Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng điện tử lý luận, thực trạng và giải phá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (874.78 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ MỸ LINH

BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG
HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ - LÝ LUẬN, THỰC TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Tp. Hồ Chí Minh- Năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ MỸ LINH

BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG
HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ - LÝ LUẬN, THỰC TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP

Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Hướng đào tạo : Hướng nghiên cứu
Mã số

: 8380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. NGUYỄN THỊ ANH

Tp. Hồ Chí Minh- Năm 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Thị Mỹ Linh – là học viên lớp Cao học Khóa 28 chuyên
ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả
của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “ Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp
đồng điện tử- Lý luận, thực trạng và giải pháp” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”).
Tơi cam đoan tồn bộ các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết
quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Thị
Anh, cám ơn Cô đã chỉ ra những hạn chế trong nghiên cứu của bản thân cũng như nội
dung Luận văn.
Trong bài Luận, tơi có trích dẫn, sử dụng một số quan điểm khoa học, ý kiến,
của một số tác giả. Các thơng tin này được trích dẫn nguồn chính xác, cụ thể và có
thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin sử dụng trong Luận văn đảm bảo khách quan
và trung thực.

Học viên thực hiện

NGUYỄN THỊ MỸ LINH


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TÓM TẮT LUẬN VĂN

ABSTRACT
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 5
2.1. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 5
2.2. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 5
2.3. Tình hình nghiên cứu ................................................................................ 5
3. Tình hình nghiên cứu .............................................................................................. 6
4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 7
4.1 Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 7
4.2 Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 8
4.3 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 8
5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu, khung lý thuyết ....................................... 8
5.1. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 8
5.2. Khung lý thuyết ......................................................................................... 8
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài ..................................................... 8
7. Kết cấu của luận văn ............................................................................................. 10
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ VÀ BẢO VỆ QUYỀN
LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ .... 10
1.1. TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ ....................................................... 10
1.1.1. Khái niệm Hợp đồng điện tử ................................................................ 10
1.1.2 Đặc điểm Hợp đồng điện tử .................................................................. 13


1.1.3 Phân loại Hợp đồng điện tử .................................................................. 18
1.1.4 Lợi ích và rủi ro khi thực hiện giao kết hợp đồng điện tử .................... 21
1.2. KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI TIÊU DÙNG .......................................................... 22
1.2.1. Khái niệm người tiêu dùng ................................................................... 22
1.2.2. Sự cần thiết phải bảo vệ người tiêu dùng trong hợp đồng điện tử ....... 24
1.3 MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ CÓ LIÊN

QUAN ĐẾN QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG ............................................ 27
1.3.1. Chủ thể là người tiêu dùng trong hợp đồng điện tử ............................. 27
1.3.2 Cơ chế bảo vệ người tiêu dùng.............................................................. 30
1.3.3 Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng
trong hợp đồng điện tử .......................................................................... 35
1.3.4 Xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp
đồng điện tử ........................................................................................... 41
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 46
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
TRONG HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ .................................................... 46
2.1 TÌNH HÌNH CHUNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI
NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM ....... 46
2.2 MỘT SỐ BẤT CẬP, HẠN CHẾ CỦA VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI
TIÊU DÙNG TRONG HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ ................................................. 49
2.2.1 Bất cập pháp luật ................................................................................... 49
2.2.2 Bất cập trong tổ chức thực thi pháp luật ............................................... 54
2.3 NGUYÊN NHÂN QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG CHƯA ĐƯỢC ĐẢM
BẢO .................................................................................................................... 58
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 61
CHƯƠNG 3: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU
DÙNG Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ KIẾN
NGHỊ HOÀN THIỆN ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT VIỆT NAM ....... 61


3.1 PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở
MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ................................................................... 61
3.1.1 Pháp luật quốc tế ................................................................................... 61
3.1.2 Một số nước trên thế giới ...................................................................... 62
3.1.3 Mơ hình hỗ trợ người tiêu dùng tại Hàn Quốc và Nhật Bản ................. 64
3.2 KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM ................................... 65

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 73
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP LUẬT
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NTD

Người tiêu dùng

HĐĐT

Hợp đồng điện tử

TMĐT

Thương mại điện tử

GDĐT

Giao dịch điện tử

QĐPL

Quy định pháp luật

Luật BVQLNTD


Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

BLDS

Bộ luật dân sự


TĨM TẮT LUẬN VĂN
Trong tình hình thế giới hiện nay, phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet
ngày càng được nhiều người sử dụng nhiều để thực hiện các giao dịch điện tử, và mang
lại lợi ích cho người tiêu dùng. Song song với hoạt động thương mại điện tử thì hợp
đồng điện tử là một trong các cơng cụ có sự tác động mạnh mẽ đến hoạt động các
doanh nghiệp dẫn đến thay đổi cách thức và quy trình kinh doanh cũng như nhận thức
doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến lược, triển khai việc thực hiện đến việc thâm
nhập và mở rộng thị trường thông qua thương mại điện tử.
Tuy nhiên các quy định pháp luật về kiểm soát, quản lý và chế tài xử phạt
trong hoạt động thương mại điện tử vẫn còn nhiều hạn chế, dẫn đến môi trường giao
dịch hợp đồng điện tử tại Việt Nam vẫn cịn nhiều khó khăn. Nhiều vụ vi phạm quyền
lợi người tiêu dùng liên tục xảy ra đã tạo tâm lý e ngại cho người tiêu dùng khi muốn
tham gia thực hiện hợp đồng điện tử làm ảnh hưởng đến các hoạt động nền kinh tếxã hội. Ngoài ra, các cơ chế đảm bảo việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn bất cập,
dẫn đến việc hạn chế trong vấn đề chuyển các quy định của hệ thống pháp Luật Bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch hợp đồng điện tử trở thành hiện thực.
Chính vì điều đó, vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng
điện tử luôn luôn nhận được sự quan tâm của mọi thành viên trong xã hội, nó khơng
chỉ ảnh hưởng đến một chủ thể nhất định nào mà nó ảnh hưởng đến nhiều bên liên
quan khác nhau, bao gồm luôn cả Nhà nước. Làm tốt công tác bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng trong hợp đồng điện tử sẽ góp phần hạn chế những bất cập trong công tác
quản lý cũng như thúc đẩy các giao dịch điện tử ngày càng phát triển, phù hợp với xu
thế tình hình phát triển kinh tế hiện nay.
Từ khóa: người tiêu dùng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hợp đồng điện

tử, thương mại điện tử, giao dịch điện tử


ABSTRACT
In the current world situation, electronic means connected to the Internet are
increasingly used by more and more people to conduct electronic transactions and
bring benefits to consumers. Along with e-commerce activities, e-contracts are one
of the tools that have a strong impact on the operations of organizations and
enterprises, changing the way, business processes, as well as perceptions of business
in management from strategy development, implementation method to market
penetration and development through e-commerce..
Therefore, there are many cases of violation of consumer interests occurring,
causing anxiety for consumers to participate in entering into investment contracts,
affecting economic and social activities. On the other hand, the mechanisms to ensure
the implementation of consumer rights protection are still inadequate, playing a rather
fuzzy role in transferring the provisions of the Law on Consumer Protection in
electronic transactions come true.
Because of that, the issue of protecting consumers' interests in e-commerce
always receives the attention of all members of the society, it not only affects a certain
subject, but it affects many stakeholders. different, including the State. Doing well
the protection of consumers' interests in e-commerce will contribute to limiting the
inadequacies in management as well as promoting the development of e-commerce,
in line with the current economic development trend.

Keywords: consumers, consumer protection, e-contracts, e-commerce,
electronic transactions


1


LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, hoạt động TMĐT đã mang lại nhiều lợi ích đối với người sử dụng
mạng internet, NTD đã có nhiều sự lựa chọn hơn và có thể trao đổi mua bán hàng hóa
giữa các nước trên thế giới, qua đó giảm thiểu được các chi phí phát sinh về thời gian
hay tài chính. Hiện nay TMĐT của Việt Nam là một trong các thị trường đang có sự
phát triển mạnh mẽ nhất khu vực. Doanh thu của TMĐT về bán lẻ B2C doanh nghiệp
đến khách hàng của năm 2019 đã đạt được khoảng 10,08 tỷ USD và chiếm 4,9% tổng
doanh thu về bán lẻ và dịch vụ cả nước; tỷ lệ người tham gia mua sắm trực tiếp là
42%. Với tốc độ phát triển và tăng trưởng từ năm 2019, các chuyên gia đã dự báo
doanh thu bán lẻ hàng hóa trực tuyến năm 2020 sẽ đạt được 13,6 tỷ USD. Nhưng do
ảnh hưởng từ dịch Covid-19 nên tốc độ tăng trưởng về doanh thu của TMĐT 06 tháng
đầu năm 2020 đã giảm đi 6% so với năm 2019 mặc dù số giao dịch lại tăng lên 25%
(tập trung vào nhóm hàng có giá trị thấp1. Các giao dịch TMĐT chưa được sử dụng
phổ biến trong cộng đồng dân cư. TMĐT là một phương thức giao dịch được thiết lập
từ xa, thông qua phương tiện truyền thống. Trong mối quan hệ này, NTD luôn ở thế
yếu so với nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Khi giao kết HĐĐT người bán và người
mua khơng biết mặt nhau, vì mơi trường điện tử là môi trường mở, giao kết đa chiều
và kết nối qua nhiều khâu trung gian nên khơng hề có sự tin tưởng; tính năng các
website TMĐT cịn hạn chế, bảo mật thơng tin thấp; NTD bước đầu cịn khá bỡ ngỡ
và vẫn chưa có thói quen mua hàng qua mạng do lo sợ việc lợi dụng của các đối tượng
bán hàng trên mạng, các hành vi thương mại cạnh tranh khơng lành mạnh, khơng an
tồn khi thanh tốn hay thơng tin cá nhân sẽ bị tiết lộ dẫn đến việc xâm phạm đời tư...
Theo ý kiến các chuyên gia của Cục quản lý cạnh tranh thì nhận thức của NTD Việt

1

Chí Cơng (04/12/2020), “Kích cầu phát triển thương mại điện tử”, link truy cập

/>ngày truy cập 5/12/2020



2

Nam về công nghệ thông tin cũng như về TMĐT còn hạn chế nên quyền lợi của họ
bị xâm hại khi tham gia giao dịch là không tránh khỏi2.
Những năm gần đây, thực trạng vi phạm quyền lợi NTD trên lĩnh vực TMĐT
ngày càng nhiều. Điển hình như vụ việc khi đặt mua hàng trên Lazada, nhận được
hàng kém chất lượng, hàng hư hỏng nhưng sàn thương mại này xử lý không thỏa
đáng3; vụ việc quảng cáo sai sự thật về hình thức trúng phiếu q tặng mua hàng
thơng qua điện thoại của Công ty Thái Dương Xanh; việc kinh doanh hàng hóa khơng
đúng cam kết qua website, các chương trình bán hàng qua facebook, truyền hình4…..
Trong đó nhiều trang web bán hàng đã lợi dụng việc bán hàng qua mạng và giao hàng
không đúng thông tin đã quảng cáo.
Trên thực tế thì hành vi gian lận xảy ra khá phổ biến trong TMĐT như việc
người mua hàng đã thanh tốn chuyển khoản cho bên bán nhưng khơng nhận được
hàng do bên bán cố tình lừa đảo chiếm đoạt tiền; vấn đề về bảo mật, bảo đảm an tồn
thơng tin cá nhân; việc quảng cáo không đúng sự thật, hàng hóa kém chất lượng, ảnh
hưởng quyền lợi NTD... là những tồn tại trong giao dịch TMĐT hiện nay.
Ngày nay, công nghệ thông tin đã trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống.
Đặc biệt là sự ra đời của Internet làm cho lĩnh vực TMĐT ngày càng phát triển mạnh
mẽ, giao kết HĐ truyền thống dần dần được thay thế bằng hình thức nhanh gọn hơn
đó là giao kết HĐĐT. Phương thức giao kết HĐĐT giúp các doanh nghiệp sẽ giảm

2

Tùng Bách (23/7/2015), “Bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử”,

link truy cập />truy cập ngày 5/12/2020.
3


Báo điện tử TPHCM, “Mua hàng trên Lazada, nhiều người mất tiền nhận hàng chưa

dùng đã hỏng”, link truy cập truy cập ngày 5/12/2020
4

VOV (15/3/2017), “1.200 vụ việc xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng”, link truy cập

/>truy cập ngày 5/12/2020.


3

bớt được chi phí giao dịch, rút ngắn thời gian, tiện lợi trong việc tiếp xúc với các
khách hàng và thị trường trong và ngồi nước nhanh chóng và hiệu quả. Nếu như
khoảng cách địa lý là trở ngại không nhỏ trong giao kết HĐ truyền thống thì đối với
giao kết HĐĐT này, vấn đề này đã được giải quyết nhanh chóng.
Thực tế, câu chuyện khách hàng thơng qua giao dịch online nhận về những
mặt hàng với hình thức khác xa đơn hàng mà họ đặt mua trên mạng, nhất là quần áo,
giầy dép và các mặt hàng gia dụng khác..là quen thuộc. Bởi NTD không thể trực tiếp
kiểm tra sản phẩm để đánh giá mẫu mã, chất lượng sản phẩm cũng như không thể xác
định được nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa. Hầu hết các giao dịch được thực hiện trên
cơ sở niềm tin. Do đó, nếu người bán khơng có uy tín, có hành vi lừa dối thì NTD
chắc chắn có nguy cơ mua phải hàng giả, kém chất lượng. Những tình huống mà
khách hàng thường gặp phải, như: chất liệu, màu sắc, kiểu dáng... khác xa trên ảnh
giới thiệu cho người mua hàng.
Các phương thức, thủ đoạn của đối tượng vi phạm kinh doanh TMĐT ngày
càng tinh vi, người mua khó phân biệt thật giả, như: người bán không cung cấp thông
tin về kho hàng hay cửa hàng mà chỉ giao dịch thông qua đặt hàng online, hàng hóa
được phân tán ở nhiều địa điểm, hàng hóa được giao với số lượng nhỏ lẻ, ngồi ra

cịn có cộng tác viên trung gian bán hàng để ăn chênh lệch, hàng hóa khơng có hóa
đơn, chứng từ và u cầu khách đặt cọc, thanh tốn qua trung gian...
Chính vì vậy, có thể cho rằng NTD Việt Nam đang ở trong mơi trường GDĐT
khơng đảm bảo an tồn, dẫn tới quyền lợi của họ đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ngoài ra, quy định pháp luật trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập, dẫn đến rất khó có
thể phát hiện cũng như xử lý các hành vi vi phạm quyền và lợi ích chính đáng của
NTD. Từ đó, địi hỏi phải xây dựng một hành lang pháp lý hoàn thiện và đầy đủ để
bảo vệ quyền lợi của NTD trong hoạt động GDĐT ở Việt Nam hiện nay.
Việt Nam đang trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa có sự hội nhập kinh tế quốc tế, do đó hình thức mua bán hàng hóa thông
qua TMĐT đã và đang được phát triển một cách mạnh mẽ, tuy nhiên quy định về
kiểm soát, quản lý và chế tài xử phạt vẫn còn bất cập, làm cho môi trường giao dịch


4

TMĐT ở Việt Nam xảy ra theo chiều hướng phức tạp, khó có thể kiểm sốt. Dẫn đến
có nhiều vụ việc vi phạm đến quyền lợi NTD xảy ra và khiến cho NTD có tâm lý e
ngại khi thực hiện các giao dịch TMĐT, điều này đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển
kinh tế, xã hội đất nước.
HĐĐT là hình thức các giao dịch được thực hiện từ xa. Trong quan hệ HĐ này
thì NTD ln là bên yếu thế so với nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ. “Yếu thế” này
xuất phát từ chính các phương thức thực hiện giao kết HĐ: phải sử dụng công cụ liên
lạc từ xa như email, website. Do đó, NTD khơng đủ thông tin về pháp lý điều chỉnh
HĐ hay thực tế hoạt động của nhà cung cấp. Lấy ví dụ khi NTD muốn mua một món
hàng như quần áo trên một website thì họ khơng thể kiểm tra màu sắc, chất liệu hay
cỡ size quần áo như mua tại cửa hàng thời trang. Qua đó, có thể thấy được rủi ro cho
NTD khi giao kết HĐ, việc đồng ý của NTD sẽ không được rõ ràng như khi thực hiện
giao kết HĐ có sự hiện diện của các bên tham gia HĐ. HĐĐT hiện nay đa số là HĐ
mẫu nên càng làm cho vị thế NTD từ xa càng lại “yếu thế” hơn 5 vì họ khơng được

đầy đủ quyền như thỏa thuận, thương lượng về các điều khoản HĐ trước khi tiến hành
thực hiện một giao dịch.
Do đó, cần có sự can thiệp từ pháp luật để quyền lợi NTD-bên yếu thế trong
thực hiện quan hệ HĐĐT được bảo vệ để tạo sự cơng bằng, bình đẳng giữa các bên,
trong việc thương lượng, thực hiện quy trình, phương thức giao kết HĐĐT.
Sự thành công của HĐĐT phụ thuộc phần lớn vào việc có xây dựng được mơi
trường thu hút nhiều giao dịch và bảo đảm sự an toàn cho các bên tham gia. Một trong
những yếu tố quyết định để tạo được lịng tin và tín nhiệm của NTD khi tiến hành
giao kết HĐĐT là phải bảo vệ được quyền lợi cho NTD. Điều này rất quan trọng khi
đề cập đến khía cạnh bảo vệ NTD. Vì NTD sẽ khơng thể biết được rõ ràng các thông

Tưởng Duy Lượng (21/02/2020), Bảo đảm quyền lợi yếu thế trong quan hệ hợp đồng,
link truy cập truy cập ngày 5/12/2020
5


5

tin về hàng hóa, dịch vụ mà người bán cung cấp, do đó khả năng NTD chịu rủi ro rất
cao. Chính vì vậy, họ cần những QĐPL bảo vệ mình.
Tuy hiện nay việc bảo vệ quyền lợi NTD đã được cụ thể hóa vào trong quy
định pháp luật như Luật GDĐT 2005, Luật công nghệ thông tin 2006, Luật BVQL
NTD 2010, Luật An tồn thơng tin mạng 2015 …. Nhưng đa số các quy định này
đang có sự dàn trải ở nhiều văn bản khác nhau, có sự chồng chéo về nội dung và chưa
đảm bảo được yêu cầu bảo vệ NTD khi mà quyền lợi NTD bị xâm phạm. Ngồi ra,
vai trị quản lý nhà nước vẫn cịn có sự hạn chế, mờ nhạt khi thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của mình.
Chính vì những lý do trên mà tác giả quyết định chọn đề tài “Bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng trong hợp đồng điện tử- lý luận, thực trạng, giải pháp” làm đề tài
nghiên cứu của mình.

2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu
2.1. Giả thuyết nghiên cứu
QĐPL về pháp Luật BVQL NTD hiện nay vẫn chưa được quy định chặt chẽ
dẫn đến quyền và nghĩa vụ NTD bị ảnh hưởng.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn được thực hiện nhằm làm rõ các câu hỏi nghiên cứu :
1. Cơ sở lý luận về vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD trong HĐĐT ra sao? Tại sao
phải ban hành QĐPL về bảo vệ quyền lợi NTD trong HĐĐT? Vì sao phải bảo vệ
NTD?
2. Pháp luật hiện nay có quy định gì về HĐĐT? Thực trạng pháp Luật BVQL
NTD trong HĐĐT cịn hạn chế, bất cập gì?
3. Những biện pháp khắc phục đối với việc bảo vệ quyền lợi NTD trong
HĐĐT phù hợp trong tình hình hiện nay?
3. Tình hình nghiên cứu
Vào thời điểm thực hiện đề tài của mình, tác giả đã tham khảo các cơng trình
nghiên cứu liên quan của nhiều tác giả khác như:


6

-

Đoàn Văn Trường (2002), “Nghiên cứu NTD những vấn đề về việc bảo

vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam”, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. Nội dung nghiên
cứu thể hiện khái quát được việc bảo vệ quyền lợi NTD tại Việt Nam, qua đó tác giả
muốn đưa ra các quyền của NTD và những hành vi tác động đến quyền lợi NTD cũng
như vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước như Chính phủ, Hội Tiêu chuẩn và bảo
vệ quyền lợi NTD Việt Nam. Tuy nhiên nội dung nghiên cứu vẫn chưa đề cập đến
việc bảo vệ NTD khi thực hiện giao kết HĐĐT.

-

Thông tin chuyên đề “Pháp luật bảo vệ NTD Việt Nam thực trạng và

hướng hồn thiện”, thơng tin Khoa học pháp lý số 1/2008 của Viện Khoa học pháp
lý, Bộ Tư pháp. Qua chuyên đề nhằm đưa ra các lý luận căn bản đối với pháp luật bảo
vệ NTD, đánh giá hạn chế của pháp luật hiện hành về bảo vệ NTD tại Việt Nam và
có những kiến nghị để hồn thiện các quy định pháp luật đó.
-

Phạm Thị Thanh Nhàn (2010), Pháp luật về HĐ theo mẫu và vấn đề

bảo vệ quyền lợi NTD, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Luật TPHCM. Luận văn đề cập
đến khái niệm HĐ mẫu là một đặc trưng của nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh
khi áp dụng nó là phương tiện giao kết trong các hoạt động mua bán hàng hóa, dịch
vụ. Tuy nhiên nội dung nghiên cứu vẫn chưa đề cập đến pháp luật về HĐĐT mẫu và
vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD khi thực hiện giao kết HĐĐT.
-

Nguyễn Việt Hà (2016), Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi NTD

trong TMĐT. Luận văn thạc sỹ, Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn chỉ
ra các QĐPL trong việc bảo vệ quyền lợi NTD khi thực hiện các giao kết TMĐT.
Tuy nhiên luận văn vẫn chưa chỉ ra các hạn chế trong vai trò quản lý của cơ quan nhà
nước và những bất cập trong bảo vệ quyền lợi NTD khi thực hiện giao kết HĐĐT.
Ngoài ra, tác giả cũng đã tham khảo các nghiên cứu khác như bài viết Ký kết
HĐ thơng qua phương thức điện tử của nhóm tác giả Trương Nhật Quang- Huỳnh
Thông. Qua bài viết đã chỉ ra thực tiễn xét xử của tòa án cũng như quy định của pháp
luật hiện hành về ký kết HĐ theo phương thức điện tử, trong đó nhận định các điều
khoản quy định trong Bộ Luật Dân sự năm 2015 là nền tảng pháp lý đối với việc sử

dụng chữ ký scan và hình ảnh vào HĐ bằng văn bản. Qua các bản án cũng như án lệ


7

của Tòa án nhân dân tối cao cho thấy việc tồn án xem xét bản chất hơn là hình thức
của sự chấp thuận và chữ ký không phải là phần quan trọng để xác định được hiệu
lực HĐ. Việc tiếp cận này giúp hạn chế rủi ro HĐ vô hiệu khi có vi phạm về hình
thức thỏa thuận.
Hiện nay, chưa có một cơng trình tập trung nghiên cứu một cách sâu sắc, hệ
thống hóa và đầy đủ các khía cạnh pháp lý của pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD
trong HĐĐT. Ngoài ra, GDĐT ngày càng đa dạng và phức tạp, có những thay đổi
trong cách thức giao dịch thực hiện HĐ. Để bổ sung những vấn đề mới và phân tích
sâu hơn khía cạnh pháp lý bảo vệ quyền lợi NTD trong HĐĐT, tác giả đã nghiên cứu
phân tích nội dung cơ bản QĐPL bảo vệ quyền lợi NTD, đánh giá thực trạng pháp
luật trong công tác này nhằm giúp người đọc có cái nhìn rõ hơn về QĐPL hiện nay
thực thi như thế nào và thực tiễn công tác bảo vệ quyền lợi NTD trong HĐĐT, để từ
đó định hướng, đề xuất một số giải pháp hồn thiện QĐPL bảo vệ quyền lợi NTD
trong HĐĐT. Đề tài được thực hiện trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc và kế thừa các kết
quả nghiên cứu của các cơng trình đã được nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện
vấn đề này trong lý luận và thực tiễn.
4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Thứ nhất, nghiên cứu về mặt lý luận về HĐĐT, NTD, quy định bảo vệ quyền
lợi NTD nhằm làm rõ những vấn đề pháp lý liên quan đến bảo vệ quyền lợi NTD
trong HĐĐT.
Thứ hai, nghiên cứu thực trạng quy định bảo vệ quyền lợi NTD trong HĐĐT
theo QĐPL Việt Nam, phân tích điểm bất cập, hạn chế của QĐPL đó, kịp thời phát
hiện những quy định thiếu cụ thể hoặc khơng phù hợp cũng như tìm ra những bất cập
trong việc thực thi trên thực tế.

Thứ ba, đưa ra những kiến nghị, giải pháp cụ thể giúp cho việc hoàn thiện pháp
luật và nâng cao hiệu quả điều chỉnh đối với vấn đề này, đảm bảo cho việc bảo vệ
NTD được thực hiện trên thực tế nhằm hoàn thiện QĐPL liên quan đến bảo vệ quyền
lợi NTD trong HĐĐT.


8

4.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những QĐPL liên quan đến việc bảo vệ
quyền lợi NTD trong HĐĐT; thực trạng của việc thực thi các QĐPL ở Việt Nam về
vấn đề này.
4.3 Phạm vi nghiên cứu
-Về không gian: Chủ yếu nghiên cứu các vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD trong
HĐĐT trong giai đoạn hiện nay tại Việt Nam.
-Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu kể từ thời điểm Luật BVQL NTD
năm 2010, Luật thương mại 2005, Luật GDĐT 2005...cùng các hệ thống các văn bản
pháp luật hướng dẫn thi hành về vấn đề này cho đến nay.
5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu, khung lý thuyết
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Chương 1: tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu, tổng hợp, phân tích, dựa
trên bài viết, sách giáo trình và tài liệu của Cục TMĐT Việt Nam. Qua đó đưa ra cơ
sở lý luận chung về HĐĐT, sự cần thiết bảo vệ quyền lợi NTD trong HĐĐT.
Chương 2: tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu, phân tích, đánh giá có hệ
thống thực trạng pháp Luật BVQL NTD trong điện tử và thực tiễn áp dụng quy định
của pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD trong HĐĐT .
Chương 3: tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu, đánh giá, phân tích, Qua
đó, chỉ ra những vướng mắc, bất cập cần sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tiễn,
đưa ra định hướng kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp Luật BVQL NTD trong HĐĐT.
5.2. Khung lý thuyết

Khung lý thuyết của luận văn dựa vào quy định của pháp luật hiện hành về
bảo vệ quyền lợi NTD trong HĐĐT, cụ thể là Luật BVQL NTD năm 2010, Luật
thương mại 2015, Luật GDĐT 2005.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Những quy định về bảo vệ quyền lợi NTD trong giao kết HĐĐT đã có pháp
luật điều chỉnh, tuy nhiên trên thực tế việc áp dụng luật về quyền lợi NTD khơng có
hiệu quả trên thực tế. Hiện nay vẫn chưa có cơ chế hợp lý để đảm bảo thực hiện việc


9

bảo vệ quyền lợi NTD trong HĐĐT, cũng như chưa có quy định cụ thể các quy định
về chế tài xử phạt, cơ chế quản lý, kiểm soát nên vẫn cịn nhiều hạn chế và làm cho
mơi trường giao dịch TMĐT tại Việt Nam có diễn biến theo hướng phức tạp, khó
kiểm sốt.
Hiện nay có nhiều vụ việc vi phạm đối với quyền lợi NTD khi thực hiện giao
kết HĐ làm cho tâm lý NTD e ngại khi tham gia các giao dịch về TMĐT dẫn đến ảnh
hưởng đến hoạt động của nền kinh tế, xã hội trong nước. Để khắc phục được những
việc này cần điều chỉnh một số QĐPL cũng như cơ chế đảm bảo việc thực hiện bảo
vệ quyền lợi NTD trong HĐĐT.
Theo đó, kết quả nghiên cứu luận văn sẽ hệ thống lại về mặt lý luận giúp cho
người đọc có cái nhìn khái qt về tình hình ban hành các văn bản pháp luật, ‘các quy
định chính sách trong bảo vệ quyền lợi NTD trong HĐĐT. Đồng thời, đi sâu vào
phân tích những ưu điểm, hạn chế trong quy định và áp dụng quy định về vấn đề bảo
vệ quyền lợi NTD.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần danh mục từ viết tắt, mục lục, phần mở đầu, phần kết luận,
danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì đề tài gồm 03 chương:
Chương 1: : Khái quát về hợp đồng điện tử và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
trong hợp đồng điện tử

Chương 2: Thực trạng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng điện tử
Chương 3: Quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở một số quốc
gia trên thế giới và kiến nghị hoàn thiện đối với pháp luật Việt Nam


10

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ VÀ
BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG HỢP
ĐỒNG ĐIỆN TỬ
1.1. TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ
1.1.1. Khái niệm Hợp đồng điện tử
HĐ là một trong những yếu tố luôn song hành cùng với sự phát triển xã hội
loài người, nó là phương tiện chủ yếu để con người tiến hành các giao dịch nhằm đáp
ứng nhu cầu của bản thân. Xã hội càng phát triển thì HĐ càng có vai trò quan trọng
trong việc vận hành nền kinh tế của một quốc gia, thậm chí là thế giới.
HĐ là những hành vi pháp lý song phương hay đa phương, là hệ quả của sự
thỏa thuận giữa các chủ thể. Tuy nhiên, không phải mọi sự thỏa thuận đều là HĐ.
Những thỏa thuận được coi là HĐ khi thoả thuận đó thể hiện ý chí giữa các bên nhằm
tạo ra các hậu quả pháp lý nhất định đối với họ và ý chí của các bên phải hợp lẽ cơng
bằng, hợp pháp, hợp đạo đức. Các HĐ được giao kết dưới tác động của cưỡng bức,
lừa dối hoặc mua chuộc là khơng thể hiện ý chí đích thực của các bên nên không làm
phát sinh nghĩa vụ pháp lý giữa các bên trong quan hệ HĐ và có thể bị coi là vơ hiệu.



Cùng với đó, yếu tố khơng thể thiếu trong HĐ là chính là đối tượng của HĐ, tức là




sự thỏa thuận của các bên phải nhằm một mục đích nhất định, một đối tượng cụ thể.
Mục đích giao kết HĐ của các bên là trái pháp luật, hoặc đối tượng của HĐ thuộc
trường hợp cấm giao dịch thì HĐ bị coi là vơ hiệu. Yếu tố thứ ba trong HĐ đó chính
là năng lực pháp lý và năng lực hành vi của chủ thể xác lập quan hệ HĐ6. Như vậy,
có thể hiểu HĐ là hành vi pháp lý thể hiện sự thoả thuận của các bên giao kết nhằm
làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định.
TMĐT được hiểu là việc thực hiện các hoạt động thương mại, bao gồm từ các
hoạt động sản xuất đến phân phối, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ dựa trên các PTĐT.
6

TS Trần Kiên, “Khái niệm hợp đồng”, link truy cập />
/tinchitiet.aspx?tintucid=210246, ngày truy cập 5/12/2020


11

Nó là một phương thức kinh doanh mới, hiện đại với nhiều cơng đoạn được tin học
hóa và tự động hóa, đặc biệt là khơng cần sự can thiệp trực tiếp của con người và
được tiến hành chủ yếu trên mạng Internet và máy tính, thơng qua các thơng điệp dữ
liệu, không cần phải gặp gỡ trực tiếp và thực hiện bằng giấy tờ truyền thống.
Khi các bên thương lượng, thỏa thuận, đàm phán tiến tới ký kết HĐ, họ đã tạo
ra một công cụ pháp lý để ghi nhận quyền và nghĩa vụ của các bên về một hoạt động
cụ thể nào đó. HĐ được luật pháp thừa nhận là một công cụ pháp lý để ghi nhận quyền
và nghĩa vụ của các bên tham gia. Theo quy định tại điều 385 Bộ luật dân sự 2015:
“HĐ là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự”.. Quy định này cho thấy rõ rằng HĐ là sự thỏa thuận giữa các bên
nhằm tiến hành một công việc, một hoạt động hay một hành vi nhất định nhằm đem
lại quyền và lợi ích nhất định cho các bên. Trong đó, việc các bên tham gia giao kết
HĐ để trao đổi, mua bán là một hoạt động mang tính chất thường xuyên và phổ biến.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT, các GDĐT và đặc biệt là HĐĐT

cũng hình thành và được sử dụng ngày càng nhiều trong kinh doanh nói chung và
kinh doanh quốc tế nói riêng. Việc giao kết HĐ càng được xem trọng hơn khi nền
kinh tế ngày càng phát triển, xã hội càng văn minh. Điều đó đã được chứng minh qua
việc xuất hiện phương thức giao kết mới bên cạnh việc giao kết HĐ truyền thống. Đó
là phương thức giao kết HĐĐT.
Tốc độ đa dạng của các quan hệ HĐ càng lúc cũng càng nhanh. Cụ thể là trong
q trình tin học hóa hiện nay cùng với sự phát triển đa dạng của TMĐT nó đã đem
lại cho chúng ta một phương thức giao dịch mới, đó là GDĐT. Những lợi thế của
phương thức giao dịch này là tốc độ nhanh, chuyển tải thông tin đa dạng, chi phí rẻ,
rút ngắn khoảng cách. Chính vì vậy, phương thức này ngày càng phổ biến, được nhiều
người, nhiều doanh nghiệp sử dụng. Sự gia tăng của GDĐT làm xuất hiện một hình
thức HĐ mới: HĐĐT. Thơng qua PTĐT, các chủ thể có thể giao kết HĐ mà không
cần gặp mặt nhau trực tiếp để đàm phán, thương lượng.
Theo điều 11, mục 1, luật mẫu về TMĐT UNCITRAL năm 1996 có quy định:
“HĐĐT được hiểu là HĐ được hình thành qua việc sử dụng thơng điệp dữ liệu”. Theo


12

đó, “thơng điệp dữ liệu” là thơng tin được tạo ra, gửi đi, tiếp nhận và lưu trữ bằng
PTĐT, quang học và các phương tiện tương tự, bao gồm, nhưng không hạn chế ở,
trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), thư điện tử, điện tín, điện báo hoặc fax. Khi thơng điệp
dữ liệu được sử dụng để hình thành HĐ, HĐ đó khơng bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ
vì nó được thể hiện bằng thơng điệp dữ liệu.
Giá trị pháp lý của HĐĐT cũng được quy định cụ thể tại Điều 9 Công ước của
LHQ về việc sử dụng thông điệp dữ liệu trong HĐĐT quốc tế (2005), theo đó: “Khi
pháp luật quy định một HĐ phải được thể hiện bằng văn bản thì HĐĐT được coi là
đáp ứng u cầu này nếu thơng tin trong HĐ có thể truy cập và sử dụng được để tham
chiếu khi cần thiết”. Bên cạnh đó, Hoa kỳ là quốc gia có nền TMĐT phát triển hàng
đầu thế giới, khái niệm HĐĐT đã được Hoa Kỳ quy định cụ thể trong Luật thống nhất

về GDĐT năm 1999 (UETA). Điều 7 của UETA quy định “HĐĐT không thể bị phủ
nhận giá trị pháp lý và hiệu lực thi hành chỉ vì lý do duy nhất là nó tồn tại dưới dạng
điện tử”.
Khái niệm về HĐĐT được hiểu tương đối thống nhất trong quy định của luật
pháp các nước cũng như trong thực tiễn ký kết và thực hiện HĐ điện tử. Sự thống
nhất này thể hiện ở chỗ đều cho rằng HĐĐT là HĐ được ký kết bằng PTĐT.
Còn ở Việt Nam, khái niệm về HĐĐT đã được quy định cụ thể tại Điều 33
Luật GDĐT năm 2005 của Việt Nam cũng quy định: “HĐĐT là HĐ được thiết lập
dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này”. Trong đó, khái niệm thơng
điệp dữ liệu là thơng tin được tạo ra, tự gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng PTĐT.
Nó được mơ tả dưới nhiều hình thức: chứng từ điện tử, trao đổi dữ liệu điện tử, điện
tín, thư điện tử, fax và các hình thức tương tự khác7. Do đó, có thể hiểu HĐĐT chính
là GDĐT, trong đó các bên sẽ xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ các
bên, sau đó được gửi đi và nhận lại để lưu giữ các thông tin bằng các phương tiện
hoạt động dựa trên hệ thống cơng nghệ điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không
dây, công nghệ điện, quang học, điện từ hoặc tương tự.

7

Điều 10 Luật Giao dịch điện tử 2005


13

Công ước của Liên hợp quốc và Luật GDĐT Việt Nam về sử dụng thông điệp
dữ liệu trong giao kết HĐ quốc tế đều khơng phân biệt HĐĐT có tính thương mại và
HĐĐT khơng có tính thương mại. Đồng thời các nguồn luật này cũng không chỉ ra
được công nghệ nào sẽ được sử dụng để ký kết HĐ vì HĐĐT là loại HĐ được điều
chỉnh chủ yếu về điều kiện hình thành HĐ và giá trị pháp lý của HĐ nhằm tránh sự
thay đổi hoặc bổ sung các nguồn luật liên quan khi áp dụng HĐĐT.

Tóm lại, HĐĐT trước hết là một HĐ – một công cụ pháp lý ràng buộc quyền
và nghĩa vụ các bên ký kết. Vì là một HĐ, HĐĐT cũng là sự thỏa thuận giữa các bên
nhằm tiến hành một cơng việc nhất định. Chính vì thế HĐĐT có tất cả các đặc điểm
của một HĐ nói chung và có những đặc điểm riêng của mình.
1.1.2 Đặc điểm Hợp đồng điện tử
Một là, về chủ thể ký kết hợp đồng
Trong giao kết HĐĐT, ngoài các bên tham gia giao kết, đàm phán trong HĐ
thì HĐĐT cịn có sự tham gia chủ thể thứ ba đó là các nhà cung cấp dịch vụ mạng
và tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.8
Bên thứ ba tham gia có nhiệm vụ hỗ trợ cho việc thực hiện HĐ, và đảm bảo
giá trị pháp lý của HĐ đạt hiệu quả.
Trường hợp giao kết dưới dạng các PTĐT, việc giao kết HĐĐT sẽ gặp rủi
ro nếu khơng có sự tham gia các nhà cung cấp dịch vụ mạng và các cơ quan chứng
thực chữ ký điện tử. Việc duy trì hệ thống mạng (mạng nội bộ doanh nghiệp cũng
như mạng quốc gia) của các nhà cung cấp dịch vụ mạng ln trong tình trạng tốt
với cơ chế 24/24 giờ. Vì hệ thống mạng trục trặc lập tức sẽ ảnh hưởng đến việc giao
kết HĐĐT. Nó có ưu điểm trong việc xây dựng và tạo ra cơ chế để cung cấp bằng
chứng, giúp cho HĐĐT không bị làm giả và không bị từ chối khi tranh chấp phát
sinh là việc của các cơ quan chứng thực chữ ký.
8

Trương Nhật Quang- Huỳnh Thông (26/6/2020) , Ký kết hợp đồng thông qua phương

thức điện tử, link truy cập truy cập ngày 6/12/2020


14

Chính vì thế, đối với HĐĐT, khi hệ thống mạng gặp vấn đề, khi chưa có sự
thành lập cơ quan chứng thực chữ ký, thậm chí được thành lập nhưng chưa hoạt

động, thì việc giao kết HĐĐT cũng như thực hiện HĐĐT khó thành cơng. Rủi ro sẽ
phát sinh nhiều nếu chưa có người thứ ba này tham gia vào q trình giao kết HĐĐT.
Những người thứ ba này khơng tham gia trực tiếp vào quá trình đàm phán,
giao kết hay thực hiện HĐĐT mà tham gia một cách gián tiếp với tư cách là cơ quan
hỗ trợ, nhằm đảm bảo giá trị pháp lý cũng như tính hiệu quả và cho việc giao kết và
thực hiện HĐĐT.
Hai là, về cách thức ký kết và công cụ để thực hiện HĐĐT: đây là đặc điểm
nổi bật nhất của HĐĐT, là cách thức ký kết và công cụ để thực hiện. HĐĐT, được ký
kết và tạo lập bởi các thông điệp dữ liệu. Do đó, để thể hiện các nội dung của HĐĐT
cần có các thiết bị điện và điện tử ví như hệ thống mạng, máy tính, điện thoại di động,
hệ thống điện ổn định và một đội ngũ cán bộ không chỉ hiểu rõ về thương mại, về
pháp lý mà cịn phải am hiểu về cơng nghệ thơng tin.
Trường hợp Đặt hàng trực tuyến trên website của Viettel store, phải tiến
hành các bước sau
Bước 1: Tìm hiểu, lựa chọn hàng hóa
Khách hàng sẽ tiến hành truy cập vào website của nhà cung cấp dịch vụ, và
lựa chọn hàng hóa, dịch vụ mình cần tìm hiểu để mua
Bước 2: Đặt hàng sản phẩm
Sau khi đã chọn lựa được các sản phẩm đáp ứng nhu cầu, khách hàng (người
mua) sẽ tiến hành các bước đặt hàng bằng việc điền đầy đủ các thông tin mà nhà cung
cấp yêu cầu, gồm:
- Thông tin cá nhân: tên, số điện thoại liên lạc
- Phương thức và thời gian giao hàng
- Lụa chọn hình thức thanh toán


15

Bước 3: Kiểm tra thơng tin hóa đơn
Trên hệ thống website sẽ có hóa đơn mua hàng để khách hàng (người mua)

kiểm tra thơng tin hóa đơn mà mình đã cung cấp. Sau khi kiểm tra thơng tin, nếu
chính xác thì người mua sẽ xác nhận để thanh tốn hàng hóa.
Bước 4: Thanh tốn đơn hàng
Khi website chấp nhận việc thanh tốn trực tuyến thì người mua hàng sẽ tiến
hành thanh toán ngay trên website với yêu cầu người mua phải có các loại thẻ thanh
tốn mà nhà cung cấp chấp thuận. Hiện nay ở đa số các website TMĐT ở Việt Nam
đều chấp nhận các loại thẻ tín dụng cũng như ghi nợ như Visa, MasterCard. Sau đó,
người mua sẽ tiến hành điền thơng tin thẻ để hồn thành việc thanh tốn: “số thẻ;
ngày hết hạn; CVV; thơng tin khác tùy theo yêu cầu của ngân hàng phát hành”.
Bước 5: Xác nhận đặt hàng
Sau khi người mua đã hoàn thành việc thanh tốn thì hệ thống website TMĐT sẽ
gửi thư điện tử xác nhận đơn hàng vào hộp thư điện tử của người mua. Sau đó, nhà cung
cấp sẽ tiến hành liên hệ với người mua để hoàn thành việc giao hàng.
Từ các bước đặt hàng, xác nhận thông tin, chấp nhận mua hàng và hệ thống
gửi xác nhận đặt hàng thì HĐ mua bán được xem như đã hình thành. Hình thức giao
dịch này được diễn ra phổ biến trong B2C
Ba là, về hình thức thể hiện: HĐ xây dựng dưới hình thức thơng tin tạo ra,
gửi đi, nhận và lưu trữ trên PTĐT, điện tử, kỹ thuật số, quang học, điện từ. Vì trong
TMĐT đa phần khơng có việc trực tiếp gặp mặt nhau giữa các bên, các giao dịch
thương mại đều thơng qua các PTĐT. Vì vậy, thông điệp dữ liệu được coi là “văn
bản, là tài liệu gốc” do các bên soạn thảo, gửi cho nhau, và thể hiện nội dung của các
giao dịch.
Tại khoản 12 Điều 4 Luật GDĐT thì thơng điệp dữ liệu là “thông tin được tạo
ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng PTĐT”. Cơ sở cho việc thừa nhận
giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu là các giao dịch TMĐT. Cụ thể: thông điệp dữ
liệu có giá trị như bản gốc; có thể thay thế văn bản giấy (hoặc văn bản kèm chữ ký);


16


có giá trị lưu trữ và chứng cứ; xác định trách nhiệm của các bên; xác định thời gian,
địa điểm gửi, nhận thơng điệp dữ liệu.
Hình thức chủ yếu bao gồm: chứng từ điện tử , fax, trao đổi dữ liệu điện tử,
thư điện tử,… và các hình thức tương tự khác9
Bốn là, về thời điểm giao kết HĐĐT: Thời điểm xác định giao kết HĐĐT là
căn cứ vào thời điểm của quá trình gửi, nhận dữ liệu từ người tạo và người nhận dữ
liệu điện tử theo Luật GDĐT có quy định như sau:
“Thời điểm gửi là thời điểm khi một dữ liệu được gửi đi thì dữ liệu này sẽ



được cập nhật vào hệ thống thơng tin ngồi kiểm sốt của người tạo ra dữ liệu. Do
đó, có thể hiểu thời điểm gửi dữ liệu chính là thời điểm dữ liệu đã xuất ra khỏi hệ
thống máy chủ của người tạo dữ liệu”10.
“Thời điểm nhận là thời điểm khi mà dữ liệu được nhập vào hệ thống thơng



tin chỉ định khi mà người nhận đã chỉ định một hệ thống thông tin nhận dữ liệu; tuy
nhiên khi người nhận không chỉ định một hệ thống thông tin để nhận dữ liệu thì thời
điểm nhận dữ liệu sẽ là thời điểm dữ liệu được nhập vào bất kỳ hệ thống thơng tin
nào đó của người nhận”11.
Năm là, địa điểm giao kết HĐ: Luật GDĐT 2005 khơng có ghi nhận nơi giao
kết HĐ mà quy định địa điểm gửi và nhận các thông điệp dữ liệu điện tử: “Địa điểm
gửi dữ liệu sẽ là trụ sở của người tạo dữ liệu, trường hợp người tạo dữ liệu có nhiều
trụ sở thì địa điểm gửi dữ liệu sẽ là trụ sở có quan hệ mật thiết với giao dịch nhất.
Địa điểm nhận dữ liệu sẽ là trụ sở của người nhận, trường hợp người nhận có nhiều
trụ sở thì địa điểm nhận dữ liệu sẽ là trụ sở có quan hệ mật thiết với giao dịch nhất.12”
Sáu là, về phạm vi ký kết: Trường hợp HĐ thông qua thông diệp dữ liệu thì
chỉ cần sử dụng cơng cụ kết nối thì các chủ thể sẽ kết nối một cách dễ dàng dù có

cách trở về vị trí địa lý.
9

Điều 10 Luật Giao dịch điện tử 2005

10

Điều 17 Luật Giao dịch điện tử 2005

11

Điều 18 Luật Giao dịch điện tử 2005

12

Khoản 2 Điều 17 Luật Giao dịch điện tử 2005


×