Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 99 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ QUYÊN

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP,
KHIẾU NẠI TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

8850103

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Vũ Thị Bình

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ, lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Quyên

i


LỜI CẢM

N

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Vũ Thị Bình đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ long biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban quản lý đào tạo, Bộ
môn Quản lý đất đai Khoa Quản lý đất đai- Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ cơng chức phịng Tài ngun
và Mơi trường quận Long Biên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hoàn
thành luận văn./.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Quyên

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lơi cam ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ................................................................................................................ vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2


1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.5.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn......................................... 3

1.5.1.

Những đóng góp mới của đề tài.......................................................................... 3

1.5.2.

Ý nghĩa khoa học của đề tài................................................................................ 3

1.5.3.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................................................ 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4
2.1.

Cơ sở lý luận về tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo, giải quyết tranh chấp đất
đai, kiếu nại, tố cáo. ............................................................................................ 4


2.1.1.

Một số khái niệm về tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo ................................. 4

2.1.2.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo ............................. 7

2.1.3.

Các dạng khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai ............................................. 10

2.2.

Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai, kiếu nại, tố cáo trên thế giới và Việt
Nam .................................................................................................................. 13

2.2.1.

Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo ở một số nước trên
thế giới .............................................................................................................. 13

2.2.2.

Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo ở Việt Nam ............ 16

2.3.

Căn cứ pháp lý về việc giải quyết khiếu nại, tranh chấp, tố cáo đất đai ........... 20


2.3.1.

Nội dung khiếu nại ........................................................................................... 20

iii


2.3.2.

Căn cứ pháp lý giải quyết tố cáo: ..................................................................... 23

2.3.3.

Căn cứ pháp lý giải quyết tranh chấp đất đai.................................................... 24

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.......................................................... 29
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 29

3.2.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 29

3.3.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 29

3.3.1.


Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của quận Long Biên, thành phố Hà Nội .. 29

3.3.2.

Tình hình quản lý, sử dụng đất đai quận Long Biên, thành phố Hà Nội. ......... 29

3.3.3.

Tình hình tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn quận Long Biên từ
năm 2015 đến 2016........................................................................................... 29

3.3.4.

Đề xuất một số giải pháp khắc phục những tồn tại để giải quyết tốt hơn tình
hình tranh chấp, khiếu nại tố cáo đất đai trên địa bàn quận Long Biên. .......... 29

3.4.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 29

3.4.1.

Phương pháp điều tra thu thập tài liệu số liệu thứ cấp ..................................... 29

3.4.2.

Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp ................................................... 30

3.4.3.


Phương pháp thống kê, xử lý số liệu, phân tích và tổng hợp ........................... 31

3.4.4.

Phương pháp lựa chọn chỉ tiêu và đánh giá ...................................................... 31

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 32
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội quận Long Biên .......................................... 32

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 32

4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội. ................................................................................ 34

4.2.

Thực trạng quản lý, sử dụng đất đai của quận Long Biên ................................ 37

4.2.1.

Công tác quản lý đất đai ................................................................................... 37

4.2.2.


Tình hình sử dụng đất quận Long Biên ............................................................ 39

4.2.3.

Đánh giá chung tình hình quản lý đất đai. ........................................................ 42

4.3.

Đánh giá công tác giải quyêt tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn
quận Long Biên từ năm 2015 đến 2016............................................................ 45

4.3.1.

Tình hình tranh chấp, khiếu nại, tố cáo ............................................................ 45

4.3.2.

Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai. ................. 65

4.4.

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu
nại, tố cáo và tranh chấp đất đai của ubnd quận Long Biên ............................. 76

4.4.1.

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai, pháp luật khiếu nại, tố cáo
và các văn bản quy phạm pháp luật khác cho nhân dân ở quận Long Biên ..... 77

iv



4.4.2.

Tiếp dân, phân loại và xử lý đơn gắn với trách nhiệm giải quyết khiếu nại..... 78

4.4.3.

Nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức cho cán bộ, công chức có thẩm
quyền áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai ........................ 79

4.4.4.

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và phát huy vai trị của các tổ
chức chính trị - xã hội trong quận đối với hoạt động giải quyết khiếu nại về đất
đai ..................................................................................................................... 80

4.4.5.

Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin trong công
tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo .................................................. 82

Phần 5. Kết luận và kiến nghị...................................................................................... 83
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 83

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 84


Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 85

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

HCNN

Hành chính nhà nước

HĐND

Hội đồng nhân dân

KN

Khiếu nại

KN, TC

Khiếu nại, tố cáo


TAND

Tòa án nhân dân

TC

Tố cáo

TCĐĐ

Tranh chấp đất đai

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Tổng hợp các loại đất trên địa bàn quận Long Biên năm 2017 ................... 39
Bảng 4.2. Cơ cấu diện tích theo mục đích sử dụng đất năm 2017 ............................... 40
Bảng 4.3. Biến động đất đai giai đoạn 2015 - 2017 của quận Long Biên .................... 41
Bảng 4.4. Các dạng khiếu nại về đất đai trong 2 năm 2015 - 2016.............................. 46
Bảng 4.5. Các dạng tố cáo về đất đai trong 2 năm 2015 - 2016 ................................... 52
Bảng 4.6. Các dạng tranh chấp về đất đai .................................................................... 57
Bảng 4.7. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai .............................. 64
Bảng 4.8. Kết quả khảo sát đánh giá người dân có đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh
chấp đất đai .................................................................................................. 66

Bảng 4.9. Kết quả điều tra cán bộ, công chức, thanh tra viên tham gia giải quyết đơn
thư thuộc lĩnh vực đất đai. ........................................................................... 68

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Bản đồ vị trí quận Long Biên.......................................................................... 32

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Quyên
Tên đề tài: “Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên
địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội”
Ngành: Quản lý Đất đai

Mã số: 88 50 103

Khoa: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá thực trạng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và giải quyết tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai, qua đó làm rõ những tồn tại và nguyên nhân dẫn đến
tình trạng này tại quận Long Biên.
- Đề xuất các giải pháp khắc phục những tồn tại đồng thời góp phần hồn thiện
chính sách pháp luật đất đai để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp, khiếu
nại tố cáo về đất đai trên địa bàn quận Long Biên.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài đã sử dụng
+ Phương pháp điều tra thu thập tài liệu số liệu thứ cấp: Tiến hành thu thập, tổng
hợp các báo cáo, tài liệu liên quan đến tình hình và cơng tác quản lý nhà nước về đất
đai, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai tại phịng Tài ngun và
Mơi trường, Thanh tra quận, Bộ phận tiếp dân trong 2 năm 2015 -2016.

+ Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Tiến hành lập bảng hỏi điều tra phỏng vấn
các đối tượng liên quan đến đề tài.
+ Phương pháp phân tích, thống kê và xử lý số liệu: Các số liệu về điều tra được
tổng hợp, xử lý theo phương pháp thống kê trên phần mềm Excel.
Kết quả chính và kết luận
+ Kết quả chính
- Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và công tác quản lý Nhà nước về
đất đai trên địa bàn quận Long Biên.
- Thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn quận
Long Biên trong 2 năm 2015 – 2016.
- Đánh giá chung về thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai
trên địa bàn quận Long Biên trong 2 năm 2015 -2016.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại,
tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

viii


Kết luận:
Long Biên là quận nằm cửa ngõ phía Đơng Bắc của Thành phố có vị trí quan
trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phịng tổng diện tích tự nhiên của Quận là
5.982,059 ha. Trên địa bàn Quận có 3 tuyến đường giao thơng quan trọng đi qua:
Đường quốc lộ số 1A, 1B và quốc lộ 5. Đây là ba tuyến đường huyết mạch đi qua các
tỉnh phía Bắc và nối liền tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phịng - Lạng Sơn có điều kiện
thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng: Tổng mức bán lẻ
hàng hóa ước đạt 17.625 tỷ đồng, đạt 105% kế hoạch. Giá trị sản xuất công nghiệp và
xây dựng ước đạt 22.497 tỷ đồng, đạt 107% kế hoạch.
- Thực trạng giải quyết khiếu nai, tố cáo và tranh châp đât đai trên địa bàn quận
Long Biên trong 2 năm 2015 – 2016.
+ Trong 2 năm 2015 – 2016, đã tiếp nhận 926 đơn khiếu nại về đất đai thuộc thẩm


quyền giải quyết tập trung vào nội dung chủ yếu: Thu hồi bồi thường, hỗ trợ tái định
cư; cấp, thu hồi giấy chứng nhận QSDĐ; địi lại đất cũ, nghĩa vụ tài chính và mục đích
sử dụng đích sử dụng đất khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
+ Trong 2 năm 2015 - 2016 đã tiếp nhận 55 đơn tố cáo về đất đai thuộc thẩm quyền

giải quyết tập trung vào các nội dung chủ yếu như sau: Bao chiếm đất đai; Lấn đất đai; Thủ
tục hành chính giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất; Vi phạm pháp luật về đất đai.
+ Trong 2 năm 2015 - 2016 trên địa bàn quận Long Biên tiếp nhận 07 đơn tranh

chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết. Về tranh chấp đất đai phát sinh ở nhiều dạng
và phức tạp, tập trung vào các vụ việc như: Hộ gia đình, cá nhân với hộ gia đình cá
nhân; Hộ gia đình, cá nhân với tổ chức.
+ Ý kiến của người dân và các cán bộ về giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh
chấp đất đai trên địa bàn quận LongBiên trong 2 năm 2015 – 2016.
Để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai trên địa
bàn quận Long Biên cần thực hiện các giải pháp như: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật đất đai, pháp luật khiếu nại, tố cáo và các văn bản quy phạm pháp luật khác
cho nhân dân; Tiếp dân, phân loại và xử lý đơn gắn với trách nhiệm giải quyết khiếu
nại; Nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức cho cán bộ, cơng chức có thẩm
quyền áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai; Tăng cường sự lãnh đạo
của các cấp ủy Đảng và phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội đối với hoạt
động giải quyết khiếu nại về đất đai; Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, ứng dụng
công nghệ thông tin trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

ix


THESIS ABSTRACT

Master candidate: Nguyen Thi Quyen
Thesis title: “Assessment on the settlement of land disputes, complaints and
denunciations in Long Bien district, Hanoi".
Major: Land Management

Code: 8850103

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- To analyze and evaluate the situation of land disputes, complaints and
denunciations and their settlement methods, thereby to clarify the shortcomings and
causes leading to the situation in Long Bien district.
- To suggest the solutions to the shortcomings as well as to contribute to
complete the land legislation in order to improve the effectiveness of the settlement of
land disputes, complaints and denunciations in Long Bien district.
Materials and Methods
+ Method of investigation and collection of secondary data materials: To collect
and aggregate reports and documents related to the situation and the State land
management and the settlement of land disputes, complaints and denunciations in the
Department of Natural Resources and Environment, District Inspectorate, Division of
people reception in 2015-2016.
+ Method of primary data collection: to conduct questionnaire survey for the
people related to the thesis topic.
+ Methods of data analysis, statistics and processing: Survey data are aggregated
and processed according to statistical method on Excel software.
Main findings and conclusions
+ Main findings:
- Characteristics of natural and socio-economic conditions and the State’s land
management in Long Bien district.
- Current situation of the settlement of land disputes, complaints and

denunciations in Long Bien district in 2015-2016.
- A general assessment on the settlement of land disputes, complaints and
denunciations in Long Bien district in 2015-2016.
To propose some solutions to improve the effectiveness of the settlement of land
disputes, complaints and denunciations in Long Bien district, Hanoi.

x


Conclusions
- Long Bien is a district located at the northeastern gateway of the city having an
important economic, political and national defense role with a total natural area of
5,982.059 hectares. There are 3 important roads in the district such as national road 1A,
1B and 5 Road. All three roads go through the economic triagle Hanoi- Hai PhongLang Son, which create the favorable conditions for socio-economic development. The
economy continues to grow: Total retail sales of goods reached 17,625 billion VNĐ,
accounting for 105% as planned. Industrial production and construction value is
estimated at VND 22,497 billion, accounting for 107% as planned.
- The real state of the settlement of land disputes, complaints and denunciations
in Long Bien district in 2015 – 2016.
+ In the two years from 2015 to 2016, received 926 land complaints falls under the
district’s jurisdiction focused on the following main contents: withdrawing compensation
and resettlement support; granting and withdrawing land use right certificates; recollect the
old land, financial obligations and land use purpose when being granted land use right
certificate, ownership of houses and other assets attached to land.
+ In the two years from 2015 to 2016, received 55 land complaints falls under
the district’s jurisdiction focused on the following main contents: Land encroachment;
Administrative procedures for land allocation, lease and recollection; land law violation.
+ In the two years from 2015 to 2016, Long Bien District received 07 land
disputes under its jurisdiction on land disputes arising in many forms and complexity,
focusing on such cases as: between households, individuals with individual households;

Households, individuals and organizations.
+ The opinion of people and officials on the settlement of land complaints,
denunciations and disputes in Long Bien district in 2015 - 2016.
In order to improve the effectiveness of the settlement of land complaints,
denunciations and disputes in Long Bien district, the following measures should be
taken: propaganda and education of land legislation, the law on complaints and
denunciations settlement and other legal documents for the people; Reception,
classification and handling of complaints under the district’s responsibility of settling
complaints; Raising the qualifications, capacity and moral personality of officials and
employees who are competent to apply the law in the settlement of land complaints;
Enhancing the leadership of the Party committees at all levels and promoting the role of
socio-political organizations in land complaint settlement; Strengthening facility and
technique as well as applying information technology in the reception of citizens and
settling complaints and denunciations.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát
triển của con người và các loài sinh vật trên trái đất, là tư liệu sản xuất đặc biệt,
là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơng trình kinh tế, văn hóa, xã
hội, an ninh và quốc phịng. Tuy nhiên, đất đai lại có hạn về diện tích và khơng di
chuyển vị trí theo ý muốn chủ quan của con người. Vì vậy, quản lý và sử dụng
đất một cách có hiệu quả là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội của mỗi địa phương và mỗi quốc gia.
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ngày càng mạnh mẽ tất
yếu dẫn đến mối quan hệ đất đai và những biến động liên quan đến đất đai ngày
càng đa dạng và phức tạp, nhu cầu sử dụng đất cũng ngày càng gia tăng sẽ dẫn

đến khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai của các chủ sử dụng đất. Từ nhiều năm
nay, tình hình khiếu nại, tố cáo ln là vấn đề bức bách được Đảng, Nhà nước và
toàn xã hội quan tâm. Đảng và Nhà nước đã có nhiều Chỉ thị, Nghị quyết về vấn
đề này. Các văn bản đó đã và đang được triển khai thực hiện, có tác động tích
cực đến tình hình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Nhờ vậy,
nhiều vụ việc phức tạp đã được giải quyết, góp phần ổn định tình hình an ninh
chính trị, trật tự an tồn xã hội của đất nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân,
thời gian gần đây tình hình khiếu nại, tố cáo của cơng dân diễn ra khơng bình
thường, số lượng gia tăng, tính chất phức tạp, trong đó khiếu nại, tố cáo, tranh
chấp về đất đai chiếm số lượng lớn.
Tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp của công dân trong lĩnh vực đất đai
diễn ra gay gắt, phức tạp. Nhiều trường hợp khiếu nại có liên quan đến việc Nhà
nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội, như đòi được
bồi thường đất ở, nâng giá bồi thường, tăng tiền hỗ trợ, bố trí tái định cư, giải
quyết việc làm; địi lại đất cũ, tranh chấp đất đai, nhà ở...
Quận Long Biên là quận mới thành lập theo Nghị định số 132/2003 của
Chính phủ ngày 06/11/2003. Đây là huyện có tỉ lệ dân phi nông nghiệp gần 82%.
Các phường trong quận gần như giữ nguyên tên và hiện trạng của nó. Riêng thị
trấn Gia Lâm trước đây đổi thành phường Ngọc Lâm và xã Hội Xá đổi thành
phường Phúc Lợi.

1


Hiện nay, quận Long Biên có 14 đơn vị hành chính, gồm các phường: Cự
Khối, Thạch Bàn, Long Biên, Bồ Đề, Ngọc Thuỵ, Ngọc Lâm, Gia Thuỵ, Thượng
Thanh, Việt Hưng, Phúc Đồng, Sài Đồng, Phúc Lợi, Giang Biên, Đức Giang.
Là một quận có tốc độ đơ thị hóa cao, vấn đề sử dụng đất của người dân có
nhiều biến động, bên cạnh đó tình hình thu hồi đất thực hiện các dự án đầu tư
phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng, do vậy tình trạng khiếu

nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai diễn ra thường xuyên chủ yếu tập trung vào
các vấn đề sau: Bồi thường giải phóng mặt bằng; bố trí tái định cư; Đòi lại đất
cũ; Tranh chấp quyền sử dụng đất; Tố cáo cán bộ thực hiện sai quy định của Nhà
nước về đất đai.
Có thể khẳng định rằng việc giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo
về đất đai hiện nay là việc khó khăn, phức tạp nhất và là khâu yếu nhất trong công
tác giải quyết các tranh chấp dân sự nói trên. Do đó, việc nghiên cứu một cách có
hệ thống các quy định của pháp luật, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai,
khiếu nại tố cáo và thực trạng tranh chấp đất đai cùng với việc giải quyết tranh
chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo trong những năm gần đây, trên cơ sở đó đề xuất
những kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật về đất đai và xác lập
cơ chế giải quyết thích hợp để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp đất
đai, khiếu nại tố cáo về đất đai, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân là
việc làm có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn. Với nhận thức như vậy
tôi đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo
về đất đai trên địa bàn quận Long Biên , thành phố Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Phân tích, đánh giá thực trạng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và giải quyết
tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai, qua đó làm rõ những tồn tại và nguyên
nhân dẫn đến tình trạng này tại quận Long Biên.
- Đề xuất các giải pháp khắc phục những tồn tại đồng thời góp phần hồn
thiện chính sách pháp luật đất đai để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh
chấp, khiếu nại tố cáo về đất đai trên địa bàn quận Long Biên.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Về không gian: Đề tài được thực hiện trong phạm vi địa giới hành chính
quận Long Biên.

2



- Về thời gian: Là quận có tốc độ đơ thị hóa nhanh, việc thu hồi đất để thực hiện
các dự án phục vụ nhu cầu kinh tế, xã hội ngày càng tăng và giá đất có nhiều thay đổi.
Những năm qua tình trạng tranh chấp đất đai giữa những người sử dụng đất, khiếu nại
tố cáo của người sử dụng đất với các chính sách pháp luật về đất đai diễn ra khá nhiều,
đặc biệt trong 2 năm 2015 - 2016 số lượng đơn thư lên đến 961 vụ.
Do tính chất phức tạp của vấn đề và số lượng vụ việc khá nhiều nên đề tài
chỉ tập trung nghiên cứu: Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố
cáo về đất đai trên địa bàn quận Long Biên trong 2 năm 2015-2016.
1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn quận Long Biên gửi đơn đề
nghị giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đất đai đến Ủy ban nhân dân quận
Long Biên.
- Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc giải quyết tranh
chấp, khiếu nại và tố cáo.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.5.1. Những đóng góp mới của đề tài
Xác định được nguyên nhân và những vấn đề tồn tại trong công tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp
để thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai, góp
phần ổn định tình hình an ninh, trật tự xã hội, phát triển kinh tế trên địa bàn
quận Long Biên.
1.5.2. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Góp phần bổ sung cơ sở khoa học về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo,
giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và quận
Long Biên nói riêng.
1.5.3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu là cơ sở giúp cho địa phương có những biện pháp giải
quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn quận Long Biên đạt hiệu quả.

3



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. C

SỞ LÝ LUẬN VỀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI, KHIẾU NẠI, TỐ

CÁO, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI, KIẾU NẠI, TỐ CÁO.
2.1.1. Một số khái niệm về tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo
- Tranh chấp đất đai
Để hiểu một cách chính xác nhất khái niệm này, ta cần hiểu "tranh chấp đất
đai" là gì. "Tranh chấp đất đai" là một thuật ngữ, một khái niệm đã trở lên rất phổ
biến trong đời sống xã hội. Thuật ngữ này không chỉ xuất hiện trong các văn bản
pháp luật mà còn xuất hiện thường ngày trên các phương tiện thông tin đại
chúng, trong đời sống nhân dân. Tuy nhiên, nội hàm của khái niệm này hiện nay
vẫn chưa được hiểu một cách đồng nhất, kể cả trong giới luật học. Việc xác định
nội hàm khái niệm tranh chấp đất đai có ý nghĩa quan trọng kể cả về mặt lý luận
cũng như thực tiễn, đặc biệt là trong việc xác định cơ chế, thẩm quyền, trình tự
và thủ tục giải quyết.
"Tranh chấp đất đai" quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 là
"tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên
trong quan hệ đất đai"
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm "tranh chấp đất đai".
Có quan điểm cho rằng, "tranh chấp đất đai" chỉ là những tranh chấp liên quan
đến quyền sử dụng đất. Lại có quan điểm cho rằng, "tranh chấp đất đai" là mọi
tranh chấp phát sinh trong quan hệ đất đai bao gồm tranh chấp về quyền sử dụng
đất, tranh chấp về tài sản gắn liền với đất, tranh chấp liên quan đến địa giới hành
chính, mục đích sử dụng đất...Quan điểm này được nhiều cơ quan có thẩm quyền
giải quyết chấp nhận. Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 quy định tranh chấp đất
đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc

các bên đương sự khơng nhất trí thì được giải quyết như sau:
"1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong
các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn
liền với đất thì do Tịa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự khơng có Giấy chứng nhận hoặc khơng
có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ
được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy

4


định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm
quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tịa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật về tố tụng dân sự;
3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân
cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân
cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không
đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định
của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở
tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngồi, doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngồi thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không
đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ
Tài ngun và Mơi trường hoặc khởi kiện tại Tịa án nhân dân theo quy
định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều
này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh
chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp
hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành."
Từ phân tích trên về khái niệm tranh chấp đất đai, có thể hiểu "đất đang có
tranh chấp" là loại đất mà giữa người sử dụng hợp pháp đất đó với cá nhân khác, với
Nhà nước (vấn đề bồi thường đất) hoặc giữa những người sử dụng chung mảnh đất
đó với nhau đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất, về tài sản gắn liền với đất, về
ranh giới, về mục đích sử dụng đất hoặc về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong q trình
sử dụng đất..."Đất đang có tranh chấp" cũng có thể hiểu là đất tranh chấp giữa hai cá
nhân chưa xác định được ai là người sử dụng đất hợp pháp.

- Khiếu nại
Khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại quy đinh: "Khiếu nại là việc công dân, cơ

quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định,

5


đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định
hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định
kỷ luật cán bộ, cơng chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi
đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình ".
- Giải quyết khiếu nại: Khoản 11 Điều 2 Luật khiếu nại năm 2011 quy
định: “giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải
quyết khiếu nại”. Căn cứ vào các quy đinh của Luật khiếu nại, Luật tố cáo và đặc
trưng của của hoạt động quản lý hành chính nhà nước, khái niệm giải quyết khiếu
nại của các cơ quan hành chính nhà nước “là hoạt động kiểm tra, xác minh, kết luận

về tính hợp pháp, tính hợp lý của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị
khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước để có biện
pháp giải quyết theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của cơng dân, cơ quan, tổ chức và lợi ích chung của nhà nước và xã hội.”.
- Tố cáo
Cùng với khiếu nại, quyền tố cáo của công dân đã được ghi nhận trong
Hiến pháp, Luật tố cáo và nhiều văn bản pháp luật khác. Khái niệm tố cáo có thể
được hiểu dưới nhiều giác độ khác nhau, dưới góc độ pháp lý, theo Điều 2
của Luật Tố cáo thì tố cáo được quy định: "là việc công dân theo thủ tục do

Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về
hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây
thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp
pháp của cơng dân, cơ quan, tổ chức". Theo đó, tố cáo được chia làm 02 loại:
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc
thực hiện nhiệm vụ, công vụ là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân
có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên
chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật
về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là việc công dân báo cho cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ
chức, cá nhân nào đối với việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý nhà nước
trong các lĩnh vực.
- Giải quyết tố cáo: Giải quyết tố cáo là việc xác minh, kết luận về nội
dung tố cáo và việc quyết định xử lý của người giải quyết tố cáo. Khác với khiếu

6


nại, các bước giải quyết tố cáo chỉ được Luật khiếu nại, tố cáo quy định mang
tính chất nguyên tắc. Theo quan điểm của những người nghiên cứu, giải quyết tố

cáo cũng bao gồm 3 bước giống như các bước giải quyết khiếu nại (chuẩn bị giải
quyết; thẩm tra, xác minh; ra báo cáo cáo xác minh, kết luận, kiến nghị việc xử lý
và hoàn chỉnh hồ sơ).
2.1.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo
2.1.2.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà khơng
thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong
các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài
sản gắn liền với đất thì do Tịa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự khơng có Giấy chứng nhận hoặc khơng
có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì
đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất

đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm
quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tịa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật về tố tụng dân sự;
3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân
cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với
nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với
quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng
hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tơn giáo,
người Việt Nam định cư ở nước ngồi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi
thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết
định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi

trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng
hành chính;

7


4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này
phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu
lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp
các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
2.1.2.2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại được quy định từ Điều 17 đến Điều 26
Luật khiếu nại, cụ thể như sau:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng cơ quan thuộc
Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của
mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; giải quyết
khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn
nhưng chưa được giải quyết.
Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình,
của cán bộ, cơng chức do mình quản lý trực tiếp.
Giám đốc sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần
đầu quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, cơng chức
do mình quản lý trực tiếp; giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành
chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương

đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn
nhưng chưa được giải quyết.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần
đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; giải quyết
khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần
đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được
giải quyết; giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ
quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.

8


Thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ, thuộc cơ quan
thuộc Chính phủ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành
chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, cơng chức do mình quản lý
trực tiếp.
Bộ trưởng có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định
hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, cơng chức do mình quản lý
trực tiếp; giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành
chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu
nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết; giải quyết
khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của
bộ, ngành đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã
hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết; giải quyết tranh chấp về thẩm quyền
giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.
Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo cơng tác giải quyết khiếu nại của các bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp; xử lý các
kiến nghị của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật

khiếu nại; chỉ đạo, xử lý tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các
bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2.1.2.3. Thẩm quyền giải quyết tố cáo
Căn cứ Điều 31 Luật tố cáo năm 2011 quy định thẩm quyền giải quyết tố
cáo như sau:
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà nội
dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó
có trách nhiệm giải quyết. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi
phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý được giao, trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác.
- Tố cáo có nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của nhiều
cơ quan thì các cơ quan có trách nhiệm phối hợp để xác định thẩm quyền giải
quyết hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cấp trên quyết định giao cho một
cơ quan chủ trì giải quyết; tố cáo có nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của
nhiều cơ quan thì cơ quan thụ lý đầu tiên có thẩm quyền giải quyết.

9


2.1.3. Các dạng khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai
2.1.3.1. Các dạng khiếu nại đất đai
* Khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
Để thực hiện chính sách phát triển kinh tế, xã hội đất nước, Nhà nước đã
tiến hành thu hồi đất, giải phóng mặt bằng phục vụ cho các dự án phát triển. Tuy
nhiên, vấn đề bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho những diện bị thu hồi đất ở
nhiều địa phương gặp khơng ít khó khăn, vướng mắc vì một số lý do sau: Một số
dự án chưa có khu tái định cư hoặc chưa giải quyết TĐC đã quyết định thu hồi
đất ở. Những trường hợp bị thu hồi đất ở thì tiền bồi thường khơng đủ để mua
nhà ở mới tại khu tái định cư; giá đất bồi thường thấp hơn giá đất cùng loại trên

thị trường, đặc biệt là đối với đất nông nghiệp trong khu vực đô thị, khu dân cư
nông thôn; tiền bồi thường đất nông nghiệp thường khơng đủ để nhận chuyển
nhượng diện tích đất nông nghiệp tương tự hoặc không đủ để nhận chuyển
nhượng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp để chuyển sang làm ngành nghề
khác. Nhìn chung, các địa phương chưa coi trọng việc lập khu tái định cư chung
cho các dự án trên cùng địa bàn, một số khu tái định cư đã được lập nhưng không
bảo đảm điều kiện tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ, giá nhà ở tại khu tái định cư cịn
tính q cao nên tiền nhận bồi thường không đủ trả cho nhà ở tại khu tái định cư.
Các quy định của pháp luật về đất đai để giải quyết vấn đề tái định cư đã khá đầy
đủ nhưng các địa phương thực hiện chưa tốt, thậm chí một số địa phương chưa
quan tâm giải quyết nhiệm vụ này dẫn đến tình trạng khiếu nại kéo dài (Nguyễn
Uyên Minh, 2010).
* Khiếu nại về việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đây là dạng khiếu nại rất phổ biến hiện nay. Dạng khiếu nại này phát sinh
một phần từ sai sót của cơ quan có thẩm quyền, như: Cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất sai sót về tên chủ sử dụng, sơ đồ thửa đất, diện tích, chính sách nộp
tiền sử dụng đất… Có những trường hợp khơng cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất mà khơng có lý do chính đáng hoặc lý do khơng rõ ràng. Các cơ quan
có thẩm quyền trong q trình giải quyết lại khơng giải thích rõ cho dân hiểu lý
do tại sao không cấp giấy. Quá trình giải quyết hồ sơ diễn ra chậm, gây phiền hà,
sách nhiễu… gây khó khăn cho người sử dụng đất. Một nguyên nhân khác là do
quy hoạch treo hoặc do người dân không chấp nhận dù lý do không cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất là chính đáng…. (Nguyễn Uyên Minh, 2010).

10


* Khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm chế độ quản
lý, sử dụng đất đai.
Nội dung khiếu nại này cũng có nhiều dạng. Một số bộ phận người dân

không nắm rõ về Luật Đất đai và Luật Khiếu nại nên phát sinh tình trạng vi phạm
pháp luật hoặc các trường hợp lấn chiếm, vi phạm quy tắc xây dựng. Một số
người mặc dù khá am hiểu pháp luật nhưng vẫn cố tình vi phạm, khi bị phát hiện
và xử phạt thì ngoan cố khiếu nại. Bên cạnh đó, cũng có phần trách nhiệm của
các cơ quan có thẩm quyền trong q trình giải quyết, như: ra quyết định xử phạt
sai đối tượng, bị nhầm lẫn, sai tên chủ sử dụng; việc thi hành quyết định xử phạt
có sai sót hoặc sai pháp luật; việc ra quyết định không đúng căn cứ pháp luật;
việc ra quyết định quá nhẹ hoặc quá nặng (về mức phạt hoặc hình thức phạt)
hoặc thiếu trách nhiệm, thiếu khách quan (Nguyễn Uyên Minh, 2010).
* Khiếu nại việc giải quyết các tranh chấp về đất đai của các cơ quan nhà
nước: Khiếu nại trong lĩnh vực này cũng rất phức tạp và đa dạng như (Nguyễn
Uyên Minh, 2010):
+ Khiếu nại việc giải quyết tranh chấp đòi lại đất cũ: (i) Đòi lại đất, tài sản
của dòng họ, của người thân trong các giai đoạn khác nhau, qua các cuộc điều
chỉnh đã giao cho người khác sử dụng; (ii) Đòi lại đất cũ do trước kia thực hiện
chính sách "nhường cơm sẻ áo” của Nhà nước trong những năm 1981 - 1986 (đã
nhường đất cho người khác sử dụng nay họ đòi lại); (iii) Địi lại đất khi thực hiện
hợp tác hóa nơng nghiệp, theo mơ hình sản xuất tập thể quản lý tập trung.
+ Khiếu nại việc giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, thừa kế
tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất;
+ Khiếu nại việc giải quyết tranh chấp ranh giới sử dụng đất;
+ Khiếu nại việc giải quyết tranh chấp nhà đất do đã cho mượn, cho
thuê, cho ở nhờ;
+ Khiếu nại việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất;
+ Khiếu nại việc giải quyết tranh địa giới hành chính: Loại tranh chấp này
thường xảy ra giữa 2 tỉnh, 2 huyện, 2 xã với nhau tập trung ở những nơi có vị trí
quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hố, bên cạnh những vị trí dọc theo
triền sơng, những vùng có địa giới khơng rõ ràng, khơng có mốc giới nhưng là vị
trí quan trọng. Các tranh chấp có thể diễn ra ở những nơi có tài nguyên thiên
nhiên quý, hiếm, nơi có nguồn lâm thổ sản có giá trị lớn. Khi Nhà nước tiến hành


11


phân tách các đơn vi hành chính tỉnh, huyện, thị xã, xã mới thì tranh chấp đất đai
liên quan đến địa giới hành chính diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước…
2.1.3.2. Các dạng tranh chấp đất đai
Các dạng tranh chấp đất đai phổ biến trên thực tế nảy sinh thuộc các dạng
chủ yếu sau đây (The Asian Foundation, 2013):
Nhóm tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất. Các tranh chấp đất đai
thuộc nhóm này bao gồm: (i) Tranh chấp về ranh giới sử dụng đất (SDĐ); (ii)
Tranh chấp về ngõ đi. Nhóm tranh chấp liên quan đến chuyển quyền sử dụng đất.
Các tranh chấp đất đai thuộc nhóm này bao gồm: (i) Tranh chấp về thừa kế quyền
sử dụng đất; (ii) Tranh chấp về tặng cho quyền sử dụng đất; (iii) Tranh chấp về
chuyển nhượng quyền sử dụng đất; (iv) Tranh chấp về cho thuê quyền sử dụng
đất; (v) Tranh chấp về thế chấp quyền sử dụng đất.
Nhóm tranh chấp liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Các tranh chấp đất đai thuộc nhóm này bao gồm: (i) Tranh chấp về việc thu hồi
đất sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế; (ii) Tranh chấp về việc thực hiện
phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Nhóm tranh chấp liên quan đến GCNQSDĐ. Các tranh chấp đất đai thuộc
nhóm này bao gồm: (i) Tranh chấp về điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất; (ii) Tranh chấp về đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ;
(iii) Tranh chấp về nghĩa vụ tài chính khi cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ; (iv)
Tranh chấp về diện tích đất ghi trong giấy chứng nhận quyền SDĐ so với diện
tích đất thực tế người dân đang sử dụng.
Nhóm tranh chấp về tài sản gắn liền với đất. Các tranh chấp đất đai thuộc
nhóm này bao gồm: (i) Tranh chấp về chia tài sản chung là nhà, đất của vợ,
chồng khi ly hôn; (ii) Tranh chấp về chia thừa kế nhà ở gắn liền với đất.
Các tranh chấp đất đai trên đây phát sinh giữa những chủ thể sau: Thứ nhất,

tranh chấp đất đai phát sinh giữa những người sử dụng đất với nhau (bao gồm
giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau; giữa hộ gia đình, cá nhân với tổ chức; giữa tổ
chức với tổ chức) liên quan đến quyền và nghĩa vụ sử dụng đất. Các tranh chấp
đất đai này mang tính phổ biến và tồn tại ở cả khu vực nông thôn và khu vực
thành thị. Đặc biệt đối với khu vực ven đô thị nơi có tốc độ đơ thị hóa hoặc cơng
nghiệp hóa tăng nhanh làm cho đất đai ngày càng có giá thì loại tranh chấp đất
đai này gia tăng cả về số lượng vụ việc cũng như tính chất gay gắt, phức tạp.

12


Tranh chấp giữa người SDĐ với cơ quan nhà nước (cơ quan công quyền) liên
quan đến việc thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai bao gồm:
(i) Tranh chấp liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất; (ii) Tranh chấp liên quan đến việc cấp, đổi, sửa chữa và thu hồi giấy
chứng nhận quyền SDĐ. Loại tranh chấp này xuất hiện ở cả khu vực nông thôn
và khu vực đô thị. Nếu không giải quyết dứt điểm, kịp thời các tranh chấp đất đai
này dễ dẫn đến việc phát sinh thành “điểm nóng” tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn
định chính trị.
2.2. TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI, KIẾU NẠI, TỐ
CÁO TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.2.1.Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo ở một số
nước trên thế giới
Trên thế giới và một số quốc gia trong khu vực đã xử lý tốt vấn đề xung
đột về đất đai, không chỉ hạn chế được những xung đột xã hội về đất đai mà cịn
góp phần tích cực vào sự ổn định xã hội, tập trung sức người, sức của cho việc
đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội. Kinh nghiệm của các nước sẽ giúp chúng ta
nhận thức rõ hơn những ưu điểm và hạn chế của mình và trên cơ sở đó, gợi mở
những giải pháp để hạn chế và giải tỏa xung đột một cách hiệu quả hơn.
2.2.1.1. Tại đất nước Hàn Quốc

Hiện nay, Hàn Quốc có nền kinh tế lớn đứng thứ 4 ở châu Á và thứ 15 trên
thế giới. Cách đây hơn 5 thập niên, tình hình Hàn Quốc có những vấn đề tương
tự như Việt Nam hiện nay, đặc biệt là vấn đề đất đai. Trong các thập niên 60 - 90
của thế kỷ XX, q trình đơ thị hóa đã diễn ra mạnh mẽ, diện tích lớn đất đai phải
chuyển đổi để xây dựng hạ tầng hoặc phát triển kinh tế, làm cho giá đất ở đơ thị
tăng nhanh. Lợi dụng tình hình này, các hoạt động đầu cơ đất đai đã diễn ra trên
phạm vi lớn. Đầu cơ đất đai đã gia tăng đến mức trở thành vấn đề chính trị - xã
hội quan trọng, tạo nên tâm trạng bất an trong nhân dân. Những người có thu
nhập thấp, khơng có hy vọng sở hữu một căn hộ hoặc một lô đất nhỏ để làm nhà
ở. Điều đó gây nên cả những bức xúc, những bất bình trước những bất cơng của
xã hội. Quần chúng nông dân ở vùng ven đô bị mất nhiều đất canh tác hoặc đất ở,
nhưng giá cả đền bù lại khơng thỏa đáng, họ gặp khó khăn trong cuộc sống, đặc
biệt là rất nhiều người không thể có đủ những điều kiện để tái tạo cuộc sống sau

13


×