (Phạm Văn Linh, 2003).
c) Các loại kênh tiêu thụ
Theo Phan Công Nghiệp (2002), có hai loại kênh tiêu thụ trên trị trường

gồm:
Kênh tiêu thụ trực tiếp: Đây là kênh mà nhà sản xuất bán trực tiếp hàng
hoá cho người tiêu dùng cuối cùng.
Kênh tiêu thụ gián tiếp
+ Kênh một cấp: Bao gồm người trung gian gần nhất và người tiêu dùng
cuối cùng. Trên thị trường trung gian này thường là người bán lẻ
+ Kênh hai cấp: Bao gồm hai người trung gian trên thi trường đó là người
bán bn và người bán lẻ.
+ Kênh ba cấp: Kênh này bao gồm ba trung gian đó là: Cửa hàng đại lý,
người bán bn, người bán lẻ.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất na
2.1.2.1. Đặc tính của Na
Na ưa đất thống, khơng nên trồng ở đất thấp úng. Na là cây trồng chịu
được đất cát xấu nhưng chỉ phát huy được ưu điểm nếu đất nhiều màu, nếu khơng
bón phân thì cây trồng sẽ nhanh già, quả rất nhiều hạt, ít thịt. Vì vậy phải chăm
sóc cây từ khi trồng để cây được khỏe mạnh, nhiều nhựa thì mới cho trái ngon
Cây Na chống úng kém nhưng chống hạn rất tốt. Cây thường rụng hết lá khi gặp
mùa khô, mùa mưa trở lại thì lại ra lá ra hoa. Thường thì lứa Na đầu tiên hoa sẽ
rụng nhiều, sau đó bộ lá đã khỏe, quang hợp tốt thì đậu quả. Những lứa hoa cuối,
vào tháng 7 - 8 cũng rụng nhiều; quả đậu được cũng nhỏ vì vậy Na dai thuộc loại
trái có mùa khơng như chuối, dứa, đu đủ. Cũng do nhịp độ sinh trưởng như vậy,
Na không cần tưới. Tuy vậy, nếu ta thường tưới, chăm bón cho cây trồng thì mùa
ra trái kéo dài hơn (Trịnh Thị Thu Hương, 2014).
Na tương đối chịu rét. Mùa đông cây trồng ngừng sinh trưởng và sẽ rụng hết
lá. Đến mùa xuân ấm áp cây Na lại ra đợt lá mới, nhờ đó Na khơng những trồng
được ở miền Bắc mà cịn ở Nam Trung Quốc, Đài Loan (Trần Thế Tục, 1994).

12



Về hình thái quả Na: Quả Na có hình tim, cuống hơi lõm, có đường kính
80 – 95cm, trọng lượng trung bình 150 – 300g. Đặc biệt có quả có thể lên tới
700g. Thịt quả mềm màu trắng sữa, biểu hiện khi sắp chín thì mắt Na màu trắng
hoặc màu hồng phấn, khe giữa các mắt Na mở to, có mùi thơm hấp dẫn, mã quả
đẹp, màu sắc và hình dáng đẹp. Cây Na thường thu hoạch vào tháng 6 đến cuối
tháng âm lịch (Đào Thanh Vân và Ngô Văn Bình, 2003).
2.1.2.2. Phương pháp và kỹ thuật trồng và chăm sóc Na
Cây Na gieo trong bầu khi đem trồng chú ý không làm ảnh hưởng đến bộ
rễ. Khi trồng xé bỏ túi bầu, đặt bầu vào giữa hố cao hơn mặt hố độ 5cm (hay
bằng mặt hố) lấp đất, giậm chặt và tưới nước, sau đó cắm 1 cọc tre hoặc gỗ giữa
cây khỏi bị gió lay. Giai đoạn mới trồng nếu khơng có mưa thì tưới cách nhật
trong 10 ngày đầu. Nếu trồng vào mùa hè nắng nóng nên có cây che bóng cho
cây con (Trần Thế Tục, 1994).
Thời vụ trồng: Có thể trồng được ở các mùa trong năm. Vụ xuân tháng 2 - 3
(trước khi nảy lộc) là thời vụ trồng tốt nhất đối với các tỉnh miền Bắc. Có thể trồng
trong mùa hè vào tháng 5 - 6 khi cành lá đã chuyển lục ổ định, trừ vùng Trung Bộ
có gió tây khơ nóng. Mùa thu (tháng 8 - 9) cũng có thể trồng được trừ các vùng có
mưa tập trung với lượng mưa lớn. Mùa đông vào tháng 11 - 12 sau khi Na rụng lá
đem trồng cũng rất dễ sống (Đào Thanh Vân và Ngơ Văn Bình, 2003).
Bón phân cho cây Na:
Để cây Na sớm cho quả và năng suất cao cần kết hợp bón phân hữu cơ và
phân vơ cơ đủ số lượng và đáp ứng yêu cầu của cây ở các thời kỳ sinh trưởng, ra
hoa kết quả trong năm (Nguyễn Xuân Thủy, 2008).
Bảng 2.1 Lượng bón phân cho Na theo tuổi cây
Lượng bón (kg/cây)
Loại phân

1 – 4 năm

5 – 8 năm


Trên 8 năm

Hữu cơ

15 -20

20 - 25

30 - 40

Đạm

0,6 – 0,8

1,0 – 1,5

1,5 – 2,0

Lân

0,3 – 0,4

0,5 – 0,8

0,7 – 1,0

Kali

0,2 – 0,3


0,5 – 0,7

0,7 – 1,0

Nguồn: Nguyễn Xuân Thủy (2008)

13


×