Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Bồi dưỡng công chức cấp xã ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.69 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/………….

BỘ NỘI VỤ
…../…..

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

THÂN THỊ HUYỀN

BỒI DƢỠNG CƠNG CHỨC CẤP XÃ
Ở HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CƠNG

Chun ngành: Quản lý cơng
Mã Số: 8 34 04 03
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĂN HÕA

HÀ NỘI – NĂM 2020


Cơng trình đƣợc hồn thành tại:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Hòa

Phản biện 1:
TS. Lê Cẩm Hà, Học viện Hành chính Quốc Gia
……………………………………………………
Phản biện 2:


TS. Ngơ Kim Ngân, Học viện Chính trị Quốc Gia
Hồ Chí Minh.………………………………………
Luận văn đƣợc bảo vệ tại Hội đồngchấm luận văn thạc sĩ
Học viện hành chính Quốc Gia
Địa điểm: Văn phịng Đồn cũ – Hội trƣờng bảo vệ luận
văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc Gia
Số: 77 – đƣờng Nguyễn Chí Thanh – Quận Đống Đa –
TP Hà Nội
Thời gian: Vào hồi.. giờ…phút…ngày ..tháng…năm 2020

Có thể tìm hiểu luận văn tại Học viện Hành chính Quốc Gia hoặc
trên trang web Khoa sau đại học, Học viện Hành chính Quốc Gia


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hệ thống hành chính ở Việt Nam, chính quyền xã,
phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) là cấp chính quyền thấp nhất,
nhưng có vị trí và vai trị đặc biệt quan trọng. Đây là đơn vị hành
chính nhà nước cấp cơ sở, nơi trực tiếp nhận, chấp hành và thực hiện
các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vì
vậy, việc bồi dưỡng đội ngũ cơng chức cấp xã, thị trấn có đủ phẩm
chất, năng lực là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng cả
trước mắt cũng như lâu dài trong điều kiện tồn cầu hóa và hội nhập
kinh tế quốc tế.
Bắc Ninh là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong vùng kinh
tế trọng điểm - tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phịng - Quảng
Ninh. Bắc Ninh có các trục giao thông lớn, quan trọng chạy qua, nối
liền tỉnh với các trung tâm kinh tế, văn hóa và thương mại của các
tỉnh phía Bắc. Tiên Du là huyện nằm ở phía Tây Nam tỉnh Bắc Ninh.

Trong thời gian qua, với đòi hỏi ngày càng cao về năng lực của cán
bộ cấp xã, về cải cách hành chính, huyện Tiên Du đã đặc biệt chú
trọng đến công tác bồi dưỡng năng lực cơng chức cấp xã trên địa bàn
huyện. Nhờ đó, đã xây dựng được đội ngũ cơng chức cấp xã có bản
lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH,
tin tưởng tuyệt đối vào đường lối đổi mới của Đảng; sách, pháp luật
của Nhà nước. Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra, đội ngũ cơng chức
cấp xã hiện nay cũng cịn bộc lộ khơng ít hạn chế, chưa tồn diện,
cịn bất cập cả về số lượng, cơ cấu, trình độ, phẩm chất, năng lực và
phong cách làm việc. Nguyên nhân của thực trạng này có nhiều,
trong đó có ngun nhân từ thực trạng cơng tác bồi dưỡng công chức
1


cấp xã tại huyện vẫn còn rất nhiều hạn chế: chương trình bồi dưỡng
chưa phù hợp với nhu cầu, nội dung bồi dưỡng chưa phù hợp, thời
gian bồi dưỡng không hợp lý dẫn đến việc cán bộ chưa tập trung
cao,… dẫn đến kết quả công tác bồi dưỡng công chức cấp xã của
huyện không đạt được những kết quả như mong muốn.
Vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Bồi dưỡng công chức cấp xã ở
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh” là cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận
và thực tiễn trong điều kiện hiện nay.
2. Tổng quan nghiên cứu
Chất lượng đội ngũ cơng chức cấp xã khơng cịn là vấn đề mới,
ở nhiều nước trên thế giới đội ngũ công chức trong bộ máy nhà nước
là chủ đề nghiên cứu của nhiều môn khoa học như: quản lý cơng,
chính trị học... nhưng chất lượng đội ngũ cơng chức ln là đề tài có
tính thời sự và cũng tồn tại nhiều vấn đề phức tạp. Đã có nhiều cơng
trình được cơng bố dưới những góc độ, mức độ, hình thức thể hiện
khác nhau, tiêu biểu của các tác giả:

Nguyễn Thị Thu Hoài, “Nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã trong giai đoạn hiện nay”,
Luận văn Thạc sĩ quản lý hành chính cơng, Học viện hành chính
Quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã hệ thống hóa các quy định của pháp
luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã; đã
đánh giá thực trạng việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn công chức cấp xã
và việc sử dụng nguồn công chức sau đào tạo, bồi dưỡng trong giai
đoạn hiện nay và đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về
đào tạo, bồi dưỡng nguồn công chức cấp xã.
Như vậy, cho dù có nhiều tác giả đã nghiên cứu vấn đề bồi
dưỡng công chức ở nhiều lĩnh vực, ở cấp xã nói chung và ở các đơn
vị hành chính khác nhau, nhưng chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên
2


cứu về công tác bồi dưỡng công chức cấp xã ở huyện Tiên Du, tỉnh
Bắc Ninh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về bồi dưỡng công chức cấp xã và thực
trạng bồi dưỡng công chức cấp xã ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh,
luận văn đề xuất các giải pháp tăng cường bồi dưỡng công chức cấp
xã ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn tập trung thực
hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về bồi dưỡng công chức cấp xã.
- Phân tích, đánh giá thực trạng bồi dưỡng cơng chức cấp xã ở
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị tăng cường bồi dưỡng

công chức cấp xã ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động bồi dưỡng
công chức cấp xã ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu cơ sở lý
luận về bồi dưỡng công chức cấp xã, thực trạng hoạt động bồi dưỡng
công chức cấp xã và đề xuất các giải pháp tăng cường bồi dưỡng
công chức cấp xã ở huyện Tiên Du.
- Phạm vi không gian: hoạt động bồi dưỡng công chức cấp xã
ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

3


- Phạm vi thời gian: phân tích, đánh giá thực trạng bồi dưỡng
công chức cấp xã ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ năm
2016 - 2019.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả vận dụng phương
pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác –
Lênin; các quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước
về bồi dưỡng công chức cấp xã.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu,
trong đó chú trọng các phương pháp dưới đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp.
- Phương pháp điều tra xã hội học

- Phương pháp thống kê mơ tả
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về bồi dưỡng
công chức cấp xã.
- Luận văn đã đánh giá được thực trạng bồi dưỡng công chức
cấp xã ở huyện Tiên Du giai đoạn 2016-2019 và đề xuất được một số
giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường bồi dưỡng công chức cấp xã
tại huyện Tiên Du trong thời gian tới.
- Luận văn có thể làm tư liệu tham khảo hữu ích cho chính
quyền huyện Tiên Du, các nhà quản lý cơ sở bồi dưỡng công chức
cấp xã, cho giảng viên và học viên học tập chuyên ngành Quản lý
cơng tại Học viện Hành chính Quốc gia và các cơ sở đào tạo khác.

4


7. Bố cục đề tài
Kết cấu luận văn gồm Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết
luận, Tài liệu tham khả và Phụ lục. Phần nội dung được kết cấu thành
3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về bồi dưỡng công chức
cấp xã.
- Chương 2: Thực trạng bồi dưỡng công chức cấp xã ở huyện
Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
- Chương 3: Giải pháp và kiến nghị tăng cường bồi dưỡng
công chức cấp xã ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

5



Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ BỒI DƢỠNG
CÔNG CHỨC CẤP XÃ
1.1. Khái quát về công chức cấp xã
1.1.1. Khái niệm cấp xã và công chức cấp xã
1.1.1.1. Khái niệm cấp xã
Cấp xã là đơn vị hành chính thấp nhất trong hệ thống hành
chính 4 cấp ở nước ta, là cấp cơ sở gần và sát dân nhất. Cấp xã bao
gồm ba loại hình cơ sở là: xã, phường, thị trấn. Ba loại hình cơ sở
này có những điểm chung, song cũng có nhiều nét đặc trưng riêng
biệt. Chính quyền cấp xã có vị trí, vai trị rất quan trọng trong hệ
thống hành chính ở nước ta, là cấp hành chính gần dân nhất, chịu
trách nhiệm trước nhân dân về mọi hoạt động ở địa phương; đồng
thời, chịu trách nhiệm trước chính quyền cấp trên về việc chăm lo
mọi mặt đời sống nhân dân ở địa phương.
1.1.1.2. Khái niệm công chức cấp xã
Công chức cấp xã là một bộ phận của cơng chức nói chung, là
cơng dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn,
nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước, được xác định cụ thể về số lượng, tên
gọi, chức năng hoạt động gắn với từng vị trí việc làm đã được pháp
luật quy định nhằm thực hiện nhiệm vụ của bộ máy chính quyền ở
cấp xã.
1.1.2. Đặc điểm và vai trị của cơng chức cấp xã
1.1.2.1. Đặc điểm của công chức cấp xã
Thứ nhất, công chức cấp xã là công chức trực tiếp tiếp xúc và
làm việc với người dân. Họ là người gần dân, sát dân, trực tiếp triển
khai chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
6



nước tới người dân.
Thứ hai, hoạt động thực thi công vụ của cơng chức cấp xã
mang tính đa dạng, phức tạp. Họ giải quyết tất cả các công việc ở địa
phương mang tính thường xuyên, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp
của người dân
1.1.2.2. Vị trí, vai trò của công chức cấp xã
Thứ nhất, công chức cấp xã vừa là người trực tiếp tuyên truyền
các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; vừa
là người phản ánh nguyện vọng của nhân dân đến với Đảng và Nhà
nước.
Thứ hai, cơng chức cấp xã có vai trị quan trọng trong quản lý
và tổ chức công việc của chính quyền cơ sở.
Thứ ba, cơng chức cấp xã là nhân tố quan trọng góp phần xây
dựng hệ thống chính trị cấp xã, là trung tâm đoàn kết, tập hợp mọi
nguồn lực, tiềm năng của địa phương.
Thứ tư, công chức xã là người trực tiếp xem xét công việc ở
địa phương và tư vấn cho cán bộ lãnh đạo giải quyết công việc theo
đúng quy định của pháp luật.
Thứ năm, công chức cấp xã là người thường xuyên liên hệ mật
thiết với nhân dân, trực tiếp giải quyết những tâm tư, nguyện vọng
của Nhân dân.
1.2. Bồi dƣỡng công chức cấp xã
1.2.1. Khái niệm và vai trị của bồi dưỡng cơng chức cấp xã
1.2.1.1. Khái niệm bồi dưỡng và bồi dưỡng công chức cấp xã
Theo từ điển Tiếng việt: “Bồi dưỡng là tăng thêm năng lực
hoặc phẩm chất”. Như vậy, bồi dưỡng là quá trình làm tăng thêm về
trình độ hiểu biết, tư cách đạo đức, phẩm chất chính trị của con
người. Bồi dưỡng nhằm mục đích bổ sung kiến thức, thông qua quá

7


trình bồi dưỡng sẽ giúp cho đối tượng được bồi dưỡng nâng dần trình
độ, chất lượng cơng tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
1.2.1.2. Vai trò của bồi dưỡng cơng chức cấp xã
Bồi dưỡng cơng chức nói chung và bồi dưỡng cơng chức cấp
xã nói riêng chính là việc tổ chức những cơ hội cho người ta học tập,
nhằm giúp tổ chức đạt được mục tiêu của mình.
Bồi dưỡng cơng chức khơng chỉ góp phần xây dựng đội ngũ
công chức đáp ứng yêu cầu của một nền hành chính chun nghiệp
quan trọng hơn cịn có tác động tích cực đến nhiều mặt của đời sống
kinh tế - xã hội.
Bồi dưỡng cơng chức nói chung và bồi dưỡng cơng chức cấp
xã nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng trong tổ chức; có vai trị to
lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước; đồng thời góp
phần tăng cường hiệu lực, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và
thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
1.2.2. Nguyên tắc và yêu cầu bồi dưỡng công chức cấp xã
1.2.2.1. Nguyên tắc bồi dưỡng công chức cấp xã
- Thứ nhất, công tác bồi dưỡng phải dựa trên chức năng, nhiệm
vụ, u cầu cơng việc của từng vị trí của cán bộ, công chức.
- Thứ hai, công tác bồi dưỡng phải bảo đảm tính minh bạch,
cơng khai, hiệu lực, hiệu quả.
- Thứ ba, cơ quan quản lý công chức phối hợp với đơn vị sử
dụng công chức cần kết hợp hoạt động bồi dưỡng với các hoạt động
có liên quan.
Thứ tư, nguyên tắc bồi dưỡng gắn liền với thực hành, học đi
đơi với hành.
- Thứ năm, q trình bồi dưỡng muốn đạt hiệu quả cao, đòi hỏi

vai trò tự nghiên cứu, học tập của từng công chức.
8


1.2.2.2. Yêu cầu đối với bồi dưỡng công chức cấp xã
- Phải căn cứ vào hệ thống tiêu chuẩn chức danh.
- Đổi mới nội dung chương trình, giáo trình và tài liệu giảng
dạy cho phù hợp theo vị trí việc làm; trong đó chú trọng kỹ năng thực
tiễn áp dụng cho từng đối tượng người học,...
- Tiếp tục đổi mới và áp dụng tốt các phương pháp truyền đạt
kiến thức theo từng đối tượng bồi dưỡng.
- Mời giảng viên tham gia giảng dạy, truyền đạt kiến thức là
những người có kiến thức sâu, rộng, có nhiều kinh nghiệm trong thực tế.
1.2.3. Mục tiêu, nội dung, hình thức bồi dưỡng cơng chức
cấp xã
1.2.3.1. Mục tiêu bồi dưỡng công chức cấp xã
Theo Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ
tướng Chính phủ về phê duyệt đề án bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức giai đoạn 2016-2025 là “bảo đảm nâng cao năng lực, kỹ
năng thực thi công vụ được giao; ý thức trách nhiệm, đạo đức công
vụ, đạo đức nghề nghiệp” [63,Điều 1]. Với mục tiêu: “hằng năm, ít
nhất 60% cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng cập nhật kiến
thức, kỹ năng, phương pháp, đạo đức công vụ” [63, Điều 1].
1.2.3.2. Nội dung chương trình bồi dưỡng cơng chức cấp xã
Nội dung cơ bản của chương trình bồi dưỡng công chức cấp xã
tập trung vào các nội dung sau:
- Chương trình bồi dưỡng về lý luận chính trị.
- Chương trình bồi dưỡng về kiến thức quản lý Nhà nước, kiến
thức pháp luật.
- Chương trình bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng chun mơn

nghiệp vụ.
- Chương trình bồi dưỡng về khối kiến thức tin học, ngoại ngữ
9


và các kỹ năng bổ trợ khác.
- Bồi dưỡng kiến thức quốc phịng - an ninh theo các chương
trình quy định cho công chức cấp xã.
- Cập nhật và nâng cao kiến thức, năng lực hội nhập quốc tế.
1.2.3.3. Hình thức bồi dưỡng cơng chức cấp xã
- Hình thức tập sự.
- Hình thức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch cơng chức.
- Hình thức bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo,
quản lý.
- Hình thức bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi
dưỡng kiến thức, kỹ năng chun ngành bắt buộc hằng năm.
Ngồi ra, có thể bồi dưỡng cơng chức cấp xã theo các hình
thức như: Bồi dưỡng ở trong nước; bồi dưỡng ở nước ngoài; các hình
thức bồi dưỡng khác.
1.2.4. Quy trình của bồi dưỡng cơng chức cấp xã
Quy trình bồi dưỡng cơng chức nói chung và bồi dưỡng cơng
chức xã nói riêng bao gồm bốn bước sau:
1.2.4.1. Xác định nhu cầu bồi dưỡng công chức cấp xã
1.2.4.2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng công chức cấp xã
1.2.4.3. Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng công chức cấp xã
1.2.4.4. Đánh giá kết quả bồi dưỡng công chức cấp xã

1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến bồi dưỡng công chức cấp xã
1.2.5.1. Nhu cầu bồi dưỡng
1.2.5.2. Năng lực của cơ sở bồi dưỡng

1.2.5.3. Động cơ và ý thức của công chức cấp xã
1.2.5.4. Ngân sách cho bồi dưỡng cơng chức cấp xã
1.2.5.5. Chính sách đối với cơng chức đi học

10


1.3. Kinh nghiệm bồi dƣỡng công chức cấp xã của một số
địa phƣơng và bài học cho huyện Tiên Du
1.3.1. Kinh nghiệm của huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
Thời gian qua, công tác bồi dưỡng công chức được huyện
Thuận Thành quan tâm thực hiện nhằm xây dựng đội ngũ công chức
đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Xác định mục tiêu bồi dưỡng cơng chức cấp xã góp phần thực
hiện thắng lợi mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương, huyện
Thuận Thành đã triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả cơng
tác này trong bộ máy hành chính cấp huyện, cấp xã.
Đánh giá chung của huyện Thuận Thành cho thấy, sau quá
trình bồi dưỡng, khả năng ứng xử, xử lý, giải quyết công việc, chất
lượng triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà
nước của cơng chức được cải thiện rõ rệt, kiến thức chuyên môn và
năng lực hoạt động thực tiễn ngày càng được nâng cao, thích nghi
dần với cơ chế mới.
1.3.2. Bài học áp dụng cho bồi dưỡng công chức cấp xã của
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
Từ thực tiễn hoạt động bồi dưỡng công chức cấp xã của một số
địa phương nêu trân, có thể rút ra kinh nghiệm đối với huyện Tiên
Du, tỉnh Bắc Ninh như sau:
Về xây dựng kế hoạch bồi dưỡng: Kế hoạch bồi dưỡng được
thực hiện trên cơ sở xác định đúng mục tiêu bồi dưỡng đội ngũ công

chức cấp xã.
Về tổ chức thực hiện bồi dưỡng: Hoạt động bồi dưỡng phải
thực hiện ngay từ việc nâng cao tư tưởng của bản thân công chức cấp
xã được đi bồi dưỡng.
Cần thực hiện kiểm tra, đánh giá chất lượng công chức cấp xã
11


sau bồi dưỡng trên cơ sở đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng.
Về bố trí và sử dụng bồi dưỡng: Việc bố trí vị trí cơng tác,
ngạch bậc cơng chức sau bồi dưỡng phải hợp lý, phù hợp với trình
độ, năng lực chun mơn, nghiệp vụ của từng cơng chức cấp xã.
Nhận thức được hoạt động bồi dưỡng công chức cấp xã đóng
vai trị quan trọng trong việc nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp
vụ, năng lực cơng tác, năng lực thực thi cơng vụ của cơng chức. Cần
có những quy định về chính sách khuyến khích hoạt động bồi dưỡng
công chức và thu hút nhân tài.
Tiểu kết chƣơng 1
Chương 1 đã làm rõ khái niệm về cấp xã và cơng chức cấp xã;
đặc điểm, vị trí, vai trị của công chức cấp xã; làm rõ vấn đề bồi
dưỡng công chức cấp xã; xác định rõ phạm vi bồi dưỡng công chức
cấp xã; mục tiêu, nguyên tắc, sự cần thiết phải bồi dưỡng công chức
cấp xã; làm rõ quy trình bồi dưỡng gồm các bước: xác định nhu cầu
bồi dưỡng, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, thực hiện kế hoạch bồi
dưỡng, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng công chức cấp xã.
Kết quả nghiên cứu về lý luận chung tại chương 1 sẽ cung cấp
những cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn cho việc phân tích, đánh
giá thực trạng bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Tiên Du, tỉnh
Bắc Ninh.


12


Chƣơng 2
THỰC TRẠNG BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở
HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Tiên Du là huyện nằm ở phía Tây Nam tỉnh Bắc Ninh, cách
trung tâm tỉnh 5km về phía Nam, cách thủ đơ Hà Nội 25km về phía
Bắc. Diện tích tự nhiên của huyện khi chưa điều chỉnh địa giới là
10.838,94 ha, với 14 đơn vị hành chính gồm: 01 thị trấn (thị trấn
Lim) và 13 xã (xã Liên Bão, xã Đại Đồng, xã Phật Tích, xã Hiên
Vân, xã Lạc Vệ, xã Nội Duệ, xã Tri Phương, xã Hoàn Sơn, xã Tân
Chi, xã Minh Đạo, xã Cảnh Hưng, xã Việt Đồn, xã Phú Lâm).
Trích số liệu từ cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019
của Tổng cục Thống kê thì tính đến 0h ngày 01 tháng 4 năm 2019,
dân số huyện Tiên Du có 135.396 người, trong đó có 70.062 nam,
65.334 nữ[3]. Ngồi ra, do có nhiều khu, cụm cơng nghiệp trên địa
bàn nên trong huyện có 1 lượng khơng nhỏ người lao động tạm trú
tạm vắng đến từ các địa phương khác.
2.1.2. Tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội
Trong giai đoạn 2016 - 2019, Đảng bộ và nhân dân huyện tiếp
tục phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, đồn kết một lịng,
khắc phục khó khăn, thử thách, tiếp tục nỗ lực phấn đấu nên đã đạt
được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Kinh tế
phát triển ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển mạnh sang hướng tăng dịch
vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp nhưng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng
kinh tế. Tiềm năng, thế mạnh được xác định và khai thác hợp lý đã


13


đem lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao. Sản xuất nơng nghiệp phát
triển tồn diện, từng bước đáp ứng được các yêu cầu của thị trường.
2.1.3. Những ảnh hưởng đến bồi dưỡng công chức xã
Về mặt thuận lợi:
Huyện Tiên Du có lợi thế về vị trí địa lý, là một huyện có vị
trí trung tâm, là một huyện của tỉnh Bắc Ninh và được tỉnh xác định
là huyện trọng điểm để phát triển kinh tế - xã hội.
Đội ngũ công chức của huyện không ngừng nhận thức được
việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, lý
luận chính trị và năng lực cơng tác cho bản thân. Tỷ lệ dân số trong
độ tuổi lao động của huyện khá cao, tạo thuận lợi cho huyện một
nguồn nhân lực dồi dào. Đặc điểm, tình hình về văn hóa - xã hội ổn
định, góp phần nâng cao mặt bằng dân trí cho huyện, tạo nguồn cơng
chức cấp xã có đủ năng lực, trình độ đảm nhận cơng việc được giao.
Cơng tác lãnh, chỉ đạo của chính quyền các cấp trên địa bàn
huyện luôn được quan tâm, thực hiện dân chủ; tạo thuận lợi cho việc
quản lý, nắm tình hình thực thi nhiệm vụ của đội ngũ cơng chức
Khó khăn:
Mặc dù, vị trí địa lý tuy là thuận lợi, nhưng cũng gặp khơng
ít khó khăn. Việc được tỉnh chọn là một huyện trọng điểm trong quá
trình phát triển KT-XH, đã và đang tạo cho huyện Tiên Du áp lực rất
lớn trong quá trình thực hiện hoạt động bồi dưỡng cơng chức nói
chung, đặc biệt là cơng tác bồi đưỡng cơng chức cấp xã đáp ứng với
địi hỏi ngày càng cao của xã hội, trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế như hiện nay.
Trình độ chun mơn, nghiệp vụ của cơng chức cấp xã của

huyện Tiên Du nói chung cịn thấp so với mặt bằng trình độ cơng
chức cấp xã của các huyện khác trong tỉnh. Điều này cũng ảnh hưởng
không nhỏ tới hoạt động bồi dưỡng công chức cấp xã của huyện.
14


2.2. Thực trạng công chức cấp xã ở huyện Tiên Du
2.2.1. Về số lượng, cơ cấu
Theo số liệu thống kê, tính đến 31/12/2018, huyện Tiên Du có
01 thị trấn và 13 xã; số lượng công chức chuyên môn thuộc Uỷ ban
nhân dân cấp xã của huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh là 160 người, cụ
thể như sau: Chức danh đảm nhiệm 14 người; chỉ huy trưởng quân sự
13 người; văn phịng - thống kê 28 người; tài chính - kế toán 17
người; tư pháp - hộ tịch 36 người; địa chính - nơng nghiệp - xây dựng
và mơi trường 24 người; văn hóa - xã hội 28 người.
2.2.2. Về trình độ đào tạo
Từ năm 2016 trở lại đây trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của
công chức xã của huyện Tiên Du đã được nâng lên rõ rệt. Số công
chức cấp xã có trình độ chun mơn thạc sĩ 8/160 người, đạt 5%; đại
học 119/160 người, đạt 74,38%; cao đẳng 07/160 người, đạt 4,37%;
trung cấp 26/160, đạt 16,25%; khơng có trình độ sơ cấp hoặc chưa
qua đào tạo.
Trình độ lý luận chính trị: Theo thống kê của Phịng Nội vụ
huyện Tiên Du năm 2019 thì số cơng chức xã có trình độ cao cấp lý
luận chính trị 02/160 người, đạt 1,25%; trung cấp 125/160 người, đạt
78,12%; sơ cấp và chưa qua đào tạo 33/160 người, đạt 20,63%.
Trình độ tin học và ngoại ngữ: Nhìn chung cơng chức cấp xã
huyện Tiên Du có trình độ ngoại ngữ và tin học tương đối. Có
80,63% cơng chức có chứng chỉ A,B,C về ngoại ngữ và 83,75% cơng
chức có trình độ tin học trở lên.

2.3. Tình hình bồi dƣỡng cơng chức cấp xã ở huyện Tiên
Du, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2019
2.3.1. Xác định nhu cầu bồi dưỡng công chức cấp xã
Dựa trên quy định tiêu chuẩn chức danh cơng chức nói chung
và cơng chức cấp xã nói riêng, qua thống kê số liệu cơng chức hằng
năm, Phịng Nội vụ huyện Tiên Du trình Sở Nội vụ tỉnh để mở các
15


lớp bồi dưỡng cho cơng chức nói chung và cho cơng chức cấp xã nói
riêng, tùy theo số lượng và nhu cầu mà tỉnh sẽ quyết định mở các lớp
bồi dưỡng tập trung tại tỉnh hay phân bổ về huyện.
2.3.2. Lập kế hoạch bồi dưỡng công chức cấp xã
Trên cơ sở xác định nhu cầu bồi dưỡng công chức cấp xã trên
địa bàn huyện Tiên Du; Phòng Nội vụ huyện đã tham mưu với
UBND huyện xây dựng kế hoạch bồi dưỡng công chức cấp xã với
nội dung là bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước, trình độ
chun mơn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, trình độ tin học và
ngoại ngữ, thái độ phục vụ nhân dân cho đội ngũ công chức cấp xã.
2.3.3. Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng công chức cấp xã
Trong những năm qua Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện
ln được Huyện ủy quan tâm, tạo điều kiện cấp kinh phí để nâng
cấp, xây dựng, sửa chữa hệ thống cơ cở vật chất, trang thiết bị phục
vụ cho hoạt động giảng dạy. Về đội ngũ giảng viên được mời tham
gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng cho đội ngũ công chức cấp xã đều là
giảng viên của Trường chính trị tỉnh, Học viện và các Viện khoa học.
Về nội dung chương trình bồi dưỡng công chức cấp xã được thực
hiện theo quy định của Trung ương, của tỉnh, Bộ giáo dục và đào tạo,
Bộ Nội vụ. Về phương pháp bồi dưỡng: Với cách thức lấy phương
châm học viên làm trung tâm, các chương trình bồi dưỡng cơng chức

cấp xã hiện nay được áp dụng kết hợp giữa phương pháp truyền
thống và phương pháp dạy học tích cực với sự hỗ trợ của các phương
tiện, trang thiết bị hiện đại.
2.3.4. Đánh giá kết quả bồi dưỡng công chức cấp xã
- Về số lượng công chức cấp xã được bồi dưỡng:
+ Về bồi dưỡng lý luận chính trị: đổi mới phương thức bồi
dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên phù hợp với tình hình kinh tế
16


của huyện; tăng cường bản lĩnh chính trị cho đội ngũ công chức cấp xã.
+ Về bồi dưỡng quản lý nhà nước: huyện đã cử đội ngũ công
chức cấp xã tham gia bồi dưỡng kiến thức QLNN theo quy định. Bồi
dưỡng QLNN giai đoạn 2016-2019 đạt kết quả 86 lượt người.
+ Về bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: nội dung bồi dưỡng
nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng cho công chức được đổi mới phù hợp
với yêu cầu thực tiến và công tác xây dựng đội ngũ công chức.
+ Về bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học: trong thực tế, đội ngũ cơng
chức cấp xã có trình độ, kiến thức về ngoại ngữ, tin học cịn hạn chế;
các cơng chức có độ tuổi dưới 35 cũng còn hạn chế.
- Về năng lực công tác:
Phần lớn người dân thuộc huyện Tiên Du chưa hài lịng với
cách thức giải quyết cơng việc của cơng chức cấp xã. Nhiều cơng
chức cịn lúng túng trong giải quyết cơng việc hoặc giải quyết cơng
việc thiếu tính năng động, sáng tạo, mang tính thụ động; do đó chất
lượng, hiệu quả cơng việc chưa cao.
- Về hồn thiện tiêu chuẩn cơng chức cấp xã:
Căn cứ chức năng, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các
phòng chức năng thuộc UBND các huyện; căn cứ tiêu chuẩn công
chức và năng lực, 100% công chức cấp xã thuộc UBND huyện Tiên

Du đã đáp ứng tiêu chuẩn chức danh theo quy định.
- Về kết quả thực hiện nhiệm vụ sau bồi dưỡng:
Thực hiện quy định của luật cán bộ, công chức, các văn bản
hướng dẫn về công tác quản lý công chức sau bồi dưỡng; trong đó
nội dung kiểm tra, đánh giá đối với công chức cấp xã sau bồi dưỡng
luôn được quan tâm.

17


2.4. Đánh giá chung về thực trạng bồi dƣỡng công chức cấp
xã, huyện Tiên Du
2.4.1. Ưu điểm
Thứ nhất, công tác chỉ đạo, điều hành q trình bồi dưỡng
cơng chức xã.
Thứ hai, xác định nhu cầu cần bồi dưỡng và xây dựng kế
hoạch trong công tác bồi dưỡng đối với đội ngũ cơng chức xã.
Thứ ba, về nội dung chương trình bồi dưỡng công chức cấp xã.
Thứ tư, về đánh giá trong cơng tác bồi dưỡng.
Thứ năm, về phương pháp, hình thức bồi dưỡng công chức cấp xã.
Thứ sáu, bồi dưỡng công chức xã hiện nay từng bước đã đáp
ứng về tiêu chuẩn chức danh, yêu cầu công việc.
2.4.2. Hạn chế
Công tác bồi dưỡng công chức cấp xã của huyện Tiên Du vẫn
còn tồn tại một số hạn chế sau:
Thứ nhất, các cơ quan, tổ chức, cá nhân công chức chưa xác
định cụ thể mục tiêu bồi dưỡng công chức xã.
Thứ hai, chất lượng bồi dưỡng công chức cấp xã vẫn chưa đáp
ứng được yêu cầu quản lý nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
Thứ ba, nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cơng

chức xã cịn ít tập trung vào phát triển kỹ năng và năng lực thực thi
công vụ.
Thứ tư, khâu giám sát, đánh giá quá trình và kết quả đào tạo
chưa thực sự được chú trọng.
Thứ năm, trong hoạt động bồi dưỡng cịn thiếu sự gắn kết
giữa cơng tác bồi dưỡng với việc quy hoạch, bố trí, sử dụng công
chức; chưa tập trung bồi dưỡng công chức nguồn trong quy hoạch, cử
đối tượng công chức đi bồi dưỡng chưa phù hợp.
18


2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế
Thứ nhất, do nhận thức của bản thân công chức xã và của các
cơ quan quản lý.
Thứ hai, chế độ, chính sách, cơ chế tài chính, huy động nguồn
lực cho hoạt động bồi dưỡng đối với cơng chức xã cịn nhiều bất cập.
Thứ ba, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác bồi dưỡng còn
nhiều bất cập chưa đáp ứng được cho việc giảng dạy.
Thứ tư, về quy trình bồi dưỡng cơng chức xã.
Việc xác định nhu cầu về bồi dưỡng của công chức xã hiện nay
vẫn chưa thật sự phản ánh nhu cầu cần bồi dưỡng, chưa khách quan.
Thứ năm, hoạt động kiểm tra, thi trên lớp khá hình thức.
Tiểu kết chƣơng 2
Chương 2 đã giới thiệu khái quát về đặc điểm, điều kiện tự
nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phịng, văn hóa - xã
hội, số lượng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Tiên Du. Đồng
thời, tập trung phân tích và đánh giá thực trạng đội ngũ công chức
cấp xã trên địa bàn huyện Tiên Du giai đoạn 2016-2019.
Công tác bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Tiên
Du giai đoạn 2016-2019 đã được triển khai kịp thời, việc lập kế

hoạch bồi dưỡng hằng năm và cho cả nhiệm kỳ được chỉ đạo sát sao,
phù hợp với tình hình của địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn
chế nhất định trên các mặt: Về lập kế hoạch bồi dưỡng; về kinh phí
hoạt động; công tác đánh giá công chức sau bồi dưỡng vẫn còn chưa
sát với thực tế, chưa được quan tâm nhiều… đã ảnh hưởng không
nhỏ đến chất lượng hoạt động bồi dưỡng công chức cấp xã.

19


Chƣơng 3
MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƢỢNG BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC
CẤP XÃ, HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH
3.1. Mục tiêu bồi dƣỡng công chức cấp xã ở huyện Tiên Du,
tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2020-2025
3.1.1. Mục tiêu chung
Thực hiện Quyết định của Trung ương, của tỉnh về phê duyệt
kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức giai đoạn 2015-2020; huyện
Tiên Du đã xác định mục tiêu chung cho hoạt động bồi dưỡng công
chức cấp xã như sau: “Xây dựng đội ngũ công chức cấp xã chuyên
nghiệp, vững vàng về chính trị, tinh thơng nghiệp vụ, có đủ năng lực
xây dựng hệ thống chính trị, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
hiện đại”.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
Tập trung bồi dưỡng chuyên môn và bồi dưỡng kiến thức quản
lý nhà nước, kỹ năng quản lý, điều hành cho đội ngũ cơng chức cấp
xã; phù hợp với vị trí việc làm, hình thành thái độ tận tụy phục vụ
nhân dân cho công chức cấp xã; đẩy mạnh bồi dưỡng theo yêu cầu
nhiệm vụ cho những người hoạt động không chuyên trách ở xã, thị

trấn và ở thôn.
Các chức danh cán bộ chủ chốt cấp xã phải có trình độ 100%
đạt trung cấp lý luận chính trị trở lên, có trình độ đại học.
Đối với công chức cấp xã: Thực hiện có hiệu quả cơng tác bồi
dưỡng; 100% cán bộ, cơng chức cấp xã có trình độ chun mơn từ
trung cấp trở lên; 90% cơng chức cấp xã có trình độ chun mơn phù
hợp với vị trí đảm nhiệm; 80% trình độ trung cấp lý luận chính trị;
100% đội ngũ cơng chức cấp xã được bồi dưỡng, trang bị những kiến
20


thức cần thiết, phương pháp, kỹ năng thực thi công việc; công chức
xã được bồi dưỡng kiến thức theo chức danh, vị trí đảm nhận nhiệm
vụ được giao; được bồi dưỡng thường xun cơng tác tin học văn
phịng và trình độ ngoại ngữ.
Đảm bảo khoảng 80% - 90% công chức cấp xã thực hiện chế
độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hằng năm để nâng cao nghiệp vụ
chuyên môn, đáp ứng thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng bồi dƣỡng công chức
cấp xã ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
3.2.1. Nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền và cá
nhân cơng chức về công tác bồi đưỡng công chức cấp xã
3.2.2. Xác định đúng nhu cầu bồi dưỡng của công chức xã
3.2.3. Nâng cao chất lượng kế hoạch bồi dưỡng công chức
cấp xã.
3.2.4. Đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung chương trình,
tài liệu và phương pháp, hình thức bồi dưỡng cơng chức
3.2.5. Hồn thiện hệ thống các quy chế bồi dưỡng, cơ sở vật
chất bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong tổ chức và quản lý

đào tạo, bồi dưỡng
3.2.6. Tăng cường công tác quản lý bồi dưỡng
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị đối với Trung ương
- Chính phủ sớm ban hành các văn bản về nhóm đối tượng
đang áp dụng một số nội dung của Luật cán bộ, công chức như: Nghị
định về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã; nghị định
về tiêu chuẩn, về việc liên thông công chức cấp xã.

21


- Cải cách chế độ hỗ trợ đới với hoạt động bồi dưỡng công
chức cấp xã; không nên quy định cứng về khung kinh phí bồi dưỡng
bằng nguồn nhân sách Nhà nước.
- Đa dạng hố các loại hình và chương trình đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, cơng chức.
- Nhà nước cần tiếp tục xây dựng, sửa đổi, bổ sung và hồn
thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về hoạt độngbồi dưỡng công chức.
- Đề nghị Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành Trung ương nghiên cứu,
biên soạn nội dung, chương trình bồi dưỡng lồng ghép các lớp có
cùng trình độ; bổ sung một số chuyên đề theo quy định lớp bồi dưỡng
về quản lý nhà nước.
3.3.2. Kiến nghị đối với tỉnh Bắc Ninh
- Đề nghị tỉnh có các quy định cụ thể về điều kiện, tiêu chuẩn
trong các khâu của công tác cán bộ.
- Chỉ đạo xây dựng, ban hành nghị quyết chuyên đề hoặc kế
hoạch bồi dưỡng đội ngũ công chức, xây dựng cụ thể chỉ tiêu từ nay
đến năm 2020 và những năm tiếp theo nhằm tiếp tục thực hiện chiến
lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Đề nghị UBND tỉnh xem xét ban hành chế độ, chính sách hỗ
trợ đối với cơng chức được cử đi bồi dưỡng trong và ngồi tỉnh phù
hợp với tình hình thực tế.
- Tỉnh cần có chính sách đầu tư thoả đáng để đào tạo, bồi
dưỡng những đảng viên ưu tú thành cán bộ cốt cán.
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế chính sách,
cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng về công tác bồi dưỡng
công chức cấp xã.

22


Tiểu kết chƣơng 3
Từ yêu cầu của công cuộc đổi mới và cải cách nền hành chính
nhà nước, huyện Tiên Du cần xây dựng và nâng cao chất lượng của
đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện. Trên cơ sở nhu cầu,
mục tiêu bồi dưỡng công chức cấp xã và tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Tiên Du, đồng thời để công tác bồi dưỡng công
chức cấp xã trên địa bàn huyện đạt chất lượng, hiệu quả cao. Tác giả
luận văn mạnh dạn đưa ra hệ thống các giải pháp và được nhóm
thành các nhóm giải pháp cơ bản, đồng thời đề xuất một số kiến nghị
nhằm thực hiện một cách có hiệu quả các giải pháp đã nêu ra trước
đó. Để hệ thống các giải pháp nêu trên được cụ thể hóa vào trong
cuộc sống nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác bồi dưỡng cơng
chức nói chung và cơng tác bồi dưỡng cơng chức cấp xã trên địa bàn
huyện Tiên Du nói riêng, chúng ta cần phải thực hiện thống nhất và
đồng bộ tất cả các giải pháp trên. Góp phần quan trọng vào sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng của địa phương.

23



×