Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Thực trạng quản lý chất thải y tế ở các bệnh viện của tỉnh hà giang và đề xuất một số giải pháp can thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 90 trang )

1
..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC

NGUYỄN MẠNH HÀ

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ
Ở CÁC BỆNH VIỆN CỦA TỈNH HÀ GIANG VÀ ĐỀ XUẤT
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP
Chuyên ngành: Y tế công cộng
Mã số: CK 62 72 76 01

LUẬN ÁN BÁC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP II

Hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Cơng Hồng
GS TS Đỗ Văn Hàm

THÁI NGUYÊN, NĂM 2013


2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình phát triển của ngành y tế, sự phát triển nhanh chóng
về quy mơ cũng như chất lượng khám chữa bệnh của các bệnh viện tuyến
huyện là một tiến bộ đã được ghi nhận trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên
song song với những thành công, tiến bộ, quá trình hoạt động của các bệnh
viện đã thải ra môi trường một lượng lớn các chất thải bỏ, bao gồm những
chất thải bỏ nguy hại. Theo Tổ chức Y tế thế giới, trong thành phần chất
thải bệnh viện có khoảng 10% là chất thải nhiễm khuẩn và khoảng 5% là


chất thải gây độc hại. Nhiều tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước đã
cảnh báo về các chất thải độc hại phát sinh trong quá trình chẩn đốn và
điều trị, là những yếu tố nguy cơ làm ô nhiễm môi trường, lan truyền mầm
bệnh từ bệnh viện tới các vùng xung quanh, ảnh hưởng và làm tăng tỷ lệ
bệnh tật của cộng đồng dân cư vùng tiếp giáp [14], [17], [57].
Theo báo cáo của Bộ Y tế, tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ các
cơ sở y tế năm 2005 vào khoảng 300 tấn/ngày, trong đó có 40 tấn/ngày là
chất thải rắn y tế nguy hại (CTRYTNH). Tuy nhiên, đến năm 2006, tính
chung tỷ lệ bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải là 37% nhưng chỉ có
30% trong số này đạt tiêu chuẩn cho phép. Có 90,9% bệnh viện thực hiện
thu gom chất thải y tế (CTYT) hàng ngày, nhưng chỉ có 50% bệnh viện
trong số này phân loại và thu gom CTYT đạt yêu cầu [10], [19].
Để đánh giá thực trạng về CTYT cũng như những ảnh hưởng của
CTYT đối với môi trường, nhiều tổ chức và cá nhân các nhà khoa học đã
tiến hành điều tra, nghiên cứu về CTYT. Các nghiên cứu đã phần nào cho
thấy những tồn tại trong công tác tổ chức quản lý CTYT ở nước ta
[1],[7],[11]. Với tình trạng quá tải ở các bệnh viện, sự xuống cấp của một
số cơ sở y tế, việc thực hiện khốn theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của
Chính phủ nên nhiều bệnh viện ít chú ý đầu tư xử lý CTYT do vậy vấn đề
vệ sinh môi trường của nhiều bệnh viện không đảm bảo [6], [28].


3
Năm 2003, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg,
ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch xử lý
triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, bao gồm 84 bệnh
viện trong cả nước; Bộ Y tế ban hành Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT
ngày 30/11/2007 về việc ban hành qui chế quản lý chất thải y tế [2], [3],
[4]. Tuy nhiên vấn đề còn rất nhiều bất cập, đặc biệt là tại các địa phương.
Tại tỉnh Hà Giang, các bệnh viện đa, chuyên khoa từ tuyến tỉnh đến

tuyến huyện, mặc dù cũng đã có rất nhiều cố gắng triển khai thực hiện các
hoạt động để quản lý và xử lý chất thải y tế, tuy nhiên tình trạng ơ nhiễm
mơi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng dân cư xung quanh vẫn
đang là vấn đề bức xúc Công tác quản lý và xử lý chất thải y tế chưa đảm


bảo cho cán bộ y tế và người dân đến khám và điều trị hài lịng. Tuy nhiên
những khó khăn, bất cập này sẽ phải giải quyết như thế nào? Cơ sở cho
việc xây dựng kế hoạch mang tính chiến lược của ngành y tế địa phương
nhằm giải quyết vấn đề này như thể nào còn là điều cần nghiên cứu. Nhằm
m c đích tăng cường cải thiện, nâng cao hiệu quả của các hoạt động xử lý
chất thải y tế, bảo vệ môi trường của bệnh viện đa khoa, các bệnh viện
chuyên khoa tuyến tỉnh, các bệnh viện đa khoa tuyến huyện của tỉnh Hà
Giang, chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu đề tài:
, nhằm đáp ứng 3 m c tiêu:
1
h

h gi

h

g

h i

i

h i


i g
i

2. Mô
h i

h

3
h

h

i

h i

i

i g
gi i h

h i

h

h i

hi


h
h

g
i g

h

g


4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Thực trạng quản lý và xử lý chất thải y tế trên thế giới và Việt Nam
1.1.1.

y

ê



CTYT đã được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu, đặc biệt ở các
nước phát triển như Anh, Mỹ, Nhật, Canada... Nhiều cơng trình nghiên cứu
quan tâm đến các lĩnh vực như tình hình phát sinh, phân loại CTYT, quản
lý CTYT (Biện pháp làm giảm thiểu chất thải, tái sử d ng, xử lý chất thải,
đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý chất thải...) [55], [59]. Các tác
hại trong hoạt động sản xuất thuốc và khám chữa bệnh đối với môi trường,
sức khoẻ cũng được nghiên cứu nhiều [56], [60]. Việc nghiên cứu những

biện pháp làm giảm tác hại của CTYT, những vấn đề liên quan với y tế
cơng cộng như nhiễm khuẩn bệnh viện, nhiễm khuẩn ngồi bệnh viện đối
với người thu nhặt rác, vệ sinh viên và cộng đồng, người phơi nhiễm với
HIV, HBV, HCV ở nhân viên y tế đã được nhiều tác giả đề cập và nghiên
cứu [24], [25], [61].
1 1 1 1 Th

g h

i h h

h i

Khối lượng CTYT phát sinh thay đổi theo mùa, theo khu vực địa lý,
và ph thuộc vào các yếu tố như: Cơ cấu bệnh tật, dịch bệnh, loại bệnh, quy
mơ bệnh viện, phương pháp và thói quen của nhân viên y tế trong việc
khám, chữa bệnh và chăm sóc bệnh nhân và hành vi xử lý, thải các loại rác
của người bệnh, người nhà của người bệnh ở các khoa phòng.
Bảng 1.1. Khối lƣợng chất thải y tế phát sinh theo quy mô bệnh viện [19]
Tuyến,
bệnh viện
Bệnh viện TW
Bệnh viện tỉnh
Bệnh viện huyện

Tổng lƣợng CTYT
(kg/GB)
4,1 - 8,7
2,1 - 4,2
0,5 - 1,8


CTYT nguy hại
(kg/GB)
0,4 - 1,6
0,2 - 1,1
0,1 - 0,4


5
Ng ồ : Bộ Y tế (2002), Quy chế quản lý chất thải y tế, NXB Y học,
Hà Nội [2],[3],[4].
1 1 1 2 Ph

i h

h i

Năm 1992 Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, ở các nước đang phát
triển có thể tiến hành phân loại chất thải y tế thành các loại sau: Chất thải không
độc hại (Chất thải sinh hoạt gồm chất thải không bị nhiễm các yếu tố nguy hại);
Chất thải sắc nhọn (Truyền nhiễm hay không); Chất thải nhiễm khuẩn (Khác
với các vật sắc nhọn nhiễm khuẩn); Chất thải hố học và dược phẩm (Khơng kể
các loại thuốc độc đối với tế bào); Các chất thải nguy hiểm khác (Chất thải
phóng xạ, các thuốc độc tế bào, các bình chứa khí có áp suất cao) [33].
Ở Mỹ phân loại chất thải y tế thành 8 loại: Chất thải cách ly (Chất
thải có khả năng truyền nhiễm mạnh); Những nuôi cấy và dự trữ các tác
nhân truyền nhiễm và chế phẩm sinh học liên quan; Những vật sắc nhọn
được dùng trong điều trị, nghiên cứu...; Máu và các sản phẩm của máu;
Chất thải động vật (Xác động vật, các phần của cơ thể...); Các vật sắc nhọn
không sử d ng; Các chất thải gây độc tế bào; Chất thải phóng xạ [33].

1113 Q

h

h i

Theo Tổ chức Y tế thế giới, có 18 - 64% cơ sở y tế chưa có biện
pháp xử lý chất thải đúng cách. Tại các cơ sở y tế, 12,5% công nhân xử lý
chất thải bị tổn thương do kim đâm xảy ra trong quá trình xử lý chất thải y
tế. Tổn thương này cũng là nguồn phơi nhiễm nghề nghiệp, với máu phổ
biến nhất, chủ yếu là dùng hai tay tháo lắp kim và thu gom tiêu huỷ vật sắc
nhọn. Có khoảng 50% số bệnh viện trong diện điều tra vận chuyển chất thải
y tế đi qua khu vực bệnh nhân và khơng đựng trong xe thùng có nắp đậy
[33].
Ở các nước phát triển, người ta đã có cơng nghệ xử lý riêng cho mỗi
loại chất thải y tế, tuy nhiên đây không phải là biện pháp hữu hiệu được áp
d ng ở các nước đang phát triển [15], [58]. Vì vậy, các nhà khoa học ở các


6
nước Châu Á đã tìm ra một số phương pháp xử lí chất thải khác để thay thế như
Philippin đã áp d ng phương pháp xử lí rác bằng các thùng rác có nắp đậy;
Nhật Bản đã khắc ph c vấn đề khí thải độc hại thốt ra từ các thùng đựng rác
có nắp kín bằng việc gắn vào các thùng có những thiết bị cọ rửa; Indonexia chủ
trương nâng cao nhận thức trước hết cho các bệnh viện về mối nguy hại của
chất thải y tế gây ra để bệnh viện có được những biện pháp, giải pháp phù hợp
[33].
1.1.2.

y


V

N

Quy chế Quản lý CTYT của Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số
43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007, quy định [8]:
Ch

h i

là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các

cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường.
Ch

h i

g

h i là CTYT chứa yếu tố nguy hại cho sức khoẻ

con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy,
dễ nổ, dễ ăn mịn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này
khơng được tiêu huỷ an tồn.
Q

h

h i


là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban

đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử d ng, tái chế, xử lý,
tiêu hủy chất thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
1 1 2 1 Th

g h

i h h

h i

Theo kết quả khảo sát của nhiều tác giả trong ngành Y tế, tại một số
bệnh viện cho thấy tỷ lệ phát sinh CTRYT theo từng tuyến, loại bệnh viện,
cơ sở y tế rất khác nhau. Trong cùng một bệnh viện, các khoa khác nhau sẽ
có lượng CTRYT phát sinh khác nhau, khoa hồi sức cấp cứu, khoa sản,
khoa ngoại có lượng CTRYT phát sinh lớn nhất [20], [29], [30], [45].


7
Bảng 1.2. Chất thải y tế phát sinh theo giƣờng bệnh tại Việt Nam
Tuyến bệnh viện Tổng lƣợng CTYT (kg/GB)

CTYT nguy hại (kg/GB)

Bệnh viện TW

0,97


0,16

Bệnh viện tỉnh

0,88

0,14

Bệnh viện huyện

0,73

0,11

Chung

0,86

0,14

Ng ồ : Bộ Y tế (2009), Kế hoạch bảo vệ môi trường Ngành y tế giai
đoạn 2009-2015 [5].
Kết quả nghiên cứu của một số cơng trình nghiên cứu trong nước về
tổng lượng CTRYT phát sinh trên địa bàn cả nước có sự sai lệch: Kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Đức Khiển 50 - 70 tấn/ngày; Kết quả nghiên cứu
của Nguyễn Huy Nga (BYT) là 16,5 tấn.ngày; Kết quả nghiên cứu của Lê
Doãn Diên là 37,5 tấn ngày; Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam
2004 (WB) là 57,5 tấn/ngày, của Bộ Xây dựng là 34 tấn/ngày [35]. Sở dĩ có
sự chệnh lệch như vậy vì một số đề tài khi nghiên cứu về lượng CTRYT
phát sinh có xét đến cả chất thải xây dựng, bùn bể phốt.... Một số đề tài

nghiên cứu khác chỉ xét đến lượng CTRYT phát sinh khi cần thiêu đốt.
Theo kết quả khảo sát năm 2001 của Bộ Y tế tại 280 bệnh viện lượng
CTRYT phát sinh mỗi ngày khoảng 429 tấn/ngày, trong đó lượng
CTYTNH khoảng 34 tấn/ngày, ước tính tổng lượng khoảng 15 triệu
tấn/năm CTYT, trong đó có khoảng 21.000 tấn/năm CTYTNH. Dự báo đến
năm 2010, lượng CTYTNH sẽ có khoảng 25.000 tấn/năm [33].
1 1 2 2 Th h hầ

h

i h

h i

Dựa vào các đặc điểm lý, hố, sinh học và tính chất nguy hại, chất
thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5 nhóm [10]:


8
* Ch

h i

hiễ : Gồm:

- Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt
hoặc chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: Bơm kim tiêm, đầu sắc
nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thuỷ
tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử d ng trong các hoạt động y tế.
- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm

máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng
bệnh cách ly.
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là các chất thải phát
sinh trong các phòng xét nghiệm như: Bệnh phẩm và d ng c đựng dây
dính bệnh phẩm.
- Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận
cơ thể người; Rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm.
* Ch

h ih

họ

g

h i: Nhóm này gồm các loại chất thải sau:

- Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất khơng cịn khả năng sử d ng.
- Chất hố học nguy hại sử d ng trong y tế.
- Chất gây độc tế bào, gồm: Vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các d ng
c dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị
bằng hoá trị liệu.
- Chất thải chứa kim loại nặng: Thuỷ ngân (Từ nhiệt kế, huyết áp kế
thuỷ ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (Từ pin, ắc
quy), chì (Từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử d ng trong ngăn tia
xạ từ các khoa chẩn đốn hình ảnh, xạ trị).
* Ch

h i hó g


: Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí

phát sinh từ các hoạt động chẩn đốn, điều trị, nghiên cứu và sản xuất.
Danh m c thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu dùng trong
chẩn đoán và điều trị ban hành kèm theo Quyết định số 33/2006/QĐ-BYT
ngày 24 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế.


9
* Bì h hứ

: Bao gồm bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình

khí dung. Các bình này dễ gây cháy, gây nổ khi thiêu đốt.
* Ch

h i hô g h ờ g: Là chất thải không chứa các yếu tố lây

nhiễm, hố học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm:
- Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (Trừ các buồng bệnh
cách ly).
- Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai
lọ thuỷ tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gẫy
xương kín. Những chất thải này khơng dính máu, dịch sinh học và các chất
hoá học nguy hại.
- Chất thải phát sinh từ các cơng việc hành chính: Giấy, báo, tài
liệu, vật liệu đóng gói, thùng các tơng, túi nilon, túi đựng phim.
- Chất thải ngoại cảnh: Lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.
Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 1998 - 1999 thành phần
CTYT ở một số bệnh viện Việt Nam gồm:

- Chất thải rắn y tế gồm: Giấy các loại; Kim loại, vỏ hộp; Thuỷ tinh,
ống tiêm, chai lọ thuốc, bơm kim tiêm nhựa; Bông băng, bột bó gãy xương;
Chai, túi nhựa các loại; Bệnh phẩm; Rác hữu cơ; Đất đá và các vật rắn khác.
- Chất thải lỏng bệnh viện gồm: Nước thải từ khoa Xét nghiệm, Xquang,
khoa lâm sàng, cận lâm sàng, bộ phận ph c v trong bệnh viện và nước mưa.
- Chất thải khí: Khí thải từ các cơng trình, thiết bị xử lý, tiêu huỷ
CTYT.
1123 Q

h

h i

Ở nước ta đã có nhiều văn bản pháp luật về quản lý CTYT, nhưng
chưa được thực hiện nghiêm túc, hầu hết CTYT ở các bệnh viện được xử lý
nhưng chưa đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường. Nhiều
bệnh viện không có hệ thống thu gom, xử lý nước thải, hoặc có thì nhiều hệ
thống cống rãnh đã bị hư hỏng, rác thải không được phân loại, chôn lấp thủ


10
công hoặc đốt thủ công tại chỗ, nhất là các bệnh viện tuyến huyện. Thực
trạng các yếu tố nguy cơ là khá phổ biến đối với hầu hết các loại hình cơng
việc trong ngành y tế [12], [13], [21], [36].
* Về quản lý rác thải
Kết quả điều tra của Bộ Y tế (2002) tại 294 bệnh viện trong cả nước
cho thấy 94,2% bệnh viện phân loại CTRYT tại nguồn phát sinh, chỉ có
5,8% bệnh viện chưa thực hiện. Các bệnh viện tuyến Trung ương, tuyến
tỉnh, bệnh viện tư nhân thực hiện phân loại CTYT ngay tại nguồn tốt hơn
các bệnh viện tuyến huyện và bệnh viện ngành. Có 93,9% bệnh viện thực

hiện tách riêng vật sắc nhọn ra khỏi chất thải y tế, hầu hết các bệnh viện sử
d ng chai nhựa, lọ truyền đã dùng để đựng kim tiêm. Nhưng qua kiểm tra
thực tế, việc phân loại chất thải rắn y tế ở một số bệnh viện chưa chính xác,
làm giảm hiệu quả của việc phân loại chất thải. 85% bệnh viện sử d ng mã
màu trong việc phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải.
Kết quả nghiên cứu tại 6 bệnh viện đa khoa tỉnh năm 2003 cho
thấy: Cả 6 bệnh viện đều phân loại chất thải rắn ngay tại nguồn phát sinh
nhưng chưa có bệnh viện nào phân loại rác đúng theo Quy chế của Bộ Y tế
và việc phân loại ph thuộc vào hình thức xử lý hiện có của bệnh viện [33].
Theo kết quả thanh tra, kiểm tra của Bộ Y tế (2004) về CTYT ở 175
bệnh viện tại 14 tỉnh, thành phố, năm 2004, cho thấy số bệnh viện có thùng
chứa chất thải chiếm tỷ lệ 76%, có bể chứa rác chiếm tỷ lệ 9,6%, có nắp
đậy thùng rác hoặc mái che bể chứa rác chiếm tỷ lệ 43%, rác đựơc để riêng
biệt chiếm tỷ lệ 19,3% trong tổng số bệnh viện, nơi chứa rác thải đảm bảo
vệ sinh chiếm tỷ lệ 35,5%; 29% số bệnh viện chôn chất thải rắn trong bệnh
viện; Có 3,2% số bệnh viện vừa chơn, vừa đốt trong bệnh viện. Hầu hết các
chất thải rắn trong bệnh viện đều không được xử lý trước khi đem đốt hoặc
chôn. Một số ít bệnh viện có lị đốt chất thải y tế nhưng lại quá cũ kỹ và
gây ô nhiễm môi trường [33].


11
Theo kết quả kiểm tra của Bộ Y tế (2007) tại 4 bệnh viện Hà Nội,
bệnh viện Lao và bệnh phổi Trung ương được đánh giá là bệnh viện quản
lý rác thải tốt nhất trong 4 bệnh viện được kiểm tra nhưng Đoàn kiểm tra đã
phát hiện trong buồng bệnh chỉ có thùng đựng rác sinh hoạt thiếu thùng
chứa đờm của bệnh nhân. Ở bệnh viện Việt Đức tất cả rác thải đều chứa
chung trong một loại túi đựng rác màu vàng [33].
Theo báo cáo của Bộ Y tế (2009), năm 2006, tỷ lệ bệnh viện có
thực hiện phân loại CTRYT là 95,6% và thu gom CTRYT hàng ngày là

90,9%. Phương tiện thu gom CTYT như túi, thùng đựng chất thải, xe đẩy
rác, nhà chứa rác còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn
theo yêu cầu của Quy chế quản lý CTYT. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy chỉ
có khoảng 50% các bệnh viện trên phân loại, thu gom CTRYT đạt yêu cầu
theo quy chế quản lý CTYT [20], [42].
* Về nước thải
Theo kết quả kiểm tra của Bộ Y tế tại 175 bệnh viện ở 14 tỉnh,
thành phố thì có đến 31,5% bệnh viện khơng có hệ thống thốt nước thải,
chủ yếu ở các bệnh viện tuyến huyện. Trong số bệnh viện có hệ thống thốt
nước thì có tới 47,4% bệnh viện sử d ng hệ thống thoát nước chung gồm
cả nước mưa, nước thải sinh hoạt, nước thải y tế; Chỉ có 21,1% bệnh viện
có hệ thống thốt nước thải riêng biệt; Có 26,3% bệnh viện có hệ thống
thốt nước thải kín; Cịn tới 31,4% hở và 42,3% vừa kín vừa hở [33].
Năm 2003, theo kết quả điều tra tại 6 bệnh viện đa khoa tỉnh: Cả 6 bệnh
viện đều có hệ thống cống thốt nước thải nhưng chất lượng cống khác nhau,
có bệnh viện hệ thống cống nổi nhưng khơng có nắp đậy, nước thải bệnh viện
không được xử lý (Bệnh viện Yên Bái), hoặc xử lý một phần (Bệnh viện Quảng
Nam, Cần Thơ), hoặc đã xử lý toàn bộ (Bệnh viện Phú Thọ, Quảng Ngãi, Đồng
Tháp) nhưng tất cả đều đổ nước thải ra cống thoát nước chung [16], [33].


12
Theo báo cáo của Bộ Y tế (2009), năm 2006, tỷ lệ bệnh viện
có hệ thống xử lý nước thải tuyến Trung ương là 71%, tuyến tỉnh là 46%,
tuyến huyện là 30% và bệnh viện tư nhân là 85%. Tính chung tỷ lệ bệnh
viện có hệ thống xử lý nước thải là 37% và chỉ có khoảng 30% trong số này
đạt tiêu chuẩn cho phép. Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước cịn có gần
640 bệnh viện cần được trang bị hệ thống xử lý nước thải, số bệnh viện cần
cải tạo lại hệ thống xử lý nước thải khoảng 220 bệnh viện [33].
* Về xử lý khí thải, chất thải nguy hiểm khác

Chỉ có một số bệnh viện lớn có hệ thống xử lý khí thải, chất thải
nguy hiểm như hotte hút hơi khí độc tại các khoa, phịng Xét nghiệm,
Xquang, cịn đa phần chưa có hệ thống xử lý khí thải [22], [26].
1.1.3.

y
Tỉnh Hà Giang được tái lập vào 01/10/1991, trên cơ sở tách 10

huyện, thị xã thuộc tỉnh Hà Tuyên cũ, có 10 đơn vị hành chính (01 thị xã và
09 huyện; 187 xã, phường, Thị trấn). Đến năm 2005, thành lập thêm 01
huyện (Trên cơ sở tách một số xã của huyện Bắc Quang, Hồng Su Phì và
Xín Mần) đó là huyện Quang Bình (15 xã); Năm 2010, thị xã Hà Giang
được nâng cấp thành thành phố. Cho đến nay, tồn tỉnh có 01 thành phố, 11
huyện và 195 xã/phường/thị trấn. Là tỉnh miền núi, vùng cao biên giới nằm
sâu trong nội địa của vùng Đơng Bắc. Lãnh thổ của tỉnh về phía bắc giáp
nước Cộng hịa nhân dân Trung Hoa, phía nam giáp tỉnh Tun Quang,
phía đơng giáp tỉnh Cao Bằng và phía tây giáp tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên
Bái. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 7.914,8892 km2 với 277,556 km đường
biên giới giáp với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, tổng dân số toàn
tỉnh là 755.632 người (Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang - Năm 2011) với
22 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Mơng chiếm 31,92%, Tày
23,18%, Dao 15,14%, Kinh 13,37% còn lại là các dân tộc khác [9]




13

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH HÀ GIANG


Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Giang


14
Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước nhiều
bệnh viện tỉnh, huyện được cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới, các cơ sở
khám chữa bệnh của tư nhân cũng tăng cả về số lượng và qui mô để đáp
ứng với nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Theo thống
kê hiện nay (Năm 2012) tồn tỉnh đã có 04 bệnh viện tỉnh (01 bệnh viện đa
khoa và 03 bệnh viện chuyên khoa), 11 bệnh viện tuyến huyện (03 bệnh
viện đa khoa khu vực và 08 bệnh viện đa khoa huyện), 19 Phòng khám đa
khoa khu vực, 177 Trạm Y tế xã, phường, thị trấn; Tổng số giường bệnh
toàn tỉnh là 2.686 (Trong đó: Giường bệnh viện tuyến tỉnh là 740; Giường
bệnh viện tuyến huyện là 1.210; Giường Phòng khám đa khoa khu vực là
215; Giường tại Trạm Y tế xã/phường/thị trấn là 521) [9];
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Giang (2012), tại các bệnh viện tuyến
huyện thực hiện chưa tốt việc phân loại, thu gom, vận chuyển theo đúng
quy chế, hệ thống xử lý chất thải rắn y tế và chất thải lỏng không đảm bảo
vệ sinh môi trường. Đa số rác thải y tế chưa được đốt trong các lị đốt có
các thơng số kỹ thuật đảm bảo, có nơi vẫn chơn lấp hoặc đốt bằng lị đốt
thủ cơng, nước thải, thải tự do ra môi trường



1.2. Một số yếu tố liên quan đến quản lý chất thải y tế
1.2.1. C

y

y


ê

y

Chất thải y tế là mơi trường có khả năng chứa đựng các loại vi sinh
vật gây bệnh, các chất độc hại như hóa chất, chất gây độc tế bào, chất phóng
xạ... Các nghiên cứu dịch tễ học trên thế giới đã chứng minh, các chất thải
bệnh viện có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cán bộ, nhân viên y tế, cộng đồng
dân cư nếu CTYT không được quản lý đúng cách. Các tác nhân gây bệnh có
thể xâm nhập vào cơ thể con người qua các đường: Qua các vết da bị xây
xước hoặc bị thương, qua đường hơ hấp (Do hít phải), qua đường tiêu hóa,
tác động gián tiếp do ô nhiễm môi trường, hoặc tiếp xúc với các tác nhân
trung gian như ruồi, muỗi, chuột... Tất cả những người tiếp xúc với


15
CTYTNH đều là đối tượng có nguy cơ bị tác động bởi chất thải y tế, bao
gồm: Cán bộ y tế và nhân viên vệ sinh bệnh viện; Những người thu gom phế
liệu, người bệnh, người nhà bệnh nhân, người dân sống gần bệnh viện [16].
Các nguy cơ gây bệnh của CTYT là rất nhiều như: Các bệnh về
đường tiêu hoá do các vi khuẩn tả, l , thương hàn, trứng giun có trong phân
và chất nơn; Nhiễm khuẩn đường hô hấp do lao, do phế cầu khuẩn; Tổn
thương nghề nghiệp; Nhiễm khuẩn da; Bệnh than; AIDS; Nhiễm khuẩn
huyết; Viêm gan A, B; Thần kinh; Gây độc, ăn mòn, cháy, nổ... [23], [34],
[38], [46]. Theo báo cáo của tổ chức Bảo vệ mơi trường Mỹ có khoảng từ
162 - 321 trường hợp nhiễm virus viêm gan B có phơi nhiễm với chất thải
y tế so với tổng số 300.000 trường hợp nhiễm virus viêm gan B mỗi năm.
Trong số những nhân viên tiếp xúc với chất thải bệnh viện, nhân viên dọn
vệ sinh có tỷ lệ tổn thương nghề nghiệp cao nhất. Tỷ lệ tổn thương chung là

180 trên 1.000 người trong một năm, cao hơn hai lần so với tỷ lệ này của
toàn bộ lực lượng lao động ở Mỹ cộng lại [33].
Ở Nhật Bản, một số nghiên cứu về CTYT đã đưa ra các số liệu như
sau [37], [33]:
+ Tháng 7 năm 1987 có 2 bác sĩ trẻ thực tập nội trú ở khoa Nhi đã
không may bị nhiễm virút từ các ống tiêm và đã bị chết bởi viêm gan B cấp
tính. Tại Nhật bản đã ghi nhận 570 trường hợp tương tự như vậy [33].
+ Việc khảo sát của các nhà y tế cộng đồng năm 1986 cho thấy
67,3% những người thu gom rác trong các bệnh viện bị tổn thương do các
vật sắc nhọn, 44,4% những người thu gom rác bên ngoài các bệnh viện bị
tổn thương khi thu gom các chất thải bệnh viện [33].
+ Shiro Shirato cũng đã nêu trong tài liệu khoa học của Nhật Bản,
tổng số hơn 500 trường hợp bị lây nhiễm bệnh có liên quan tới chất thải
bệnh viện, hơn 400 trường hợp bị tác hại sinh học từ các thuốc có độc tố tế
bào [62].


16
Đối với nước thải, Ở Chi Lê và Pê Ru đã có những nghi ngờ về việc
thải nước thải bệnh viện ra cống một cách tùy tiện đã làm lan truyền dịch tả
[33].
Những tai nạn bởi các chất thải bệnh viện bị nhiễm bức xạ ion hóa
đã được ghi nhận bởi các cơ quan truyền thông quốc tế ở nhiều nước. Ở
nước ta cũng đã có những nghiên cứu này [21], [59].
Rác không được thu dọn kịp thời sẽ trở thành nơi phát sinh ruồi,
muỗi, chuột, gián, ô nhiễm môi trường khơng khí do phát sinh mùi hơi thối
khó chịu. Các trung gian truyền bệnh này sẽ tạo ra một nguy cơ lan tràn
bệnh dịch nhanh chóng từ các bệnh viện, từ CTYT không được xử lý đúng
cách. Cũng như vậy, nước thải bệnh viện không được xử lý đảm bảo yêu
cầu vệ sinh cũng sẽ là nguồn phát tán các mầm bệnh vào các nguồn nước

(Nước mặt, nước ngầm) [33].
Qua các nghiên cứu về tác hại của CTYT đối với những người tiếp
xúc, trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành lựa chọn các cán
bộ y tế, hộ lý và các nhân viên thu gom, vận chuyển rác (Gọi tắt là vệ sinh
viên) để nghiên cứu về kiến thức, thái độ, hành vi của họ đối với các vấn đề
về CTYT.
1.2.2.
k oẻ

y


V

*Ả hh ở g

y



ô

ườ



Nam
h

h i


i ới ôi

ờ g

Một số nghiên cứu đã cho thấy ô nhiễm môi trường chủ yếu là môi
trường nước và không khí [20], [47], [55].
Theo tài liệu thu thập của Trần Thị Minh Tâm (2006): Kết quả điều
tra quản lý CTYT tại một số bệnh viện huyện ngoại thành Hà Nội của Bùi
Văn Trường, Nguyễn Tất Hà (Năm 1998) cho thấy: Các chỉ tiêu trong nước
thải như COD, BOD5, NH4, Coliform và Fecal coliform ở mức độ ô nhiễm


17
nặng so với TCCP. Kết quả nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam
năm 2004: Lượng vi khuẩn/m3 khơng khí cao hơn giới hạn cho phép [33].
Kết quả nghiên cứu tại 8 bệnh viện huyện của 4 tỉnh năm 2006 cho
thấy, 100% mẫu nước sinh hoạt tại các khoa không đạt tiêu chuẩn vi sinh
vật, nước thải bệnh viện có chỉ số Coliform và Fecal coliform, BOD, COD
đều cao so với TCCP. Các vi khuẩn có khả năng gây bệnh phân lập được từ
nước sinh hoạt, nước thải, khơng khí và d ng c chun khoa tại các bệnh
viện chủ yếu là vi khuẩn đường ruột [33].
*Ả hh ở g

h

h i

i ới ứ kh ẻ


g ồ g

Việt Nam đã có những nghiên cứu đánh giá về tình hình thương
tích của cán bộ nhân viên bệnh viện do các vật sắc nhọn gây ra qua phỏng
vấn trực tiếp. Một số nghiên cứu đã đề cập đến những ảnh hưởng của chất
thải y tế đối với cộng đồng xung quanh bệnh viện nhưng chưa có nghiên
cứu nào đi sâu đánh giá thực trạng tác động của chất thải y tế đối với sức
khoẻ ở những người tiếp xúc với chất thải y tế.
Năm 1996, Đào Ngọc Phong và cộng sự nghiên cứu về ô nhiễm
môi trường và khả năng lây truyền bệnh do nước thải bệnh viện gây ra ở
Hà Nội, cho thấy có hiện tượng tăng trội nhiều bệnh ở các khu dân cư tiếp
xúc với nước thải bệnh viện nhất là các bệnh đường tiêu hoá [33].
Năm 2006, Đào Ngọc Phong và cộng sự nghiên cứu ảnh hưởng của
chất thải y tế đến sức khoẻ tại 8 bệnh viện huyện đã kết luận: Một số bệnh
có liên quan đến ơ nhiễm mơi trường ở nhóm người dân bị ảnh hưởng của
chất thải từ bệnh viện cao hơn nhóm không bị ảnh hưởng [33].
1.2.3.



â

ê y

C

Trong quản lý CTYT, yếu tố con người là rất quan trọng. Có khá
nhiều tác hại nghề nghiệp trong hoạt động y tế nói chung, chất thải y tế nói
riêng mà cán bộ y tế cần phải biết và được trang bị khi tác nghiệp [19],
[43]. Cho dù có hệ thống xử lý chất thải có hiện đại nhưng nếu các cán bộ y



18
tế, những người liên quan trực tiếp đến công tác quản lý, xử lý chất thải và
cộng đồng không nhận thức rõ tác hại và tầm quan trọng của CTYT đối với
công tác bảo vệ môi trường và sức khoẻ thì hệ thống đó hoạt động cũng
được coi là khơng hiệu quả [33], [34]. Do vậy những vấn đề chung cũng
như riêng đối với ngành y tế cần được truyền thông, tập huấn đầy đủ [27],
[44], [46]. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Thái tại 14 bệnh viện
Hà Nội năm 1998: Nhân viên bệnh viện, nhân viên thu gom rác chưa được
tập huấn những kiến thức cơ bản về phân loại rác, chưa nhận thức đúng
nguy cơ của chất thải y tế đối với sức khoẻ, chưa có những kỹ năng nghiệp
v cần thiết [33].
Năm 1999 (Sau khi Bộ Y tế ban hành Quy chế quản lý chất thải y
tế), những hiểu biết của cán bộ, nhân viên bệnh viện về chất thải y tế vẫn
còn nhiều hạn chế. Qua kết quả nghiên cứu tại 6 bệnh viện đa khoa tỉnh của
Đinh Hữu Dung từ năm 2001 - 2002, cho thấy: Phần lớn những người được
phỏng vấn biết được sự nguy hại của chất thải lâm sàng, còn những chất
thải khác số người biết chỉ <50%, đặc biệt cịn tới 8,8 - 8,9% khơng biết
loại chất thải nguy hại. Có tới 79,8 - 92,1% cho rằng đối tượng dễ bị ảnh
hưởng của chất thải y tế là nhân viên y tế, còn bệnh nhân là đối tượng rất
cần quan tâm để tránh các nguy cơ của chất thải thì chỉ có 26,6% [15].
Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Minh Tâm (2006), tại 11 bệnh
viện tuyến huyện tỉnh Hải Dương cho thấy, có từ 43,5% đến 55,8% số cán
bộ, nhân viên y tế trả lời không đúng hoặc không biết về quy định mã màu
sắc của d ng c đựng CTYT. Phần lớn cán bộ y tế, nhân viên bệnh viện
đều biết được những tác hại của CTYT, được biết đến nhiều nhất là khả
năng lan truyền bệnh (96,8%), đối tượng bị ảnh hưởng bởi CTYT được biết
đến nhiều nhất là bác sỹ, điều dưỡng, hộ lý [33].



19
1.3. Các biện pháp quản lý, sử lý chất thải y tế
Các biện pháp quản lý, xử lý chất thải y tế, bảo vệ sức khỏe cán bộ
y tế khỏi các nguy cơ nghề nghiệp đã được Đảng, nhà nước và rất nhiều tác
giả quan tâm ở các mức độ khác nhau. Về mặt chính sách, đường lối cũng
đã được thể hiện trên nhiều văn bản [8], [31], [44]. Có nhiều giải pháp an
toàn vệ sinh lao động, bảo hộ lao động đã được đề cập [32], [48], [49].Có
nhiều tác giả nghiên cứu và đề xuất những biện pháp c thể và đã áp d ng
thành công ở nhiều nơi [33], [37].
1.3.1. C



ắ y

Hình 1.2. Các khâu trong xử lý chất thải rắn
Tại các bệnh viện ở nước ta hình thức xử lý chất thải rắn rất đa
dạng, ph thuộc vào quy mô, điều kiện của từng bệnh viện.
Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam (2004), Việt Nam đã
xây dựng được 43 lò đốt CTRYT hiện đại, nâng công suất xử lý lên 28.840


20
kg/ngày. Cơng suất thiết kế của một lị đốt khoảng 40kg/h - 50 kg/h. Tuy
nhiên đại đa số các lò đốt chưa sử d ng hết công suất, khi so sánh tổng
cơng suất của các lị đốt với lượng CTYT phát sinh, đã cho thấy, các lò đốt
được lắp đặt đã đáp ứng đủ khối lượng phát sinh tại thời điểm. Qua đó đã
chứng tỏ rằng vẫn cịn một khối lượng lớn CTRYT phát sinh chưa được thu
gom và xử lý đúng cách. Thực trạng QLCTYT vẫn đang là vấn đề ở nhiều

nơi trong nước nên đã được nhiều tác giả nghiên cứu và áp d ng các
phương pháp, giải pháp khác nhau [20], [33], [39].
- Thiêu đốt chất thải rắn y tế
+ Thiêu đốt chất thải rắn y tế bằng lò đốt rác hiện đại: Tại Hà Nội
và Thành phố Hồ Chí Minh đã xử lý chất thải y tế tập trung với cơng nghệ
nhập của nước ngồi. Một số bệnh viện đã lắp đặt lò đốt chất thải y tế
Hoval MZ2 của Thu Sĩ đảm bảo an toàn về môi trường. Theo báo cáo của
Bộ Y tế (2009), cả nước đã có gần 200 lị đốt CTYT (Chiếm 73,3%). Trong
số các bệnh viện có lị đốt, ở tuyến Trung ương có 5/5 hoạt động thường
xuyên và có bảo dưỡng định kỳ theo đúng quy định; Tuyến tỉnh là 79/106
lị. Nhưng chưa có một nghiên cứu thống kê c thể nào về các loại lò đốt
hiện đang hoạt động tại các bệnh viện ở Việt Nam và hiệu quả xử lý của
các lò đốt thiết kế và chế tạo trong nước và cũng chưa có số liệu về số lị
đốt đạt tiêu chuẩn khí thải. Thiết kế cơ bản của các lị đốt hiện có đều thiếu
hệ thống xử lý khí thải, gây ơ nhiễm mơi trường, cơng suất lò đốt sử d ng
chưa hợp lý.
+ Thiêu đốt chất thải rắn y tế bằng lị thủ cơng hoặc đốt ngoài trời
Phần lớn các bệnh viện trong cả nước hiện nay, nhất là bệnh viện
tuyến tỉnh và tuyến huyện vấn đề đốt chất thải y tế bằng các lò đốt thủ cơng
khơng có hệ thống xử lý khí thải hoặc đốt ngoài trời. Nghiên cứu 6 bệnh
viện tuyến tỉnh năm 2003 cho thấy: Chỉ có 2/6 bệnh viện xử lý rác bằng lò
đốt chuyên d ng (Bệnh viện Quảng Ngãi, Đồng Tháp), còn 4/6 bệnh viện


21
chơn lấp hoặc sử d ng lị đốt thủ cơng và tuyến huyện là 97/201 lị đốt. Tuy
nhiên chỉ có 197 lò đốt 2 buồng, còn lại là lò thủ công.
+ Chôn lấp chất thải rắn y tế
Kết quả điều tra của Bộ Y tế (1998) tại 80 bệnh viện, phần lớn
CTYT ở các bệnh viện được xử lý theo phương pháp thô sơ, đơn giản, chưa

đảm bảo vệ sinh và an tồn mơi trường, rác thải y tế được chôn lấp trong
khu đất bệnh viện và bãi rác công cộng chiếm tỷ lệ cao (70% bệnh viện
chôn rác thải nhiễm khuẩn; 44,3% bệnh viện chôn rác thải vật sắc nhọn;
44,2% bệnh viện chơn rác thải từ phịng xét nghiệm, 50% bệnh viện chơn
lấp rác thải là hố chất và dược phẩm). Tình trạng thiếu đất để chơn lấp
CTYT đang trở nên phổ biến, nhiều bệnh viện phải chôn đi chôn lại nhiều
lần trong khu đất bệnh viện. Theo báo cáo của Bộ Y tế (2009), cả nước vẫn
còn 26,7% bệnh viện đang thực hiện chôn lấp CTRYT hoặc đốt thủ cơng
ngồi trời ở một số bệnh viện tuyến tỉnh, tập trung nhiều ở các bệnh viện
tuyến huyện.
1.3.2. C





Với các cơ sở y tế có trạm xử lý chất thải lỏng y tế xây dựng riêng,
có các đường ống dẫn chất thải lỏng từ các phòng đến các bể chứa kín để
xử lý. Các đường ống dẫn chất thải lỏng được thiết kế chi tiết, bảo đảm
không lẫn với nước thải sinh hoạt trên bề mặt.
Đối với các cơ sở y tế khơng có hệ thống xử lý nước thải hoặc hệ
thống xử lý nước thải khơng hoạt động thì chất thải lỏng y tế chưa qua xử
lý được đổ trực tiếp ra sơng, lịng đất cùng với nước thải sinh hoạt và nước
mưa, gây ô nhiễm môi trường đất, nước và có nguy cơ lây nhiễm cao.
Số cơ sở y tế có hệ thống xử lý chất thải lỏng riêng rất ít, một số cơ
sở thì hệ thống xử lý không phát huy tác d ng, nước thải ra khơng đạt tiêu
chuẩn, cịn một số cơ sở thì hệ thống xử lý khơng hoạt động được vì nhiều
lý do. Cịn lại phần đơng là các cơ sở y tế khơng có hệ thống xử lý chất thải



22
lỏng, chất thải lỏng nguy hại và lây nhiễm được thoát chung với nước thải
sinh hoạt và nước mưa ra ngồi mơi trường.
Một số bệnh viện như: Bệnh viện Đa khoa và bệnh viện Lao tỉnh
Tuyên Quang; Bệnh viện C và bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh Thái
Nguyên; Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La, Trung tâm Y tế huyện Lương
Tài, Bắc Ninh đang áp d ng công nghệ xử lý nước thải bệnh viện theo
phương pháp lọc sinh học ngập nước cải tiến hoặc phương pháp lọc sinh
học nhỏ giọt [29].
1.3.3. N



o ô

y

1 3 3 1 Cơ ở h
- Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thực hiện
Luật. Điều 39, Luật Bảo vệ môi trường 2005 đã đưa ra các quy định về bảo
vệ môi trường trong bệnh viện và các cơ sở y tế.
- Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT, ngày 26/12/2006, hướng dẫn
điều kiện hành nghề và thủ t c lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép, hành nghề mã
số quản lý CTNH, đã hướng dẫn các cơ sở y tế phải xin đăng ký cấp sổ chủ
nguồn thải CTNH và vận chuyển, xử lý CTNH (Nếu thực hiện xử lý tại
chỗ).
- Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg, ngày 22/4/2003 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng, tại quyết định này có 84 bệnh viện trên cả nước phải
thực hiện biện pháp xử lý triệt để ô nhiễm môi trường.

- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT, ngày 26/12/2006 về việc ban
hành danh m c chất thải nguy hại, quy định CTYT nằm trong danh m c
CTNH có mã số 1301, phải đăng ký và quản lý theo quy định đối với
CTNH.
Năm 1996, Bộ Y tế đã ban hành các văn bản hướng dẫn, quy định
xử lý chất thải rắn trong bệnh viện, năm 1999, đã ban hành riêng quy chế


23
quản lý chất thải y tế, đến năm 2007 quy chế này đã được điều chỉnh để
phù hợp với tình hình cấp bách hiện nay về quản lý chất thải y tế (Quyết
định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế).
Ngồi ra cịn nhiều các văn bản quy định, hướng dẫn khác đối với
công tác quản lý CTYT, như: Tiêu chuẩn khí thải lị đốt CTYT, phí bảo vệ
mơi trường đối với nước thải...
1 3 3 2 Nh
Tại các bệnh viện quy mô lớn, bệnh viện tuyến Trung ương như
Bạch Mai, Việt Đức, bệnh viện Lao và bệnh phổi Trung ương và một số
bệnh viện tuyến tỉnh đều có khoa chống nhiễm khuẩn, có đội ngũ cán bộ
được đào tạo chính quy về quản lý chất thải. Cịn hầu hết các bệnh viện,
nhất là bệnh viện tuyến huyện việc thực hiện Quy chế quản lý chất thải đều
chưa đầy đủ và không thường xuyên. Kết quả nghiên cứu tại 6 bệnh viện đa
khoa tỉnh năm 2003: Chỉ có 3/6 bệnh viện có khoa chống nhiễm khuẩn,
phân loại chất thải rắn chủ yếu do điều dưỡng, hộ lý thực hiện, chưa có văn
bản quy định rõ ràng về trách nhiệm của mỗi thành viên trong công tác
quản lý chất thải.
Hoạt động kiểm tra giám sát của công tác quản lý CTYT chưa được
thường xuyên, năng lực cán bộ làm công tác kiểm tra giám sát còn hạn chế,
chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe [10].
1 3 3 3 Ki h hí


g hi

ị ử

h

h i

Việc đầu tư kinh phí cho xử lý chất thải tại các cơ sở y tế cịn gặp
rất nhiều khó khăn. Các cơ sở y tế phần lớn là các đơn vị sự nghiệp, khơng
có khả năng tự cân đối kinh phí cho việc đầu tư các cơng trình xử lý chất
thải. Kinh phí chi cho xử lý chất thải chưa được kết cấu vào chi phí đầu
giường bệnh nên các bệnh viện ln gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt
động xử lý chất thải thường xuyên. Trong những năm gần đây, một số cơ
sở y tế được đầu tư mới đã chú ý đến xây dựng khu xử lý chất thải rắn và


24
chất thải lỏng, nhưng do nguồn kinh phí hạn hẹp nên có nơi lị đốt hỏng
cũng khơng có kinh phí sửa chữa, khu sử lý nước thải cũng không đạt tiêu
chuẩn cho phép.
Việc thực hiện khoán chi ở bệnh viện, đã làm cho các bệnh viện
phần lớn chỉ quan tâm đến việc đầu tư máy móc thiết bị, vật tư chun
mơn, ít quan tâm đầu tư cho quản lý, xử lý chất thải. Đây cũng chính là một
trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến công tác quản lý, xử lý chất thải
tại các bệnh viện còn nhiều hạn chế và bất cập.
Bên cạnh đó cũng cịn có những vấn đề liên quan khác như: Theo
Quyết định 43/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế thì những quy định về màu sắc
của thùng rác, bao bì, chất liệu... nhưng chưa có nhà sản xuất nào đáp ứng

đúng như quy định đề ra.
1.3.4.

o

y

Khâu quản lý chất thải của các cơ sở y tế lại hết sức lỏng lẻo. Qua thực
tế kiểm tra, Bộ Y tế (2010) đã chỉ ra một số bất cập đang tồn tại tại các
bệnh viện trong vấn đề quản lý rác thải, đó là:
- Việc phân loại chất thải rắn y tế còn chưa đúng quy định.
- Phương tiện thu gom như túi, thùng đựng chất thải còn thiếu và
chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn.
- Xử lý và tiêu huỷ chất thải gặp nhiều khó khăn.
- Thiếu các cơ sở tái chế chất thải; Vấn đề quản lý chất thải y tế
thơng thường có thể tái chế cịn bất cập.
- Thiếu nguồn kinh phí đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống xử lý
chất thải rắn và hệ thống xử lý chất thải lỏng.
Khơng chỉ có những bệnh viện tuyến huyện thực hành chưa tốt việc
quản lý và xử lý chất thải, ngay cả bệnh viện tuyến tỉnh, một số bệnh viện
cũng chưa thực sự xem quản lý rác thải tại bệnh viện là vấn đề quan trọng.
C thể như tại Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai, công tác phân loại, lưu trữ và


25
xử lý rác thải cịn có tình trạng chất thải y tế đổ lẫn với chất thải sinh hoạt,
khu lưu trữ các loại chất thải bệnh viện chưa đúng quy định, chủ yếu để lộ
thiên, các bao nilon đựng rác bị rách khiến rác rơi vãi bừa bãi, hôi thối và
nhiều côn trùng. Ngay tại khu lưu trữ, một số rác thải y tế được đốt chung
với rác thải sinh hoạt.

Tuy nhiên, một vấn đề xã hội cũng có liên quan đến việc quản lý chất
thải bệnh viện hiện nay là có nhiều người sống bằng nghề thu lượm các loại
chất thải có khả năng tái chế để bán cho cơ sở thu mua và tái chế chất thải.
Với xu thế phát triển hiện nay, nhiều vật d ng dùng một lần trong y tế được sử
d ng với số lượng, chủng loại ngày càng tăng. Các vật liệu dùng một lần, đặc
biệt là chất nhựa là mặt hàng rất hấp dẫn đối với những người thu gom chất
thải vì các chất nhựa này là những loại nhựa tốt, có giá trị cao khi tái sinh, tái
chế. Việc quản lý chất thải bệnh viện nếu thiếu kiểm soát chặt chẽ sẽ có hiện
tượng thất thốt.


×