Tải bản đầy đủ (.pdf) (290 trang)

Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo phát triển y dược cổ truyền từ năm 1996 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.83 MB, 290 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÂM THỊ HUỆ

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội – 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÂM THỊ HUỆ

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2015

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 62 22 03 15

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VŨ QUANG HIỂN


Hà Nội - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
số liệu và kết quả sử dụng trong luận án đảm bảo tính khách quan, trung thực.
Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Lâm Thị Huệ


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
phát triển y dược cổ truyền từ năm 1996 đến năm 2015”, tôi đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo, các nhà khoa học, cán bộ
Khoa Lịch sử, phòng Đào tạo, cán bộ các phòng, ban chức năng trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn. Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành về sự giúp
đỡ đó.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Vũ Quang Hiển, thầy giáo
trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho tơi hồn thành luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp của tơi đang cơng tác tại
Bộ mơn Lý luận Chính trị, các bộ mơn có liên quan, các sinh viên, học viên Học
viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, các cán bộ Cục Quản lý Y, Dược cổ
truyền, Bộ Y tế đã cung cấp tư liệu, trao đổi ý kiến khoa học, góp ý, động viên,
khích lệ, tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện và hồn thành
luận án.
Cuối cùng, tơi xin gửi tấm lịng ân tình tới gia đình của tơi là nguồn động

viên và truyền nhiệt huyết để tơi hồn thành luận án.


MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................. 1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... 3
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................... 4
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .............................................................................. 5
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 6
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ............................................................................................................11
1.1. Các cơng trình khoa học liên quan đến đề tài luận án .........................11
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về y dược cổ truyền ............................ 11
1.1.2. Các cơng trình có đề cập tới sự lãnh đạo của Đảng đối với y dược
cổ truyền ................................................................................................ 31
1.2. Những vấn đề các cơng trình nghiên cứu đã giải quyết và những vấn
đề luận án cần đi sâu nghiên cứu...................................................................35
1.2.1. Những vấn đề các cơng trình nghiên cứu đã giải quyết ................ 35
1.2.2. Những vấn đề luận án cần đi sâu nghiên cứu ............................... 36
Tiểu kết chương 1 ...............................................................................................36
Chương 2. CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ PHÁT
TRIỂN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2005 ..... 38
2.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo và chủ trương của Đảng ......38
2.1.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng................................ 38
2.1.2. Chủ trương của Đảng ................................................................... 54
2.2. Sự chỉ đạo của Đảng ................................................................................59
2.2.1. Chỉ đạo hoạt động quản lý và xây dựng các nguồn lực ......................... 60
2.2.2. Chỉ đạo giải quyết vấn đề dược liệu và sản xuất thuốc ................. 73
2.2.3. Chỉ đạo hoạt động khám chữa bệnh bằng y dược cổ truyền ......... 82
Tiểu kết chương 2 ...............................................................................................92


1


Chương 3. ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN Y DƯỢC CỔ
TRUYỀN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2015 .....................................................93
3.1. Điều kiện lịch sử và chủ trương của Đảng.............................................93
3.1.1. Điều kiện lịch sử ............................................................................ 93
3.1.2. Chủ trương của Đảng ................................................................... 98
3.2. Sự chỉ đạo của Đảng ..............................................................................104
3.2.1. Chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động quản lý và xây dựng các nguồn lực ......... 104
3.2.2. Chỉ đạo tăng cường giải quyết vấn đề dược liệu và sản xuất thuốc ...... 121
3.2.3. Chỉ đạo nâng cao hoạt động khám chữa bệnh bằng y dược cổ
truyền ................................................................................................... 130
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................140
Chương 4. NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM...................................141
4.1. Nhận xét về sự lãnh đạo của Đảng .......................................................141
4.1.1. Ưu điểm ...................................................................................... 141
4.1.2. Hạn chế ...................................................................................... 152
4.2. Một số kinh nghiệm ...............................................................................158
Tiểu kết chương 4 .............................................................................................171
KẾT LUẬN .......................................................................................................172
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...................................................................................175
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................176

2


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BCHTW

: Ban Chấp hành Trung ương

CHXHCN

: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CNH, HĐH

: Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

CSSK

: Chăm sóc sức khỏe

NXB

: Nhà xuất bản

TM/CAM


: Thuốc bổ sung, thay thế

UBND

: Ủy ban nhân dân

WHO

: Tổ chức y tế thế giới

YDCT

: Y dược cổ truyền

YDHĐ

: Y dược hiện đại

YHCT

: Y học cổ truyền

YHCT&BS

: Y học cổ truyền và bổ sung

3


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Tỷ lệ bệnh viện đa khoa YHHĐ có khoa hoặc tổ YHCT ....................87
Bảng 2.2. Tỷ lệ khám bệnh bằng y dược cổ truyền so với tổng chung................87
Bảng 2.3. Tỷ lệ hoạt động y dược cổ truyền tại trạm y tế xã trên tổng số trạm y tế
..............................................................................................................................88
Bảng 2.4. Tỷ lệ điều trị nội và ngoại trú bằng YDCT, kết hợp YDCT với YDHĐ
so với tổng chung .................................................................................................88
Bảng 2.5. Tổng số cơ sở hành nghề y dược cổ truyền tư nhân trong cả nước .........89
Bảng 2.6. Tình hình thanh tra, kiểm tra các cơ sở hành nghề y dược cổ truyền tư
nhân tại các địa phương........................................................................................90
Bảng 3.1. Số lượng các tỉnh thực hiện chính sách quốc gia về y dược cổ truyền ........113
Bảng 3.2: Phòng và chuyên viên chuyên trách y dược cổ truyền trên toàn quốc .........114
Bảng 3.3: Tỷ lệ cán bộ y dược cổ truyền trên tổng cán bộ y tế .........................116
Bảng 3.4: Phân bố trình độ nhân lực YHCT ở các tuyến ..................................117
Bảng 3.5: Tỷ lệ bệnh viện đa khoa y học hiện đại có khoa hoặc tổ y học cổ truyền .......135

4


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Giám sát thay đổi trong chỉ số tiến bộ quốc gia xác định trong
Chiến lược y dược cổ truyền của Tổ chức y tế thế giới .......................................96
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ % phân loại bệnh viện y học cổ truyền ................................133

5


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Y dược cổ truyền (YDCT) là lĩnh vực chăm sóc, nâng cao sức khỏe bằng
sử dụng các phương pháp và thuốc cổ truyền.

Tại các nước trong khu vực và trên thế giới, xu hướng sử dụng YDCT có
nhiều chuyển biến và ngày càng mở rộng. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có
những chỉ đạo cụ thể thơng qua chương trình “WHO traditional medicine
strategy 2002-2005” (Chiến lược y học cổ truyền của WHO, 2002-2005), "WHO
traditional medicine strategy, 2014-2023" (Chiến lược y học cổ truyền của
WHO, 2014-2023) và đã phối hợp tích cực với các tổ chức IUCN (Tổ chức bảo
tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên Quốc tế), WWF (Quỹ hoang dã thế
giới), FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc),... nhằm mục
đích xây dựng tính khoa học, bảo tồn, chia sẻ lợi ích và phát triển YDCT trên thế
giới. Tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước trong khu vực,
Chính phủ các nước có nhiều hành động cụ thể nhằm bảo tồn, phát triển YDCT
dân tộc, hiện đại hóa YDCT trong xã hội hiện đại và đạt được nhiều kết quả
đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
Với điều kiện thiên nhiên thuận lợi, nguồn dược liệu phong phú, đa dạng,
Việt Nam là quốc gia có truyền thống sử dụng YDCT lâu đời. Trước khi y dược
hiện đại (YDHĐ) du nhập vào Việt Nam, YDCT là hệ thống y dược duy nhất
làm nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người. YDCT không chỉ là
phương pháp khám chữa bệnh, nâng cao sức khỏe mà trở thành văn hóa, bản sắc
dân tộc với những phong tục, lễ nghi, cách thức ứng xử của con người với thiên
nhiên và của con người với con người. Ngày nay trong xu thế hội nhập và phát
triển, nền kinh tế có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được nâng cao nên nhu
cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng được chú trọng. Trong hồn cảnh đó, YDCT
khơng chỉ được duy trì mà cịn phát triển với nhiều hình thức phong phú.

6


Trong q trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ln quan tâm tới vấn đề sức
khỏe nhân dân. Đảng khẳng định: "Sức khoẻ của nhân dân, tương lai của giống
nòi là mối quan tâm thường xuyên của Đảng và Nhà nước ta, là trách nhiệm của

tất cả các ngành, các đoàn thể, là trách nhiệm và lợi ích thiết thân của mỗi công
dân" [73, tr. 775]. Về YDCT, Đảng đã đề ra chủ trương và có những chỉ đạo
xuyên suốt, kịp thời nhằm bảo tồn, kế thừa, phát triển YDCT, kết hợp YDCT với
YDHĐ. Đặc biệt trong khoảng thời gian từ năm 1996 đến năm 2015, với chủ
trương đúng đắn và sự chỉ đạo tích cực của Đảng, YDCT Việt Nam đã đạt được
nhiều kết quả trên nhiều mặt: phát triển các nguồn lực, nuôi trồng dược liệu và
chế biến thuốc, khám chữa bệnh,… khẳng định vị trí quan trọng trong khu vực
và trên thế giới. Bên cạnh những ưu điểm và thành tựu, trong sự lãnh đạo của
Đảng cũng có một số hạn chế và khó khăn.
Thực tiễn trên địi hỏi cần tổng kết quá trình lãnh đạo của Đảng đối với
YDCT về mặt lịch sử nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm và cung cấp cơ sở
khoa học để tăng cường phát triển YDCT. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào
nghiên cứu về vấn đề này. Do ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên đây, chúng tôi
lựa chọn vấn đề “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển y dược cổ truyền
từ năm 1996 đến năm 2015” làm luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với YDCT từ năm 1996 đến năm
2015; đúc kết một số kinh nhiệm nhằm phát triển YDCT ở Việt Nam trong thời
gian tiếp theo.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án.
Hai là, làm rõ các yếu tố tác động đến quá trình Đảng lãnh đạo phát triển
YDCT từ năm 1996 đến năm 2015

7


Ba là, trình bày và phân tích những chủ trương của Đảng nhằm phát triển

YDCT từ năm 1996 đến năm 2015 qua hai giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2005
và từ năm 2006 đến năm 2015.
Bốn là, trình bày và phân tích sự chỉ đạo của Đảng thơng qua những biện
pháp tổ chức hành động cụ thể về YDCT.
Năm là, đánh giá, nhận xét những ưu điểm, hạn chế, tổng kết một số kinh
nghiệm từ sự lãnh đạo của Đảng đối với YDCT từ năm 1996 đến năm 2015.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam về y dược cổ truyền từ năm 1996 đến năm 2015.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung
Y dược cổ truyền bao gồm nhiều nội dung. Trong phạm vi luận án này,
chúng tôi tập trung nghiên cứu chủ trương và quá trình chỉ đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam đối với phát triển YDCT trên các nội dung cụ thể: hoạt động quản
lý và xây dựng các nguồn lực; giải quyết các vấn đề dược liệu và sản xuất thuốc;
hoạt động khám chữa bệnh bằng y dược cổ truyền.
Về thời gian
Phạm vi nghiên cứu của luận án là từ năm 1996 đến năm 2015. Năm 1996,
với chủ trương của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản
Việt Nam, YDCT có những thay đổi mới phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN); cũng là năm đánh dấu một mốc
quan trọng đối với ngành y tế nói chung và YDCT nói riêng với việc ban hành
“Định hướng chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân từ nay đến năm
2000 và năm 2020” và “Chính sách quốc gia về thuốc”; “Quy chế đánh giá tính
an toàn và hiệu lực thuốc cổ truyền”; Chỉ thị về việc “Khôi phục vườn thuốc

8



nam và tăng cường sử dụng các phương pháp xoa bóp day ấn của y học cổ
truyền để chăm sóc sức khoẻ nhân dân”.
Năm 2015 là năm kết thúc quá trình thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu
tồn quốc lần thứ XI, tổng kết 30 năm quá trình đổi mới, xây dựng nền YDCT ở
Việt Nam.
Về không gian
Luận án nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về YDCT từ năm
1996 đến năm 2015 trên phạm vi cả nước.
4. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về YDCT.
4.2. Nguồn tài liệu
Một là, các Văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng Cộng sản Việt Nam về
y dược cổ truyền.
Hai là, các Nghị định, Quyết định, Nghị quyết, Chỉ thị, Thơng tư... của
Quốc hội, Chính phủ, Bộ Y tế về y dược cổ truyền. Các báo cáo tổng kết hàng năm,
đề án của Bộ Y tế về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Ba là, cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngồi nước có
liên quan đến đề tài, bao gồm các sách, báo, tạp chí, đề tài khoa học.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được tiến hành dựa trên phương pháp nghiên cứu lịch sử và
phương pháp logic. Cụ thể:
Phương pháp lịch sử được sử dụng để làm rõ quá trình lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam về YDCT từ năm 1996 đến năm 2015 qua hai giai đoạn
1996-2005 và 2006-2015.
Phương pháp logic được sử dụng nhằm làm rõ mối liên hệ giữa các chủ
trương, biện pháp chỉ đạo thực hiện, những kết quả đạt được; đánh giá những ưu

9



điểm, hạn chế, nguyên nhân và đúc rút một số kinh nghiệm trong quá trình Đảng
lãnh đạo YDCT từ năm 1996 đến năm 2015.
Cùng với các phương pháp trên, luận án cịn sử dụng phương pháp phân
tích, tổng hợp, đối chiếu, thống kê, phỏng vấn sâu nhằm làm sáng tỏ những vấn
đề đã đặt ra.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Một là, hệ thống hóa quan điểm, chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam về phát triển YDCT từ năm 1996 đến năm 2015.
Hai là, nhận định, đánh giá ưu điểm, hạn chế trong hoạt động lãnh đạo phát
triển YDCT của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2015.
Ba là, đúc rút kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo phát triển YDCT từ
năm 1996 đến năm 2015.
Bốn là, cung cấp những dữ liệu khoa học làm cơ sở cho việc hoạch định
chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm tiếp tục phát triển YDCT để
chăm sóc sức khỏe.
Năm là, cung cấp nguồn tài liệu tham khảo trong nghiên cứu lịch sử YDCT và
giảng dạy môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
6. Bố cục của Luận án
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các công trình khoa học của
tác giả liên quan đến luận án, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án
có kết cấu 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
Chương 2: Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về phát triển y dược cổ
truyền từ năm 1996 đến năm 2005
Chương 3: Đảng lãnh đạo đẩy mạnh phát triển y dược cổ truyền từ năm
2006 đến năm 2015
Chương 4: Nhận xét và một số kinh nghiệm


10


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Các cơng trình khoa học liên quan đến đề tài luận án
Y dược cổ truyền Việt Nam hình thành sớm và rất đa dạng, phát triển gắn liền
với quá trình đấu tranh sinh tồn giữa con người với các tác nhân gây bệnh. YDCT
mang bản sắc văn hóa dân tộc và luôn vận động, chuyển đổi nhằm phù hợp với thực
tiễn cuộc sống. Sau ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, đặc biệt
từ năm 1996, công tác bảo tồn và phát triển YDCT luôn được Đảng xác định là
nhiệm vụ quan trọng. Vì vậy, YDCT trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều
nhà khoa học với góc độ phản ánh đa dạng của khoa học kinh tế, xã hội, văn hóa
và lịch sử,... Nhiều cơng trình nghiên cứu về YDCT đã được cơng bố, có thể
khái qt và phân chia thành các nhóm cơng trình khoa học sau:
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về y dược cổ truyền
Các cơng trình đề cập tới vai trị và q trình phát triển y dược cổ truyền
Việt Nam
Cuốn sách 55 năm phát triển sự nghiệp y tế cách mạng (1945-2000) [22]
nghiên cứu về sự phát triển của y tế Việt Nam từ năm 1945 tới năm 2000. Về
YDCT, nghiên cứu nhận định: "Ngành y tế luôn coi việc kế thừa, phát huy, phát
triển y dược cổ truyền và kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc là
quan điểm xuyên suốt của ngành. Bên cạnh việc tìm kiếm, tổ chức kế thừa các
bài thuốc kinh nghiệm của các danh y, đã tập trung nghiên cứu cả về lí luận và
thực tiễn nhằm hiện đại hóa y học cổ truyền” [22, tr. 302]. Trong đó, kết quả
phát triển của YDCT cũng được trình bày cụ thể là: "Hệ thống y dược cổ truyền
được củng cố và phát triển, 70% số tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương có
bệnh viện y học cổ truyền; gần 50% viện, bệnh viện đa khoa có tổ hoặc khoa y
học cổ truyền. Y học cổ truyền đã phát huy tác dụng tích cực trong việc điều trị


11


các bệnh thơng thường và nhiều bệnh mạn tính khác nhau với chi phí thấp, phù
hợp với những người nghèo và nhân dân vùng nông thôn, miền núi" [22, tr. 4243]. Nghiên cứu chỉ rõ chủ trương phát triển YDCT luôn nằm trong chủ trương
phát triển chung của ngành y tế, YDCT là một phần không thể tách rời của hệ
thống y tế Việt Nam.
Cuốn sách Sơ thảo lịch sử Y học cổ truyền Việt Nam [169] khẳng định nếu
xét chức năng thì y học bản thân nó vừa mang sắc thái của khoa học tự nhiên khi
con người là như một thực thể tự nhiên, một đối tượng vật chất cần bảo dưỡng
hoặc cải tạo, vừa mang những nhân tố của khoa học xã hội khi con người như
một thực thể xã hội, một đối tượng cần yêu thương, chăm sóc phù hợp với tính
nhân dân và tính nhân đạo sâu sắc của nền y học dân tộc cổ truyền Việt Nam.
Trong giai đoạn đất nước chiến tranh hay hịa bình, phát triển hay chậm phát
triển, giàu hay nghèo y học luôn tồn tại và gắn liền với cuộc sống. Nghiên cứu
nêu rõ: "Lịch sử Việt Nam - lịch sử của sự phát triển lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất xã hội, lịch sử của quá trình đấu tranh thiên nhiên, cải tạo xã hội,
chiến thắng ngoại xâm, nâng cao không ngừng đời sống con người, không thể để
thiếu được phần lịch sử y học dân tộc" [169, tr. 08]. YDCT có nhiều đóng góp
lớn cho lịch sử dân tộc Việt Nam và xứng đáng được coi là một ngành khoa học,
ở đó ln có sự đúc kết, sáng tạo những tri thức dân tộc, tiếp thu có chọn lọc
những tinh hoa của y học nước ngồi và ứng dụng để phục vụ cuộc sống người
dân. Tác giả viết: "Dưới chế độ dân chủ nhân dân và xã hội chủ nghĩa, kết hợp y
học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc đã và đang được phát triển tốt, góp phần
vào việc bảo vệ sức khỏe nhân dân và quân đội, giành lại độc lập, thống nhất của
tổ quốc, phát triển sản xuất, xây dựng đất nước phồn vinh" [169, tr. 67].
Cuốn sách 55 năm Y dược học cổ truyền dưới chính quyền cách mạng [19]
của Bộ Y tế, cùng việc trình bày hệ thống quá trình phát triển YDCT từ năm
1945 đến năm 2000 đã nhấn mạnh tới hoạt động kế thừa, kết hợp YDCT với

YDHĐ. Nghiên cứu chỉ rõ: "Truyền thống Y dược cổ truyền Việt Nam được

12


hình thành và phát triển cùng với quá trình dựng nước và giữ nước" [19, tr. 141];
"Việt Nam có một nền y dược học cổ truyền lâu đời. Cội nguồn của nền y dược
học Việt Nam là từ những kinh nghiệm dân gian hình thành do kết quả đấu tranh
sinh tồn giữa con người với những tác nhân gây bệnh. Y dược học cổ truyền đó
là một di sản văn hóa được lưu truyền liên tục bổ sung bởi các kinh nghiệm của
các thế hệ ngày một hoàn thiện và khoa học hơn" [19, tr. 21]. Tư tưởng chỉ đạo
của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Đảng, Nhà nước và ngành y tế quán triệt.
Đảng đề ra đường lối nhất quán về kế thừa, phát huy, phát triển YDCT, kết hợp
YDCT với YDHĐ xây dựng nền y học Việt Nam hiện đại, khoa học dân tộc và
đại chúng. Thực hiện đường lối đó, YDCT Việt Nam đạt được nhiều thành tựu
trên các mặt: xây dựng tổ chức, đào tạo, kế thừa và nghiên cứu khoa học, khám
chữa bệnh, dược học cổ truyền, xã hội hóa YDCT, đầu tư và hợp tác quốc tế.
Bằng phương pháp thống kê, so sánh số liệu báo cáo qua nhiều năm, nghiên cứu
khẳng định: "Màng lưới về tổ chức y học cổ truyền toàn quốc đã được thực hiện
là cơ sở vững chắc cho cơng tác kết hợp y học Việt Nam mang tính khoa học cổ
truyền Việt Nam, Viện châm cứu, Viện dược liệu (ở cấp trung ương), các bộ
môn và khoa y học cổ truyền tại 8 trường Đại học y và tại học viện Quân Y, 2
trường y học dân tộc Tuệ Tĩnh (ở phía Bắc và phía Nam), 3 xí nghiệp quốc
doanh (TW3, TW26, XNĐND quận 5 thành phố Hồ Chí Minh, 2 cơng ty dược
liệu (TW1, TW2)" [19, tr. 130]. Nghiên cứu đã cung cấp những kiến thức về
hiện trạng nền YDCT Việt Nam, đưa ra ý kiến trao đổi, đề xuất những kiến nghị
nhằm đổi mới nền YDCT Việt Nam.
Cuốn sách Y học cổ truyền của các tác giả Hữu Ngọc và Lady Borton [121]
với phương pháp nghiên cứu lịch sử, nhóm tác giả trình bày về YDCT Việt Nam
bao gồm nguồn gốc, các chặng đường phát triển, biến đổi, những danh y nổi

tiếng từng thời kỳ,… Về danh y Việt Nam, nghiên cứu chỉ rõ: "Lãn Ông đã đặt
nền móng cho một nền học thuật dựa trên việc theo dõi các dữ liệu lâm sàng,
điều kiện khí hậu và tính chất của các loại cây trồng và sản vật địa phương"

13


[121, tr. 30]. Về sự thay đổi của nền YDCT từ sau Cách mạng Tháng Tám năm
1945, Chính phủ Việt Nam đã chủ trương đưa YDCT vào y tế quốc gia theo hệ
thống từ trung ương tới tỉnh, huyện, xã, đồng thời khuyến khích thầy thuốc tư
nhân hành nghề YDCT. Hiến pháp nước Việt Nam ghi nhận tính hợp pháp của
YDCT. Chính phủ và Bộ Y tế tích cực triển khai hoạt động phát triển YDCT.
Thực tế những năm 1960, 1970, 1980, YHCT phát triển nở rộ, nhiều địa phương
mức độ sử dụng thuốc thảo dược lên tới 80%. Đầu thế kỷ XXI, YDCT chiếm
khoảng một phần ba khối lượng chăm sóc y tế (bao gồm y tế tư nhân và Nhà
nước). Để trả lời câu hỏi: vì sao YDCT lại được sử dụng phổ biến tại Việt Nam?
Tác giả chỉ rõ: do tính phù hợp của YDCT, sự đa dạng phong phú, phổ rộng của
cây thuốc trên khắp lãnh thổ quốc gia cùng với giá thành hợp lý nên nhiều người
thâm chí là người nghèo cũng có khả năng tiếp cận phương pháp điều trị bằng
YDCT.
Liên quan tới nội dung này, cuốn sách Bài giảng y học cổ truyền [163]
khẳng định YDCT Việt Nam là những cách thức chữa bệnh của cha ông dựa trên
nguồn dược liệu phong phú kết hợp với kinh nghiệm chữa bệnh bằng YDCT của
nhân dân các nước láng giềng (Campuchia, Lào, Trung Quốc) được áp dụng
sáng tạo vào điều kiện thiên nhiên, sức khỏe, bệnh tật của người dân Việt Nam.
Phát triển kết hợp YDHĐ với YDCT của dân tộc để xây dựng nền y học Việt
Nam là chủ trương đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghiên cứu chỉ rõ:
kết hợp YDHĐ với YDCT dân tộc là một cuộc cách mạng khoa học trong y học
để xây dựng một nền y học Việt Nam xã hội chủ nghĩa tiến bộ nhất, có đầy đủ
tinh chất khoa học, dân tộc, đại chúng. Sự kết hợp đó sẽ xây dựng nên một nền y

học Việt Nam mang đầy đủ tính chất tự lực cánh sinh, phát huy nội lực, có tính
chất kinh tế lớn trong việc cần kiệm xây dựng Chủ nghĩa xã hội, góp phần làm
cho dân giàu, nýớc mạnh xã hội cơng bằng văn minh. Với phương pháp trình bày
khoa học đi từ khái quát tới cụ thể, từ lý thuyết tới thực tiễn, nghiên cứu chỉ rõ
thuốc YDCT gồm các loại thực vật, động vật; khoáng vật và một số chế phẩm

14


hóa học; bài thuốc YDCT được tạo thành do sự phối hợp các vị thuốc dùng để
chữa một bệnh, một hội chứng bệnh hay một triệu chứng của bệnh. V́ vậy các
bài thuốc có dạng bào chế khác nhau địi hỏi khi sử dụng cần hiểu rõ thành phần,
cách chế biến, cách sắc và uống thuốc để bảo đảm kết quả chữa bệnh tránh lãng
phí thuốc và đảm bảo an toàn khi dùng một số vị thuốc đặc biệt. Những kết quả
nghiên cứu trên đã góp phần khẳng định giá trị sử dụng, tính đặc thù và tính
khoa học của YDCT Việt Nam.
Các cơng trình đề cập tới nguồn dược liệu, quản lý và phát triển dược liệu,
thuốc cổ truyền ở Việt Nam
Cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam [115] của tác giả Đỗ Tất
Lợi đã cung cấp những thông tin về nguồn dược liệu ở Việt Nam. Bằng phương
pháp nghiên cứu điền dã, khảo sát, thống kê, so sánh bên cạnh việc xây dựng từ
điển các cây thuốc, vị thuốc tác giả còn chỉ ra sự khác biệt về tổ chức khai thác
sử dụng cây thuốc vị thuốc ở Việt Nam trước và sau cách mạng Tháng Tám năm
1945. Trước cách mạng Tháng Tám, có hai ngành y dược đều được coi là hợp
pháp: ngành y dược khoa học, thường gọi là tây y hay ngành thuốc tây và ngành
y học cổ truyền, thường gọi là đông y hay thuốc ta. Thuốc bán ở các hiệu thuốc
tây được nhập từ Pháp. Các thầy thuốc và các dược sĩ thường không biết hoặc
cũng không chú ý đến tài nguyên cây thuốc trong nước, họ cho rằng, thuốc nam
không khoa học và không tốt bằng thuốc tây. Nguyên nhân được lý giải do cách
thức đào tạo tại các trường thuốc của Pháp. Trong q trình đào tạo mơn học cây

thuốc, sinh viên chỉ được học về những cây của Pháp dùng, chúng mọc ở Pháp
hoặc các nước châu Âu, mọc ít ở Châu Phi, châu Mỹ hay châu Á. Thậm chí, tên
cây thuốc cũng chỉ được học bằng tiếng Pháp và Latin, vì vậy khơng biết trong
thực tế gọi cây thuốc đó như thế nào. Cộng với giáo viên giảng dạy là người
Pháp, những giáo viên này thường có thời gian ở Việt Nam rất ít hoặc khơng gắn
nghiên cứu với thực tiễn nên không biết được thực trạng cây cỏ ở Việt Nam. Kết
quả là có nhiều vị thuốc nguồn gốc Việt Nam, xuất sang Pháp để rồi trở lại Việt

15


Nam dưới hình thức đóng gói và tên mới. Dưới thời thuộc Pháp, có một sự cạnh
tranh chia rẽ sâu sắc giữa đông y và tây y. Tây y được sự ủng hộ, nâng đỡ của
chính quyền thực dân phong kiến; cịn đơng y bị coi là khơng khoa học, bị khinh
thường nhưng lại được đa số nhân dân tin dùng. Sau Cách mạng Tháng Tám, đặc
biệt sau năm 1954, nền y học dân tộc được xây dựng trên phương hướng "kết
hợp đông y và tây y" và phương châm "tự lực cánh sinh" do Đảng và Chủ tịch
Hồ Chí Minh đề ra ngày càng được nâng cao, việc khai thác thuốc nam được mở
rộng trên cơ sở những kinh nghiệm và kết quả đạt được trong vùng tự do của
thời kỳ kháng chiến.
Bên cạnh đó, tác giả cũng thể hiện rõ quan điểm cần thiết khi xây dựng nền
y học mới cho Việt Nam, một nền y học kết hợp giữa y học thực nghiệm và y
học cổ truyền; vừa mang tính khoa học hiện đại, vừa mang những giá trị của y
học phương Đơng; vừa có tính bác học, vừa gần gũi dân dã. Ông viết: "Phương
châm kết hợp đông y và tây y của Đảng và của ngành y tế đề ra đòi hỏi chúng ta
phải vừa áp dụng những kinh nghiệm chữa bệnh của ông cha ta bằng thuốc nam,
vừa tiến hành nghiên cứu, chứ không đợi nghiên cứu xong rồi mới sử dụng. Vì
những kinh nghiệm chữa bệnh của ông cha ta đã được thực tế chứng minh trên
người thực, bệnh thực từ bao đời nay rồi" [115, tr. 02] tuy nhiên cần "phải biết
phân biệt kinh nghiệm thực sự và kinh nghiệm đã bị xun tạc, thần bí hóa"

[115, tr.02]. Cơng trình của tác giả Đỗ Tất Lợi là một cơng trình nghiên cứu về
dược liệu học ở Việt Nam đặt cơ sở cho những nghiên cứu dược liệu về sau.
Nghiên cứu khẳng định Việt Nam là quốc gia có nguồn dược liệu vơ cùng phong
phú gồm cả cây, con và khoáng vật trong đó có những nguồn dược liệu quý là cơ
sở để chữa trị được nhiều bệnh hiểm nghèo. Với cách ghi chép, trình bày các vị
thuốc rất khoa học, cẩn thận gồm tên, hình vẽ, mơ tả, phân bổ, cách trồng và thu
hái; công dụng và liều dùng, kinh nghiệm dùng của đơn thuốc, Đỗ Tất Lợi thực
sự trở thành cầu nối giữa YDHĐ với YDCT, góp phần to lớn trong việc đưa
YDCT Việt Nam trở thành một ngành khoa học.

16


Cuốn sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam [50] do nhóm các
nhà nghiên cứu dược liệu biên soạn trên cơ sở cập nhật thông tin từ nhiều nguồn
trong nước và trên thế giới, kết hợp với phương pháp so sánh, tổng hợp kinh
nghiệm sử dụng thuốc, động vật làm thuốc của nền YDCT Việt Nam, Trung
Quốc, Ấn Độ và nhiều nước khác đã hệ thống 920 cây và 80 động vật trên cơ sở
hơn 3000 loài cây thuốc và 400 loài động vật làm thuốc đã biết. Bằng việc chỉ ra
đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu Việt Nam tạo nên mức độ đa dạng cao về sinh học:
có gần 11.000 lồi thực vật bậc cao có mạch, 800 loài rêu, 600 loài nấm, hơn 2000
loài tảo, 224 lồi thú, 828 lồi chim, 258 lồi bị sát và 5500 lồi cơn trùng, trong
đó nhiều lồi được dùng làm thuốc; các dân tộc ở Việt nam có nhiều kinh nghiệm
sử dụng nguồn cây cỏ và động vật sẵn có để bồi bổi sức khỏe và làm thuốc phịng
chữa bệnh; những kinh nghiệm đó được hình thành, tích lũy và phát triển thành
nền y dược học cổ truyền dân tộc với đầy đủ cơ sở lý luận và được ghi chép trong
y văn cổ, lưu truyền cho hậu thế; nghiên cứu khẳng định: nguồn cây thuốc và động
vật làm thuốc là nhóm tài nguyên phong phú và quý giá nhất trong hệ thống độngthực vật ở Việt Nam.
Cuốn sách Dược học cổ truyền [162] nhấn mạnh: "từ xưa ông cha ta đã biết
sử dụng nguồn dược liệu quý giá của đất nước với các phương pháp chế biến

khác nhau và các dạng bào chế thích hợp dùng để phịng và chữa bệnh cho nhân
dân" [162, tr.02]. Trong xu hướng phát triển mới của đất nước, việc bảo tồn và
phát triển YDCT là việc làm cần thiết và luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo
của Đảng và Nhà nước, đặc biệt cần kết hợp YDCT với YDHĐ, chế biến dược
liệu và hướng dẫn sử dụng dược liệu theo phương pháp y học cổ truyền. Nghiên
cứu đã giúp cho tác giả luận án nhìn nhận vấn đề dược liệu, thuốc đông dược
trên cơ sở khoa học, đây là nền tảng để khẳng định quan điểm đúng đắn của
Đảng khi kết hợp YDCT với YDHĐ trong lĩnh vực y tế.
Cùng nội dung về dược học, cuốn sách Nghiên cứu phát triển dược liệu
và đông dược ở Việt Nam [69] tác giả Nguyễn Thượng Dong chỉ ra quá trình sử

17


dụng YDCT: ban đầu là kinh nghiệm trong vận dụng các quy luật và giá trị của
tài nguyên để tự chữa bệnh, dần dần hình thành nền y học mà ngày nay các nhà
khoa học gọi là y học cổ truyền dân tộc. Tri thức về thảm tài nguyên dược liệu
được gọi là thực vật học dân tộc, còn các hiểu biết về tác dụng của cây cỏ được
gọi là dược lý học dân tộc. Cùng với việc tập trung điều tra và phát triển nguồn
tài nguyên cây thuốc ở các vùng miền, hoạt động nghiên cứu và chế tạo thuốc
mới được chú trọng. Nghiên cứu khẳng định: "Khoa học ngày càng phát triển,
con người càng đi sâu khám phá thế giới tự nhiên. Các nhà khoa học thấy rằng
"sinh vật là nhà hóa học tuyệt vời" giỏi hơn cả các nhà hóa học trong việc tổng
hợp các chất tự nhiên" [69, tr. 15]. Ở Việt Nam, trong thời kỳ chiến tranh, mọi
ưu tiên của Đảng và Nhà nước dành cho vũ khí và lương thực phục vụ chiến
trường. Dược liệu và thuốc YDCT đóng góp vai trị chủ đạo trong công cuộc bảo
vệ sức khỏe bộ đội và nhân dân thời chiến. Nhiều xưởng quân dược tiền phương
và vùng hậu cứ đã sản xuất hàng trăm loại thuốc có nguồn gốc từ dược thảo phục
vụ cơng tác phịng và chữa bệnh cho bộ đội và nhân dân. Trên cơ sở phân tích
thực trạng nguồn dược liệu và đơng dược Việt Nam, nghiên cứu đưa ra những lý

giải về việc khó khăn phát triển dược liệu và để xuất giải pháp tháo gỡ từ sự chỉ
đạo của Đảng, Nhà nước, tới việc quy hoạch vùng ni trồng an tồn, đảm bảo
chất lượng xuất khẩu, nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của
việc bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu dân tộc.
Tác giả Đinh Thanh Hà trong luận án Chính sách phát triển hoạt động
nghiên cứu và triển khai (R&D) để tăng độ thân thiện của thuốc y học cổ truyền
với người tiêu dùng [92] đã phân tích tác động của hoạt động nghiên cứu và triển
khai tới độ thân thiện của thuốc YDCT. Trên cơ sở xác định vai tṛ của chính sách
đối với phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai, tác giả tiến hành khảo sát
thực trạng và đi tới kết luận: Nguồn lực hoạt động nghiên cứu và triển khai có
tác động làm tăng độ thân thiện của thuốc YDCT; việc đầu tư tài chính cho hoạt
động hoạt động nghiên cứu và triển khai sẽ làm tăng thị phần thuốc YDCT, tăng

18


số lượng thuốc YDCT được tiêu thụ, đây là những chỉ báo phản ánh sự tác động
của hoạt động nghiên cứu và triển khai tới độ thân thiện của thuốc YDCT. Tuy
nhiên thực trạng nghiên cứu và triển khai trong YDCT còn thiếu và chưa gắn kết
hoạt động giữa các khu vực: nuôi trồng dược liệu - nghiên cứu - sản xuất, trong
chuỗi giá trị tạo ra sản phẩm thuốc YDCT. Sở dĩ các sản phẩm thuốc YDCT ở
Việt Nam nhiều người tiêu dùng đánh giá chưa cao do chất lượng thuốc chưa
đảm bảo, công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng những tiến bộ của khoa học
và công nhệ vào ni trồng, nghiên cứu và sản xuất cịn chưa được quan tâm đầu
tư thỏa đáng. Tác giả đề nghị cần phải có giải pháp về chính sách nhằm nâng cao
chất lượng và năng lực cạnh tranh của thuốc YDCT.
Vì vậy cần thiết có một khung chính sách giúp nhà quản lý xây dựng quy
định, hướng dẫn và định hướng gắn kết hoạt động nghiên cứu và triển khai giữa
các khu vực, bổ sung nguồn lực để phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai
trong YDCT. Tác giả còn tìm hiểu những bài học thành cơng từ những nước

trong khu vực và trên thế giới dùng để phát triển YDCT. Điển hình ở Trung
Quốc, hoạt động nghiên cứu và triển khai nhằm tạo ra các sản phẩm mới bao
gồm hai bước: bước một, tạo ra công thức thuốc mới từ những cơng thức đã có
trên cơ sở dữ liệu đã biết; bước hai, phát triển và tối ưu hóa các công thức đã
được chọn thông qua việc nghiên cứu sàng lọc trên thực nghiệm, tìm ra các vị
thuốc có tác dụng điều trị. Chính phủ Trung quốc rất tập trung đầu tư cho
YDCT, riêng trong tháng 8 năm 2012, trong tổng số 8 cơng trình nghiên cứu
được Ủy ban cải cách và phát triển Quốc gia thơng qua, có tới 6 cơng trình
nghiên cứu thuộc về lĩnh vực YDCT. Trung Quốc đã đầu tư nhiều chương trình
nhằm xây dựng nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng cho YDCT. Chỉ trong khoảng 3
năm (2009-2012) đã đầu tư 9,88 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 1,55 tỷ USD) để
xây dựng và đổi mới 2.342 bệnh viện YDCT cấp quốc gia trên toàn quốc [92, tr.
33-34].

19


Trong bài viết "Hiện đại hóa thuốc gia truyền của các dân tộc thiểu số ở
Việt Nam" [112], tác giả khẳng định: Y dược cổ truyền Việt Nam, đặc biệt thuốc
gia truyền của các dân tộc thiểu số cũng đang phải đối mặt với nguy cơ bị mai
một dần, nhất là đối với tri thức y dược dân gian của các dân tộc thiểu số chưa
được ghi chép thành văn. Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển, những khó
khăn vướng mắc của thuốc gia truyền, tác giả đưa ra một số đề xuất như kiểm
kê, đánh giá tài nguyên cây thuốc dân tộc; nghiên cứu các yếu tố kinh tế, xã hội,
môi trường ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên này; nghiên cứu và giáo dục về bảo
tồn và cách sử dụng bền vững; nghiên cứu nhân giống và trồng cây thuốc bản địa
đang có nguy cơ bị tuyệt chủng; tư liệu hóa và đăng kí bản quyền tri thức y học
gia truyền, xây dựng hệ thống lưu giữ các tư liệu, chỉnh lý, biên soạn thành các
sách thuốc y học gia truyền của Việt Nam; chia sẻ lợi ích giữa tổ chức thu lợi
nhuận và địa phương có tri thức, tài nguyên cây thuốc;...

Trong bài viết "Vấn đề sử dụng hợp lý an toàn thuốc y học cổ truyền" [54]
tác giả chỉ ra thực trạng sử dụng thuốc cổ truyền trên thế giới, Việt Nam và
khẳng định: các thuốc YDCT tuy được sử dụng rộng rãi nhưng mới chỉ một số ít
được nghiên cứu và đưa ra những bằng chứng khoa học để đáp ứng trong điều
trị. Phần đông dân chúng trên thế giới quan niệm thuốc YDCT có nguồn gốc từ
thiên nhiên nên rất an tồn. Trên thực tế, thuốc YDCT cũng có thể gây ra các
phản ứng có hại cho con người, thậm chí ở mức độ nặng gây ra tử vong. Vì vậy
trong quá trình hiện đại hóa YDCT, kết hợp YDCT với YDHĐ yêu cầu cần phải
đảm bảo tính hợp lý và an tồn của thuốc cổ truyền.
Trong bài viết "Hiện đại hóa và tiêu chuẩn hóa thuốc sản xuất từ dược
liệu" [97] tác giả Trần Hùng khẳng định: các nội dung cơ bản nhất của việc hiện
đại hóa, nâng cao chất lượng của thuốc từ dược liệu là: đảm bảo chất liệu từ
khâu nuôi trồng, thu hái, sơ chế và bảo quản nguyên liệu; nâng cao quy mô và
chất lượng sản xuất các cao chiết bán thành phẩm; hiện đại hóa cơng thức, dạng
bào chế và kỹ thuật bào chế thành phẩm; hiện đại hóa phương pháp kiểm sốt

20


chất lượng, nâng cao quản lý chất lượng. Xa hơn nữa, để có thể hịa nhập vào thị
trường thuốc thế giới, các thuốc sản xuất từ dược liệu phải tuân thủ và hòa hợp
với các tiêu chuẩn chung quốc tế như: Chứng minh được tác dụng: độc tính, tác
dụng dược lý, lâm sàng,...; kiểm sốt được chất lượng: định tính, định lượng hoạt
chất chính, chất đánh dấu. Tác giả nhấn mạnh hiện đại hóa sản xuất thuốc từ
dược liệu là áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ, áp dụng các tiêu
chuẩn thực hành tốt vào sản xuất để tạo ra các sản phẩm có hiệu quả điều trị, có
chất lượng ổn định và có hình thức tiện dụng hơn, tiến tới tiêu chuẩn chung của
thuốc y học hiện đại (tân dược).
Bài viết "Định hướng công tác thừa kế và nghiên cứu khoa học nhằm phát
triển y dược học cổ truyền trong giai đoạn mới" của Nguyễn Minh Hà [91] nhấn

mạnh: Phát triển y dược học cổ truyền chính là sự kế thừa những thành quả đã
đạt được về y học và dược học cổ truyền từ những thế hệ đi trước, không ngừng
bổ sung những tri thức mới và phương tiện kỹ thuật mới về y - dược thông qua
các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ và kế thừa những
kết quả, lý luận, phương pháp luận của các lĩnh vực khoa học khác của nhân loại,
làm cho y dược học cô truyền ngày càng hoàn thiện hơn.
Các nghiên cứu về tri thức bản địa trong chăm sóc sức khỏe
Bài viết “Nghiên cứu tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các
dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên để bảo tồn và phát triển bền vững” [100, tr.
55-56], tác giả Lê Thị Thanh Hương, Nguyễn Trung Thành đã khẳng định Việt
Nam với 54 dân tộc có truyền thống văn hóa và phong tục tập quán khác nhau,
trong quá trình khai thác tự nhiên để tồn tại và phát triển đã sáng tạo và tích lũy
riêng cho mình hệ thống các tri thức, kinh nghiệm sử dụng thực vật để phòng và
chữa bệnh. Qua việc nghiên cứu cụ thể tại tỉnh Thái Nguyên, tác giả nhận thấy
những kiến thức trong việc sử dụng cây cỏ khác nhau trong từng dân tộc và giữa
các dân tộc với nhau tạo ra sự phong phú. Việc tìm hiểu, nghiên cứu kiến thức sử
dụng cây thuốc truyền thống có ý nhĩa cung cấp cơ sở dữ liệu cho khoa học.

21


×