Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

MÔ HÌNH NHÀ Ở LÔ PHỐ THÍCH ỨNG VỚI ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.78 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------------------------------------

PHẠM QUỐC TRÍ

MƠ HÌNH NHÀ Ở LƠ PHỐ
THÍCH ỨNG VỚI ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành : Kiến Trúc
Mã số: 8580101

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: TS. KTS. NGUYỄN ANH TUẤN

Đà Nẵng – Năm 2018


i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.
Tác giả

Phạm Quốc Trí



ii

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn quý báu của TS.KTS Nguyễn
Anh Tuấn. Thầy đã tận tâm dẫn dắt tôi trên con đường học tập và nghiên cứu khoa
học.
Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Quản lý đào tạo sau đại học, Khoa kiến
trúc (Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng) cùng các thầy cô, các nhà khoa
học, các chuyên gia, … đã giúp đỡ, hỗ trợ và góp ý cho tơi trong q trình nghiên cứu
và thực hiện Luận văn.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình đã ln là nguồn động viên và tạo điều kiện cho
tơi hồn thành Luận văn này.


iii
MƠ HÌNH NHÀ Ở LƠ PHỐ THÍCH ỨNG VỚI ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Học viên: Phạm Quốc Trí
Chun ngành: Kiến Trúc
Mã số: ………Khóa: K34 Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN
Tóm tắt - Tại Việt Nam nói chung và TP. Đà Nẵng nói riêng, nhà ở lơ phố vẫn chiếm
số lượng lớn trong quy hoạch và xây dựng. Tuy nhiên việc đưa các yếu tố thiên nhiên vào nhà
ở như thế nào để vừa đảm bảo mỹ quan, khoa học, vừa tận dụng được tối ưu những lợi ích từ
chúng mà lại vừa tiết kiệm chi phí của người dân lại chưa thực sự được chú ý. Vì vậy vấn đề
nhà ở lơ phố sinh thái cần được nhìn nhận một cách thấu đáo. Nghiên cứu này nhằm tìm giải
pháp hợp lí trong việc áp dụng vào loại hình nhà lơ phố ở thành phố Đà Nẵng theo hướng bố
cục hình thái bên ngồi cũng nhưng giải quyết không gian bên trong để phù hợp với điều kiện
khí hậu của địa phương. Bên cạnh đó nghiên cứu bổ sung thêm các giải pháp hữu hiệu nhằm
tăng cường và tận dụng những yếu tố có lợi của tự nhiên và hạn chế những yếu tố bất lợi để

cải thiện môi trường sống và đáp ứng những yêu cầu càng cao của con người khi sinh sống
trong ngôi nhà. Cũng như đóng góp một phần vào chiến lược thiết kế kiến trúc sinh thái, kiến
trúc bền vững và tiếng nói riêng của kiến trúc ở TP. Đà Nẵng.
Từ khóa – Nhà ở Lơ Phố, Nhà ở thích ứng khí hậu, Nhà phố xanh, Tăng cường yếu
tố thiên nhiên, ánh sáng và thơng gió trong nhà phố.

MODELS OF TUBE HOUSE ADAPT TO DA NANG CITY'S
CLIMATE
Abstract - Vietnam in general and Da Nang City in particular, tube houses still occupy
large numbers in the planning and construction. However, how to ensure the aesthetic factors
and sciences while taking advantage of the optimal benefits from them without wasting
resources? Those problems have not been received attention. Therefore, the issue of eco-tube
house should be considered thoroughly. This project aims to find a suitable solution in
applying the type of tube house in Da Nang City in the direction of the external
morphological layout, but also to solve the interior space that suits the local climate. In
addition, this research is to enhance and utilize the benefits of nature, limit adverse factors
which improves the living environment, and meet the higher requirements of people living in
the house. It also contributes to the design strategy of ecological architecture, as well as
sustainable architecture and the voice of architecture in Da Nang City.
Key words - Tube house, House adapt to climate, Green tube house, strengthening
of natural elements, lighting and ventilation inside tube house.


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .....................................................................................................................iv

DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề, sự cần thiết và ý nghĩa của đề tài ....................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................ 1
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 2
4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu ............................................................... 2
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở trong và ngoài
nước ................................................................................................................................. 2
6. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 8
7. Cấu trúc đề tài ....................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG NHÀ Ở LÔ PHỐ ĐÀ NẴNG - VIỆT NAM VÀ
NHÀ Ở MỘT SỐ NƯỚC PHÁT TRIỂN TRONG VÙNG KHÍ HẬU NHIỆT
ĐỚI ................................................................................................................................ 10
1.1. Thực trạng nhà ở lô phố Đà Nẵng - Việt Nam ....................................................... 10
1.1.1. Tình hình dân cư tại Đà Nẵng ....................................................................... 10
1.1.2. Lịch sử và thực trạng nhà lô phố TP. Đà Nẵng ............................................ 11
1.2. Thực trạng nhà ở một số nước phát triển trong vùng khí hậu nhiệt đới và một
số vùng khí hậu khác ..................................................................................................... 14
1.3. Kinh nghiệm học tập .............................................................................................. 22
1.4. Kết luận Chương 1.................................................................................................. 22
CHƯƠNG 2. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC TĂNG CƯỜNG
CÁC YẾU TỐ THIÊN NHIÊN TRONG NHÀ Ở LÔ PHỐ TẠI ĐÀ NẴNG ....... 24
2.1. Vị trí, Khí hậu và địa hình TP. Đà Nẵng ................................................................ 24
2.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................... 24
2.1.2. Khí Hậu ......................................................................................................... 24
2.1.3. Địa hình TP. Đà Nẵng ................................................................................... 31
2.1.4. Các cơ sở về vi khí hậu ................................................................................. 32
2.2. Khái niệm và đặc điểm của mơ hình nhà ở Lô phố ................................................ 33
2.2.1. Định nghĩa ..................................................................................................... 33



v
2.2.2. Ưu và nhược điểm của mơ hình nhà ở Lơ phố ............................................. 33
2.2.3. Những kích thước nhà lơ phố điển hình ở Đà Nẵng ..................................... 34
2.3. Các quy định , quy chuẩn ảnh hưởng đến việc thiết kế thông gió và chiếu sáng
trong nhà Lơ phố............................................................................................................ 34
2.4. Kết luận Chương 2.................................................................................................. 36
CHƯƠNG 3. CÁC PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VÀ MƠ PHỎNG ............................ 37
3.1. Tổng hợp phân tích các số liệu thu thập được trong quá trình khảo sát................. 37
3.1.1. Phân tích số liệu và đặt điểm của các loại hình nhà ở Lơ phố ...................... 37
3.1.2. Các đặc điểm phân loại của từng nhóm mặt bằng ........................................ 54
3.2. Phân tích mơ phỏng 3 căn nhà Lơ phố được khảo sát trên thực tế ......................... 54
3.2.1. Khảo sát đánh giá hiên trạng nhà 1 ............................................................... 54
3.2.2. Khảo sát đánh giá hiên trạng nhà 2 ............................................................... 59
3.2.3. Khảo sát đánh giá hiên trạng nhà 3 ............................................................... 63
3.3. Cải tạo các nhược điểm của các loại hình nhà được khảo sát ................................ 67
3.3.1. Cải tạo nhà 1 ................................................................................................. 67
3.3.2. Cải tạo nhà 3 ................................................................................................. 69
3.4. Kết luận Chương 3.................................................................................................. 71
CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VÀ ỨNG DỤNG TRONG MỘT
NHÀ PHỐ ĐIỂN HÌNH .............................................................................................. 72
4.1. Những đề xuất và giải pháp .................................................................................... 72
4.1.1. Xác định hướng nhà ...................................................................................... 72
4.1.2. Các giải pháp thơng gió ................................................................................ 73
4.1.3. Các giải pháp che nắng cho kết cấu bao che................................................. 77
4.1.4. Các giải pháp tăng cường chiếu sáng tự nhiên ............................................. 82
4.2. Đề xuất tổng hợp các giải pháp trong một mơ hình nhà phố ................................. 86
4.3. Kết luận Chương 4.................................................................................................. 95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 98
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

1.1:

Bảng thống kê tinh hình dân số TP Đà Nẵng

10

1.2:

Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm của Đà Nẵng và toàn
quốc

10

1.3:

Bảng thống kê thực trạng, nhu cầu về nhà ở tại Đà Nẵng


11

2.1:

Tốc độ gió trung bình & gió mạnh nhất trong năm

26

2.2:

Phản ứng của cơ thể với gió

33

2.3:

Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc

35

2.4:

Hệ số độ rọi tự nhiên tối thiểu

35

2.5:

Quy chuẩn độ rọi


36

2.6:

Lưu lượng thơng gió chung tối thiểu đối với nhà ở

36

3.1:

Tỷ lệ xuất hiện các nhóm mặt bằng trong tổng 90 mặt bằng
khảo sát

37

3.2:

Bảng phân loại các nhóm nhà ở Lơ phố theo hình dạng mặt
bằng được thu thập và khảo sát

38

3.3:

Đánh giá khảo sát nhà số 1 thông qua bảng biểu

55

3.4:


Đánh giá khảo sát nhà số 2 thông qua bảng biểu

60

3.5:

Đánh giá khảo sát nhà số 3 thông qua bảng biểu

65

3.6:

Kết quả so sánh tốc độ gió trong nhà trước và sau cải tạo

70

4.1:

Các phương án tổ chức lam chắn điều hướng gió với cửa sổ
thơng gió

75

4.2:

Các kiểu tấm chắn nắng ngang

77


4.3:

Các kiểu tấm chắn nắng đứng và loại hỗn hợp

78

4.4:

Loại kính giảm sánh sáng chói qua kính

81

4.5:

Mơ phỏng thơng gió giữa 2 dãy nhà lô phố đối diện nhau

89

4.6:

Mô phỏng các trường hợp hướng nhà hợp vs hướng gió theo
góc

90


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu


Tên hình

hình

Trang

1.1:

Ảnh chụp bản đồ và một góc thành phố ven sơng

11

1.2:

Hình bến cảng Đà Nẵng cũ trước năm 1925

12

1.3:

Hình chụp mẫu nhà phố và dãy nhà phố điển hình thời kì sau
năm 1975

12

1.4:

Góc phố khu vực chợ cồn thời kì đổi mới 1986


13

1.5:

Dãy nhà phố mới xung quanh khu vực chợ Hàn hiện nay

13

1.6:

Loại hình nhà phố đa dạng ở khu vực trung tâm TP. Đà Nẵng

14

1.7:

Nhà LINDAVISTA

14

1.8:

Mặt bằng nhà Lindavista

15

1.9:

Căn nhà MONAMA


16

1.10:

Chiến lược thông gió áp dụng trong căn nhà MONAMA

17

1.11:

Phương pháp thơng gió thụ động được áp dụng trong phòng
ngủ căn nhà

17

1.12:

Căn nhà Ecohouse Wiberg

18

1.13:

Mặt bằng các tầng của căn nhà

19

1.14:

Prototype Solar House


19

1.15:

Các tấm năng lượng mặt trời được lắp đặt trên mái nhà

20

1.16:

Căn nhà Sustainable House

21

1.17:

Mặt bằng các tầng của căn nhà Sustainable House

22

2.1:

Diện tích tự nhiên thành phố Đà Nẵng

24

2.2:

Biểu đồ thể hiện hoa gió ở TP. Đà Nẵng thơng qua phần mềm

Autodesk Ecotect

26

2.3:

Nhiệt độ khơng khí trung bình các tháng (ºC) và Lượng mưa
trung bình các tháng (mm)

27

2.4:

Biểu đồ nhiệt độ của TP. Đà Nẵng thay đổi theo thời gian

27

2.5:

Biểu đồ thể hiện độ che phủ bầu trời theo thời gian

29

2.6:

Biểu đồ đường biệu kiến của mặt trời và vùng cần che nắng

29

2.7:


Địa hình thành phố Đà Nẵng

31

2.8:

Trao đổi nhiệt cơ thể và mơi trường

32

2.9:

Hình dạng của loại hình nhà phố trên phối cảnh và mặt bằng

34

3.1:

Vị trí hiện trạng của căn nhà khảo sát và mặt đứng hiện trạng
của căn nhà 1

54


viii
Số hiệu
hình

Tên hình


Trang

3.2:

Cấu trúc khơng gian bên trong căn nhà 1 với các khu vực cầu
thang, giếng trời

55

3.3:

Sơ đồ mặt bằng căn nhà khảo sát số 1

55

3.4:
3.5:

Dựng lại mơ hình nhà khảo sát số 1 và khu vực khảo sát theo
đúng hiện trạng thông qua phần mềm sketchup 2017.
Mô phỏng vị trí đường biệu kiến mặt trời và bóng đổ trên cơng
trình lúc 8h ngày Hạ chí (21 tháng 6) của căn nhà số 1

56
56

Ánh sáng chiếu vào trong căn phịng của ngơi nhà khảo sát số
3.6:


3.7:

1 lúc 8h sáng ngày 21/6 (bên trái) và hình ảnh thể hiện độ rọi
ánh sáng (Lux) theo thang màu (bên phải)
Mô phỏng căn phòng với ánh sáng thực tế và khảo sát độ rọi
trực tiếp trên các điểm trong phòng.

57

57

3.8:

Đánh giá tác động thơng gió lên khu vực nhà khảo sát số 1
thơng qua 2 hướng gió chính của TP. Đà Nẵng là gió Đơng
(hình trái) và gió Đơng Nam (hình phải).

58

3.9:

Mơ phỏng thơng gió dưới dạng lát cắt xun suốt của căn nhà
khảo sát số 1

58

3.10:

Vị trí hiện trạng của căn nhà khảo sát và mặt đứng hiện trạng
của căn nhà 2


59

3.11:

Cấu trúc không gian bên trong căn nhà 2 với các khu vực cầu
thang, giếng trời

60

3.12:

Sơ đồ mặt bằng căn nhà khảo sát số 2

60

3.13:

Dựng lại mơ hình nhà khảo sát số 2 và khu vực khảo sát theo
đúng hiện trạng thơng qua phần mềm sketchup 2017.

61

3.14:

Mơ phỏng vị trí đường biệu kiến mặt trời và bóng đổ trên cơng
trình lúc 8h và lúc 14h ngày Hạ chí (21 tháng 6) của căn nhà số 2.

61


3.15:

Ánh sáng chiếu vào trong căn phịng của ngơi nhà khảo sát số
2 lúc 14h chiều ngày 21/6 (bên trái) và hình ảnh thể hiện độ rọi
ánh sáng (Lux) theo thang màu (bên phải)

61

3.16:

Mô phỏng căn phòng với ánh sáng thực tế và khảo sát độ rọi
trực tiếp trên các điểm trong phòng.

62

3.17:

Đánh giá tác động thơng gió lên khu vực nhà khảo sát số 2 thơng
qua 2 hướng gió chính của TP. Đà Nẵng là gió Đơng (hình trái)

62


ix
Số hiệu
hình

Tên hình

Trang


và gió Đơng Nam (hình phải).
3.18:
3.19:
3.20:
3.21:
3.22:
3.23:

Mơ phỏng thơng gió dưới dạng lát cắt xuyên suốt của căn nhà
khảo sát số 2
Vị trí hiện trạng của căn nhà khảo sát và mặt đứng hiện trạng của
căn nhà 3
Cấu trúc không gian bên trong căn nhà 3 với các khu vực hành
lan, cầu thang
Sơ đồ mặt bằng căn nhà khảo sát số
Dựng lại mơ hình nhà khảo sát và khu vực khảo sát theo đúng
hiện trạng thông qua phần mềm sketchup 2017
Mơ phỏng vị trí đường biệu kiến mặt trời và bóng đổ trên cơng
trình lúc 8h sáng ngày Hạ chí (21 tháng 6) của căn nhà số 3.

63
63
64
64
65
65

Đánh giá tác động thơng gió lên khu vực nhà khảo sát số 2
3.24:


3.25:
3.26:

thơng qua 2 hướng gió chính của TP. Đà Nẵng là gió Đơng
(hình trái) và gió Đơng Nam (hình phải).
Mơ phỏng thơng gió dưới dạng lát cắt xun suốt của căn nhà
khảo sát số 3
Tấm cách nhiệt (hình trái) và khảo sát ánh sáng sau khi sử
dụng tấm cách nhiệt (hình phải)

66

66
67

3.27:

Lam xoay thực tế và mơ hình sketchup ngôi nhà khảo sát số 1
áp dụng lam xoay che nắng

68

3.28:

Khảo sát đội rọi các điểm trong căn phòng với Autodesk
Ecotect

68


3.29:

Độ chói giảm sau khi mơ phỏng lắp đặt lam xoay che nắng
trong Autodesk cotect

69

3.30:

Mặt bằng cải tạo mới của căn nhà khảo sát số 3

69

3.31:

Mô phỏng mặt cắt thông gió sau khi cải tạo của căn nhà khảo
sát số 3

70

3.32:

Biểu đồ tốc độ gió trước và sau cải tạo căn nhà khảo sát số 3

70

4.1:

Biểu đồ thể hiện hướng tốt thông qua phần mềm ecotect, ở khu
vực TP. Đà Nẵng


73

4.2:

Thơng gió theo trục xun suốt trong mặt cắt 1 căn nhà lơ phố

74

4.3:

Cửa sổ có kết hợp giữa tấm chắn nắng hỗn hợp và dạng lá

79


x
Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

chớp nhỏ
4.4:

Kính bảo ơn, gạch kính, kính low-e (từ trái sang phải)

81


4.5:

Bồn hoa và dàn cây xanh che nắng trước mặt tiền nhà

82

4.6:

Cửa sổ có sử dụng tấm tán xạ ánh sáng

83

4.7:

Nguyên tắc hoạt động của ống dẫn sáng (trái) và hình minh
họa áp dụng ống dẫn sáng vào nhà phố

84

4.8:

Bố trí cầu thang dọc nhà ống 4m – 5m

85

4.9:

Thiết kế bậc thang bằng kính và thép đục lỗ (Trái) lối lên tầng
thượng tăng cường lấy sáng bằng kính


85

4.10:

Sử dụng vật liệu phản xạ và khuếch tán ánh sáng từ mái

86

4.11:

Mặt bằng các tầng của mẫu nhà lô phố đề xuất

87

4.12:

Mơ hình khối nhà đề xuất trên phần mềm Sketchup

87

4.13:

Ngôi nhà lô phố đề xuất được bao bọc xung quanh các khối
nhà phố mô phỏng như thực tế

88

4.14:


Cài đặt thơng số tốc độ gió trong mơ phỏng với giá trị 1,5m/s

88

4.15:

Hiệu quả thơng gió thể hiện qua mặt cắt của mẫu nhà Lơ phố
đề xuất.

92

4.16:

Hiệu quả thơng gió thể hiện dưới dạng phóng xạ theo màu trên
mặt cắt nhà đề xuất (bên trái), Vector gió tại các vị trí giếng
trời và hành lan thơng gió (bên phải)

92

4.17:

Mặt đứng mẫu nhà đề xuất dạng phểu tăng khả năng lấy gió
cho căn nhà (trái) cửa sổ tạo áp suất âm dương để thu gió vào
bên trong phịng.

93

4.18:

Đặt mơ hình mẫu nhà đề xuất vào trong môi trường mô phỏng

ánh sáng của phần mềm Ecotect với các điều kiện tương tự
trong thực tế

93

4.19:

Sự hiệu quả của giải pháp chiếu sáng từ nhiều phía ở trong căn
nhà mẫu đề xuất

94

4.20:

Lam xoay che nắng mở ở vị trí góc 45 độ khi mặt trời ở góc 8
giờ và 15 giờ

94

4.21:

Lam xoay che nắng đóng hồn tồn khi mặt trời ở góc 8 giờ và
15 giờ

95


1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề, sự cần thiết và ý nghĩa của đề tài
Việc gây ô nhiễm môi trường của loài người dẫn đến hậu quả là con người phải
hứng chịu những tác động của sự biến đổi khí hậu tồn cầu. Chất lượng mơi trường
sống ngày càng xuống cấp đặc biệt là ở những thành phố lớn, khiến con người ta ngày
cần nhiều đến những khoảng không gian trong lành, và có xu hướng muốn hịa hợp với
tự nhiên hơn. Những yếu tố thiên nhiên chính là một trong những giải pháp tối ưu nhất
để có thể cải thiện chất lượng môi trường sống. Và việc đưa các yếu tố thiên nhiên vào
các cơng trình kiến trúc nói chung và nhà ở nói riêng là một xu hướng tất yếu. Ở Việt
Nam hiện tại đã có một số chủ trương, quy định nhằm thúc đẩy và khuyến khích việc
tăng cường các yếu tố thiên nhiên vào các cơng trình nhà ở.
Q trình đơ thị hóa của TP. Đà Nẵng đã và đang phát triển mạnh theo chiều
rộng và có sức lan tỏa mạnh. Dân số tăng với tốc độ cao, mật độ dân số tập trung chủ
yếu ở khu vực trung tâm, đã dẫn đến những mặt hạn chế của cơ sở hạ tầng cũng như
môi trường sống của người dân bị ảnh hưởng. Trong cuộc sống càng hiện đại, con
người ngày càng muốn hòa hợp với thiên nhiên. Kiến trúc cần hịa đồng với thiên
nhiên, lấy sự thích ứng là phương châm trong đối xử với thiên nhiên, bên cạnh đó hạn
chế tối đa việc sử dụng các phương tiện và thiết bị kỹ thuật tiêu tốn năng lượng đang là
đích đến cuối cùng. Tại Việt Nam nói chung và TP. Đà Nẵng nói riêng, nhà ở lơ phố
vẫn chiếm số lượng lớn trong quy hoạch và xây dựng vì vậy vấn đề nhà ở sinh thái cần
được nhìn nhận một cách thấu đáo. Kiến trúc sinh thái mang lại sự phát triển bền vững
và có lợi ích lâu dài cho người cư trú. Vì vậy cần phải hết sức quan tâm đến vấn đề
kiến trúc sinh thái và vi khí hậu. Để đưa ra những tiêu chí sinh thái, tiết kiệm, thân
thiện với môi trường. Để ứng dụng vào từng căn nhà, nhờ đó tạo dựng mơi trường
sống tiện nghi.
Thực tế cho thấy việc ứng dụng và tăng cường các yếu tố thiên nhiên như cây
xanh , ánh sáng , gió v.v... vào nhà ở đã
tiết kiệm chi phí của người dân lại chưa thực sự được chú ý. Vì vậy, tơi lựa chọn
nghiên cứu đề tài: “Mơ hình nhà ở lơ phố thích ứng với điều kiện khí hậu tại thành phố
Đà Nẵng” nhằm giải quyết vấn đề đã nêu trên.
2. Mục tiêu của đề tài

Tìm và bổ sung giải pháp đưa các yếu tố tự nhiên (ánh sáng, thơng gió) một cách
hiệu quả, mỹ quan, kinh tế trong kiến trúc nhà phố nói riêng.
Xây dựng các cơ sở khoa học từ đó đề xuất một số các mơ hình nhà ở lơ phố
thích ứng với điều kiện khí hậu Đà Nẵng.


2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: nhà ở lô phố. Việc chọn lựa đối tượng nghiên cứu này là
vì kết quả nghiên cứu nếu thành cơng có thể áp dụng nhân rộng mơ hình và có tầm ảnh
hưởng sâu rộng.
- Phạm vi nghiên cứu: Để đảm bảo nghiên cứu đạt được kết quả chính xác và có
chất lượng tốt, đề tài nghiên cứu này giới hạn đối tượng nghiên cứu là loại hình nhà ở
lơ phố và địa bàn nghiên cứu là thành phố Đà Nẵng.
- Giới hạn nghiên cứu các yếu tố thiên nhiên được tăng cường trong nhà lô phố
bao gồm:
+ Ánh sáng;
+ Gió.
4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận: Từ thực tiễn → tổng hợp, bổ sung lý thuyết phù hợp với đặc điểm
địa phương → đưa ra giáp pháp: đây là hướng đề tài xây dựng được mô hình nhà ở lơ
phố theo hướng bền vững.
Phương pháp nghiên cứu:
Khảo sát thực trạng: Quan sát, chụp ảnh thực trạng kết hợp với thu thập số liệu,
tư liệu, các thông tin trên cơ sở đo đạc thực tế, sách báo, mạng internet, nhằm nắm bắt
thông tin tổng quát về thực trạng và đưa ra được những đánh giá khách quan về vấn đề
liên quan đến mơ hình nhà ở lơ phố.
Thu thập và tham khảo dữ liệu: Trên cơ sở các tài liệu thu thập được từ quá trình
khảo sát tiến hành đọc, phân tích, tổng hợp, diễn giải, trích dẫn, hệ thống hóa những
vấn đề, thơng tin phục vụ cho đề tài.

Đối chiếu và so sánh để đánh giá và định hướng thiết kế xây dựng mơ hình nhà ở
lô phố trong tương lai.
Đưa vào mô phỏng bằng các phần mềm chun dụng để xây dựng các mơ hình
tính toán thu được kết quả và tiến hành so sánh mối tương quan tổng thể của các mơ
hình so với thực tế.
Kết hợp với phương pháp thực nghiệm để đưa ra các giải pháp ứng dụng vào nhà
lô phố một cách hiệu quả. Từ đó đưa ra được các khuyến nghị có khả năng áp dụng
vào thực tiễn thiết kế.
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở trong và
ngoài nước
5.1. Ngoài nước:
Vấn đề về q trình hình thành nhà lơ phố của Việt Nam cũng như sự chuyển
biến về hình thức theo thời gian dưới tác động của kinh tế, xã hội và sự biến đổi khí


3
hậu đã được các học giả trên thế giới quan tâm. Vì vậy đã có rất nhiều các nghiên cứu
đánh giá và đưa ra được các kết quả chuyên sâu về vấn đề này:
Tô. K [1] đã tập trung nghiên cứu về các hình thức nhà ở của Hà Nội, đặc biệt là
hình thức "Nhà ống" truyền thống ở các khu phố cổ Hà Nội (được xây dựng trước và
trong thế kỷ 19) và các kiểu mẫu nhà ống (được xây dựng sau cuộc cải cách kinh tế
năm 1986). Tác giả đã đưa ra so sánh về 2 loại hình nhà ở trên, tập trung phân tích sâu
về mặt bản chất, nhận dạng và đặc điểm của chúng cũng như phân tích mối quan hệ
giữa 2 loại hình nhả ở trên để từ đó rút ra được những khía cạnh và bài học kinh
nghiệm về phát triển đô thị (xem Hình, Hình 2).

Hình1: Ngơi nhà ống hiện đại một phần trên phố Hàng Mã và khu phố cổ điển hình
(Nguồn: [1]).

Hình 2: Phác thảo sơ đồ cụm nhà phố truyền thống và hình ảnh một cụm nhà phố mới

ở Hà Nội của tác giả (Nguồn: [1]).
Nguyễn, A. T. [2], [3] đã tiến hành nghiên cứu chuyên sâu các chiến lược về nhà
ở tiện nghi, tiết kiệm năng lượng với chi phí xây dựng có thể chấp nhận được. Trong
đó tập trung về vấn đề tạo lập mơ hình tiện nghi nhiệt cho người Việt Nam để từ đó rút
ra được các chiến lược thiết kế cơng trình đáp ứng điều kiện khí hậu tại Việt Nam.


4

Hình 3: Sự dự đốn sai lệch của mơ hình nhiệt độ tiện nghi ở Hà nội của phần mềm
khi bỏ qua độ ẩm cao của môi trường (Nguồn: [2]).
Tác giả đã cho thấy sự dự đốn khơng chính xác vùng tiện nghi cho Hà Nội cũng
như không phù hợp với người Việt thông qua các công cụ thời tiết vì thực tế là nó bỏ
qua tác động của độ ẩm và sự thích ứng với những người sống trong khí hậu nóng ẩm.
Trong tiêu chuẩn này, giới hạn trên của vùng tiện nghi là 0,012kg nước / kg không khí
là hầu như khơng đúng như trong mơi trường khí hậu nóng ẩm nơi độ ẩm tương đối
thường vượt quá 80% (xem Biểu đồ tiện nghi nhiệt do Nguyen, A. T. đề xuất (Nguồn:
[2], [3]).Hình ).
Vì vậy tác giả Nguyễn, A. T. đã đề xuất về vùng tiện nghi nhiệt riêng cho người
Việt Nam với điều kiện (người cao 1,65m; nặng 65kg; M=1 Met; v= 0.15m/s; áo quần
Iclo =0,5 Clo (hè), 1Clo (đông); khi 90% số người đồng thuận (xem Hình ).

Hình 4: Biểu đồ tiện nghi nhiệt do Nguyen, A. T. đề xuất (Nguồn: [2], [3]).
Kết quả cho thấy vùng tiện nghi ABCDE có độ ẩm lên đến 90% trên biểu đồ với
các cạnh biên của vùng tiện nghi là những đường xiên, điều này thể hiện tính chuẩn
xác dựa trên những nghiên cứu chuyên sâu lặp đi lặp lại nhiều lần và thực nghiệm, sự
khảo sát của tác giả dựa trên khí hậu của việt nam, bên cạnh đó tác cịn thể hiện được
thêm các vùng tiện nghi nhiệt mở rộng khi áp dụng thêm các chiến lược như thơng gió
tự nhiên, làm mát bằng phương pháp bay hơi nước hay tận dụng nhiệt từ phương pháp



5
sử dụng ánh sáng mặt trời thụ động.

Hình 5: Biểu đồ tiện nghi nhiệt và vùng mở rộng của Hà Nội khi áp dụng phương pháp
của tác giả (Nguồn: [2]).
Kết quả áp dụng biểu đồ tiện nghi nhiệt của tác giả với dữ liệu thời tiết Hà Nội
theo tiêu chuẩn áp suất khí quyển (101,325 kPa) thu được số giờ tiện nghi nhiệt gần
chính xác so với thực tế cũng như cho thấy được chiến lược thơng gió tự nhiên là giải
pháp hiệu quả khi tăng được số giờ tiện nghi nhiệt độ lên tới 24,8% (xem Hình ).
Bên cạnh đó tác giả cịn nghiên cứu chun sâu về các mơ hình nhà cổ ở nhiều
địa phương trong cả nước để thấy được các giá trị còn lại của kiến trúc bản địa và cung
cấp những bài học quý giá cho các ứng dụng hiện đại.
Phương, T. L. và cộng sự [4], [5] đã nghiên cứu điều tra các quy tắc về không
gian trong nhà ở Việt Nam được xây dựng trước và sau khi cải cách để xác định ý
nghĩa văn hoá - xã hội trong thiết kế nhà ở Việt Nam. Theo đó những đặc điểm về nhà
ở của người Việt Nam vẫn không thay đổi cho đến khi cải cách kinh tế vào năm 1986,
khi Việt Nam đã có một sự phát triển nhanh chóng dựa trên định hướng nền kinh tế thị
trường. Các loại nhà ở mới, bao gồm các cửa hàng hiện đại, nhà ở tách biệt, và căn hộ
được thiết kế ở nhiều nơi trong các thành phố ở Việt Nam. Nhà ở hiện đại, vốn chủ
yếu là được thiết kế bởi các kiến trúc sư, đã phản ánh các quy tắc của tổ chức không
gian để con người cư ngụ và thực hiện các hoạt động xã hội. Tuy nhiên, không gian
nhà ở hiện đại dường như không bền vững liên quan đến các giá trị văn hóa xã hội vì
chúng đã bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa toàn cầu ủng hộ việc sử dụng các mơ hình khơng
đồng nhất, hiện đại cơng nghệ, vật liệu và phương pháp xây dựng.
Nghiên cứu điều tra các quy tắc về không gian trong nhà ở Việt Nam được xây
dựng trước và sau cuộc cải cách nhằm xác định các yếu tố về văn hoá - xã hội người
Việt trong thiết kế nhà ở. Tác giả của nghiên cứu này đã tiến hành một cuộc khảo sát
với 350 hộ gia đình ở bốn thành phố vùng của Việt Nam để giải thích điều kiện và
mức độ cư trú tiện nghi trong các trong các nhà ở lô phố. Nghiên cứu cũng yêu cầu



6
một quá trình lựa chọn dữ liệu và thu thập 14 trường hợp nhà ở trong ba vùng khí hậu
chính của cả nước để phân tích khơng gian đặc điểm tổ chức và nhà ở. Từ đó kiểm tra
việc sử dụng không gian trong nhà ở thông qua hoạt động của người cư trú và các ứng
dụng vật liệu, nhận xét về việc tổ chức không gian trong nhà ở trước và sau cải tạo để
hiểu cách nhà ở Việt Nam được thiết kế cho người cư trú sống, sinh hoạt, làm việc và
tiến hành các hoạt động truyền thống. Nghiên cứu cho thấy đã có sự thay đổi trong
mối quan hệ giữa không gian từ trước khi cải cách nhà ở Việt Nam. Nó cũng xác định
rằng khơng gian phịng khách là khơng gian trung tâm của căn nhà của người Việt
Nam. Dựa vào các mối quan hệ giữa không gian trung tâm với những không gian khác
trong căn nhà, tác giả đã đề xuất mơ hình lý thuyết cho ba loại nhà ở đương đại ở Việt
Nam. Các các mơ hình sẽ có ý nghĩa thích ứng với điều kiện của Việt Nam để đạt
được các mục tiêu về kinh tế - đặc điểm môi trường cho thiết kế nhà ở bởi vì nó được
phát triển từ nhu cầu của cư dân đối với các hoạt động xã hội của họ. Một đóng góp
khác của nghiên cứu là việc sử dụng các khái niệm phương pháp luận để hiểu ngôn
ngữ của không gian sống để ứng dụng vào các mơ hình nhà ở trong tương lai. Nghiên
cứu cho thấy đã có sự thay đổi trong mối quan hệ giữa không gian từ trước đến sau cải
cách nhà ở Việt Nam. Từ đó đưa ra hướng phát triển bền vững cho mơ hình nhà ở Việt
Nam (xem Hình 6; Hình 7)

Hình 6: Mơ hình nhà cổ ở Hà Nội Và Hội An (Nguồn: [4]).

Hình 7: Mơ hình thơng gió trong nhà cổ ở Hà Nội và Hội An (Nguồn: [4]).


7
Phan, A. N. [6] nghiên cứu các nhà ống đô thị truyền thống đã chuyển đổi như
thế nào trong mô hình nhà ống mới khi mà lịch sử của Việt Nam có nhiều ảnh hưởng

đến quy hoạch và kiến trúc đô thị ở các thành phố của Việt Nam và đặc biệt ở Hà Nội.
Khu đô thị và loại nhà ở phản ánh nhân cách và hệ tư tưởng của các giai đoạn khác
nhau. Trong cuộc cải cách kinh tế năm 1986 đã bắt đầu đưa "nhà ống mới" trở thành
loại nhà ở chiếm ưu thế nhất trong cả nước. Do đó, "nhà ống ống mới" hiện có có vai
trị quan trọng trong việc lập kế hoạch bảo vệ nhà ở và năng lượng bền vững hơn. Tác
giả đã chỉ ra các tính chất của các nhà ống mới và tiềm năng nâng cấp năng lượng của
nó. Kết quả cho thấy hiệu suất nhiệt của một phần ba các ngôi nhà hiện tại là không
đạt yêu cầu và tiêu tốn rất nhiều năng lượng để làm mát và sưởi ấm khơng gian. Chính
vì vậy tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng môi trường trong nhà
kết hợp với các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng năng lượng.
Từ đó đưa ra kết luận về nhà ở đơ thị có những đặc điểm riêng biệt của nó trong
các giai đoạn lịch sử khác nhau và thích ứng lại với những thách thức đương đại đồng
thời trình bày kết quả điều tra tại Việt Nam về các ngơi nhà này thích ứng với điều
kiện khí hậu địa phương ở Việt Nam và đánh giá mức tiêu thụ năng lượng trong cơng
trình để từ đó có được cái nhìn sâu sắc hơn (xem Hình 8).

Hình 8: Nhà ống truyền thống. Số 47 phố Hàng Bạc, Hà Nội (Nguồn: [6]).
5.2. Trong nước
Ở trong nước, việc nghiên cứu kiến trúc nhà lô phố, đánh giá và định hướng
tương lai theo kiến trúc xanh cũng đã và đang được nhiều học giả nghiên cứu cho ra
một số các kết quả nhất định.
Nhóm tác giả Trịnh Hồng Việt, Nguyễn Tiến Trọng [7] đã tiến hành Phân tích,


8
đánh giá thực trạng kiến trúc nhà lô phố đã được xây dựng và đưa vào sử dụng tại các
khu đơ thị mới ở Hà Nội nhằm tìm ra các giải pháp thiết kế, tổ chức không gian nhà lô
phố kiểu mới đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện
nay.
Nguyễn Thị Ngọc Dung, Hoàng Cường [8] tập trung nghiên cứu về Thực trạng

giải pháp tổ chức không gian kiến trúc nhà ở liên kế mặt phố theo xu hướng kiến trúc
sinh thái, cơ sở khoa học của giải pháp tổ chức không gian kiến trúc nhà ở liên kế mặt
phố theo xu hướng kiến trúc sinh thái, giải pháp tổ chức không gian kiến trúc nhà ở
liên kế mặt phố theo xu hướng kiến trúc sinh thái.
Nhóm học giả Vũ An Khánh, Nguyễn Hồng Thái [9] đã nghiên cứu tổng quan về
sử dụng vật liệu hoàn thiện cho nhà ở nhỏ theo tiêu chí kiến trúc xanh tại thành phố
Vinh-Nghệ An, cơ sở khoa học về việc sử dụng vật liệu hoàn thiện cho nhà ở nhỏ theo
tiêu chí kiến trúc xanh tại thành phố Vinh-Nghệ An, giải pháp sử dụng vật liệu hồn
thiện cho nhà ở nhỏ theo tiêu chí kiến trúc xanh tại thành phố Vinh-Nghệ An.
Nhìn chung trong vấn đề nghiên cứu về mơ hình nhà nói chung và nhà lơ phố nói
riêng ở Việt Nam rất phong phú, trải rộng trên nhiều thành phố, khu vực trên cả nước
như Phạm Thị Hải Hà [10], Lê Ấn Lĩnh [11], Lê Tuấn Sỹ [12], Trần Tấn Thái [13].
Cũng như các đề tài nghiên cứu các hướng tiếp cận thiết kế công trình xanh, kiến trúc
bền vững thích ứng với điều kiện khí hậu Việt Nam: Đào Thế Sơn [14], Đỗ Trung
Châu [15], Nguyễn Thị Hồng Đức [16]. v. v...
6. Nội dung nghiên cứu
Dự kiến sản phẩm nghiên cứu của đề tài và khả năng ứng dụng
 Danh sách cung cấp thông tin về một số giải pháp tăng cường yếu tố thiên nhiên
(ánh sáng, thơng gió) có khả năng ứng dụng trong kiến trúc nhà ở lơ phố phù hợp với
khí hậu tại TP Đà Nẵng.
 Một số giải pháp (phương án) thiết kế kiến trúc nhằm bố trí tăng cường hiệu
quả của ánh sáng, gió trên mặt bằng, mặt đứng nhà lơ phố điển hình.
 Ứng dụng giải pháp kỹ thuật / vật liệu phù hợp với khí hậu TP. Đà Nẵng.
7. Cấu trúc đề tài
MỞ ĐẦU.
Chương 1: THỰC TRẠNG NHÀ Ở LƠ PHỐ ĐÀ NẴNG NĨI RIÊNG VÀ VIỆT
NAM NÓI CHUNG CŨNG NHƯ NHÀ Ở MỘT SỐ NƯỚC PHÁT TRIỂN TRONG
VÙNG KHÍ HẬU NHIỆT ĐỚI.
Chương 2: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC YẾU
TỐ THIÊN NHIÊN TRONG NHÀ Ở LÔ PHỐ TẠI ĐÀ NẴNG.

Chương 3: CÁC PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VÀ MƠ PHỎNG.


9
Chương 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VÀ ỨNG DỤNG TRONG 1 NHÀ PHỐ
ĐIỂN HÌNH.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.


10

CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG NHÀ Ở LÔ PHỐ ĐÀ NẴNG - VIỆT NAM VÀ NHÀ Ở
MỘT SỐ NƯỚC PHÁT TRIỂN TRONG VÙNG KHÍ HẬU NHIỆT ĐỚI
1.1 . Thực trạng nhà ở lơ phố Đà Nẵng - Việt Nam
1.1.1 . Tình hình dân cư tại Đà Nẵng
Theo số liệu thống kê từ Cục thống kê thành phố Đà Nẵng thì dân số Đà Nẵng từ
trước đến nay luôn luôn tăng. Cụ thể trong 30 năm qua dân số Đà Nẵng tăng trưởng
như sau: (xem Bảng 1.1, Bảng 1.2)
Bảng 1.1: Bảng thống kê tinh hình dân số TP Đà Nẵng
Năm

1979

1989

1999

2009


Dân số (1000
người)

431,46

545,05

684,85

887,07

Tỷ lệ tăng bình
quân hàng năm



2,36%

2,31%

2,62%

Nguồn: Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng (2010)
Bảng 1.2: Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm của Đà Nẵng và toàn quốc
Giai đoạn

1979-1989

1989-1999


1999-2009

Đà Nẵng

2,36%

2,31%

2,62%

Toàn quốc

2,1%

1,7%

1,2%

Nguồn: Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng (2010)
Tính từ tổng điều tra dân số 1979 đến tổng điều tra dân số tháng 4 năm 2009 thì
trong vịng 30 năm qua dân số Đà Nẵng đã tăng gấp đôi đạt 887.070 người, tổng hộ
dân là 227.150 hộ trong đó thành thị 197.229 hộ và nông thôn 29.921 hộ. So với kết
quả tổng điều tra dân số năm 1999, trong giai đoạn 10 năm qua dân số Đà Nẵng đã
tăng 1,3 lần. Tính bình qn tăng 20,2 nghìn người mỗi năm; tương đương tốc độ tăng
bình quân hàng năm là 2,62% (so với cả nước 1,2%). Mỗi năm tại Đà Nẵng tăng cơ
học khoảng 1 vạn người. Nếu khơng có những tác động đột biến trong tương lai thì với
tốc độ tăng trưởng dân số như những năm gần đây, Đà Nẵng sẽ đạt 1,4 triệu dân vào
đầu năm 2018 và 1,6 triệu dân vào năm 2020.



11
Bảng 1.3: Bảng thống kê thực trạng, nhu cầu về nhà ở tại Đà Nẵng

Khu vực

Tổng
số hộ
có nhà


Chia theo loại nhà
Nhà
kiên cố

Nhà bán
kiên cố

Nhà
thiếu
kiên cố

Nhà
đơn sơ

Khơng
xác định

Tồn thành phố 205.273 47.880


155.778

915

649

51

Thành thị

176.638 37.510

138.116

646

316

50

Nông thôn

28.635

17.662

269

333


1

10.370

Nguồn: Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng (2010)
Như vậy tính đến thời điểm điều tra gần nhất thì Đà Nẵng có đến 21.877 hộ chưa
có nhà ở (trong đó khu vực thành thị có 20.591 hộ và nơng thơn có 1.286 hộ), ngồi ra
cịn có hộ nhà ở thiếu kiên cố, thô sơ (xem Bảng 1.3).
1.1.2 . Lịch sử và thực trạng nhà lô phố TP. Đà Nẵng
Đầu thế kỷ XVIII, vị trí tiền cảng của Đà Nẵng dần dần trở thành thương cảng
thay thế cho Hội An, nhất là khi kỹ thuật đóng tàu ở châu Âu phát triển với những loại
tàu thuyền lớn, đáy sâu, ra vào vịnh Đà Nẵng dễ dàng. Sau khi xâm chiếm toàn bộ đất
nước ta vào năm 1889, thực dân Pháp tách Đà Nẵng khỏi Quảng Nam và đổi tên thành
Tourane, chịu sự cai quản trực tiếp của Toàn quyền Đơng Dương.

Hình 1.1: Ảnh chụp bản đồ và một góc thành phố ven sơng 1
Đầu thế kỷ XX, Tourane được Pháp xây dựng trở thành một đô thị theo kiểu Tây
phương. Cơ sở hạ tầng xã hội, kỹ thuật sản xuất được đầu tư. Các ngành nghề sản xuất
và kinh doanh được hình thành và phát triển: Sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, chế biến hàng xuất khẩu. Cùng với Hải Phòng và Sài Gòn, Tourane trở thành
trung tâm thương mại quan trọng của cả nước.
Người Pháp ban đầu quy hoạch Đà Nẵng chủ yếu tập trung ở khu vực bờ Tây

1

Nguồn: www.flickr.com [Truy cập ngày 15/8/2018]


12
sơng Hàn với các đường phố chính được thiết kế trên trục Bắc – Nam kết nối với bờ

sông để thúc đẩy thương mại và hình thành mạng lưới ơ bàn cờ giao giữa các tuyến
đường nhỏ. Điều này khởi nguồn cho hình thức các nhà ở phân lơ nằm trong mỗi ô
phố và bám theo các trục đường để thuận tiện cho việc kinh doanh và tiết kiệm diện
tích. Những loại nhà ống cũ này có đặc điểm bao gồm: mặt trước rất nhỏ (4-5 mét) và
độ sâu thay đổi và cao tầm 2 tầng, mái nhà thường được lợp bằng ngói. Các khu vực
phía trước ở tầng trệt được sử dụng làm cửa hàng để kinh doanh.

Hình 1.2: Hình bến cảng Đà Nẵng cũ trước năm 19252
Năm 1975, hịa bình lập lại, Đà Nẵng (là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng) bắt tay vào khôi phục những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh. Một
phần các dãy phố chính được tái xây dựng và cải tạo lại để phục vụ cho như cầu sinh
hoạt cũng như buôn bán kinh doanh của người dân trong khu vực. Dần dần từ các
tuyến phố chính ven sơng phát triển sâu vào bên trong tạo thành khu vực dãy phố buôn
bán xầm uất, diện mạo của các dãy nhà phố cũng dần được thay đổi nhưng một số vẫn
giữ lại các kết cấu chính của căn nhà trước đây.

Hình 1.3: Hình chụp mẫu nhà phố và dãy nhà phố điển hình thời kì sau năm 1975 3

2
3

Nguồn: www.flickr.com [Truy cập ngày 15/8/2018]
Nguồn: [Truy cập ngày 16/8/2018]


13
Mặc dù cịn lắm khó khăn nhưng cơng cuộc phục hồi và phát triển thành phố đã
đạt nhiều thành quả, nhất là thời kỳ đổi mới, sau 1986. Trong thời kỳ mở cửa này, với
phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” loại hình nhà phố này lại được dịp
bùng phát mạnh mẽ như nấm sau mưa, tràn ra các vùng ven đô của thành phố và xếp
hàng dọc theo các tuyến đường giao thơng mới mở.


Hình 1.4: Góc phố khu vực chợ cồn thời kì đổi mới 1986 4
Việc tư nhân hóa thị trường cho phép mọi người kinh doanh, đặc biệt là mua và
bán nhà. Những người từ nông thôn di cư đến các thành phố lớn để tìm kiếm cơ hội
việc làm và dịch vụ xã hội tốt hơn. Chính vì vậy các khu vực trung tâm của thành phố
lớn trở nên đông dân hơn và tạo áp lực về nhu cầu về nhà ở. Để thích ứng với sự bùng
nổ dân số trong giai đoạn ngày nay, mơ hình nhà lơ phố ngày càng nhân lên và áp
dụng triệt để. Nhà lô phố kiểu mới nhanh chóng trở thành loại hình nhà ở chiếm ưu
thế nhất, chúng chiếm khoảng 75% tổng nguồn cung nhà ở tồn thành phố.

Hình 1.5: Dãy nhà phố mới xung quanh khu vực chợ Hàn hiện nay 5

4
5

Nguồn: [Truy cập ngày 16/8/2018]
Nguồn: Ảnh chụp của tác giả [ngày 19/9/2017]


14

Hình 1.6: Loại hình nhà phố đa dạng ở khu vực trung tâm TP. Đà Nẵng 6
Vì các nhà phố liền kề thường được thiết kế bởi chủ sở hữu và nhà thầu nhưng ít
được thiết kế bởi kiến trúc sư, cũng như không tuân theo quy định chung của thành
phố nên tạo ra những mặt tiền đường phố hỗn loạn ảnh hưởng tới cảnh quan đô thị.
1.2 . Thực trạng nhà ở một số nước phát triển trong vùng khí hậu nhiệt đới và
một số vùng khí hậu khác

Hình 1.7: Nhà LINDAVISTA 7


6
7

Nguồn: Ảnh chụp của tác giả [ngày 19/9/2017]
Nguồn: Sue Roaf - Ecohouse a design guide


×