Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

cong tac giao vien chu nhiem

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.82 KB, 6 trang )

CHƯƠNG 3: CÔNG TÁC CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
Phương châm của trường THPT Trần Phú – Hoàn Kiếm là đào tạo toàn
diện, chú trọng đào tạo nhân cách HS ( trường luôn đặt ý thức lên hang
đầu), lấy giáo dục đao đức làm nền tảng, giáo dục trí dục làm mũi nhọn.
GV phải tự đào tạo nâng cao trình dộ của mình. Và công tác của GVCN
là một yếu tố quan trọng góp phần quyết định thành công kế hoạch của
nhà trường đặt ra.
Lớp chúng em tham dự kiến tập là lớp phân ban tự nhiên khối 10, đầu
vào của HS rất cao nên đa số các em có ý thức và học tốt. cụ thể đó là lớp
10 A3 do thầy Chu Hoàng Nguyên chủ nhiệm và là người trực tiếp hướng
dẫn em. trong thời gian kiến tập vừa qua, chúng em đã quan sát và học
hỏi được nhiều kinh nghiệm trong quá trình vừa rồi.
I. Vị trí, chức năng của công tác giáo viên chủ nhiệm:
1. Vị trí, vai trò của người GVCN:
- GVCN là chức danh chính thức được quy định trong điều lệ nhà
trường. thầy Nguyên có thể coi là một hiệu trưởng nhỏ trong lớp
10A3, quản lý các hoạt động giáo dục của lớp cả về mặt học tập và
hạnh kiểm, cứ mỗi cuối tuần đưa ra nhận xét và biện pháp khắc
phục yếu kém.
- GVCN là cầu nối giữa nhà trường với từng HS. Cứ thứ 7 hàng tuần
thầy triển kế hoạch tuần tới của nhà trường tới lớp và phản hồi lại
tình hình lớp với nhà trường, nhờ đó nhà trường có biện pháp chấn
chỉnh ngay vào tiết chào cờ đầu tuần.
- GVCN là cầu nối giữa nhà trường với mỗi gia đình HS. Ngay đầu
năm đã có cuộc họp phụ huynh và gần đây khi có kết quả thi 45ph
từng môn, HS nào yếu kém thầy giáo cũng cho mời phu huynh để
có biện pháp khắc phục kịp thời.
2. Vị trí, vai trò của công tác GVCN;
- Thực thi điều phối các hoạt dộng giáo dục và quản lý HS trong
phạm vi lớp học. ở lớp kiến tập em thấy thầy giáo chủ nhiệm rất
sát sao với lớp, giờ truy bài và chào cờ luôn theo dõi biểu hiện của


lớp và luôn nhắc nhở HS học các môn và quan tâm đến hành vi của
các em trong lớp và ngoài lớp.
- Đảm bảo, phối hợp các hoạt động giáo dục lên lớp và ngoài giờ lên
lớp. em thấy trong lớp 10 A3 trong tiết học của thầy giáo chủ
nhiệm đôi khi thầy kể chuyện xen cả nhũng bài học sống, bài học
dạo dức ở đó, trong tiết sinh hoạt thầy cũng cho lớp thảo luận
nhũng đề tài trong cuộc sống để các em có thêm hiểu biết về nhiều
lĩnh vực trong cuộc sống
- Đảm bảo xây dựng mỗi lớp học thành một tập thể HS
Ngay đầu năm học GVCN đã phân cán bộ lớp điều hành tự quản
3. Vị trí và các mối quan hệ trong nội dung công tác GVCN:
- Quản lý giáo dục toàn diên nhân cách từng HS
- Quản lý lớp học
GVCN thường xuyên lien hệ với GV bộ môn và quan tâm tới từng
em HS qua biểu hiện về thái độ, hành vi, ứng xử….
II. Các nhiệm vụ cơ bản của công tác GVCN:
1. Khái quát:
- Tìm hiểu, nắm vững, phân loại trong lớp (theo dõi sổ đầu bài, sổ
điểm, thông qua cán bộ lớp…)
- Lập các kế hoạch công tác (kế hoạch cho từng tuần, tháng, học kì
và năm học)
- Xây dựng, quản lý lớp học thành một tập thể tự quản
- Tổ chức hoạt động học tập, nâng cao thành quả học tập của từng
HS và của lớp(thi đua dành nhiều điểm tốt chào mừng ngày nhà
giáo 20-11, thi đua kết quả học tập giữa các lớp…)
- Tổ chức các hoạt động giáo dục dạo đức cho HS và các hoạt động
GD toàn diện khác (phát động phong trào ủng hộ, tổ chức các cuộc
thi năng khiếu, thi kiến thức…)
- Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động tập thể (đi
tham quan, sinh hoạt theo chủ đề tháng )

- Phối hợp với GVBM (hỏi thăm tình hình nề nếp và học tập của
lớp)
- Phối hợp với phụ huynh HS ( tổ chức họp phụ huynh, lien hệ với
phụ huynh)
- Theo dõi đánh giá thường xuyên quá trình học tập và rèn luyện
( cho làm nhiều bài kiểm tra, sử dụng phương pháp hỏi đáp phối
hợp với nhiều phương pháp khác)
- Công tác tài chính, hồ sơ sổ sách (GVCN phải có sổ theo dõi và
phải họp đầy đủ, chấp hành và thực hiện đúng quy định của bộ
GDĐT)
2. Quản lý, xây dựng lớp học thành một tập thể HS tự quản:
Đầu năm học lớp 10 thầy chủ nhiệm đã dựa vào hồ sơ của từng HS
trong lớp để bầu cử ra 1 bạn làm lớp trưởng phụ trách công tác
chung của lớp, 1 bạn là bí thư phụ trách công tác đoàn đội, 1 bạn là
phó bí thư giúp bí thư cùng thực hiện nhiệm vụ, 1 bạn làm lớp phó
học tập với nhiều năm đạt thành tích học tập kết quả cao
Ngoài ra lớp có 8 bàn thì chia làm 4 tổ cứ 2 bàn là một tổ, mỗi tổ
bầu ra 1 bạn làm tổ trưởng theo dõi từng thành viên tổ mình về
việc thực hiện nề nếp và học tập.
1 bạn giữ sổ đầu bài phải là người cẩn thận có tinh thần trách
nhiệm cao ghi chép đầy đủ.
Mỗi cán sự lớp có một quyển sổ theo dõi riêng của mình, cuối tuần
tổng kết lại, ưu điểm thì phát huy, nhược điểm thì khắc phục
3. Nội dung và phương pháp công tác của GVCN:
- Tìm hiểu phân loại HS
- Tổ chức mạng lưới tự quản trong xây dựng tập thể HS lớp học
- Lập các kế hoạch công tác GVCN
Trong đợt kiến tập vừa qua, chúng em đã vạch ra được một số nội
dung sau:
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM
Họ và tên giáo sinh: Trần Thị Thủy
Lớp chủ nhiệm: 10A3.
Trường THPT Trần Phú – Hoàn Kiếm
Giáo viên chủ nhiệm: Chu Hoàng Nguyên
I. Đặc điểm, tình hình lớp:
1. Khó khăn:
- Nhận thức của HS còn có sự chênh lệch nhau.
- hoàn cảnh gia đình mỗi HS là khác nhau.
- Học sinh chưa quen cách học của cấp III, kiến thức nhiều hơn, học sinh phải tự
học nhiều hơn nên các em còn nhiều bỡ ngỡ trong việc tìm ra phương pháp học tập
đúng.
- Học sinh còn rất hồn nhiên, thích thể hiện mình nên nhiều khi các em có những
biểu hiện thái quá trong các mối quan hệ.
- Học sinh chưa ý thức được hết việc làm của mình nên dẫn đến nhiều vi phạm nề
nếp.
- Lớp có một số học sinh cá biệt, hiếu động, hay vi phạm nề nếp, có những mối
quan hệ trên mức bạn bè với học sinh ngoài lớp: Tuấn Anh, Nam Anh, Mạnh
Dũng…
2. Thuận lợi:
- Đa số học sinh ngoan, chịu khó học tập và tự giác chấp hành nội quy trường lớp.
- Có nhiều học sinh khá – giỏi
- Tập thể lớp đoàn kết, thân thiện.
II. Nội dung kế hoạch:
1. Những yêu cầu cần đạt được về giáo dục, văn hóa:
- Học sinh yêu thích các môn học, có ý thức tốt trong giờ học.
- Học sinh cá biệt ngoan hơn, giảm vi phạm nề nếp.
- Tập thể lớp đoàn kết hơn.
- Kết quả thi giữa kì I và cả học kì I cao.

2. Chỉ tiêu phấn đấu:
- Lớp được xếp ở tốp 3 của trường trong thi đua hàng tuần.
- Hạn chế kết quả học tập yếu kém.
- Phấn đấu 100% học sinh xếp hạnh kiểm tốt và học lực khá trở lên.
III. Các biện pháp chính:
- Dự giờ học môn toán và một số giờ học khác để biết thái độ và hình thức học tập
của học sinh. Từ đó có phương pháp thích hợp khuyến khích các em trong học tập.
- Thường xuyên tới lớp vào đầu giờ và giờ ra chơi để nhắc nhở nề nếp.
- Quan tâm các em học sinh cá biệt và động viên các em học tập tốt, thực hiện nề
nếp nghiêm chỉnh, tự giác.
Hà Nội, ngày 25/11/2010
Giáo sinh kiến tập
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
TÌM HIỂU HỌC SINH ĐẶC BIỆT
Họ và tên: Dương Linh Chi
Ngày sinh: 15/10/1995
Địa chỉ: 23 ngách 182/19 Bạch Đằng – Hà Nội
1. Hoàn cảnh gia đình: bình thường.
2. Tính cách:
- Ưu điểm:
+ Học tập tốt, nhận thức nhanh.
+ Là học sinh có cá tính.
+ Vui vẻ, hòa đồng với bạn bè.
+ Nghe lời thầy cô giáo.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×