Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Thực trạng hành vi nguy cơ nhiễm HIV của vợ chồng người nhiễm HIV AIDS đang được quản lý tại phòng khám ngoại trú và hiệu quả can thiệp ở điện biên, cần thơ TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.35 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y

ĐOÀN VĂN VIỆT
PHAN VĂN BÁU
THỰC TRẠNG HÀNH VI NGUY CƠ NHIỄM HIV
CỦA VỢ/CHỒNG NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS ĐANG
ĐƯỢC QUẢN LÝ TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ
VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP Ở ĐIỆN BIÊN, CẦN THƠ
Chuyên ngành: Quản lý y tế
Mã số: 972 08 01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC


Hanoi – 2020

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH
TẠI HỌC VIỆN QN YHỌC

Hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Nguyễn Thanh Long
2. PGS.TS. Nguyễn Văn Hưng

Phản biện 1: GS.TS. Lê H
Phản biện 2: PGS.TS.inh
Phản biện 3: PGS.TS. Phạm Lê Tuấn

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp
Trường Họp tại Học viện Qn y vào hồi:....giờ.....ngày.....
tháng......năm 202...



Có thể tìm hiểu luận án tại các thư viện:
1. Thư viện Quốc gia
2. Thư viện Học viện Quân y


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tại Việt Nam, dịch HIV/AIDS về cơ bản đã được khống chế
với tỷ lệ hiện nhiễm dưới 0,3%. Tuy nhiên, nếu so sánh năm 2018
với năm 2010, số hiện nhiễm đã tăng thêm 10.000 trường hợp và
dịch HIV/AIDS vẫn diến biến phức tạp với nhiều hình thái dịch
khác nhau trên cả nước. Do đó, việc tiếp tục đẩy mạnh các biện
pháp khống chế dịch HIV/AIDS là rất quan trọng trong bối cảnh
tồn cầu hóa hiện nay.
Kể từ năm 1987, lần đầu tiên tại Hoa Kỳ, thuốc kháng vi rút
(ARV) được chấp thuận làm thuốc điều trị HIV/AIDS. Đây được
xem là bước tiến quan trọng trong việc làm giảm đáng kể tỷ lệ tử
vong liên quan đến HIV/AIDS và đã chuyển từ một căn bệnh chết
người sang một bệnh mạn tính có thể kiểm sốt được.
Trên thế giới, những năm gần đây đã có một số nghiên cứu
thử nghiệm lâm sàng chứng minh điều trị ARV sớm có thể ngăn
ngừa lây nhiễm HIV ở các cặp đôi dị nhiễm HIV khi bạn tình
dương tính với HIV có tải lượng vi rút ở mức bị ức chế.
Tuy nhiên, tại Việt Nam những nghiên cứu tương tự trên chưa
được triển khai để khẳng định các bằng chứng trên là có phù hợp
trên thực tế ở nước ta hay không.
The thesis topic is studied with two objectives:
1. Mô tả thực trạng nhiễm HIV và hành vi nguy cơ của các
cặp vợ/chồng có một người nhiễm HIV được quản lý tại phòng

khám ngoại trú ở tỉnh Điện Biên, thành phố Cần Thơ (20132014)
2. Đánh giá hiệu quả điều trị ARV cho người nhiễm HIV/AIDS
và dự phịng lây nhiễm HIV cho vợ/chồng âm tính được quản lý
tại phòng khám ngoại trú tỉnh Điện Biên, thành phố Cần Thơ.


2
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về điều trị sớm ARV
cho người nhiễm HIV/AIDS trong các cặp vợ/chồng dị nhiễm
HIV mà không phụ thuộc vào số lượng tế bào CD4 trong máu
bệnh nhân và cũng không phụ thuộc vào các giai đoạn lâm sàng
của bệnh. Két quả nghiên cứu thử nghiệm tại Điện Biên và Cần
Thơ thành cơng cịn là cơ sở khoa học và thực tiễn để mở rộng
việc điều trị ARV sớm cho người nhiễm HIV để dự phong lây
nhiễm HIV ra cộng đồng.
- Trước can thiệp: Người nhiễm HIV có số lượng tế bào CD4
thấp ở mức nguy hiểm và mức nguy cơ rất cao (20,9% và 26,1%).
Tổng mức nguy cơ nhiễm trùng cơ hội cao (64,9%). Tải lượng
virus cao ở mức nguy cơ rất cao và mức nguy hiểm (95,3%).
Vợ/chồng người nhiễm HIV sử dụng ma túy (6,7%); có thêm bạn
tình khác (92,5%); có quan hệ tình dục với bạn tình (23,1%).
- Sau can thiệp: Người nhiễm HIV, tăng tế bào CD4 đáng kể
ở các thời điểm sau can thiệp. Sau 6 tháng (T6) là +27,6%); T12:
+25,0% và T60: +47,2%); giảm nguy cơ nhiễm trùng cơ hội, với
CSHQ: T6 (-16,2%); T12 (-9,8%) và T60 (-29,8%); giảm tải
lượng virus, với CSHQ: T3 (-75,1%); T12 (-87,1); T60 (-98,3%)
và tỷ lệ giảm tải lượng virus ở các thời điểm T3 (-98,9%), T12
(97,7%) và T60 (-99,9%). Ước lượng xác suất lây nhiễm HIV tích
lũy từ người HIV (+) cho vợ hoặc chồng HIV (-) theo thời gian:

T3 (1,65%), T6 (1,69%), T12 (1,68%); T60 (3,28%).
BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm 129 trang. Đặt vấn đề 3 trang. Tổng quan: 30
trang; đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 22 trang; kết quả
nghiên cứu: 33 trang; bàn luận: 38 trang; kết luận: 2 trang và kiến
nghị 1 trang. Luận án có 37 bảng, 2 biểu đồ; 115 tài liệu tham
khảo (71 tiếng Việt và 45 tiếng Anh).
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN


3
1.1. Tình hình dịch HIV/AIDS trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Trên thế giới
Theo ước tính của UNAIDS, tính đến năm 2018, trên thế
giới có khoảng 37.9 triệu người hiện đang chung sống với
HIV/AIDS và số ca tử vong liên quan tới AIDS ước tính khoảng
770.000 ca. Số ca nhiễm mới trên tồn cầu tiếp tục có xu hướng
giảm, từ mức đỉnh 3,4 triệu vào năm 1996 còn 1,7 triệu trong năm
2018. Tuy hiên, đến nay thế giới vẫn chưa thể hoàn toàn khống chế
được đại dịch HIV/AIDS.
1.1.2. Ở Việt Nam
Tính đến năm 2018, Việt Nam có khoảng 230.000 người
nhiễm HIV/AIDS, với tỉ số mới mắc – hiện mắc ở mức 2,48% và
là một trong 18 quốc gia được đánh giá là đang trên đường chấm
dứt đại dịch AIDS (điểm chuẩn là 3%). Tuy nhiên, HIV/AIDS vẫn
là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật
ở Việt Nam. Dịch HIV/AIDS bao gồm nhiều hình thái dịch khác
nhau giữa các địa phương trong cả nước và hiện vẫn tập trung chủ
yếu trong ba nhóm có hành vi nguy cơ cao đối với lây truyền
HIV: người tiêm chích ma túy, nam quan hệ tình dục đồng giới và

phụ nữ bán dâm.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng và hành vi nguy cơ lây nhiễm
HIV/AIDS
1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lây nhiễm HIV/AIDS
Gồm 5 nhóm yếu tố: (1) Yếu tố sinh học; (2) AIDS và các
bệnh lây truyền qua đường tình dục; (3) Yếu tố hành vi; (4) Yếu
tố dân số học; (5) Yếu tố văn hóa, kinh tế, xã hội.
1.2.2. Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV từ tiêm chích ma t
khơng an tồn
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tiêm chích ma túy khơng
an tồn là một trong những hành vi nguy cơ chủ yếu trong lây
nhiễm HIV. Quần thể nghiên chích ma túy tại Việt Nam bị ảnh
hưởng nặng nề bởi HIV/AIDS, chủ yếu là do hành vi tiêm chích
và tình dục của họ. Kết quả các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hiện


4
nhiễm HIV trong quần thể nghiện chích ma túy là khá cao, Lạng
Sơn (46%); Long An (32%); trung bình 7 tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ
An, Hà Tĩnh, Bình Phước, Bình Dương, Long An, Sóc Trăng) từ 18,8 –
40,6%; tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm tiêm chích ma túy ở thành phố
Hồ Chí Minh là 26% (2011) và 23% (2015); Hải Phòng (43%),

Quảng Ninh (40%), Nghệ An (27%)...
1.2.3. Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV từ quan hệ tình dục
khơng an tồn
Quan hệ tình dục khơng an tồn là một trong những nguy cơ
lây nhiễm HIV cao tại Việt Nam, nguy hiểm hơn là nhóm người
biết đã nhiễm HIV/AIDS nhưng vẫn tiếp tục quan hệ tình dục
khơng an tồn với các loại bạn tình. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở phụ

nữ bán dâm tại Lai Châu, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang,
Quảng Trị là 4,5% (2002 – 2003); ở Hà Nội là 12% (2005); ở 21
tỉnh/thành phố là 7% (2013); ở 10 tỉnh/thành phố (Hà Nội, Hải
Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Yên Bái, Đà Nẵng, Đồng Nai,
Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, An Giang) là 10,6% (2009-2010).
1.2.4. Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV của các cặp bạn tình, vợ
chồng có một người nhiễm HIV
11 nghiên cứu và phân tích meta tại Trung Quốc (2011),
trên 11.984 cặp dị nhiễm. Kết quả, nguy cơ lây truyền HIV từ
người dương tính với HIV sang bạn tình khác giới (OR=1,68;
95%CI: 0,74 - 2,62)/100 người-năm.
Tại Uganda, trong số 259 cặp dị nhiễm được theo dõi, có 62
người chuyển đổi thành HIV (tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh
7,11/100 người-năm, 95%CI: 5,54, 9,11).
1.3. Các giải pháp can thiệp giảm tác hại, dự phòng lây nhiễm
HIV
1.3.1. Các giải pháp can thiệp giảm tác hại, dự phòng lây nhiễm
HIV/AIDS, điều trị và chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS
Can thiệp giảm tác hại là những can thiệp nhằm đạt được
mục tiêu trung hạn/ngắn hạn để hướng tới mục tiêu lâu dài. Mục
tiêu của chương trình can thiệp giảm tác hại dự phịng lây nhiễm
HIV là giúp người trong nhóm có nguy cơ cao tiếp tục sống, sống


5
khỏe mạnh và sống có ích trong khi cố gắng từ bỏ các hành vi
nguy cơ và xây dựng lại cuộc sống.
Tại Việt Nam, Chiến lược quốc gia về phòng, chống
HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, Luật phịng, chống
HIV/AIDS và Nghị định 108/2007/NĐ-CP của Chính phủ về

hướng dẫn Luật phòng, chống HIV/AIDS đều ủng hộ việc nhân
rộng các biện pháp can thiệp giảm tác hại toàn diện để giảm nguy
cơ lây truyền HIV trong nhóm người dễ bị lây nhiễm HIV. Bao
gồm các biện pháp truyền thông thay đổi hành vi, các chương
trình bơm kim tiêm sạch, bao cao su và điều trị các thuốc thay thế
nghiện các chất dạng thuốc phiện. Đối với những bệnh nhân đã
dương tính với HIV, việc sử dụng thuốc kháng reto virus (ARV) là
liệu pháp dự phòng lây nhiễm tốt, làm giảm tỉ lệ tử vong do AIDS
và các bệnh liên quan đến AIDS. Kết hợp các biện pháp xã hội và
biện pháp chun mơn kỹ thuật y tế trong phịng, chống
HIV/AIDS trên ngun tắc kết hợp dự phịng với chăm sóc, điều
trị toàn diện HIV/AIDS. Giám sát dịch HIV/AIDS và can thiệp
giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV.
1.3.2. Các giải pháp dự phịng lây nhiễm HIV cho các cặp bạn
tình, vợ/chồng có một người nhiễm HIV trên thế giới, ở Việt
Nam
Các kết quả nghiên cứu cho thấy, việc dự phòng lây nhiễm
HIV cho các cặp dị nhiễm là rất quan trọng vì người vợ hoặc
chồng của người dương tính với HIV là một trong những nhóm
đối tượng có nguy cơ rất cao. Do đó, việc điều trị các cặp dị
nhiễm đã được WHO khuyến cáo và đưa ra công bố hướng dẫn
chi tiết về việc điều trị ARV cho các cặp dị nhiễm .
Cohen M. S và cộng sự năm 2011, nghiên cứu ở 9 quốc gia
trên 1.763 cặp dị nhiễm, cho thấy, nguy cơ lây truyền HIV ở các
cặp dị nhiễm giảm 96% khi điều trị ARV ngay từ những giai đoạn
đầu và đã kết luận khơng có sự lây truyền HIV ở các cặp đơi này
khi bạn tình dương tính với HIV có tải lượng virus bị ức chế.
Nghiên cứu PARTNER cùng với nghiên Oppostestract tại
Úc, Brazil, và Thái Lan trên 358 cặp bạn tình MSM đều cho thấy



6
khơng có lây nhiễm HIV cho bạn tình âm tính khi bạn tình dương
tính điều trị ARV đã đạt được ngưỡng ức chế virus dưới 200 bản
sao/ml máu và các cặp đơi tham gia hoạt động tình dục mà khơng
dùng BCS và khơng sử dụng dự phịng trước phơi nhiễm. Nghiên
cứu PARTNER cịn củng cố lợi ích của việc xét nghiệm sớm và
điều trị HIV, đồng thời còn hỗ trợ việc tiếp tục truyền thông điệp
“Không phát hiện=Không lây truyền” K=K hay U=U.
Tại Việt Nam, hướng dẫn quốc gia về chăm sóc và điều trị
HIV được Bộ Y tế ban hành Quyết định số 5418/QĐ-BYT ngày
01/12/2017 đã định nghĩa điều trị thành công là khi đạt tải lượng
vi rút < 200 bản sao/ml và thông điệp K=K đã được Cục Phòng,
chống HIV/AIDS đồng ý với các khuyến cáo của WHO, CDC
Hoa Kỳ và UNAIDS. Thông điệp K=K là: khi điều trị ARV liên
tục để đạt được và duy trì tải lượng vi rút ở mức không phát hiện
được (<200 bản sao/ml máu), sẽ không làm lây truyền HIV.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Các cặp vợ/chồng, các cặp bạn tình (gọi chung là các cặp
vợ/chồng) đang sống chung, một trong hai người tìm kiếm dịch
vụ tư vấn, xét nghiệm HIV, được khẳng định nhiễm HIV thông
qua một địa điểm tư vấn xét nghiệm.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu tại 2 tỉnh, thành phố: Điện Biên, Cần Thơ.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ năm 2013 đến năm 2019.

2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Mơ tả cắt ngang, can thiệp cộng đồng có so sánh trước - sau.
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu
- Cỡ mẫu: Áp dụng cơng thức tính cỡ mẫu nghiên cứu mơ tả
một tỷ lệ, tính tốn và chọn được 134 cặp dị nhiễm HIV (Điện


7
Biên: 98 cặp; Cần Thơ: 36 cặp), tại 11 phòng khám ngoại trú của
hai tỉnh (Điện Biên: 6 và Cần Thơ: 5).
- Chọn địa bàn nghiên cứu: Chọn tỉnh Điện Biên là địa
phương có tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở người tiêm chích ma túy cao;
Cần Thơ là thành phố có tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở gái mại dâm cao.
2.2.3. Biến số, chỉ số nghiên cứu
- Mục tiêu 1: Nghiên cứu các nhóm biến số về: đặc điểm của
đối tượng (tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp...); thực trạng tế
bào CD4, tải lượng virus, tình trạng nhiễm lao của người nhiễm
HIV/AIDS; hành vi nguy cơ của người nhiễm HIV và vợ/chồng
người nhiễm HIV/AIDS...
- Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả điều trị ARV cho người
nhiễm HIV/AIDS và dự phòng lây nhiễm HIV cho vợ hoặc chồng
âm tính với HIV: hiệu quả tư vấn thay đổi hành vi nguy cơ lây
nhiễm HIV của các cặp vợ/chồng có một người nhiễm HIV: tiêm
chích ma túy, sử dụng chung bơm kim tiêm; quan hệ tình dục, sử
dụng bao cao su; phản ứng không mong muốn và tuân thủ điều
trị ARV; tế bào CD4, tải lượng virus của người nhiễm HIV; Xác
suất lây nhiễm HIV cho vợ/chồng âm tính.
2.2.4. Tiêu chí đánh giá số lượng tế bào CD4
Các tiêu chí đánh giá số lượng tế bào CD4 và tải lượng virus

dựa theo Hướng dẫn Quốc gia.
2.2.5. Phương pháp và kỹ thuật thu thập số liệu
- Phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu bằng bảng hỏi
thiết kế sẵn ở các thời điểm: trước can thiệp (T0); sau can thiệp 3
tháng (T3), 6 tháng (T6), 12 tháng (T12) và 60 tháng (T60).
- Phân tích số liệu thứ cấp từ các kết quả khám lâm sàng, xét
nghiệm cận lâm sàng được ghi/đính kèm trong hồ sơ, bệnh án của
người nhiễm HIV ở các mốc thời điểm T0, T3; T6; T12 và T60.
2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được phân tích xử lý theo chương trình phần
mềm SPSS 16.0 và Excel 2016 để tính trung bình cộng (Mean),
độ lệch chuẩn, tỷ lệ phần trăm (%), giá trị tối thiểu (Min), giá trị
tối đa (Max), 95%CI.


8
- Đánh giá hiệu quả giảm nguy cơ nhiễm trùng cơ hội ( khi
tế bào CD4 tăng lên) và giảm nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường
tình dục (khi tải lượng vi rút HIV giảm xuống) ở người nhiễm
HIV sau can thiệp (T3; T6; T12; T60) so với trước can thiệp (T0)
thông qua đo lường chỉ số hiệu quả (CSHQ).
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng nhiễm HIV và hành vi nguy cơ của các cặp vợ
chồng có một người nhiễm HIV được quản lý tại phòng khám
ngoại trú tỉnh Điện Biên, thành phố Cần Thơ (2013 – 2014).
3.1.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi
Điện Biên
Cần Thơ
Chung 2 tỉnh

Nhóm HIV
Vợ/
HIV
Vợ/
HIV
Vợ/
tuổi
(+)
chồng
(+)
chồng
(+)
chồng
n=98
n=98
n=36
n=36)
n=134 n=134
41
40
16
18
57
58
18-30
41,8
40,8
44,4
50,0
42,5

43,3
38
42
19
16
57
58
31-40
38,8
42,9
52,8
44,4
42,5
43,3
18
14
1
2
19
16
41-50
18,4
14,3
2,8
5,6
14,2
11,9
1
2
0

0
1
2
> 50
1,0
2,0
0,7
1,5
TB
32,9± 32,5±
30,3±
29,9±
32,2±
31,8±
± SD
7,6
7,4
5,6
6,5
7,2
7,2
- Phân bố đối tượng theo trình độ học vấn: chủ yếu từ
trung học phổ thơng trở xuống (86,6 - 90,3%). Trong đó, trung
học cơ sở (38,1 - 41,0%); Tiểu học (20,1 - 26,9%). Thấp nhất là
cao đẳng, đại học (0,7 - 1,5%). Tỷ lệ mù chữ (16,4 - 19,4%).
- Phân bố đối tượng theo nghề nghiệp: thất nghiệp cao
nhất (10,4 - 14,9%); nghề tự do (6,0 - 14,2%); nhân viên văn
phòng (7,5-11,9%). Tỷ lệ hoạt động phạm pháp (1,5 - 6,0%).



9
- Phân bố đối tượng theo thu nhập hành tháng: Điện Biên,
người nhiễm HIV và vợ/chồng của họ khơng có thu nhập hoặc có
thu nhập thấp (< 5 triệu đồng/tháng) lần lượt: 93,8 và 93,9%.
Tương tự, tại Cần Thơ là 83,3 và 89,9%.
- Phân bố cặp đối tượng theo tính pháp lý của hôn nhân:
các cặp vợ/chồng chưa đăng ký kết hôn (sống cùng hoặc không
sống cùng nhau) tại Điện Biên (92,8%), Cần Thơ (97,2%); chung
2 tỉnh (94,1%).
3.1.2. Thực trạng tế bào CD4, tải lượng HIV, đồng nhiễm Lao
của người nhiễm HIV/AIDS
Bảng 3.7. Phân mức tế bào CD4/µl máu của người nhiễm HIV
Điện Biên
Cần Thơ Chung 2 tỉnh
Phân mức tế bào
(n = 98)
(n=35)
(n=133)
CD4/µl
SL
(%) SL (%)
SL
(%)
Nguy hiểm
16
16,3 12 34,3
28
21,1
(< 100/µl)
Nguy cơ rất cao

28
28,6
7
20,0
35
26,3
(100 – < 350/µl)
Nguy cơ cao
19
19,4
5
14,3
24
18,0
(350<500/µl)
Khơng hoặc ít nguy
35
35,7 11 31,4
46
34,6
cơ (≥500/µl)
Cộng
98
100
35 100
133
100
Tổng mức nguy cơ
63
64,3 24 68,6

87
65,4
(< 500/µl)

Bảng 3.8. Số tế bào CD4/µl máu của người nhiễm HIV
Điện Biên
Cần Thơ
Chung 2 tỉnh
Chỉ tiêu
(n = 98)
(n=35)
(n=133)


10
Min
Max
Median
SD
SE
Trung bình
95%CI của
trung bình

2
1.231
375
251,6
25,4
387,3


1
1.308
348
342.6
57,9
378,3

1
1.308
374
277,1
24,1
384,9

336,9 - 437,8

260,6 - 495,9

337,4 - 432,5

Bảng 3.9. Phân mức tải lượng HIV của người nhiễm HIV
Điện Biên
Cần Thơ
Chung 2 tỉnh
Phân mức tải
(n = 98)
(n=29)
(n=127)
lượng vi rút HIV

(copy/ml)
SL
(%)
SL
(%)
SL
(%)
Không phát hiện,
3
3,1
1
3,4
4
3,1
rất tốt (<20)
Tốt (20 - <200)
2
2,0
0
2
1,6
Nguy cơ cao (200
4
4,1
0
4
3,1
- <1000)
Nguy cơ rất cao
(1000 52

53,1
14
48,3
66
52,0
<100.000)
Rất nguy hiểm
37
37,7
14
48,3
51
40,2
(≥100.000)
Cộng
98 100,0 29 100,0 127 100,0
Mức tốt (<200)
5
5,1
1
3,4
6
4,7
Tổng đối tượng
có nguy cơ làm
93
95,0
28
96,6
121

95,3
lây nhiễm HIV (≥
200 copy/ml)
Bảng 3.10. Tải lượng HIV/ml máu của người nhiễm HIV
Điện Biên
Cần Thơ
Chung 2 tỉnh
Chỉ tiêu
(n = 95)
(n=28)
(n=123)
Min
50
1.170
50


11
Max
Median
SD
SE
Trung bình
95%CI của
trung bình

5.850.000
63.400
886.453,9
90.948,3

336.409,4
155.829,5516.989,2

3.410.000
93.300
734.267,4
138.763,5
418.241,8
133.522,6702.960,9

5.850.000
67.700
840.707,4
76.825,2
355.037,9
202.954,7507.121,0

- Phân bố tỷ lệ người nhiễm HIV mắc lao tỉnh: Tỷ lệ mắc
lao (đồng nhiễm lao) của người nhiễm HIV, chung của hai tỉnh là
8,2% (Cần Thơ: 27,8% cao hơn Điên Biên: 1,0%. (bảng 3.11).
- Tỷ lệ mắc bệnh lao theo mức tế bào CD4 trong máu của
người nhiễm HIV: Tỷ lệ mắc bệnh lao ở các đối tượng có số
lượng CD4 ở mức nguy hiểm (21,4%); nguy cơ nhiễm trùng cơ
hội rất cao (2,9%); nguy cơ nhiễm trùng cơ hội cao (8,3%) và
khơng hoặc ít nguy cơ nhiễm trùng cơ hội 4,3%). (bảng 3.12)
3.1.3. Một số hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV của cặp vợ/chồng
có một người nhiễm HIV
- Tỷ lệ tiêm chích ma túy trong vòng 3 tháng của người
nhiễm HIV chung 2 tỉnh là 6,7% (Điện Biên: 7,1%; Cần Thơ:
5,6). 7/7 người ở Điện Biên và 1/2 người ở Cần Thơ có dùng

chung bơm kim tiêm với vợ/chồng và với người khác trong vòng
3 tháng qua. (bảng 3.13).
- Thực trạng uống rượu/bia trong vòng 1 tháng của
vợ/chồng người nhiễm HIV: chủ yếu uống rượu/bia dưới một
lần/1 tuần, chung 2 tỉnh là 75,4% (Điện Biên: 76,5%; Cần Thơ:
72,2%); uống rượu/bia hàng tuần chung 2 tỉnh là 12,7% (Điện
Biên: 8,2% và Cần Thơ: 25,0%).
- Thực trạng sử dụng ma túy của vợ/chồng người nhiễm
HIV: Điện Biên: 4,1% chưa bao giờ sử dụng ma túy; Cần Thơ:
100% đã từng sử dụng ma túy. Tại thời điểm điều tra, tỷ lệ khơng
cịn sử dụng ma túy nữa chiếm tỷ lệ cao (Điện Biên: 94,9%; Cần
Thơ: 97,2%). (bảng 3.15).


12
- Tỷ lệ điều trị bằng methadone của vợ/chồng người
nhiễm HIV chung 2 tỉnh là 89,6% (Điện Biên: 86,7%; Cần Thơ:
97,2%). (bảng 3.16).
- Thực trạng vợ/chồng của người nhiễm HIV có thêm bạn
tình: chung 2 tỉnh là 92,5% (Điện Biên: 89,9%; Cần Thơ:
100,0%). (bảng 3.18).
- Quan hệ tình dục với bạn tình, người khác của người
nhiễm HIV trong vịng 3 tháng qua: có thêm bạn tình, chung 2
tỉnh 97,0%. Có quan hệ tình dục với bạn tình là 23,1%. Trong đó,
có dùng BCS khi QHTD với bạn tình là 80,0%. Người nhiễm HIV
có quan hệ tình dục với người khác là 98,0%. (bảng 3.19).
- Quan hệ tình dục của người nhiễm HIV trong vịng 3
tháng qua: có quan hệ tình dục vợ, chồng chung của 2 tỉnh
24,6%. Trong đó, các cặp vợ/chồng có sử dụng bao cao su khi
quan hệ tình dục là 87,9%. Người nhiễm HIV cịn quan hệ tình

dục với người khác 88,8% (Điện Biên: 85,7%, Cần Thơ: 97,2%).
- Người nhiễm HIV tiếp cận với dịch vụ hỗ trợ: chủ yếu
tiếp cập với các cơ sở y tế nói chung (trạm y tế xã/phường, phịng
khám...), chung của 2 tỉnh là 75,4%. Tiếp cận với các dịch vụ hỗ
trợ khác rất ít (<10%). (bảng 3.21).
- Vợ/chồng người nhiễm HIV tiếp cận với dịch vụ hỗ trợ:
chủ yếu tiếp cập và sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và
chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế (trạm y tế xã/phường, phòng
khám...), chung của 2 tỉnh là 77,6% (bảng 3.22).
3.2. Đánh giá hiệu quả điều trị ARV cho người nhiễm HIV và
dự phòng lây nhiễm HIV cho vợ/chồng âm tính được quản lý
tại phịng khám ngoại trú tỉnh Điện Biên, thành phố Cần Thơ
3.2.1. Hiệu quả thay đổi hành vi lây nhiễm HIV của cặp
vợ/chồng có một người nhiễm HIV
- Tỷ lệ có tiêm chích ma túy trong vòng 3 tháng qua của
người nhiễm HIV: trước can thiệp (T0) là 6,7%. Sau can thiệp 3
tháng (T3), 6 tháng (T6), và 12 tháng (T12), tỷ lệ này có giảm, lần
lượt: 5,9%; 4,9% và 6,7%. (p>0,05). Thời điểm T60, tỷ lệ này
tăng lên 74,6%. (p < 0,001). (bảng 3.23).


13
- Tỷ lệ uống rượu/bia của vợ/chồng người nhiễm HIV: ở
T0 là 3,0%. Sau can thiệp: T3: T6; T12 và T60, tỷ lệ này giảm lần
lượt: 1,7%; 1,0%; 1,9% và 1,7%. (p>0,05). (bảng 3.24)
- Hành vi sử dụng ma túy của vợ/chồng người nhiễm
HIV: thời điểm T0, vợ hoặc chồng của người nhiễm HIV khơng
cịn sử dụng ma túy (95,5%). Sau can thiệp, ở các thời điểm T3,
T6, T12 và T60, tỷ lệ này tăng lên lần lượt: 99,2%; 99,0%; 100%
và 96,6%. (p < 0,05). (bảng 3.25).

- Hành vi tình dục của vợ/chồng người nhiễm HIV: Hai
vợ, chồng khi quan hệ tình dục với nhau có sử dụng bao cao su
với T0 là 87,0%. Sau can thiệp: T3; T6; T12 và T60 tháng, lần
lượt là: 31,3%; 75,0%; 100% và 29,1%. (bảng 3.26)
3.2.2. Hiệu quả điều trị ARV cho người nhiễm HIV
3.2.2.1. Phản ứng khơng mong muốn của ARV
Có 34/134 người nhiễm HIV (25,4%) có phản ứng khơng
mong muốn, trong đó, nhóm 41-53 tuổi có tỷ lệ xuất hiện phản
ứng khơng mong muốn cao nhất (40,0%), thấp nhất là ở nhóm 1830 tuổi (17,5%). (bảng 3.28).
Các phản ứng không mong muốn chủ yếu mệt mỏi
(70,6%), chóng mặt (52,9%), đau đầu (47,1%), mất ngủ (44,1%),
buồn nôn (29,4%), mộng du (26,5%)...(bảng 3.29).
Phản ứng không mong muốn chủ yếu ở mức độ nhẹ, chiếm
88,2%. Có 1 đối tượng (2,9%) ở mức nghiêm trọng nhưng khơng
có trường hợp nào tử vong hoặc đe dọa tử vong. Thời gian xuất
hiện phản ứng không mong muốn chủ yếu ngay trong tuần đầu
tiên dùng thuốc, chiếm 64,7%. Không thu thập được thông tin
khởi phát ở 6 đối tượng (17,6%). (bảng 3.30).
- Biện pháp xử lý chủ yếu là tư vấn cách dùng thuốc
(52,9%) và phải dùng thêm thuốc khác để điều trị (47,1%). Khơng
có trường hợp nào phải ngừng thuốc hoặc giảm liều hoặc thay đổi
liệu trình điều trị. (bảng 3.31).
3.2.2.2. Hiệu quả điều trị HIV/AIDS bằng thuốc ARV


14
- Mức độ tuân thủ điều trị bằng ARV ở người nhiễm
HIV/AIDS: Tỷ lệ tuân thủ điều trị 100% (tuân thủ điều trị tốt), ở
T3 (98,3%); T6 (98,1%); T12 (100%) và T60 (96,5%).
Bảng 3.33. Phân mức tế bào CD4 trên đối tượng HIV/AIDS (+)

trước và sau can thiệp 6, 12 và 60 tháng (chung 2 tỉnh)
T0
T6
T12
T60
(n=133)
(n=115)
(n=105)
(n=61)
Phân mức
(0)
(1)
(2)
(3)
CD4/µl
SL % SL % SL % SL %
Nguy hiểm (<100) 28 21,1 9
7,8
4
3,8
0
(McNemar test,
p(0-1) <0,05;
p(0-2) <0,05
p)
Nguy cơ rất cao
35 26,3 36 31,3 31 29,5 12 19,7
(100 - < 350)
(McNemar test,
p(0-1) >0,05; p(0-2) >0,05; p(0-3) >0,05

p)
Nguy cơ cao (350 24 18,0 18 15,7 27 25,7 16 26,2
-<500)
(McNemar test,
p(0-1) >0,05; p(0-2) <0,05;
p(0-3) <0,05
p)
Khơng hoặc ít
46 34,6 52 45,2 43 41,0 33 54,1
nguy cơ (≥ 500)
(McNemar test,
p(0-1) <0,05;
p(0-2) >0,05;
p(0-3) <0,05
p)
Cộng

133

100

115

100

105

100

61


100

Tổng mức nguy
cơ (< 500)
Hiệu quả làm
giảm nguy cơ so
với trước can
thiệp (T0)

87

65,4

63

54,8

62

59,0

28

45,9

(CSHQ)

- 16,2%


- 9,8%

- 29,8%


15

Bảng 3.34. Số tế bào CD4 trên đối tượng HIV/AIDS (+)
trước và sau can thiệp 6, 12 và 60 tháng (chung 2 tỉnh)
T0
T6
T12
T60
Chỉ tiêu
(n=133) (n=115)
(n=105)
(n=61)
(0)
(1)
(2)
(3)
Min
1
31
26
146
Max
1.308
1.672
1.316

1.051
Median
374
457
445
503
SD
277,1
322,5
268,4
270,8
SE
24,1
30,1
26,2
34,7
Trung bình
384,9
491,1
481,2
566,4
(95%CI của
(337,4(432,1(429,8(498,4trung bình)
432,5)
550,1)
532,6)
634,4)
(Wilcoxon test, p)
p(0-1) <0,05; p(0-2) <0,05; p(0-3) <0,05
Hiệu quả tăng

Tỷ lệ
+ 27,6% + 25,0% + 47,2%
CD4 so với T0
tăng
Hiệu quả tăng CD4 so với T0: Tỷ lệ tăng ở T6 là + 27,6%;
T12: + 25,0% và T60: + 47,2%.
Bảng 3.35. Phân mức tải lượng virus HIV/AIDS
trước và sau can thiệp 6, 12 và 60 tháng (chung 2 tỉnh)
T0
T6
T12
T60
Phân mức tải
(n=127)
(n=118)
(n=106)
(n=61)
lượng virus HIV
(0)
(1)
(2)
(3)
(copy/ml)
SL % SL % SL % SL %
Không phát hiện,
4
3,1 53 44,9 82 77,4 56 91,8
rất tốt (<20)
(McNemar test,
p(0-1) <0,05;

p(0-2) <0,05;
p(0-3) <0,05
p)
Tốt (20 - <200)
2
1,6 37 31,4 11 10,4 4
6,6
(McNemar test,
p(0-1) <0,05;
p(0-2) <0,05; p(0-3) >0,05
p)
Nguy cơ cao
4
3,1 23 19,5 7
6,6
0
-


16
(200 - <1000)
Nguy cơ rất cao
(1000 - <100.000)
(McNemar test,
p)
Rất nguy hiểm
(≥100.000)
(McNemar test,
p)
Cộng


66

52,0

4

p(0-1) <0,05;
51

40,2

3,4

100

4,7

p(0-2) <0,05;
1

0,8

p(0-1) <0,05;
127

5

118


100

1

1

1,6

p(0-3) <0,05
0,9

0

-

p(0-2) <0,05
106

100

61

100

Mức tốt (<200)
6
4,7 90 76,3 93 87,7 60 98,4
Mức nguy cơ
12
95,3 28 23,7 13 12,3 1

1,6
(≥200)
1
(McNemar test,
p(0-1) <0,05; p(0-2) <0,05;
p(0-3) <0,05
p)
Hiệu quả làm
giảm mức nguy
(CSHQ)
- 75,1%
- 87,1%
- 98,3%
cơ so với T0
Hiệu quả làm giảm mức nguy cơ so với T0: CSHQ ở T6 là –
75,1%; T12: - 87,1% và T60: - 98,3%.
Bảng 3.36. Tải lượng virus HIV trước và sau
can thiệp 3, 12 và 60 tháng (chung 2 tỉnh)
T0
T3
T12
T60
Chỉ tiêu
(n=123)
(n=65)
(n=24)
(n=5)
(0)
(1)
(2)

(3)
Min
50
22
26
23
Max
5.850.000 133.000
150.000
1.063
Median
67.700
124
371
41
SD
840.707,4 20.295,1 30.834,1
456,1
SE
76.825,2 2.517,3
6.293,9
203,9
Trung bình
355.037,9 3.824,6
8.023,8
248,6
(Wilcoxon test, p) p(0-1) <0,05;
p(0-2) <0,05;
p(0-3) <0,05
Hiệu quả làm

Tỷ lệ
- 98,9%
- 97,7%
- 99,9%
giảm tải lượng vi
giảm


17
rút so với T0
- Giá trị trung vị và giá trị trung bình của tải lượng virus ở các
thời điểm T3, T12 và T60 đều giảm rõ rệt so với thời điểm T0.
- Hiệu quả làm giảm tải lượng vi rút so với T0: Tỷ lệ giảm ở
T3 là – 98,9%; T12: - 97,7% và T60: -99,9%.
3.3.3. Hiệu quả dự phòng lây nhiễm HIV từ người nhiễm HIV
sang vợ hoặc chồng âm tính
Bảng 3.37. Ước đốn xác suất lây nhiễm HIV cho vợ/chồng theo
thời gian ở các thời điểm 3, 6, 12 và 60 tháng sau can thiệp
T3
T6
T12
T60
Chỉ số
n=121 n=118 n=119 n=61
Số lây nhiễm HIV tích lũy
2
2
2
2
Số vợ/chồng của người nhiễm

121
118
119
61
HIV theo dõi được
Xác suất lây nhiễm HIV tích
lũy cho vợ/chồng của người
1,65
1,69
1,68
3,28
nhiễm HIV(%)
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1. Thực trạng nhiễm HIV và hành vi nguy cơ của các cặp vợ
chồng có một người nhiễm HIV được quản lý tại phịng khám
ngoại trú tỉnh Điện Biên, thành phố Cần Thơ (2013 – 2014).
4.1.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Hầu hết người nhiễm HIV có tuổi từ 18 – 40 tuổi (85,0%),
kết quả này là phù hợp với sự phân bố tuổi của người nhiễm HIV
hiện nay, chủ yếu từ 20-39 tuổi. Tỷ lệ người nhiễm HIV có trình
độ học vấn tiểu học và mù chữ chiểm tỷ lệ khá cao (26,9% và
16,4%). Tỷ lệ thất nghiệp ở người nhiễm HIV và người vợ hoặc
chồng âm tính với HIV chiếm tỷ lệ cao nhất (14,9% và 10,4%);
Tỷ lệ các cặp vợ/chồng chưa đăng ký kết hôn chiếm tỷ lệ rất cao
(94,1%).
4.1.2. Thực trạng tế bào CD4, tải lượng HIV của người nhiễm
HIV/AIDS


18

Xét nghiệm và phân mức tế bào CD4 có vai trò rất quan
trọng trong theo dõi và điều trị ARV cho bệnh nhân HIV/AIDS đã
được quy định trong Hướng dẫn quốc gia. Kết quả nghiên cứu
cho thấy, tỷ lệ đối tượng có tế bào CD4 ở mức nguy hiểm (< 100
tế bào/µl) và ở mức nguy cơ rất cao (100 - < 350 tế bào/µl), có thể
đe dọa viêm màng não bất kỳ khi nào, chung của 2 tỉnh là 47,4%
và CD4 ở mức nguy cơ cao (350 - < 500 tế bào/µl) là 18,0%. Tỷ
lệ đối tượng có tế bào CD4 ở mức khơng hoặc ít nguy cơ gây
nhiễm trùng cơ hội (≥ 500 tế bào/µl) là 34,6%. Tổng đối tượng có
nguy cơ nhiễm trùng cơ hội (CD4 < 500 tế bào/µl) là 65,4%. Như
vậy, so với các quy định hiện hành thì trong nghiên cứu này có
34,6% người nhiễm HIV sẽ khơng hoặc ít nguy cơ nhiễm trùng cơ
hội vẫn được điều trị ARV. Nếu theo Quyết định 4139/QĐ-BYT
năm 2011 của Bộ Y tế thì chỉ có 44,9% người nhiễm HIV có tế
bào CD4 <350 tế bào/µl, đủ tiêu chuẩn vào điều trị ARV.
Tỷ lệ đối tượng có tải lượng vi rút ở mức dưới ngưỡng phát
hiện, mức rất tốt (< 20 copy/ml) và ở mức tốt (20 - < 200
copy/ml) nghĩa là mức khơng có khả năng lây truyền qua đường
tình dục chiếm tỷ lệ rất thấp (4,7%). Trong khi, đa số người nhiễm
HIV có tải lượng vi rút ở mức nguy cơ rất cao (1000 - < 100.000
copy/ml); rất dễ lây qua đường tình dục và mức rất nguy hiểm (≥
100.000 copy/ml) là 92,2%. Tổng đối tượng có nguy cơ lây nhiễm
HIV cho người xung quanh (tải lượng HIV ở mức ≥ 200 copy/ml)
chiếm tỷ lệ rất cao: 95,3%. Như vậy, nếu xét ở góc độ cần phải dự
phòng lây nhiễm HIV ra những người xung quanh (những người
có quan hệ tình dục với người nhiễm HIV, như: vợ hoặc chồng,
hoặc bàn tình, hoặc gái mại dâm, hoặc người MSM âm tính với
HIV) thì phải điều trị ARV cho 95,3% người nhiễm HIV. Tuy
nhiên, theo Quyết định 4139/QĐ-BYT năm 2011 thì chỉ có 44,9%
người nhiễm HIV có tế bào CD4 <350/µl, đủ tiêu chuẩn vào điều

trị ARV.
4.1.3. Về hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV của cặp vợ/chồng có
một người nhiễm HIV


19
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hành vi nguy cơ lây nhiễm
HIV ở các cặp vợ chồng có một người nhiễm HIV gồm: (1) Hành
vi tiêm chích ma túy khơng an tồn: Tỷ lệ có TCMT trong vịng 3
tháng qua của người nhiễm HIV là 6,7% (9/134). Trong đó, có 8/9
đối tượng ở 2 tỉnh có dùng chung bơm kim tiêm giữa vợ và chồng
và với người khác. (2) Hành vi tình dục khơng an tồn: Tỷ lệ
người nhiễm HIV có thêm bạn tình ở 2 tỉnh là 97,0% và có quan
hệ tình dục với bạn tình là 23,1%. Trong đó, có dùng bao cao su
khi quan hệ tình dục với bạn tình là 80,0%. Ngồi ra, người
nhiễm HIV cịn có quan hệ tình dục với người khác là 98,0%. Kết
quả cũng cho thấy tỷ lệ các cặp vợ/chồng người bị nhiễm HIV có
quan hệ tình dục với nhau trong vòng 3 tháng qua là 24,6%. Như
vậy, là gần 100% người nhiễm HIV có nhu cầu và đã có quan hệ
tình dục với bạn tình, với người khác trong vịng 3 tháng qua.
4.2. Hiệu quả điều trị ARV cho người nhiễm HIV/AIDS và dự
phòng lây nhiễm HIV cho vợ/chồng âm tính được quản lý tại
phịng khám ngoại trú tỉnh Điện Biên, thành phố Cần Thơ
4.2.1. Hiệu quả thay đổi hành vi lây nhiễm HIV của cặp
vợ/chồng có một người nhiễm HIV
Về sự thay đổi hành vi tiêm chích ma túy của người nhiễm
HIV: Tỷ lệ có tiêm chích ma túy ở T0 (6,7%), tỷ lệ này đã giảm ở
T3 (5,9%), T6 (4,9%), T12 (6,7%). Tuy nhiên, đến T60, tỷ lệ này
lại tăng lên rất cao (76,4%). Điều này cho thấy, việc quản lý các
đối tượng này trên thực tế là rất khó khăn, mặc dù họ đã cam kết

là khơng tiêm chích ma túy khi tham gia chương trình.
Về sự thay đổi về hành vi tình dục của người nhiễm HIV:
Vợ/chồng người nhiễm HIV khi quan hệ tình dục với nhau có sử
dụng bao cao su ở T0 (87.0%), đến T3 và T6 đã giảm xuống
31,3% và 75,0%, đến T12 tăng lên 100% và đến T60 lại giảm
xuống còn 29,1%. Như vậy, việc sử dụng bao cao su trong quan
hệ tình dục ở nhóm đối tượng này cũng khơng được duy trì ổn
định. Đây là một trong những yếu tố thúc đẩy gia tăng tỷ lệ dương
tính với HIV ở phụ nữ là vợ/bạn tình của người chồng/bạn tình
nam bị nhiễm HIV.


20
4.2.2. Hiệu quả điều trị ARV cho người nhiễm HIV
Tuân thủ điều trị ARV là trọng tâm của thành công điều trị.
Các thuốc ARV khơng thể loại bỏ hồn tồn HIV ra khỏi cơ thể,
mà chỉ có tác dụng ức chế sự nhân lên của virus. Do đó, ngay cả
khi nồng độ virus trong máu rất thấp, dưới ngưỡng phát hiện thì
sự sao chép của virus vẫn được diễn ra. Patel A. và cs thấy rằng
mức tuân thủ thấp hơn 95% làm tăng nguy cơ nhập viện, nhiễm
trùng cơ hội và giảm tác dụng ức chế virus.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau can thiệp (T3, T6, T12 và
T60) gần 100% đối tượng nhiễm HIV tuân thủ điều trị tốt. Đây
chính là cơ sở dẫn đến kết quả khơng có trường hợp nào bị kháng
thuốc hoặc phải thay phác đồ điều trị, mặc dù có một số trường
hợp xuất hiện các tác dụng không mong muốn của ARV nhưng
phần lớn đều xảy ra một số triệu chứng cơ năng ở mức độ nhẹ
(88,2%) và thời gian xuất hiện phần lớn là dưới một tuần (64,7%).
- Về phân mức tế bào CD4 trên người nhiễm HIV trước và
sau can thiệp: Ở thời điểm T0, số đối tượng có tế bào CD4 ở các

mức: Nguy hiểm (21,1%); Mức nguy cơ rất cao nhiễm trùng cơ
hội (26,3%), và Mức nguy cơ cao nhiễm trùng cơ hội (18,0%).
Tổng số 3 mức này là 65,9%. Điều này cho thấy, đa số (65,9%)
người nhiễm HIV được tiếp cận với việc điều trị thuốc ARV ở giai
đoạn có mức nguy cơ nhiễm trùng cơ hội trở lên đến mức nguy
hiểm. Nếu xét theo tiêu chuẩn theo Quyết định số 3003/QĐ-BYT
và Quyết định số 4139/QĐ-BYT năm 2011 của Bộ Y tế thì người
bệnh HIV để được chọn vào điều trị ARV thì người nhiễm HIV
phải ở giai đoạn lâm sàng 3, 4, nghĩa là số lượng CD4 < 350 tế
bào/mm3. Như vậy, chỉ có 47,4% người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn
vào điều trị ARV.
Sau can thiệp, thời điểm T6, tỷ lệ người nhiễm HIV ở giai
đoạn có mức nguy cơ nhiễm trùng cơ hội trở lên đến mức nguy
hiểm giảm xuống ở các mức tương ứng là: 7,8% + 31,3% +
15,7% = 54,8%. CSHQ làm giảm nguy cơ nhiễm trùng cơ hội tại
thời điểm T6 so với T0 là -15,6%. Đến T12, các tỷ lệ trên giảm
xuống còn: 3,8% + 29,5% + 25,7% = 59,0%. Đến T60, tỷ lệ này


21
là: 0,0% + 19,7% + 26,2% = 45,9%. Tổng mức nguy cơ nhiễm
trùng cơ hội (<500 tế bào CD4/µl) ở thời điểm T0 (65,4%), đến
T6 (54,8%); T12 (59,0%) và T60 (45,9%). Hiệu quả giảm nguy
cơ nhiễm trùng cơ hội ở thời điểm T6, T6, T12 và T60 lần lượt
với CHHQ: -16,2%; -9,8% và -29,8%.
- Về giá trị trung vị và trung bình của tế bào CD4 thay đổi
trước so với sau can thiệp: so với T0 giá trị trung vị và giá trị
trung bình của CD4 đều tăng lên ở các thời điểm T6, T12 và T60
với mức có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Hiệu quả làm tăng tế bào
CD4 ở T6, T12, T60 tương ứng là: +27,6%; +25,0% và +47,2%.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở thời điểm T0 có gần 50%
(47,4%) người nhiễm HIV có mức tế bào CD4 thấp (<350 tế bào
CD4/µl), đe dọa chuyển sang giai đoạn AIDS đã điều trị ARV kịp
thời mà lẽ ra họ đã được hưởng đủ tiêu chuẩn để điều trị ARV
theo Hướng dẫn quốc gia năm 2009 và 2011.
- Về phân mức tải lượng HIV trước và sau can thiệp: Tại thời
điểm T0, tỷ lệ đối tượng có tải lượng HIV ở dưới ngưỡng phát
hiện, mức rất tốt (< 20 copy/ml) chỉ có 3,1%. Chỉ sau 3 tháng can
thiệp, tỷ lệ này đã tăng lên rất cao, tới 44,9% và tiếp tục tăng lên ở
thời điểm T12 và T60 (77,4% và 91,8%). Ở cả 3 thời điểm T3,
T12, T60, tỷ lệ này đều tăng có ý nghĩa thống kê so với T0 (p <
0,001). Tương tự, tỷ lệ đối tượng có tải lượng HIV ở mức tốt (20 < 200 copy/ml), là mức khơng có khả năng lây truyền qua đường
tình dục và giảm nguy cơ lây qua đường tiêm chích, tại thời điểm
T0 chỉ là 1,6%. Đến T3 và T12 đã tăng lên 31,4% và 10,4% (p <
0,01). Như vậy, nếu tính mức tải lượng virus < 200 copy/ml là
mức khơng có khả năng lây truyền qua đường tình dục và giảm
nguy cơ lây qua đường tiêm chích thì kết quả cho thấy đến thời
điểm T3 tỷ lệ này đã đạt được là 76,3%, đến T12 tăng lên 87,8%
và đến T60 đã đạt được 98,4% (gần như tuyệt đối). Như vậy, kết
quả nghiên cứu này đã đạt được mục tiêu là dự phòng lây nhiễm
HIV cho vợ/chồng âm tính với HIV khơng cịn nguy cơ lây nhiễm
HIV từ người vợ/người chồng của mình.


22
Tính tổng mức nguy cơ (tổng các trường hợp có tải lượng
HIV từ 200 copy trở lên) ở thời điểm T0 là 95,3%. Đến T3, T12
và T60, tỷ lệ này giảm mạnh, chỉ còn lần lượt: 23,7; 12,3 và 1,6%.
Hiệu quả làm giảm tải lượng HIV sau can thiệp (T3, T12 và T60)
đạt rất cao, lần lượt với CSHQ: -75,1%; -87,3% và -98,3%. Kết

quả tính tốn giá trị trung vị và giá trị trung bình cũng cho thấy tải
lượng virus giảm rất mạnh tại các thời điểm T3, T12 và T60 so
với T0. Hiệu quả làm giảm tải lượng virus ở các thời điểm T3,
T12 và T60 lần lượt CSHQ: -98,9%; -97,7% và -99,9%.
Kết quả điều trị ARV làm tăng tế bào CD4 và giảm tải
lượng virus xuống mức <200 copy/ml ở người nhiễm HIV có ý
nghĩa quan trọng với cộng đồng người dân nói chung. Điều này
cũng khuyến khích người có nguy cơ nhiễm HIV tiếp cận với xét
nghiệm HIV và khi chẩn đốn nhiễm HIV thì điều trị ARV sớm,
khuyến khích họ tn thủ và duy trì điều trị để đạt ngưỡng virus
ức chế giúp loại bỏ nguy cơ lây truyền HIV qua đường tình dục
cho vợ hoặc chồng, hoặc bạn tình âm tính, bảo vệ người có HIV
sống khỏe mạnh.
4.2.3. Hiệu quả dự phòng lây nhiễm HIV từ người nhiễm HIV
sang vợ hoặc chồng âm tính
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau 3 tháng can thiệp, có
02/121 trường hợp (1,65%) là vợ và chồng âm tính bị lây nhiễm
HIV. Các thời điểm T6, T12 và T60, chưa phát hiện thêm trường
hợp mới bị lây nhiễm HIV. Như vậy, ước lượng xác suất lây
nhiễm HIV tích lũy từ người nhiễm HIV cho vợ hoặc chồng của
họ theo thời gian; T3, T6, T12 và T60, lần lượt: 1,65%; 1,69%;
1,68% và 3,28%. Cả hai trường hợp nhiễm HIV này, chúng tôi
không thể xác định được chắc chắn thời điểm nhiễm HIV là khi
nào. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tơi, cũng có thể tại thời
điểm bắt đầu can thiệp và được chẩn đốn HIV âm tính, nhưng có
thể đối tượng đã bị nhiễm HIV rồi nhưng xét nghiệm HIV cho kết
quả âm tính là vì đối tượng đang ở giai đoạn “cửa sổ”.


23


KẾT LUẬN
1. Thực trạng nhiễm HIV và hành vi nguy cơ của các cặp
vợ/chồng có một người nhiễm HIV được quản lý tại phòng
khám ngoại trú tỉnh Điện Biên, thành phố Cần Thơ (20132014)
- Người nhiễm HIV có số lượng tế bào CD4 thấp và tải lượng
vi rút cao chiếm tỷ lệ cao: Số lượng tế bào CD4 thấp ở mức nguy
hiểm và mức nguy cơ rất cao (20,9% và 26,1%). Tổng mức nguy
cơ nhiễm trùng cơ hội cao (64,9%). Tải lượng virus cao ở mức
nguy cơ rất cao và mức nguy hiểm (95,3%).
- Vợ/chồng người nhiễm HIV: có sử dụng ma túy (6,7%); có
thêm bạn tình khác (92,5%); có quan hệ tình dục với bạn tình
(23,1%).
2. Hiệu quả điều trị ARV cho người nhiễm HIV/AIDS và dự
phòng lây nhiễm HIV cho vợ/chồng âm tính được quản lý tại
phịng khám ngoại trú tỉnh Điện Biên, thành phố Cần Thơ
- Hiệu quả thay đổi hành vi lây nhiễm HIV của cặp
vợ/chồng có một người nhiễm HIV:
+ Người nhiễm HIV: Tỷ lệ có tiêm chích ma túy giảm khơng
rõ rệt ở các thời điểm T3 (5,9%); T6 (4,9%); T12 (6,7%), so vớt
T0 (6,7%), (p>0,05) và tăng cao ở T60 (74,6%). Tuy nhiên, tỷ lệ
dùng chung bơm kiêm tiêm với người khác giảm rõ rệt, T60
(13,6%) so với T0 (77,8%) (p<0,001).
+ Vợ/chồng người nhiễm HIV: Có quan hệ tình dục tăng rõ
rệt ở thời điểm T60 (93,2%) so với T0 (24,6%), (p<0,001); có sử
dụng bao cao su khi vợ/chồng quan hệ tình dục giảm rõ rệt ở T60
(29,1%)/T0 (87,9%), (p<0,001).



×