Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

cú sốc của tỷ giá usdvnd tác động đến các yếu tố kinh tế vĩ mô việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (837.3 KB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

CHUYÊN ĐỀ 1

CÚ SỐC CỦA TỶ GIÁ USD/VND TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC
YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM

TP.HCM, ngày 19 tháng 10 năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

CHUYÊN ĐỀ 1
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã ngành: 62.34.02.01

CÚ SỐC CỦA TỶ GIÁ USD/VND TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC
YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM

NCS: Lê Thị Thúy Hằng
MS NCS : 010119140007
NHD: PGS. TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo


TP.HCM, tháng 12 năm 2017


NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................

Tp. HCM, ngày …… tháng …… năm 20…
Người hướng dẫn khoa học

PGS,TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo


LỜI CAM ĐOAN


Tôi tên là: Lê Thị Thúy Hằng
Sinh ngày: 19 tháng 11 năm 1983
Hiện công tác tại: Trường Đại học Tài chính - Marketing
Là học viên nghiên cứu sinh khóa 19 của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ
Chí Minh. Mã số NCS: 010119140007
Cam đoan chuyên đề: Cú sốc của tỷ giá USD/VND tác động đến các yếu tố
kinh tế vĩ mơ Việt Nam.
Chun ngành: Kinh tế Tài chính Ngân hàng; Mã số: 62.34.02.01 Người
hướng dẫn khoa học: PGS,TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo
Chun đề này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, các kết quả nghiên
cứu có tính độc lập riêng, khơng sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được cơng bố
tồn bộ nội dung này bất kỳ ở đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong chuyên
đề được chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tơi.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 12 năm 2017
Người viết

Lê Thị Thúy Hằng


TĨM TẮT
Chính sách ổn định tỷ giá hối đối từ lâu đã được coi là một sự lựa chọn hàng đầu
đối với nhiều nền kinh tế. Các mục tiêu chính cho sự lựa chọn chính sách như vậy bao
gồm mong muốn nâng cao uy tín đối với đồng tiền trong nước, ổn định các nguồn thu của
chính phủ, giữ tỷ lệ lạm phát trong mức vừa phải, góp phần đảm bảo mức tăng trưởng
của nền kinh tế. Trong nghiên cứu này, tác giả đã đánh giá những ảnh hưởng, tác động
của các cú sốc tỷ giá USD/VND bằng cách sử dụng mơ hình vector tự hồi quy và các
phân tích hàm phản ứng xung, phân rã phương sai. Nghiên cứu tập trung vào ba biến số
trong nước cụ thể gồm: sản lượng thực, mức giá và biến đổi tiền tệ. Các kết quả cho thấy

rằng sự thay đổi tỷ giá hối đối USD/VND có thể có ảnh hưởng đáng kể đến các biến số
kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Cụ thể hơn, sự mất giá của VND dẫn đến sự sụt giảm trong
tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và kết quả là thắt chặt tiền tệ. Những kết quả này khá
mạnh mẽ được phân tích thơng qua các kiểm định của các mơ hình kinh tế lượng đối với
các chuỗi thời gian.
Từ khóa: Tỷ giá USD/VND, các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam, VAR.


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................................1
DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................................2
DANH MỤC HÌNH VẼ.....................................................................................................3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU................................................................................................4
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU...................................................................4
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.............................................................6
1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .7
1.4. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU..............................................................................8
1.5. CẤU TRÚC NGHIÊN CỨU...................................................................................9
1.6. TRÌNH TỰ NGHIÊN CỨU...................................................................................10
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM...........12
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ TỶ GIÁ VÀ CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ..........12
2.1.1. Tỷ giá danh nghĩa song phương......................................................................12
2.1.2. Tỷ giá thực song phương.................................................................................12
2.1.3. Sản lượng quốc nội.........................................................................................13
2.1.4. Chỉ số giá cả tiêu dùng....................................................................................13
2.1.5. Mức cung tiền.................................................................................................14
2.2. CÁC LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN...................................................................15
2.2.1. Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ...............................................................15
2.2.2. Kênh truyền dẫn tỷ giá....................................................................................18
2.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN..........................................................21

2.3.1. Các nghiên cứu mối liên hệ giữa cơ chế tỷ giá và kết quả kinh tế vĩ mô.........21
2.3.2. Các nghiên cứu tác động của tỷ giá đến lạm phát...........................................25
2.3.3. Các nghiên cứu tác động của tỷ giá đến tăng trưởng kinh tế...........................26
CHƯƠNG 3: MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU................................................29


3.1. MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU....................................................................................29
3.2. MƠ TẢ CÁC BIẾN CỦA MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU..........................................31
3.3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU.....................................................................................33
3.4. LỰA CHỌN MƠ HÌNH HỐI QUY.......................................................................35
CHƯƠNG 4: KIỂM ĐỊNH CÚ SỐC TỶ GIÁ USD/VND TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC YẾU
TỐ KINH TẾ VĨ MƠ VIỆT NAM...................................................................................37
4.1. CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ USD/VND CỦA VIỆT NAM..................37
4.2. KIỂM ĐỊNH CÚ SỐC TỶ GIÁ USD/VND TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC YẾU TỐ
KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM......................................................................................43
4.2.1. Các kiểm định của mơ hình.............................................................................43
4.2.1.1. Tính dừng của các chuỗi dữ liệu..............................................................43
4.2.1.2. Kiểm định lựa chọn độ trễ tối ưu cho mơ hình.........................................46
4.2.1.3. Kiểm định nhân quả Granger...................................................................47
4.2.1.4. Kiểm định tính nhiễu trắng của phần dư..................................................48
4.2.1.5. Kiểm định tính ổn định của mơ hình.........................................................48
4.2.2. Các kết quả phân tích mơ hình VAR...............................................................49
4.2.2.1. Hàm phản ứng đẩy (Impulse Response Function – IRF)..........................49
4.2.2.2. Phân rã phương sai (Variance Decomposition)........................................52
4.3. MỞ RỘNG PHÂN TÍCH MƠ HÌNH....................................................................54
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN................................................................................................60
5.1. KẾT LUẬN...........................................................................................................60
5.2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ....................................................................................61
5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU MỚI..............................63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................65

TIẾNG VIỆT................................................................................................................ 65
TIẾNG NƯỚC NGOÀI................................................................................................65
PHỤ LỤC........................................................................................................................71


PHỤ LỤC 1: KIỂM ĐỊNH TÍNH DỪNG CỦA CHUỖI THỜI GIAN........................71
PHỤ LỤC 2: KIỂM ĐỊNH ĐỘ TRỄ TỐI ƯU CỦA MƠ HÌNH..................................82
PHỤ LỤC 3: KIỂM ĐỊNH TÍNH NHÂN QUẢ...........................................................83
PHỤ LỤC 4: KIỂM ĐỊNH TÍNH NHIỄU TRẮNG CỦA PHẦN DƯ.........................85
PHỤ LỤC 5: KIỂM ĐỊNH TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA MƠ HÌNH....................................86
PHỤ LỤC 6: HẢM PHẢN ỨNG XUNG.....................................................................87
PHỤ LỤC 7: PHÂN RÃ PHƯƠNG SAI......................................................................89


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BIR

Bid Interest Rate - Lãi suất ngân hàng thương mại huy động

CPI

Consumer Price Index - Chỉ số giá cả tiêu dùng

ERPT

Exchange Rate Pass Through - Truyền dẫn của tỷ giá

GDP


Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTW

Ngân hàng trung ương

NER

Tỷ giá danh nghĩa song phương

RER

Tỷ giá thực song phương

OCA

Optimum Currency Area - Lý thuyết về khu vực tiền tệ tối ưu

VND, USD…

Ký hiệu tiền tệ theo ISO

TGBQLNH

Tỷ giá bình quân liên ngân hàng


Trang 1


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Nguồn của các biến số sử dụng trong mơ hình................................................32
Bảng 3.2: Thống kê mơ tả các biến số sử dụng trong mơ hình....................................32
Bảng 4.1: Kiểm định nghiệm đơn vị của các chuỗi dữ liệu (d=0)...................................44
Bảng 4.2: Kiểm định nghiệm đơn vị của các chuỗi dữ liệu (d=1)....................................45
Bảng 4.3: Kiểm định nghiệm đơn vị của các chuỗi dữ liệu LNM2 (d=2)........................46
Bảng 4.4: Kiểm định độ trễ tối ưu của mơ hình...............................................................46
Bảng 4.5: Kiểm định nhân quả LNRUSDVND00, GDP, LNCPIVN00, LNM2...............47
Bảng 4.6: Kiểm định tính nhiễu trắng của phần dư..........................................................48
Bảng 4.7: Kiểm định tính ổn định của mơ hình................................................................49
Bảng 4.8: Phân rã phương sai LNRUSDVND00, GDP, LNCPIVN00, LNM2................53
Bảng 4.9: Kiểm định nhân quả LNUSDVND00, GDP, LNCPIVN00, LNM2.................55
Bảng 4.10: Phân rã phương sai LNUSDVND00, GDP, LNCPIVN00, LNM2.................58

Trang 2


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Trình tự nghiên cứu..........................................................................................11
Hình 3.1: Lựa chọn mơ hình hồi quy................................................................................36
Hình 4.1: Diễn biến tỷ giá USD/VND từ 2007 đến 2011.................................................40
Hình 4.2: Diễn biến tỷ giá USD/VND từ 2012 đến 2017.................................................42
Hình 4.3: Hàm phản ứng xung của GDP..........................................................................50
Hình 4.4: Hàm phản ứng xung của LNCPIVN00 và LNM2............................................51
Hình 4.5: Hàm phản ứng xung của mơ hình thay biến LNUSDVND00, GDP,
LNCPIVN00, LNM2........................................................................................................56


Trang 3


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU
Việt Nam là quốc gia có quy mơ kinh tế ở mức nhỏ, GDP bình quân giai đoạn
2000 - 2010 chiếm chưa đến 1,0% quy mô GDP khu vực châu Á trong khi quy mô GDP
khu vực châu Á chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 30% tổng GDP toàn thế giới. Năm 2015, GDP
tính theo sức mua tương đương bình qn đầu người của Việt Nam chỉ bằng 35% so với
trung bình của thế giới (khoảng 5.600 USD so với 15.000 USD). Việt Nam cũng vừa mới
thốt khỏi nhóm các nước nghèo và ở vào nhóm thu nhập trung bình thấp trên thế giới
(Report for Selected Countries and Subjects, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Quy mô GDP
của Việt Nam quá nhỏ so với quy mơ GDP khu vực châu Á nói riêng và thế giới nói
chung. Việt Nam với tiềm lực kinh tế hiện còn khiêm tốn thì bắt buộc phải duy trì một độ
mở thương mại lớn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, thực tế tỷ trọng thương
mại của 10 đối tác có quan hệ thương mại lớn nhất với Việt Nam thường xuyên dao động
ở quanh mức 73% - 74%, trong đó quan hệ thương mại của Việt Nam và Hoa Kỳ chiếm
tỷ lệ cao, dao động ở mức 14% - 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của 10 đối tác lớn nhất
(Report for Selected Countries and Subjects, IMF), điều này cho thấy mức độ đa dạng
thương mại của Việt Nam chưa cao, Hoa Kỳ vẫn là đối tác chiến lược và USD vẫn là
đồng tiền chủ chốt mà Việt Nam sử dụng trong thanh toán quốc tế. Mặt khác, cơ chế tỷ
giá của Việt Nam theo hướng neo tỷ giá vào USD, sự biến động của tỷ giá giữa các đồng
tiền mạnh khác với VND được được tính tốn dựa trên sự biến động của tỷ giá giữa USD
với VND. Cơ chế tỷ giá neo vào USD đã dẫn nền kinh tế của Việt Nam quá phụ thuộc
vào USD trong hoạt động thanh toán, tín dụng. Các cú sốc tỷ giá USD/VND với biến
động bất thường sau khi Việt Nam gia nhập WTO đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp và các hoạt động của nền kinh tế.
Nghiên cứu của Frenkel & ctg (2012) cho thấy các chế độ tỷ giá hối đoái tại một
thời điểm nhất định mà một quốc gia quản lý tiền tệ của nó đối với các đồng tiền khác đã
được lập luận đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình nhiều kết quả kinh tế vĩ


Trang 4


mô trong vài thập kỷ qua. Trong hầu hết trường hợp, giá cả ổn định đã đạt được thông
qua các cơ chế sử dụng NER (Tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương) như một mỏ neo.
Một kết quả không mong muốn của cơ chế này là sự định giá quá cao của RER (Tỷ giá
hối đoái thực song phương) dẫn đến những cú sốc từ bên ngoài. Bài học quan trọng từ
những kinh nghiệm này là để đối phó với những biến động của vốn và để tránh các cuộc
khủng hoảng bên ngồi. Chính sách kinh tế vĩ mơ khơng chỉ cần đến chính sách quản lý
tiền tệ và tài chính mà còn là một chính sách tỷ giá hối đoái để tránh RER định giá quá
cao và kết hợp linh hoạt tỷ giá với ngoại hối dự trữ tích lũy.
Nghiên cứu của Kinnon (2000 -2001) cho thấy tất cả các nước Đông Á (ngoại trừ
Nhật Bản) xuất phát từ cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á năm 1997-1998 đều có chế độ
tỷ giá cố định hay neo vào USD còn gọi là “chuẩn đô la Đông Á”. Việc cố định tỷ giá và
neo tỷ giá vào đồng tiền duy nhất là USD đã làm cho các quốc gia phải đối mặt với
những cú sốc của các khủng hoảng kinh tế quốc tế gây ra cho nền kinh tế trong nước, đặc
biệt là các cú sốc tỷ giá. Tập trung quá lớn tỷ trọng thương mại vào một số nước và
khơng sử dụng các đồng tiền mạnh khác ngồi USD để thanh toán dẫn đến giao dịch
thương mại quốc tế sẽ tạo nên những rủi ro liên quan đến biến động tỷ giá và điều đó
chính là trở ngại lớn cho quá trình hội nhập, phát triển của quốc gia, gây nên tính dễ bị
tổn thương của nền kinh tế trong nước trước những cú sốc tỷ giá.
Như vậy, xuất phát từ nghiên cứu và tình hình thực tế đã cho thấy mối liên hệ giữa
cú sốc tỷ giá và tình hình kinh tế của quốc gia. Sự tăng trưởng của nền kinh tế một quốc
gia chịu sự tác động như thế nào từ cú sốc tỷ giá hối đối giữa nội tệ của quốc gia đó với
các đồng tiền khác đã thu hút sự chú ý từ các nhà đầu tư, các nhà hoạch định chính sách
và các nhà nghiên cứu trong nhiều thập kỷ. Các nhà đầu tư muốn tìm kiếm những thơng
tin về cơ hội đầu tư và những rủi ro tỷ giá tiềm năng tại thị trường Việt Nam trong quá
trình đầu tư và chuyển vốn, lợi nhuận về nước hay rủi ro tỷ giá đối với các giao dịch
ngoại thương. Các nhà hoạch định chính sách ln mong muốn chính sách tỷ giá hối đối

sẽ khơng ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng của nền kinh tế. Trong khi đó các nhà nghiên
cứu học thuật nhằm mục đích để mở khóa bí mật sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
liên quan đến biến động của tỷ giá hối đoái như thế nào. Nghiên cứu này sẽ cung cấp một

Trang 5


cái nhìn tổng quan về cú sốc của tỷ giá USD/VND tác động đến các yếu tố kinh tế vĩ mơ
của Việt Nam, cho thấy tầm quan trọng của chính sách tỷ giá nói chung đối với các biến
số kinh tế. Tỷ giá USD/VND là một biến số có ảnh hưởng đến hành vi của một số biến
khác có liên quan như: chỉ số giá cả tiêu dùng, mức cung tiền, lãi suất và tỷ lệ tăng trưởng
kinh tế. Những vấn đề đặt ra bao gồm: nền kinh tế Việt Nam và đồng tiền của mình, mối
quan hệ thực sự giữa tỷ giá và tăng trưởng kinh tế là gì? Biến động tỷ giá hối đối
USD/VND có lan tỏa đến nền kinh tế Việt Nam hay không? Kết quả nghiên cứu cú sốc
của tỷ giá USD/VND tác động đến các yếu tố kinh tế Việt Nam sẽ trả lời cho những vấn
đề này, điều này được thực hiện thông qua việc xem xét mối tương quan qua lại giữa các
biến trong nước và ngoài nước khi tiến hành ước lượng, kiểm định mơ hình. Đồng thời,
nghiên cứu cũng sẽ góp phần gợi ý cho việc lựa chọn chính sách điều hành tỷ giá hối đoái
phù hợp đối với Việt nam.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả tập trung làm rõ mối quan hệ giữa tỷ
giá USD/VND và các yếu tố kinh tế vĩ mơ của Việt Nam. Từ đó đưa ra một số gợi ý đối
với chính sách điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong tương lai.
Để đạt được mục tiêu, nghiên cứu cần trả lời cho các câu hỏi sau:
- Các cú sốc tỷ giá USD/VND có tác động đến các yếu tố kinh tế vĩ mô của Việt
Nam hay khơng và tác động này có tính nhân quả hay không?
- Tác động của các cú sốc tỷ giá USD/VND đến nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam
diễn ra trong ngắn hạn hay dài hạn và mức độ tác động của nó là bao nhiêu?

1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong thực tế, số liệu thống kê của Việt Nam không đầy đủ cho một thời kỳ quan
sát dài. Cụ thể như số liệu tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam do ADB cung cấp chỉ
có được từ quý I năm 2000, IMF chỉ cung cấp đầy đủ số liệu theo năm còn số liệu theo
q thì khơng đầy đủ. Thêm vào đó, việc phân tích nhiều yếu tố và đưa tất cả các biến

Trang 6


vào mơ hình là khơng khả thi vì sẽ ảnh hưởng đến mức độ chính xác của mơ hình do số
lượng quan sát bị hạn chế. Vì vậy trong phạm vi chuyên đề này, tác giả đưa ra đối tượng,
phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu với mục tiêu xem xét những tác động
của tỷ giá USD/VND đến các yếu tố kinh tế vĩ mô của Việt Nam như sau:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài sẽ tập trung nghiên cứu những tác động của tỷ giá
hối đoái USD/VND đối với các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam, các yếu tố kinh tế vĩ mô
này được xem xét bao gồm: chỉ số GDP đại diện cho sản lượng sản xuất, chỉ số CPI đại
diện cho mức giá cả và mức cung tiền M2 đại diện cho chính sách tiền tệ. Các biến này
được lựa chọn phù hợp với lý thuyết và các mơ hình thực nghiệm đã được nghiên cứu,
đồng thời những biến này mang tính đặc trưng của các mục tiêu chính sách mà bất kỳ
quốc gia nào cũng muốn đạt được.
Phạm vi nghiên cứu là biến động tỷ giá USD/VND đến các yếu tố kinh tế vĩ mô
Việt Nam, dữ liệu được lấy theo quý giai đoạn từ quý I năm 2000 đến quý I năm 2017.
Đây là khoảng thời gian mà các số liệu thống kê của Việt Nam tương đối đầy đủ để có thể
thực hiện được nghiên cứu.
Phương pháp định lượng được sử dụng trong nghiên cứu là các phương pháp áp
dụng cho mơ hình hồi quy với dữ liệu chuỗi thời gian VAR. Lý do mơ hình được sử dụng
nhiều bởi vì khi sử dụng sẽ tích hợp hàm phản ứng đẩy, phân rã phương sai… hỗ trợ tích
cực để tiến hành phân tích tác động qua lại giữa các biến số.

1.4. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU
Dựa trên những nghiên cứu trong và ngoài nước mà tác giả tiếp cận được thì

hướng nghiên cứu tác động của tỷ giá USD/VND đối với kinh tế vĩ mô Việt Nam là thực
sự cần thiết nhưng cho đến hiện tại chưa có nghiên cứu nào chuyên sâu và tổng thể.
(1) Các nghiên cứu hiện nay liên quan giữa tỷ giá và các yếu tố kinh tế vĩ mô của
Việt Nam chủ yếu phân tích theo hướng mối quan hệ riêng lẻ biến động tỷ giá có tác
động đến sản lượng trong nền kinh tế như của Le Viet Hung (2009), Nguyễn Phi Lân
(2005), biến động tỷ giá cũng có tác động đến giá tiêu dùng trong nền kinh tế của Trương
Văn Phước và Chu Hoàng Long (2005), Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn (2012) …
Trang 7


Với nghiên cứu của mình, ngồi việc đánh giá những tác động của USD/VND đến biến
động về chỉ số GDP thực tế của Việt Nam, tác giả cũng tìm hiểu những tác động tỷ giá
hối đoái USD/VND đến chỉ số CPI, ngồi ra phân tích thêm tác động trên biến tiền tệ là
cung tiền M2. Mức độ phát triển của các thị trường kinh tế và thị trường tài chính ngày
càng cao, sự tương tác qua lại giữa các biến trong nước và biến tỷ giá có yếu tố nước
ngồi sẽ diễn ra với mức độ phức tạp hơn. Do vậy, khi đặt các biến cùng làm đối tượng
trong một nghiên cứu sẽ cho thấy một cách nhìn khác và có thể phù hợp với tình hình
thực tế hơn, điều này rất quan trọng cho các hoạch định chính sách. Cuối cùng, nó có thể
làm sáng tỏ sự lựa chọn đúng đắn cơ chế điều hành tỷ giá phù hợp cho sự phát triển nền
kinh tế Việt Nam.
(2) Việt Nam là một trong những nước Châu Á đã cố định tỷ giá hối đối so với
USD và có sự kiểm sốt vốn có chọn lọc nhằm ổn định tỷ giá sau cuộc khủng hoảng kinh
tế Châu Á. Kể từ đó, neo tỷ giá hối đoái cố định vào USD là một đề tài nhận được nhiều
sự quan tâm và thảo luận với trọng tâm chính là liệu tỷ giá hối đối cố định vào USD có
giúp Việt Nam tránh khỏi những rủi ro trước các cú sốc tỷ giá hay không. Nghiên cứu này
sẽ cung cấp một số kết quả cho câu hỏi này. Biến động của tỷ giá USD/VND có tác động
đến giá trị sản lượng thực tế, CPI và cung tiền M2. Sự biến động của GDP do sự biến
động của tỷ giá thực USD/VND chỉ chiếm khoảng 2.5%. Tuy nhiên, cú sốc của tỷ giá
thực USD/VND chiếm khoảng 45% các biến đổi của chỉ số giá cả và 16% biến đổi của
cung tiền. Cú sốc biến đổi tỷ giá danh nghĩa USD/VND tác động đến sản lượng thực

mạnh hơn. Tỷ lệ biến đổi sản lượng do sự đóng góp của tỷ giá danh nghĩa USDVND khá
cao, tăng dần qua các kỳ và trên 19% từ kỳ thứ 5. Mức tác động này cũng được ghi nhận
tương tự đối với chỉ số giá cả và cung tiền nhưng thấp hơn. Điều này có nghĩa là vai trò
quan trọng của các biến đổi tỷ giá USD/VND trong việc giải thích hiệu quả kinh tế của
Việt Nam khá mạnh mẽ đối với mơ hình sử dụng tỷ giá được giao dịch trực tiếp trên các
thị trường mua bán hàng hóa, dịch vụ, tín dụng và đầu tư.
(3) Kết quả nghiên cứu này góp phần xem xét lại cơ chế điều hành neo nội tệ vào
USD hiện nay của Việt Nam. Đề tài là cơ sở mở ra một hướng nghiên cứu mới về tỷ giá

Trang 8


hối đối neo nội tệ vào USD có thể sẽ làm cho Việt Nam dễ bị tổn thương trước các cú
sốc tỷ giá đồng tiền thứ ba hay không.
1.5. CẤU TRÚC NGHIÊN CỨU
Chuyên đề được cấu trúc thành 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 1 giới thiệu những nội dung tổng quan của đề tài nghiên cứu bao gồm: sự
cần thiết của nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm
Chương 2 trình bày các khái niệm về tỷ giá và các yếu tố kinh tế vĩ mô, các lý
thuyết về cơ chế truyền dẫn của chính sách tiền tệ và kênh truyền dẫn tỷ giá. Sau đó,
nghiên cứu trình bày các nghiên cứu thực nghiệm về mối liên hệ giữa cơ chế tỷ giá và kết
quả kinh tế vĩ mô, các nghiên cứu về tác động của tỷ giá đến lạm phát, các nghiên cứu tác
động của tỷ giá đến tăng trưởng kinh tế.
Chương 3: Mơ hình nghiên cứu và dữ liệu
Chương 3 giới thiệu mơ hình nghiên cứu, các biến trong mơ hình, các dữ liệu sử
dụng và cách thức xử lý số liệu. Sau đó, nghiên cứu trình bày phương pháp nghiên cứu và
quy trình thực hiện nghiên cứu để đạt được mục tiêu đề ra.

Chương 4: Kiểm định tác động của cú sốc tỷ giá USD/VND đến các yếu tố kinh tế
vĩ mô Việt Nam
Chương 4 khái qt qua chính sách điều hành tỷ giá hối đối của Việt Nam. Tiến
hành kiểm định tác động của cú sốc tỷ giá USD/VND đến các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt
Nam thông qua tiến hành các kiểm định và phân tích mơ hình hồi quy nhằm đưa ra các
kết quả và nhận định.
Chương 5 : Kết luận và khuyến nghị
Chương 5 nghiên cứu tổng hợp các kết quả của chương 4 để trả lời cho các câu hỏi
nghiên cứu. Ngoài ra, nghiên cứu cũng nêu lên một số khuyến nghị, những mặt hạn chế
của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
1.6. TRÌNH TỰ NGHIÊN CỨU

Trang 9


Nghiên cứu dựa trên nền tảng cơ sở lý thuyết cơ chế truyền dẫn của chính sách
tiền tệ, kênh truyền dẫn tỷ giá và các nghiên cứu bằng chứng thực nghiệm để tiến hành
xây dựng mơ hình nghiên cứu tác động của tỷ giá USD/VND đến các biến số kinh tế vĩ
mô trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam. Trước khi tiến hành các phân tích và kiểm
định của mơ hình, tác giả tiến hành phân tích các thuộc tính của các chuỗi dữ liệu thời
gian. Đầu tiên sử dụng Dickey Fuller để kiểm tra nghiệm đơn vị hay kiểm tra tính dừng
của các chuỗi dữ liệu. Nếu các chuỗi dữ liệu khơng dừng thì sẽ tiến hành lấy sai phân để
làm choCơ
các
dữ liệu có thể dừng
khi liên
kết ở bậc cao hơnChính
I(d).sách
Sau điều
khi các

chuỗi
sởchuỗi
lý thuyết:
Sơ lược
các nghiên
hành

Truyền
dẫnphù
tiềnhợp
tệ với mơ hình
cứu có
liên sẽ
quan
tỷ giáđịnh
của Việt
Nam
dữ liệu -chắc
chắn
VAR
tiến hành các kiểm
để lựa
chọn độ
- ERPT

trễ tối ưu, các biến đưa vào mô hình là phù hợp, mơ hình có độ tin cậy và ổn định để hồi
giá
quy. Cuối
cùng, nghiên cứu xem xét chi tiết mức độ tương tác giữa các yếu tố bằng cách


sử dụng phân rã phương sai và các chức năng phản ứng xung của mơ hình.

Biến mơ hình: 4 biến
GDP – CPI – M2 USD /VND

Hình 1.1: Trình tự
cứudưa vào mơ hình
Xácnghiên
định biến

Thu thập dữ liệu:IMF, ADB

Kiểm định nghiệm đơn vị:
- Dickey – Fuller (ADF)
- Phillips – Perron (PP)
Xây dựng mơ hình VAR
- Lựa chọn độ trễ tối ưu
- Kiểm định nhân quả
- Kiểm tra tính ổn định
- Kiểm định tính nhiễu trắng
của phần dư

Hàm phản ứng xung

Phân tích mơ hình

Phân rã phương sai
Trang 10
Thảo luận & Kết luận



CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
Gần đây các chế độ tỷ giá hối đoái mà một quốc gia quản lý tiền tệ của nó đối với
các đồng tiền khác đã được xác định đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình
nhiều kết quả kinh tế vĩ mô trong vài thập kỷ qua (Frenkel và Rapetti, 2010)). Hơn nữa,
việc lựa chọn chế độ tỷ giá hối đối được giả định có một số tác động đối với các hành vi
của tỷ giá hối đoái danh nghĩa (NER) và tỷ giá hối đoái thực (RER), đây là biến kinh tế vĩ
mơ, là chìa khóa có ảnh hưởng đến hành vi của một số biến khác như tỷ lệ lạm phát, cán
cân thanh toán, sản lượng và việc làm và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế…(MacDonald (2007).
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ TỶ GIÁ VÀ CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ
2.1.1. Tỷ giá danh nghĩa song phương
Tỷ giá danh nghĩa song phương (NER) giữa hai đồng tiền được định nghĩa là giá
của một đơn vị tiền tệ được tính bằng số lượng đơn vị tiền tệ khác. Việc lựa chọn chế độ
tỷ giá hối đối được giả định có một số tác động đối với các hành vi của tỷ giá hối đoái
danh nghĩa (NER), đây là một biến kinh tế vĩ mô, là chìa khóa có ảnh hưởng đến hành vi
của một số biến khác có liên quan, những biến danh nghĩa và biến thực như tỷ lệ lạm
phát, cán cân thanh toán, sản lượng và việc làm, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (Donald, 2007).
NER cũng được coi là giá tài sản, do đó được giả định ảnh hưởng đến sự mong đợi và
hành vi của các tác nhân kinh tế tại các thị trường tài chính. Hơn nữa, nó đã được phổ
biến sử dụng ngoại tệ (USD) trong việc thiết lập tỷ giá danh nghĩa, đặc biệt là ở các quốc
gia có tỷ lệ lạm phát cao, như nhiều nước Mỹ Latinh mà tài sản tài chính và vơ số bất
động sản đang thống trị bằng USD (Savastano, 1992).
2.1.2. Tỷ giá thực song phương
Về mặt ý nghĩa, NER của một cặp đồng tiền chỉ cho biết được giá trị hoán đổi
giữa ngoại tệ và nội tệ mà không cho biết một đơn vị ngoại tệ có thể mua được số lượng
hàng hóa tương ứng trong nước. Vì thế, tỷ giá thực song phương (RER) được sử dụng. Sự

Trang 11



biến động trong NER được giả định ảnh hưởng đến giá trị thực của các nhân tố thông qua
tác động của tỷ giá hối đoái thực (RER). RER thường được định nghĩa là tỷ giá hối đoái
danh nghĩa điều chỉnh cho sự khác biệt ở mức giá hoặc như là giá tương đối giữa hàng
hóa giao dịch và phi ngoại thương. Nó đã được ghi nhận một cách hệ thống các biến động
trong RER theo các biến động trong NER tương đối chặt chẽ trong ngắn và trung hạn
(Obstfeld & ctg, 1995; Taylor & ctg, 2004; Donald, 2007).
Ngoài ra, RER được xem như một chìa khóa biến trong việc xác định trạng thái
cân bằng bên ngoài và nội bộ trong nền kinh tế, vì nó ảnh hưởng phân bổ nguồn lực và
mức độ hoạt động. Nó cũng được giả định ảnh hưởng đến cán cân thương mại thông qua
ảnh hưởng của nó vào xuất khẩu và nhập khẩu, trong khi ảnh hưởng của nó đối với xuất
khẩu ròng cũng quan trọng trong xác định sản lượng và tỷ lệ việc làm.
2.1.3. Sản lượng quốc nội
Sản lượng quốc nội (Gross Domestic Product - GDP) là giá trị của tất cả hàng hóa
và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi quốc gia trong một thời kỳ nhất
định. Chỉ tiêu này dùng để đo lường mức độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Mơ
hình Mundell – Fleming dựa trên những ý tưởng của Robert Mundell và Marcus Fleming
vào thập niên 1960 cho thấy ảnh hưởng của việc tăng bên ngoài nhu cầu nội tại về tài sản.
Sản lượng của nền kinh tế tăng thông qua việc tăng giá đồng tiền chứ không phải thông
qua việc tăng sản xuất. Các nghiên cứu đã cho thấy chế độ tỷ giá hối đối có thể có một
ảnh hưởng đáng kể đến một số mục tiêu chính sách kinh tế trọng điểm bao gồm tăng
trưởng và phát triển kinh tế (Frenkel & ctg, 2012).
2.1.4. Chỉ số giá cả tiêu dùng
Chỉ số giá cả tiêu dùng (Consumer Price Index - CPI) là chỉ số để phản ánh mức
thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ nó chỉ thay đổi tương đối
vì chỉ số này chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho tồn bộ hàng tiêu dùng (Menon,
1995). Hơn nữa, mối quan hệ nền tảng lý thuyết của nó từ lý thuyết sức mua tương đương
(PPP), cho rằng một tác động đầy đủ từ những thay đổi trong tỷ giá đến giá cả trong
Trang 12



nước. Nói cách khác, lý thuyết PPP cho rằng bất kỳ thay đổi trong tỷ giá hối đoái sẽ
chuyển thành biến động của tỉ lệ giá cả trong nước. Quan tâm đến việc phân tích các mối
quan hệ cú sốc của tỷ giá bắt đầu phát triển sau sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods và
được tăng cường nghiên cứu bởi các biến động giá nhập khẩu hàng hóa liên quan đến sự
dao động lớn của USD trong năm 1980 (Frankel, 1999). Gần đây hơn, tỷ lệ lạm phát tại
nhiều nước khu vực Đông Á sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997-1998 và trong các nền
kinh tế đang phát triển khác đã làm tăng lên nghiên cứu thêm nhằm mục đích để hiểu
được đầy đủ câu hỏi có hay không tác động của cú sốc của tỷ giá (Frenkel & ctg, 2012).
2.1.5. Mức cung tiền
Mức cung ứng tiền chỉ lượng cung cấp tiền tệ trong nền kinh tế nhằm đáp ứng nhu
cầu mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản, v.v... của các cá nhân (hộ gia đình) và doanh nghiệp
(khơng kể các tổ chức tín dụng). Trong tác phẩm “sức mua của tiền tệ”, nhà kinh tế học
Mỹ Irving Fisher đưa ra mối quan hệ giữa tổng lượng tiền tệ lưu hành (M) với mức giá
trung bình P, tổng lượng hàng hóa và dịch vụ được trao đổi (Y): sức mua của tiền tệ được
đo bằng giá cả, nếu giá cả tăng lên thì sức mua của đồng tiền giảm, giá cả giảm thì sức
mua của đồng tiền sẽ tăng. Do đó, biến mức cung ứng tiền tệ sẽ được đưa vào mơ hình
nghiên cứu để xem xét mối quan hệ với tỷ giá trong thực nghiệm dựa trên cơ sở lý thuyết.
Khối tiền trong lưu thông được chia thành các bộ phận:
Khối M1 (tiền theo nghĩa hẹp) gọi là tiền giao dịch gồm các khoản tiền thực tế
được dùng cho giao dịch để mua bán hàng hóa bao gồm: Tiền kim khí, tiền giấy do
NHNN phát hành; Tiền gửi khơng kỳ hạn hay tiền gửi thanh tốn có thể phát hành séc;
Séc du lịch.
Khối M2 (tiền theo nghĩa rộng) gọi là tiền tệ tài sản hay chuẩn tệ vì chúng có thể
chuyển sang tiền mặt dễ dàng trong một thời gian bao gồm: Khối M1; Các loại tiền gửi
có kỳ hạn loại nhỏ; Tiền gửi tiết kiệm; Các chứng từ nợ ngắn hạn; Tiền gửi thị trường tiền
tệ ngắn hạn.
Khối M3 bao gồm: M2; Các loại tiền gửi có kỳ hạn loại lớn; Các chứng từ nợ, tiền
gửi thị trường tiền tệ dài hạn.

Trang 13



2.2. CÁC LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN
2.2.1. Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ
Về mặt lý thuyết, cơ chế truyền dẫn của chính sách tiền tệ được mơ tả những thay
đổi trong điều hành chính sách tiền tệ thơng qua các kênh truyền dẫn: kênh lãi suất, kênh
tỷ giá, kênh giá tài sản, kênh tín dụng, kênh kỳ vọng nhằm tác động đến các biến số kinh
tế để đạt được các mục tiêu như ổn định kinh tế vĩ mơ và kiểm sốt giá cả. Mơ tả chi tiết
các kênh này được trình bày trong Mishkin (1999):
Kênh lãi suất
Kênh lãi suất là một trong những kênh cơ bản và phổ biến nhất của cơ chế truyền
dẫn của mơ hình Keynesian truyền thống. Trong kênh này, các quyết định chính sách tiền
tệ ảnh hưởng đến lãi suất danh nghĩa ngắn hạn và thông qua sự thay đổi của mức lãi suất
ngắn hạn và kỳ vọng trong tương lai sẽ tác động đến mức lãi suất danh nghĩa dài hạn. Khi
lãi suất do nhà nước điều hành thay đổi, nó tác động đến lãi suất thị trường như lãi suất
cho vay và lãi suất tiền gửi mà ngân hàng áp dụng cho các khách hàng ở mức độ khác
nhau. Lãi suất ngân hàng áp dụng cho khách hàng thay đổi sẽ tác động đến chi phí đầu tư,
hiệu quả đầu tư (đầu tư cố định kinh doanh, đầu tư nhà ở và đầu tư hàng tồn kho) và tác
động đến tiêu dùng dẫn đến sự biến động của tổng sản lượng và lạm phát. Việc thay đổi
lãi suất cũng tác động đồng thời đến kỳ vọng về nền kinh tế trong tương lai và mức độ
vững chắc của những kỳ vọng này, cũng như ảnh hưởng tới giá tài sản và tỷ giá. Có một
số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của kênh này. Các phản ứng chủ yếu đối với sự thay
đổi chính sách tiền tệ được kỳ vọng trong trường hợp lãi suất liên ngân hàng tiếp theo là
thay đổi lãi suất của khách hàng (lãi suất cho vay và tiền gửi của các tập đồn phi tài
chính và hộ gia đình), khu vực tài chính (đặc biệt là ngành ngân hàng) phải được tự do
hóa và phát triển đủ để có thể truyền tải những thay đổi của chính sách tiền tệ vào nền
kinh tế thực. Phản ứng của các biến số mục tiêu đối với những thay đổi về chính sách tiền
tệ phụ thuộc vào cấu trúc của nền kinh tế thực, như sự nhạy cảm về tỷ lệ lãi suất của tiêu
dùng và đầu tư, hoặc khuynh hướng tiêu dùng.
Kênh tỷ giá


Trang 14


Với sự phát triển ngày càng đa dạng của các nền kinh tế trên thế giới và cơ chế tỷ
giá hối đối linh hoạt thì tầm quan trọng của kênh tỷ giá đã tăng dần. Kênh này đặc biệt
quan trọng đối với các nền kinh tế mở. Trong kênh này, nếu lãi suất danh nghĩa tăng lên
tương ứng với lãi suất nước ngồi thì sự cân bằng trên thị trường ngoại hối đòi hỏi đồng
nội tệ giảm dần. Việc tăng lên hay khấu hao trong tương lai của tỷ giá còn phụ thuộc sự
đánh giá ban đầu của đồng nội tệ. Tỷ giá sẽ tác động làm cho mức giá cả trở nên hấp dẫn,
sự đánh giá này chuyển thành sự gia tăng hay giảm giá của hàng sản xuất trong nước so
với hàng sản xuất nước ngoài. Điều này hàm ý sự sụt giảm hay gia tăng của xuất khẩu
ròng làm thay đổi sản lượng trong nước và việc làm. Thông qua kênh này, sự biến động
của lạm phát nước ngồi có thể ảnh hưởng đến lạm phát trong nước.
Kênh tài sản
Chính sách tiền tệ có thể ảnh hưởng đến các biến mục tiêu thông qua kênh giá tài
sản. Một cơ chế được cung cấp bằng lý thuyết của Tobin (1969), trong trường hợp chính
sách tiền tệ bị thu hẹp, lãi suất tăng lên có nghĩa là giá trái phiếu hấp dẫn hơn so với
chứng khốn, do đó làm giảm giá của cổ phiếu. Theo lý thuyết của Tobin, giá cổ phiếu
thấp hơn chuyển thành chi phí đầu tư thấp hơn và tổng sản lượng thấp hơn. Một cách
khác kênh giá tài sản có thể được giải thích bằng cách sử dụng mơ hình vòng đời giới
thiệu trong Modigliani (1971). Theo lý thuyết này, tiêu dùng chi tiêu được xác định bởi
nguồn lực tiềm năng của người tiêu dùng. Các tài nguyên này bao gồm- ngoài những thứ
như sự giàu có tài chính - thành phần chính trong số đó là cổ phiếu phổ thơng. Giá cổ
phiếu giảm do chính sách tiền tệ thắt chặt, do đó dẫn đến sự sụt giảm tài chính, dẫn đến
sự suy giảm nguồn lực tiềm năng và thu hẹp tiêu dùng. Ngoài ra, Meltzer (1995) chỉ ra
thực tế là chính sách tiền tệ cũng có thể có tác động quan trọng đến các biến số mục tiêu
thơng qua ảnh hưởng của nó đối với việc cho vay và giá bất động sản. Chính sách tiền tệ
nới lỏng sẽ làm cho giá giảm, chuyển thành nguồn lực tài chính của các hộ gia đình đang
giảm dần và do đó giảm tiêu thụ và tổng sản lượng.

Kênh tín dụng
Các thành phần chính của kênh tín dụng là kênh cho vay ngân hàng và kênh bảng
cân đối hoạt động. Kênh cho vay ngân hàng nhấn mạnh vai trò quan trọng của các ngân
hàng như các trung gian tài chính vì có thể dễ dàng đáp ứng nhu cầu phong phú và đa
Trang 15


dạng của nhiều chủ thể trong nền kinh tế. Theo lý thuyết này, sự gia tăng lãi suất dẫn đến
sự sụt giảm việc cung cấp tín dụng cho các ngân hàng và dẫn đến sự giảm sút tín dụng
cung cấp tín dụng cho các chủ thể trong nền kinh tế. Như vậy, việc giảm cung cấp tín
dụng ngân hàng, so với các hình thức tín dụng khác, sẽ làm giảm quy mô các hoạt động
sản xuất kinh doanh và giảm sản lượng. Kênh bảng cân đối hoạt động thông qua giá trị
ròng của các doanh nghiệp kinh doanh và giá trị hiện tại của tài sản thế chấp cho vay.
Chính sách tiền tệ gián tiếp có thể chuyển thành giá trị ròng của các cơng ty bị giảm, do
đó tài sản thế chấp cho các khoản vay cũng sẽ giảm đi. Nó có nghĩa là tổn thất từ sự lựa
chọn bất lợi là cao hơn. Ngoài các vấn đề lựa chọn bất lợi, giá trị ròng của các công ty
làm giảm cổ phần của chủ sở hữu trong các công ty của họ và dẫn đến họ có thể lựa chọn
tham gia vào các dự án đầu tư khác, làm giảm nguồn cung cấp vốn và do đó giảm tổng
sản lượng. Ngoại trừ ảnh hưởng đến giá trị ròng của các cơng ty/tài sản thế chấp, lãi suất
tăng cũng có thể chuyển thành gánh nặng nợ cao hơn trong trường hợp vay có lãi suất thả
nổi. Gánh nặng nợ lớn hơn hoặc dòng tiền mặt thấp hơn của các doanh nghiệp và hộ gia
đình được phản ánh trong việc giảm đầu tư và tiêu dùng và do đó dẫn đến giảm tổng sản
lượng.
Kênh kỳ vọng
Đối với kênh kỳ vọng, các giá trị kỳ vọng trong tương lai của các biến số kinh tế
vĩ mô được liên kết với các giá trị hiện tại và trong quá khứ. Trong trường hợp cơ chế
này, các chủ thể trong nền kinh tế hình thành mong muốn của họ dựa trên các quyết định
chính sách tiền tệ trong quá khứ và sự phát triển của các yếu tố kinh tế vĩ mô. Giả sử
những tác nhân này đang tối ưu hóa đầu tư và tiêu dùng ở hiện tại và trong tương lai của
họ, những kỳ vọng cũng ảnh hưởng đến đầu tư và tiêu dùng thực tế của họ, do đó ảnh

hưởng tổng sản lượng. Vì kênh này có nghĩa là kỳ vọng đóng một vai trò quan trọng
trong cơ chế truyền dẫn, ngân hàng trung ương cần phải có uy tín để có thể ảnh hưởng
đến những kỳ vọng này thơng qua các quyết định chính sách.
Tách các kênh của cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ giúp các ngân hàng trung
ương có thể có ước tính chính xác hơn về những thay đổi trong tương lai của các biến số
kinh tế vĩ mơ, từ đó có thể đóng góp vào việc thực hiện chính sách tiền tệ có hiệu quả
hơn. Tuy nhiên, các kênh truyền tải được xác định không hoạt động riêng biệt mà đang
Trang 16


cùng nhau khuếch đại hiệu quả của chúng. Hoạt động của chính sách tiền tệ và các kênh
truyền tải tương ứng phụ thuộc vào đặc điểm và mức độ phản ứng hiện tại của nền kinh tế
và hệ thống tài chính nhất định. Thị trường tài chính ngày càng đa dạng hơn, khả năng
cạnh tranh cao hơn, nhanh hơn sẽ làm việc truyền tải các quyết định về chính sách tiền tệ,
kênh lãi suất và giá tài sản mạnh hơn. Tương tự như vậy, càng có nhiều nền kinh tế mở
cửa và phụ thuộc vào thị trường nước ngồi thì kênh tỷ giá càng quan trọng. Như vậy,
hiểu được đặc điểm hiện tại của nền kinh tế, của hệ thống tài chính cũng như xác định
tầm quan trọng tương đối của các kênh tương ứng giúp ngân hàng trung ương tập trung
vào các kênh truyền tải quan trọng nhất và đạt được một bức tranh thực tế hơn về hoạt
động của chính sách tiền tệ và về những thay đổi trong tương lai đối với các biến mục
tiêu.
2.2.2. Kênh truyền dẫn tỷ giá
Theo Goldberg & ctg (1997), truyền dẫn tỷ giá (ERPT) được định nghĩa là "sự
thay đổi tỷ lệ của giá nhập khẩu nội tệ do sự thay đổi một phần trăm tỷ giá giữa các nước
xuất khẩu và nhập khẩu". Adolfson (2001), thuật ngữ ERPT được định nghĩa là tỷ lệ phần
trăm thay đổi trong giá nhập khẩu do một cú sốc của tỷ giá hối đoái, mức độ dẫn truyền
của tỷ giá có thể phụ thuộc vào cú sốc của tỷ giá hoặc một số sự xáo trộn khác của nền
kinh tế tạo ra sự thay đổi tỷ giá. Định nghĩa rộng hơn ERPT là sự chuyển đổi tỷ giá hối
đoái sang mức giá chung hoặc chỉ số giá sản xuất (PPI) hoặc chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
(Devereux & ctg, 2002). Như vậy, ERPT là sự thay đổi giá cả do sự thay đổi tỷ giá. Cụ

thể, tỷ lệ phần trăm nhập khẩu, xuất khẩu hoặc giá cả trong nước thay đổi khi đồng nội tệ
thay đổi theo một phần trăm được gọi là mức độ ERPT. Sự phản ứng một chiều của giá cả
đối với thay đổi của tỷ giá được gọi là ERPT.
Tác động của tỷ giá thông qua bốn kênh cơ bản: (1) tác động trực tiếp thông qua
giá hàng nhập khẩu trong CPI; (2) ảnh hưởng qua giá hàng trung gian nhập khẩu; (3) đầu
tư và (4) khối lượng thương mại. Trong bốn kênh này, phần lớn các nghiên cứu hiện tại
tập trung vào mối quan hệ giữa sự biến động của tỷ giá hối đoái đến giá nhập khẩu và giá
tiêu dùng. Điều này là do sự thay đổi tỷ giá tác động trực tiếp và đầu tiên đến xuất nhập
Trang 17


×