Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 114 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHÙNG CƠNG THẾ

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH
XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐAN PHƯỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

8850103

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Văn Nhạ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tơi. Số liệu và kết quả
nghiên cứu là trung thực và chƣa từng sử dụng trong bất cứ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đều đã đƣợc
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2018
Tác giả luận văn

Phùng Công Thế


i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp cao học, ngoài
sự cố gắng của bản thân, tơi cịn nhận đƣợc sự giúp đỡ của các cá nhân trong và
ngồi trƣờng.
Qua đây tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới tồn thể các thầy cô giáo trong
Bộ môn Quy hoạch đất đai, Khoa Quản lý đất đai cùng các thầy cô giáo trong Học
Viện Nông nghiệp Việt Nam đã giảng dạy cho tôi trong q trình học tập tại trƣờng
Học viện Nơng nghiệp Việt Nam.
Tơi bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS. Đỗ Văn Nhạ,
ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt thời gian nghiên cứu và viết
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ UBND huyện Đan Phƣợng,
UBND xã Hạ Mỗ và xã Đan Phƣợng và nhân dân trong huyện đã tạo mọi điều kiện để
tôi hồn thành nội dung luận văn này.
Tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm động viên, giúp đỡ tơi trong suốt q
trình học tập và hồn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2018
Tác giả luận văn

Phùng Công Thế
Phùng

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................................... ii
MỤC LỤC .........................................................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................................viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................................. ix
THESIS ABSTRACT ...................................................................................................................... xi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................ 1

1.2.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 3

1.3.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................................................. 3

1.4.

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI..................... 3

PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU....................................................................................... 4
2.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI....................................... 4

2.1.1.


Một số khái niệm về phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới.................. 4

2.1.2.

Sự cần thiết xây dựng nông thôn mới ở nƣớc ta .......................................................... 8

2.1.3.

Chức năng, nhiệm vụ của quy hoạch xây dựng nông thôn mới ............................... 10

2.1.4.

Cơ sở pháp lý về quy hoạch xây dựng nông thơn mới .............................................. 11

2.1.5.

Ngun tắc, nội dung và tiêu chí xây dựng nơng thơn mới ...................................... 14

2.1.6.

Vai trị, ý nghĩa của xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ...... 17

2.1.7.

Các yếu tố ảnh hƣởng đến q trình xây dựng nơng thơn mới................................. 18

2.2.

CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN

MỚI................................................................................................................................. 21

2.2.1.

Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nƣớc trên thế giới ........................ 21

2.2.2.

Tình hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam ..................................... 25

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 33
3.1.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 33

3.1.1.

Đánh giá điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Đan Phƣợng ............................ 33

iii


3.1.2.

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn huyện Đan Phƣợng................................................................................................. 33

3.1.3.

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nơng thơn mới tại xã Đan

Phƣợng và xã Hạ Mỗ .................................................................................................... 33

3.2.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................. 34

3.2.1.

Phƣơng pháp chọn điểm ............................................................................................... 34

3.2.2.

Phƣơng pháp điều tra, thu thập số liệu ........................................................................ 34

3.2.3.

Phƣơng pháp thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu ................................................... 34

3.2.4.

Phƣơng pháp so sánh .................................................................................................... 35

3.2.5.

Phƣơng pháp đánh giá dựa trên các tiêu chí ............................................................... 35

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................................... 37
4.1.

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN ĐAN

PHƢỢNG....................................................................................................................... 37

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ......................................................................................................... 37

4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội.............................................................................................. 40

4.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội................................................ 43

4.2.

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH XÂY DỰNG
NƠNG THƠN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAN PHƢỢNG ........................ 45

4.2.1.

Đánh giá tình hình thực hiện nhóm tiêu chí về quy hoạch ........................................ 45

4.2.2.

Đánh giá tình hình thực hiện nhóm tiêu chí hạ tầng - kinh tế - xã hội ..................... 46

4.2.3.

Nhóm tiêu chí về phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất............................................ 48


4.2.4.

Nhóm tiêu chí về Văn hóa – Xã hội – Mơi trƣờng .................................................... 50

4.2.5.

Nhóm tiêu chí về xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh ....................................... 52

4.2.6.

Đánh giá chung về tình hình thực hiện chƣơng trình xây dựng nơng thôn
mới trên địa bàn huyện Đan Phƣợng ........................................................................... 53

4.2.7.

Kết quả huy động và sử dụng nguồn vốn thực hiện Quy hoạch NTM .................... 56

4.3.

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI XÃ ĐAN PHƢỢNG VÀ XÃ HẠ MỖ .................................. 56

4.3.1.

Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Đan
Phƣợng............................................................................................................................ 56

4.3.2.


Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng NTM xã Hạ Mỗ ....................... 67

4.3.3.

Đánh giá chung về công tác thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn xã Đan Phƣợng và xã Hạ Mỗ .................................................................. 74

iv


4.4.

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY
DỰNG NTM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAN PHƢỢNG.................................... 78

4.4.1.

Đề xuất một số giải pháp thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM ......... 78

4.4.2.

Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng thực hiện quy hoạch xây dựng
NTM trên địa bàn huyện Đan Phƣợng. ....................................................................... 79

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 82
5.1.

KẾT LUẬN ................................................................................................................... 82

5.2.


KIẾN NGHỊ................................................................................................................... 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................. 84
PHỤ LỤC ......................................................................................................................................... 87

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BHYT

Bảo hiểm y tế

BQDT

Bình qn diện tích

BQL

Ban quản lý

BTVH

Bổ túc văn hóa


CNH – HĐH

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

DĐĐT

Dồn điền đổi thửa

DT

Diện tích

ĐBSH

Đồng bằng sơng Hồng

ĐTPT

Đầu tƣ phát triển

ĐVT

Đơn vị tính

GTVT

Giao thông vận tải

HĐND


Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KTXH

Kinh tế xã hội

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

NN & PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NTM

Nông thôn mới

PTNT

Phát triển nông thôn


THCN

Trung học chuyên nghiệp

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TNXH

Tệ nạn xã hội

TTATGT

Trật tự an tồn giao thơng

UBND

Ủy ban nhân dân

VH - TT – DL

Văn hóa – Thể thao - Du lịch

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Tổng hợp các tiêu chí đã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2011 và năm
2017 tại huyện Đan Phƣợng ......................................................................... 55

Bảng 4.2. Kết quả huy động kinh phí cho xây dựng NTM đến hết ngày 31/12/2017
của huyện Đan Phƣợng ................................................................................ 56
Bảng 4.3. Kết quả thực h ện quy hoạch sử dụng đất của xã Đan Phƣợng đến năm
2017 .............................................................................................................. 58
Bảng 4.4. Tình hình thực hiện quy hoạch vùng sản xuất xã Đan Phƣợng ................... 59
Bảng 4.5. Kết quả thực hiện quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội xã Đan Phƣợng ...... 60
Bảng 4.6. Kết quả thực hiện quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật và mơi trƣờng xã
Đan Phƣợng.................................................................................................. 63
Bảng 4.8. Tình hình thực hiện quy hoạch vùng sản xuất xã Hạ Mỗ ............................ 69
Bảng 4.9. Kết quả thực hiện quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội xã Hạ Mỗ ............... 70
Bảng 4.10. Kết quả thực hiện quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trƣờng xã
Hạ Mỗ .......................................................................................................... 73
Bảng 4.11. Tổng hợp ý kiến về cách thức tiếp cận thông tin NTM ............................... 75
Bảng 4.12. Nội dung tham gia của ngƣời dân trong việc xây dựng NTM ........................... 75
Bảng 4.13. Kết quả huy động kinh phí cho xây dựng NTM đến 31/12/2017 .......................... 76

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ hành chính huyện Đan Phƣợng – TP. Hà Nội ................................... 37
Hình 4.2. Cơ cấu sử dụng đất năm 2017 của huyện Đan Phƣợng ............................... 39
Hình 4.3. Cơ cấu kinh tế huyện Đan Phƣợng năm 2017 .............................................. 40

Hình 4.4. Mơ hình trồng hoa ở xã Hạ Mỗ .................................................................... 49
Hình 4.5. Cụm cơng nghiệp Hồ Điền xã Hạ Mỗ .......................................................... 50
Hình 4.6. Mơ hình bích họa trên các tuyến đƣờng tại xã Đan Phƣợng ........................ 52
Hình 4.7. Trƣờng THCS Đan Phƣợng đã đƣợc cải tạo, xây dựng thêm các phịng
chức năng ..................................................................................................... 61
Hình 4.8. Trạm y tế xã Đan Phƣợng ............................................................................ 61
Hình 4.9. Đƣờng liên xã Đan Phƣợng sau khi đƣợc sửa chữa, nâng cấp ..................... 64
Hình 4.10. Đƣờng trục thơn Đại Phùng, xã Đan Phƣợng sau khi đƣợc cải tạo ............. 64
Hình 4.11. Trƣờng THCS Tơ Hiến Thành ..................................................................... 71
Hình 4.12. Trạm y tế xã Hạ Mỗ ..................................................................................... 71
Hình 4.13. Trung tâm văn hóa thể thao – trụ sở làm việc xã Hạ Mỗ ............................. 72

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phùng Cơng Thế
Tên Luận văn: Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn huyện Đan Phƣợng - thành phố Hà Nội.
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 880103

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện Phúc Thọ - thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2017.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2017-2020 trên địa bàn huyện.
Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phƣơng pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp:
Thu thập các tài liệu, số liệu bản đồ, báo cáo từ các cơ quan nhà nƣớc, các cơ sở,
các phòng ban trong huyện (phòng Tài ngun và Mơi trƣờng, phịng Quản lý đơ thị,
phịng Tài chính - Kế hoạch, phịng Kinh tế, Văn phịng đăng ký quyền sử dụng đất)...
để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.
- Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu
Chọn xã Đan Phƣợng và xã Hạ Mỗ với lý do sau:
+ Xã Đan Phƣợng là xã xuất phát điểm xây dựng nơng thơn mới có các tiêu chí
đạt chuẩn nơng thôn mới cao; Xã Hạ Mỗ là xã xuất phát điểm xây dựng nơng thơn mới
có các tiêu chí đạt tiêu chuẩn nông thôn mới thấp.
+ Xã Hạ Mỗ là xã có điều kiện cơ sở hạ tầng và thu nhập của ngƣời dân thuộc
nhóm thấp nhất huyện, các tiêu chí đánh giá chỉ đạt và cơ bản đạt khoảng 30%, nhƣng
quá trình xây dựng NTM đã làm thay đổi bộ mặt của xã. Xã Đan Phƣợng là xã có điều
kiện cơ sở hạ tầng và thu nhập của ngƣời dân thuộc nhóm cao nhất huyện, các tiêu chí
đánh giá đạt và cơ bản đạt khoảng 70%, hiện xã Đan Phƣợng là một trong ba xã điểm
xây dựng mơ hình nông thôn mới kiểu mẫu.
+ Xã Hạ Mỗ là xã nằm trong nhóm có HT kinh tế xã hội thấp 3/8; xã Đan Phƣợng
là xã nằm trong nhóm có HTKTXH cao 5/8; xã Đan Phƣợng nằm trong nhóm các xã có
nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách lớn, số tiền xã hội hóa và huy động của ngƣời dân thấp;

ix


xã Hạ Mỗ là xã nằm trong nhóm có nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách thấp nhƣng vốn từ
ngƣời dân cao.
- Phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp:
Điều tra 100 hộ dân và 20 cán bộ trong 2 xã nghiên cứu (Đan Phƣợng và Hạ Mỗ).
- Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu;
- Phƣơng pháp so sánh.
Kết quả chính và kết luận

- Đánh giá tình hình thực hiện các tiêu chí xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn
huyện Đan Phƣợng, thành phố Hà Nội.
- Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch nông thôn mới trên địa bàn 2 xã Đan
Phƣợng và Hạ Mỗ của huyện Đan Phƣợng.
Đề xuất các giải pháp để tiếp tục thực hiện xây dựng nông thôn mới trong giai
đoạn 2017-2020 trên địa bàn huyện Đan Phƣợng.
Qua việc đánh giá thực trạng quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện Đan Phƣợng, thành phố Hà Nội ta thấy đƣợc những thuận lợi, khó khăn và bất
cập trong q trình thực h ện. Để duy trì các mục t êu quốc g a về NTM theo kế hoạch
đề ra và thực h ện xây dựng nông thôn mớ k ểu mẫu g a đoạn h ện nay trên địa bàn
huyện cần thực h ện đồng thờ các nhóm g ả pháp về: Xây dựng kế hoạch đầu tƣ theo
giai đoạn, tăng cƣờng công tác tuyên truyền, các giải pháp về phát triển nông nghiệp,
xây dựng nông thôn, giải pháp huy động và sử dụng nguồn vốn...
Công tác đầu tƣ xây dựng hạ tầng nông thôn, phát triển sản xuất, xây dựng nơng
thơn mới của huyện Đan Phƣợng vẫn cịn những khó khăn về nguồn lực. Đề nghị Chính
phủ, Thành phố quan tâm, tăng mức hỗ trợ kinh phí để huyện có đủ nguồn lực củng cố,
duy trì, nâng cao chất lƣợng huyện nơng thơn mới.
Đề nghị Chính phủ, Thành phố chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính theo
hƣớng đơn giản thủ tục, rút ngắn thời gian giải quyết, nhất là trong các lĩnh vực: thủ tục
thanh quyết toán kinh phí thực hiện các dự án xây dựng nơng thơn mới; thủ tục tổ chức
đấu giá quyền sử dụng đất xen kẹt trong nông thôn.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Phung Cong The
Thesis title: Evaluation of the implementation of the new rural construction planning in
Dan Phuong district, Hanoi.
Major: Land Management


Code: 8850103

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research objectives
- To evaluate the implementation of new rural construction planning in Dan
Phuong district, Hanoi for the period 2011-2017.
- To propose some solutions to improve the efficiency of new rural construction
for period 2017-2020 in the district.
Materials and Methods
- Method of investigation and collection of secondary data and documents:
Collecting documents, data, maps and reports from State agencies, units,
departments in the district (Division of Natural Resources and Environment,
Department of Urban Management, Division of Finance - Planning, Economic
Department, Office of Land Use Right Registration ...) to serve as a basis for the study
of the thesis.
- Method of selecting study sites
Select 02 communes: Dan Phuong commune is the starting point for new rural
construction which has high number of criteria meet the new rural standards; Ha Mo
commune is a new rural development starting point with low number of criteria meet
the new rural standards.
- Method of primary data collection:
Survey of 100 households and 20 officers involved in two researched communes
(Dan Phuong and Ha Mo).
- Methods of data processing and analysis;
- Comparative method.
Main findings and conclusions
- Assessing the implementation of criteria for building new rural areas in Dan
Phuong district, Hanoi.


xi


- Evaluation of the implementation of new rural planning in Dan Phuong and Ha
Mo communes of Dan Phuong district.
Suggest solutions to continue to construction new rural areas in the period 20172020 in Dan Phuong district.
By evaluating the actual situation of new rural construction in Dan Phuong
district, Hanoi, we see advantages, disadvantages and inadequacies in the
implementation process. In order to maintain the national targets on new rural as
planned and implement the new rural model in the district at current stage, it is
necessary to simultaneously implement the following solutions: develop investment
plan in steps, increase the propaganda work, solutions on agricultural development,
rural construction, solutions to mobilization and use of capital sources.
Investment in rural infrastructure, production development, new rural
construction of Dan Phuong district still have difficulties in terms of resources. Ask the
government and city to raise the level of funding support so that the district has
sufficient resources to strengthen, maintain and improve the quality of new rural district.
To propose the government and the city to speed up the administrative reform
along the direction of simplifying the procedures and shortening the settlement time,
especially in the following areas: procedures for payment and settlement of funds for
implementation of construction projects new rural; The procedure for organizing
auctions of land use rights for plot interwoven in rural areas.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nơng nghiệp, nông dân và nông thôn là mối quan tâm hàng đầu của các
quốc gia đang phát triển. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/08/2008 của Ban

chấp hành Trung ƣơng đã nêu mục tiêu tổng quát về xây dựng NTM là: “...Xây
dựng nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng KT-XH hiện đại; cơ cấu kinh tế và các
hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công
nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nơng thơn ổn định, giàu bản sắc
văn hóa dân tộc; dân trí đƣợc nâng cao, mơi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ; hệ
thống chính trị ở nơng thơn dƣới sự lãnh đạo của Đảng đƣợc tăng cƣờng”.
Nhƣ vậy, xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhằm tạo ra những giá trị mới của
nơng thơn Việt Nam. Đó là một nông thôn hiện đại hàm chứa những giá trị kinh tế
mới trên cơ sở hạ tầng hiện đại, sản xuất phát triển bền vững theo hƣớng kinh tế hàng
hoá; đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân nơng thơn ngày càng cao; bản sắc
văn hố dân tộc đƣợc giữ gìn và phát triển; xã hội nơng thơn an ninh tốt, phát huy tính
dân chủ cao trong xây dựng NTM.
Để triển khai mục tiêu hiện đại hóa nơng thôn Việt Nam vào cuối năm 2020
theo Nghị quyết số 26-NQ/TW, Chính phủ, các bộ ngành, địa phƣơng đã ban hành
các văn bản hƣớng dẫn, chỉ đạo thực hiện nhƣ: Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày
16/4/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia NTM; Quyết
định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ Phê duyệt
“Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010 – 2020, Thông
tƣ số 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 8/2/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn hƣớng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu
chí quốc gia về NTM; Thơng tƣ số 09/2010/TT-BXD ngày 04/8/2010 của Bộ Xây
dựng về Quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch về quản lý quy hoạch xây
dựng xã NTM;.... với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 có 50% số xã đạt đƣợc
MTQG về xây dựng nông mới. Nhƣ vậy, quy hoạch NTM là nhiệm vụ lớn đặt ra
cho các cấp ủy đảng, chính quyền và toàn thể nhân dân. Quy hoạch xây dựng NTM
là một trong 11 nội dung của Chƣơng trình MTQG về xây dựng NTM, với mục tiêu
đặt ra là đạt yêu cầu tiêu chí số 1 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM.
Với sự cố gắng của các cấp, các ngành từ trung ƣơng đến địa phƣơng, Chƣơng
trình xây dựng NTM tại Hà Nội đã đạt đƣợc kết quả đáng khích lệ: các xã đã thực hiện


1


quy hoạch xây dựng NTM từ năm 2012; đến thời điểm này đã có 386/386 xã đạt một số
chỉ tiêu nông thôn mới về chỉ tiêu hệ thống tổ chức bộ máy chính trị và tiêu chí về an
ninh trật tự, xã hội (Báo cáo số 71/BC-UBND ngày 11/5/2016 của UBND Thành phố
Hà Nội về Tổng kết 5 năm việc thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015). Bộ mặt nông thôn ở nhiều nơi
đƣợc đổi mới, văn minh hơn, cơ sở hạ tầng thiết yếu đƣợc nâng cấp, hệ thống chính trị
cơ sở tiếp tục đƣợc củng cố, thu nhập và điều kiện sống của nhân dân đƣợc cải thiện và
nâng cao. Tuy nhiên quá trình thực hiện đang gặp rất nhiều vấn đề cần phải tiếp tục
nghiên cứu để điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn sửa đổi một số tiêu chí, ban hành cơ
chế quản lý đầu tƣ đặc thù..., vấn đề huy động nguồn lực; việc nhân rộng mơ hình sản
xuất mới cịn chậm, chất lƣợng cơng tác quy hoạch cịn bất cập. Vì vậy, việc xây dựng
mơ hình NTM và tổng kết việc thực hiện các mơ hình xã NTM đã thành cơng ở các địa
phƣơng là rất cần thiết nhằm tìm ra những giải pháp để nhân rộng mơ hình sang các
vùng có điều kiện tƣơng tự.
Huyện Đan Phƣợng đã triển khai chƣơng trình xây dựng NTM từ năm 2008.
Nơng thơn mới đã đem lại những kết quả tích cực trên các mặt của đời sống chính trị,
xã hội. Nhìn lại quá trình xây dựng NTM, từ hiện trạng ban đầu các xã chỉ tiêu chí đạt
và cơ bản đạt khoảng 50% trong 19 tiêu chí đề ra, cá biệt có những xã chỉ đạt và cơ
bản hơn 30% (xã Hạ Mỗ), xã cao nhất chỉ đạt gần 70% (xã Đan Phƣợng). Qua quá
trình xây dựng NTM, bộ mặt của huyện Đan Phƣợng đã thay đổi cơ bản và toàn diện
từ cơ sở hạ tầng đến đời sống và sinh hoạt và thu nhập của của ngƣời dân đƣợc nâng
cao. Đến năm 2015, các xã trên địa bàn huyện đã hoàn thành công tác xây dựng nông
thôn mới, huyện Đan Phƣợng đƣợc Thủ tƣớng công nhận là huyện nông thôn mới.
Hiện Đan Phƣợng đang xây dựng mơ hình nơng thơn mới kiểu mẫu. Từ việc
hồn thành xây dựng mơ hình nơng thôn mới đồng thời với việc tiếp tục triển khai
xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu sẽ tạo điều kiện cho việc nhân rộng mơ hình đến
các xã cịn lại, đồng thời giúp cho việc tiếp tục triển khai tại các địa bàn khác trong

thành phố Hà Nội nói riêng và trên cả nƣớc nói chung đạt đƣợc những kết quả.
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và triển khai đã gặp một số khó khăn đó
là: việc thu hồi đất để xây dựng các cơng trình gặp nhiều khó khăn do bị khống chế
bởi chỉ tiêu phân khu quy hoạch sử dụng đất, ngƣời dân có đất bị thu hồi không ủng
hộ do giá bồi thƣờng và hỗ trợ thấp; việc di chuyển các làng nghề truyền thống ra các
cụm cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp tập trung cịn chậm và chƣa đạt kết quả nhƣ kế
hoạch đề ra, việc thực hiện các hạng mục cơng trình địi hỏi phải huy động một nguồn

2


vốn rất lớn, một số tiêu chí trong bộ tiêu chí Quốc gia về NTM khơng phù hợp
với đặc thù của vùng… Do vậy cần đánh giá việc thực hiện các nội dung theo
tiêu chí quy hoạch xây dựng nơng thôn mới nhằm đƣa ra những nguyên nhân tồn
tại, hạn chế và đề xuất các giải pháp khắc phục để tiếp tục thực hiện việc xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đan Phƣợng trong giai đoạn hiện nay
cũng nhƣ bài học kinh nghiệm cho các địa phƣơng khác đang trong q trình xây
dựng nơng thơn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện
Đan Phượng, thành phố Hà Nội”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn huyện Đan Phƣợng, Thành phố Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng thực hiện hiệu quả quy hoạch xây
dựng nông thôn mới.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài thực hiện đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông
thôn mới tại huyện Đan Phƣợng – Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2017; tình
hình kinh tế - xã hội huyện Đan Phƣợng trong giai đoạn 2010 - 2017.

1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Đóng góp mới: Đóng góp về cơ sở lý luận cho việc tổ chức thực hiện
quy hoạch xây dựng nông thôn mới và là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp,
chính sách thực hiện các nội dung của quy hoạch xây dựng nông thôn mới trong
thời kỳ tiếp theo.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn: Việc đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây
dựng nơng thôn mới tại huyện Đan Phƣợng sẽ giúp Ban chỉ đạo, các tổ chức cơ
quan đồn thể, các cấp chính quyền… thấy đƣợc các hạn chế, tồn tại trong quá
trình thực hiện quy hoạch xây dựng NTM, từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm góp
phần thực hiện hiệu quả chƣơng trình xây dựng nơng thơn mới, để chƣơng trình
này ngày càng phổ biến, sâu rộng và thiết thực hơn.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
2.1.1. Một số khái niệm về phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới
2.1.1.1. Khái niệm về nông thôn
Nông thôn đƣợc coi nhƣ là khu vực địa lý nơi đó sinh kế cộng đồng gắn
bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng, bảo vệ môi trƣờng và tài
nguyên thiên nhiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hiện nay trên thế giới
định nghĩa về nông thôn chƣa đƣợc đƣa ra một cách chuẩn xác nhất, vẫn đang
còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng nơng thơn đƣợc
định nghĩa dựa vào tiêu chí trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng, có nghĩa nơng
thơn là vùng có cơ sở hạ tầng khơng phát triển bằng vùng đơ thị. Có quan điểm
lại cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu mức độ tiếp cận thị trƣờng, phát triển hàng
hóa để xác định vùng nơng thơn vì cho rằng nơng thơn có trình độ sản xuất
hàng hóa và khả năng tiếp cận thị trƣờng so với vùng đô thị là thấp hơn. Cũng
có quan điểm định nghĩa vùng nơng thơn là vùng có dân cƣ làm nơng nghiệp là

chủ yếu, tức nguồn sinh kế chính trong vùng là từ sản xuất nông nghiệp. Ở Việt
Nam, nông thôn là bao gồm các địa bàn dân cƣ có số lƣợng dân tập trung dƣới
4.000 ngƣời, mật độ dân cƣ ít hơn 6.000 ngƣời/km 2 và tỉ lệ lao động phi nông
nghiệp dƣới 60%, tức là tỉ lệ lao động nông nghiệp đạt từ 40% trở lên (Mai
Thanh Cúc và cs., 2005).
Theo đó, ta có thể thấy khái niệm nơng thơn chỉ mang tính tƣơng đối, có
thể thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của các
quốc gia trên thế giới. Nhìn nhận từ góc độ quản lí, có thể hiểu: “Nơng thơn là
vùng sinh sống của tập hợp dân cƣ, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp dân cƣ
này tham gia vào hoạt động kinh tế văn hoá - xã hội và mơi trƣờng trong một thể
chế chính trị nhất định và chịu ảnh hƣởng của các tổ chức khác” (Mai Thanh Cúc
và cs., 2005).
Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam “Nông thôn là phần lãnh thổ không
thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, đƣợc quản lý bởi cấp hành

4


chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã” (Chính phủ, 2010). Nơng thơn Việt Nam
hiện nay có khoảng 70% dân số sinh sống.
2.1.1.2. Phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn là một phạm trù rộng đƣợc nhận thức với nhiều quan
điểm khác nhau. Ở Việt Nam, thuật ngữ phát triển nơng thơn đƣợc đề cập đến từ
lâu và có sự thay đổi về nhận thức qua các thời kỳ khác nhau. Ngân hàng thế giới
(1975) đã đƣa ra định nghĩa: “PTNT là một chiến lƣợc nhằm cải thiện các điều
kiện sống kinh tế và xã hội của một nhóm ngƣời cụ thể - ngƣời nghèo ở vùng
nơng thơn. Nó giúp những ngƣời nghèo nhất trong những ngƣời dân sống ở các
vùng nơng thơn đƣợc hƣởng lợi ích từ sự phát triển”. Quan điểm khác lại cho
rằng PTNT nhằm nâng cao vị thế kinh tế và xã hội cho ngƣời dân nơng thơn qua
việc sử dụng có hiệu quả cao các nguồn lực của địa phƣơng gồm nguồn nhân lực,

vật lực và tài lực (Mai Thanh Cúc và cs., 2005).
PTNT là q trình thực hiện hiện đại hóa nền văn hóa nơng thơn nhƣng
vẫn bảo tồn đƣợc những giá trị truyền thống thông qua việc ứng dụng khoa học
và công nghệ. Đồng thời đây là quá trình thu hút mọi ngƣời dân tham gia vào các
chƣơng trình phát triển nhằm mục tiêu cải thiện chất lƣợng cuộc sống của các cƣ
dân nơng thơn.
Khái niệm PTNT mang tính tồn diện và đa phƣơng, bao gồm phát triển
các hoạt động nông nghiệp và các hoạt động có tính chất liên kết phục vụ nông
nghiệp, công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, các ngành nghề truyền thống, cơ sở hạ
tầng kinh tế - xã hội, nguồn lực nông thôn và xây dựng, tăng cƣờng các dịch vụ
và phƣơng tiện phục vụ cộng đồng nơng thơn.
Phát triển vùng nơng thơn phải đảm bảo tính bền vững về môi trƣờng,
ngày nay vấn đề phát triển nông thôn bền vững đƣợc đặt ra nhằm tạo sự phát
triển lâu dài, ổn định không những cho các vùng nơng thơn mà cịn đối với cả
quốc gia.
Trong điều kiện của Việt Nam, đƣợc tổng hợp các quan điểm từ các chiến
lƣợc phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ, thuật ngữ này đƣợc hiểu: “Phát triển
nông thôn là một q trình cải thiện có chủ ý một cách bền vững về kinh tế, xã
hội, văn hóa và mơi trƣờng, nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân
nơng thơn và có sự hỗ trợ tích cực của nhà nƣớc và các tổ chức khác” (Mai
Thanh Cúc và cs., 2005).

5


2.1.1.3. Khái niệm nông thôn mới
Khái niệm nông thôn mới là nơng thơn mà trong đời sống vật chất, văn
hố, tinh thần của ngƣời dân không ngừng đƣợc nâng cao, giảm dần sự cách biệt
giữa nông thôn và thành thị. Nông dân đƣợc đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật
tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trị làm chủ nơng thơn mới.

Nơng thơn mới có kinh tế phát triển tồn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng
đƣợc xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa
nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn định, giàu bản sắc
văn hố dân tộc, mơi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ. Sức mạnh của hệ thống chính
trị đƣợc nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội.
Mơ hình nơng thơn mới mang đặc trƣng của mỗi vùng nông thôn khác
nhau. Mơ hình nơng thơn mới là mơ hình cấp xã, thơn đƣợc phát triển tồn diện
theo định hƣớng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và văn minh hóa. Sự
hình dung chung của các nhà nghiên cứu về mơ hình nơng thơn mới là những
kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những bài học khoa học – kỹ
thuật hiện đại, song vẫn giữ đƣợc nét đặc trƣng, tính cách Việt Nam trong cuộc
sống văn hóa, tinh thần. Mơ hình nơng thơn mới đƣợc quy định bởi các tính chất:
đáp ứng u cầu phát triển; có sự đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi
trƣờng; đạt hiệu quả cao nhất trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội; tiến bộ hơn so với mơ hình cũ; chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ
biến và vận dụng trên tất cả các nƣớc.
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để
cộng đồng dân cƣ ở nơng thơn đồng lịng xây dựng thơn, xã, gia đình của mình
khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất tồn diện (nơng nghiệp, cơng nghiệp,
dịch vụ); có nếp sống văn hố, mơi trƣờng và an ninh nơng thơn đƣợc đảm bảo;
thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân đƣợc nâng cao.
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân,
của cả hệ thống chính trị. Nơng thơn mới khơng chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà
là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp.
Xây dựng nơng thơn mới giúp cho nơng dân có niềm tin, trở nên tích cực,
chăm chỉ, đồn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân
chủ, văn minh.
Mục tiêu xây dựng nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện

6



đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với
phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nơng thơn
ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ; nâng
cao sức mạnh của hệ thống chính trị dƣới sự lãnh đạo của Đảng ở nông thôn; xây
dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nông và đội ngũ tri thức, tạo nền
tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc, đảm bảo thực hiện thành cơng CNH HĐH đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
Hiểu một cách chung nhất của mục đích xây dựng mơ hình nơng thơn mới
là hƣớng đến một nơng thơn năng động, có nền sản xuất nơng nghiệp hiện đại, có
kết cấu hạ tầng gần giống đơ thị. Nơng thơn mới đƣợc hiểu là: Xây dựng nơng
thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình
thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp,
dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nơng thơn ổn định, giàu bản sắc văn hố
dân tộc; dân trí đƣợc nâng cao, mơi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ; hệ thống chính
trị ở nơng thơn dƣới sự lãnh đạo của Đảng đƣợc tăng cƣờng (Ban Chấp hành
Trung ƣơng Đảng, 2008).
2.1.1.4. Xây dựng nông thôn mới
Xây dựng NTM là một chính sách về một mơ hình phát triển cả về nơng
nghiệp và nơng thơn, nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực, vừa
đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các mối quan hệ với
các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính tốn, cân đối mang tính tổng
thể, khắc phục tình trạng rời rạc hoặc duy ý chí (Phan Xn Sơn và Nguyễn
Xn Cảnh, 2009).
Sự hình dung chung của các nhà nghiên cứu về xây dựng NTM là những
kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những thành tựu KHKT hiện đại
mà vẫn giữ đựơc nét đặc trƣng, tinh hoa văn hóa của ngƣời Việt Nam. Nhìn
chung: xây dựng làng NTM theo hƣớng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, hợp tác
hóa, dân chủ hóa và văn minh hóa.
Xây dựng NTM đƣợc quy định bởi các tính chất: đáp ứng yêu cầu phát triển

(đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trƣờng), đạt hiệu quả cao nhất
trên tất cả các mặt (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội), tiến bộ hơn so với mơ hình
cũ, chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng trên cả nƣớc.
Xây dựng NTM là cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cƣ ở nông thôn

7


đồng lịng xây dựng làng, xã của mình khang trang, sạch đẹp, sản xuất phát triển
tồn diện (nơng nghiệp, cơng nghiệp và dịch vụ) và đời sống của ngƣời dân đƣợc
nâng cao; nếp sống văn hóa, mơi trƣờng và an ninh nông thôn đƣợc đảm bảo, thu
nhập và đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân đƣợc nâng cao.
Có thể quan niệm: Xây dựng NTM là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc
tạo thành một kiểu tổ chức nông thơn theo tiêu chí mới, đáp ứng u cầu mới đặt
ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nơng thơn đƣợc xây dựng so
với mơ hình nơng thơn cũ truyền thống, đã có ở tính tiên tiến về mọi mặt (Phan
Xuân Sơn và Nguyễn Xuân Cảnh, 2009).
Do đó, có thể quan niệm: “Mơ hình NTM là tổng thể những đặc điểm, cấu
trúc tạo thành một kiểu tổ chức nơng thơn theo tiêu chí mới, đáp ứng u cầu mới
đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn đƣợc xây dựng
so với mô hình nơng thơn cũ ở tính tiên tiến về mọi mặt” (Phan Xuân Sơn và
Nguyễn Xuân Cảnh, 2009).
2.1.2. Sự cần thiết xây dựng nông thôn mới ở nƣớc ta
Kể từ khi thực hiện đƣờng lối đổi mới, chủ trƣơng, chính sách phát triển
nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nƣớc ta đã có những thay đổi căn bản.
Những nội dung trong chính sách phát triển nơng nghiệp, nơng thơn nhƣ xem
nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, chú trọng các chƣơng trình lƣơng thực, thực
phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, phát triển kinh tế trang trại, đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng thơn, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân
cƣ, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở... đã bắt đầu tạo ra những yếu tố mới trong

phát triển nông nghiệp, nông thơn. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc đã phối hợp với các tổ
chức quốc tế, các tổ chức xã hội trong nƣớc để xóa đói giảm nghèo, cải thiện mơi
trƣờng thiên nhiên và môi trƣờng xã hội ở nông thôn. Các chủ trƣơng của Đảng,
chính sách của Nhà nƣớc ta đã và đang đƣa nền nông nghiệp tự túc tự cấp sang
nền nơng nghiệp hàng hóa.
Những thành tựa đạt đƣợc trong phát triển nông nghiệp, nông thôn thời kỳ
đổi mới là rất to lớn, tuy nhiên, nông nghiệp và nông thôn nƣớc ta vẫn tiềm ẩn
những mâu thuẫn, thách thức và bộc lộ những hạn chế không nhỏ nhƣ:
Nông thôn phát triển thiếu quy hoạch và tự phát: Hiện nay nông thơn phát
triển thiếu quy hoạch, tự phát, có khoảng 23% xã có quy hoạch nhƣng thiếu đồng
bộ, tầm nhìn ngắn chất lƣợng chƣa cao. Cơ chế quản lý phát triển theo quy hoạch

8


còn yếu. Xây dựng tự phát, kiến trúc cảnh quan làng quê bị pha tạp, lộn xộn
nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống dần bị mai một.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cịn lạc hậu khơng đáp ứng đƣợc yêu cầu
phát triển lâu dài: Thủy lợi chƣa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất nông nghiệp và dân
sinh. Tỷ lệ kênh mƣơng do xã quản lý đƣợc kiên cố hóa mới đạt 25%. Giao thơng
chất lƣợng thiếu, khơng có quy chuẩn, chủ yếu phục vụ dân sinh, nhiều vùng
giao thông chƣa phục vụ tốt sản xuất, lƣu thơng hàng hóa, phần lớn chƣa đạt quy
chuẩn quy định. Hệ thống lƣới điện hạ thế ở tình trạng chắp vá, chất lƣợng thấp,
quản lý lƣới điện ở nông thôn cịn yếu, tốn hao điện năng cao (22-25%), nơng
dân phải chịu giá điện cao hơn giá trần Nhà nƣớc quy định. Hệ thống các trƣờng
mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ở nơng thơn có tỷ lệ đạt chuẩn về cơ sở vật
chất thấp (32,7%), còn 11,7% số xã chƣa có nhà trẻ, mẫu giáo; Mức đạt chuẩn
của nhà văn hóa và khu th- thao xã mới đạt 29,6%, hầu hết các thơn khơng có
khu thể thao theo quy định. Tỷ lệ chợ nơng thơn đạt chuẩn thấp, có 77,6% số xã
có điểm bƣu điện văn hóa theo tiêu chuẩn, 22,5% số thơn có điểm truy cập

internet. Cả nƣớc hiện có hơn 400.000 nhà tạm bợ (tranh, tre, nứa lá), hầu hết nhà
ở nơng thơn đƣợc xây khơng có quy hoạch, quy chuẩn.
Quan hệ sản xuất chậm đổi mới, đời sống ngƣời dân còn ở mức thấp: Kinh
tế hộ phổ biến quy mô nhỏ (36% số hộ dƣới 0,2 ha đất). Kinh tế trang trại chỉ chiếm
hơn 1% tổng số hộ nông - lâm - ngƣ nghiệp trong cả nƣớc. Kinh tế tập thể phát triển
chậm, hầu hết các xã đã có hợp tác xã hoặc tổ hợp tác nhƣng hoạt động cịn hình
thức, có trên 54% số hợp tác xã ở mức trung bình và yếu. Đời sống cƣ dân nơng
thơn tuy đƣợc cải thiện nhƣng cịn ở mức thấp, chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị
và nông thơn, giữa các vùng ngày càng cao. Thu nhập bình quân đạt 16 triệu
đồng/hộ (năm 2008) nhƣng chênh lệch thu nhập giữa 10% nhóm ngƣời giàu và 10%
nhóm ngƣời nghèo nhất là 13,5 lần. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nơng thơn cao (16,2%).
Các vấn đề văn hóa - mơi trƣờng - giáo dục - y tế: Giáo dục mầm non: cịn
11,7% số xã chƣa có nhà trẻ, mẫu giáo. Tỷ lệ lao động qua đào tạo rất thấp
(khoảng 12,8%). Mức hƣởng thụ về văn hóa của ngƣời dân thấp, những vấn đề
xã hội ở nông thôn vẫn phát sinh nhiều vấn đề bức xúc, bản sắc văn hóa dân tộc
ngày bị mai một, tệ nạn xã hội có xu hƣớng gia tăng. Hệ thống an sinh xã hội
chƣa phát triển. Môi trƣờng sống ô nhiễm. Số trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia
thấp, vai trò y tế dự phịng của trạm y tế cịn hạn chế.
Hệ thống chính trị cịn yếu (nhất là trình độ và năng lực điều hành: Trong
hơn 81.000 công chức xã: 0,1% chƣa biết chữ, 2,4% tiểu học, 21,5% trung học

9


cơ sở, 75,5% trung học phổ thơng. Về trình độ chun mơn chỉ có 9% có trình độ
đại học, cao đẳng, 32,4% trung cấp, 9,8% sơ cấp, 48,7% chƣa qua đào tạo. Về
trình độ quản lý nhà nƣớc: Chƣa qua đào tạo 44%, chƣa qua đào tạo tin học là
87%. Góp phần khắc phục một cách cơ bản tình trạng trên, đƣa Nghị quyết của
Đảng về nông thôn đi vào cuộc sống, một trong những việc cần làm trong giai
đoạn này là xây dựng mơ hình nơng thơn mới đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa,

hiện đại hóa và hội nhập kinh tế thế giới. Xây dựng nông thôn mới là chính sách
về một mơ hình phát triển cả nơng nghiệp và nơng thơn, nên vừa mang tính tổng
hợp, bao quát nhiều lĩnh vực, vừa đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời
giải quyết các mối quan hệ với các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự
tính tốn, cân đối mang tính tổng thể, khắc phục tình trạng rời rạc hoặc duy ý chí
(Ban chấp hành trung ƣơng, 2008).
Mục tiêu xây dựng nông thôn mới là nhằm nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần của dân cƣ nông thôn; xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững
theo hƣớng hiện đại; nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả trong sản xuất;
sản phẩm nông nghiệp có sức cạnh tranh cao; xây dựng nơng thơn mới có kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và hiện đại, nhất là đƣờng giao thông, thủy lợi,
trƣờng học, trạm y tế, khu dân cƣ…; xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn
định, văn minh, giàu đẹp, bảo vệ mơi trƣờng sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc; an ninh trật tự đƣợc giữ vững theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa; tăng
cƣờng sự lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị ở nông thôn, củng cố vững
chắc liên minh công nhân - nơng dân - trí thức.
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của quy hoạch xây dựng nông thôn mới
2.1.3.1. Chức năng của nơng thơn mới
Nơng thơn mới có các chức năng cơ bản là:
- Chức năng sản xuất nông nghiệp hiện đại: Nông thôn là nơi diễn ra phần
lớn các hoạt động sản xuất nơng nghiệp của các quốc gia. Có thể nói nơng nghiệp
là chức năng tự nhiên của nơng thôn. Chức năng cơ bản của nông thôn là sản
xuất dồi dào các sản phẩm nông nghiệp chất lƣợng cao. Khác với nông thôn
truyền thống, sản xuất nông nghiệp của nông thôn mới bao gồm cơ cấu các
nghành nghề mới, các điều kiện sản xuất nơng nghiệp hiện đại hố, ứng dụng phổ
biến khoa học kỹ thuật tiên tiến và xây dựng các tổ chức nông nghiệp hiện đại.
- Chức năng giữ gìn văn hóa truyền thống: Để đảm bảo giữ gìn đƣợc văn
hóa truyền thống tốt đẹp của nơng thôn, việc xây dựng nông thôn mới nếu nhƣ

10



phá vỡ đi các cảnh quan làng xã mang tính khu vực đã đƣợc hình thành trong lịch
sử thì cũng chính là phá vỡ đi sự hài hồ vốn có của nông thôn, làm mất đi bản
sắc làng quê nông thôn. Điều này không những hạn chế tác dụng của chức năng
nơng thơn mà cịn có tác dụng tiêu cực đến giữ gìn sinh thái cảnh quan nơng thơn
và cảnh quan văn hoá truyền thống.
- Chức năng sinh thái: Quá trình cơng nghiệp hố và đơ thị hố khiến con
ngƣời ngày càng xa rời tự nhiên, dẫn đến những ô nhiễm trong mơi trƣờng nƣớc
và khơng khí. Nếu so sánh với hệ thống sinh thái đơ thị, thì hệ thống sinh thái
nơng nghiệp một mặt có thể đáp ứng nhu cầu cung cấp các sản phẩm lƣơng thực
hoa quả cho con ngƣời, mặt khác cũng đáp ứng đƣợc các yêu cầu về mơi trƣờng
tự nhiên. Thuộc tính sản xuất nơng nghiệp đã quyết định hệ thống sinh thái nông
nghiệp mang chức năng phục vụ hệ thống sinh thái. Đất đai canh tác nông
nghiệp, hệ thống thuỷ lợi, các khu rừng, thảo nguyên,... phát huy các tác dụng
sinh thái nhƣ điều hồ khí hậu, giảm ơ nhiễm tiếng ồn, cải thiện nguồn nƣớc,
phòng chống xâm thực đất đai, làm sạch đất,... Chức năng này chính là một trong
những tiêu chí quan trọng phân biệt giữa thành thị với nông thôn. Thông qua sự
tuần hoàn của tự nhiên và năng lƣợng, cuối cùng, thành thị cũng là nơi thu đƣợc
lợi ích từ chức năng sinh thái của nông thôn.
2.1.3.2. Nhiệm vụ của quy hoạch nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
dân cƣ nông thôn; xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững theo hƣớng
hiện đại; nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả trong sản xuất; sản phẩm
nông nghiệp có sức cạnh tranh cao; xây dựng nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội đồng bộ và hiện đại, nhất là đƣờng giao thông, thủy lợi, trƣờng
học, trạm y tế, khu dân cƣ,…; xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, văn
minh, giàu đẹp, bảo vệ mơi trƣờng sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; an
ninh trật tự đƣợc giữ vững theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa; tăng cƣờng sự lãnh
đạo của Đảng trong hệ thống chính trị ở nông thôn, củng cố vững chắc liên minh

công nhân - nơng dân - trí thức.
2.1.4. Cơ sở pháp lý về quy hoạch xây dựng nông thôn mới
2.1.4.1. Nội dung xây dựng nông thôn mới
Nội dung xây dựng nông thôn mới đƣợc thể hiện trong chƣơng trình
MTQG xây dựng NTM (Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010), gồm
11 nội dung sau:

11


Thứ nhất: Quy hoạch xây dựng nông thôn mới bao gồm:
- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho sự phát triển sản xuất
nơng nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trƣờng, phát triển các
khu dân cƣ mới và chỉnh trang các khu dân cƣ hiện có trong xã.
Thứ hai: Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội với mục tiêu đạt yêu cầu tiêu chí
số 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 trong bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới.
- Hồn thiện hệ thống đƣờng giao thông đến trụ sở UBND xã và hệ thống
đƣờng giao thơng trên địa bàn xã.
- Hồn thiện hệ thống các cơng trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh
hoạt và sản xuất trên địa bàn xã.
- Hoàn thiện hệ thống các cơng trình phục vụ việc chuẩn hóa về y tế trên địa
bàn xã.
- Hồn thiện hệ thống các cơng trình phục vụ chuẩn hóa về giáo dục trên
địa bàn xã.
- Hoàn chỉnh trụ sở xã và các cơng trình phụ trợ.
- Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã.
Thứ ba: Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập nhằm đạt
tiêu chí số 10; 12 trong Bộ tiêu chí quốc gia NTM.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hƣớng phát

triển sản xuất hang hóa, có hiệu quả kinh tế cao.
- Tăng cƣờng công tác khuyến nông; Đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông – lâm – ngƣ nghiệp.
- Cơ giới hóa nơng nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất nông,
lâm, ngƣ nghiệp.
- Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phƣơng châm “mỗi làng
một sản phẩm”, phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phƣơng.
- Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đƣa công
nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động
nông thôn.

12


×