Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT ĐIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.8 MB, 90 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-------------------------------

LÊ THỊ THÚY HẰNG

NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN
CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT ĐIỆN

Đà Nẵng - Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-------------------------------

LÊ THỊ THÚY HẰNG

NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN
CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
Mã số: 60 52 02 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT ĐIỆN

Người hướng dẫn khoa học:


PGS,TS. Đinh Thành Việt

Đà Nẵng - Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào.

Tác giả luận văn

LÊ THỊ THÚY HẰNG


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ THỊ TRUỜNG BÁN BUÔN TẠI ĐIỆN VIỆT NAM 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG ĐIỆN VIỆT NAM ....................................... 3
1.1.1. Lộ trình phát triển thị trường điện tại Việt Nam ............................................. 3
1.1.1.1. Thị trường phát điện cạnh tranh (2005 – 2014) .............................................. 3
1.1.1.2. Thị trường bán buôn điện cạnh tranh (2015 – 2022) ...................................... 4
1.1.1.3. Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (từ sau năm 2022). ................................... 5
1.1.2. Mơ hình thị trường điện tại Việt Nam ................................................................... 6

1.1.2.1. Mơ hình thị trường phát điện cạnh tranh tại Việt Nam ....................................... 6
1.1.2.2. Mơ hình thị trường bán buôn cạnh tranh tại Việt Nam ....................................... 7
1.1.2.3. Mơ hình thị trường bán lẻ cạnh tranh tại Việt Nam ....................................... 8
1.2. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC VẬN HÀNH THỊ TRƯỜNG PHÁT ĐIỆN CẠNH
TRANH ........................................................................................................................... 9
1.2.1. Một số kết quả vận hành VCGM ....................................................................... 9
1.2.1.1. Cấu trúc thị trường phát điện cạnh tranh ........................................................ 9
1.2.1.2. Giá thị trường điện .......................................................................................... 10
1.2.1.3. Tính tốn thanh tốn trong thị trường điện ................................................... 12
1.2.2. Đánh giá về công tác vận hành thị trường điện VCGM ................................ 13
1.2.2.1. Các kết quả đạt được ....................................................................................... 13
1.2.2.2. Các vấn đề còn tồn tại ..................................................................................... 14
1.3. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN BÁN BUÔN TẠI VIỆT NAM .............. 15
1.3.1. Cấu trúc thị trường bán buôn điện cạnh tranh .............................................. 15
1.3.2. Các đơn vị thành viên thị trường ..................................................................... 15
1.3.2.1. Bên bán điện .................................................................................................... 16
1.3.2.2. Bên mua điện ................................................................................................... 17


1.3.2.3. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện – SMO ........................... 18
1.3.2.4. Đơn vị truyền tải và phân phối điện ............................................................... 18
1.3.2.5. Dich vụ thu thập, quản lý số liệu đo đếm ....................................................... 19
1.3.2.6. Công ty mua bán điện (EPTC) ........................................................................ 19
1.5. KẾT LUẬN ............................................................................................................ 19
Chương 2 - CƠ CHẾ CHÀO GIÁ VÀ NGUYÊN TẮC VẬN HÀNH TRONG THỊ
TRƯỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN TẠI VIỆT NAM ....................................................... 21
2.1. CÁC CƠ CHẾ CHÀO GIÁ TRONG THỊ TRƯỜNG GIAO NGAY .............. 21
2.1.1. Giá trần bản chào các nhà máy nhiệt điện ...................................................... 21
2.1.2. Giá trần bản chào và giá trị nước của các nhà máy thủy điện...................... 21
2.1.2.1. Giá trần bản chào ............................................................................................ 21

2.1.2.2. Giá trị nước ...................................................................................................... 22
2.1.3. Các quy định về chào giá của các đơn vị phát điện ........................................ 22
2.1.4. Chào giá phía phụ tải ........................................................................................ 23
2.2. QUY ĐỊNH VỀ GIÁ THỊ TRƯỜNG GIAO NGAY ......................................... 23
2.2.1. Giá sàn bản chào cho các tổ máy phát điện .................................................... 23
2.2.2. Giá trần bản chào của tổ máy nhiệt điện ........................................................ 23
2.2.3. Giá trần bản chào cho tổ máy thủy điện ......................................................... 25
2.3. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG VÀ VẬN HÀNH CỦA THỊ TRƯỜNG ĐIỆN
BÁN BUÔN CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM .......................................................... 26
2.3.1. Nguyên tắc hoạt động.......................................................................................... 26
2.3.2. Vận hành của thị trường..................................................................................... 29
2.3.2.1. Kế hoạch vận hành năm ................................................................................... 29
2.3.2.2. Kế hoạch vận hành tháng ................................................................................. 31
2.3.2.3. Kế hoạch vận hành tuần ................................................................................... 32
2.3.2.4. Vận hành thị trường điện ngày tới .................................................................... 32
2.3.2.5. Vận hành thị trường điện trong ngày giao dịch................................................ 32
2.3.2.6. Vận hành chu kỳ giao dịch và điều độ thời gian thực....................................... 32
2.4. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 33
Chương 3 - CHIẾN LƯỢC CHÀO GIÁ VÀ NGUYÊN TẮC TÍNH TỐN
THANH TỐN TRONG THỊ TRƯỜNG BÁN BN ĐIỆN TẠI VIỆT NAM .. 34


3.1. CHIẾN LƯỢC CHÀO GIÁ................................................................................. 34
3.1.1. Cấu trúc bản chào ............................................................................................. 34
3.1.2. Chiến lược chào giá ........................................................................................... 36
3.1.3. Quản lý chiến lược chào giá: ............................................................................ 37
3.2. XÁC ĐỊNH GIÁ THỊ TRƯỜNG ........................................................................ 38
3.2.1. Giá trần thị trường áp dụng cho đơn vị phát điện ......................................... 38
3.2.2. Giá điện năng thị trường: ................................................................................. 39
3.2.3. Giá công suất thị trường ................................................................................... 39

3.2.4. Giá ràng buộc phải phát áp dụng đối với các đơn vị phát điện .................... 43
3.2.5. Giá thị trường điện tồn phần ......................................................................... 44
3.3. TÍNH TỐN THANH TỐN TRÊN THỊ TRƯỜNG BÁN BN ĐIỆN ..... 44
3.3.1. Các khoản thanh tốn điện trong thị trường điện ......................................... 44
3.3.2. Các thành phần sản lượng điện năng trong thanh toán thị trường điện ..... 45
3.3.2.1. Sản lượng phát sai khác với lệnh điều độ (Qdu) ............................................. 45
3.3.2.2. Sản lượng phát tăng thêm (Qcon) .................................................................... 46
3.3.2.3. Sản lượng có giá chào cao hơn giá trần thị trường (Qbp) ............................. 46
3.3.2.4. Sản lượng thanh toán theo giá thị trường (Qsmp)........................................... 48
3.3.3. Các khoản thanh toán trên thị trường ............................................................ 48
3.3.3.1. Khoản thanh toán theo giá điện năng thị trường .......................................... 48
3.3.3.2. Khoản thanh toán ràng buộc phải phát ......................................................... 48
3.3.3.3. Khoản thanh toán theo giá cơng suất thị trường ........................................... 50
3.3.3.4. Thanh tốn khoản thanh tốn hợp đồng CfD ............................................... 50
3.3.4. Tổng tính tốn thanh toán thị trường.............................................................. 51
3.4. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 51
Chương 4 - TÍNH TỐN THANH TỐN THỊ TRƯỜNG BÁN BN ĐIỆN
CHO NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN PHÚ MỸ 4 ............................................................ 52
4.2. THU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU ..................................................................... 52
4.2.1. Chào giá phát điện ............................................................................................. 54
4.2.2. Dữ liệu thị trường .............................................................................................. 57
4.2.3. Lập lịch huy động cho các tổ máy phát điện ................................................... 59
4.3. CÁC BƯỚC TÍNH TỐN ................................................................................... 52


4.4. KẾT QUẢ TÍNH TỐN THANH TỐN ........................................................ 64
4.5. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 68
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI ......................................... 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 70
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)



NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN CẠNH TRANH
TẠI VIỆT NAM
Học viên: Lê Thị Thúy Hằng
Mã số: 60520202
Khóa: K31

Chuyên nghành: Kỹ thuật điện
Trường Đại học Bách khoa – ĐHĐN

Tóm tắt - Mục tiêu của việc vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh tại Việt Nam là
để đảm bảo an ninh cung cấp điện; thu hút đầu tư; giá điện hợp lý; nâng cao cạnh tranh,
đảm bảo minh bạch, công bằng, hiệu quả, phát triển bền vững. Với lộ trình thị trường điện
tại Việt Nam thì bước chuyển từ thị trường phát điện cạnh tranh sang thị trường bán buôn
điện cạnh tranh là bước chuyển lớn căn bản, thay đổi mơ hình tổ chức cơng tác sản xuất
kinh doanh điện trong suốt quá trình vận hành thị trường phát điện đến nay. Trong luận văn
này tác giả đã trình bày được tổng quan thị trường bán buôn điện cạnh tranh tại Việt Nam,
phân tích các cơ chế và các chiến lược chào giá, nguyên tắc vận hành thị trường bán bn
điện và quy trình tính tốn thanh tốn trong thị trường bán buôn điện tại Việt Nam. Tác giả
đã sử dụng phần mềm Excel để tính tốn thanh tốn doanh thu cho nhà máy Nhiệt điện Phú
Mỹ 4 trong ngày 01/12/2016, từ đó phân tích rõ hơn quy trình tính tốn, những thơng số
trong thị trường bán bn điện điện cạnh tranh. Kết quả tính tốn doanh thu cho nhà máy
phù hợp với tính tốn thanh tốn trên vận hành thí điểm thị trường bán bn thực tế hiện
nay.
Từ khóa – Electricity market; VWEM; Offer for electricity generation; Bid strategy;
Payment calculation TTĐ.

RESEARCH WHOLESALE ELECTRICITY MARKET COMPERTITIVE
IN VIET NAM

Abstract - The objective of operating the competitive wholesale electricity market in
Vietnam is to ensure the security of power supply; attracting investment; reasonable
electricity prices; enhancing competition, ensuring transparency, fairness, efficiency,
sustainable development. With the electricity market in Vietnam, the shift from the
competitive electricity generation market to the competitive electricity wholesale market is
a big step in transforming the organizational structure of electricity production and trading
throughout. The operation of the electricity generation market to date. In this thesis, the
author presents an overview of the competitive electricity wholesale market in Vietnam,
analyzes the pricing mechanisms and strategies, the principles for operating the electricity
wholesale market and the calculation process. Team in the electricity wholesale market in
Vietnam. The author used Excel software to calculate the revenue payment for Phu My 4
thermo power plant on 01/12/2016, from which a better analysis of the calculation process,
the parameters in the wholesale market Competitive electricity. The results of the revenue
calculation for the power plant are in line with the calculation of payments on the actual
piloting of the wholesale market.

Key words - Electricity market; VWEM; Offer for electricity generation; Bid strategy;
Payment calculation TTD.


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Tiếng Việt:
CTPP
Cơng ty phân phối.
EVN
Tập đồn Điện lực Việt Nam.
EPTC
Cơng ty Mua Bán điện.
ERAV
Cục Điều tiết Điện lực.

KH
Khách hàng.
NLDC
Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc Gia.
NPT
Tổng Công ty Truyền tải Điện Quốc Gia.
NMĐ
Nhà máy điện.
NMĐ của NN Nhà máy điện của Nhà nước.
PC
Tổng Công ty Điện lực.
PTCs
Các Công ty Truyền tải Điện miền.
RLDC
Trung tâm Điều độ hệ thống Điện miền.
2. Tiếng Anh:
BOT
CfD

Build Operate Transfer generating station (Nhà máy vận hành
theo hình thức xây dựng vận hành chuyển giao).
Contract for Difference (Hợp đồng sai khác)

DIM

Dispatch Instruction Management (Hệ thống quản lý thông tin
điều độ).

EMS


Energy Management System (Hệ thống quản lý năng lượng).

Genco

Generating company (Công ty phát điện).

IPP

Independent Power Producer (Nhà máy điện độc lập).

LC

Large Consumer (khách hàng lớn).

MO

Market Operator (Đơn vị vận hành thị trường).

PPA

Power Purchase Agreement (hợp đồng mua bán điện).

SB
SCADA
SMO
VCGM

Single Buyer (Người mua duy nhất).
Supervisory Control and Data Acquisition (Hệ thống điều
khiển, giám sát và thu thập dữ liệu).

System and Market Operator (Đơn vị vận hành hệ thống điện
và thị trường điện).
Vietnam Competitive Generation Market (Thị trường phát điện
cạnh tranh Việt Nam).


DANH MỤC CÁC BẢNG
SỐ HIỆU
BẢNG

TÊN BẢNG

TRANG

1.1

Giá trần thị trường điện qua các giai đoạn vận hành
VCGM

10

3.1

Mẫu bảng chào cho các nhà máy phát điện

22

4.1

Bảng chào giá phát điện Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 4


55

4.2

Bảng giá công suất và giá trần thị trường tháng
12/2016

58

4.3

Bảng kết quả lập lịch huy động cho Nhà máy nhiệt
điện Phú Mỹ 4

61

4.4

Bảng giá thị trường cho Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 4
vào ngày 01/12/2016

63

4.5

Bảng tính các khoản thanh tốn thị trường của Nhà
máy nhiệt điện Phú Mỹ 4 ngày 01/12/2016

65


4.6

Bảng tính tốn khoản thanh toán hợp đồng CfD

66

4.7

Tổng các khoản thanh toán cho Nhà máy nhiệt điện
Phú Mỹ 4 trong ngày 01/12/2016

67


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
SỐ HIỆU
HÌNH VẼ

TÊN HÌNH VẼ

TRANG

1.1

Mơ hình thị trường phát điện cạnh tranh với một đơn vị
mua duy nhất

6


1.2

Mơ hình thị trường bán bn cạnh tranh

7

1.3

Mơ hình thị trường bán lẻ cạnh tranh

8

1.4

Thị phần công suất đặt các đơn vị phát điện
tham gia VCGM tính đến hết tháng 6 năm 2016

10

1.5

Giá thị trường điện (SMP, CAN, FMP)

11

1.6

Tương quan giữa phụ tải và giá SMP

12


1.7

Diễn biến giá công suất CAN trung bình năm

12

1.8

Tỷ lệ sản lượng Qm và Qc của các nhà máy trực tiếp
chào giá trên thị trường

13

1.9

Tỷ trọng các khoản thanh toán trong VCGM

13

1.10

Tổng quan về cấu trúc Thị trường bán buôn điện cạnh
tranh

15

1.11

Các đơn vị thành viên tham gia Thị trường bán buôn

điện cạnh tranh

16

1.12

Tỷ lệ các nhà máy trực tiếp tham gia giao dịch (từ tháng
7/2012 – 7/2016)

17

2.1

Tương quan giữa chu kỳ giao dịch và chu kỳ điều độ

27

2.2

Thời gian biểu vận hành thị trường điện

29

2.3

Sản lượng hợp đồng của nhà máy điện trong năm tới và
từng tháng

30


2.4

Tỷ lệ sản lượng hợp đồng thực tế

30

2.5

Tỷ lệ sản lượng hợp đồng (thực tế) theo các tháng

31

2.6

Phân bổ Qc theo giờ trong tháng so với tỷ lệ sản lượng dự
kiến phát của NMĐ

31

3.1

Số lượng bản chào ngày trong các năm

34

3.2

Số lượng bản chào giờ trong các năm

35


3.3

Biểu đồ thể hiện các trường hợp chào giá

36


3.4

Giá trần thị trường từ năm 2012 đến 2016

38

3.5

Biểu đồ xác định giá điện năng thị trường

39

3.6

Biểu đồ sản lượng phát tăng thêm

46

3.7

Biểu đồ có Qmq’ < Qbb


47

3.8

Biểu đồ có Qmq’ > Qbb

47

3.9

Biểu đồ có Qmq’ < Qgp

47

3.10

Biểu đồ các sản lượng thanh toán trên thị trường

48

4.1

Sơ đồ khối quá trình tính tốn mơ phỏng

52


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc đưa thị trường điện cạnh tranh chính thức vào vận hành là bước phát triển
quan trọng của ngành điện Việt Nam. Trong Lộ trình phát triển thị trường điện cạnh
tranh, Việt Nam đang bắt đầu thực hiện cấp độ thứ 2 của thị trường này, đó là thị
trường bán bn điện cạnh tranh. Cấp độ này sẽ được tiến hành thử nghiệm trong thời
gian từ năm 2016 đến năm 2018 và vận hành chính thức vào năm 2019.
Trong cấp độ thị trường bán buôn cạnh tranh, những vấn đề như lựa chọn mơ
hình thị trường, nghiên cứu các chiến lược chào giá, các tính tốn thanh tốn tính
doanh thu cho nhà máy ..., cũng như ứng dụng những thuật toán để tối ưu những hoạt
động của hệ thống.
Với lý do trình bày ở trên cho thấy, việc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thị
trường bán buôn điện cạnh tranh tại Việt Nam” là một yêu cầu mang tính cấp thiết
trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn trong việc phát triển thị trường điện cạnh
tranh cấp độ 2 ở Việt Nam hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu quy trình vận hành thị trường và tính
tốn thanh tốn minh họa cho nhà máy để làm rõ, đánh giá quy trình vận hành thị
trường bán buôn điện tại Việt Nam .
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Thị trường điện
b. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu một số vấn đề trong thị trường bán buôn điện canh tranh tại Việt
Nam (chiến lược chào giá và thanh toán trên thị trường bán buôn điện).
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu xuyên suốt của luận văn là kết hợp lý thuyết, tính toán
bằng phần mềm Excel để so sánh và đánh giá các kết quả đạt được. Cụ thể phương
pháp nghiên cứu bao gồm các giai đoạn sau:
+ Thu thập, phân tích các tài liệu, số liệu và thông tin liên quan đến đề tài;
+ Nghiên cứu lý thuyết về thị trường điện;

+ Tính tốn và nhận xét kết quả.


2

5. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài
Đề tài có thể được xem xét, góp phần đánh giá quá trình vận hành thị trường điện
Việt Nam, trước mắt là cho thị trường bán buôn điện cạnh tranh dự kiến sẽ đưa vào
vận hành thử nghiệm năm 2019.
6. Kết quả dự kiến
- Phân tích được các chiến lược chào giá áp dụng được cho từng đơn vị phát điện.
- Xây dựng được chương trình mơ phỏng thanh tốn trên thị trường điện bán bn
tại Việt Nam bằng phần mềm Excel.
- Thông qua mô phỏng ta biết được những thuận lợi và khó khăn đi bắt đầu vận
hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh tại Việt Nam
7. Kết cấu luận văn
MỞ ĐẦU
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRUỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN TẠI VIỆT NAM
Chương 2. CƠ CHẾ CHÀO GIÁ VÀ NGUYÊN TẮC VẬN HÀNH TRONG THỊ
TRƯỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN TẠI VIỆT NAM
Chương 3. CHIẾN LƯỢC CHÀO GIÁ VÀ NGUN TẮC TÍNH TỐN
THANH TỐN TRONG THỊ TRƯỜNG BÁN BN ĐIỆN TẠI VIỆT NAM
Chương 4. TÍNH TỐN THANH TỐN THỊ TRƯỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN
CHO NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN PHÚ MỸ 4


3

Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ THỊ TRUỜNG BÁN BUÔN ĐIỆN
TẠI VIỆT NAM

1.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG ĐIỆN VIỆT NAM
1.1.1. Lộ trình phát triển thị trường điện tại Việt Nam
Ngày 26/01/2006 Thủ tướng chính phủ đã có quyết định số 26/2006/QĐ-TTg phê
duyệt lộ trình và các điều kiện hành thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực
tại Việt Nam. Sự hình thành và phát triển của TTĐ tạo môi trường hoạt động điện lực
cạnh tranh lành mạnh, xóa bỏ bao cấp trong ngành điện, đồng thời tăng quyền lựa chọn
các nhà cung cấp cho khách hàng sử dụng điện. TTĐ tạo điều kiện thu hút mọi thành
phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia hoạt động điện lực, góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời đảm bảo cho ngành Điện phát triển bền
vững.
Thị trường điện lực tại Việt Nam được hình thành và phát triển qua 3 cấp độ:

- Cấp độ 1 (2005 – 2014): Thị trường phát điện cạnh tranh;
- Cấp độ 2 (2015 – 2022): Thị trường bán buôn điện cạnh tranh;
- Cấp độ 3 (từ sau 2022): Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. [1]
Mỗi cấp độ được thực hiện theo 2 bước: Thí điểm và hoàn chỉnh, cụ thể như sau:
1.1.1.1. Thị trường phát điện cạnh tranh (2005 – 2014)
a) Bước 1: thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm (2005 – 2008)
- Thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh giữa các nhà máy điện thuộc Tổng
công ty Điện lực Việt Nam (EVN) để thí điểm cạnh tranh trong khâu phát điện theo
quy mơ một đơn vị mua duy nhất. Các nhà máy điện, các công ty truyền tải điện, các


4

công ty phân phối điện thuộc EVN sẽ được tổ chức lại dưới dạng các công ty độc lập
vầ hạch tốn kinh doanh.
- Các cơng ty phát điện độc lập (IPP) không thuộc sở hữu của EVN tiếp tục bán
điện cho EVN theo các hợp đồng mua bán điện dài hạn (PPA) đã đựơc ký kết.
- Kết thúc bước thí điểm, các nhà máy điện lớn có vai trị quan trọng trong hệ

thống điện hiện đang thuộc EVN phải được chuyển đổi thành các đơn vị pháy điện độc
lập IPP (Independent Power Producer) dưới dạng các công ty nhà nước độc lập, các
nhà máy điện còn lại phải được chuyển đổi thành các đơn vị phát điện độc lập dưới
dạng các công ty cổ phần để chuẩn bị cho thị trường phát điện cạnh tranh hồn chỉnh.
- Bộ Cơng nghiệp ban hành các quy định điều tiết các hoạt động của thị trường
và hướng dẫn thực hiện. [1], [5]
b) Bước 2: Thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh (2009 – 2014).
- Thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh sau khi các điều kiện tiên
quyết cho bước này đã được đáp ứng.
- Cho phép các nhà máy điện độc lập (IPP) không thuộc sở hữu của EVN tham gia
chào giá để bắt đầu thị trường phát điện cạnh tranh hồn chỉnh (theo mơ hình một
người mua duy nhất), các đơn vị phát điện sẽ bán điện lên thị trường thông qua các
hợp đồng PPA và chào giá cạnh tranh trê thị trường giao ngay với tỷ lệ điện năng mua
bán theo hai hình thức của từng đơn vị do Cục Điều tiết điện lực quy định.
1.1.1.2. Thị trường bán buôn điện cạnh tranh (2015 – 2022)
a) Bước 1: Thị trường bán bn điện cạnh tranh thí điểm (2015 -2016)
- Thực hiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm khi các điều kiện tiên
quyết cho cấp độ này đã được đáp ứng.
- Cho phép lựa chọn một số đơn vị phân phối và khách hàng lớn để hình thành thị
trường điện bán bn thí điểm. Co phép hình thành một số đơn vị bán bn mới để
tăng cường cạnh tranh trong khâu mua bán buôn điện. Các công ty truyền tải điện hiện
tại được sáp nhập thành một công ty truyền tải điện quốc gia duy nhất trực thuộc EVN,
cấc đơn vị phân phối, đơn vị vận hành hệ thống và đơn vị điều hành giao dịch thị
trường điện do EVN tiếp tục quản lý. [1], [5]
b) Bước 2: Thị trường điện bán bn hồn chỉnh (2017 – 2022).
- Thực hiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh hoàn chỉnh khi các điều kiện tiên
quyết cho bước này đã được đáp ứng.
- Cho phép các công ty phân phối điện hiện thuộc EVN được chuyển đổi thành các
công ty độc lập (công ty nhà nước hoặc cổ phần) để mua điện trực tiếp từ các đơn vị



5

phát điện và ngược lại, các đơn vị phát điện cũng cạnh tranh để bán điện cho các công
ty này. Các đơn vị bán buôn cũng tham gia cạnh tranh để bán điện cho các đơn vị phân
phối và các khách hàng lớn. [1], [5]
1.1.1.3. Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (từ sau năm 2022).
a) Bước 1: Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh thí điểm (2022 – 2024).
- Thực hiện thị trường bán lẻ điện cạnh tranh thí điểm khi các điều kiện tiên quyết
cho cấp độ này đã được đáp ứng.
- Cho phép lựa chọn một số khu vực lưới phân phối có quy mơ thích hợp để triển
khai thí điểm. Theo mức độ tiêu thụ điện do Cục Điều tiết điện lực quy định, các
khách hàng được quyền lựa chọn nhà cung cấp điện cho mình (đơn vị bán lẻ điện).
Chức năng kinh doanh bán lẻ điện của các công ty phân phối được lựa chọn thí điểm
sẽ được tách khỏi chức năng quản lý và vận hành lưới điện phân phối, các đơn vị bán
lẻ điện sẽ cạnh tranh để bán điện tới từng khách hàng sử dụng điện và cạnh tranh để
mua điện từ các đơn vị bán buôn điện.
b) Bước 2: Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh (từ năm 2024).
- Theo mức độ tiêu thụ điện do Cục Điều tiết điện lực quy định, các khách hàng sử
dụng điện trên toàn quốc được quyền lựa chọn nhà cung cấp điện cho mình (đơn vị
bán lẻ điện) hoặc trực tiếp mua điện từ thị trường điện.
- Các tổ chức, cá nhân đáp ứng các yêu cầu về hoạt động điện lực được phép thành
lập mới các đơn vị bán lẻ điện để cạnh tranh trong khâu bán lẻ. Các đơn vị này được
quyền mua điện từ các đơn vị phát điện hoặc từ thị trường để bán lẻ cho khách hàng sử
dụng điện. [1], [5]


6

1.1.2. Mơ hình thị trường điện tại Việt Nam

1.1.2.1. Mơ hình thị trường phát điện cạnh tranh tại Việt Nam

Hình 1.1: Mơ hình thị trường phát điện cạnh tranh tại Việt Nam
(một đơn vị mua duy nhất). [6]
Đơn vị mua buôn duy nhất là Công ty mua bán điện (EPTC), có chức năng mua
tồn bộ điện năng qua thị trường và qua hợp đồng mua bán điện.
Các Tổng Công ty phân phối điện (đơn vị phân phối điện) là các Tổng Công ty
Điện lực, là đơn vị nhận điện trực tiếp từ lưới truyền tải để bán điện cho khách hàng
sử dụng điện hoặc các đơn vị phân phối và bán lẻ khác, các Công ty phân phối thực
hiện 2 chức năng là phân phối và kinh doanh điện.
Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện (SMO - System and Market
Operator) là Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (NLDC) và các Trung tâm Điều
độ hệ thống điện miền (RLDC) có chức năng chỉ huy điều khiển quá trình phát điện, truyền
tải và phân phối điện, điều hành giao dịch thị trường điện.
Đặc điểm:
- Không gây ra những thay đổi đột biến và xáo trộn lớn trong hoạt động của ngành
điện;
- Hình thành được mơi trường cạnh tranh trong khâu phát điện, thu hút được đầu tư vào
các nguồn điện mới;


7

- Mơ hình thị trường đơn giản, nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho vận hành
thị trường không lớn.
- Mức độ cạnh tranh chưa cao, chỉ giới hạn cạnh tranh khâu phát điện;
- Đơn vị mua duy nhất phải có năng lực tài chính đủ mạnh;
- Các công ty phân phối chưa được lựa chọn nhà cung cấp điện. [6]
1.1.2.2. Mơ hình thị trường bán bn cạnh tranh tại Việt Nam


Hình 1.2. Mơ hình thị trường bán buôn cạnh tranh tại Việt Nam
(cho nhiều đơn vị mua bán buôn điện). [6]
Cục Điều tiết Điện lực (ERAV) là đơn vị có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện
các hợp đồng mua bán điện, kiểm tra, giám sát hoạt động thị trường, sự biến động giữa
cung và cầu để đảm bảo cho thị trường điện lực hoạt động ổn định, có hiệu quả; giải
quyết các khiếu nại, tranh chấp theo thẩm quyền; thực hiện điều tiết thị trường; yêu
cầu dừng thị trường trong trường hợp cần thiết.
Đặc điểm:
- Tạo ra sự cạnh tranh trong khâu phát và bán bn điện;
- Đã xóa bỏ được độc quyền mua điện của Đơn vị mua duy nhất trong thị trường
phát điện cạnh tranh.
- Các đơn vị phân phối và các khách hàng tiêu thụ lớn có quyền lựa chọn nhà cung
cấp điện


8

- Nhưng hoạt động giao dịch trong thị trường phức tạp hơn nhều so với thị trường
phát điện cạnh tranh;
- Nhu cầu đầu tư về cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho vận hành thị trường cao;
- Vẫn còn độc quyền trong khâu bán lẻ điện cho các khách hàng tiêu thụ điện vừa
và nhỏ. [6]
1.1.2.3. Mơ hình thị trường bán lẻ cạnh tranh tại Việt Nam

Hình 1.3 - Mơ hình thị trường bán lẻ cạnh tranh tại Việt Nam. [6]
Các đơn vị cung cấp dịch vụ bao gồm:

+ Đơn vị cung cấp dịch vụ thu thập và quản lý số liệu đo đếm điện năng là Trung
tâm Công nghệ Thông tin (EVN-IT) thuộc Công ty viễn thông Điện lực.
+ Đơn vị cung cấp dịch vụ truyền tải là Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia

(NPT), là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý vận hành lưới điện truyền tải.
Đặc điểm:
- Là bước phát triển cao nhất của thị trường điện;
- Đưa canh tranh vào tất cả các khâu: phát điện, bán buôn và bán lẻ điện;
- Nhưng hoạt động giao dịch thị trường rất phức tạp, đòi hỏi hệ thống quy định cho
hoạt động của thị trường phưc tạp hơn;


9

- Nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho vận hành thị trường lớn hơn rất
nhiều so với thị trường bán bn.
1.2. ĐÁNH GIÁ CƠNG TÁC VẬN HÀNH THỊ TRƯỜNG PHÁT ĐIỆN CẠNH
TRANH
1.2.1. Một số kết quả vận hành VCGM
1.2.1.1. Cấu trúc thị trường phát điện cạnh tranh
Tại thời điểm bắt đầu vận hành chính thức VCGM, có 73 nhà máy điện (tổng cơng
suất đặt 23.493 MW) tham gia thị trường phát điện cạnh tranh dưới hai (02) hình thức:
trực tiếp giao dịch trên thị trường điện và gián tiếp giao dịch trên thị trường điện.
Trong đó, 32 nhà máy điện trực tiếp chào giá trên thị trường, tổng công suất đặt là
9.312 MW chiếm khoảng 39% tổng cơng suất đặt.
Tính đến hết tháng 6 năm 2016, trên tồn hệ thống điện có 112 nhà máy điện đang
vận hành với tổng công suất đặt 34.590 MW (không tính các nhà máy thủy điện nhỏ
và nhập khẩu). Trong đó, số nhà máy trực tiếp tham gia thị trường điện là 72 nhà máy
với tổng công suất đặt là 14.002 MW chiếm 45% tổng cơng suất đặt tồn hệ thống.
Các nhà máy còn lại tham gia thị trường theo hình thức gián tiếp, bao gồm: các nhà
máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu bao gồm Hịa Bình, Sơn La, Tuyên Quang, Trị
An, Ialy và các nhà máy thủy điện thuộc bậc thang dưới của Ialy (tổng công suất
6.941MW, chiếm 20% tổng cơng suất đặt tồn hệ thống); các nhà máy điện BOT; các
nhà máy nhiệt điện chạy dầu/than nhập đắt tiền và các nhà máy điện được hưởng cơ

chế vận hành đặc thù theo chỉ đạo của Chính phủ (Cà Mau 1, Cà Mau 2). [3]
Ngoài ra, 24 nhà máy điện (với tổng công suất 6.695,5 MW chiếm 20% tổng cơng
suất đặt tồn hệ thống) đang tạm được xếp vào diện gián tiếp tham gia thị trường điện,
do đây là các nhà máy điện mới đưa vào vận hành, chưa hoàn thành đầu tư cơ sở hạ
tầng và các yêu cầu khác để tham gia thị trường; và các nhà máy thủy điện miền Bắc
có đấu nối vào lưới điện nhập khẩu từ Trung Quốc. Như vậy, tính đến hết tháng 6 năm
2016, 24% công suất đặt của hệ thống tham gia gián tiếp chào giá trên thị trường.


10

Hình 1.4 - Thị phần cơng suất đặt các đơn vị phát điện
tham gia VCGM tính đến hết tháng 6 năm 2016
1.2.1.2. Giá thị trường điện
Giá trần điện năng thị trường (SMP cap) trong các giai đoạn qua đã được điều
chỉnh trên cơ sở sự biến động các yếu tố đầu vào của khâu phát điện. Cụ thể, giá trần
thị trường điện áp dụng qua các giai đoạn vận hành VGCM được trình bày trong Bảng
2.1.
Bảng 1.1 - Giá trần thị trường điện qua các giai đoạn vận hành VCGM
Giá trần thị trường
(VNĐ/kWh)

Năm

Thời gian áp dụng

2012

Từ 01/07/2012


846,3

01/01 - 31/01/2013

846,3

01/02 - 30/04/2013

868,0

01/05 - 31/05/2013

900,0

01/06 - 31/12/2013

1015,0

2014

01/01 - 31/12/2014

1168,0

2015

01/01 - 31/12/2015

1280,0


2016

01/01 - 31/12/2016

1171,0

2013

Qua gần 5 năm theo dõi vận hành thị trường, giá thị trường toàn phần (SMP +
CAN) đã phản ánh tương đối khách quan, trung thực quan hệ cung - cầu và tình hình


11

thực tế hệ thống điện tại mọi thời điểm. Giá thị trường có xu hướng cao vào giờ cao
điểm và thấp hơn vào các giờ thấp điểm. [3], [6]

Hình 1.5 - Giá thị trường điện (SMP, CAN, FMP)
Do đặc điểm của hệ thống điện Việt Nam có thị phần thủy điện theo công suất đặt
khá lớn (trên 40%) và các yếu tố thủy văn có hai mùa rõ rệt, nên có sự khác biệt giữa
mùa khơ và mùa mưa khá lớn. Trong giai đoạn mùa mưa, giá SMP thường biến động ở
mức thấp nguyên nhân là do đây là giai đoạn lũ chính vụ, nước về các hồ thủy điện
khá tốt, mức công suất khả dụng cao và các nhà máy thường chào giá ở mức thấp để
được huy động, do vậy giá điện năng thị trường giảm. Trong giai đoạn mùa khô từ
tháng 01 đến tháng 6, giá điện năng thị trường điện thường xuyên ở mức cao (trừ một
vài thời điểm vào các ngày nghỉ lễ như dịp Tết Nguyên đán, giỗ tổ…).

Hình 1.6 - Tương quan giữa phụ tải và giá SMP



12

Hình 1.7 - Diễn biến giá cơng suất CAN trung bình năm
Giá cơng suất CAN được tính tốn phù hợp với dự kiến thu hồi chi phí của nhà
máy BNE trong năm và tỷ lệ với phụ tải từng chu kỳ để khuyến khích các nhà máy khả
dụng vào các giờ cao điểm của hệ thống. [3], [6]
1.2.1.3. Tính tốn thanh toán trong thị trường điện
Tổng sản lượng điện thực phát của toàn hệ thống trong năm 2014 đạt khoảng
145.540 tỷ kWh, trong đó sản lượng các nhà máy nhiệt điện chiếm tỷ trọng khá lớn, cụ
thể: tua-bin khí chiếm tỷ trọng 31%; nhiệt điện than chiếm 26%, thủy điện chiếm mức
tỷ trọng lớn nhất là 41% tổng sản lượng tồn hệ thống; phần sản lượng cịn lại là từ các
nguồn điện nhỏ và nhập từ Trung Quốc.
Tổng sản lượng thực phát (Qmq) của các nhà máy điện trực tiếp chào giá trên thị
trường trong năm 2014 là khoảng 60,95 tỷ kWh (chiếm khoảng 42% tổng sản lượng
của toàn hệ thống điện), trong đó các nhà máy tuabin khí chiếm tỷ trọng cao nhất là
37%, tiếp đến là các nhà máy nhiệt điện than 35% và thấp nhất là các nhà máy thủy
điện với tỷ lệ là 28%. Tổng sản lượng hợp đồng (Qc) được giao năm 2014 cho các nhà
máy trực tiếp tham gia thị trường điện là 51.43 tỷ kWh chiếm 84,4% tổng sản lượng
thực phát của các nhà máy này. Chi tiết về tổng sản lượng Qm, Qc và tỷ lệ Qc/Qm
từng tháng như dưới đây:


13

Hình 1.8 - Tỷ lệ sản lượng Qm và Qc của các nhà máy
trực tiếp chào giá trên thị trường

Hình 1.9 - Tỷ trọng các khoản thanh toán trong VCGM
Trong năm 2014, tổng tất cả các khoản thanh toán cho các nhà máy trực tiếp tham
gia thị trường điện là khoảng 75.348 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ thanh tốn cho phần sản

lượng thanh toán theo giá SMP chiếm tỷ trọng cao nhất là 62%, tỷ trọng thanh toán
theo hợp đồng CfD chiếm 20%. [3], [6]
1.2.2. Đánh giá về công tác vận hành thị trường điện VCGM
1.2.2.1. Các kết quả đạt được
Sau 4 năm đi vào hoạt động chính thức, thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam
đã thu được những thành công cơ bản như sau:
- Hệ thống điện đã được vận hành an toàn tin cậy, cung cấp đủ điện cho phát triển
kinh tế xã hội, khơng có sự cố có nguyên nhân từ việc vận hành thị trường điện đảm
bảo cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia.
- Việc vận hành thị trường phát điện cạnh tranh đã tăng minh bạch, công bằng


×