Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Ứng dụng công tác xã hội cá nhân trong trợ giúp người cao tuổi bất hợp tác trong điều trị tại bệnh viện lão khoa trung ương hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN BÍCH HUYỀN

ỨNG DỤNG CƠNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
TRONG TRỢ GIÚP NGƢỜI CAO TUỔI BẤT HỢP TÁC
KHI ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN LÃO
KHOA TRUNG ƢƠNG HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN BÍCH HUYỀN

ỨNG DỤNG CƠNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
TRONG TRỢ GIÚP NGƢỜI CAO TUỔI BẤT HỢP TÁC
KHI ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN LÃO
KHOA TRUNG ƢƠNG HIỆN NAY
Chuyên ngành: Công tác xã hội ứng dụng
Mã số: 60.90.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: TS.Mai Thị Kim Thanh

HÀ NỘI - 2020




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học do tôi thực
hiện dưới sự hướng dẫn của TS.Mai Thị Kim Thanh. Các tài liệu trích dẫn,
kết quả nêu trong khóa luận đều có nguồn gốc rõ ràng, trung thực, khách quan
và chưa từng được ai cơng bố.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về sự cam kết này.
Hà Nội, ngày……… tháng……... năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Bích Huyền


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hành đề tài: “Ứng dụng Công tác xã hội cá nhân
trong trợ giúp người cao tuổi bất hợp tác trong điều trị tại Bệnh viện Lão
khoa Trung ương hiện nay”, tôi đã nhận được nhiều sự ủng hộ, động viên và
giúp đỡ cũng như sự chỉ bảo tận tình, chu đáo từ phía giáo viên hướng dẫn,
bạn bè và gia đình.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn
TS.Mai Thị Kim Thanh. Cô là người trực tiếp giảng dạy và cũng là người trực
tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tơi trong suốt thời
gian nghiên cứu để tơi có thể hồn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Xã hội học, bộ môn
Công tác xã hội – Trường ĐH khoa học xã hội và nhân văn đã tạo điều kiện
thuận lợi trang bị về kiến thức và kỹ năng, nguồn tài liệu để tơicó thể hồn
thành bài khóa luận của mình theo hướng thực hành CTXH chun nghiệp.
Xin trận trọng cảm ơn Ban Giám Đốc cũng như tập thể các cán bộ y tế của
Bệnh viện Lão Khoa Trung ương, những người cao tuổi đang điều trị tại Bệnh

viện Lão khoa TW đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện, đồng thời cung cấp
những thông tin cần thiết để phục vụ quá trình can thiệp.
Do hạn chế về mặt thời gian cũng như đây là lần đầu tiên tơithực hành
với đề tài cịn nhiều mới mẻ, chắc hẳn cịn nhiều thiếu sót,tơirất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của thầy cơ và những người quan tâm đến đề tài
thực hành này.
Xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Hồn cảnh gia đình ...................................................................... 38
Bảng 2.2.Trình độ học vấn của người cao tuổi ............................................. 40
Bảng 3.1: Quy trình hỗ trợ NCT BHT............................................................60


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Khó khăn về mặt tinh thần của người bệnh cao tuổi .................. 35
Biểu đồ 2.2: Những khó khăn về kinh tế của người bệnh cao tuổi................. 37
Biểu đồ 3.1: Mức độ hài lòng của NCT BHT về phương thức làm việc của
NVCTXH........................................................................................................81
Biểu đồ 3.2: Mức độ hài lòng của người bệnh về các dịch vụ hỗ trợ..............82


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết đầy đủ

STT

Chữ viết tắt


1

CTXH

2

NVCTXH

3

NCT

4

BVLKTW

5

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

6

ASXH

An sinh xã hội

7


CSNCT

Chăm sóc người cao tuổi

8

BN

9

NBCT

10

TC

Thân chủ

11

BS

Bác sỹ

12

BV

Bệnh viện


13

NVYT

Nhân viên y tế

14

NNBN

Người nhà bệnh nhân

15

KCB

16

XH

17

GHDS

Công tác xã hội
Nhân viên công tác xã hội
Người cao tuổi
Bệnh viện Lão khoa Trung ương


Bệnh nhân
Người bệnh cao tuổi

Khám chữa bệnh
Xã hội
Già hóa dân số


MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1. Lý do lựa chọn vấn đề nghiên cứu........................................................................1
2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu...............................................................................2
3. Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................................6
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................7
5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ..........................................................7
6. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................8
7. Giả thuyết nghiên cứu............................................................................................8
8. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................................8
9. Bố cục của luận văn .............................................................................................13
PHẦN II: NỘI DUNG ...........................................................................................14
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU ..14
1.1. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận ...................................................... 14
1.1.1.Cơ sở phương pháp luận ........................................................................ 14
1.1.2. Các khái niệm công cụ ......................................................................... 15
1.1.3. Lý thuyết tiếp cận .................................................................................. 19
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 25
1.2.1.Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chăm sóc, trợ giúp
người cao tuổi ................................................................................................. 25
1.2.2.Chính sách về người cao tuổi................................................................. 26
1.2.3.Tình hình về người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay................................. 30

1.2.4.Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu ........................................................... 31
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP CỦA NHÂN
VIÊN CÔNG TÁC XÃ CHO NGƢỜI CAO TUỔI ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI
BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƢƠNG HIỆN NAY ...............................34
2.1. Những vấn đề của ngƣời cao tuổi đang gặp phải và nhu cầu của họ
khi điều trị tại bệnh viện................................................................................ 34


2.2. Thực trạng hoạt động trợ giúp của NV CTXH cho ngƣời cao tuổi
hiện đang điều trị tại bệnh viện Lão khoa Trung ƣơng ............................. 41
2.2.1. Những hoạt động trợ giúp ..................................................................... 41
2.2.2. Những vấn đề NV CTXH đang gặp phải trong quá trình trợ giúp ....... 50
2.3. Nhân tố cơ bản tác động tới NV CTXH trong quá trình trợ giúp ..... 52
CHƢƠNG 3. ỨNG DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG TRỢ
GIÚP NGƢỜI CAO TUỔI BẤT HỢP TÁC TRONG ĐIỀU TRỊ TẠI
BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƢƠNG .....................................................56
3.1. Hoạt động can thiệp ................................................................................ 56
3.1.1.Quy trình thực hiện mơ hình can thiệp cá nhân..................................... 61
3.2. Đánh giá kết quả ứng dụng mơ hình CTXH cá nhân trong trợ giúp
Ngƣời cao tuổi điều trị tại Bệnh viện Lão khoa TW ................................... 80
3.3. Bài học kinh nghiệm................................................................................ 82
KẾT LUẬN .............................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................87


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn vấn đề can thiệp
Người cao tuổi (NCT) là những người giữ vai trò quan trọng trong việc
kết nối các các giá trị truyền thống về đạo đức, lịch sử, văn hóa giữa các thời
đại. Theo báo cáo kết quả Tổng điều tra Dân số và nhà ở 2019, ở Việt Nam

dân số đã già hóa dân số hơn dân số thế giới khoảng 16 năm. Như vậy tổng
thời gian dân số Việt Nam già hóa nhanh so với mức chung của thế giới là
khoảng 96 năm, vấn đề GHDS ở Việt Nam đang trở thành thách thức đối với
nền kinh tế - XH. Điều này đặt ra thách thức rất lớn cho Nhà nước trong việc
giải quyết các vấn đề trong nhiều vấn đề liên quan tới NCT và đặc biệt là nhu
cầu CSSK. Đây là một đòi hỏi lớn về nguồn nhân lực trong việc hỗ trợ NCT nhóm yếu thế trong XH hiện đại.
Với chủ trương này, các BV trong cả nước, trong đó có BVLKTW một trong những BV chuyên khoa hàng đầu về Lão khoa, tuyến cao nhất
trong hệ thống thăm khám, điều trị và CSSK cho NCT tại Việt Nam cũng
đang từng bước xây dựng cho mình một mơ hình CTXH phù hợp với hoạt
động thực tiễn dựa trên chức năng, nhiệm vụ, vai trò chung của ngành CTXH.
Tại đây các hoạt động CTXH cũng đã bắt đầu triển khai với sự tham gia từ
nhiều nguồn nhân lực như: NVYT tế kiêm nhiệm, tình nguyện viên... nhằm
hỗ trợ đội ngũ y, BS trong quá trình KCB, nhất là NBCT. Sự xuất hiện của
CTXH trong y tế là phương thức để họ tích cực tham gia giải quyết các vấn
đề liên quan đến sức khỏe bằng chính khả năng của mình với những phương
pháp thích hợp.
Tuy nhiên trên thực tế, những hoạt động cần thiết nhằm đảm bảo cho
việc CSSK cũng như quá trình KCB được thuận lợi như tư vấn, hướng dẫn,
giáo dục cho NBCT, NNBN về điều trị bệnh, xử lý khủng hoảng… hay tham

1


vấn tâm lý, liên kết các dịch vụ xã hội cho NBCT là rất quan trọng nhưng bị
bỏ ngỏ hay có thực hiện nhưng cịn mang tính hình thức, rời rạc, chưa có hệ
thống rõ ràng. Việc thiếu những thơng tin cần thiết về dịch vụ KCB và nhu
cầu được giải tỏa tâm lý khơng thoải mái vì nhiều lý do chưa được đáp ứng
trong khi điều trị tại BV khiến cho NBCT rơi vào trạng thái hoang mang, lo
lắng, khơng biết tìm đến bộ phận NVYT nào để được hỗ trợ dẫn tới tình trạng
bất hợp tác - ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

Tất cả là những vấn đề trên đã gợi nên trong tôi ý tưởng nghiên cứu đề
tài: “Ứng dụng CTXH cá nhân trong trợ giúp NCT bất hợp tác trong điều
trị tại BVLKTW hiện nay”.
2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1. Trên thế giới

Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng có nhiều nghiên cứu về
vấn đề NCT được triển khai từ những năm 1980 trở lại đây, như: “Chương
trình nghiên cứu về sức khỏe và các khía cạnh kinh tế, XH của sự già hóa dân
cư” [27], do Tổ chức Y tế thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiến
hành đầu thập niên 80 của thế kỷ XX; “Sự phát triển chính sách địa phương
đối phó với sự già hóa dân cư” [55] do Hội đồng châu Á - Thái Bình Dương
tiến hành từ năm 1992 đến năm 1994 tại 6 nước, trong đó có Việt Nam,
nghiên cứu đã chỉ ra được xu hướng già hóa dân số và đề ra những định
hướng về mặt chính sách cho vấn đề già hóa dân số.
Nghiên cứu “Barriers to Health Care Access Among the Elderly and
Who Prerceives Them” [56](Những rào cản trong chăm sóc sức khỏe NCT và
nhận thức về chúng” của Anntte L.Fitzpatrick, Neil R. Powe, Lawton S. Cooper,
Diane G. Ives và John A. Robbins (Đại học Washington, Đại học John Hopkins,
Đại học Pittsburgh, Đại học California - Davis và Đại học Wake Forest). Kết quả
nghiên cứu cho thấy, các rào cản chủ yếu như sự thiếu đáp ứng của BS đối với
BN, khơng có bảo hiểm, các rào cản về tâm lý và thể chất khác… Nghiên cứu

2


này không chỉ khái quát thực trạng CSSK đối với NCT, những rào cản tác động
đến việc NCT nhận được sự quan tâm, chăm sóc riêng ở nước Mỹ.
Theo tác giả M.Nizamuddin trong Report prepared for the Asian
Population Conference - Pacific Fifth [57], Bangkok - Thái Lan (1114/12/2002), đã đề cập tới vấn đề GHDS và đề xuất những giải pháp cho tình

hình GHDS tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương; Tuy nhiên việc thu xếp
cùng chung sống với NCT đang ngày càng trở thành vấn đề khó khăn.
Tại Hội nghị thế giới lần thứ 2 về già hóa[58]được tổ chức tại Madrid,
Tây Ban Nha (do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc triệu tập) năm 2002, trong đó
điều 14 đã khẳng định vai trò của NCT trong đời sống, tầm quan trọng của
cộng đồng, các cơ quan và tổ chức trong việc chăm sóc, hỗ trợ NCT; giúp
NCT được tiếp cận các quyền bình đẳng trong CSSK, chăm sóc đời sống vật
chất và tinh thần; nhấn mạnh tới sự cần thiết phải có chính sách về chăm sóc,
điều trị và trợ giúp NCT về mọi mặt.
Theo tác giả John J.Macionis trong tác phẩm Sociology (2004) [59], tại
Chương Lão hóa và người lớn tuổi cho biết kết quả nghiên cứu từ Viện
Nghiên cứu Pháp (INED), thực hiện tại các nước thành viên Châu âu (EU)
bao gồm Bồ Đào Nha, Cộng Hòa Séc, Hà Lan, Đức, Italia,… đã chỉ ra tình
hình NCT ở phía nam EU thích sống với những người thân trong gia đình và
các nước phía bắc EU thì tình trạng NCT sống tại các trung tâm dưỡng lão
đang có xu hướng ngày càng tăng. Từ kết quả nghiên cứu của INED cho thấy
ngày càng có nhiều người trên 75 tuổi sống trong các cơ sở XH.
Như vậy, có thể thấy chủ đề NCT và mơ hình chăm sóc, trợ giúp NCT
nhận được rất nhiều sự quan tâm của các cơ quan, tổ chức, các nhà nghiên
cứu trên thế giới. Quan điểm và cách tiếp cận trong nghiên cứu các vấn đề về
NCT và mơ hình chăm sóc, trợ giúp NCT cũng rất phong phú: từ góc độ gia
đình, xã hội; từ góc độ văn hóa, y tế cho đến góc độ dân số, kinh tế, quản lý…
Điều này cho thấy vai trò, vị thế của NCT tại các nước trên thế giới rất được
quan tâm, đề cao.

3


2.2. Tại Việt Nam


Các cuộc điều tra nghiên cứu tập trung chủ yếu vào những nội dung như:
quy mô dân số NCT; cơ cấu dân số NCT; tình trạng sức khoẻ, bệnh tật, việc
làm, thu nhập, điều kiện sinh hoạt, mức sống của NCT; CSSK NCT; phát huy
vai trò của NCT. Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu đã góp phần cung cấp
những cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng CSXH đối với NCT.
Đáng chú ý là các cơng trình sau đây:
Theo Bùi Thế Cường trong cuốn sách “ Trong miền an sinh xã hội –
những nghiên cứu về NCT Việt Nam” xuất bản năm 2005, nghiên cứu NCT
trong nghiên cứu xã hội ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 1970, các nhà y khoa
là những người đầu tiên khai phá lĩnh vực nghiên cứu y học về NCT. Năm 1970,
thành lập chương trình Nghiên cứu Y học Tuổi già và mười năm sau trở thành
đơn vị nghiên cứu Y học Tuổi già của Bộ Y tế. [15]
Từ năm 2000 trở đi cũng có nhiều nghiên cứu, bài viết về NCT được
tiến hành, có thể kể đến: Năm 2001 Tổ chức Hỗ trợ quốc tế NCT (HAI) đã có
cuộc nghiên cứu về “Hồn cảnh của NCT nghèo Việt Nam” tại 5 điểm là khu
ổ chuột TP Hồ Chí Minh, một làng người H’mong tại tỉnh Lào Cai, một làng
người Kh’me ở tỉnh Sóc Trăng, một làng người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận và
một làng người Kinh ở tỉnh Phú Yên. Nghiên cứu trình bày về những thơng
tin về hồn cảnh của NCT nghèo, về những đóng góp chưa được biết đến của
họ và những mối quan tâm cũng như kinh nghiệm về nghèo khổ và bị phân
biệt của họ.
Vấn đề CSNCT tại các cơ sở CSNCT cũng được quan tâm:
Đề tài “Tìm hiểu mức độ trầm cảm ở NCT sống trong trung tâm bảo
trợ XH thành phố Đà Nẵng” của Nguyễn Thị Hoa và Nguyễn Thị Sánh
(2014) tập trung nghiên cứu về mức độ trầm cảm và những yếu tố ảnh hưởng
đến trầm cảm ở NCT sống trong TTBTXH Đà Nẵng. Nghiên cứu có ưu điểm
là đã chạm tới được những lý giải sâu sắc về nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở

4



NCT. Về phương pháp nghiên cứu, chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu
tình huống và khảo sát ở một TTBTXH nên tính đại diện của mẫu chưa cao.
Cùng nghiên cứu về vấn đề CSNCT, nhưng tác giả Nguyễn Xuân
Thanh và Lindholm (2012) trong nghiên cứu “Has Vietnam health care funds
for the poor policy favored the elderly poor?” chỉ tập trung vào quỹ CSSK
NCT. Kết quả nghiên cứu của đề tài có đóng góp tích cực cho chính sách
NCT trong việc đưa ra những gợi ý chính sách về CSSK cho NCT.
Đề tài “Nhu cầu quan hệ của NCT cô đơn, không nơi nương tựa tại
trung tâm bảo trợ xã hội và vai trò can thiệp của NVCTXH” của Mai Thị Kim
Thanh (2016) đã đề cập đến NCT cô đơn, khơng nơi nương tựa tại TTBTXH
IV, Ba Vì, Hà Nội được thu nhận và nuôi dưỡng, sống cách biệt về địa lí với
gia đình, người thân và thế giới bên ngoài. Đề tài nghiên cứu đưa ra thực
trạng, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp về vấn đề hạn chế các mối quan hệ ở
NCT ở TTBTXH và đi vào đưa ra hướng giải quyết.
Tác giả Ngô Ngọc Mị và cộng sự (năm 2014) nghiên cứu về nhu cầu
tinh thần của NCT với đề tài “Nhu cầu tinh thần của NCT tại các cơ sở xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh”. Đề tài nêu nguyên nhân và thực trạng của vấn đề
đời sống tinh thần của NCT ở Việt Nam hiện nay tại hai mái ấm chùa Lâm
Quang và nhà dưỡng lão Tân Thơng Hội, bật lên được tâm lí, nhu cầu và sự
đáp ứng từ XH ở NCT. Kết quả nghiên cứu chưa có giá trị để khái quát, mở
rộng ở các cơ sở khác, mặc dù Thành phố Hồ Chí Minh vốn sơi động và đặc
thù về vấn đề CSNCT.
CTXH trong lĩnh vực BV tuy mới và không nhiều ở Việt Nam, nổi bật
là một số nghiên cứu sau đây:
Bài viết “Thực trạng triển khai hoạt động CTXH tại BV đa khoa tỉnh
Khánh Hoà năm 2014-2015” của tác giả Đồn Thị Th Loan nhằm tìm hiểu
thực trạng triển khai hoạt động phòng CTXH và các điều kiện thuận lợi cho
việc triển khai các hoạt động CTXH tại BV. Các hạn chế cũng cho thấy cần


5


có những nỗ lực để cải thiện hoạt động CTXH trong BV như: BV cần bổ sung
nhân lực có chuyên môn về CTXH, về pháp luật, về tâm lý học; triển khai kết
nối BN, NNBN với các dịch vụ y tế sau khi xuất viện và cộng đồng; Bộ Y tế
sớm ban hành hướng dẫn xây dựng đề án vị trí làm việc cho NVCTXH trong
ngành y tế đáp ứng theo mã ngạch viên chức CTXH..
Tác giả Chu Dũng với bài “Mơ hình CTXH BV do nhóm Happier thực
hiện” đã trình bày khái qt lại các hoạt động CTXH chính của nhóm Happier
tại BV Nhi đồng 1 như sinh hoạt chuyên đề với bệnh nhi; phụ huynh, người
giám hộ BN; thăm hỏi, vãng gia các BN ở thành phố Hồ Chí Minh... Với kết
quả thu được, mơ hình CTXH của nhóm Happier đã góp phần nâng cao vị thế
cũng như khẳng định vai trò quan trọng của nghề CTXH, của NVCTXH trong
BV đồng thời đưa nghề đến gần với mọi người, nâng cao nhận thức của mọi
người, của XH về tầm quan trọng của CTXH với đời sống.
Nguyễn Thị Minh với đề tài nghiên cứu “Mơ hình CTXH trong BV từ
BV Nhi TW và BV Nội tiết TW”. Kết quả của đề tài này, tác giả đã làm sáng tỏ
những vấn đề giữa lý luận và thực tiễn về Mô hình CTXH trong BV, từ đó đề
xuất các giải pháp xây dựng và thực hiện Mơ hình CTXH trong BV nói chung
và 2 BV trên nói riêng. Điểm nổi bật của đề tài chính là đã nêu ra được những
giải pháp nhằm xây dựng và thực hiện CTXH trong BV dựa vào những hoạt
động CTXH trên thế giới từ trước đến nay và chính sách, pháp luật của Việt
Nam. Tuy nhiên, tác giả chưa trình bày được một số Mơ hình CTXH trong
BV cụ thể dù hiện nay ở các nước phát triển đã được đưa vào thực hiện.
3. Ý nghĩa của đề tài
ngh a hoa học

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần luận giải, sáng tỏ và làm
phong phú thêm lý luận cơ bản về một số khái niệm, một số lý thuyết như:

Thuyết nhu cầu, thuyết vai trò, thuyết nhận thức hành vi và phương pháp
trong làm việc với cá nhân.

6


Nghiên cứu sẽ mở những hướng đi mới, tạo tiền đề cho những nghiên
cứu sau này các hoạt động của NVCTXH trong lĩnh vực y tế nói chung và
nhóm NCT nói riêng.
ngh a th c tiễn

Kết quả nghiên cứu giúp những người quản lý có cái nhìn khách quan
và vận dụng có hiệu quả kiến thức CTXH để xây dựng mơ hình phù hợp với
đối tượng cụ thể.
Kết quả nghiên cứu cũng giúp NVCTXH, cũng như BV...có cái nhìn rõ
ràng hơn để quan tâm thấu đáo hơn tới tâm sinh lý của NCT, của gia đình
NCT từ đó đưa có những trợ giúp cho họ được đúng và trúng hơn.
Kết quả nghiên cứu cịn góp phần làm phong phú thêm kho tài liệu
tham khảo cho những người có nhu cầu tìm hiểu về nghề CTXH nói chung và
CTXH trong BV nói riêng.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu

Thơng qua nghiên cứu thực trạng mà NCT BHT đang gặp phải tại
BVLKTW để từ đó hỗ trợ nhóm đối tượng này thơng qua phương pháp CTXH
cá nhân được hiệu quả hơn.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích thực trạng những nhu cầu, vấn đề và lý do gì khiến NCT BHT
đang điều trị tại BVLKTW gặp phải, thực trạng hoạt động trợ giúp của
NVCTXH cho nhóm đối tượng này.

Đề xuất các giải pháp có tính khả thi dẫn tới hành động hợp tác cùng
BS trong quá trình điều trị của NCT thông qua phương pháp CTXH cá nhân.
5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu

Ứng dụng CTXH cá nhân trong trợ giúp NCT bất hợp tác đang điều trị tại BV.

7


5.2. Khách thể nghiên cứu

 Bệnh nhân cao tuổi BHT đang điều trị nội trú tại BV
 NVCTXH, nhân viên y tế trong BVLKTW.
5.3. Phạm vi nghiên cứu

 Không gian: Các khoa điều trị nội trú - BVLKTW.
 Thời gian: Từ tháng 07/2019 - đến 04/2020.
 Phạm vi: Những người bệnh cao tuổi còn gọi là TC đang điều trị tại BV
khơng tự nguyện hợp tác trong q trình điều trị.
6.Câu hỏi nghiên cứu
 Thực trạng nhu cầu và vấn đề của NCT hiện đang điều trị tại BVLKTW
hiện nay là gì?
 Hoạt động trợ giúp của NV CTXH trong quá trình trợ giúp NCT hiện đang
điều trị tại BVLKTW hiện nay ra sao?
 Công tác trị liệu đối với NCT bất hợp tác trong điều trị diễn ra như thế nào?
7. Giả thuyết nghiên cứu
 NV CTXH chủ yếu chia sẻ thăm hỏi, động viên và hướng dẫn NCT phối hợp
với phác đồ điều trị của BS, hướng dẫn và trợ giúp NCT đối diện trước hồn
cảnh khó khăn, tháo gỡ những nút thắt đang gặp phải và mở ra hướng đi mới, từ

đó giúp họ tự mình vượt lên tâm trạng, thoải mái về tinh thần và có ý chí vươn
lên thốt khỏi bệnh lý, giúp q trình điều trị diễn ra tốt hơn.
 Tham vấn cá nhân để giúp cung cấp kiến thức, kỹ năng cho những NCT
BHT có tâm thế, kiến thức và đủ tin tưởng vào chuyên môn của BS và tuân
thủ theo đúng theo những gì BS yêu cầu là biện pháp đảm bảo cho quá trình
điều trị đạt hiệu quả .
8. Phƣơng pháp thu thập thơng tin
8.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu

Nghiên cứu được tiến hành bước đầu bằng việc thu thập và phân tích các
tài liệu quốc tế, tài liệu trong nước liên quan đến NCT và các mơ hình chăm

8


sóc, trợ giúp NCT. Các thơng tin được thu thập từ các nghiên cứu trong và
ngoài nước; hệ thống sách - giáo trình, báo cáo khoa học, các bài viết trên tạp
chí khoa học xã hội, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ; tài liệu hội thảo; các
cơng trình, dự án nghiên cứu... có liên quan đến đề tài nghiên cứu; Phân tích
báo cáo đặc trưng về nhân khẩu học ở nhóm dân số cao tuổi, các tài liệu thống
kê, các viện nghiên cứu, các tổ chức XH dân sự, các nhà nghiên cứu… đã
được công bố; nguồn tư liệu phục vụ đề tài còn bao gồm các tư liệu, tài liệu
của Tổng cục Thống kê, Tổng cục DS-KHHGĐ; Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Y tế và
các cơ quan, tổ chức hành chính Nhà nước. Đặc biệt là các thơng tin về NCT
và điều trị, trợ giúp cho NCT thông qua các Báo cáo thường niên của
BVLKTW.
8. Phương pháp quan sát
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã thực hiện phương pháp quan sát có
tham dự, trực tiếp tham gia vào các hoạt động của NVCTXH trong trợ giúp
NBCT, tiếp xúc, gặp gỡ trực tiếp họ và người nhà của họ tại khoa phòng

những buổi NCT và đặc biệt ở đây là NCT bất hợp tác/TC của tôi đang trị
liệu.
Những nội dung quan sát, bao gồm: quan sát những hoạt động trợ giúp
NBCT của NVCTXH qua việc tham gia vào những hoạt động tập thể, cá
nhân hướng về tâm lý như các buổi sinh hoạt nhóm, trị liệu tâm lý nhóm,
liệu pháp kích hoạt hành vi nhóm – diễn ra hàng ngày lúc 10h sáng (trừ ngày
nghỉ), giới thiệu các buổi tư vấn (lý thuyết) cách dùng thuốc điều trị về
những bệnh có liên quan đến những bệnh TC đang gặp phải, giới thiệu và
hướng dẫn TC tủ sách trong bệnh viện – khơng gian văn hóa, những buổi trị
liệu máy kích thích từ xuyên sọ…, thái độ của NVCTXH khi tiếp xúc với
NBCT và người nhà của họ có ân cần, chu đáo hay không ? Quan sát thái độ,
cử chỉ của NVYT khi chăm sóc NBCT; Quan sát thái độ của các nhóm
NBCT khi được hỏi về sự hài lịng đối với đội ngũ y tế và NVCTXH. Những
tình huống đáng quan sát nhất là những cảm xúc của NNBN khi chia sẻ về

9


những khó khăn họ gặp phải trong q trình chăm sóc BN. Những kết quả
quan sát được sử dụng làm tăng thêm tính khách quan cho kết quả nghiên
cứu của đề tài.
Thông qua các nội dung quan sát trên, nghiên cứu này của chúng tơi có
thể đánh giá được mức độ đáp ứng nhu cầu CSSK của NCT trong BV hiện
nay. Bên cạnh đó, những quan sát cũng góp phần làm sáng tỏ các kết quả
nghiên cứu phỏng vấn sâu mà chúng tôi đã thu thập được.
8.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu

Trong phương pháp phỏng vấn sâu được sử dụng với các câu hỏi mở.
Đây là phương pháp bổ trợ nhằm tìm hiểu sâu hơn về NCT đang điều trị trong
BVLKW. Kết quả phỏng vấn sâu được ghi âm và viết biên bản. Sau đó kết

quả phỏng vấn sâu được xử lý bằng cách gỡ băng ghi âm, kết hợp biên bản và
phân tích theo từng chủ đề.
 Đối tượng phỏng vấn sâu 20 trường hợp bao gồm: 03 NV CTXH, 03 cán
bộ y tế, 08 người cao tuổi, 04 người nhà NCT.
 Nội dung phỏng vấn:
+ Nhu cầu và vấn đề mà NCT đang điều trị tại BVLKTW gặp phải.
+ Về các hoạt động trợ giúp của NVCTXH cho NCT hiện đang điều trị tại
BVLKTW, nhất là việc trợ giúp các đối tượng hưởng lợi; Cách thức tiếp cận
NBCT của NVCTXH; Vai trò của NVCTXH trong thực hiện các vai trò trợ
giúp NBCT, người nhà của NBCT, NVYT (vai trị hỗ trợ, vai trị mơi giới và
trung gian, vai trò biện hộ, vai trò giáo dục); Thái độ của những NBCT và
người nhà của họ, cán bộ y tế đối với NVCTXH.
+ Những lý do khiến NVCTXH gặp những khó khăn/thuận lợi trong q
trình trợ giúp, lý do khiến NCT BHT khi điều trị tại BV và giải pháp đưa ra
của chính những NVCTXH để phát huy hiệu quả của mơ hình CTXH tại BV.
Những nội dung này nhằm phục vụ cho phần nội dung chính của nghiên
cứu. Nhu cầu của chính đội ngũ NVCTXH về sự có mặt NVCTXH chuyên

10


nghiệp trong BV hiện nay. Về giải pháp được đề xuất từ NVCTXH để chuyên
nghiệp hóa đội ngũ này.
8.4. Phƣơng pháp trƣng cầu ý kiến

Trong nghiên cứu này, tôi tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi theo mẫu thiết
kế dành cho NBCT bao gồm: khảo sát nhu cầu của NBCT; đánh giá vai trò
của đội ngũ NVCTXH trong BV qua việc đánh giá những dịch vụ hỗ trợ họ
đang được hưởng, mức độ hài lịng với các dịch vụ đó; mong muốn, kỳ vọng
của NBCT đối với đội ngũ NVCTXH hiện nay.

Cơ cấu mẫu: 100 NBCT. Mỗi khoa khảo sát 10 người.
Cách chọn mẫu: Tiêu chí lựa chọn NBCT được tiến hành phỏng vấn là:
 Đã nhận được ít nhất một sự trợ giúp của NVCTXH tại BVLKTW trong
quá trình điều trị.
 Đang điều trị nội trú tại bệnh viện.
Cách thức xây dựng bảng hỏi: từ việc xác định nội dung nghiên cứu gồm
bốn nội dung chính như:
 Nhu cầu của các nhóm đối tượng về vai trị của NVCTXH chuyên nghiệp
trong BV.
 Những kết quả thực hiện vai trò của NVCTXH tại bệnh viện
 Sự hài lòng của các nhóm đối tượng với việc thực hiện vai trị của
NVCTXH.
 Những giải pháp chuyên nghiệp hóa đội ngũ NVCTXH hiện nay.
Nội dung bảng hỏi với NBCT được xác định dựa trên nhu cầu của chính
họ về hoạt động trợ giúp của NVCTXH trong BV, nhất là những NBCT BHT;
kết quả thực hiện vai trò trợ giúp của NVCTXH đối với NBCT; mức độ hài
lòng của NBCT về vai trò của NVCTXH tại BVLKTW.
Kết quả thu được được xử lý bằng phần mềm SPSS 16 for Windows.

11


8.5. Phƣơng pháp xin ý kiến chuyên gia

Chúng tôi sử dụng phương pháp xin ý kiến của chuyên gia với mục đích
tiếp thu những kinh nghiệm quý báu từ phía các chuyên gia nhằm tháo gỡ
những vướng mắc và đưa ra những định hướng giải quyết cho NCT BHT và
gia đình của họ trong việc lựa chọn biện pháp hay tự đề xuất biện pháp.
8.6. Phƣơng pháp thực hành


Với đặc thù nghiên cứu CTXH, trong nghiên cứu này, chúng tôi sử
dụng phương pháp thực hành là phương pháp CTXH cá nhân .
Điểm mạnh của phương pháp này:
- Giúp cho NCT/TC tin tưởng vào chuyên môn của BS, giảm dần dẫn tới
biến mất tâm trạng BHT, từ đó tuân thủ dùng thuốc đúng theo đơn mà BS kê
trong quá trình điều trị.
 TC được lựa chọn can thiệp là người không đủ tin tưởng vào chun mơn
của BS, được gia đình chuyển vào viện với tâm lý không muốn hợp tác với
đội ngũ y, BS trong quá trình điều trị (kể cả với người nhà). Chỉ muốn xuất
viện để tìm phương án điều trị khác, hoặc đến với BV khác to và nổi tiếng
hơn ở HN. Vì vậy, can thiệp 1 – 1 bước đầu tạo cho TC cảm giác an toàn, làm
quen dần với người lạ. NVCTXH phát huy tối đa đưọc khả năng tập trung của
TC, khuyến khích TC giao tiếp và hợp tác trong các hoạt động được triển khai.
 Các hoạt động trong quá trình can thiệp dù có sự ln chuyển liên tục cũng
khơng mất nhiều thời gian để ổn định, chỉ cần NVCTXH có kĩ năng thu hút
TC ở các hoạt động để lấp khoảng thời gian trống khi luân chuyển.
 NVCTXH có thể kết hợp các nguồn lực khác nhau: Hội phụ nữ (nơi cư trú),
gia đình, nơi ở… để tìm hiểu nan đề, nguyên nhân tác động để lên kế hoạch
trợ giúp tối đa, vận dụng các nguồn lực vào các giai đoạn của q trình.
Có thể nói, CTXH cá nhân là một phương pháp can thiệp của CTXH quan
tâm đến những vấn đề về nhân cách mà một TC cảm nghiệm. Mục đích của
phương pháp này là phục hồi, củng cố và phát triển sự thực hành bình thường

12


của chức năng XH của cá nhân và gia đình. NVCTXH thực hiện điều này
bằng cách giúp TC tiếp cận các tài nguyên cần thiết. Về nội tâm, về quan hệ
giữa người - người và kinh tế XH. Phương pháp này tập trung vào các mối
liên hệ về tâm lý XH, bối cảnh XH trong đó vấn đề của cá nhân và gia đình

diễn ra và bị tác động.
9. Bố cục của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu.
Chương 2: Bức tranh chung về hoạt động trợ giúp của NVCTXH cho NCT đang
điều trị tại BVLKTW.
Chương 3: Ứng dụng CTXH cá nhân trong thực tiễn tại BVLKTW.

13


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận
1.1.1. Cơ sở phương pháp luận

Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là nguyên
tắc phương pháp luận cơ bản cho mọi khoa học nói chung và XH học nói
riêng. Để vận dụng tổng hợp những lý luận này, chúng tôi đã dựa trên những
nguyên tắc quan trọng sau: Nguyên tắc lịch sử cụ thể; Nguyên tắc nhìn nhận
trong mối quan hệ qua lại; Chủ nghĩa duy vật lịch sử: Theo Marx, các bộ phận
của XH không chỉ tác động qua lại với nhau mà cịn mâu thuẫn, thậm chí đối
kháng nhau. Đó là nguồn gốc thúc đẩy sự phát triển XH [Lê Ngọc
Hùng,2011, tr. 95].
Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đây là phương pháp luận nhằm giải thích bản chất
các các sự kiện, hiện tượng trong quá trình nghiên cứu nội dung của đề tài.
Khi nghiên cứu trợ giúp NCT BHT khi điều trị tại BVLKTW hiện nay
phải đặt trong văn hóa, điều kiện kinh tế XH cụ thể. Chẳng hạn NCT BHT
trong q trình điều trị/TC có thể nhiều lý do như hoạt động truyền thông của
BV cịn hạn chế, kinh tế gia đình eo hẹp khơng đủ để chi phí, nhận thức của

TC về bệnh tật và về BV nơi mình nằm điều trị cịn hạn chế…
Dựa trên quan điểm Chủ nghĩa duy vật biện chứng là xem xét các hiện
tượng XH trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau có quy luật giữa chúng. Vận
dụng trong nghiên cứu này, chúng tôi xem xét sự tác động của các NVCTXH
tới nhận thức của NCT BHT khi điều trị tại BV trong mối quan hệ với các yếu
tố khác như khả năng nhận thức của NCT, trình độ của NVCTXH… Phương
pháp luận ở đây là cách tiếp cận biện chứng cho rằng giữa sự hiểu biết để dẫn
tới thay đổi hành vi của NCT BHT có được phụ thuộc vào kiến thức, phương

14


pháp truyền tải của NVCTXH và khả năng nhận thức của NCT và ngược lại.
Ở đây, chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu mối quan hệ biện chứng này.
Quá trình nhận thức không chỉ ở việc mô tả các hiện tượng bên ngồi
mà cịn hướng đến việc nhận thức bản chất bên trong vấn đề. Như vậy, luận
văn sẽ có được cái nhìn đa chiều, nghiên cứu vấn đề đặc trưng mối liên hệ của
phát triển XH.
Các hái niệm công cụ

1.1.2.1. Khái niệm “Công tác xã hội”
Theo Hiệp hội Nhân viên công tác xã hội quốc tế, Công tác xã hội là
một hoạt động chuyên nghiệp với mục đích tạo sự biến đổi xã hội cho tồn bộ
xã hội nói chung và cho từng cá nhân trong quá trình phát triển” (IFSW 1982).
Công tác xã hội là một lĩnh vực thực hành phát triển cao dựa trên
những nguyên tắc và phương pháp đặc biệt với mục đích hỗ trợ các cá nhân,
nhóm và cộng đồng trong việc xử lý các vấn đề xã hội – từ đó, cơng tác xã hội
có nhiệm vụ hoạt động vì hạnh phúc của con người và nâng cao phúc lợi xã
hội (Cục bảo trợ xã hội, Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 32/2010/QĐTTg về Phát triển nghề CTXH tại Việt Nam, 8/2014).
1.1.2.2. Khái niệm “Công tác xã hội trong bệnh viện”

Trong TT 43/2015/TT-BYT “Quy định nhiệm vụ và hình thức tổ chức
thực hiện nhiệm vụ CTXH của BV” của Bộ Y tế, CTXH BV được hiểu như
sau: “CTXH trong BV là các hoạt động hỗ trợ NB/NNNB và các NVYT trong
BV nhằm giải quyết các vấn đề xã hội và tâm lý liên quan đến bệnh tật và q
trình KCB”. Mục đích của CTXH là hỗ trợ các nhóm đối tượng khắc phục
những khó khăn về xã hội để đạt được hiệu quả CSSK tốt nhất. NVCTXH
trong BV là cầu nối để giải quyết các mâu thuẫn giữa NB-NVYT, giữa NBNB, NB-NNNB…”

15


1.1.2.3. Khái niệm “ Nhân viên công tác xã hội ”
Nhân viên công tác xã hội: là những người được đào tạo một cách
chuyên nghiệp về CTXH để sử dụng những kiến thức và kỹ năng của mình
để: Giúp cho XH thấy rõ trách nhiệm của mình đối với sự phát triển chung
của XH. Giúp TC: Cung cấp các dịch vụ XH; Tăng cường khả năng giải
quyết và đối phó với các vấn đề của mình; Tiếp cận các nguồn lực; Thiết lập
những mối quan hệ thuân lợi giữa họ và môi trường của họ.
NVCTXH theo IASW: “NVCTXH là người được đào tạo và trang bị
các kiến thức và kỹ năng trong CTXH, họ có nhiệm vụ: Trợ giúp các đối
tượng nâng cao khả năng giải quyết và đối phó vấn đề trong cuộc sống, tạo
cơ hội để các đối tượng tiếp cận được nguồn lực cần thiết; Thúc đẩy sự tương
tác giữa các cá nhân, giữa cá nhân với môi trường tạo ảnh hưởng tới CSXH
các cơ quan, tổ chức vì lợi ích của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng
thông qua hoạt động nghiên cứu và hoạt động thực tiễn”.[28]
NVXH trong nghiên cứu được chúng tôi sử dụng là những người được
trải qua đào tạo các kỹ năng CTXH chuyên nghiệp. Từ đó sử dụng các kiến
thức, kỹ năng được học tiến hành hỗ trợ nhóm đối tượng yếu thế nhằm giúp
họ nâng cao năng lực, phục hồi các chức năng XH, nỗ lực trợ giúp các đối
tượng thốt khỏi khó khăn bằng chính năng lực tiềm tàng của bản thân họ.

1.1.2.4. Khái niệm “Người cao tuổi “
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về NCT.
Theo quan điểm y học: NCT là người ở giai đoạn già hóa g n liền với
việc suy giảm các chức năng của cơ thể.
Về mặt pháp luật: Luật NCT (2009), tại điều 2 quy định: NCT là tất cả
các công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên [9].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới - WHO: NCT phải từ 70 tuổi trở lên.

16


×