Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Bài tập học kỳ môn Luật thương mại quốc tế (9 điểm) Đề bài: “So sánh cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 1947 và cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.77 KB, 8 trang )

MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh tồn cầu hóa về kinh tế thì thương mại quốc tế ngày
càng có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia. Bên c ạnh
những mặt tích cực vẫn cịn có những tranh chấp phát sinh gi ữa các qu ốc
gia, để đảm bảo giải quyết các tranh chấp một cách nhanh và phù h ợp v ới
nguyên tắc của thương mại quốc tế cần có cơ chế để giải quy ết. Để hiểu
rõ hơn về vấn đề này em xin chọn đề số 04: “So sánh cơ chế giải quyết
tranh chấp của GATT 1947 và cơ chế giải quyết tranh chấp c ủa WTO” cho
bài tập học kỳ.


2

NỘI DUNG
I. Khái niệm cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
Cơ chế là hệ thống các mối quan hệ hữu cơ, liên quan đến cách th ức
tổ chức, một quá trình, một hệ thống, tổng thể các yếu tố tạo nên s ự ho ạt
động tồn tại và phát triển của sự vật hiện tượng.
Qua đó, ta có thể hiểu: “Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại
quốc tế là hệ thống các cơ quan, các nguyên tắc, các quy phạm pháp lu ật
về phương pháp, quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại quốc
tế và bảo đảm thi hành quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp”.
II. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa cơ chế giải quyết
tranh chấp của GATT 1947 và cơ chế giải quyết tranh chấp c ủa WTO
1. Sự tương đồng giữa giữa cơ chế giải quyết tranh chấp của
GATT 1947 và cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 1947 và cơ chết giải quy ết
tranh chấp của WTO đề có chung mục đích là giải quy ết tranh ch ấp, tìm
kiếm các cuộc đàm phán mang tính tương hỗ, làm cho các bên tranh ch ấp
kiềm chế, hiểu biết và thơng cảm với nhau, tìm ra biện pháp mà các bên
có thể chấp nhận được và bảo đảm một phán quy ết phải đ ược th ực thi


trên thực tế, bảo đảm có được kết luận chính xác cho việc tranh ch ấp.
2. Sự khác biệt giữa cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 1947
và cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
2.1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp
Đối với GATT 1947, toàn bộ hệ thống giải quyết tranh chấp của được
đặt trên cơ sở ra quyết định đồng thuận, nghĩa là khi một quyết định đ ưa
ra, thì cần phải đạt được sự nhất trí của bên bị khiếu nại tr ước khi ti ến
hành các quy trình thành lập ban hội thẩm, xác định nh ững đi ều kiện


3

tham chiếu, chỉ định thành viên ban hội thẩm và cho quy ền tr ả đũa. Đây
được coi là nhược điểm lớn nhất trong cơ chế giải quy ết tranh ch ấp của
GATT.
Đối với WTO, so với GATT 1947, cơ chế giải quyết tranh chấp của
WTO có sự xuất hiện của nguyên tắc “đồng thuận nghịch”. Theo Điều 2.4
của DSU: “khi những quy tắc và thủ tục của thỏa thuận này quy định DSB
phải ra quyết định, thì việc ra quyết định này sẽ được tiến hành trên c ơ sở
đồng thuận”. Việc ra quyết định thành lập Ban hội thẩm, thông qua các
báo cáo của Ban hội thẩm và cơ quan phúc thẩm đều dựa trên nguyên tắc
đồng thuận nghịch. Điều này có nghĩa là, trong mọi tr ường h ợp, ban h ội
thẩm sẽ được thành lập một cách tự động để giải quyết tranh chấp tr ừ
khi DSB quyết định trên cơ sở nhất trí chung khơng thành lập Ban hội
thẩm.
2.2. Cấp giải quyết tranh chấp
Đối với GATT 1947, việc giải quyết tranh chấp chỉ được tiến hành ở
một cấp – chỉ được xem xét thông qua ban hội thẩm. Các bên khơng có
quyền kháng cáo, khơng có cơ quan phúc thẩm để xem xét lại vụ tranh
chấp một cách thỏa đáng.

Đối với WTO, ngoài Ban hội thẩm đã bổ sung thủ tục phúc thẩm.
Theo quy định của DSU có hai cấp giải quyết tranh chấp và các bên có
quyền kháng cáo đến cơ quan phúc thẩm, cơ quan Phúc th ẩm hoàn toàn
độc lập với Ban hội thẩm được thành lập bởi DSB gồm 7 ng ười m ỗi v ụ
việc sẽ do 3 người giải quyết. Thủ tục phúc thẩm được bổ sung nhằm
mang lại cho các bên tranh chấp có cơ hội tiếp để bảo vệ các quy ền và l ợi
ích chính đáng của mình.
2.3. Thủ tục giải quyết tranh chấp


4

Đối với GATT, khi giải quyết tranh chấp các bên tuân theo các bước
như sau: Thương lượng trình vụ kiện → tham vấn → hòa giải và trọng tài
→ thành lập ban hội thẩm hoặc nhóm cơng tác → thực thi phán quyết. Tiến
trình giải quyết tranh chấp của GATT khơng rõ ràng, dễ bị trì hỗn ở m ọi
giai đoạn vì chưa có khung thời hạn cụ thể để giải quy ết.
Đối với WTO, thủ tục giải quyết tranh chấp theo cơ chế của WTO
thường trải qua các giai đoạn: Tham vấn và hòa giải → giải quyết tranh
chấp tại ban hội thẩm → kháng cáo và phúc thẩm → thi hành phán quyết và
khuyến nghị. Tuy nhiên, không phải bất kỳ tranh chấp nào cũng đều ph ải
trải qua các giai đoạn này. Tùy thuộc vào nội dung của tranh ch ấp, tính
chất phức tạp của tranh chấp, thiện chí của các bên mà m ột tranh ch ấp có
thể được giải quyết tại các giai đoạn khác nhau.
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đã có những quy định cụ th ể
về thời hạn giải quyết tại từng giai đoạn. Tại giai đoạn tham v ấn có quy
định thành viên được yêu cầu phải trả lời trong vòng 10 ngày và tiến hành
tham vấn trong thời hạn 30 ngày (Điều 4.3 – DSU). WTO quy định c ụ th ể
có thể thành lập Ban hội thẩm khi thành viên được yêu cầu tham vấn
không trả lời u cầu này trong vịng 10 ngày, thì thành viên đã yêu c ầu

tham vấn có thể đề nghị thành lập Ban hội thẩm (Điều 4.3 DSU); bên
tham vấn không giải quyết được tranh chấp trong thời hạn 60 ngày kể từ
ngày nhận được yêu cầu tham vấn, bên nguyên đơn có thể yêu cầu thành
lập Ban hội thẩm (Điều 4.5 DSU)...
2.4. Thực thi phán quyết
Với GATT, các quy tắc giải quyết tranh chấp của Hội đồng sẽ h ướng
dẫn các bên ký kết loại bỏ hoặc điều chỉnh biện pháp nếu biện pháp đó
khơng phù hợp với quy định của GATT, hoặc tiến hành các hoạt động khác
để duy trì sự cân bằng của các nhượng bộ nếu biện pháp tìm thấy là h ợp
pháp theo Hiệp định GATT nhưng đã làm vơ hiệu hóa l ợi ích đ ược trông


5

đợi một cách hợp lí từ Hiệp định GATT, khơng có một cơ quan nào đ ể giám
sát việc thực hiện các khuyến nghị và phán quy ết của GATT.
Với WTO, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đã bổ sung tính bắt
buộc và xây dựng cơ chế thực thi nhằm đảm bảo tốt hơn việc bảo vệ
quyền và lợi ích cho các thành viên của WTO. Việc tuân th ủ ngay và ngay
lập tức những khuyến nghị và phán quyết của DSB là điều c ơ bản nh ằm
bảo đảm việc giải quyết hữu hiệu tranh chấp vì lợi ích của tất cả các
thành viên. Theo Điều 19 DSU, Ban hội thẩm hoặc C ơ quan phúc th ẩm sẽ
đưa ra khuyến nghị trong trường hợp thấy rằng một biện pháp nào đó do
thành viên thực hiện khơng phù hợp với các hiệp định có liên quan. DSB sẽ
duy trì giám sát việc thực hiện các khuyến nghị hoặc phán quy ết đã đ ược
thơng qua. Ít nhất 10 ngày trước mỗi cuộc họp DSB, thành viên liên quan
sẽ cung cấp cho DSB bản báo cáo tình hình bằng văn bản về tiến tri ển c ủa
việc thực hiện các khuyến nghị và phán quyết này.
2.5. Cơ quan giải quyết tranh chấp
GATT không quy định một cơ quan thường trực, một cơ chế pháp lí

hồn chỉnh có chức năng giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành
viên;
WTO không thành lập một cơ quan giải quyết tranh chấp hoàn toàn
độc lập và tách rời khỏi cơ cấu tổ chức WTO. Mà theo Điều 4.3: “Khi cần
thiết Hội đồng chung sẽ được triệu tập để đảm nhiệm phần trách nhiệm
của cơ quan giải quyết tranh chấp được quy định trong thỏa thuận về các
quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp. Cơ quan gi ải
quyết tranh chấp có thể có chủ tịch riêng và tự xây dựng ra nh ững quy đ ịnh
về thủ tục mà cơ quan này cho là cần thiết để hoàn thành trách nhiệm của
mình”. Như vậy, hội đồng chung WTO vừa là cơ quan thường tr ực cừa là c ơ
quan giải quyết tranh chấp của WTO(DSB). Thành viên của DSB cũng
chính là các đại diện của các nước thành viên trong Hội đ ồng chung.


6

KẾT LUẬN
Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO là sự kế thừa các quy định
về giải quyết tranh chấp đã từng phát huy tác dụng tích c ực g ần 50 năm
qua trong lịch sử GATT 1947. Rút kinh nghiệm từ những bất cập trong c ơ
chế cũ, một số cải tiến căn bản về thủ tục đã được đưa vào c ơ chế m ới,
góp phần khơng nhỏ trong việc nâng cao tính chất xét x ử của th ủ tục này
cũng như tăng cường tính ràng buộc của các quy ết đ ịnh gi ải quy ết tranh
chấp.


7

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học luật Hà Nội, Giá trình Luật thương mại quốc tế, Nhà

xuất bản Công an nhân dân; Truy cập ngày 11/11/2017;
2. TS. Nguyễn Vĩnh Thanh, ThS. Lê Thị Hà, Các nước đang phát triển với cơ
chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức thương mại thế giới, Nhà xuất
bản Lao động Xã hội năm 2006.
3. Trungtamwto.vn, Giới thiệu về cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO ,
Truy cập ngày 11/11/2017;
/>4. Trungtamwto.vn, Văn bản điều chỉnh hoạt động giải quyết tranh chấp
trong WTO, Truy cập ngày 11/11/2017;
/>5. Trungtamwto.vn, Phạm vi đối tượng tranh chấp, Truy cập ngày
11/11/2017;
/>6. Trungtamwto.vn, Các cơ quan giải quyết tranh chấp, Truy cập ngày
11/11/2017;
/>7. Trungtamwto.vn, Trình tự giải quyết tranh chấp, Truy cập ngày
11/11/2017;
/>8. Trungtamwto.vn, Các qui định đặc biệt về thủ tục giải quyết các tranh
chấp áp dụng cho các nước đang phát triển, Truy cập ngày 11/11/2017;
/>

8



×