Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của Chủ tịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGÔ QUANG PHẢ

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ VIỆC TẠM GIỮ TANG VẬT,
PHƯƠNG TIỆN, GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ
THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN
NHÂN DÂN PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH,
TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGÔ QUANG PHẢ

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ VIỆC TẠM GIỮ TANG VẬT,
PHƯƠNG TIỆN, GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ
THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN


NHÂN DÂN PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH,
TP. HỒ CHÍ MINH

Chun ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 8 38 01 02

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM QUANG HUY

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực.
TP.Hồ Chí Minh, ngày…tháng…..năm 2020
NGƯỜI CAM ĐOAN

Ngơ Quang Phả

i


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
NGƯỜI CAM ĐOAN....................................................................................... i
MỤC LỤC ........................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ...................................................................... viii

LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .......................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 6
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................ 6
6. Ý nghĩa về lý luận và thực tiễn ..................................................................... 7
7. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VIỆC THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT VỀ TẠM GIỮ TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN, GIẤY
PHÉP, CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH . 9
1.1. Khái quát chung việc thực hiện pháp luật về tạm giữ tang vật,
phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính. ... 9
1.1.1. Khái niệm ............................................................................................ 9
1.1.2. Đặc điểm của việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng
chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính: ...................................................... 11
1.1.3. Về đối tượng bị áp dụng việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy
phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính ................................... 14
1.1.4. Nguyên tắc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành
nghề theo thủ tục hành chính ...................................................................... 15

ii


1.2. Thẩm quyền về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ
hành nghề theo thủ tục hành chính. ............................................................ 18
1.2.1. Thẩm quyền ....................................................................................... 18
1.2.2. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp phường (xã) ......... 18
1.2.3. Thời hạn của trường hợp tạm giữ tang vật phương tiện giấy phép,
chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính............................................. 22

1.3. Trình tự thủ tục về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng
chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính ....................................................... 22
1.3.1. Các bước tiến hành thực hiện việc tạm giữ tang vật, phương tiện,
giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành trong lĩnh vực quản lý
trật tự đô thị. ................................................................................................ 22
1.3.2. Biên bản tạm giữ tang vật phương tiện giấy phép, chứng chỉ hành
nghề theo thủ tục hành chính ...................................................................... 25
1.3.3. Về thu, nộp, quản lý, sử dụng phí lưu giữ, bảo quản tang vật, phương
tiện bị tạm giữ ............................................................................................. 26
1.4. Giải quyết khiếu nại tố cáo về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy
phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính ................................. 28
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TẠM GIỮ
TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN, GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ HÀNH
NGHỀ THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN
NHÂN DÂN PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................................................. 322
2.1. Tổng quan về quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh .................. 322
2.2. Thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực giao
thông đường bộ và đường sắt....................................................................... 33

iii


2.2.1. Tổng quan qua trình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thơng đường bộ và đường sắt tại thành phố Hồ Chí Minh ............................. 34
2.2.2. Hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ và đường sắt trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh
......................................................................................................................... 35
2.3. Ưu điểm, hạn chế bất cập việc thực hiện pháp luật về tạm giữ tang

vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành
chính ............................................................................................................... 45
2.3.1. Ưu điểm. ............................................................................................ 45
2.3.2. Hạn chế.............................................................................................. 48
2.4. Nguyên nhân, hạn chế của việc thực hiện pháp luật về tạm giữ tang
vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành
chính. .............................................................................................................. 53
2.4.1. Nguyên nhân khách quan. ................................................................. 53
2.4.2. Nguyên nhân chủ quan...................................................................... 57
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 60
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT NHẰM ĐẢM BẢO THỰC
HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TẠM GIỮ TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN, GIẤY
PHÉP, CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.................................. 61
3.1. Tiếp tục tuyên truyền pháp luật về tạm giữ tang vật, phương tiện,
giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính......................... 63
3.2. Tiếp tục hồn thiện cơ chế, chính sách pháp luật nhà nước về xử lý vi
phạm hành chính ........................................................................................... 68
3.3. Cơng khai, minh bạch các thủ tục hành chính về tạm giữ tang vật,
phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính .. 69
iv


3.4. Các giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo thực hiện pháp luật về tạm giữ
tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành
chính ............................................................................................................... 71
Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 78
KẾT LUẬN .................................................................................................... 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 83

PHỤ LỤC ....................................................................................................... 87

v


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ được viết tắt
LHC

Luật hành chính

CTUBND

Chủ tịch ủy ban nhân dân

NN

Nhà nước

QLNN

Quản lý nhà nước

TANDTC

Tòa án nhân dân tối cao

XLVP

Xử lý vi phạm


UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Bảng 2.1 Số vụ vi phạm hành chính trên địa bàn quận Tân Bình

Trang
38

Khảo sát về việc ban hành chủ trương tăng cường hoạt
Bảng 2.2 động tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng
chỉ hành nghề

41

Khảo sát về việc thực hiện nghiêm túc việc thực hiện
Bảng 2.3 quy trình tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép,
chứng chỉ hành nghề

45


Số vụ giải quyết khiếu nại tố cáo về tạm giữ tang vật,
Bảng 2.4 phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ
tục hành chính trên địa bàn quận Tân Bình từ 2017 đến
tháng 6 năm 2019

47

vii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu

Tên biểu đồ

Biểu đồ 2.1 Số vụ vi phạm hành chính trên địa bàn quận Tân Bình

Trang
38

Khảo sát về việc ban hành chủ trương tăng cường hoạt
Biểu đồ 2.2 động tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng
chỉ hành nghề

42

Khảo sát về việc thực hiện nghiêm túc việc thực hiện
Biểu đồ 2.3 quy trình tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép,
chứng chỉ hành nghề


46

Số vụ giải quyết khiếu nại tố cáo về tạm giữ tang vật,
Biểu đồ 2.4 phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ
tục hành chính trên địa bàn quận Tân Bình từ 2017
đến tháng 6 năm 2019

47

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện pháp luật liên quan đến việc tạm giữ tang vật, phương tiện,
giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản
lý trật tự đơ thị hiện nay là công tác phức tạp, trực tiếp ảnh hưởng đến quyền
lợi của nhiều cá nhân, tổ chức. Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì vấn đề
này trong thực tế vấn đề này vẫn còn nhiều hạn chế bất cập, chưa đáp ứng
được đòi hỏi của người dân trong tình hình mới. Chất lượng và hiệu quả của
quá trình thực hiện phụ thuộc rất lớn vào các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, chức năng, nhiệm vụ theo luật định. Đồng thời, trình tự, thủ tục được
quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012, Nghị
định số: 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 và một số văn bản hướng
dẫn thi hành. Được vậy, thì sẽ hạn chế được rất nhiều trong việc khiếu nại của
người dân về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành
nghề theo thủ tục hành chính liên quan, góp phần đưa pháp luật xử lý vi phạm
hành chính vào thực tiễn áp dụng nhiều hơn. Nhiều trường hợp khiếu nại về
việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề trên địa
bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh đã được các cơ quan giải quyết

khiếu nại nhưng các đương sự có liên quan đến quyền lợi của mình vẫn tiếp
tục làm đơn khiếu nại gởi đến nhiều ngành, nhiều cấp, thậm chí gởi đơn đến
nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, nhà nước tiếp tục khiếu nại về quyết định tạm
giữ, quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan hành chính nhà
nước. Bên cạnh đó, vẫn có những trường hợp các cơ quan chức năng có thẩm
quyền trong việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành
nghề theo thủ tục hành chính vẫn chưa thực sự quan tâm, chú trọng đến công
tác quản lý trật tự đô thị và công tác kiểm tra, giám sát, tham mưu các loại
văn bản phù hợp với pháp luật quy định hiện nay dẫn đến ảnh hưởng đến
1


quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức có liên quan. Thời gian để giải
quyết việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề cịn
chậm trễ, rườm rà, nhiều thủ tục. Việc phân cơng, bố trí người làm cơng tác
tham mưu văn bản cịn chưa tương xứng, trong thời gian gần đây các cơ quan
chức năng đã tăng cường tập trung giải quyết và chỉ đạo giải quyết những vụ
việc về khiếu nại, tố cáo nhất là các quyết định xử phạt vi phạm hành chính
tồn đọng, bức xúc và kéo dài, hạn chế phát sinh mới, tập hợp đầy đủ các
thông tin diễn biến của vụ việc qua đó căn cứ vào quy định của pháp luật để
ra quyết định giải quyết phù hợp. Tất cả những vấn đề nêu trên cho thấy cần
phải có một đề tài nghiên cứu một cách tồn diện cả về lý luận và thực tiễn
công tác thực hiện pháp luật về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép,
chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính trên địa bàn quận Tân Bình nói
riêng và thành phố Hồ Chí Minh nói chung là thật sự cần thiết. Từ đó, chúng
ta thấy được cơ sở lý luận, thực trạng tình hình thực hiện pháp luật về việc
tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục
hành thời gian qua với những bất cập hạn chế từ đó đưa ra những giải pháp để
điều chỉnh cho phù hợp. Đó chính là lý do mà tôi chọn làm đề tài: “Thực hiện
pháp luật về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành

nghề theo thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường trên
địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn thạc sĩ của
mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện tại, liên quan đến đề tài “Thực hiện pháp luật về việc tạm giữ tang
vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ
Chí Minh” chưa thấy đề tài nghiên cứu nào đúng tính chất nghiên cứu. Bên
cạnh đó, có một số nghiên cứu được đăng tải thơng qua báo, tạp chí liên quan
2


tới nội dung về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành
nghề theo thủ tục hành chính, có thể kể đến bài viết:
- Bài viết “Hồn thiện pháp luật về hình thức, thẩm quyền xử lý vi phạm
hành chính” của TS. Trần Thị Hiền, tại Hội thảo “Hồn thiện pháp luật xử lý
vi phạm hành chính tại Việt Nam” do Viện Nghiên cứu lập pháp, Đại sứ quán
Thụy Sĩ, Viện Nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển và Viện Nhân
quyền Đan Mạch phối hợp tổ chức tại Tam Đảo từ ngày 26 - 27/9/2011có nội
dung như sau: Nguyên tắc thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức
tối đa của khung tiền phạt như hiện nay đã làm vơ hiệu hóa thẩm quyền xử
phạt của các chức danh cơng chức khơng có vị trí lãnh đạo; đồng thời, thẩm
quyền xử phạt hành chính bị hạn chế bởi khung tiền phạt giữa mức tối thiểu
và mức tối đa giãn cách quá xa, dẫn đến tình trạng việc xử phạt chủ yếu bị
đẩy lên cơ quan cấp trên, dẫn đến nhiều vụ việc chậm được xử lý, trong khi
đó với tính chất của hành vi vi phạm thực sự chưa cần đến mức phải có sự
quyết định của cấp cao hơn. Chính vì vậy theo TS Trần Thị Hiền cần có sự
điều chỉnh phù hợp về thẩm quyền xử lý để hạn chế (tránh) hoạt động xử phạt
bị đẩy lên cơ quan cấp trên.
- Bài viết “Về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính” của Th.S Nguyễn

Mạnh Hùng tại Toạ đàm khoa học về Luật xử lý VPHC do Bộ Tư pháp tổ
chức năm 2011 và bài viết “Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính” đăng trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp năm 2011
đã tập trung phân tích về thẩm quyền xử phạt VPHC. Theo tác giả, pháp luật
hiện hành sử dụng phương pháp liệt kê khá cứng nhắc khi quy định về các
chức danh có thẩm quyền xử phạt VPHC, vì vậy sẽ ln dẫn đến tình trạng
“thiếu”, “thừa” người có thẩm quyền xử phạt VPHC.
- Luận văn thạc sỹ “Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính: Lý luận
và thực tiễn” của tác giả Bùi Tiến Đạt (2012): chỉ rõ những khái niệm, nội
3


dung pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Đồng thời trong nội dung của
luận văn ghi nhận rõ các quy định về xử phạt vi phạm hành chính, các quy
định về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo
thủ tục hành chính thơng qua các quy định trên thực tế ở nước ta trên phương
diện lý luận và thực tiễn.
- Luận văn thạc sỹ “Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh
vực xử phạt vi phạm hành chính” của tác giả Đặng Thanh Sơn, 2013: Nội
dung của luận văn đã khái quát các quy định của hoạt động xử phạt vi phạm
hành chính, các biện pháp về xử phạt vi phạm hành chính chính, từ những kết
quả đó đã khẳng định vai trò quan trọng của các quy định này trong thực tế
nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong giai đoạn hiện
nay.
- Bài viết “Hoàn thiện pháp luật về các biện pháp ngăn chặn vi phạm
hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính” được đăng trên
website của TANDTC: Nội dung của bài viết khẳng định vai trò của các
BPNC trong vi phạm hành chính và việc đảm bảo áp dụng trong thực tiễn. Có
chỉ rõ những biện pháp về biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép,
chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính nói chung. Chỉ rõ những khó

khăn, vướng mắc trong q trình áp dụng trong thực tế.
- Luận án tiến sĩ của tác giả Đinh Phan Quỳnh (2018), “Xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam” có
những nội dung về vấn đề tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ
hành nghề theo thủ tục hành chính. Đồng thời, đây là một cơng trình nghiên
cứu chun sâu, tồn diện và có hệ thống về xử lý VPHC trong lĩnh vực
GTĐB, luận án góp phần làm sâu sắc hơn những vấn đề lý luận xử lý VPHC
trong lĩnh vực GTĐB cũng như góp phần hồn thiện pháp luật về xử lý VPHC

4


trong lĩnh vực GTĐB. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, học tập
tại các cơ sở đào tạo chun ngành Luật, Cảnh sát.
Các cơng trình nghiên cứu đó một phần làm sáng tỏ những vấn đề lý
luận và thực tiễn của tình hình thực hiện pháp luật về việc tạm giữ tang vật,
phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính, nhưng
chưa có cơng trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ, hệ
thống những vấn đề lý luận, thực tiễn về việc tạm giữ tang vật, phương tiện,
giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân phường trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh nên
việc lựa chọn đề tài này là luận văn thạc sỹ là hồn tồn cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của đề tài nghiên cứu là làm rõ một số vấn đề lý luận về việc
tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục
hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận Tân
Bình, thành phố Hồ Chí Minh, nhìn nhận được những hạn chế và tồn tại,
vướng mắc trong hệ thống pháp luật cũng như thực tiễn việc tạm giữ tang vật,
phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề đối với những quyết định, hành
vi của các chủ thể có liên quan. Nhiệm vụ của đề tài là nghiên cứu những vấn

đề lý luận liên quan về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng
chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường
trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh trong cơng tác quản lý
trật tự đô thị hiện nay.
Các nhiệm vụ được đặt ra khi nghiên cứu đề tài:
Làm rõ cơ sở lý luận và pháp lý thực hiện pháp luật về việc tạm giữ tang
vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường.

5


Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về việc tạm
giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành
chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận Tân Bình,
thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất phương hướng, giải pháp, kiến nghị nhằm để hoàn thiện việc
thực hiện pháp luật về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ
hành nghề theo thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường trên
địa bàn quận Tân Bình nói riêng, thành phố Hồ Chí Minh nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực hiện pháp luật về việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép,
chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
phường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thẩm quyền tạm giữ tang vật phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành
nghề của Chủ tịch UBND phường.
-Phạm vi không gian: Các UBND phường thuộc quận Tân Bình, thành
phố Hồ Chí Minh.

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu trong thời gian 03 năm gần đây (từ năm
2017 đến năm 2019).
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa MácLênin, phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, quan điểm của
Đảng, nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật.

6


5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng nhiều phương pháp nghiên
cứu như phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp
và phương pháp thực tiễn để làm sang tỏ nội dung nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tác giả sử dụng phương pháp này để
nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan đến tạm giữ tang vật, phương
tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của Chủ tịch
UBND phường; các đề tài khoa học, chương trình, dự án, các bài báo đăng
trên các tạp chí khoa học chuyên ngành.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: tác giả sử dụng phương pháp này để
nêu lên cơ sở lý thuyết về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ
hành nghề theo thủ tục hành chính và đánh giá, khái quát thành những quan
điểm, luận điểm làm nền tảng lý luận cho luận văn.
- Phương pháp thống kê: tác giả sử dụng phương pháp này chủ yếu ở
chương 2 của luận văn, các số liệu thu thập, điều tra được tổng hợp, phân tích
làm cơ sở đánh giá thực trạng qua đó đánh giá về thành tựu, hạn chế để đưa ra
những giải pháp giải quyết vấn đề một cách cụ thể.
6. Ý nghĩa về lý luận và thực tiễn
Đề tài mong muốn làm sáng tỏ các mối quan hệ giữa lý luận và thực
tiễn,phát huy tính tích cực của đội ngũ cán bộ công chức làm công tác thực thi

pháp luật về các lĩnh vực liên quan đến xử lý vi phạm hành chính, cơng tác
quản lý trật tự đơ thị nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả đối với việc thực
hiện pháp luật về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành
nghề theo thủ tục hành chính.
Nội dung nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ
cho việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lượng thực hiện pháp luật về
tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục
7


hành chính và thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường trong lĩnh
vực liên quan đến việc ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép,
chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì
phần nội dung gồm 03 chương, cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý luận việc thực hiện pháp luật về tạm giữ tang vật,
phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính.
Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về tạm giữ tang vật, phương
tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân phường trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh
những năm gần đây.
Chương 3: Hồn thiện pháp luật nhằm đảm bảo thực hiện pháp luật về
tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục
hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận Tân
Bình, thành phố Hồ Chí Minh.

8



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ
TẠM GIỮ TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN, GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ
HÀNH NGHỀ THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1.1. Khái quát chung việc thực hiện pháp luật về tạm giữ tang vật,
phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
1.1.1. Khái niệm
Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp
dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức
thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt
vi phạm hành chính [2, khoản 2 Điều 2]. Xử lí vi phạm hành chính bao gồm
xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp xử lí hành chính khác
[21].
Theo quy định của Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012 quy định như
sau: Giấy phép, chứng chỉ hành nghề là giấy tờ do cơ quan nhà nước, người
có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật để cá
nhân, tổ chức đó kinh doanh, hoạt động, hành nghề hoặc sử dụng công cụ,
phương tiện. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề không bao gồm giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh, chứng chỉ gắn với nhân thân người được cấp khơng
có mục đích cho phép hành nghề [21].
Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ
tục hành chính là một trong những biện pháp ngăn chặn khi xử lý vi phạm
hành chính được quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 . Tạm
giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề: Là biện pháp ngăn
chặn được quy định trong luật xử phạt vi phạm hành chính do cơ quan có
thẩm quyền áp dụng đối với những trường hợp vi phạm khẩn cấp hoặc có
hành vi vi phạm quả tang [21].

9



1.1.1.1. Tang vật
Trong Luật xử lý vi phạm hành chính khơng có điều khoản quy định trực
tiếp về khái niệm tang vật. Tuy nhiên, tại điều 26 của Luật này có quy định
như sau [21].
Điều 26. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:
“Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào
ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hố, phương tiện có liên quan trực tiếp
đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm
trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức. Việc xử lý tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại Điều 82 của
Luật này."
Như vậy chúng ta có thể hiểu tang vật là vật, tiền, hàng hóa, phương tiện
có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính.
1.1.1.2. Phương tiện
Là tồn bộ phương tiện gồm xe ô tô, máy kéo, rơ mooc hoặc sơ mi rơ
móc được kéo bởi xe ơ tơ, máy kéo. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe
gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trực tiếp tham gia di
chuyển đi lại công khai trên các con đường.
Tại Khoản17 của Luật giao thơng đường bộ năm 2008 có quy định về
vấn đề này như sau:
Phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông
đường bộ và xe máy chuyên dùng [19].
Trong đó:
- Phương tiện giao thơng đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới
đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.
+ Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới)
gồm xe ơ tơ; máy kéo; rơ mc hoặc sơ mi rơ mc được kéo bởi xe ơ tơ,
10



máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy
điện) và các loại xe tương tự.
+Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm
xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lơ, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe
súc vật kéo và các loại xe tương tự.
- Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm
nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phịng, an
ninh có tham gia giao thơng đường bộ.
Như vậy loại phương tiện xe tự chế hai bánh hoặc ba bánh không được
quy định trong danh mục các loại phương tiện giao thông theo quy định (đặc
biệt là loại phương tiện xe tự chế).
1.1.1.3. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề
Theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì Giấy phép,
chứng chỉ hành nghề được định nghĩa như sau [21].
Giấy phép, chứng chỉ hành nghề là giấy tờ do cơ quan nhà nước, người
có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật để cá
nhân, tổ chức đó kinh doanh, hoạt động, hành nghề hoặc sử dụng công cụ,
phương tiện. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề không bao gồm giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh, chứng chỉ gắn với nhân thân người được cấp khơng
có mục đích cho phép hành nghề.
1.1.2. Đặc điểm của việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép,
chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
Thứ nhất, là hoạt động do các chủ thể có thẩm quyền tiến hành áp dụng
các biện pháp ngăn chặn hành chính, trong đó có biện pháp tạm giữ tang vật,
phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề để tạo điều kiện đảm bảo việc
thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các cá nhân có năng
lực trách nhiệm hành chính cũng như tổ chức có hành vi VPHC trong các lĩnh
11



vực. Chủ thể thực hiện là cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chủ thể thực
hiện là các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính là cá nhân, cơ
quan, tổ chức, có hành vi vi phạm pháp luật và bị xử lý hành chính theo quy
định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Thứ hai, các quy định về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép,
chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính phải là hành vi trái pháp luật
được pháp luật xử lý vi phạm hành chính quy định, tức là xử sự trái với các
yêu cầu của pháp luật. Quy định này được áp dụng đối với các hành vi bị
pháp luật cấm. Chủ thể không thực hiện những nghĩa vụ mà pháp luật bắt
buộc phải thực hiện. Chủ thể sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn cho phép
vi phạm quy định về xử lý vi phạm hành chính nói riêng.
Thứ ba, các quy định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng
chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính được áp dụng hiện nay được quy định
tại các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực về quản lý và xử lý
vi phạm hành chính như Luật xử lý VPHC năm 2012 và các văn bản pháp luật
nhưNghị định 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật xử lý VPHC (được sửa đổi bởi Nghị định 97/2017/NĐ-CP ngày
18/8/2017); Nghị định 46/2016 quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực
GTĐB, đường sắt; và một số Thông tư như: Thông tư 01/2016/TT-BCA;
Thông tư 02/2016/TT-BCA; Thông tư 06/2017/TT-BGTVT của Bộ GTVT...
Nội dung của các văn bản này ngoài quy định cụ thể về các hành vi VPHC thì
cịn tập trung quy định về vấn đề quy định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy
phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính được áp dụng với từng
hành vi vi phạm cũng như các biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi đó gây
ra...Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện với lỗi cố ý
hoặc vô ý, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không
phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật bị xử lý vi phạm hành chính
12



[21]. Trong các dấu hiệu thuộc mặt khách quan, dấu hiệu hành vi vi phạm
hành chính là dấu hiệu bắt buộc. Hành vi mà cá nhân, tổ chức thực hiện là
hành vi xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước và đã bị pháp luật hành chính
ngăn cấm. Các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đã quy định
rõ ràng việc ngăn cấm này, theo đó quy định rằng những hành vi này sẽ bị xử
phạt bằng các hình thức, biện pháp xử phạt hành chính. Khi xem xét, đánh giá
hành vi của cá nhân hay tổ chức có phải là vi phạm hành chính khơng, do đó
chúng ta ln phải có căn cứ pháp lí rõ ràng xác định hành vi đó phải được
pháp luật quy định là sẽ bị xử phạt bằng các biện pháp xử phạt hành chính.
Trong việc xác định vi phạm hành chính đối với các tổ chức và cá nhân, cần
tránh tình trạng áp dụng “ngun tắc suy đốn” hoặc “áp dụng tương tự pháp
luật”.
Thứ tư, thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ
hành nghề theo thủ tục hành chính. Do hành vi VPHC xảy ra nhiều, do nhiều
chủ thể thực hiện, thời gian, không gian, địa điểm vi phạm cũng rất đa dạng,
vì vậy thẩm quyền xử lý VPHC đối với các hành vi vi phạm này cũng phải rất
cần sự đa dạng. Chính vì vậy trong quy định về thẩm quyền xử lý tạm giữ
tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành
chính pháp luật cũng cần phải quy định nhiều nhóm chủ thể có thể thực hiện
được thẩm quyền này. Trên thực tế, hiện nay thẩm quyền xử lý đang thuộc về
rất nhiều các chủ thể khác nhau. Tuy nhiên do các tạm giữ tang vật, phương
tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính thường xem xét
để thực hiện áp dụng biện pháp này đúng với các quy định của biện pháp này
trong thực tiễn.
Thứ năm, đối tượng áp dụng tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép,
chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính sẽ tạo điều kiện cho cơ quan nhà
nước tiến hành kiểm tra, giám sát và do đó, để đảm bảo tốt hơn việc thực hiện
13



pháp luật về xử lý các hành vi trên thì trong quá trình tiến hành xử lý cần làm
rõ về những điều kiện để áp dụng các quy định về xử lý vấn đề này một cách
nghiêm túc và mang tính chất triệt để, nhằm đạt hiệu quả cao trong q trình
áp dụng. Đồng thời, đây chính là yếu tố góp phần đề ra những biện pháp
phịng ngừa và kéo giảm đối với các VPHC trong lĩnh vực này, trong đó có
việc thay đổi hoặc điều chỉnh hình thức, biện pháp, mức xử lý đối với các vi
phạm này để từ đó tạo được tính hiệu quả của hoạt động xử lý của các chủ thể
được xử lý vi phạm hành chính trong thực tế.
1.1.3. Về đối tượng bị áp dụng việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy
phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
Theo quy định của luật xử lý vi phạm hành chính quy định đối tượng của
việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được quy
định như sau:
Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính bao gồm các đối tượng bị xử phạt
vi phạm hành chính và đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành
chính cụ thể như sau:
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về
vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm
hành chính về mọi vi phạm hành chính.
Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm
hành chính thì bị xử lý như đối với cơng dân khác; trường hợp cần áp dụng
hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình
chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phịng, an ninh thì người xử phạt
đề nghị cơ quan, đơn vị Qn đội nhân dân, Cơng an nhân dân có thẩm quyền
xử lý;
- Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do
mình gây ra;
14



- Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ,
vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu
biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy
định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác [21].
Lưu ý: Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi vi
phạm khi đang thi hành cơng vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc cơng
vụ, nhiệm vụ được giao, thì khơng bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử
lý vi phạm hành chính, mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công
chức, viên chức. (Điều 1 Nghị định 81/2013/NĐ – CP) [6].
Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý nhà
nước được giao, thì khơng bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính, mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan. (Điều
1 Nghị định 81/2013/NĐ – CP) [6].
1.1.4. Nguyên tắc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ
hành nghề theo thủ tục hành chính
Trong cuộc sống khơng một ai mà khơng có lỗi có thể có những lỗi được
quy định trong pháp luât và có những lỗi là trong cuộc sống, có những vi phạm
được quy đinh là sẽ bị xử lý vi phạm hành chính có những lỗi được quy định
trong bộ luật hình sự, lỗi xử lý vi phạm hành chính là lỗi của cá nhân, tổ chức
mà lỗi này vi phạm về quản lý nhà nước và đã được quy định trong luật xử lý
vy phạm hành chính mà khơng phải là tội phạm, khi có hành vi phạm pháp luật
về hành chính thì người được trao quyền theo quy định của pháp luật sẽ áp
dụng các hình thưc xử phạt cũng như hình phạt bổ sung, khắc phục hậu quả đối
với chủ thể thực hiện hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật về xử phạt
vi phạm hành chính.
15



×