Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (775.12 KB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

……………/………… ……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

PHAN THỊ PHỐ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG KHÊ, TỈNH HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI - NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

…………/………… ……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

PHAN THỊ PHỐ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG KHÊ, TỈNH
HÀ TĨNH


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CƠNG

Chun ngành: Quản lý cơng
Mã số: 8 34 04 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:TS. VŨ XUÂN THANH

HÀ NỘI - NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan, có nguồn
gốc rõ ràng và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Phan Thị Phố


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến lãnh đạo Học viện, Ban Quản lý đào
tạo Sau đại học, Khoa Quản lý nhà nước về Xã hội, các nhà khoa học, các thầy
giáo, cô giáo và các khoa, phòng, ban trực thuộc Học viện đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tơi trong suốt q trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản lý
công tại Học Viện Hành chính Quốc gia; Đặc biệt tơi xin được bày tỏ lòng biết

ơn chân thành đến Tiến sĩ Vũ Xuân Thanh, người đã ln quan tâm, tận tình
hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài
nghiên cứu luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành các cơ quan, ban ngành, đồn thể,
cán bộ cơng chức huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh đã giúp đỡ tôi trong thời
gian thực hiện luận văn tại địa phương.
Tơi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân và bạn bè đã tạo điều kiện
về mọi mặt cho tơi trong q trình học tập, nghiên cứu./.

Tác giả luận văn

Phan Thị Phố


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU1
Chương1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MƠI
TRƯỜNG10
1.1.Một số khái niệm liên quan................................................................. 10
1.1.1.Khái niệm về mơi trường ............................................................. 10
1.1.2.Khái niệm ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường .................. 11
1.1.3.Khái niệm tiêu chuẩn môi trường................................................. 13
1.1.4.Khái niệm quản lý nhà nước về môi trường ................................. 13
1.2.Quản lý nhà nước về mơi trường ........................................................ 12
1.2.1.Vai trị của môi trường ................................................................ 12
1.2.2.Sự cần thiết quản lý nhà nước về môi trường ............................... 16
1.2.3.Đặc điểm của quản lý nhà nướcvề môi trường ............................. 17

1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về môi trường .................................. 21
1.2.5. Những yếu tố tác động đến môi trường và quản lý nhà nước về môi
trường................................................................................................... 23
1.2.5.1. Những yếu tố tác động đến môi trường ............................ 23
1.2.5.2. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về môi trường23


1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về môi trường ở một số địa phương và
bài học kinh nghiệm cho huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh ....................... 27
1.3.1. Quản lý nhà nước về mơi trường ở huyện Tun Hóa, tỉnh Quảng
Bình ...................................................................................................... 27
1.3.2. Quản lý nhà nước về mơi trường ởhuyện Lang Chánh, tỉnh Thanh
Hóa ...................................................................................................... 29
1.3.3. Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về môi trường cho huyện
Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh ..................................................................... 33
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 34
Chương2.THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI
TRƯỜNGTRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG KHÊ, TỈNH HÀ TĨNH35
2.1. Tổng quan về huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh ................................. 35
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên....................................................................... 35
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................ 38
2.1.3. Đánh giá chung về tác động của điều kiện tự nhiên – xã hội đến
công tác quản lý nhà nước về môi trường ............................................. 41
2.2. Thực trạng về môi trường trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh42
2.2.1.Thực trạng môi trường nước ........................................................ 42
2.2.2.Thực trạng môi trường không khí ................................................ 44
2.2.3.Thực trạng mơi trường đất ........................................................... 44
2.2.4.Thực trạng mơi trường chất thải rắn............................................ 45
2.3.Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện
Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh ......................................................................... 46



2.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về môi trường ....................... 46
2.3.2. Công tác xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật bảo vệ mơi
trường trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh ........................... 52
2.3.3. Tổ chức thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện
Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh ..................................................................... 53
2.3.4. Đầu tư nguồn lực vật chấtthực hiện quản lý nhà nước về môi
trường................................................................................................... 59
2.3.5. Nguồn nhân lực thực hiện quản lý nhà nước về môi trường ........ 60
2.3.6. Công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo trong
quản lý nhà nước về môi trường ........................................................... 60
2.3.7. Truyền thông, phổ biến, giáo dục, chính sách và pháp luật về bảo
vệmơi trường ........................................................................................ 61
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn
huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh .............................................................. 64
2.4.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân của những kết quả đạt
được ..................................................................................................... 62
2.4.1.1. Những kết quả đạt được ................................................... 62
2.4.1.2. Nguyên nhân của những kết quả đạt được ....................... 66
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.................... 68
2.4.2.1. Những hạn chế ................................................................. 66
2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế ..................................... 68
Tiểu kết chương2 ......................................................................................... 71


Chương3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG KHÊ, TỈNH HÀ
TĨNH72
3.1.Phương hướng về bảo vệ môi trường .................................................. 72

3.1.1. Quan điểm về bảo vệ môi trường ................................................ 72
3.1.2. Mục tiêuvề bảo vệ môi trường..................................................... 74
3.1.1.2. Mục tiêuchung ................................................................. 74
3.1.1.2. Mục tiêucụ thể ................................................................. 74
3.2.Giải pháp quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Hương
Khê, tỉnh Hà Tĩnh ..................................................................................... 79
3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về
môi trường tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh ................................... 79
3.2.2.Đẩy mạnh tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và
nhiệm vụ về bảo vệ mơi trường tại địa phương ..................................... 78
3.2.3.Hồn thiện tổ chức, bộ máy và cán bộ, công chức quản lý nhà nước
về môi trường ....................................................................................... 81
3.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và
trách nhiệm bảo vệ môi trường. ............................................................ 83
3.2.4. Đầu tư nguồn lực cho bảo vệ mơi trường, huy động xã hội hóa cho
công tác bảo vệ môi trường .................................................................. 85
3.2.6. Tăng cường thực hiện công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra về
môi trường ............................................................................................ 87
3.3.Đề xuất, kiến nghị .............................................................................. 89
3.3.1. Đối với Quốc hội, Chính phủ ...................................................... 89


3.3.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ....................................... 90
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 91
KẾT LUẬN93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO94


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


HĐND

Hội đồng nhân dân

LĐTBXH

Lao động Thương binh Xã hội

TNMT

Tài ngun Mơi trường

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

KT-XH

Kinh tế xã hội

ILO

Tổ chức Lao động Quốc tế

UBND

Ủy ban nhân dân

QLNN


Quản lý nhà nước


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Môi trường có vai trị rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của con
người, nó tác động hàng ngày, hàng giờ, trực tiếp ảnh hưởng tới sự tồn tại và
phát triển của con người.Đồng thời, môi trường và sự phát triển kinh tế - xã
hội có quan hệ khăng khít, chặtchẽ tác động qua lại lẫn nhau trong thế cân
bằng thống nhất. Môi trường cung cấp nguyên liệu và không gian cho sản
xuất xã hội. Sự phát triển về kinh tế của mỗi nước phụ thuộc khá nhiều vào
nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Trong những năm gần đây, sự nghiệp cơng nghiệp hóa (CNH), hiện đại
hóa (HĐH) của nước ta đã đem lại những thành tựu kinh tế - xã hội to lớn,
góp phần tăng năng suất lao động xã hội, nâng cao đời sống vật chật, tinh thân
của nhân dân, ổn định tình hình kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những
tác động tích cực mà quá trình CNH - HĐH đem lại, cịn có tác động tiêu cực,
ảnh hưởng không nhỏ đến các mặt đời sống kinh tế - xã hội của nước ta.
Trong đó, tác động tiêu cực đến môi trường là một minh chứng điển hình.Ơ
nhiễm mơi trường vẫn tiếp tục gia tăng, xảy ra nhiều sự cố môi trường
nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân. Đồng thời,
hiện tượng biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng nhanh, càng phức tạp. Điều
này được thể hiện qua các hiện tượng thiên tai bất thường, thời tiết cực đoan,
hạn hán khắc nghiệt và đã gây ảnh hưởng nặng nề đối với Việt Nam. Trong
tương lai, biến đổi khí hậu cũng sẽ khiến cho tình trạng ơ nhiễm mơi trường
diễn ra phức tạp hơn, với nhiều vấn đề như ô nhiễm lưu vực sơng, ơ nhiễm
biển, ơ nhiễm khơng khí…
Cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu khai thác và sử dụng các nguồn
tài nguyên thiên nhiên ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, do quản lý thiếu đồng
bộ, công nghệ khai thác lạc hậu, nhất là việc khai thác, sử dụng nhiều nhóm

1


tài nguyên chưa hợp lý… đang là những nguyên nhân dẫn đến lãng phí nguồn
lực quốc gia, tài nguyên bị suy thoái, cạn kiệt, đe dọa sự phát triển bền vững
của đất nước.Bảo vệ môi trường hiện đang là vấn đề tồn cầu. Vấn đề bảo vệ
mơi trường tự nhiên đang là vấn đề cấpbách không chỉ ở nước ta mà trên toàn
thế giới hiện nay.
Cùng với xu hướng phát triển của cả nước, gần đây tốc độ phát triển đơ
thị cũng như cơng nghiệp hóa trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh
diễn ra nhanh chóng. Cơng tác quản lý nhà nước (QLNN) về môi trường ở
huyện Hương Khê đã và đang được ngày càng chú trọng nhiều hơn,đồng thời
đạt được những kết quả tích cực nhất định, tuy nhiên vẫn cịn có những bất
cập cần khắc phục.
Sự phát triển nhanh về dân số và sự quy hoạch bất hợp lý trong khi đó
các cơng trình hạ tầng kỹ thuật như giao thơng, cấp điện, cấp thốt nước, xử
lý nước thải, thu gom và xử lý rác thải không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu
phát triển đô thị và sự gia tăng dân số, nhận thức của một bộ phận không nhỏ
cán bộ, người dân về môi trường và ơ nhiễm mơi trường cịn những hạn chế
nhất định, ... đã làm cho công tác bảo vệ môi trường và quản lý nhà nước về
môi trường chưa đạt được kết quả như mong muốn. Quá trình phát triển
nhanh về kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện đã có nhiều tác động tiêu cực đến
mơi trường, nếu không kịp thời khắc phục sẽ để lại hậu quả xấu cho sự phát
triển bền vững của địa phương trong tương lai.
Đây là vấn đề cấp bách đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị
huyện Hương Khê, mà nòng cốt là các cơ quan quản lý nhànước về mơi
trường của huyện Hương Khê.
Từ thực tế đó, với mục đích những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài
“Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà
Tĩnh” làm đề tàinghiên cứu cho luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công.

2


Với mong muốntìm ra những cơ sở khoa học có ý nghĩa về lý luận và thực
tiễn của quản lýnhà nước về mơi trường, góp phần bảo đảm hiệu quả quản lý
nhà nước về môitrường trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh trong
thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách của toàn cầu, do đó nghiên cứu
quản lý nhà nước về mơi trường đã có nhiều nhà khoa học, nhà hoạch định
chính sách quan tâm nghiên cứu. Đồng thời, đã có nhiều sách, giáo trình, đề
tài khoa học và nhiều bài báo, tạp chí viết, nghiên cứu trên nhiều góc độ khác
nhau. Cụ thể một số cơng trình nghiên cứu sau:
- Giáo trình Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường (Đào tạo
Đại học Hành chính), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Hành
chính Quốc Gia của tác giả Trần Thanh Lâm, năm 2004. Các quan niệm về
khoa học, công nghệ và tài nguyên, môi trường đã được tác giả hệ thống hóa
để xây dựng cơ sở cho phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu về quản
lý hành chính nhà nước các lĩnh vực này. Đánh giá thực trạng lĩnh vực hoạt
động khoa học và công nghệ, tài nguyên, môi trường đất nước theo hướng
bền vững dựa trên hiện trạng về hoạt động khoa học và công nghệ, tài
nguyên, môi trường đất nước hiện nay; Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo, chiến
lược của các lĩnh vực này do Đảng và Nhà nước đề ra để nghiên cứu nắm
vững những nội dung chính của quản lý Nhà nước, nhất là vận dụng vào các
phương thức công cụ quản lý.
- Quản lý môi trường ở địa phương trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước - Trần Thanh Lâm, năm 2005, tác giả đã đề xuất một số
phương án kết hợp Nhà nước và nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo
vệ môi trường sống.


3


- Trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt
Nam hiện nay - Nguyễn Văn Việt, năm 2010, tác giả đã đưa ra một số kiến
nghị nhằm hồn thiện các thủ tục hành chính để tạo điều kiện cho việc tiến
hành hoạt động bảo vệ môi trường được dễ dàng hơn.
- Công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững- TS. Phạm Khôi
Nguyên, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bài tham luận tại Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XI của Đảngnăm 2011. Tác giả đã đề xuất một số giải pháp
để tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong
thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta.
Bên cạnh các sách chun khảo, giáo trình, tạp chí, cịn nhiều đề tài
luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ hành chính cơng nghiên cứuquản lý nhà
nước về mơi trường, cụ thể một số luận văn sau:
- Nguyễn Lệ Quyên (2012) “Quản lý nhà nước về môi trường tại thành
phố Đà Nẵng”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế phát triển, Đại học Đà Nẵng. Tác giả
đã nghiên cứu bộ máy tổ chức và công tác triển khai các hoạt động quản lý
nhà nước về bảo vệ môi trường tại thành phố Đà Nẵng.Trong luận văn, tác giả
đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường nhằm cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sự phát triển bền
vững.
- Trần Kim Cương (2013) “Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi
trường: Thực trạng và Giải pháp (nghiên cứu tại huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk
Nông)”. Qua nghiên cứu luận văn, đã đánh giá thực trạng về quản lý nhà nước
về tài nguyên và môi trường trên địa bàn huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông;
đánh giá được hiện trạng môi trường, khai thác và sử dụng tài nguyên tại địa
phương. Đồng thời, tác giả đưa ra các dự báo về diễn biến mơi trường, tình
trạng khai thác tài nguntrong tương lai. Tác giả cũng đã đưa ra được các

4


nhóm giải pháp nhằm hồn thiện hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên
và môi trường trên địa bàn huyện Đăk Mil,tỉnh Đăk Nông trong thời gian tới.
- Trương Thị Hồng Huế (2015) “Xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Tây Ninh”, Luận văn Thạc sĩ
Quản lý công. Qua nghiên cứu luận văn, tác giả đã làm rõ những vấn đề về cơ
sở pháp lý, cơ sở thực tiễn của hoạt động QLNN về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Luận văn
cũng đã phản ánh được thực trạng QLNN đối với xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại địa phương. Đồng thời, tác giả cũng xây
dựng được các nhóm giải pháp để giải quyết các tồn tại, hạn chế đặc biệt về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nhằm cải thiện
hiệu quả công tác QLNN tại địa phương trong giai đoạn về sau.
- Hoàng Văn Tuân (2017) “Quản lý nhà nước về môi trường trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý cơng. Qua nghiên cứu luận
văn, tác giả đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hiện các
quy định về hoạt động QLNN về môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Từ đó, đưa ra những quan điểm và giải pháp để nâng cao hiệu quả Quản lý
nhà nước về môi trường nhằm cải thiện môi trường, đảm bảo phát triển bền
vững trong tương lai.
- Thái Văn Phúc (2017) “Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn
thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công. Qua
nghiên cứu luận văn, tác giả đã đề xuất một số quan điểm và giải pháp tăng
cường hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Rạch
Giá, tỉnh Kiên Giang hiện nay.
- Nguyễn Thị Vượng (2018) “Quản lý nhà nước về mơi trường ở quận
Ba Đình, thành phố Hà Nội”Luận văn Thạc sĩ Quản lý công. Đề tài làm rõ
một số vấn đề lý luận về môi trường và quản lý xã hội về môi trường, mối

5


quan hệ giữa môi trường với đời sống con người và sự phát triển kinh tế - xã
hội; đưa ra một số đề xuất mang tính thực tiễn để giảm thiểu ô nhiễm môi
trường ở Hà Nội.
+ Luận án tiến sỹ của tác giả Hà Văn Hòa (2015) - Học viện Hành
chính Quốc Gia “Quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường biển ven bờ trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh”. Đề tài làm rõ thực trạng ô nhiễm biển ven bờ gây
ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh, đồng thời
bổ sung được một số nghiên cứu mới để tìm ra những nguyên nhân cơ bản là
các điểm nghẽn, nút thắt trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường biển
ven bờ để đề xuất các giải pháp phù hợp với thực tiễn ở Quảng Ninh.
Các cơng trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác
nhau về quản lý nhà nước về môi trường. Tuy nhiên, những công trình này
chủ yếu nghiên cứu ởtầm vĩ mơ, hoặc chun về từng mảng chuyên môn của
môi trường, phù hợp với từng địa phương cụ thể. Cho đến nay chưa có cơng
trình nghiên cứu chun biệt nào về quản lý nhà nước về môi trường trên địa
bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
Vì lý do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước về môi trường
trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh”. Đây là đề tài mới và khơng có
sự trùng lặp với các cơng trình đã cơng bố, đề cập một cách hệ thống, toàn
diện, kế thừa và cụ thể quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện
Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích:
Mục đích của luận văn là đưa ra những quan điểmvà đề xuất các giải
pháp phù hợp để tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về môi
trường nhằm cải thiện môi trường, đảm bảo phát triển bền vững trên địa bàn
huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay.

6


- Nhiệm vụ:
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn thực hiện một số nhiệm vụ cụ
thể như sau:
i/ Hệ thống hóa cơ sở khoa học quản lý nhà nước về mơi trườngcấp
huyện;
ii/ Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về môi
trường trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay, chỉ ra những
mặt tích cực và hạn chế trong q trình triển khai thực hiện;
iii/ Đề xuất các giải pháp trong công tác quản lý nhà nước về môi
trường tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh nhằm tăng cường công tác quản lý
nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh trong
thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự quản lý nhà nước về môi
trường trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
- Phạm vi nghiên cứu:
+Về nội dung: tập trung nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về môi
trường trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh chủ yếu dưới góc độ
triển khai thực hiện việc quản lý của nhà nước về lĩnh vực môi trường.
+Về không gian: nghiên cứu Quản lý nhà nước về môi trường tại huyện
Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
+Về thời gian: Nghiên cứu hiện trạng môi trường và sự quản lý của nhà
nước về môi trường trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnhtừ năm 2014
– 2018.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp luận:

7


Luận văn được hình thành trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và
những quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ mơi trường
trong thời kỳ đổi mới.
- Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài kết hợp sử dụng cácphương
pháp như sau:
- Phương pháp thu thập số liệu: Tác giả thu thập, tổng hợp các tài liệu
từ các báo cáo, tạp chí, bài nghiên cứu khoa học khác nhau liên quan đến số
liệu về công tác quản lý nhà nước về môi trường tại địa phương.
- Phương pháp thống kê: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả xửlý hệ
thống số liệu theo phương pháp thống kê để xử lý số liệu thực tế trong các
hoạt động liên quan đến môi trường và quản lý nhà nước về môi trường trên
địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
- Phương pháp tổng hợp phân tích: Phân tích và tổng hợp tài liệu các
cơng trình nghiên cứu trước đó; kết nối các thơng tin để phân tích số liệu thực
tế trong quản lý nhà nước về môi trường gắn liền với các hoạt động, điều
kiện, thực trạng tại địa bàn huyện. Từ đó, khái quát hóa vấn đề rút ra những
ưu điểm, thế mạnh và những hạn chế, tồn tại cần khắc phục tồn tại trong quản
lý nhà nước về môi trường tại huyện Hương Khê.
- Phương pháp so sánh: Tác giả tìm hiểu các thơng tin sau đó tổng hợp
và phân tích, so sánh số liệu tại các giai đoạn khác nhau.
- Phương pháp tham vấn chuyên gia: Đây là phương pháp nghiên
cứudựa vào sự thu thập ý kiến của các chuyên gia và các nhà quảnlý có liên
quan đến cơng tác quản lý nhà nước về mơi trường,...để có căn cứ khoa học
cho việc rút ra các kết luận một cách chính xác và đề ra các giải pháp hồn
thiện cơng tác quản lý về mơi trường trên địa bàn.

8


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn nghiên cứu tổng quan, góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ
thêm những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước về môi trường cấp
huyện.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Hương
Khê, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn 2014 - 2018 về những tồn tại, khó khăn,
vướng mắc trên địa bàn huyện. Từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục
những khó khăn phù hợp với điều kiện cụ thể của huyện và đề xuất các giải
pháp nhằm thực hiện công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn có
hiệu quả hơn.
- Luận văn là cơng trình khoa học, có thể trở thành tài liệu tham khảo
cho công tác quản lý nhà nước về môi trường tại địa phương và học viên
chuyên ngành.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo,
luận văngồm 3 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước về môi trường.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn
huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về môi trường trên
địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.

9



CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MƠI TRƯỜNG
1.1.Một số khái niệm liên quan
1.1.1.Khái niệm về mơi trường
Môi trường là một khái niệm rộng, được định nghĩa theo nhiều cách
khác nhau, đặc biệt sau hội nghị Stockholm, Thụy Điển về môi trường năm
1972.
Trong tuyên ngôn của UNESCO năm 1981, mơi trường được hiểu là:
“Tồn bộ các hệ thống tự nhiên và hệ thống do con người tạo ra xung quanh
mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác
các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con
người”.
Trong tài liệu “Môi trường và tài nguyên Việt Nam” - NXB Khoa học
và kỹ thuật - 1984 đã đưa ra khái niệm: “Môi trường là một nơi chốn trong số
các nơi chốn, nhưng có thể là một nơi chốn đáng chú ý, thể hiện các màu sắc
xã hội của một thời kì hay một xã hội”.
Theo nghĩa rộng (Từ điển Tiếng Việt phổ thông của Viện Ngôn ngữ
học, 2002): “Mơi trường là tồn bộ nói chungnhững điều kiện tự nhiên và xã
hội, trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ
với con người hay sinh vật ấy”[28].
Theo Điều 3, khoản 1 - Luật Bảo vệ Môi trường 2014: “Môi trường là
hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhântạo có tác động đối với sự tồn tại
và phát triển của con người và sinh vật”[14].
Đây là khái niệm rộng, bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhântạo
được nhiều người hiểu như môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.

10


Trong đó, mơi trường tự nhiên cũng được hiểu theo nhiều cách khác

nhaunhưng các nhân tố cản bản gồm: Thạch quyển, Địa quyển, Thủy quyển,
Khíquyển, Sinh quyển, Nhân quyển, Ozon quyền và ion quyển. Cịn mơi
trườngnhân tạo gồm trí quyển, tin quyển, kỹ quyển, tâm quyển, xã quyển và
chính trịquyển.
Khái niệm mơi trường có thể hiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp.
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần
thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên,
khơng khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...
Theo nghĩa hẹp, môi trường không xét tới tài nguyên thiên nhiên,
màchỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất
lượngcuộc sống con người.
Từ các khái niệm trên, có thể rút ra khái quát chung về môi trường như
sau: “Môi trường bao gồm tổng hợp các yếu tố tự nhiên, yếu tố vật chất
nhântạo bao quanh con người, ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và
pháttriển của con người. Trong đó các yếu tố tự nhiên chủ yếu như đất, nước,
khơngkhí, ánh sáng, các hệ sinh thái, sinh vật... có ảnh hưởng và chi phối đặc
biệtquan trọng đến sự tồn tại và phát triển của con người. Những yếu tố này
pháttriển theo quy luật tự nhiên, nhưng chịu sự chi phối và tác động nhất định
của
con người.”
1.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường và hoạt động bảo vệ mơi trường
Ơ nhiễm mơi trường là sự biến đổi các thành phần môi trường, không
phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh
hưởng xấu đến con người và sinh vật. Ngoài ra, suy thối mơi trường là sự
suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh

11


hưởng xấu đến con người và sinh vật. Có 3 nhóm yếu tố ơ nhiễm, suy thối

được quan tâm gồm: mơi trường đất, mơi trường nước và mơi trường khơng
khí.
Hoạt động bảo vệ mơi trường là hoạt động giữ gìn, phịng ngừa, hạn
chế các tác động xấu đến mơi trường; ứng phó sự cố mơi trường; khắc phục ơ
nhiễm, suy thối, cải thiện, phục hồi mơi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành.
1.2.3. Khái niệm tiêu chuẩn môi trường
Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng
môi trường xung quanh, hàm lượng các chất thải gây ơ nhiễm có trong chất
thải, các yếu tố kỹ thuật và quản lý của các cơ quan nhà nước và các tổ chức
công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ mơi trường. Đó
chính là những chuẩn mực, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn
cứ để quản lý môi trường. Tiêu chuẩn mơi trường có quan hệ mật thiết với sự
phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Hệ thống tiêu chuẩn mơi trường là một
cơng trình khoa học liên ngành, nó phản ánh trình độ khoa học, cơng nghệ, tổ
chức quản lý và tiềm lực kinh tế - xã hội có tính đến dự báo phát triển.
1.2.4.Khái niệm quản lý nhà nước về môi trường
Quản lý nhà nước về môi trường là quá trình mà nhà nước, bằng chức
trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính
sách kinh tế, kỹ thuật và xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng mơi
trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội của quốc gia.
Quản lý nhà nước về môi trường xác định rõ chủ thể là nhà nước, bằng
chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp, luật pháp,
chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi
trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội của quốc gia.
1.2.Quản lý nhà nước về môi trường
12


1.2.1.Vai trị của mơi trường

Mơi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và
phát triển. Vì vậy, mơi trường có những vai trị sau:
- Mơi trường là khơng gian sống của con người và các lồi sinh vật;
- Mơi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt
động sản xuất của con người;
- Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra
trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình;
- Mơi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới
con người và sinh vật trên trái đất;
- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thơng tin cho con người.
Thứ nhất, mơi trường chính là khơng gian sống của con người và các
lồi sinh vật.
Mỗi một con người đều có yêu cầu về lượng khơng gian cần thiết cho
hoạt động sống như: diện tích đất ở, hàm lượng khơng khí... Trung bình một
ngày, một người cần khoảng 4m3 khơng khí sạch, 2,5l nước uống, một lượng
lương thực, thực phẩm đáp ứng yêu cầu về năng lượng từ 2.000 – 2.500
calo... Cộng đồng loài người tồn tại trên Trái đất khơng chỉ địi hỏi ở môi
trường về phạm vi không gian sống mà cả về chất lượng của khơng gian sống
đó. Chất lượng khơng gian sống phải đảm bảo được các yêu cầu bền vững về
sinh thái – kinh tế - môi trường, thể hiện ở môi trường sạch sẽ, tinh khiết, giàu
O2, không chứa các chất cặn bẩn, độc hại đối với sức khoẻ của con người.
Mơi trường chính là khoảng khơng gian sinh sống của con người.
Hệ số sử dụng đất của con người ngày một giảm: nếu như trước đây,
trung bình diện tích đất ở của một người vào năm 1650 là khoảng 27,5
ha/người thì đến nay chỉ cịn khoảng 1,5-1,8 ha/người. Diện tích khơng gian

13


sống bình quân trên trái đất ngày càng bị thu giảm, mức độ giảm ngày càng

tăng nhanh.
Thứ hai, môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống
và hoạt động sản xuất của con người.
Nhu cầu của con người về các nguồn tài nguyên lại không ngừng tăng
lên về cả chất lượng, số lượng và mức phát triển của xã hội qua các giai đoạn
phát triển khác nhau. Và mơi trường chính là nguồn tạo ra và chứa đựng
những tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho cuộc sống con người. Cụ thể, môi
trường cung cấp những yếu tố cần thiết cho các quá trình sản xuất và đời sống
của con người. Hoạt động sản xuất là một quá trình bắt đầu từ việc sử dụng
nguyên, nhiên liệu, vật tư, thiết bị máy móc, đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật
khác, sức lao động của con người để tạo ra sản phẩm hàng hóa. Có những
nguồn tài nguyên có thể sử dụng trực tiếp (thuỷ, hải sản...), có dạng phải tác
động thì mới sản xuất được của cải vật chất phục vụ đời sống con người (đất
đai...). Rừng có chức năng cung cấp nước, bảo tồn độ phì nhiêu và đa dạng
sinh học của đất, cung cấp nguồn củi gỗ, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh
thái. Động, thực vật cung cấp lương thực, thực phẩm và các nguồn gen quý
hiếm. Các thủy lực cung cấp dinh dưỡng, nước, nguồn thủy hải sản và nơi vui
chơi giải trí. Khơng khí, nhiệt độ, nước, gió, năng lượng mặt trời có chức
năng duy trì các hoạt động trao đổi chất. Dầu mỏ, quặng, kim loại cung cấp
nguyên liệu cho hoạt động sản xuất.
Các hoạt động sống cũng vậy, con người cũng cần có khơng khí để thở,
cần có nhà để ở, cần có phương tiện để đi lại, cần có chỗ vui chơi giải trí, học
tập nâng cao hiểu biết... Những dạng vật chất trên chính là các yếu tố mơi
trường.
Như vậy chính các yếu tố mơi trường là nơi cung cấp của quá trình sản
xuất và các hoạt động sống của con người. Tuy nhiên, đồng thời môi trường
14


tự nhiên cũng có thể là nơi gây ra nhiều thảm họa cho con người (thiên tai),

và các thảm họa này sẽ gia tăng nếu con người gia tăng các hoạt động mang
tính tàn phá mơi trường, gây mất cân bằng tự nhiên.
Thứ ba, mơi trường cịn là nơi chứa đựng các chất thải do con người
tạo ra trong quá trình sống và lao động sản xuất của mình.
Trong quá trình sinh sống và phát triển xã hội, con người sử dụng
nguyên liệu và năng lượng để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Mặt khác,
con người lại thải vào môi trường các chất phế thải với nhiều nguồn khác
nhau (chất thải rắn, nước thải, khí thải). Mơi trường chính là nơi chứa đựng và
phân hủy các chất thải đó. Trong q trình hiện đại hóa, mật độ dân số tăng
cao, số lượng chất thải nhiều, không đủ nơi chứa đựng và q trình phân hủy
tự nhiên khơng đủ sức để phân hủy chúng. Khả năng hấp thụ, hóa giải của
mơi trường tự nhiên chỉ có giới hạn và nếu vượt ngưỡng cho phép sẽ gây ra
sự suy thoái và ô nhiễm môi trường.
Thứ tư, môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên
tới con người và sinh vật trên trái đất.
Môi trường bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên
ngồi như tầng ozon trong khí quyển có nhiệm vụ hấp thụ và phản xạ lại
những tia cực tím có hại cho sức khỏe con người từ năng lượng mặt trời chiếu
xuống trái đất. Khí quyển giữ cho nhiệt độ Trái đất tránh được các bức xạ quá
cao, chênh lệch nhiệt độ lớn, ổn định nhiệt độ trong khả năng chịu đựngcủa
con người, sinh vật…Thủy quyển thực hiện chu trình tuần hồn nước, giữ cân
bằng nhiệt độ, các chất khí, giảm nhẹ tác động có hại của thiên nhiên đến con
người và các sinh vật…Thạch quyển liên tục cung cấp năng lượng, vật chất
cho các quyển khác của Trái đất, giảm tác động tiêu cực của thiên tai tới con
người và sinh vật…

15



×