1
..
BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI NGUYÊN
NGÔ CAO LÂM
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG PHềNG CHỐNG
HIV/AIDS TẠI HUYỆN SƠN DƢƠNG, TỈNH TUYấN QUANG
GIAI ĐOẠN 2008 – 2010; ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN
THIỆP
LUẬN ÁN BÁC SĨ CHUYấN KHOA CẤP II
Thỏi Nguyờn, tháng 12 năm 2011
2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đại dịch HIV/AIDS xuất hiện từ năm 1981 tại Mỹ và nhanh chóng lan
khắp tồn cầu. Dịch khơng chỉ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ của con
người mà còn gây tác hại lớn đến phát triển kinh tế, văn hố, xã hội và nịi
giống [22]. Đến nay, HIV/AIDS đã thực sự trở thành hiểm hoạ khôn lường
với những diễn biến phức tạp và nghiêm trọng. Hàng năm trên thế giới có
hàng triệu người tiếp tục nhiễm HIV, hàng triệu người chết do AIDS, trong đó
chủ yếu ở độ tuổi thanh niên. Hơn 20 năm qua, đại dịch HIV/AIDS vẫn tiếp
tục phát triển, lan rộng và khó kiểm soát, đặc biệt ở các nước đang phát triển.
Theo dự báo của Tổ chức Y tế thế giới, trong thế kỷ XXI, số người nhiễm đều
gia tăng ở tất cả các châu lục, trong đó khu vực Châu Á và Đông Nam Á sẽ là
châu lục bị ảnh hưởng nặng nề nhất [34].
Tại Việt Nam, trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện năm
1990 ở Thành phố Hồ Chí Minh. Số nhiễm HIV được phát hiện liên tục tăng,
luỹ tích số nhiễm HIV trên tồn quốc tính đến 31/12/2005 là 104.111, bệnh
nhân AIDS: 17.289, chết do AIDS: 10.071. Trong đó đối tượng nhiễm chủ
yếu ở lứa tuổi trẻ đang trong độ tuổi lao động (20-39): 79,0% [1], [48], [39].
Cho đến nay việc ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS vẫn còn gặp nhiều khó
khăn do chưa tìm được thuốc đặc trị đặc hiệu và vác xin phịng bệnh [3], [6].
Chính vì vậy biện pháp quan trọng trong cơng tác phịng chống AIDS vẫn là
hạn chế sự lan truyền HIV ra cộng đồng.
Đảng và Nhà nước ta đã sớm nhận thấy nguy cơ của đại dịch HIV/AIDS,
xác định cơng tác phịng, chống HIV/AIDS là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách
và lâu dài. Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, văn bản pháp luật của
Nhà nước đã được ban hành cùng với các giải pháp đồng bộ và các hoạt động
ưu tiên phù hợp từng giai đoạn [4]. Đồng thời tích cực thực hiện cam kết quốc
3
tế, tăng cường hợp tác đa phương, song phương, mở rộng hợp tác với các
nước trong khu vực và trên thế giới trong phòng, chống HIV/AIDS, tập trung
vào các biện pháp phòng, chống lây nhiễm cũng như các tiếp cận, chăm sóc
và điều trị đối với người có nhiễm HIV/AIDS [6].
Sơn Dương là một huyện trung du thuộc phía Nam tỉnh Tuyên Quang,
trường hợp phát hiện đầu tiên nhiễm HIV vào tháng 12 năm 2001 tại thôn
Thanh Sơn, xã Hợp Hồ; từ đó cho tới nay số nhiễm HIV/AIDS hàng năm
vẫn tiếp tục tăng nhanh, không chỉ ở thị trấn mà còn xuất hiện gia tăng ở các
bản vùng sâu, vùng xa ở nơi mà đại đa số đồng bào dân tộc thiểu số sinh
sống. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong cơng tác phịng chống nhưng tính đến
ngày 31/12/2010 số người nhiễm HIV/AIDS ở Sơn Dương theo số liệu báo
cáo đã lên tới 263 người, trong đó 153 người chuyển sang giai đoạn AIDS,
122 người đã tử vong do AIDS [52]. Tuy nhiên đây mới chỉ là số liệu báo
cáo, con số phát hiện chắc chắn chưa phản ánh đúng tình hình thực trạng
nhiễm HIV ở huyện Sơn Dương. Xuất phát từ vấn đề trên chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Thực trạng tổ chức và hoạt động phòng chống HIV/
AIDS tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2008 – 2010; đề
xuất một số giải pháp can thiệp” với các mục tiêu nghiên cứu sau :
1) Mô tả thực trạng tổ chức và hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2008 – 2010.
2) Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện hoạt động
phòng chống HIV/AIDS tại huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang.
3) Đề xuất một số giải pháp can thiệp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện
cơng tác phịng chống HIV/AIDS tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Tình hình phịng chống HIV/AIDS
1.1.1. Tình hình dịch HIV/AIDS trên thế giới
Trên thế giới, HIV/AIDS đã trở thành đại dịch, mối hiểm hoạ đối với
nhân loại. Cơ sở của nhận định này là tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế
giới. Kể từ ca nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên tại Mỹ năm 1981, cho đến
nay loài người đã trải qua 30 năm đối phó với một đại dịch quy mơ lớn, phức
tạp, tính đến cuối năm 2009, có 33,3 triệu người đang bị nhiễm HIV, tỷ lệ
người nhiễm HIV trong nhóm tuổi 15-49 là 0,8%. Riêng năm 2009 ước tính
có 2,6 triệu người nhiễm mới HIV và 1,8 triệu người tử vong do AIDS. So
sánh với năm 1999, số người nhiễm mới HIV đã giảm 21%. Báo cáo của
UNAIDS cũng ghi nhận đến cuối năm 2009 đã có 33 nước có số ca nhiễm
mới giảm, trong đó 22 nước khu vực cận Saharan, Châu Phi. Tuy nhiên hiện
vẫn còn 7 nước tỷ lệ nhiễm mới tăng trên 25% khi so sánh giữa năm 1999 và
2009 [11], [28], [45], [65].
Căn cứ theo số liệu của UNAIDS ( tổ chức AIDS của Liên hợp quốc) thì
đến cuối năm 2007, số người nhiễm HIV cịn sống trên tồn cầu là khoảng
33,2 (30,6 – 26,1) triệu người, giảm 16% so với con số ước tính cơng bố năm
2006 là 39,5 triệu (34,7 – 47,1 triệu), trong đó phụ nữ là 15,4% triệu (13,9 –
16,6 triệu), trẻ em dưới 15 tuổi 2,5 triệu (2,2 – 2,6 triệu) đang sống chung với
HIV/AIDS, HIV phân bố ở khắp các châu lục [43,], [64] (trừ Châu Nam cực).
Có thể nói ở đâu có người cư trú thì ở đó có mặt HIV. Cận sa mạc Sahara
Châu Phi là nơi có số người nhiễm cao nhất (22,5 triệu người), tiếp theo là
khu vực Nam và Đông Á (4,0 triệu người); Nam Á Thái Bình Dương hiện
được dự đoán sẽ là nơi lây lan HIV/AIDS nhanh nhất trong những năm tới (vì
5
đại bộ phận các nước ở khu vực là những quốc gia nghèo; dân số đơng; sự
định hình trong lối sống chưa bền vững; có nơi sản xuất thuốc phiện nổi tiếng
thế giới, đó là vùng “tam giác vàng” [30], [42], [67], [68], [69].
Tại Châu Phi, cận Sahara Châu Phi là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề
nhất trong dịch HIV/AIDS toàn cầu. Hơn 2/3 (68%) tổng số người nhiễm HIV
đang sống tại khu vực này, trong năm 2007 đã có trên ¾ (76%) tổng số ca tử
vong do AIDS. Ước tính khoảng 22,5 triệu (20,9 – 24,3 triệu người) sống
chung với HIV ở vùng cận Sahara Châu phi, không giống các khu vực khác,
đa số người nhiễm HIV cận Sahara Châu Phi 61% là phụ nữ. Cuối năm 2007
có những quốc gia tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong dân số lên đến 15 – 20%; đặc
biệt vùng Botswana và Suaziland tỷ lệ này lên đến trên 35% [70], [71], [72],
[82].
Ở Đơng Âu và Trung Á, ước tính khoảng 1,6 triệu (1,2 – 2,1 triệu) người
đang sống chung với HIV, so với 630.000 trong năm 2001, tăng gấp 150%.
Đặc biệt gần 90% số ca nhiễm HIV mới tại khu vực này là từ hai quốc gia
Cộng hoà liên bang Nga (66%) và Ucraina (21%). Nguyên nhân chính lây
nhiễm tại khu vực này vẫn là tiêm chích ma tuý (62%) và quan hệ tình dục
khơng an tồn (37%) [14], [48], [69].
Vùng Caribe, ước tính khoảng 230.000 – 270.000 người hiện đang sống
chung với HIV. Cộng hoà Dominica và Haiti là hai quốc gia có số người
nhiễm cao nhất. Dịch lan truyền ở vùng Caribe chủ yếu là do quan hệ tình dục
khác giới, nhiều nơi tập trung trong nhóm phụ nữ hành nghề mại dâm và cũng
là đường lây tình dục khác giới trong cộng đồng [44], [76], [77], [78].
Châu Mỹ La tinh có khoảng 1,6 – 1,9 triệu người đang sống chung với
HIV, dịch tập trung trong nhóm nghiện chích ma tuý và tình dục đồng giới
nam. Tình dục đồng giới nam khơng an tồn là ngun nhân chính nhiễm HIV
6
tại Bolivia, Chi Lê, Ecuador và Peru. Khoảng 1/3 số người nhiễm tại Châu
Mỹ la tinh đang sống tại Brazin [64], [71].
Khu vực Bắc Mỹ, Tây và Trung Âu, ước tính có khoảng 2,1 triệu người
đang sống chung với HIV. Không giống khu vực khác, đại đa số người sống
chung với HIV tại những nước này khi cần đã được điều trị bởi thuốc ARV
đúng chuẩn nên vẫn sống khoẻ mạnh và sống lâu hơn so với bất cứ nơi nào
khác. Báo cáo về dịch tễ cho biết có sự gia tăng lây nhiễm HIV ở Mỹ, Tây và
Trung Âu. Tại Bắc Mỹ ước tính số mắc mới trong những năm gần đây là
trong nhóm người Mỹ gốc Phi; có 1,3 triệu người sống chung với HIV cao
hơn năm 2001 chỉ có 1,1 triệu. Hơn nữa Tây và Trung Âu có khoảng 760.000
sống chung với HIV cịn năm 2001 là 620.000 [42], [74], [81].
Tại châu Á, ước tính có khoảng 4,9 triệu người đang bị nhiễm HIV
trong năm 2009. Hầu hết dịch tại các quốc gia đã có dấu hiệu chững lại;
khơng có quốc gia nào trong khu vực có dịch toàn thể. Thái Lan là nước duy
nhất trong khu vực có tỷ lệ hiện nhiễm gần 1% và xét một cách tổng thể, dịch
ở nước này cũng có dấu hiệu chững lại. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong số người
trưởng thành là 1,3% trong năm 2009, và tỷ lệ nhiễm mới đã giảm xuống còn
0,1%. Tại Cam-pu-chia, tỷ lệ hiện nhiễm ở người trưởng thành giảm xuống
còn 0,5% trong năm 2009, giảm từ 1,2% trong năm 2001 [66]. Song tỷ lệ hiện
nhiễm HIV lại đang gia tăng ở những quốc gia vốn có tỷ lệ hiện nhiễm thấp
như Bangladesh, Pakistan (nơi tiêm chích ma túy là hình thái lây truyền HIV
chính) và Philippin. Về hình thái nhiễm mới HIV ở châu Á, năm 2009 có
360.000 người mới nhiễm HIV, thấp hơn 20% so với 450.000 người năm
2001. Tỷ lệ nhiễm mới giảm hơn 25% tại các nước Ấn Độ, Nepal và Thái Lan
trong các năm từ 2001 đến 2009. Dịch cũng chững lại tại Malaysia và Sri
Lanka trong khoảng thời gian này. Tỷ lệ nhiễm mới tăng 25% ở Bangladesh
7
và Philippin từ 2001 đến 2009 dù dịch tại các nước này vẫn ở mức thấp [66],
[72], [73].
Hình thái lây truyền HIV tại châu Á vẫn chủ yếu tập trung ở nhóm người
tiêm chích ma túy, người bán dâm, khách làng chơi, và nam quan hệ tình dục
đồng giới. Các hình thái nhiễm mới có thể rất khác nhau tại những quốc gia
rộng lớn như Ấn Độ. Khoảng 90% số người nhiễm mới HIV tại Ấn Độ được
cho là đã lây nhiễm từ việc quan hệ tình dục khơng an tồn, song việc thường
xun có 2 hoặc hơn 2 người sử dụng chung bơm kim tiêm mới là hình thái
lây truyền HIV chính tại các bang vùng Đơng Bắc của quốc gia này [55],
[77], [78], [79].
1.1.2. Tình hình nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam
Dịch HIV/AIDS đã xảy ra ở phần lớn các khu vực địa lý khác nhau trên
toàn quốc, thời gian xuất hiện và hình thái dịch ở các khu vực địa lý cũng
khác nhau rất lớn. Dịch HIV có thể xảy ra ở Việt Nam cuối những năm 1980,
lây qua những người nước ngồi đến thành phố Hồ Chí Minh hoặc đến những
tỉnh biên giới khu vực Tây Nam, sau đó dịch xảy ra rất nhanh ở các tỉnh khu
vực Đông Nam Bộ, tiếp đến các tỉnh khu vực Đông Bắc [4], [5], [7]. Trong
thập kỷ qua, dịch phát triển nhanh nhất ở các tỉnh miền núi phía Bắc như các
tỉnh Thái Nguyên, Điện Biên, Sơn La và Yên Bái [15], [18]. Trước năm 2000
dịch chủ yếu tập trung ở các khu vực thành thị, nhưng hiện nay dịch đã xảy ra
hầu hết cả nước, kể cả ở cả các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng núi, vùng
dân tộc thiểu số [47]. Tuy nhiên dịch HIV/AIDS vẫn chủ yếu tập trung trong
nhóm nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm và nhóm người tình dục đồng
giới nam. Trong tổng số người được xét nghiệm phát hiện HIV dương tính,
người nghiện chích ma túy chiếm khoảng 70%, phụ nữ bán dâm chiếm
khoảng 5%, còn lại là đối tượng khác [33], [34]. Đường lây truyền HIV/AIDS
ở Việt Nam chủ yếu lây truyền qua tiêm chích chung ma túy, hình thái nguy
8
cơ lây nhiễm HIV/AIDS ở mỗi vùng khu vực cũng có sự khác biệt nhau,
trong khi phần lớn các khu vực trong cả nước dịch chủ yếu lây truyền do tiêm
chích chung ma túy, các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long sự lây truyền
HIV chủ yếu do truyền qua đường tình dục, đặc biệt là các tỉnh khu vực biên
giới tỷ lệ người nhiễm HIV cho biết lây truyền qua đường tình dục cao nhất
[19], [31]. Tuy nhiên, xu hướng do lây truyền qua đường tình dục có nguy cơ
gia tăng trong những năm gần đây, tỷ lệ người nhiễm HIV bị lây truyền qua
đường tình dục tăng hàng năm từ 12% năm 2004 lên 29% năm 2010 [63].
Nhiều bằng chứng cho thấy tỷ lệ phụ nữ bán dâm nghiện chích ma túy và tỷ lệ
nam quan hệ tình dục đồng giới nghiện chích ma túy gia tăng làm tăng nguy
cơ lây truyền qua đường tình dục từ nhóm này sang các loại bạn tình của họ,
do đó số người nhiễm HIV do lây truyền qua đường tình ngày càng chiếm tỷ
trọng cao hơn so với các năm trước đây [11], [20], [58].
Đánh giá chung về tình hình dịch HIV/AIDS cho thấy dịch HIV/AIDS
không tăng nhanh như trước những năm 2005, về cơ bản đã khống chế tình
hình dịch HIV/AIDS ở đa số địa phương và các nhóm dễ bị cảm nhiễm
HIV/AIDS, số người nhiễm HIV/AIDS mới phát hiện đã giảm liên tục 3 năm
gần đây, phần lớn người nhiễm HIV mới phát hiện chủ yếu tập trung trong
nhóm nguy cơ cao. Tuy nhiên dịch HIV/AIDS vẫn cịn diễn biến phức tạp,
hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm dễ bị cảm nhiễm HIV vẫn ở mức
độ cho phép khả năng tạo ra mức độ lây nhiễm HIV cao, tuy số người nhiễm
HIV phát hiện được giảm liên tiếp 3 năm gần đây, nhưng chưa đủ thời gian
đảm bảo bền vững [52].
Tỷ lệ nhiễm HIV trên 100.000 dân tính chung trên tồn quốc là 187
người trên 100.000 dân, tỷ lệ hiện nhiễm HIV trên 100.000 dân có sự chênh
lệch giữa các địa phương, cao nhất là Điện Biên có tỷ lệ 599 người trên
100.000 dân, đứng thứ hai là Thành phố Hồ Chí Minh với 587 người trên
9
100.000 dân, Sơn La 481/100.000 dân; Yên Bái 385/100.000 dân; Quảng
Ninh 304/ 100.000 dân. Các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên là
những tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV trên 100.000 dân thấp so với mặt bằng chung
của cả nước với tỷ lệ nhiễm HIV chủ yếu ở mức dưới 100.000 dân [20], [27,
[40], [56].
Bảng 1.1. Mƣời tỉnh có số nhiễm HIV cao nhất trong năm 2009
Địa phƣơng
TT
Số nhiễm HIV
1
Thành phố Hồ Chí Minh
41.539
2
Hà Nội
16.535
3
Hải Phịng
6.571
4
Thái Ngun
5.484
5
Sơn La
5.201
6
Nghệ An
3.904
7
An Giang
3.667
8
Quuảng Ninh
3.476
9
Thanh Hoá
3.437
10
Bà Rịa Vũng Tàu
3.417
(Theo nguồn: Bộ Y tế báo cáo tình hình lây nhiễm HIV/AIDS năm 2009 )
1.1.3. Tình hình phịng chống HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam
Liên Hợp Quốc đã đưa ra tuyên bố chính trị có trên 100 mục với tiêu đề
“Tăng cường các nỗ lực chung để xóa bỏ HIV/ AIDS” đã khẳng định quyết
tâm mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế trong việc tăng cường các biện pháp
phòng, chống HIV/AIDS trên phạm vi toàn cầu [16].
Liên Hợp Quốc kêu gọi các quốc gia thành viên có những hành động
mạnh mẽ hơn trong việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ; triển khai tích
cực hiệu quả các giải pháp nhằm chấm dứt các ca nhiễm HIV mới; xóa bỏ tử
10
vong và các căn bệnh liên quan tới AIDS; nâng cao tuổi thọ và chất lượng
sống của người nhiễm HIV/AIDS; giảm thiểu kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo
lực đối với người nhiễm HIV/AIDS…
Theo lãnh đạo của nhiều quốc gia, các chương trình quốc gia, quốc tế về
phịng, chống HIV/AIDS đã được xây dựng khá đồng bộ, gắn kết với các mục
tiêu y tế, phát triển và nhân quyền; tâm lý kỳ thị người nhiễm HIV/AIDS
được giảm đáng kể…
Việt Nam là một trong những quốc gia thực hiện nguyên tắc 03 thống
nhất do Liên Hiệp Quốc khởi xướng, một trong những nội dung đó là có một
chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở việt nam đến năm 2010 và
tầm nhìn 2020 đã được Thủ Tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số
36/2004/QĐ-TTg, ngày 17/3/2004. Qua 5 năm tổ chức thực hiện chiến lược
Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, nhìn chung các cấp uỷ đảng, chính quyền
ở các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo triển khai
thực hiện các nội dung chiến lược và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp
phần ngăn chặn, hạn chế tốc độ gia tăng của đại dịch HIV và chúng ta đã hoàn
thành xuất sắc mục tiêu đã đặt ra khống chế tỷ lệ nhiễm HIV dưới 0,3% trong
cộng đồng dân cư năm 2010 [20], [63].
Trong công tác phòng chống HIV/AIDS Việt Nam đã kết hợp các biện
pháp xã hội và biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế trên ngun tắc lấy phịng
ngừa là chính, trong đó thơng tin giáo dục truyền thơng nhằm thay đổi hành vi
là biện pháp chủ yếu. Thực hiện việc phối hợp liên ngành và huy động xã hội
trong phòng, chống HIV/AIDS trong các chương trình phát triển kinh tế - xã
hội. Kết hợp chặt chẽ phòng, chống HIV/AIDS với phòng, chống ma túy, mại
dâm; chú trọng triển khai các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng
lây nhiễm HIV; không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và thành viên
trong gia đình họ; tạo điều kiện để người nhiễm HIV và thành viên trong gia
11
đình họ tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động phịng, chống
HIV/AIDS [33], [43].
Về cơng tác thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi đã được
triển khai trên toàn quốc. Trong thời gian qua, với sự tham gia của các bộ, ban
ngành, đoàn thể, bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú, nhiều mơ hình
phịng, chống HIV/AIDS đã được triển khai tại cộng đồng dân cư, thu hút sự
quan tâm và tham gia của các cấp lãnh đạo, người dân. Nhờ đó đã có tác động
khơng nhỏ đến sự thay đổi kiến thức và hành vi về phòng, chống HIV/AIDS
đặc biệt trong các nhóm nguy cơ cao và trong cộng đồng dân cư [26].
Cơng tác can thiệp giảm tác hại dự phịng lây nhiễm HIV đã được đẩy
mạnh. Có thể nói việc triển khai đồng bộ các biện pháp can thiệp giảm tác hại
trong thời gian qua đã góp phần hết sức quan trọng làm kiềm chế lây nhiễm
HIV ở Việt Nam. Độ bao phủ của chương trình giảm tác hại đã tăng lên rõ rệt,
đã có 60 tỉnh, thành phố triển khai chương trình trao đổi bơm kim tiêm và 63
tỉnh, thành phố triển khai chương trình cấp bao cao su [62].
Về chăm sóc và điều trị, với mơ hình điều trị, chăm sóc và hỗ trợ người
nhiễm HIV/AIDS tồn diện tại các cơ sở y tế tuyến quận /huyện là chủ đạo và
cho đến nay đã và đang triển khai 318 phòng khám ngoại trú cho bệnh nhân
HIV/AIDS người lớn và trẻ em [59].
Về cơng tác an tồn truyền máu dự phòng lây nhiễm HIV đã được thực
hiện tốt, 100% các chai máu được sàng lọc trước khi truyền, chưa để xảy ra
trường hợp nào nhiễm HIV qua truyền máu.
Chương trình giám sát, theo dõi, đánh giá luôn được quan tâm cải tiến và
ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quản lý như phần mềm quản lý
nhiễm HIV/AIDS; tư vấn xét nghiệm tự nguyện; hệ thống báo cáo trực tuyến
đã góp phần quan trọng quản lý kịp thời và chính xác số liệu hoạt động
chương trình. Hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện ngày càng được
12
mở rộng với 317 phòng tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện đang hoạt động tại
các tỉnh / thành phố [62].
Ngoài ra, các lĩnh vực khác như quản lý và điều trị các nhiễm khuẩn lây
truyền qua đường tình dục; tăng cường năng lực, nghiên cứu khoa học cũng
không ngừng được đẩy mạnh.
1.1.4. Tình hình phịng chống HIV/AIDS ở Tun Quang
* Tình hình nhiễm HIV/AIDS của tỉnh Tuyên Quang
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi có diện tích 58.687km2, chiếm 1,78%
diện tích cả nước; trung du chiếm 50%, cịn lại 50% là miền núi, có đầy đủ
các vùng sinh thái. Bao gồm 6 huyện, 01 thành phố. Dân số 748.660 người;
điều kiện tự nhiên chia làm hai vùng, vùng phía bắc là các huyện có địa hình
đồi núi cao, độ dốc lớn xen lẫn đá vơi; vùng phía nam có địa hình đồi núi bát
úp, có độ dốc thấp thoải dần, có 03 huyện miền núi; trong đó huyện Sơn
Dương là một huyện có địa hình với nhiều đặc điểm đặc thù của vùng chuyển
tiếp giữa trung du và miền núi; rừng núi chiếm 3/4 diện tích đất tự nhiên; dân
số của huyện trên 180 nghìn người.
Sơn Dương nằm trong ảnh hưởng khung cảnh dịch tễ HIV/AIDS chung
của cả nước, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng đầu tư các khu
vực công nghiệp, tiểu khu công nghiệp, du lịch sinh thái (An Hoà, ATK Tân
Trào….); tỉ lệ người đi làm ăn xa ở các tỉnh khác vào thời kỳ nông nhàn ngày
càng nhiều; các tệ nạn ma tuý, mại dâm diễn biến ngày càng phức tạp, dẫn
đến tình hình HIV/AIDS trên địa bàn huyện Sơn Dương ngày một gia tăng.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Phòng chống tội phạm, HIV/AIDS và tệ
nạn ma tuý, mại dâm hiện nay trên địa bàn của tỉnh đã xuất hiện đầy đủ các
loại ma tuý có ở Việt Nam và thế giới (thuốc phiện, heroin, hồng phiến và các
loại thuốc gây nghiện tổng hợp khác….) nhưng chủ yếu là thuốc phiện và
heroin. Số người nghiện ma tuý trong những năm qua vẫn chưa có chiều
13
hướng thuyên giảm, tính đến hết tháng 12 năm 2010 tồn tỉnh có gần 2.000
người nghi nghiện và 3.427 người nghiện có hồ sơ quản lý (trong đó số đối
tượng đang ở cộng đồng dân cư là 2.595; số đối tượng đang cai nghiện tại các
công trường 06 là 663 người; đối tượng đang ở trong tù giam là 169 người).
Người nghiện ma tuý có 141/141 xã, phường, thị trấn của 6 huyện và 1 thành
phố. Người nghiện ma tuý gồm nhiều thành phần: Nông dân, giáo viên, cán
bộ, học sinh, sinh viên, lái xe, lao động tự do, không nghề nghiệp [49], [50].
Cũng theo báo cáo khảo sát của Ban chỉ đạo Phòng chống HIV/AIDS và
tệ nạn ma tuý, mại dâm tỉnh; tính đến hết năm 2010 trên địa bàn tỉnh có
khoảng trên 100 gái mại dâm chuyên nghiệp, trên 300 nhân viên nữ làm việc
tại các cơ sở kinh doanh nghi vấn có hoạt động mại dâm, nhưng không
thường xuyên. Tuy nhiên hoạt động mại dâm tại Tuyên Quang cũng hết sức
phức tạp, số GMD di biến động từ các nơi khác tới khó có thể thống kê và
quản lý đầy đủ [50].
Chiều hướng và diễn biến HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh cũng diễn biến hết
sức phức tạp. Trường hợp HIV đầu tiên tại Tuyên Quang được phát hiện vào
tháng 11 năm 1995. Trong những năm 1995 – 2000 số trường hợp nhiễm mới
hàng năm chỉ dừng lại con số hàng chục. Tuy nhiên từ năm 2001 đến nay số
trường hợp nhiễm mới tăng lên con số hàng trăm; đến ngày 30/6/2010 luỹ tích
số nhiễm HIV/AIDS của tồn tỉnh Tuyên Quang lên tới 1.914 người, trong đó
có 987 bệnh nhân AIDS, tử vong do AIDS là 554 (90% số xã, phường, thị
trấn của 7 huyện thành phố có người nhiễm HIV). Số nhiễm HIV phát hiện
mới không chỉ gia tăng ở khu vực thành phố, thị trấn mà cịn xuất hiện và gia
tăng ở các thơn bản vùng sâu, vùng xa [49], [50].
Kết quả giám sát trọng điểm và thường xuyên năm 2010, tình hình lây
nhiễm HIV diễn biến hết sức phức tạp. Tỉ lệ nhiễm HIV vẫn tập trung chủ yếu
ở nhóm tuổi từ 20 – 39 tuổi (chiếm 88,4%); 72,3% các trường hợp nhiễm HIV
14
có liên quan đến tiêm chích ma t, 3,2% là mại dâm; lây qua đường tình dục
0,5%; nghề nghiệp là lao động tự do và không nghề nghiệp chiếm 6,8%; công
nhân chiếm 5,4%; nông dân chiếm 16,7%; lái xe 4,2%; nhân viên hành chính
1,4%. Tỉ lệ nam giới nhiễm HIV/AIDS là phổ biến, chiếm 84,6%; trong đó nữ
giới 15,4% [50].
Bảng 1.2. Diễn biến HIV/AIDS qua các năm tại Tuyên Quang
Năm
2008
2009
2010
Số nhiễm HIV
1.319
1.387
1.455
Số chuyển AIDS
603
698
774
Số luỹ tích TV do AIDS
499
551
597
(Nguồn: Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Tuyên Quang báo cáo kết
quả hoạt động phòng chống HIV/AIDS năm 2010).
* Các hoạt động phòng chống HIV/AIDS của tỉnh Tuyên Quang
Một trong những hoạt động nổi bật là các địa phương, đơn vị đã tổ chức
nhiều hoạt động phong phú trong công tác thông tin, giáo dục, truyền thông.
Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như Báo Tân Trào, Đài Phát
thanh - Truyền hình, Trung tâm Truyền thơng - Giáo dục sức khỏe đã đăng tải
kịp thời nhiều tin, bài, ảnh, phóng sự về các hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS, tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng, chống HIV/AIDS, cung cấp
kiến thức về HIV/AIDS, đặc biệt đẩy mạnh tuyên truyền về chiến dịch dự
phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Nhiều hoạt động như lễ mít tinh hưởng ứng ngày “Thế giới phịng, chống
AIDS” với sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là đại diện
người nhiễm HIV trên địa bàn, đêm hội trăng rằm nhân ái dành cho trẻ bị
nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV nhân dịp Tết Trung thu đã thu hút được sự
quan tâm của các cấp chính quyền, cộng đồng xã hội. Qua đó đã chuyển tải
đến mọi người thông điệp "Hãy quan tâm hơn nữa đến trẻ bị nhiễm HIV;
15
đừng quay lưng với những người bị nhiễm HIV/AIDS". Hoạt động truyền
thông trực tiếp cũng được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức.
Trung tâm phịng chống HIV/AIDS đã tổ chức các buổi tập huấn và
truyền thông trực tiếp cung cấp kiến thức phịng, chống HIV/AIDS cho các
đối tượng có nguy cơ cao, cho đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ thuộc thị trấn
Sơn Dương (huyện Sơn Dương), cán bộ nhân viên khu du tích lịch sử Tân
Trào (huyện Sơn Dương), hội phụ nữ phường Tân Quang (thành phố Tuyên
Quang)... thu hút đông đảo người dân tham gia.
Trong thời gian qua, đã phân phối nhiều tờ rơi, tờ gấp, cuốn Tạp chí
AIDS và cộng đồng, cuốn bản tin, đĩa CD… cho các đơn vị, ban, ngành, đoàn
thể trong tỉnh với nội dung tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS. Tu sửa và
làm mới hệ thống pa nơ tun truyền phịng chống HIV/AIDS ở các địa bàn
trong toàn tỉnh.
Thực hiện Dự án Giám sát HIV/AIDS và can thiệp giảm tác hại dự
phòng lây nhiễm HIV, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch triển khai chương
trình can thiệp giảm tác hại trên địa bàn. Thời gian qua, đã thành lập được
nhóm đồng đẳng có sự tham gia của người nhiễm HIV tại huyện Sơn Dương,
huyện Yên Sơn, thành phố Tuyên Quang. Định kỳ hàng tháng, các nhóm tổ
chức giao ban để đánh giá lại những kết quả đã làm được trong tháng, đồng
thời nêu lên những khó khăn vướng mắc và bàn cách giải quyết nhằm xây
dựng kế hoạch hoạt động cho tháng sau.
Thông qua các nhóm nhân viên tiếp cận cộng đồng đã cấp phát miễn phí
được trên 100.000 bao cao su và trao đổi bơm kim tiêm cho các đối tượng
nghiện chích ma tuý, người bán dâm. Đã lắp đặt hộp cấp phát bơm kim tiêm
miễn phí ở một số điểm tại huyện Sơn Dương, thành phố Tuyên Quang.
Công tác xét nghiệm giám sát phát hiện và XN sàng lọc máu cũng được
thực hiện nghiêm túc. Hàng năm đã tiến hành lấy mẫu máu xét nghiệm cho
16
trên 5.000 người, trong đó có trên 1.000 đối tượng là tiêm chích ma tuý, phụ
nữ bán dâm, trên 1.000 người là phụ nữ mang thai, phụ nữ trước đẻ [52].
Hoạt động chăm sóc, điều trị và thực hiện dự phòng lây nhiễm HIV từ
mẹ sang con cũng thu được những kết quả đáng mừng. Hiện tại, Trung tâm
phòng chống HIV/AIDS và các Trung tâm Y tế huyện, thành phố trực thuộc
đang quản lý, chăm sóc và tư vấn cho 75% số người nhiễm HIV/AIDS có địa
chỉ. Các hình thức chăm sóc tư vấn được tổ chức thường xuyên và đa dạng
như lập hồ sơ điều trị ARV, theo dõi sức khoẻ cho bệnh nhân AIDS, tư vấn,
hỗ trợ tuân thủ điều trị, hỗ trợ vật chất, tinh thần, tổ chức thăm hỏi động viên
cho các đối tượng nhiễm HIV/AIDS. Mặt khác, tỉnh luôn bảo đảm 100%
thuốc điều trị dự phịng phơi nhiễm HIV cho cán bộ thi hành cơng vụ, bị tai
nạn rủi ro nghề nghiệp, các bà mẹ mang thai bị nhiễm HIV và bảo đảm đủ
thuốc điều trị nhiễm trùng cơ hội cho các bệnh nhân AIDS ở các tuyến.
Hàng năm, nhiều hoạt động như thăm hỏi, động viên trẻ bị nhiễm và tác
động bởi HIV/AIDS nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1- 6, Tết Trung thu, thăm
bệnh nhân AIDS nhân dịp ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS... được tổ
chức ở nhiều địa phương trong tỉnh.
Để người dân được tiếp cận với dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ
sang con, toàn tỉnh đã đẩy mạnh cơng tác tun truyền thơng qua nhiều hình
thức, từ đó đã vận động đông đảo phụ nữ mang thai tham gia xét nghiệm HIV
tại các cơ sở xét nghiệm, nhằm kịp thời phát hiện và điều trị dự phòng để các
bà mẹ có cơ hội sinh con khoẻ mạnh.
Trung tâm phòng chống HIV/AIDS đã phối hợp với các đơn vị liên quan
như Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội, Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh
sản để duy trì hệ thống giám sát các bệnh lây truyền qua đường tình dục, lồng
ghép chặt chẽ giữa giám sát HIV/AIDS và giám sát các nhiễm khuẩn lây
17
truyền qua đường tình dục, thực hiện tốt chương trình Lao/HIV và cơng tác
dự phịng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Để nâng cao hiệu quả trong hoạt động phòng chống HIV/AIDS, hàng
năm tỉnh đã tổ chức nhiều lớp tập huấn về chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS
tại nhà và cộng đồng cho số cán bộ làm cơng tác phịng chống HIV/AIDS
tuyến huyện, xã; tập huấn về báo cáo trực tuyến theo qui định của Bộ Y tế cho
các cán bộ làm công tác thống kê báo cáo, tập huấn về nâng cao kỹ năng xét
nghiệm HIV cho cán bộ xét nghiệm ở tuyến tỉnh và tuyến huyện. Đồng thời
triển khai tốt các hoạt động trong khuôn khổ của “Dự án can thiệp giảm tác
hại” tại huyện Sơn Dương và thành phố Tuyên Quang.
Nhằm thực hiện có hiệu quả các hoạt động xã hội hố cơng tác phịng
chống HIV/AIDS. Thời gian tới, tồn tỉnh tiếp tục đẩy mạnh cơng tác tun
truyền, tổ chức tốt các hoạt động phòng, lây nhiễm HIV trong lĩnh vực y tế,
bảo đảm an toàn truyền máu, an toàn trong các dịch vụ y tế và dịch vụ xã hội.
Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, chăm sóc và điều trị người nhiễm
HIV và bệnh nhân AIDS. Một trong những hoạt động được chú trọng đó là
cơng tác tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS cho mạng lưới y tế các cấp, nhất là tuyến y tế cơ sở, nhằm tạo điều
kiện cho các đơn vị y tế, các địa phương thực hiện có hiệu quả các hoạt động
phịng chống HIV/AIDS tại cơ sở.
1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động phòng chống
HIV/AIDS
1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động phòng chống
HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam
Có thể chia các yếu tố ảnh hưởng đến lây nhiễm HIV làm các nhóm
* Yếu tố Sinh học: Những tổn thương niêm mạc đường sinh dục như
người mắc STDs có khả năng bị nhiễm HIV cao hơn bình thường 2 – 9 lần,
18
hẹp bao qui đầu dẫn đến dễ bị STDs và gây loét, do vậy nguy cơ nhiễm HIV
và lây bệnh cho người khác cao hơn. Ngoài ra, giai đoạn nhiễm HIV cũng ảnh
hưởng tới khả năng lây truyền. Nguy cơ lây nhiễm rất cao ngay sau khi bị
nhiễm HIV (giai đoạn cửa sổ) [10], [54].
* Yếu tố hành vi: Sự chấp nhận của xã hội về lối sống có nhiều bạn tình,
phương thức sinh hoạt tình dục (miệng, hậu mơn, âm đạo) khơng được bảo
vệ. Động tác quan hệ tình dục càng mạnh, thời gian càng lâu thì tỷ lệ trầy
xước càng cao, nguy cơ nhiễm HIV càng tăng; hay các phong tục xăm mình,
xâu lỗ tai; đặc biệt nghiện chích ma tuý là nguy cơ cao lây nhiễm HIV [27],
[33].
* Yếu tố dân số học: Hậu quả về dân số của đại dịch đã được thấy ở
vùng Sahara Châu Phi. Ở nhiều thành phố miền Tây và Trung Phi, 1/3 số
người lớn đang ở độ tuổi hoạt động tình dục bị nhiễm HIV/AIDS. Tỉ lệ tử
vong của trẻ em đã giảm một cách đáng kể do chết vì AIDS. Đồng thời tử
vong của những người lớn tăng gấp ba lần trong một thời gian ngắn là 5 năm.
Tuổi trẻ (tỉ lệ nhiễm HIV cao ở lứa tuổi 15 - 45), biến động về dân số, sự gia
tăng giao lưu thương mại, du lịch trong mỗi nước và giữa các quốc gia trên
thế giới [41], [44].
* Vấn đề về giới: Phần lớn những người nhiễm HIV/AIDS hiện nay ở
Việt Nam là nam giới. Tuy nhiên so với những năm đầu của dịch thì tỉ lệ
nhiễm HIV/AIDS trong nữ giới đã tăng lên. So với nam giới, nữ giới là những
người rất dễ bị lây nhiễm HIV/AIDS do: Cấu trúc giải phẫu, niêm mạc sinh
dục nữ rộng hơn của nam giới, trong QHTD nữ giới là người nhận tinh dịch
nên dễ bị lây nhiễm [32], [59].
Khi phụ nữ nhiễm HIV/AIDS có thai lại dễ dàng truyền bệnh cho con
qua nhau thai, trong khi đẻ và trong khi cho con bú sữa mẹ.
19
* Yếu tố kinh tế, văn hoá và xã hội: Trình độ kém hiểu biết về
HIV/AIDS, trình độ văn hố thấp, quản lý xã hội không tốt, phát triển những
mặt tiêu cực trong xã hội (sử dụng ma tuý, mại dâm), tình trạng nghèo đói,
suy dinh dưỡng, điều kiện sống thiếu thốn và thấp kém do kinh tế chậm phát
triển, khả năng phát hiện và phòng chống dịch bệnh kém. Dân trí thấp dẫn đến
nhận thức về HIV rất hạn chế giá trị đạo đức, lối sống bị ảnh hưởng nhất
trong tình u, tình dục, hơn nhân. Yếu tố chính trị như thái độ của xã hội,
pháp luật với ma tuý, nhóm nguy cơ cao… là những yếu tố góp phần làm lây
lan dịch HIV/AIDS, đồng thời cũng gây khó khăn trong cơng tác phịng,
chống HIV/AIDS [8], [9].
* Yếu tố chính trị: Sự quan tâm của xã hội, luật pháp với các nhóm nguy
cơ cao (NCMT, mại dâm); thái độ đối với giáo dục tình dục; sự chấp nhận của
xã hội đối với phương pháp xét nghiệm HIV dấu tên và việc cho phép cung
cấp BCS, BKT, điều trị cai nghiện bằng những chất thay thế ma tuý như
Methadone …đều ảnh hưởng làm tăng hoặc giảm nguy cơ lây nhiễm HIV [8],
[25].
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động phòng chống
HIV/AIDS tỉnh Tuyên Quang
* Thuận Lợi: Trong những năm qua được sự chỉ đạo của Bộ Y tế, các
chính sách phát triển y tế địa phương và y tế cơ sở đã tạo điều kiện thuận lợi
cho các hoạt động phịng chống HIV/AIDS.
- Cơng tác phịng chống HIV/AIDS là một trong những hoạt động được
ưu tiên.
- Mạng lưới y tế cơ sở phát triển bền vững, 100% các xã, thị trấn đã có
cán bộ làm cơng tác phòng chống HIV/AIDS.
20
- Các tổ chức đồn thể, chính quyền, Hội Phụ nữ, Hội Nơng dân, Phịng
Lao động & TBXH….đã và đang hợp tác, hỗ trợ tích cực và thường xuyên
đối với các hoạt động phịng chống HIV/AIDS.
* Khó khăn:
- Nhân lực: Mơ hình tổ chức y tế huyện đã có sự thay đổi theo Thông tư
liên tịch số 03/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 25/4/2008 của Bộ Y tế - Bộ Nội
vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở Y tế,
Phịng Y tế, Trung tâm Y tế. Tồn huyện thiếu hụt về nhân lực do thiếu biên
chế nên từ tuyến huyện đến cơ sở khơng có cán bộ chun trách phụ trách
cơng tác phịng chống HIV/AIDS mà phải kiêm nhiệm lồng ghép nhiều nhiệm
vụ. Trình độ chun mơn, năng lực quản lý của cán bộ trạm y tế cịn yếu,
khơng đồng đều.
- Vật lực: Cơ sở vật chất, vật tư trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động
về chăm sóc sức khoẻ ban đầu nói chung; phục vụ cho cơng tác phịng chống
HIV/AIDS nói riêng cịn thiếu, hầu hết được trang cấp từ lâu nay đã xuống
cấp. Tại cơ quan Trung tâm Y tế các phòng chức năng cịn thiếu, trong đó
phịng tư vấn xét nghiệm tự nguyện lồng ghép các dịch vụ xét nghiệm khác.
Trạm y tế các xã, thị trấn hầu hết nhà trạm đã xuống cấp và khơng đủ
phịng chức năng cho các hoạt động chuyên môn tại trạm y tế.
- Tài lực: Nguồn kinh phí cấp cho hoạt động cơng tác phịng chống
HIV/AIDS chủ yếu dựa vào nguồn dự án cấp hạn mức trong từng năm.
- Các hoạt động triển khai: Dự án phòng, chống HIV/AIDS khu vực
Châu Á tại Việt Nam, được triển khai tại tỉnh Tuyên Quang, dự án được thực
hiện từ tháng 6 năm 2010 trên địa bàn huyện Sơn Dương và thành phố Tuyên
Quang, với tổng kinh phí trên 2 tỷ đồng. Trong đó tập trung vào một số hoạt
động: Cung cấp gói dịch vụ cơ bản cho người nghiện chích ma túy, gái mại
dâm; dự phịng lây nhiễm cho học viên trong Công trường 06, phạm nhân
21
trong trại tạm giam Cơng an tỉnh; dự phịng tái nghiện và hỗ trợ tái hòa nhập
cộng đồng cho người nghiện chích ma túy sau cai nghiện; tổ chức các hoạt
động tập huấn về phòng, chống HIV/AIDS nhằm nâng cao hiểu biết và tăng
cường năng lực cho cán bộ ngành Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội,
Công an. Qua đó, hạn chế sự lan truyền HIV liên quan tới tiêm chích ma túy.
Tại huyện Sơn Dương có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống trên một địa
bàn huyện có diện tích tự nhiên lớn, giao thơng phức tạp, đi lại khó khăn. Một
trong những đặc điểm nổi bật về thành phần các dân tộc và sự chênh lệch về
số dân, trình độ…Tuy nhiên do đặc điểm về địa bàn cư trú cũng như do đời
sống của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn rất thấp, nên hiện nay
khoảng cách về trình độ văn hố giữa các dân tộc khá chênh lệch. Về mặt
phân bố, các dân tộc sống cư trú xen kẽ nhau thành các làng, xóm, thơn bản
với đủ loại hình kinh tế như sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, tiểu
thủ công nghiệp …. tốc độ gia tăng dân số và di biến động dân cư khó kiểm
sốt, trình độ dân trí thấp, kiến thức của người dân về HIV cịn hạn chế và
mặc cảm kỳ thị về HIV/AIDS. Vì vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác
phịng chống HIV/AIDS.
1.3. Các giải pháp thực hiện cơng tác phịng chống HIV/AIDS
1.3.1. Các giải pháp trên thế giới
Thế giới đã thay đổi căn bản kể từ khi đạt được cam kết lịch sử thực hiện
mục tiêu phát triển thiên niên kỷ chống căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.Tuy
nhiên, hiện mỗi năm vẫn có tới 1,8 triệu người bị chết vì HIV/AIDS, 2,6 triệu
người nhiễm mới và chỉ có chưa đầy 1/3 trong 15 triệu bệnh nhân HIV trên
thế giới nhận được thuốc điều trị [8].
Chiến lược mới về phòng chống căn bệnh thế kỷ kêu gọi các nước thực
hiện các biện pháp táo bạo nhằm đạt các mục tiêu khơng cịn các ca lây nhiễm
22
HIV mới, khơng phân biệt đối xử trong phịng chống HIV/AIDS và khơng
cịn ca tử vong do lao phổi liên quan đến HIV/AIDS trên phạm vi tồn cầu.
Chương trình chung của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) đã xác
định 3 định hướng chiến lược phòng chống nhằm đảo ngược xu thế lây lan
nhanh của căn bệnh thế kỷ này trên tồn cầu [61].
Một là cách mạng hố chính sách cũng như phương thức phòng ngừa và
ngăn chặn HIV lây lan trên toàn cầu, trước hết nhằm giảm 50% số ca bệnh lây
lan qua đường tình dục, loại trừ lây truyền HIV trực tiếp từ mẹ sang con; ngăn
chặn hoàn toàn các ca lây nhiễm HIV trong những người sử dụng ma túy.
Hai là đảm bảo công tác điều trị, chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm
HIV/AIDS, theo đó bệnh nhân HIV được tiếp cận các liệu pháp điều trị; giảm
50% số người nhiễm HIV bị chết vì bệnh lao; người nhiễm HIV và gia đình
họ được đưa vào chiến lược an sinh xã hội.
Ba là thúc đẩy quyền con người và bình đẳng giới trong cuộc chiến
chống HIV/AIDS trên tồn cầu.
1.3.2. Các giải pháp thực hiện tại Việt Nam
1.3.2.1 Nhóm giải pháp về xã hội [12].
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với cơng tác phịng,
chống HIV/AIDS; đưa cơng tác phịng, chống HIV/AIDS trở thành mục tiêu
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của ngành và địa phương. Các cấp
chính quyền địa phương đưa hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Huy động toàn dân tham gia
phòng, chống HIV/AIDS nhằm từng bước ngăn chặn, đẩy lùi HIV/AIDS.
Xây dựng chương trình phịng, chống HIV/AIDS thành chương trình
phối hợp liên ngành, tồn diện, đặc biệt chú trọng việc lồng ghép có hiệu quả
với các chương trình phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm để ngăn ngừa lây
nhiễm HIV/AIDS; huy động mọi tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động phòng,
23
chống HIV/AIDS. Khuyến khích các tổ chức xã hội, tổ chức tơn giáo, tổ chức
từ thiện, tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp, nhóm cộng đồng, người
nhiễm HIV/AIDS cùng gia đình tham gia cơng tác phịng, chống HIV/AIDS.
Tiếp tục hồn thiện hệ thống pháp luật, chế độ, chính sách trong cơng tác
phịng, chống HIV/AIDS nhằm đáp ứng u cầu thực tế và phù hợp với xu
hướng hội nhập của hệ thống pháp luật quốc gia trong phòng, chống
HIV/AIDS với pháp luật quốc tế. Tăng cường việc phổ biến, giáo dục pháp
luật, tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định của
pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS.
Đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục và truyền thơng thay đổi các hành
vi có nguy cơ; nâng cao số lượng, chất lượng, tính phù hợp và hiệu quả của
các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông. Xây dựng đội ngũ tuyên
truyền viên gắn liền với đội ngũ cộng tác viên y tế thôn, bản và cán bộ các
ban, ngành, đoàn thể ở cơ sở xã, phường. Phân công trách nhiệm cụ thể về
thực hiện công tác thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi cho
từng bộ, ngành, địa phương; đưa các nội dung về dự phòng lây nhiễm
HIV/AIDS, giáo dục sức khỏe sinh sản vào trong chương trình đào tạo của
các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, giáo dục dạy nghề và
phổ thơng.
Tăng cường tun truyền về chương trình can thiệp giảm thiểu tác hại
nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện các biện pháp can thiệp.
Triển khai chương trình can thiệp giảm thiểu tác hại một cách đồng bộ bao
gồm chương trình bơm kim tiêm sạch, chương trình bao cao su. Nghiên cứu
kinh nghiệm quốc tế để xây dựng và áp dụng các mơ hình triển khai chương
trình bơm kim tiêm sạch, chương trình bao cao su và các chương trình can
thiệp khác ở Việt Nam.
24
Xây dựng hệ thống chăm sóc, hỗ trợ tồn diện cho người nhiễm
HIV/AIDS; khuyến khích việc hình thành các trung tâm chăm sóc, hỗ trợ
người nhiễm dựa vào cộng đồng; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người
nhiễm HIV/AIDS đối với bản thân, gia đình và cộng đồng để ngăn ngừa lây
nhiễm HIV/AIDS.
1.3.2.2. Nhóm giải pháp về chun mơn kỹ thuật [12].
Tăng cường hệ thống giám sát quốc gia về HIV/AIDS, xây dựng các
phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, từng bước triển khai hệ
thống giám sát đến các quận, huyện. Triển khai chương trình giám sát toàn
diện (thế hệ 2) và tăng cường sử dụng các dữ liệu giám sát phục vụ việc
hoạch định chính sách. Tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn,
xét nghiệm tự nguyện HIV/AIDS.
Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật bảo đảm an toàn trong
truyền máu và chế phẩm máu, sàng lọc HIV 100% đơn vị máu và chế phẩm
máu trước khi truyền, từng bước nâng cao chất lượng xét nghiệm HIV trong
sàng lọc máu, tăng cường tuyên truyền, vận động và phát triển bền vững
phong trào hiến máu nhân đạo.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân về cách dự phòng lây
nhiễm HIV/AIDS qua các dịch vụ y tế và dịch vụ xã hội, cung cấp trang thiết
bị vô trùng, tiệt trùng cho các cơ sở y tế đặc biệt là y tế quận, huyện, xã,
phường, hướng dẫn và quản lý công tác dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS qua
các dịch vụ y tế tại tất cả các cơ sở y tế tư nhân.
Tăng cường khả năng tiếp cận với các thuốc điều trị đặc hiệu HIV/AIDS,
xây dựng chính sách về tiếp cận thuốc, đảm bảo cơ chế thuận lợi cho lưu
thông và phân phối thuốc điều trị đặc hiệu HIV/AIDS. Bảo đảm tính sẵn có,
dễ tiếp cận đối với thuốc điều trị đặc hiệu HIV/AIDS, khuyến khích việc
25
nghiên cứu, áp dụng các thuốc đông y trong điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân
HIV/AIDS.
Nâng cao nhận thức của người dân trong độ tuổi sinh đẻ về nguy cơ lây
nhiễm HIV/AIDS và khả năng lây truyền HIV/AIDS từ mẹ sang con, tổ chức
điều trị dự phòng lây truyền HIV/AIDS từ mẹ sang con và tổ chức tốt việc
chăm sóc, điều trị trẻ bị nhiễm HIV/AIDS và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Xây dựng mạng lưới giám sát các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường
tình dục, cung cấp trang thiết bị xét nghiệm, tăng cường chẩn đoán, điều trị
các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, tăng cường đào tạo cán bộ,
lồng ghép triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS với phịng, chống
các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục.
Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan khoa học và các tổ chức
nghiên cứu có liên quan trong cả nước dưới sự điều phối thống nhất của tổ
chức phòng, chống HIV/AIDS. Hỗ trợ các tổ chức, cơ quan nghiên cứu khoa
học triển khai các hoạt động nghiên cứu, đầu tư ngân sách cho các hoạt động
nghiên cứu, tăng cường các hoạt động trao đổi, chuyển giao kỹ thuật và đào
tạo chuyên gia giữa các cơ sở nghiên cứu trong và ngồi nước. Tiến hành
đánh giá chương trình phịng, chống HIV/AIDS sau 02 năm, 05 năm thực
hiện.
1.3.2.3. Nhóm giải pháp về nguồn lực và hợp tác quốc tế [12].
Tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ chuyên trách phòng, chống
HIV/AIDS, đẩy mạnh việc phân cấp và quản lý chương trình, xây dựng cơ
chế phù hợp cho việc thúc đẩy các tổ chức, cộng đồng kể cả người nhiễm
tham gia q trình xây dựng kế hoạch phịng, chống HIV/AIDS. Ngoài ngân
sách của trung ương cấp, ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chủ động
bố trí ngân sách của cấp mình đầu tư cho cơng tác phịng, chống HIV/AIDS.
Khuyến khích và có các chính sách hỗ trợ cho việc nghiên cứu, sản xuất các