Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện lương tài tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 121 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

BÙI VĂN ĐỊNH

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LƯƠNG TÀI
TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Hùng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày

tháng


Tác giả luận văn

Bùi Văn Định

i

năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cửa các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đối tới PGS.TS Phạm Văn Hùng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban giám đốc, Ban quản lý đào tạo,
Bộ mơn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể Lãnh đạo, cán bộ viên chức Phịng Tài chính Kế hoạch huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn


Bùi Văn Định

ii

năm 2017


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu nghiên cứu chung ................................................................................ 3

1.2.2.


Mục tiêu nghiên cứu cụ thể...................................................................................... 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.4.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 4

1.5.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4

1.6.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ....................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý .............................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước cấp huyện ................................................ 5

2.1.1.

Khái niệm ngân sách nhà nước và ngân sách nhà nước cấp huyện .......................... 5

2.1.2.


Nội dung và vai trò của ngân sách nhà nước cấp huyện..................................... 7

2.2.

Quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện ........................................................... 10

2.2.1.

Khái niệm và đặc điểm của quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện ................ 10

2.2.2.

Các nguyên tắc quản lý ngân sách cấp huyện .................................................. 13

2.2.3.

Nội dung quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện ............................................ 14

2.2.4.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện...................... 21

2.3.

Kinh nghiệm công tác quản lý ngân sách nhà nước ở một số địa phương ....... 24

2.3.1.

Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách nhà nước huyện tiên du, tỉnh bắc ninh .... 24


2.3.2.

Kinh nghiệm quản lý thu, chi ngân sách nhà nước tại thành phố bắc ninh, tỉnh
bắc ninh............................................................................................................. 25

iii


2.3.3.

Những bài học kinh nghiệm rút ra và khả năng vận dụng đối với huyện lương
tài, tỉnh bắc ninh ............................................................................................... 26

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 28
3.1.

Khái quát về huyện lương tài, tỉnh bắc ninh ..................................................... 28

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên của huyện lương tài ............................................................ 28

3.1.2.

Điều kiện kinh tế xã hội của huyện lương tài ................................................... 29

3.1.3.

Đánh giá chung .................................................................................................. 33


3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 33

3.2.4.

Hệ thống các chỉ tiêu phân tích ........................................................................ 36

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 37
4.1.

Thực trạng ngân sách nhà nước của huyện lương tài, tỉnh bắc ninh ................ 37

4.1.1.

Thực trạng thu ngân sách nhà nước của huyện lương tài ................................. 37

4.1.2.

Thực trạng chi ngân sách nhà nước của huyện lương tài ................................. 40

4.2.

Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước của huyện lương tài .......................... 43

4.2.1.

Thực trạng phân cấp quản lý ngân sách nhà nước của tỉnh bắc ninh cho huyện
lương tài ............................................................................................................ 43


4.2.2.

Thực trạng quản lý lập dự toán ngân sách nhà nước huyện lương tài .............. 50

4.2.3.

Thực trạng chấp hành dự toán ngân sách nhà nước huyện lương tài ............... 52

4.2.4.

Quyết toán ngân sách nhà nước tại huyện lương tài ......................................... 67

4.2.5.

Thực trạng kiểm tra, giám sát, thanh tra ngân sách nhà nước huyện lương tài
.......................................................................................................................... 71

4.2.6.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách nhà nước của huyện lương tài,
tỉnh bắc ninh ..................................................................................................... 73

4.3.

Đánh giá chung về quản lý ngân sách nhà nước của huyện lương tài, tỉnh bắc
ninh giai đoạn 2014 - 2016 ............................................................................... 74

4.3.1.

Những thành tựu đạt được ................................................................................ 74


4.3.2.

Những hạn chế trong quản lý ngân sách nhà nước huyện lương tài ................. 79

4.3.3.

Nguyên nhân chủ yếu của hạn chế trong quản lý ngân sách nhà nước ...... 82

4.4.

Giải pháp tăng cường quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện lương tài,
tỉnh bắc ninh ..................................................................................................... 85

4.4.1.

Định hướng phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước của huyện lương
tài giai đoạn 2017 - 2020 .................................................................................. 85

iv


4.4.2.

Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước địa bàn
huyện lương tài, tỉnh bắc ninh .......................................................................... 88

Phần 5. Kết luận và kiến nghị...................................................................................... 99
5.1.


Kết luận............................................................................................................. 99

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 101

5.2.1.

Kiến nghị với nhà nước .................................................................................. 101

5.2.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 102

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 105
Phụ lục ........................................................................................................................ 106

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

ANQP
BHXH
BHYT
BTC
CNTT

CP
CS
DT
ĐB
GPMB
HĐND
KBNN
KHCN
KT-XH

NS
NSĐP
NSNN
NSTW
PT
QLNSNN
SXKD
STT
SXKD
TC - KH
TT
THCS
TH
UBND
XD
XDCSHT
XDCB

An ninh quốc phòng
Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm y tế
Bộ tài chính
Cơng nghệ thơng tin
Chính phủ
Cơng sản
Dự tốn
Đền bù
Giải phóng mặt bằng
Hội đồng nhân dân
Kho bạc nhà nước
Khoa học công nghệ
Kinh tế xã hội
Nghị định
Ngân sách
Ngân sách địa phương
Ngân sách nhà nước
Ngân sách Trung ương
Phát triển
Quản lý ngân sách nhà nước
Sản xuất kinh doanh
Số thứ tự
Sản xuất kinh doanh
Tài chính – kế hoạch
Thông tư
Trung học cơ sở
Thực hiện
Ủy ban nhân dân
Xây dựng
Xây dựng cơ sở hạ tầng
Xây dựng cơ bản


vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thực trạng cơ sở hạ tầng huyện Lương Tài ..................................................31
Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Lương Tài giai đoạn 2014 - 2016 ...........32
Bảng 4.1. Thực hiện thu ngân sách nhà nước huyện giai đoạn 2014 - 2016.................37
Bảng 4.2. Tổng chi ngân sách nhà nước huyện giai đoạn 2014 - 2016.........................41
Bảng 4.3. Đánh giá về cơng tác phân cấp dự tốn NSNN của huyện Lương Tài ........46
Bảng 4.4. Đánh giá về công tác quản lý chi NSNN của huyện Lương Tài ...................50
Bảng 4.5. Tổng hợp thực hiện dự toán thu, chi ngân sách huyện Lương Tài giai
đoạn 2014 - 2016 ..........................................................................................52
Bảng 4.6. Kết quả thu ngân sách nhà nước so với dự toán trên địa bàn huyện
Lương Tài, giai đoạn 2014 – 2016 ................................................................53
Bảng 4.7. Tình hình hồn thành kế hoạch các khoản thu trên địa bàn huyện
Lương Tài, giai đoạn 2014 – 2016 ................................................................54
Bảng 4.8. Đánh giá về chấp hành dự toán NSNN của huyện Lương Tài......................58
Bảng 4.9. Chi ngân sách huyện so với dự toán giai đoạn 2014 - 2016 .........................59
Bảng 4.10. Tình hình thực hiện kế hoạch chi NSNN trên địa bàn huyện Lương Tài
giai đoạn 2014 – 2016 ...................................................................................62
Bảng 4.11. Tình hình thực hiện dự tốn chi NSNN đơn vị dự tốn cấp huyện
Lương Tài năm 2016.....................................................................................65
Bảng 4.12. Tình hình thực hiện dự toán chi NSNN cấp xã huyện Lương Tài năm
2016...............................................................................................................66
Bảng 4.13. Kết quả thực hiện thu chi trên địa bản huyện Lương Tài giai đoạn 2014
- 2016 ............................................................................................................69
Bảng 4.14. Đánh giá về cơng tác kế tốn và quyết toán NSNN của huyện Lương
Tài .................................................................................................................70
Bảng 4.15. Đánh giá về cán bộ làm công tác quản lý NSNN huyện Lương Tài .............71

Bảng 4.16. Đánh giá về công tác thanh tra, kiểm về NSNN huyện Lương Tài ..............73

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Đề tài: “Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh
Bắc Ninh”
Tác giả luận văn:

Bùi Văn Định

Ngành: Quản lý kinh tế
Người hướng dẫn:

Mã số: 60 34 01 10

PGS.TS Phạm Văn Hùng

Từ khóa: Quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện Lương Tài,
tỉnh Bắc Ninh.
Nội dung trích yếu luận văn
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý ngân sách nhà nước, đề xuất các giải
pháp nhằm tăng cường quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh
Bắc Ninh trong những năm tới.
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: nguồn thu thập là từ nguồn nội bộ và
nguồn bên ngoài nhằm phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu.
- Phương pháp xử lý số liệu: luận văn áp dụng nhiều phương pháp phân tích:
sàng lọc, phân loại thơng t n; phương pháp so sánh, mô tả số l ệu; phương pháp tổng
hợp, phân tích ch t ết, phân tích tỷ lệ. Trong đó, phương pháp được sử dụng chủ yếu

trong đề tài này là phương pháp so sánh, thống kê mô tả và nghiên cứu mối liên hệ giữa
các con số.
Mở đầu. Luận văn đã trình bày tính cấp thiết của luận văn gồm: vấn đề, mục
tiêu, câu hỏi, đối tượng và phạm vi nghiên cứu về ngân sách nhà nước cấp huyện.
Những nội dung này sẽ làm cơ sở cho việc xác định rõ về ngân sách nhà nước cấp
huyện trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện. Luận văn
đã trình bày khái quát lý luận về ngân sách nhà nước và quản lý ngân sách nhà nước cấp
huyện; nội dung quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện và những nhân tố ảnh hưởng
đến quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện. Những nội dung này sẽ làm cơ sở lý luận
cho việc đề xuất khung phân tích thực trạng quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn
huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh.
Phương pháp nghiên cứu. Luận văn đã trình bày những điều kiện tự nhiên, kinh
tế, xã hội của huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh, đánh giá những mặt thuận lợi và khó
khăn ảnh hưởng đến quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Lương Tài. Từ các vấn đề lý
luận trong chương trình kết hợp với đặc điểm địa bàn luận văn đã nêu cụ thể phương
pháp nghiên cứu của đề tài.

viii


Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Luận văn đã trình bày khái quát tình hình thu
chi ngân sách nhà nước huyện Lương Tài trong giai đoạn 2014 - 2016; đánh giá cụ thể
thực trạng các nội dung quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Lương Tài,
nhận định được những tồn tại, hạn chế. Qua đó, đã đề xuất 05 giải pháp hoàn thiện tăng
cường quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc
Ninh trong thời gian tới.
Kết luận và kiến nghị. Luận văn đã đề xuất một số kiến nghị đối với các cấp
chính quyền từ Trung ương đến địa phương nhằm tăng cường quản lý ngân sách nhà
nước cấp huyện trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.

Luận văn đã khẳng định, tăng cường quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện trên
địa bàn huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh là một yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao hiệu
lực, hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Lương Tài, đảm bảo thực
hiện nhiệm vụ chính trị địa phương, từng bước đưa công tác quản lý ngân sách nhà
nước của huyện ngày một đi vào nề nếp; đồng thời, để khắc phục kịp thời được những
tồn tại, hạn chế đã chỉ ra.

ix


THESIS ABSTRACT
Thesis title: "Strengthening the state budget management in Luong Tai district, Bac
Ninh province"
Author: Bui Van Dinh
Major: Economic Management

Code: 60 34 01 10

Supervisor: Assoc. Prof. Pham Van Hung
Key words: State budget management at district level in Luong Tai district, Bac
Ninh province.
The content
On the basis of assessing the state of state budget management, propose measures
to strengthen state budget management in Luong Tai district, Bac Ninh province in the
coming years.
- Secondary data collection method: The source of collection was internal and
external sources for research purposes.
- Method of data analysis: The thesis was applied many methods of analysis:
screening, classification of information; comparative method, data description; synthetic
methods, detailed analysis, proportional analysis. The methods used in this study were

the comparison method, the descriptive statistics and the relationship between numbers.
Introduction. The thesis presented the urgency including issues, objectives,
questions, objects and scope of research on the district budget. These contents would
serve as a basis for clearly defining the district state budget in Luong Tai district, Bac
Ninh province.
Theoretical and practical basis for managing the state budget at district level. The
thesis presented the general theory of state budget and management of the state budget
at district level; the contents of district-level budget management and factors affecting
the management of the district-level budget. These contents would serve as a theoretical
basis for proposing a framework for analyzing the state of state budget management in
Luong Tai district, Bac Ninh province.
Research methods. The thesis presents the natural, economic and social conditions
of Luong Tai district, Bac Ninh province, assessing the advantages and disadvantages
affecting the state budget management in Luong Tai district. From the theoretical issues
in the program combined with the geographical characteristics of the thesis, the research
methodology of the thesis was specified.

x


Research results and discussion. The thesis presents the state budget revenue and
expenditure of Luong Tai district in the period of 2014 - 2016; Specifically assess the
state of state budget management in Luong Tai district, identify shortcomings and
limitations. Thereby, 05 solutions have been proposed to improve the management of
district state budget in Luong Tai district, Bac Ninh province in the coming time.
Conclusions and recommendations. The thesis has proposed a number of
recommendations from the central to local levels to strengthen the management of the
district budget in Luong Tai district, Bac Ninh province in the coming time.
The thesis affirmed the strengthening of state budget management at the district
level in Luong Tai, Bac Ninh as an urgent requirement to improve the effectiveness and

efficiency of the state budget in Luong district. To ensure the implementation of local
political tasks, step by step bringing the management of the state budget of the district
into a regular routine; and to overcome in time the shortcomings.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngân sách nhà nước có vai trị rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh
tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Vai trò của ngân sách
nhà nước ln gắn liền với vai trị của nhà nước theo từng giai đoạn nhất định.
Đối với nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước đảm nhận vai trị quản lý vĩ
mơ đối với tồn bộ nền kinh tế, xã hội. Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh
vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình
ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội. Ngân sách nhà nước là cơng cụ định hướng
hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống
độc quyền. Trước hết, Chính phủ sẽ hướng hoạt động của các chủ thể trong nền
kinh tế đi vào quỹ đạo mà chính phủ đã hoạch định để hình thành cơ cấu kinh tế
tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững.
Ở Việt Nam, kể từ khi chuyển nền kinh tế sang vận hành theo cơ chế thị
trường, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đã dần
dần làm biến đổi các yếu tố cấu thành của nền kinh tế, có yếu tố cũ mất đi, có
yếu tố mới ra đời, có yếu tố giữ ngun hình thái cũ nhưng nội dung của nó đã
bao hàm nhiều điều mới hoặc chỉ được biểu hiện trong những khoảng không gian
và thời gian nhất định. Trong thời gian qua, hội nhập với tiến trình đổi mới đó,
lĩnh vực quản lý ngân sách nhà nước (NSNN) đã đạt được những thành tựu đáng
kể, góp phần vào thành tựu chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, so với yêu cầu,
quản lý NSNN còn tồn tại một số yếu kém hoặc mang dấu ấn của cơ chế cũ, hoặc
chưa thích ứng với cơ chế mới.

Trong khi đó, để Nhà nước có thể hồn thành các chức năng của mình,
cần nguồn tài chính đảm bảo. Nguồn tài chính này phụ thuộc không những vào
sức khỏe của nền kinh tế, mà còn phụ thuộc rất lớn vào việc quản lý các nguồn
thu, chi của NSNN. Để huy động đầy đủ nguồn thu vào NSNN phục vụ chi tiêu
của Nhà nước thì khơng những hình thức thu, chi NSNN phải phù hợp với điều
kiện phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của địa phương và đất nước, mà còn phụ
thuộc vào việc quản lý quá trình thu, các khoản chi sao cho việc sử dụng NSNN
đem lại hiệu quả cao nhất. Chính vì thế, cùng với tiến trình đổi mới cơ chế quản
lý kinh tế ở nước ta, các hình thức thu, chi và chế độ quản lý NSNN cũng phải

1


được đổi mới.
Cùng với cả nước, quản lý chi NSNN cấp huyện ở nước ta đã có nhiều đổi
mới trong những năm qua. Chế độ phân cấp cho chính quyền cấp huyện trong
quản lý NSNN đã được mở rộng hơn, thời gian ổn định ngân sách kéo dài hơn,
quy trình quản lý NSNN của cấp huyện đã hoàn thiện hơn... Nhờ đó, NSNN cấp
huyện đảm đương tốt hơn chức năng cung cấp phương tiện vật chất cho hoạt
động của chính quyền cấp huyện và đồng thời là một công cụ để chính quyền
huyện thực hiện quản lý tồn diện các hoạt động kinh tế xã hội của huyện. Tuy
nhiên, do ngân sách cấp huyện là một cấp ngân sách trung gian giữa ngân sách
cấp tỉnh và ngân sách cấp xã nên ngân sách cấp huyện chưa thể hiện thật rõ nét
được vai trị của mình đối với kinh tế địa phương. Quản lý NSNN cấp huyện, vì
thế cũng cịn một số khâu lúng túng về cơ chế, chính sách cũng như năng lực
thực hiện thực tế.
Lương Tài được tái lập ngày 11/8/1999 theo Nghị quyết số 68/1999/NĐCP, là một huyện thuần nông thu nhập của người dân chủ yếu là từ nơng nghiệp,
hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không phát triển, nguồn thu
NSNN không nhiều, trong khi đó nhu cầu đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho
huyện mới tái lập là tương đối lớn, nên việc cân đối ngân sách huyện là rất khó

khăn. Chi thường xuyên, chi đầu XDCB và các khoản chi khác trên địa bàn chủ
yếu từ nguồn bổ sung của ngân sách cấp trên, do đó huyện cũng đã chỉ đạo việc
quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả thu - chi NSNN, đảm bảo đáp ứng kịp
thời, đầy đủ yêu cầu phát triển KT-XH, giảm thiểu tối đa các hạn chế trong quản
lý NSNN góp phần quan trọng trong tiến trình đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội
tại địa phương, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xóa đói, giảm nghèo, an sinh xã
hội. Có thể nói trong những năm qua, cùng với sự đổi mới trong công tác quản lý
NSNN của đất nước, công tác quản lý ngân sách huyện Lương Tài đã đạt được
những thành tựu đáng kể.
Tuy nhiên, khách quan xem xét, có thể thấy, quản lý NSNN hiện nay của
huyện Lương Tài cũng còn bộc lộ những hạn chế nhất định, đặc biệt là trong việc
vận dụng các cơ chế, chính sách về thu, chi NSNN cho phù hợp với địa phương.
Công tác quản lý và điều hành NSNN của cấp chính quyền huyện còn nhiều hạn
chế, hiệu quả sử dụng chi ngân sách còn thấp, đặc biệt là chi đầu tư phát triển cịn
dàn trải và gây lãng phí.

2


Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lương Tài, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã
nhấn mạnh nhiệm vụ phải thực hiện tốt công tác quản lý và điều hành NSNN
nhằm chủ động trong cân đối nguồn lực tài chính ở địa phương, đồng thời sử
dụng nguồn lực đó một cách hiệu quả, mang lại những lợi ích thiết thực cho sự
phát triển KT - XH tại huyện Lương Tài.
Để góp phần cơng sức của mình vào thực hiện Nghị quyết của Đại hội
Đảng bộ huyện Lương Tài, nhiệm kỳ 2015 - 2020 và nhằm hoàn thiện quản lý
NSNN của huyện Lương Tài lên một tầm mức mới, tôi chọn đề tài “Tăng cường
quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh"
làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý NSNN cấp huyện của
huyện Lương Tài, từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm tăng cường quản
lý ngân sách cấp trên địa bàn huyện huyện Lương Tài trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Góp phần hệ thống những nội dung lý luận cơ bản về NSNN và quản lý
NSNN cấp huyện.
- Phân tích thực trạng công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện của
huyện Lương Tài nhằm đánh giá kết quả đạt được và hạn chế cùng nguyên nhân
của hạn chế đó.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường công tác
quản lý ngân sách cấp huyện trên địa huyện Lương Tài trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Tại sao phải nghiên cứu công tác quản lý NSNN cấp huyện trên địa bàn
huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh?
- Cơ sở lý luận gì về Quản lý NSNN cấp huyện hiện nay?
- Thực tế vấn đề quản lý NSNN cấp huyện hiện nay ở huyện Lương Tài
như thế nào?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện
Lương Tài hiện nay?

3


- Giải pháp nào để tăng cường quản lý NSNN cấp huyện tại huyện Lương
Tài trong thời gian tới?
1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý NSNN cấp huyện của
huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

+ Về không gian: nghiên cứu trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
+ Về thời gian: Số liệu sử dụng cho phân tích thực trạng từ năm 2014 2016, đề xuất giải pháp cho những năm tiếp theo.
+ Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn
về quản lý và sử dụng ngân sách trên địa bàn huyện Lương Tài, yếu tố ảnh hưởng
(thuế, phí và lệ phí từ các doanh nghiệp trên địa bàn ...) và các giải pháp nhằm
tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Lương Tài.
1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN
* Ý nghĩa khoa học
Luận văn đã góp phần làm sáng tỏ thêm những lý luận cơ bản về quản lý
NSNN ở huyện Lương Tài trong bối cảnh hiện nay.
* Ý nghĩa thực tiễn
Tổng hợp, phân tích đánh giá đúng thực trạng quản lý NSNN huyện
Lương Tài giai đoạn 2014 - 2016, những kết quả đạt được và những hạn chế
trong quản lý NSNN huyện Lương Tài và những nguyên nhân chủ yếu.
Đề xuất một số giải pháp góp phần hồn thiện quản lý NSNN huyện
Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
Kết quả của luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho cán bộ, công chức và
các ngành chức năng có liên quan đến cơng tác quản lý ngân sách.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN
2.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước và ngân sách nhà nước cấp huyện
2.1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về NSNN tùy theo cách tiếp cận.
Theo Nguyễn Thị Minh (2008), khi nghiên cứu về NSNN cần xem xét cả biểu
hiện bề ngoài và bản chất bên trong của chúng. Căn cứ vào biểu hiện bề ngoài,

NSNN là một bảng dự toán thu chi bằng tiền của nhà nước trong một khoảng thời
gian nhất định, thường là một năm. Bản chất bên trong NSNN là quan hệ tài
chính giữa nhà nước và các chủ thể kinh tế khác trong phân phối thu nhập quốc
dân, trong đó thu của NSNN là chi của ngân sách gia đình và ngân sách doanh
nghiệp; chi của NSNN là thu của ngân sách gia đình, ngân sách doanh nghiệp.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, NSNN là toàn bộ các khoản thu chi
của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
định và thực hiện trong năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
của nhà nước.
Luật Ngân sách nhà nước được Quốc hội nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thơng qua ngày 25/6/2015 định nghĩa “NSNN là toàn bộ các khoản
thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất
định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” (Quốc hội, 2015).
Phù hợp với cách tiếp cận quản lý tài chính cơng, trong luận văn này,
NSNN là tồn bộ các khoản thu và chi của Nhà nước được mô tả dưới hình thức
bảng cân đối bằng giá trị tiền tệ. Phần thu thể hiện các nguồn tài chính được huy
động vào NSNN; phần chi thể hiện chính sách phân phối các nguồn tài chính đã
huy động được để thực hiện mục tiêu KT - XH, an ninh, quốc phòng. NSNN được
lập và thực hiện cho một thời gian nhất định, thường là một năm và được Quốc
hội phê chuẩn (Quốc hội, 2015).
Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa
phương. Ngân sách trung ương là ngân sách cấp cho các cơ quan nhà nước ở cấp

5


trung ương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của các đơn vị hành chính
địa phương ở ba cấp: tỉnh, huyện, xã.
Về mặt bản chất, NSNN phản ánh các quan hệ tiền tệ phát sinh trong quá

trình hình thành và phân phối nguồn lực tài chính cơng và thơng qua các quan hệ
kinh tế đó, khơng những bộ máy nhà nước có điều kiện vật chất để vận hành, mà
cịn là cơng cụ để Nhà nước tham gia điều tiết vĩ mơ (Quốc hội, 2015).
Về hình thức biểu hiện bên ngoài, NSNN là một loại quỹ tiền tệ của Nhà
nước với các khoản thu và các khoản chi đặc thù. Nguồn thu chủ yếu của NSNN
là thuế, một loại thu chỉ có Nhà nước mới có quyền thực hiện. Ngồi ra, Nhà
nước cũng có các khoản thu từ tài sản, từ viện trợ khơng hồn lại…Các khoản chi
NSNN được luật hóa và kiểm sốt chặt chẽ bằng nhiều cơ quan như Quốc hội,
Chính phủ, Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp, Ủy ban nhân dân (UBND) các
cấp, cơ quan tài chính các cấp, Kho bạc nhà nước (KBNN) (Quốc hội, 2015).
Trong xã hội hiện đại, nhà nước có chức năng ngày càng mở rộng, vì thế
quy mơ NSNN có xu hướng tăng cả tuyệt đối lẫn tương đối. Nếu như vào đầu thế
kỷ XX, NSNN chỉ chiếm hơn 10% GDP, thì đến đầu thế kỷ XXI, NSNN đã tăng
lên hơn 20% GDP của nhiều quốc gia (Quốc hội, 2015).
2.1.1.2. Khái niệm ngân sách nhà nước cấp huyện
Luật NSNN năm 2015 quy định, hệ thống NSNN Việt Nam bao gồm:
Ngân sách trung ương (NSTW) và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương
(NSĐP) gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương. Cũng theo Luật
NSNN năm 2015, NSĐP là các khoản thu NSNN phân cấp cho cấp địa phương
hưởng, thu bổ sung từ NSTW cho NSĐP và các khoản chi NSNN thuộc nhiệm
vụ chi của cấp địa phương (Quốc hội, 2015).
Ở nước ta, bộ máy bộ máy quản lý hành chính nhà nước được tổ chức
thành 4 cấp: Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt
là cấp tỉnh); quận, huyện, huyện, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là cấp
huyện) và xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là cấp xã). Như vậy, cấp huyện là
một cấp hành chính trong hệ thống hành chính ở Việt Nam. Chính quyền cấp
huyện có đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ quản lý hành chính của một cấp hành
chính nhà nước được quy định trong Luật tổ chức HĐND và UBND các cấp.
(Quốc hội, 2015).
Phù hợp với hệ thống tổ chức hành chính và hệ thống NSNN của Việt Nam,


6


NSNN cấp huyện được định nghĩa là các khoản thu NSNN phân cấp cho cấp
huyện hưởng, thu bổ sung từ NSTW, ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách cấp huyện
và các khoản chi NSNN thuộc nhiệm vụ chi của cấp huyện (Quốc hội, 2015).
Như vậy, ngân sách cấp huyện nằm trong hệ thống NSĐP do HĐND cấp
huyện quyết định giao dự toán thu và phân bổ phương án chi ngân sách cho các
đơn vị trực thuộc cấp ngân sách quản lý và ngân sách cấp dưới; đồng thời ngân
sách cấp huyện cũng chịu sự quản lý và điều hành của UBND huyện mà trực tiếp
là Chủ tịch UBND huyện với sự tham mưu của Phịng Tài chính - Kế hoạch, hỗ
trợ của cơ quan thuế trực tiếp tổ chức thu ngân sách, kiểm soát thu, chi qua
KBNN. Việc quy định nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ điều tiết giữa các cấp
trong NSĐP là do cấp tỉnh quyết định phù hợp với Luật NSNN của Việt Nam.
UBND cấp huyện lập quyết tốn ngân sách để trình HĐND cùng cấp phê chuẩn
và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp và
kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của HĐND cấp huyện về tài chính - ngân sách
(Quốc hội, 2015).
2.1.2. Nội dung và vai trò của ngân sách nhà nước cấp huyện
2.1.2.1. Nội dung của ngân sách nhà nước cấp huyện
Theo Luật NSNN năm 2015, NSĐP nói chung, NSNN cấp huyện nói
riêng gồm hai nội dung là thu và chi NSNN.
Thu ngân sách nhà nước cấp huyện bao gồm:
- Các khoản thu NSĐP hưởng 100%: Thuế tài nguyên, (trừ thuế tài
nguyên thu từ hoạt động thăm dị, khai thác dầu, khí); Thuế mơn bài; Thuế sử
dụng đất nông nghiệp; Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; Tiền sử dụng đất (trừ
thu tiền sử dụng đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Trung ương quản lý);
Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước; Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu
nhà nước; Lệ phí trước bạ; Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết; Các khoản thu hồi

vốn của NSĐP đầu tư tại các tổ chức kinh tế; thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại
công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp
của Nhà nước do UBND cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau
thuế cịn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước do UBND cấp
tỉnh đại diện chủ sở hữu (Quốc hội, 2015).
- Thu từ quỹ dự trữ tài chính địa phương, gồm: Thu từ bán tài sản nhà
nước, kể cả thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất do các cơ quan, tổ chức,

7


đơn vị thuộc địa phương quản lý; Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc
tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương; Phí thu
từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện, trường
hợp được khốn chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các
hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước do
UBND cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu thì được phép trích lại một phần hoặc tồn
bộ, phần cịn lại thực hiện nộp ngân sách theo quy định của pháp luật về phí, lệ
phí và quy định khác của pháp luật có liên quan; Lệ phí do các cơ quan nhà nước
địa phương thực hiện thu; Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu
khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện;
Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước do các cơ quan, tổ chức,
đơn vị thuộc địa phương xử lý; Thu từ quỹ đất cơng ích và thu hoa lợi cơng sản
khác; Huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của
pháp luật; Thu kết dư ngân sách địa phương; Các khoản thu khác theo quy định
của pháp luật (Quốc hội, 2015).
- Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa NSTW và NSĐP
gồm: Thuế giá trị gia tăng (trừ thuế giá trị gia tăng thu từ hàng hóa nhập khẩu);
Thuế thu nhập doanh nghiệp, (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động thăm
dị, khai thác dầu, khí); Thuế thu nhập cá nhân; Thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ thuế

tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa nhập khẩu); Thuế bảo vệ môi trường (trừ thuế
bảo vệ môi trường thu từ hàng hóa nhập khẩu);Thu bổ sung cân đối ngân sách,
bổ sung có mục tiêu từ NSTW;Thu chuyển nguồn của ngân sách địa phương từ
năm trước chuyển sang (Quốc hội, 2015).
Nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước cấp huyện bao gồm
- Chi đầu tư phát triển, bao gồm: Đầu tư cho các dự án do địa phương
quản lý; Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ
cơng ích do Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa
phương theo quy định của pháp luật; Các khoản chi khác theo quy định của pháp
luật (Quốc hội, 2015).
- Chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị ở địa phương được phân cấp
trong các lĩnh vực: Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề; Sự nghiệp khoa
học và cơng nghệ; Quốc phịng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phần giao địa
phương quản lý; Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình; Sự nghiệp văn hóa thơng tin;
Sự nghiệp phát thanh, truyền hình; Sự nghiệp thể dục thể thao; Sự nghiệp bảo vệ

8


môi trường; Các hoạt động kinh tế; Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước,
tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ
chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp
theo quy định của pháp luật; Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi thực hiện các
chính sách xã hội theo quy định của pháp luật; Các khoản chi khác theo quy định
của pháp luật bao gồm: Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương
vay,Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương;Chi chuyển nguồn sang năm
sau của ngân sách địa phương;Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục
tiêu cho ngân sách cấp dưới (Quốc hội, 2015).
Chi hỗ trợ trong một số trường hợp sau: Hỗ trợ cho các đơn vị thuộc cấp
trên quản lý đóng trên địa bàn trong trường hợp cần khẩn trương huy động lực

lượng cấp trên khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp cấp
thiết khác để bảo đảm ổn định tình hình kinh tế - xã hội, an ninh và trật tự, an
toàn xã hội của địa phương; Hỗ trợ các đơn vị do cấp trên quản lý đóng trên địa
bàn khi thực hiện chức năng của mình, kết hợp thực hiện một số nhiệm vụ theo
yêu cầu của địa phương; hỗ trợ các địa phương khác khắc phục hậu quả thiên tai,
thảm họa nghiêm trọng (Quốc hội, 2015).
2.1.2.2. Vai trò của ngân sách nhà nước cấp huyện
Ngân sách nhà nước là khâu tài chính tập trung quan trọng nhất, là kế
hoạch tài chính cơ bản, tổng hợp của nhà nước. Vai trò của NSNN được xác lập
trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ cụ thể của nó trong từng giai đoạn cụ thể. Ở
nước ta hiện nay, NSNN cấp huyện có các vai trị chủ yếu sau: (Quốc hội, 2015).
Thứ nhất, NSNN cấp huyện duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy
nhà nước của huyện, bằng việc huy động, khai thác các nguồn lực tài chính theo
các hình thức bắt buộc hay tự nguyện. Từ đó, nhà nước sẽ tiến hành phân phối
nguồn tài chính đó để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của bộ máy nhà nước của huyện
theo tỷ lệ hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả nhằm duy trì và đảm bảo sức mạnh của
bộ máy vừa đảm bảo thực hiện được chức năng KT - XH trên địa bàn huyện
(Quốc hội 2015).
Thứ hai, NSNN cấp huyện là công cụ thúc đẩy tăng trưởng, ổn định trên
địa bàn huyện. Thông qua NSNN huyện, HĐND và UBND huyện sẽ định hướng,
thực hiện đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật nhằm mục tiêu phát triển kinh
tế trên địa bàn huyện theo đúng định hướng phát triển. Góp phần khắc phục
khiếm khuyết thị trường, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh

9


phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định, nâng cao đời sống dân
cư trên địa bàn (Quốc hội, 2015).
Thứ ba, NSNN cấp huyện đóng vai trị trong việc thực hiện công bằng và

giải quyết các vấn đề xã hội trên địa bàn huyện. Kinh tế thị trường phân phối
nguồn lực theo phương thức riêng của nó, vận hành theo những quy luật riêng
của nó. Mặt trái của nó là phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng trong xã hội, tạo
ra sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn định xã hội
(Quốc hội, 2015).
Bên cạnh đó, do mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận nên các chủ sở hữu nguồn lực
thường khai thác tối đa mọi nguồn tài nguyên, môi trường sinh thái bị hủy hoại,
nhiều loại hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần nhưng khu vực tư nhân khơng cung
cấp như hàng hóa cơng cộng. Do đó, nếu để kinh tế thị trường tự điều chỉnh mà
không có vai trị của Nhà nước thì sẽ phát triển thiếu bền vững (Quốc hội, 2015).
Nhà nước sử dụng NSNN thơng qua cơng cụ là chính sách thuế khóa và
chi tiêu công để phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội,
cung cấp hàng hóa dịch vụ công cho xã hội, chú ý phát triển cân đối giữa các
vùng, miền đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, thông qua
NSNN huyện, chính quyền huyện sẽ thực hiện cung cấp các dịch vụ cơng cộng
như y tế, giáo dục, văn hố, xố đói giảm nghèo, phịng chống tệ nạn xã hội, giữ
gìn môi trường, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn…(Quốc hội, 2015).
2.2. QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN
2.2.1. Khái niệm và đặc điểm của quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện
2.2.1.1. Khái niệm quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện
Quản lý nói chung là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể
quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra (Lê Chi Mai và Trần
Văn Giao, 2011).
Quản lý NSNN là quá trình mà chủ thể quản lý thơng qua việc sử dụng có
chủ định các phương pháp và các công cụ quản lý để tác động và điều tiết hoạt
động của NSNN nhằm đạt được mục tiêu đã định trong từng thời kỳ nhất định
(Lê Chi Mai và Trần Văn Giao, 2011).
Mỗi cấp ngân sách có hoạt động quản lý NSNN tương ứng. Do vậy, quản
lý NSNN có thể được xem xét trên các cấp độ khác nhau: quản lý NSNN cấp
trung ương và quản lý NSNN cấp địa phương. Quản lý NSNN địa phương bao


10


gồm: quản lý NSNN cấp tỉnh, quản lý NSNN cấp huyện và quản lý NSNN cấp xã
(Lê Chi Mai và Trần Văn Giao, 2011).
Quản lý NSNN một huyện là quá trình chính quyền huyện vận dụng các
quy luật khách quan, sử dụng hệ thống các công cụ, phương pháp quản lý để tác
động, điều chỉnh các hoạt động thu, chi NSNN của chính quyền huyện nhằm thực
hiện mục tiêu phát triển KT-XH trên địa bàn huyện và bảo đảm hoạt động bộ
máy chính quyền huyện (Lê Chi Mai và Trần Văn Giao, 2011).
Khi xem xét khái niệm này, có một số điểm cần lưu ý:
Một là, chủ thể quản lý NSNN huyện là chính quyền huyện. Đó là HĐND
huyện, UBND huyện và các cơ quan tham mưu như phòng Tài chính - Kế hoạch,
Chi cục thuế, KBNN là các đơn vị chức năng thực hiện chức năng quản lý thu, chi
NSNN huyện;Hai là, đối tượng quản lý là các tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách
trên địa bàn huyện theo phân cấp quản lý;Ba là, công cụ quản lý NSNN là kế
hoạch, pháp luật về thu, chi NSNN, các phương pháp quản lý kinh tế;Bốn là, mục
tiêu quản lý NSNN là bảo đảm việc huy động, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập
trung của Nhà nước có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH của
huyện;Năm là, quản lý NSNN huyện có thể được xem xét ở các phạm vi khác
nhau. Quản lý NSNN huyện chỉ bao gồm các hoạt động quản lý NSNN huyện theo
phân cấp, không bao gồm quản lý các hoạt động ngân sách ở các xã, thị trấn thuộc
huyện; hoặc nó có thể được hiểu bao gồm các hoạt động quản lý đối với các hoạt
động ngân sách thuộc các cơ quan, đơn vị cấp huyện và các hoạt động ngân sách
tại tất cả các xã trên địa bàn huyện; Sáu là, quản lý NSNN cấp huyện bao gồm
quản lý thu và quản lý chi NSNN (Lê Chi Mai và Trần Văn Giao, 2011).
Như vậy, quản lý NSNN cấp huyện là hoạt động của cơ quan nhà nước
cấp huyện có thẩm quyền trong lĩnh vực tổ chức, quản lý nguồn thu, kiểm sốt
chi NSNN và điều hịa vốn trong hệ thống KBNN nhằm bảo đảm khả năng thanh

toán, chi trả và sử dụng có hiệu quả NSNN.
2.2.1.2. Đặc điểm của quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện
Thứ nhất, cấp huyện là một trong 4 cấp quản lý hành chính và là mắt
xích quan trọng trong hệ thống hành chính ở nước ta hiện nay với chức năng,
nhiệm vụ được quy định trong Luật Tổ chức HĐND và UBND. Tuy nhiên, quản
lý NSNN của cấp này chỉ mang tính độc lập tương đối, chịu sự lãnh đạo toàn
diện của cấp tỉnh (Lê Chi Mai và Trần Văn Giao, 2011).

11


Thứ hai, theo Luật NSNN hiện hành, ngân sách cấp huyện là một cấp
ngân sách hoàn chỉnh với nguồn thu và nhiệm vụ chi được quy định cụ thể để
đảm bảo hoàn thành chức năng nhiệm vụ của cấp huyện. Tuy nhiên, Luật NSNN
cũng đã quy định đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách thì
Quốc hội quyết định tỷ lệ điều tiết ngân sách giữa Trung ương và địa phương;
HĐND cấp tỉnh, thành phố quyết định tỷ lệ % điều tiết giữa ngân sách cấp tỉnh,
thành phố với ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã. Do đó, quy mơ ngân
sách và khả năng tự cân đối của ngân sách cấp huyện hoàn toàn phụ thuộc vào
việc phân cấp nguồn thu, phân cấp nhiệm vụ chi của cấp tỉnh đối với ngân sách
cấp huyện và ngân sách cấp xã cũng như quy định tỷ lệ % điều tiết ngân sách
giữa ngân sách cấp tỉnh đối với ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã. Ngân
sách cấp huyện có tự cân đối được hay không phụ thuộc một phần vào sự phân
chia về ngân sách giữa các cấp chính quyền địa phương trong tỷ lệ % điều tiết và
phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi do HĐND, UBND cấp huyện quyết định (Lê
Chi Mai và Trần Văn Giao, 2011).
Thứ ba, do không phải là cấp có thể hình thành các chính sách, chế độ về
thu, chi ngân sách nên nội dung thu, chi của ngân sách cấp huyện do cấp tỉnh
(HĐND và UBND tỉnh) quyết định. Trong thực tiễn hay phát sinh mâu thuẫn
giữa yêu cầu nhiệm vụ phát triển KT - XH ở địa phương cũng như những nhiệm

vụ chi được giao thêm với cân đối ngân sách đã được ổn định (với thời gian 5
năm theo luật ngân sách quy định). Vấn đề này đặt ra yêu cầu là các cơ quan
hoạch định chính sách, xây dựng chính sách chế độ thu, chi ngân sách tham mưu
việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ điều tiết cho ngân sách cấp huyện
phải xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn mang tính đầy đủ để tham mưu
cho quan có thẩm quyền của cấp tỉnh quyết định, tránh yếu tố cảm tính, thiếu cơ
sở khoa học. Đồng thời, phân cấp phải trên quan điểm tăng quyền chủ động của
ngân sách cấp huyện và cấp xã để hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển KT-XH ở
địa phương (Lê Chi Mai và Trần Văn Giao, 2011).
Thứ tư, quy mô ngân sách cấp huyện thường không ổn định qua các giai
đoạn. Đối với nguồn thu của ngân sách cấp huyện thường chủ yếu là các khoản
thu về thuế, phí, lệ phí, thu chuyển quyền sử dụng đất và thu khác. Trong đó, thu
từ thuế và phí, lệ phí là nguồn thu quan trọng chiếm tỷ trọng từ 70-80% tổng thu
ngân sách. Tuy nhiên, từ thực tế thấy rằng khoản thu thuế được giao chủ yếu là
các sắc thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp từ khu vực

12


ngoài quốc doanh của các doanh nghiệp loại nhỏ, đặc biệt ở thời điểm kinh tế suy
thối là rất khó thực hiện. Những khoản thu này có quy mơ số thu khơng lớn,
nhưng chi phí phải bỏ ra cho cơng tác thu khơng nhỏ và đó cũng là những vấn đề
còn bất cập đối với việc phân cấp nguồn thu cho cấp huyện. Đối với chi ngân
sách thường thì xảy ra tình trạng mâu thuẫn giữa nhiệm vụ chi được giao, đặc
biệt là ấn định tăng dự toán một số khoản thu (khi giao dự toán ngân sách hàng
năm) để bố trí các khoản chi cho chính sách mới, nhưng thực tế rất khó hồn
thành nguồn để đảm bảo trang trải nhiệm vụ chi, đôi khi tạo ra cảm giác khơng
bình đẳng, có sự ấn định chưa hợp lý từ cấp tỉnh, thành phố (Lê Chi Mai và Trần
Văn Giao, 2011).
2.2.2. Các nguyên tắc quản lý ngân sách cấp huyện

* Nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ
Nguyên tắc này địi hỏi, trong hoạt động ngân sách, một mặt, nó đảm bảo
sự thống nhất ý chí và lợi ích qua huy động và phân bổ ngân sách để có được
những hàng hố dịch vụ cơng cộng. Mặt khác, nó đảm bảo phát huy tính chủ
động và sáng tạo của địa phương, các tổ chức, cá nhân trong đảm bảo giải quyết
các vấn đề cụ thể, trong những hoàn cảnh và cơ sở cụ thể (Nguyễn Thanh Liêm
và Nguyễn Thị Mỹ Hương, 2012).
Các khoản thu, chi NSNN phải đưa vào kế hoạch ngân sách thống nhất.
Thống nhất quản lý chính là việc tn theo một khn khổ chung từ việc hình
thành, sử dụng, thanh tra, kiểm tra, thanh quyết toán, xử lý những vướng mắc
trong quá trình triển khai thực hiện. Thực hiện nguyên tắc quản lý này sẽ đảm
bảo tính công bằng, đảm bảo hiệu quả, hạn chế những tiêu cực và những rủi ro có
tính chất chủ quan khi quyết định các khoản chi tiêu (Nguyễn Thanh Liêm và
Nguyễn Thị Mỹ Hương, 2012).
Điều 6 Hiến pháp nước Việt Nam năm 2013 quy định: “Nhân dân thực
hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua
Quốc Hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”
(Nguyễn Thanh Liêm và Nguyễn Thị Mỹ Hương, 2012).
* Nguyên tắc công khai minh bạch
Ngân sách là một chu trình, ngân sách phản ánh các hoạt động của chủ
thể bằng các số liệu. Quản lý ngân sách địi hỏi phải cơng khai, minh bạch xuất
phát từ đỏi hỏi chính đáng của người dân với tư cách là người nộp thuế cho nhà

13


×