Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Giải pháp quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công tại ban quản lý các dự án nông nghiệp thủy lợi hà nội; mô hình áp dụng dự án nạo vét, cải tạo lòng dẫn sông đáy tp hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

NGUYỄN HOÀNG TÙNG

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CƠNG TRÌNH
TRONG GIAI ĐOẠN THI CƠNG TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC
DỰ ÁN NƠNG NGHIỆP THUỶ LỢI HÀ NỘI
MƠ HÌNH ÁP DỤNG: DỰ ÁN NẠO VÉT, CẢI TẠO LỊNG
DẪN SƠNG ĐÁY TP HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

NGUYỄN HOÀNG TÙNG

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CƠNG TRÌNH
TRONG GIAI ĐOẠN THI CƠNG TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC
DỰ ÁN NƠNG NGHIỆP THUỶ LỢI HÀ NỘI
MƠ HÌNH ÁP DỤNG: DỰ ÁN NẠO VÉT, CẢI TẠO LỊNG


DẪN SƠNG ĐÁY TP HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Mã số: 60.58.03.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐINH TUẤN HẢI

HÀ NỘI - 2016


LỜI ĐOAN CAM
Tôi xin cam đoan đề tài Luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng cá nhân tôi.
Các số liệu và kết quả trong luận văn là hồn tồn đúng với thực tế và chưa được ai
cơng bố trong tất cả các cơng trình nước nào trước đây. Tất cả các trích dẫn đã được
ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Hoàng Tùng

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý xây dựng với đề tài:
“Giải pháp quản lý chất lượng cơng trình trong giai đoạn thi cơng tại Ban quản lý
các dự án Nông nghiệp Thủy lợi Hà Nội – Mơ hình áp dụng: Dự án Nạo vét, cải tạo
lịng dẫn Sơng Đáy TP Hà Nội. ”được hồn thành với sự giúp đỡ của Phòng đào tạo
Đại học và Sau Đại học, Khoa cơng trình – Trường Đại học Thủy Lợi, cùng các thầy
cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.

Học viên xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến PGS.TS Đinh Tuấn Hải đã trực tiếp hướng
dẫn, giúp đỡ tận tình và cung cấp các kiến thức khoa học cần thiết trong quá trình thực
hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo thuộc khoa Cơng trình, phịng
đào tạo Đại học và Sau đại học trường Đại học Thủy Lợi đã tạo mọi điều kiện thuận
viện cho học viên hoàn thành tốt luận văn thạc sỹ của mình.
Những lời sau cùng xin dành cho gia đình, cùng các đồng nghiệp đã chia sẻ khó khăn
và tạo điều kiện tốt nhất để tơi hồn thành được luận văn tốt nghiệp này.
Với thời gian và trình độ cịn hạn chế, luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót
và rất mong được hướng dẫn và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, của đồng
nghiệp.

Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Hoàng Tùng

ii


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục đích của đề tài .............................................................................................. 2
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2
4. Cách tiếp cận và phạm vi nghiên cứu................................................................ 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG ............ 4
1.1.Một số khái niệm ................................................................................................. 4
1.1.1. Chất lượng ..................................................................................................... 4
1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm ................................................... 6
1.1.3. Nhóm các chỉ tiêu khơng so sánh được ......................................................... 6

1.1.4. Nhóm các chỉ tiêu so sánh được .................................................................... 7
1.1.5. Chất lượng sản phẩm là cơng trình xây dựng................................................ 7
1.1.6. Khái niệm về chất lượng cơng trình xây dựng .............................................. 8
1.1.7. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng. ................................................................ 8
1.1.8. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cơng trình xây dựng ........................ 9
1.1.9. Quản lý chất lượng trong giai đoạn thi cơng cơng trình.............................. 10
1.2 Tổng quan về cơng tác quản lý chất lượng các cơng trình và cơng trình
Thủy lợi hiện nay ..................................................................................................... 13
1.2.1. Quản lý chất lượng công trình ..................................................................... 13
1.2.2. Quản lý chất lượng cơng trình trong giai đoạn thi cơng xây dựng cơng trình
thủy lợi ................................................................................................................... 17
1.2.3 Yêu cầu và quy định quy định về quản lý chất lượng xây dựng: ................. 20
1.3. Nhiệm vụ và chức năng, quyền hạn của Ban quản lý dự án ........................ 22
1.3.1. Đặc điểm của cơng trình thủy lợi tại Ban quản lý dự án Nông nghiệp-Thủy
lợi Hà Nội thực hiện. ............................................................................................. 22
iii


1.3.2. Ngun tắc thi cơng cơng trình thủy lợi ...................................................... 23
1.3.3. Nhiệm vụ của Ban quản lý dự án ................................................................ 25
1.3.4 Chức năng và quyền hạn của Ban quản lý dự án ......................................... 25
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 27
CHƯƠNG 2:CƠ SỞ NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CƠNG TRÌNH
TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG. ........................................................................... 28
2.1. Hệ thống những cơ sở lý luận về quản lý chất lượng cơng trình trong giai
đoạn thi công ............................................................................................................ 28
2.1.1. Các yếu tố để tạo nên chất lượng cơng trình trong giai đoạn thi cơng ........ 28
2.1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý chất lượng thi công xây
dựng công trình ...................................................................................................... 31
2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cơng trình xây dựng thủy

lợi. .............................................................................................................................. 33
2.2.1. Nhóm nhân tố khách quan ........................................................................... 34
2.2.2. Nhóm nhân tố chủ quan ............................................................................... 35
2.3. Các yếu tố đảm bảo cho chất lượng cơng trình và trong giai đoạn thi cơng37
2.3.1. Về an tồn và bền vững của cơng trình ....................................................... 37
2.3.2. Về yếu tố kỹ thuật và mỹ thuật của cơng trình phải phù hợp với thiết kế .. 38
2.3.3. Về việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp
luật có liên quan..................................................................................................... 39
2.4. Những yếu tố chính cần được quan tâm trong thi công nạo vét .................. 40
2.4.1 Thi công đào đất ........................................................................................... 40
2.4.2 Thi công mái sông ....................................................................................... 42
2.4.3 Thi công kênh trong một số trường hợp đặc biệt ........................................ 43
2.4.4 An tồn lao động và bảo vệ mơi trường trong thi công kênh ..................... 44

iv


2.5. Quản lý chất lượng xây dựng trong giai đoạn thi công của Ban quản lý hiện
nay ............................................................................................................................. 45
2.5.1. Mô hình, cơ cấu tổ chức của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp- Thủy lợi
Hà Nội.................................................................................................................... 45
2.5.2. Thi công và quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của Ban quản
lý dự án hiện nay ................................................................................................... 45
2.5.3. Nội dung cơng tác nghiệm thu, kiểm tra, kiểm sốt chất lượng thi cơng xây
dựng cơng trình tại Ban quản lý dự án .................................................................. 48
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 58
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG QUÁ TRÌNH
THI CƠNG CỦA DỰ ÁN NẠO VÉT, CẢI TẠO LỊNG DẪN SÔNG ĐÁY TP HÀ
NỘI ................................................................................................................................ 59
3.1 Giới thiệu về dự án nạo vét cải tạo lịng dẫn sơng Đáy .................................. 59

3.1.1 Giới thiệu dự án nạo vét cải tạo lòng dẫn sông Đáy .................................... 59
3.1.2. Giới thiệu tổng quan về quy hoạch cải tạo lịng dẫn sơng Đáy. .................. 60
3.1.3. Thực trạng và nhu cầu sử dụng của nhân dân ven lịng sơng Đáy trên địa
bàn Hà Nội ............................................................................................................. 60
3.1.4. Các chỉ tiêu thiết kế dự án nạo vét, cải tạo lịng dẫn Sơng Đáy TP Hà Nội 61
3.2. Các u cầu đảm bảo chất lượng cơng trình. ................................................. 63
3.2.1. u cầu về kiểm sốt máy móc, thiết bị thi công........................................ 63
3.2.2. Yêu cầu về quản lý chất lượng kỹ thuật thi công ........................................ 64
3.2.3. Một số yêu cầu khác .................................................................................... 65
3.3. Công tác quản lý chất lượng xây dựng trong giai đoạn thi công của Ban
quản lý đối với cơng trình ....................................................................................... 67
3.3.1. Vai trị của Ban quản lý dự án Nông nghiệp – Thủy lợi Hà Nội đối với dự
án nạo vét cải tạo lịng dẫn sơng Đáy, thành phố Hà Nội ..................................... 67

v


3.3.2. Công tác quản lý chất lượng thi công nạo vét cải tạo lịng dẫn sơng Đáy,
thành phố Hà Nội................................................................................................... 67
3.3.3. Giới thiệu biện pháp thi công bằng tổ hợp máy đào kết hợp với tầu hút bùn
mini và công tác quản lý chất lượng tại gói thầu số 6 dự án :Nạo vét cải tạo lịng
dẫn sơng Đáy. ........................................................................................................ 70
3.3.4. Đánh giá thực trạng công tác quản lý, thiết bị thi công của Ban quản lý dự
án đối với nhà thầu tại công trường ....................................................................... 74
3.5. Giải pháp quản lý chất lượng cơng trình trong giai đoạn thi cơng của Ban
quản lý đối với cơng trình ....................................................................................... 77
3.5.1. Hồn thiện quản lý chất lượng đối với cơng trình ....................................... 77
3.5.2. Hoàn thiện giải pháp thay đổi biện pháp thi cơng ....................................... 79
3.5.3. Hồn thiện giải pháp quản lý tiến độ thi cơng xây dựng cơng trình ........... 83
3.5.4. Hồn thiện giải pháp quản lý khối lượng thi công xây dựng cơng trình ..... 87

3.5.5. Hồn thiện giải pháp quản lý an tồn lao động trên cơng trường xây dựng90
3.5.6. Hồn thiện các cơng tác khác ...................................................................... 93
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 101

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Bảng 3.1 Các gói thầu của dự án Nạo vét Sơng Đáy ....................................................60
Bảng 3.2:Kết quả tính tốn mực nước lớn nhất từng tháng trên sơng Đáy đoạn đập Đáy
– Mai Lĩnh .....................................................................................................................62
Bảng 3.3. Danh mục xe, thiết bị thuộc sở hữu của Công ty cổ phần xây dựng số 2 .....74
Bảng 3.4: Các tiêu chí cần giám sát ..............................................................................84

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Mơ hình các yếu tố của chất lượng tổng hợp ..................................................6
Hình 1.2. Sơ đồ hóa các yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng cơng trình xây dựng ..........14
Hình 2.1. Sơ đồ bố trí đào và làm bờ sơng ....................................................................41
Hình 3.1 : Thi cơng bằng tổ hợp máy đào .....................................................................71
Hình 3.2 : Bể lắng và đường thi cơng thực tế tại cơng trường ......................................72
Hình 3.3 : thi cơng bằng máy đào tạo mái .....................................................................73
Hình 3.4: Hệ thống kiểm soát tiến độ ............................................................................86

viii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1.BQLDA:

Ban quản lý dự án

2. CHT:

Chỉ huy trưởng

3. CĐT:

Chủ đầu tư

4.CTXD:

Cơng trình xây dựng

5. DA:

Dự án

6. TVGS:

Tư vấn giám sát

7. TVQLDA:

Tư vấn quản lý dự án


8.TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam

9.TCXDVN:

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

10. QLCL:

Quản lý chất lượng

11.QLNN:

Quản lý nhà nước

12. QLCLCTXD:

Quản lý chất lượng cơng trình xây dựng

13. QLCLTC:

Quản lý chất lượng thi cơng

14. QLCLTCXDCT:

Quản lý chất lượng thi cơng xây dựng cơng trình

17.UBND:


Ủy ban nhân dân

ix


`

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lưu vực sông Đáy gồm địa phận các tỉnh Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình,
nằm ở phía Tây nam của vùng đồng bằng Bắc bộ từ 20000’ đến 21020’ vĩ độ Bắc và
105000’ đến 106000’ kinh độ Đông. Với tổng diện tích 5800 km2, phía Bắc và Đơng
tiếp giáp với sông Hồng từ ngã ba Trung Hà tới của Ba Lạt, dài khoảng 242 km,
Phía Tây-Bắc giáp sơng Đà, từ Ngịi Lát tới Trung Hà, dài khoảng 33 km. Phía Tây
và Tây Nam là dãy núi Ba Vì, Cúc Phương – Tam Điệp, kết thúc tại núi Mai An
Tiêm ( nơi sông Tổng gặp sông Cầu Hội).
Năm 1934 người Pháp xây dựng đập Đáy làm nhiệm vụ ngăn lũ và phân lũ sông
Hồng.
Năm 1965 nhà nước đã đầu tư xây dựng cống Vân Cốc và đê Vân Cốc để tránh
ngập lụt cho vùng diện tích dọc sơng Đáy.
Năm 1974 tiếp tục đầu tư cải tạo đập Đáy và nâng cấp đê Đáy để chủ động hơn
trong việc phân lũ, đảm bảo an toán cho Hà Nội và các tỉnh vùng đồng bằng sơng
Hồng.
Quy mơ cơng trình: Hệ thống cơng trình thủy lợi trong lưu vực sơng Đáy được hình
thành và phát triển qua nhiều thế kỷ với các cơng trình phịng chống lũ như hệ
thống đê điều, các cơng trình tưới tiêu như hệ thống kênh mương, trạm bơm và các
hồ chứa nước. Ngồi ra cịn các cơng trình ngăn mặn, cải tạo môi trường và vận tải
thủy phục vụ các nghành kinh tế dân sinh.
Hệ thống cơng trình cấp nước và tiêu nước:
Cơng trình cấp nước: Trong lưu vực nước được cấp theo hai hình thức là chảy tự

động và động lực (phần đồi núi và ven biển chủ yếu là tự chảy, phần đồng bằng chủ
yếu là động lực). Các cơng trình hồ chúa nước gồm Suối Hai, Đồng Mô Ngải Sơn
và và hàng loạt hồ nhỏ dọc theo sườn dãy Ba Vì-Cúc Phương-Tam Điệp. Hàng loạt
trạm bơm lấy nước từ sông Hồng-Đáy cấp nước như Phù Sa, Đan Hoài, Hữu Bị,
Như Trác, Cốc Thành, Nhâm Tràng….cùng với một hệ thống cống dưới đê vừa tiêu
nước vừa lấy nước cho các hệ thống trong lưu vực. Theo số liệu năm 1998 diện tích
1


`

được cấp theo thiết kế là 306566 ha nhưng thực tế đảm bảo được 248056 ha trong
đó tự chảy 128800ha và động lực là 119256ha.
Nhìn chung các cơng trình thủy lợi trong lưu vực sông Đáy hiện nay đã xuống cấp,
hệ thống chưa hoàn thiện cả đầu mối và nội đồng, quản lý khai thác yếu kém, vận
hành tùy tiện, chia cắt, các dịch vụ chắp vá, có cơng trình trong quá trình khai thác
sử dụng phải bổ xung thêm hoặc thay đổi nhiệm vụ, trang thiết bị cũ lạc hậu chưa
đủ điều kiện áp dụng công nghệ tiên tiến trong điều hành quản lý và khai thác. Tình
trạng thiếu nước gây hạn hán thường xuyên xảy gia ở các lưu vực sơng Tích, sơng
Đáy, sơng Nhuệ, sơng Châu. Có đoạn sơng khơng có nguồn sinh thủy, bên cạnh đó
nước thải công nghiệp, đô thị, nông nghiệp làm cho chất lượng nước khơng được
đảm bảo, có nơi bị ơ nhiễm nghiêm trọng. Vì vậy, xuất phát từ thực tiễn, em đã
chọn đề tài: “Giải pháp quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi cơng tại
Ban quản lý các dự án Nông nghiệp Thủy lợi Hà Nội – Mô hình áp dụng ; Dự án
Nạo vét, cải tạo lịng dẫn Sơng Đáy TP Hà Nội.”
2. Mục đích của đề tài
Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích thực trạng hoạt động và quản lý của
Ban quản lý các dự án Nông nghiệp Thủy lợi Hà Nội luận văn nhằm mục đích đi
sâu phân tích và đề xuất một số giải pháp tăng cường, hồn thiện cơng tác quản lý
chất lượng cơng trình trong giai đoạn thi cơng. Nghiên cứu đề xuất giải pháp tổ

chức, quản lý giám sát để bảo đảm và nâng cao chất lượng trong giai đoạn thi cơng
áp dụng cho cơng trình Nạo vét, cải tạo lịng dẫn Sơng Đáy TP Hà Nội.
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: “Công tác quản lý chất lượng cơng trình trong giai đoạn thi
cơng Dự án Nạo vét, cải tạo lịng dẫn Sơng Đáy TP Hà Nội tại Ban quản lý các dự
án Nông nghiệp – Thủy lợi Hà Nội.”

2


`

4. Cách tiếp cận và phạm vi nghiên cứu
- Tiếp cận và ứng dụng các Nghị định, Thông tư, Luật xây dựng, Luật xử lý vi
phạm trong lĩnh vực xây dựng... của nhà nước vào nhu cầu của người dân;
- Tiếp cận các thể chế, các chính sách quy định trong ngành xây dựng;
- Tiếp cận các thông tin dự án;
- Phương pháp điều tra thu thập thông tin;
- Phương pháp thống kê số liệu;
- Phương pháp phân tích tổng hợp.

3


`

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG
1.1.Một số khái niệm
1.1.1. Chất lượng
Trên thế giới, khái niệm về chất lượng sản phẩm đã từ lâu luôn gây ra những tranh cãi

phức tạp. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là các khái niệm về chất lượng nói
chung và chất lượng sản phẩm nói riêng được nêu ra dưới các góc độ khác nhau của
mỗi cách tiếp cận, mỗi cách nhìn nhận riêng biệt.
Theo quan điểm triết học, chất lượng là tính xác định bản chất nào đó của sự vật, hiện
tượng, tính chất mà nó khẳng định nó chính là cái đó chứ khơng phải là cái khác hoặc
cũng nhờ nó mà nó tạo ra một sự khác biệt với một khách thể khác.
Một khái niệm về chất lượng vừa mang tính đơn giản vừa dễ hiểu và có tính chất
quảng bá rộng rãi đối với tất cả mọi người, đặc biêt là với người tiêu dùng, với các tổ
chức, hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ cũng như với các phương
pháp quản trị chất lượng trong các tổ chức các doanh nghiệp.
Như vậy, theo khái niệm về chất lượng này các nhà sản xuất khơng tính đến những tác
động ln ln thay đổi và thay đổi một cách liên tục của mơi trường kinh doanh và
hệ quả tất yếu của nó, trong khi họ đang say xưa với những sản phẩm chất lượng cao
của họ thì cũng là lúc nhu cầu của người tiêu dùng đã chuyển sang một hướng khác,
một cấp độ cao hơn.
Để khắc phục những hạn chế tồn tại và những khuyết tật trung khái niệm trên buộc
các nhà quản lý, các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải đưa ra một khái
niệm bao quát hơn, hoàn chỉnh hơn về chất lượng sản phẩm. Ngoài các khái niệm đã
nêu ở trên, còn một số khái niệm khác về chất lượng sản phẩm cũng được đưa ra
nhằm bổ sung cho các khái niệm đã được nêu ra trước đó. Cụ thể theo các chuyên gia
về chất lượng thì chất lượng là:
Sự phù hợp các yêu cầu.
Chất lượng là sự phù hợp với công dụng.
Chất lượng là sự thích hợp khi sử dụng.

4


`


Chất lượng là sự phù hợp với mục đích.
Chất lượng là sự phù hợp các tiêu chuẩn (Bao gồm các tiêu chuẩn thiết kế và các tiêu
chuẩn pháp định)
Chất lượng là sự thoả mãn người tiêu dùng.
+ Theo tiêu chuẩn ISO – 8402 /1994. Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực
thể tạo cho thực thể đó khả năng thoả mãn nhu cầu đã xác định hoặc cần đến.
+ Theo định nghĩa của ISO 9000/2000. Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc
tính vốn có đáp ứng được các yêu cầu.
+ Theo tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế. Chất lượng là tổng thể các chi tiêu, những đặc
trưng sản phẩm thể hiện sự thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, phù hợp với công
dụng mà người tiêu dùng mong muốn với chi phí thấp nhất và thời gian nhanh nhất.
Như vậy, chất lượng sản phẩm dù được hiểu theo nhiều cách khác nhau dựa trên
những cách tiếp cận khác nhau đều có một điểm chung nhất. Đó là sự phù hợp với yêu
cầu. Yêu cầu này bao gồm cả các yêu câu của khách hàng mong muốn thoả mãn
những nhu cầu của mình và cả các u cầu mang tính kỹ thuật, kinh tế và các tính chất
pháp lý khác.
Từ đó có thể hình thành khái niệm chất lượng tổng hợp là sự thỏa mãn yêu cầu trên tất
cả các phương diện sau:
- Tính năng của sản phẩm và dịch vụ đi kèm.
- Giá cả phù hợp
- Thời gian
- Tính an tồn và độ tin cậy
Có thể mơ hình hóa các yếu tố của chất lượng tổng hợp như sau:

5


`

Hình 1.1: Mơ hình các yếu tố của chất lượng tổng hợp

1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm là đặc tính, định lượng của tính chất cấu
thành hiện vật sản phẩm. Có rất nhiều các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm.
Chúng được phân thành hai loại:
- Nhóm các chỉ tiêu khơng so sánh được;
- Nhóm các chỉ tiêu so sánh được.
1.1.3. Nhóm các chỉ tiêu khơng so sánh được
- Chỉ tiêu công dụng: Đây là chỉ tiêu đặc trưng cho các thuộc tính, xác định những
chức năng chủ yếu của sản phẩm, quy định giá trị sử dụng của sản phẩm;
- Chỉ tiêu độ tin cậy: Phản ánh sự ổn định của các đặc tính sử dụng của sản phẩm, khả
năng của sản phẩm và dịch vụ có thể tiếp tục đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng;
- Chỉ tiêu công nghệ: Là những chỉ tiêu đặc trưng cho phương pháp, quy trình sản xuất
nhằm tiết kiệm các yếu tố vật chất trong quá trình sản xuất (Tối thiểu hóa các chỉ tiêu
sản xuất) sản phẩm;
- Chỉ tiêu lao động học: Phản ánh mối quan hệ giữa con người với sản phẩm, đặc biệt
là sự thuận lợi mà sản phẩm đem lại cho người tiêu dùng trong quá trình sử dụng;
- Chỉ tiêu thẩm mỹ: Đặc trưng cho mức độ truyền cảm, hấp dẫn của sản phẩm, sự hài
hịa về hình học, ngun vẹn về kết cấu;

6


`

- Chỉ tiêu độ bền: Đây là chỉ tiêu phản ánh khoảng thời gian từ khi sản phẩm được
hoàn thiện cho tới khi sản phẩm khơng cịn vận hành, sử dụng được nữa;
- Chỉ tiêu dễ vận chuyển: Phản ánh sự thuận tiện của các sản phẩm trong quá trình di
chuyển, vận chuyển trên các phương tiện giao thông;
- Chỉ tiêu an toàn: Chỉ tiêu đặc trưng cho mức độ an toàn khi sản xuất hay tiêu dùng
sản phẩm;

- Chỉ tiêu sinh thái: Phản ánh mức độ gây độc hại, ảnh hưởng đến mơi trường xung
quanh trong q trình sản xuất và vận hành sản phẩm;
- Chỉ tiêu tiêu chuẩn hóa, thống nhất hóa: Đặc trưng cho khả năng lắp đặt, thay thế của
sản phẩm khi sử dụng;
- Chỉ tiêu kinh tế: Phản ánh các chi phí cần thiết từ khi thiết kế, chế tạo đến khi cung
ứng sản phẩm và các chi phí liên quan sau khi tiêu dùng sản phẩm.
1.1.4. Nhóm các chỉ tiêu so sánh được
- Tỷ lệ sai hỏng: Đánh giá tình hình thực hiện chất lượng sản phẩm trong các doanh
nghiệp sản xuất các loại sản phẩm không phân thứ hạng chất lượng sản phẩm:
+ Sử dụng thước đo hiện vật:
Tỷ lệ sai hỏng = số sản phẩm sai hỏng / Tổng sản phẩm sản xuât (%);
+ Sử dụng thước đo giá trị:
Tỷ lệ sai hỏng = Chi phí cho các sản phẩm hỏng / tổng chi phí cho tồn bộ sản phẩm
(%);
- Hệ số phẩm cấp bình quân: Áp dụng đối với những doanh nghiệp sản xuất có phân
hạng chất lượng sản phẩm;
- Độ lệch chuẩn và tỷ lệ đạt chất lượng để biết được chất lượng sản phẩm.
+ Độ lệch chuẩn;
+ Tỷ lệ đạt chất lượng: Tỷ lệ đạt chất lượng = số sản phẩm đạt chất lượng / tổng sản
phẩm sản xuất (%)
1.1.5. Chất lượng sản phẩm là cơng trình xây dựng
“Cơng trình xây dựng” là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người,
vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào cơng trình, được liên kết định vị với đất, có thể

7


`

bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước, phần trên mặt

nước được xây dựng theo thiết kế. Cơng trình xây dựng bao gồm cơng trình dân dụng,
cơng trình cơng nghiệp, giao thơng, NN&PTNT, cơng trình hạ tầng kỹ thuật.
1.1.6. Khái niệm về chất lượng cơng trình xây dựng
Chất lượng cơng trình xây dựng là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và
mỹ thuật của cơng trình nhưng phải phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng,
các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế.
Chất lượng cơng trình xây dựng khơng chỉ đảm bảo sự an toàn về mặt kỹ thuật mà cịn
phải thỏa mãn các u cầu về an tồn sử dụng có chứa đựng yếu tố xã hội và kinh tế.
Ví dụ: một cơng trình q an tồn, q chắc chắn nhưng không phù hợp với quy
hoạch, kiến trúc, gây những ảnh hưởng bất lợi cho cộng đồng (an ninh, an tồn mơi
trường…), khơng kinh tế thì cũng khơng thoả mãn u cầu về chất lượng cơng trình.
1.1.7. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng.
Sản phẩm xây lắp có đặc điểm riêng biệt khác với các ngành sản xuất cụ thể như sau:
- Sản phẩm xây lắp là những cơng trình xây dựng, vật kiến trúc…, có quy mơ đa dạng
kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm xây lắp lâu dài. Đặc
điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp nhất thiết phải
lập dự toán ( dự tốn thiết kế, dự tốn thi cơng). Q trình sản xuất xây lắp phải so
sánh với dự tốn, lấy dự toán làm thước đo, đồng thời giảm bớt rủi ro phải mua bảo
hiểm cho cơng trình xây lắp.
- Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc theo giá thỏa thuận với chủ
đầu tư (Giá đấu thầu), do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm xây lắp khơng thể hiện
rõ ràng (vì đã quy định giá cả, người mua, người bán sản phẩm xây lắp có trước khi
xây dựng thơng qua hợp đồng xây dựng nhận thầu);
- Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất phải di chuyển
theo địa điểm đặt sản phẩm;
- Sản phẩm xây lắp từ khi khởi cơng đến khi hồn thành cơng trình bàn giao đưa vào
sử dụng thường kéo dài. Quá trình thi cơng được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai
đoạn được chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc này thường diễn ra

8



`

ngoài trời nên chịu tác động lớn của nhân tố mơi trường như nắng, mưa, bão… Đặc
điểm này địi hỏi việc tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ sao cho đảm bảo chất lượng
cơng trình đúng như thiết kế, dự tốn. Các nhà thầu có trách nhiệm bảo hành cơng
trình (chủ đầu tư giữ lại tỷ lệ nhất định trên giá trị cơng trình, khi hết thời hạn bảo
hành cơng trình mới trả lại cho đơn vị xây lắp)
1.1.8. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cơng trình xây dựng
Cũng như các lĩnh vực khác thì của sản xuất kinh doanh và dịch vụ, chất lượng cơng
trình xây dựng phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Tuy nhiên, ở đây tác giả phân thành hai
hướng theo tiêu chí chủ quan và khách quan.
1.1.8.1. Các nhân tố chủ quan
Đây là các nhân tố có thể kiểm sốt được và xuất hiện ngay trong bản thân doanh
nghiệp
- Đơn vị thi công: Đây là đơn vị trực tiếp thi cơng cơng trình, hay nói cách khác là đơn
vị trực tiếp bán sản phẩm cho đơn vị mua là các chủ đầu tư họ là những người biến sản
phẩm trên bản vẽ thành sản phẩm thực tế do đó đơn vị thi cơng có ảnh hưởng rất lớn
đến chất lượng cơng trình xây dựng.
- Chất lượng vật liệu đưa vào sử dụng có được kiểm tra kỹ lưỡng hay không đây là
nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cơng trình.
- Ý thức của người cơng nhân thi cơng. Ví dụ người cơng nhân khơng có ý thức dẫn
đến thi cơng cẩu thả, pha trộn vữa thi công không đúng… sẽ làm ảnh hưởng đến chất
lượng cơng trình.
- Các biện pháp kỹ thuật thi cơng: Các quy trình phải tn theo các quy phạm thi công
nếu không sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cơng trình, cấu kiện chịu lực sẽ khơng đảm
bảo.
1.1.8.2. Các nhân tố khách quan
- Thời tiết: Các điều kiện thời tiết bất lợi như nắng, mưa, nhiệt độ, gió… nên tiến độ

thi cơng nhiều khi sẽ bị dồn ghép, tăng nhanh tiến độ… các khoảng dừng kỹ thuật
không như ý muốn làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình

9


`

- Địa chất cơng trình: Khi cơng trình thi cơng vào giai đoạn mở móng thi cơng thấy
phát hiện ra các hiện tượng địa chất bất thường dẫn đến các bên như chủ đầu tư, giám
sát, thi công và tư vấn thiết kế phải họp bàn lại để có biện pháp xử lý mới dẫn đến
chấm tiến độ cơng trình hay phải đẩy nhanh các hạng mục sau dẫn đến chất lượng sẽ
không được đảm bảo.
1.1.9. Quản lý chất lượng trong giai đoạn thi cơng cơng trình.
1.1.9.1. Khái niệm quản lý chất lượng cơng trình xây dựng.
Quản lý chất lượng cơng trình xây dựng là tập hợp các hoạt động từ đó đề ra các yêu
cầu, quy định và thực hiện yêu cầu, quy định đó bằng các biện pháp như kiểm soát
chất lượng, đảm bảo chất lượng, cải tiến chất lượng, hoạt động quản lý chất lượng
cơng trình xây dựng chủ yếu là công tác giám sát của chủ đầu tư và các chủ thể khác.
Nói cách khác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng là tập hợp các hoạt động của cơ
quan đơn vị, có chức năng quản lý thông qua kiểm tra, đảm bảo chất lượng, cải tiến
chất lượng trong các giai đoạn từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc xây dựng
và đưa vào khai thác vận hành.
1.1.9.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng cơng trình xây dựng
Cho đến nay, vẫn chưa có tổ chức nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về các
hệ thống đánh giá cũng như các tiêu chí đánh giá chất lượng cơng trình xây dựng. Tuy
nhiên, xuất phát từ các cơ sở lý luận, thực tiễn xây dựng và hệ thống quy chuẩn, tiêu
chuẩn kỹ thuật và văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam, bước đầu có thể đánh giá
chất lượng cơng trình xây dựng như sau:
Thứ nhất, cần xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng cơng trình xây dựng (sau đây

viết tắt là HTĐGCL). Hệ thống này là một hệ thống quy định rõ phương pháp đo
lường và đánh giá chất lượng của một cơng trình xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn
được chấp thuận có liên quan. Hệ thống này cho phép đánh giá chất lượng và so sánh
khách quan chất lượng của cơng trình này so với cơng trình khác thơng qua một hệ
thống tính điểm.
Thứ hai, HTĐGCL xây dựng với các mục tiêu sau: Xây dựng được điểm chuẩn về chất
lượng đánh giá tay nghề nhà thầu thi công xây dựng. Thiết lập một hệ thống đánh giá

10


`

chất lượng tiêu chuẩn về tay nghề nhà thầu thi công xây dựng. Đánh giá chất lượng tay
nghề của một dự án xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn có liên quan được chấp thuận.
Sử dụng như một tiêu chí để đánh giá hiệu suất của các nhà thầu dựa trên chất lượng
tay nghề. Biên soạn dữ liệu để phân tích thống kê.
Thứ ba, HTĐGCL phải bao gồm các nội dung sau:
Đánh giá tay nghề của nhà thầu thi công xây dựng. Phạm vi đánh giá: HTĐGCL đặt ra
các tiêu chuẩn về chất lượng tay nghề cho các nhà thầu thi công xây dựng đối với các
bộ phận khác nhau của cơng trình xây dựng và đối với các cơng trình xây dựng cơ sở
hạ tầng. Chất lượng tay nghề của nhà thầu thi công xây dựng được đánh giá theo yêu
cầu của tiêu chuẩn có liên quan, và các tiêu chí được cơng nhận nếu tay nghề của nhà
thầu thi công xây dựng tuân thủ tiêu chuẩn. Những tiêu chí này là cơ sở để tính điểm
cho HTĐGCL (%) đối với một dự án xây dựng cơng trình.
HTĐGCL đánh giá được thực hiện thông qua kiểm tra hiện trường và sử dụng các
nguyên tắc, kết quả của đợt kiểm tra lần đầu. Cơng trình xây dựng được sửa chữa sau
khi đánh giá lần đầu sẽ không được kiểm tra lại. Mục tiêu của nguyên tắc này là
khuyến khích các nhà thầu thi công xây dựng phải “làm tốt mọi công việc ngay từ đầu
và bất kỳ lúc nào”.

Việc đánh giá của HTĐGCL. HTĐGCL đánh giá một dự án xây dựng được thực hiện
theo kết quả kiểm tra – đánh giá độc lập và khơng được có mối quan tâm và liên hệ với dự
án (khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát, kiểm định, quản lý dự án…).
Mọi công tác đánh giá phải thực hiện theo yêu cầu bởi tổ chức đánh giá được cơ quan
quản lý nhà nước về chất lượng cơng trình xây dựng huấn luyện. Tổ chức thực hiện
đánh giá phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng cơng trình xây
dựng mới đủ điều kiện để đánh giá chất lượng công trình xây dựng theo HTĐGCL.
Phương pháp đánh giá và quy trình chọn mẫu: Trước khi tiến hành đánh giá các bộ
phận cơng trình cần xác định phương pháp đánh giá thông qua phương pháp lấy mẫu
và phương pháp thống kê. Những mẫu được lấy đồng đều trong suốt quá trình thực
hiện dự án hoặc trong các giai đoạn xây dựng khác nhau. Đánh giá các mẫu được lựa
chọn từ theo thiết kế và tiến độ thực hiện dự án. Tất cả các vị trí kiểm tra phải thuận

11


`

tiện cho việc đánh giá. Các mẫu được lựa chọn phải bảo đảm là đại diện cho tồn bộ
cơng trình.
Việc đánh giá phải dựa vào tiêu chuẩn của HTĐGCL: Tiêu chuẩn này xác định các
yêu cầu về chất lượng tay nghề và thủ tục đánh giá chất lượng các công trình xây
dựng.
Việc đánh giá phải thực hiện theo quy trình.
1.1.9.3. Các ngun tắc đánh giá chất lượng cơng trình xây dựng
- Công tác khảo sát/thiết kế, thi công xây dựng cơng trình phải đảm bảo an tồn cho
bản thân cơng trình và các cơng trình lân cận; đảm bảo an tồn trong q trình thi cơng
xây dựng và tn thủ các quy định của Nghị định này.
- Cơng trình, hạng mục cơng trình chỉ được nghiệm thu để đưa vào sử dụng khi đáp
ứng được các yêu cầu của thiết kế, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn áp dụng

cho cơng trình, chỉ dẫn kỹ thuật và các u cầu khác của chủ đầu tư theo nội dung của
hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
- Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù
hợp với cơng việc thực hiện, có hệ thống quản lý chất lượng và chịu trách nhiệm về
chất lượng các công việc xây dựng do mình thực hiện trước chủ đầu tư và trước pháp
luật.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng phù hợp với tính chất, quy mơ
và nguồn vốn đầu tư xây dựng cơng trình trong q trình thực hiện đầu tư xây dựng
cơng trình theo quy định của Nghị định này.
- Người quyết định đầu tư có trách nhiệm kiểm tra việc tổ chức thực hiện quản lý chất
lượng cơng trình xây dựng của chủ đầu tư và các nhà thầu theo quy định của Nghị định
này và quy định của pháp luật có liên quan.
- Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất
lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng cơng trình; kiểm tra, giám định chất
lượng cơng trình xây dựng; kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lượng cơng trình
xây dựng theo quy định của pháp luật.

12


`

1.1.9.4. Vai trị quản lý chất lượng cơng trình xây dựng
- Đối với Nhà nước: Công tác QLCL tại các CTXD được đảm bảo sẽ tạo được sự ổn
định trong xã hội, tạo được niềm tin đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham
gia vào lĩnh vực xây dựng, hạn chế được những rủi ro, thiệt hại cho những người sử
dụng CTXD nói riêng và cộng đồng nói chung.
- Đối với CĐT: Đảm bảo và nâng cao CLCT sẽ thoả mãn được các yêu cầu của CĐT,
tiết kiệm được vốn cho Nhà nước hay nhà đầu tư và góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống xã hội. Ngoài ra, đảm bảo và nâng cao chất lượng tạo lòng tin, sự ủng hộ

của các tổ chức xã hội và người hưởng lợi đối với CĐT, góp phần phát triển mối
quan hệ hợp tác lâu dài.
- Đối với nhà thầu: Việc đảm bảo và nâng cao CLCT xây dựng sẽ tiết kiệm ngun
vật liệu, nhân cơng, máy móc thiết bị, tăng năng suất lao động. Nâng cao CLCT xây
dựng có ý nghĩa quan trọng tới nâng cao đời sống người lao động, thuận lợi cho việc
áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ đối với nhà thầu. CLCT xây dựng gắn với an tồn
của thiết bị và nhân cơng nhà thầu trong q trình xây dựng. Ngồi ra, CLCT đảm
bảo cho việc duy trì và nâng cao thương hiệu cũng như phát triển bền vững của
nhà thầu
1.2 Tổng quan về cơng tác quản lý chất lượng các cơng trình và cơng trình Thủy
lợi hiện nay
1.2.1. Quản lý chất lượng cơng trình
1.2.1.1. Cơng trình thủy lợi
Để hiểu được khái niệm về cơng trình thủy lợi, trước tiên ta phải nắm được khái niệm
về thủy lợi là như thế nào. “Thủy lợi” là biện pháp điều hòa giữa yêu cầu về nước với
lượng nước đến của thiên nhiên trong khu vực; đó cũng là sử tổng hợp các biện pháp
nhằm khai thác, sử dụng và bảo vệ các nguồn nước, đồng thời hạn chế những thiệt hại
do nước có thể gây ra.
Thủy lợi được hiểu là những hoạt động liên quan đến ý thức con người trong quá trình
khai thác, sử dụng tài nguyên nước để phục vụ lợi ích của mình. Những biện pháp khai
thác nước bao gồm khai thác nước mặt và nước ngầm thông qua hệ thống bơm hoặc
cung cấp nước tự chảy.
13


`

Thủy lợi trong nông nghiệp là các hoạt động kinh tế - kỹ thuật liên quan đến tài
nguyên nước dùng trong nông nghiệp. Điểm quan trọng của thủy lợi trong nơng
nghiệp là sử dụng hợp lý nguồn nước để có năng suất cây trồng và vật nuôi cao nhất.

Theo điều 2 của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi thì Cơng trình thủy
lợi là cơng trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác mặt lợi của nước; phòng, chống
tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái, bao gồm: hồ chứa
nước, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn nước, kênh, cơng trình trên kênh, đê
kè và bờ bao các loại.
1.2.1.2. Chất lượng cơng trình thủy lợi
Để hiểu được chất lượng cơng trình thủy lợi ta đi nghiên cứu, tìm hiểu về chất lượng
cơng trình xây dựng nói chung.
Chất lượng CTXD là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật của
cơng trình nhưng phải phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các quy định
trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế. [10]
Đảm bảo

Phù hợp

- An Toàn
Chất lượng CTXD

=

- Bền vững

- Quy chuẩn
+

- Tiêu chuẩ n

- Kỹ thuật

- Quy phạm PL


- Mỹ thuật

- Hợp đồng

Hình 1.2. Sơ đồ hóa các yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng cơng trình xây dựng
Nhìn vào sơ đồ (hình 1.1), chất lượng CTXD khơng chỉ đảm bảo sự an tồn về mặt kỹ
thuật mà cịn phải thỏa mãn các u cầu về an tồn sử dụng có chứa đựng yếu tố xã
hội và kinh tế. Ví dụ: một cơng trình q an tồn, q chắc chắn nhưng khơng phù hợp
với quy hoạch, kiến trúc, gây những ảnh hưởng bất lợi cho cộng đồng (an ninh, an tồn
mơi trường...), khơng kinh tế thì cũng khơng thỏa mãn u cầu về chất lượng cơng
trình.
Chất lượng cơng trình thủy lợi ngồi các yếu tố đảm bảo, phù hợp như cơng trình xây
dựng, thì chất lượng cơng trình thủy lợi cịn phụ thuộc vào các yếu tố thiên nhiên gây
14


×