Tải bản đầy đủ (.ppt) (21 trang)

Tiểu luận môn luật thương mại quốc tế Vụ việc về tranh chấp hợp đồng thuê tàu liên quan đến khả năng đi biển của con tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (829.97 KB, 21 trang )

LỚP CAO HỌC LUẬT KINH TẾ
GVHD: TS. Hoàng Thị Thanh Thủy


NHÓM 2
1. Trần Công Huy
2. Trần Nguyễn Nguyệt Minh
3. Lâm Khuê Trúc
4. Nguyễn Thị Bích Vân


Vụ việc về tranh chấp hợp đồng thuê tàu
liên quan đến khả năng đi biển của con tàu

A (nguyên đơn) là chủ hàng đồng
thời là người nhận hàng, ký với B
(bị đơn) là chủ sở hữu tàu một hợp
đồng vận chuyển 5.000 tấn hàng từ
Australia đến Burnside. Vận đơn
phát hành ngày 09/02/1982.


Vụ việc về tranh chấp hợp đồng thuê tàu
liên quan đến khả năng đi biển của con tàu

Ngày 31/3/1982, khi tàu đến Burnside,
công ty giám định hàng hóa kết luận
hàng bị ngấm nước, nguyên đơn A yêu
cầu bồi thường thiệt hại 50.000 USD
theo giá thị trường cho số hàng bị ướt
do bị đơn B đã không có sự mẫn cán


hợp lý để làm cho tàu có khả năng đi
biển.


Vụ việc về tranh chấp hợp đồng thuê tàu
liên quan đến khả năng đi biển của con tàu

Bị đơn thì cho rằng hàng bị ướt
nước là do ẩn tỳ của tàu, ngoài ra
bị đơn còn cho rằng việc đưa ra giá
đòi bồi thường này là không hợp lý,
tiền bồi thương chỉ giới hạn ở giá
bán cộng với tiền cước vận chuyển
tới cảng đích.


Vụ việc về tranh chấp hợp đồng thuê tàu
liên quan đến khả năng đi biển của con tàu

Như vậy, vấn đề đặt ra cần
được giải quyết trong vụ việc
này là: (i) khả năng đi biển của
con tàu và; (ii) sự mẫn cán hợp
lý của người vận chuyển đối với
hàng hóa.


Vụ việc về tranh chấp hợp đồng thuê tàu
liên quan đến khả năng đi biển của con tàu


Về khả năng đi biển của con tàu: bị
đơn cho rằng tổn thất hàng hóa là do
ẩn tỳ của tàu không thể phát hiện
được, dù đã có sự mẫn cán hợp lý và
do vậy, bị đơn phải được hưởng miễn
trách nhiệm theo Điều 4.1 của quy tắc
Hague.


Vụ việc về tranh chấp hợp đồng thuê tàu
liên quan đến khả năng đi biển của con tàu

Ngược lại, Nguyên đơn lại cho rằng, bị đơn
đã nhận hàng để bốc lên tàu trong tình trạng
tốt, điều đó được chứng minh bởi một vận
đơn hoàn hảo do bị đơn cấp cho nguyên
đơn và sau đó hàng được giao trong tình
trạng có tổn thất, hư hỏng. Bị đơn không
chứng minh được ẩn tỳ của tàu dẫn đến
việc làm hư hỏng hàng hóa. Như vậy, bị
đơn phải chịu trách nhiệm về lỗi của mình.


Vụ việc về tranh chấp hợp đồng thuê tàu
liên quan đến khả năng đi biển của con tàu

Hội đồng trọng tài thấy rằng chứng
cứ của bị đơn đưa ra không đủ cơ
sở để chứng minh bị đơn được
miễn trách do lỗi ẩn tỳ không thể

phát hiện được của tàu, dù đã có
sự mẫn cán hợp lý.


Vụ việc về tranh chấp hợp đồng thuê tàu
liên quan đến khả năng đi biển của con tàu

Hội đồng trọng tài xác định tàu này
được đóng ở Nam Tư năm 1962 và
có rất ít thông tin về việc đóng lại
tàu, bảo dưỡng hoặc sửa chữa để
chứng minh là đã có sự mẫn cán
hợp lý trong việc bảo đảm tàu có
khả năng đi biển.


Vụ việc về tranh chấp hợp đồng thuê tàu
liên quan đến khả năng đi biển của con tàu

Trong ý kiến bảo lưu của mình, trọng
tài viên thiểu số không đồng ý với lập
luận của hội đồng trọng tài là bị đơn đã
không chứng minh được rằng ẩn tỳ này
không thể phát hiện được, dù có sự
mẫn cán hợp lý trong việc làm cho tàu
có khả năng đi biển. Trọng tài viên
thiểu số này cho rằng:


Vụ việc về tranh chấp hợp đồng thuê tàu

liên quan đến khả năng đi biển của con tàu

• Thứ nhất, việc yêu cầu chủ tàu cung
cấp một bằng chứng khó khăn như
vậy với những chi tiết nhỏ nhất về
các mối hàn của các tấm ngăn
khoang tàu là đã dựa trên những căn
cứ rất hạn chế và đã bỏ qua những
cân nhắc thương mại cơ bản.


Vụ việc về tranh chấp hợp đồng thuê tàu
liên quan đến khả năng đi biển của con tàu

Yêu cầu một chủ tàu cung cấp một chứng
cứ nghiêm ngặt như vậy không chỉ không
công bằng mà làm phương hại đến tư duy
cơ bản trong vận tải hàng hải quốc tế và
thách thức nghiêm trọng đối với các khái
niệm nền tảng về nghĩa vụ chứng minh vốn
đã được thực hiện và chấp nhận trong
ngành công nghiệp hàng hải từ lâu nay;


Vụ việc về tranh chấp hợp đồng thuê tàu
liên quan đến khả năng đi biển của con tàu

Thứ hai, trên thực tế không một tàu
biển nào mà các khoang dằn tàu của
nó lại được thử nghiệm và các mối hàn

được kiểm tra chi tiết vào bất kỳ thời
điểm nào giữa các cuộc kiểm tra phân
hạng tàu, dù chủ tàu có thận trọng đến
đâu chăng nữa;


Vụ việc về tranh chấp hợp đồng thuê tàu
liên quan đến khả năng đi biển của con tàu

Thứ ba, về mặt pháp lý cũng như
trong việc ký kết các hợp đồng thuê
tàu, các tàu không phải mặc nhiên chịu
trách nhiệm về việc tàu không đủ khả
năng đi biển sau khi tàu đã rời khỏi
cảng bốc hàng, trừ trường hợp thiếu
mẫn cấn hợp lý trong việc phát hiện ra
ẩn tỳ.


Vụ việc về tranh chấp hợp đồng thuê tàu
liên quan đến khả năng đi biển của con tàu

Với quan điểm vết nứt trong
khoang tàu là một ẩn tỳ không thể
phát hiện được cho dù đã có sự
mẫn cán hợp lý. Trọng tài viên này
kết luận bị đơn không phải chịu
trách nhiệm đối với các tổn thất về
hàng hóa.



Vụ việc về tranh chấp hợp đồng thuê tàu
liên quan đến khả năng đi biển của con tàu

Sự mẫn cán hợp lý của người vận chuyển: Điều 4
Công ước Brusel năm 1924 quy định: “người
chuyên chở và tàu không chịu trách nhiệm về mất
mát, hay hư hỏng do tàu không đủ khả năng đi
biển gay nên trừ khi tình trạng đó là do thiếu sự
mẫn cán thích đáng của người chuyên chỏ trong
việc làm cho tàu đủ khả năng đi biển... phù hợp
với quy định của Điều 3 khoản 1”.


Vụ việc về tranh chấp hợp đồng thuê tàu
liên quan đến khả năng đi biển của con tàu

Từ quy định này, trong các hợp đồng vận chuyển
hàng hóa bằng đường biển, khi ký kết các bên cần
lưu ý một số vấn đề pháp lý sau:
•Khi phát hiện hàng hóa bị hư hỏng cần xem xét
hàng hư hỏng là do lỗi gì gây ra, nếu là lỗi hàng
vận thì chủ tàu được miễn trách nhiệm. Ngược lại
nều là lỗi thương mại (chất xếp hàng tồi) thì chủ
tàu không được miễn trách nhiệm.


Vụ việc về tranh chấp hợp đồng thuê tàu
liên quan đến khả năng đi biển của con tàu


Nếu hàng hóa bị hư hỏng khi tàu rời cảng bốc
hàng thì không nên khiếu nại chủ tàu về “lỗi tàu
không đủ khả năng đi biển”. Vì trách nhiệm bảo
đảm khả năng đi biển của tàu là nghĩa vụ của chủ
tàu trước khi bắt đầu hành trình. Khi mình đã đồng
ý cho tàu rời cảng thì cũng có nghĩa là đồng ý với
việc “đủ khả năng đi biển” của con tàu.


Vụ việc về tranh chấp hợp đồng thuê tàu
liên quan đến khả năng đi biển của con tàu

Chủ hàng cần xem xét hư hỏng hàng hóa là do lỗi
nội tỳ hay ẩn tỳ của tàu, nếu là do nội tỳ, tức là do
một khiếm khuyết bên trong của trang thiết bị trên
tàu thì chủ tàu phải chịu trách nhiệm. Còn nếu là
lỗi ẩn tỳ thì chủ tàu được miễn trách nhiệm vì đã là
ẩn tỳ thì với con mắt và phương tiện thông thường
khó phát hiện, do vậy, người chuyên chở không
phải chịu trách nhiệm về lỗi này.


Xin chân thành cám ơn sự chú ý lắng
nghe, đóng góp của cô và các bạn!



×